intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÁO CÁO KHOA HỌC: "TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM VỀ MỘT SỐ LOÀI LAN HÀI ĐÁNG CHÚ Ý THU ĐƯỢC Ở LƯU VỰC RÀO ÀN (XÃ SƠN KIM, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH)"

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

133
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở khắp nơi trên thế giới các loài thuộc họ LAN (ORCHIDACEAE) luôn luôn là yếu tố nhậy cảm nhất và có nguy cơ bị tiêu diệt lớn nhất của các hệ thực vật địa phương. Nhiều loài của họ này đã lâm vào tình trạng đó rất nhanh chóng do hậu quả của nạn khai thác gỗ bừa bãi, khai hoang mở rộng đất trồng trọt và phá rừng tràn lan, không tuân thủ các quy hoạch và quy trình đề ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÁO CÁO KHOA HỌC: "TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM VỀ MỘT SỐ LOÀI LAN HÀI ĐÁNG CHÚ Ý THU ĐƯỢC Ở LƯU VỰC RÀO ÀN (XÃ SƠN KIM, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH)"

  1. TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM VỀ MỘT SỐ LOÀI LAN HÀI ĐÁNG CHÚ Ý THU ĐƯỢC Ở LƯU VỰC RÀO ÀN (XÃ SƠN KIM, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH) L. V. Averyanov Viện Thực vật học Cômarốp Phan Kế Lộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Nguyễn Tiến Hiệp Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật ĐẶT VẤN ĐỀ Ở khắp nơi trên thế giới các loài thuộc họ LAN (ORCHIDACEAE) luôn luôn là yếu tố nhậy cảm nhất và có nguy cơ bị tiêu diệt lớn nhất của các hệ thực vật địa phương. Nhiều loài của họ này đã lâm vào tình trạng đó rất nhanh chóng do hậu quả của nạn khai thác gỗ bừa bãi, khai
  2. hoang mở rộng đất trồng trọt và phá rừng tràn lan, không tuân thủ các quy hoạch và quy trình đề ra. Việc tổ chức các Khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo tồn nơi sống khởi thủy của nhiều loài LAN sống trong đó có tầm quan trọng sống còn đối với việc cứu vớt tính đa dạng LAN ở quy mô toàn cầu. Liên hệ với vấn đề này thì việc điều tra kiểm kê các loài LAN ở từng địa phương có ý nghĩa quan trọng để xác định các vùng có mức độ đặc hữu LAN cao để ưu tiên bảo tồn. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Lưu vực Rào Àn (thuộc xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) cho đến nay vẫn còn giữ được một diện tích gần 10 ngàn ha rừng nguyên sinh, nhiều khi là nguyên thủy. Đó là kiểu rừng rậm, thường xanh, nhiệt đới mưa mùa, cây lá rộng, có khi xen với cây lá kim thuộc đai đất thấp (từ bờ suối, khoảng 200 m đến khoảng 600-700 m) và đai núi thấp (từ khoảng 600-700 m đến đỉnh núi cao nhất 1621 m) phát triển trên đá granít (rất it khi trên đá phiến
  3. sét). Phần lớn diện tích đó là rừng thuộc đai đất thấp. Kiểu rừng ở hầu hết các vùng khác của nước ta đã bị tàn phá từ lâu đời, thay thế bằng các quần xã cây trồng hay thảm thực vật thứ sinh nghèo nàn. Do đó khu rừng ở lưu vực Rào Àn, nhất là ở phần đất thấp của nó chứa đựng tính đa dạng thực vật cao cùng nhiều loài đặc hữu có giá trị nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn lớn lao mà đã bị biến mất ở các vùng khác. Tư liệu nghiên cứu là các mẫu vật được thu trong một đợt điều tra nghiên cứu thực địa ngắn ngủi vào cuối tháng 4 năm 2002 kết hợp với một số mẫu vật đã thu trước đây, vào tháng 3-5 năm 1998 và tháng 6 năm 1999. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả nghiên cứu các mẫu vật thu được cho phép chúng tôi phát hiện những nét nổi bật về tính đa dạng cao của họ LAN ở lưu vực Rào Àn. Bài báo này chỉ đề cập đến các loài thuộc họ LAN gặp ở độ cao từ 200 đến 400 m. Ở đây đã kiểm kê được 35 loài LAN (bảng 1).
