intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Cơ sở: Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần kỹ thuật vi điều khiển

Chia sẻ: Mucnang000 Mucnang000 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

39
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện giảng dạy trực tuyến cho học phần kỹ thuật vi điều khiển với việc tổ chức xây dựng đồng bộ học liệu, tài liệu học tập, câu hỏi thảo luận, bài kiểm tra đều được lưu trữ trên nền tảng trực tuyến, người học có thể dễ dàng truy cập những nội dung này vào bất kỳ thời gian nào, ở bất cứ đâu. Bài giảng sẽ được phát trực tiếp để người học tham gia ngay tại thời điểm đó, đồng thời cũng được ghi hình lại làm tài liệu hỗ trợ để sử dụng khi cần.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Cơ sở: Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần kỹ thuật vi điều khiển

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC3.1. SƯ PHẠM KỸ THUẬT BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KỸ THUẬT VI ĐIỀU KHIỂN Mã số: T2019-06-148 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Ngọc Kỳ Đà Nẵng, 8/2020
  2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KỸ THUẬT VI ĐIỀU KHIỂN Mã số: T2019-06-148 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài Phan Ngọc Kỳ Đà Nẵng, 8/2020
  3. DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH 1. DANH SACH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI TT Họ và Tên Đơn vị công tác và lĩnh Nội dung nghiên vực chuyên môn cứu cụ thể được giao 1 Phan Ngọc Kỳ Giảng viên Phân tích, xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy 2 Phạm Duy Dưỡng Giảng viên Thiếp lập hệ thống Tổ chức xây dựng hệ thóng bài tập kiểm tra đánh giá 2. DANH SÁCH ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH TT Tên đơn vị trong và Nội dung phối hợp Nội dung nghiên ngoài nước cứu cụ thể được giao
  4. Mục Lục Chương 1. Hệ thống đào tạo trực tuyến ............................................................................3 1.1 Ra đời của hệ thống trực tuyến ..................................................................................3 1.2 Cấp độ hệ thống E-Learning: ....................................................................................4 1.2.1 Cấp độ 1 ...........................................................................................................4 1.2.2 Cấp độ 2 ...........................................................................................................4 1.2.3 Cấp độ 3 ...........................................................................................................4 1.3 Mô hình hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning .....................................................4 1.3.1 Mô hình chức năng ..........................................................................................4 1.3.2 Hệ thống quản trị nội dung học tập (LCMS) ...................................................5 1.3.3 Hệ thống quản trị học tập (LMS) ....................................................................6 1.4 Ưu, nhược điểm của E-learning.................................................................................6 1.4.1 Ưu điểm của E-learning...................................................................................6 1.4.2 Nhược điểm của E-learning .............................................................................7 Chương 2. Sự phát triển của đào tạo trực tuyến tại Việt Nam ..........................................9 2.1 Các giai đoạn phát triển đào tạo trực tuyến tại Việt Nam .........................................9 2.1.1 Giai đoạn 2003-2016 .......................................................................................9 2.1.2 Giai đoạn từ 2016 đến 2018 ..........................................................................10 2.1.3 Giai đoạn từ 2019 đến nay .............................................................................11 2.2 Rào cản của Elearning tại Việt Nam .......................................................................13 2.3 Cơ hội của Elearning tại Việt Nam ........................................................................14 Chương 3. Kiểm tra đánh giá trên hệ thống E-Learning .................................................16 3.1 Kiểm tra đánh giá ....................................................................................................16 3.1.1 Mục đích của kiểm tra đánh giá ....................................................................17 3.1.2 Yêu cầu của một bài kiểm tra ........................................................................17 3.1.3 Các nguyên tắc đánh giá ................................................................................18
  5. 3.2 Xây dựng bài kiểm tra trên LMS .............................................................................18 3.2.1 Bài tập dạng tự luận (Assignment): ...............................................................19 3.2.2 Bài tập dạng trắc nghiệm (Quiz): ..................................................................19 3.3 CÁCH TẠO BÀI TẬP DẠNG TỰ LUẬN VÀ CHẤM ĐIỂM ..............................19 3.3.1 Giảng viên Thiết kế bài kiểm tra ...................................................................20 Chương 4. THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG LỚP HỌC TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KỸ THUẬT VI ĐIỀU KHIẺN ..............................................................................42 4.1 Tổ chức nội dung: ....................................................................................................42 4.2 Lịch trình, nội dung và phương pháp giảng dạy học phần: .....................................43 4.3 Bố trí nội dung trên LMS ........................................................................................47 4.4 Phương pháp giảng dạy ...........................................................................................47 4.5 Tổ chức nhóm thảo luận ..........................................................................................50 4.6 Tổ chức đánh giá .....................................................................................................52 4.7 Kết luận và kiến nghị ...............................................................................................57 4.7.1 Kết luận..........................................................................................................57 4.7.2 Kiến nghị .......................................................................................................58
  6. Danh mục hình Hình 1.1 Mô hình chức năng của hệ thống đào tạo trực tuyến ................................. 5 Hình 1.2 Giao diện thết lập bài tập, kiểm tra trên LMS .......................................... 19 Hình 4.1 Mô hình tổ chức học kết hợp.................................................................... 42 Hình 4.2: Giao diện học phần trên LMS ................................................................. 47 Hình 4.3 Giao diện ứng dụng Zoom Meeting ......................................................... 48 Hình 4.3 Giao diện xây dựng lịch trình ................................................................... 49 Hình 4.4 Sinh viên tham dự lớp học trực tuyến trên ứng dụng Zoom Meeting..... 50 Hình 4.5 Giao diện lớp học được ghi từ máy sinh viên .......................................... 50 Hình 4.6 Giao diện chia nhóm thảo luận................................................................. 51 Hình 4.7 Sinh viên thảo luận và sử dụng phần mềm KeilC để mô phỏng bài tập .. 51 Hình 4.8 Sinh viên thảo luận và sử dụng phần mềm KeilC để mô phỏng bài tập .. 52 Hình 4.9 Nội dung thảo luận của sinh viên ............................................................. 53 Hình 4.10 Kết quả làm bài tập của sinh viên với yêu cầu nộp file viết tay ............ 54 Hình 4.11 Kết quả làm bài tập của sinh viên với yêu cầu nộp file video ............... 55
  7. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN KỸ THUẬT VI ĐIỀU KHIỂN - Mã số: T