  4. Bảng 1. Các loài LAN gặp trong rừng ở độ cao 200-400 m của lưu vực Rào Àn Trong số các loài đó trước hết phải kể đến Biermannia calcarata, Dendrobium ochraceum, Eria calcarea, Habenaria tonkinensis, Micropera poilanei và Pholidota guibertiae. Chúng đều là các loài đặc hữu của Việt Nam, có sự phân bố rất hẹp, đồng thời là các loài đặc trưng quan trọng nhất cho hệ thực vật nguyên thủy của đai rừng này. Việc bảo tồn các loài đó cần được quan tâm đặc biệt. Sau đây là một số dẫn liệu chi tiết hơn về chúng.
  5. 1. Biermannia calcarata Aver., Bot. Zurn. (Leningrad) 73(3): 429 (1998). Loài LAN sống bám trên cây rất nhỏ bé này được phát hiện lần đầu tiên trong rừng nguyên sinh rậm thưỡng xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng trên núi đá vôi ở đảo Cát Bà vào năm 1986, và được một trong chúng tôi mô tả là mới cho khoa học (Averyanov, 1988). Từ đó đến nay mặc dầu đã tiến hành nhiều đợt khảo sát tại các vùng khác nhau của đất nước nhưng chưa gặp lại. Chỉ cách đây 3 năm mới tìm thêm được ở vùng mà chúng tôi nghiên cứu. Là yếu tố đặc trưng cho kiểu rừng nguyên thủy, rậm, ẩm ướt, cây lá rộng, ở dải đất thấp của bắc Việt Nam. Mẫu nghiên cứu - Tọa độ: 18o24’ B và 105o13’ Đ; độ cao: 260 m; trong rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng phát triển trên đất granit; sống bám trên cây gỗ, hoa có màu vàng nhạt; N.T. Hiệp, P.H. Hoàng, D. Harder và L. Averyanov s.n. (14 VI 1999) (HN, LE). 2. Dendrobium ochraceum De Wild., Tribune Hort. 1: 41
  6. (1906). Loài LAN này được mô tả vào năm 1906 dựa trên mẫu vật thu được ở một điểm không được ghi lại chính xác, chỉ chung chung là “Bắc Bộ”. Từ đó chỉ một lần thứ 2 một trong chúng tôi thu được mẫu ở tỉnh Gia Lai (Averyanov, 1994). Trong rừng Rào Àn loài LAN này gặp rất hiếm, sống bám trên cây gỗ cao. Nó có giá trị làm cảnh cao vì cụm hoa mang đến 25 hoa to, có màu sặc sỡ và đến hơn 2 tháng mới tàn. Ở ngoài vùng chúng tôi nghiên cứu loài LAN có lẽ đang trên bờ tuyệt chủng. Mẫu nghiên cứu - Tọa độ: 18o22’00’ B và 105o13’13” Đ; độ cao: 200-240 m; trong rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng phát triển trên sườn núi đá granit; sống bám trên cây gỗ; P.K. Lộc, L. Averyanov, N.X. Tám và N.T. Vinh HAL 1365 (01 V 2002) (HN, LE). 3. Eria calcarea V.N. Long & Aver., Komarovia 2: 45 (2002).
  7. Loài LAN mọc trên đá điển hình, rất ít khi sống bám trên cành cây gỗ. Cho đến nay chỉ gặp ở vùng núi đá vôi phía bắc, từ Sơn La qua Hà Giang đến Cao Bằng, về phía nam chỉ mới đến Hòa Bình. Đây là lần đầu tiên gặp ở khá xa về phía nam, ở vùng núi không phải là đá vôi. Mẫu nghiên cứu- Tọa độ: 18o22’00” B và 105o13’13” Đ; độ cao: 240-260 m, trong rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở ven suối; sống bám trên cây gỗ cao; loài mọc khá phổ biến; P.K. Lộc, L. Averyanov, N.X. Tám và N.T. Vinh HAL 1326 (29 IV 2002) (HN, LE). 4. Habenaria tonkinensis Seidenf., Dansk Bot. Arkiv 31(3): 114 (1977). Trước khi chúng tôi phát hiện được ở vùng Rào Àn thì loài LAN này mới gặp ở một điểm thuộc tỉnh Quảng Ninh cách đây vài chục năm(“Taai Wong Mo Shan, Tong Fa market, Ha-Coi, Tonkin”). Ở Rào Àn loài LAN nhỏ, có củ và hoa màu trắng này mọc thành đám khá phổ biến trong các hốc đất nhiều rêu tích tụ ở khe đá granit dọc suối, đôi khi mọc cả trong các đám cỏ, ở độ cao từ 200 đến 1150 m.
  8. Mẫu nghiên cứu- Ở vùng nghiên cứu đã thu được mẫu 3 lần: a. Dọc suối Rào Àn, tọa độ: 18o22’ B và 105o13’Đ; độ cao: 200 m; mọc trên các tầng đá granit ven suối trong rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng; N.T. Hiệp, N.K. Đào, T.P. Anh và L. Xiêm VA 165 (18 IV 1998) (HN, LE); b. Dọc suối Rào Àn, tọa độ: 18o22’00”B và 105o13’13”Đ; độ cao: 240-260 m; mọc bám trong các hốc đá granit nhiều đất ven suối, dưới tán rừng rậm nguyên sinh thường xanh cây lá rộng; P.K. Lộc, L. Averyanov, N. X. Tám & N.T. Vinh HAL 1336 (30 IV 2002) (HN); c. Tọa độ: 18o21’B và 105o14’D; độ cao: 900-1150 m; đường đỉnh núi, trong các đám cỏ ẩm ven rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng xen kẽ với cây lá kim như Pơ mu Fokienia hodginsii và Thông lông gà Dacrycarpus imbricatus; N.T. Hiệp, N.K. Đào, P. K. Lộc và V.V. Cần VA 316 (22 IV 1998) (HN, MO). 5. Micropera poilanei (Guillaum.) Garay, Bot. Mus. Leafl. Harv. Univ. 23(4): 186 (1972).-Sarcanthus poilanei Guillaum., Bull. Soc. Bot. France 77: 330 (1930).
  9. Loài LAN có vị trí phân loại tách biệt này trước đây được phát hiện lúc đầu ở Đông Ché (Quảng Trị), sau đó cả ở Thượng Hóa (Quảng Bình) và Hữu Liên (Lạng Sơn) (Averyanov, Averyanova, 2000). Ở vùng chúng tôi nghiên cứu loài LAN này gặp rất ít, sống bám trên cành cây gỗ dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng phát triển trên đá granit ở gần suối. Cụm hoa dài đến 20-30 cm, treo thõng, mang nhiều hoa nhỏ, cấu tạo rất bất thường, màu hồng với môi có nhiều chấm màu tía-tím. Mẫu nghiên cứu- Tọa độ: 18o22’00” B và 105o13’13” Đ; độ cao: 250-360 m, mọc trong rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng trên sườn núi đá granít; sống trên bám trên cành cây gỗ; P.K. Lộc, L. Averyanov, N.X. Tám và N. T. Vinh HAL 1321 (29 IV 2002) (HN). 6. Pholidota guibertiae Finet, Notul. Syst. (Paris) 1: 255 (1910). Trước phát hiện của chúng tôi ở Rào Àn loài LAN này chỉ
  10. mới biết ở vùng lấy mẫu chuẩn gần Quy Nhơn (Bình Định) và đôi khi được trồng tại một số Vườn Lan tự nhân ở Đà Lạt (Averynaov, 1994). Cụm hoa gồm nhiều bông treo thõng với hoa to nhất trong số các loài của chi Pholidota, màu từ da cam đến da cam nâu, do đó có giá trị làm cảnh cao. Mẫu nghiên cứu- Ở vùng nghiên cứu đã thu được mẫu 3 lần: a. Tọa độ: 18o22’B và 105o14’Đ; độ cao: 900-1150 m, ở nơi có ánh sáng của khe suối nhỏ; V.V. Cần VA 367 (27 IV 1998) (HN, MO); b. Tọa độ: 18o25’B và 105o13’Đ; độ cao: 200-220 m; sống bám trên cành cây trong rừng nguyên sinh dọc suối; D.K. Harder, N.T. Hiệp, L. Averyanov, R. Calleajas và M. A. Jaramillo 4385/HS-244 (13 VI 1999) (HN, LE, MO); Tọa độ: 18o22’00’’B và 105o13’13’’D; độ cao: 240-260 m; mọc bám trên cành cây trong rừng nguyên sinh rậm thường xanh phát triển trên đá granít dọc suối; P.K. Lộc, L. Averyanov, N.X. Tám và N.T. Vinh HAL 1324 (29 IV 2002) (HN). KẾT LUẬN
  11. Bên cạnh những loài LAN đặc hữu hẹp của Việt Nam đã trình bày ở trên dải đất thấp của lưu vực Rào Àn còn gặp cả một số loài LAN đặc hữu Đông Dương, điển hình như Dendrrobium faulhaberianum Schltr., Liparis balansae Gagnep., Liparis chapaensis Gagnep., Liparis stricklandiana Rchb.f. và Pholidota chinensis Lindl. Tất cả các loài đó cùng các loài LAN khác phân bố rộng hơn gặp ở Rào Àn đều là các yếu tố điển hình của các kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng ở đất thấp của bắc Việt Nam. Do hầu hết diện tích của kiểu rừng kể trên đã bị mất đi nên khu rừng sót lại ở Rào Àn có giá trị rất lớn trong việc bảo tồn các yếu tố còn sót lại này. Và từ đó chúng ta thấy tính cấp thiết của việc bảo tồn có hiệu quả qua khu rừng hiếm có này. Lời cảm ơn- Chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên (đề tài) đã tài trợ phần kinh phí chủ yếu cho nghiên cứu này. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện để tổ chức hợp tác thực hiện. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Averyanov, L.V. 1988. New taxa and nomenclatural changes in the Orchidaceae family of Vietnamese flora. Bot. Zurn. (Leningrad) 73(3): 423-432 (tiếng Nga). 2. Averyanov, L.V. 1994. Identification guide to Vietnamese orchids (Orchidaceae Juss.). S.-Petersburg. World and Family. 432 p. (tiếng Nga). 3. Averyanov L. & Averyanova, A. 2000. Rare species of orchids (Orchidaceae) in the flora of Vietnam. Turczaninowia 3(2): 5-86 (tiếng Nga). 4. Vu Ngoc Long & Averyanov, L.V. 2002. New species of the genus Eria Lindley from Vietnam. Komarovia 2: 45-50. SUMMARY On some interesting orchids (Orchidaceae) collected in Rao An watershed, Huong Son Distr., Ha Tinh Province (Vietnam)
  13. Leonid V. Averyanov Komarov Botanical Istitute, RUSSIA Phan Ke Loc College of Science-VNU, Institute of Ecology & Biological Resources Nguyen Tien Hiep Institute of Ecology & Biological Resources The orchids (Orchidaceae) everywhere in the world represent most vulnerable and sensitive element of native indigenous floras. Most species of this family extinct very fast under worldwide processes of deforestation and antropogenous transformation of landscapes. Organization of protection areas for conservation of primary natural habitats is living important for salvation of global orchid diversity. In this connection inventory of orchids in local floras has a primary significance for delineation of areas with highest level of orchid endemism desirable for timely protection Area of Rao An watershed in Huong Son District of Ha Tinh Province up to now keeps primary
  14. evergreen broadleaved lowland forests which extinct in most other regions of Vietnam many years ago. At the same time these forests have very high level of plant diversity and local endemism, which represents great interest for scientific studies and exploration. Preliminary inventory of the orchid flora in Rao An watershed during short exploration trip in April 2002 and studies of herbarium materials at the Herbarium of the Institute of Ecology and Biological Resources (HN) reveal distinct diversity of orchids in this area. During laboratory and fieldwork were observed and documented 35 species of the family collected in the belt of warm loving primary closed evergreen tropical broad-leaved forests spreading at elevations 200-400 m a.s.l. (Table 1). Among them the folowing species are local Vietnamese endemics: Biermannia calcarata Aver., Dendrobium ochraceum De Wild., Eria calcarea Aver. & V.N. Long, Habenaria tonkinensis Seidenf., Micropera poilanei (Guillaum.) Garay and Pholidota guibertiae Finet. All these plants have very restricted distribution and represent most significant
  15. indigenous element of pristine Vietnamese flora. Besides mentioned strict Vietnamese endemics some orchids observed in Rao An area belong to the group of endemic species to Indochinese Peninsula. They are Dendrobium faulhaberianum Schltr., Liparis balansae Gagnep., Liparis chapaensis Gagnep., Liparis stricklandiana Rchb.f. and Pholidota chinensis Lindl. All listed strict endemic to Vietnam and endemic to Indochina orchids, as well as other more widespread orchid species observed and documentary reported for Rao An area represent typical integral element of lowland evergreen broadleaved forest flora of lowlands of the northern Vietnam. Noteworthy mention that primary forests on low elevations extinct now in northern Vietnam in most territories of their original distribution. In this connection forests of Rao An area desires urgent and effective protection as one of the last refugiums of very rich pristine flora typical in the past for wide lowlands of the country. Special protection of these plants in the country is very important goal in national politics of nature protection of
  16. highest priority. Người thẩm định nội dung khoa học: GS. Nguyễn Bá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2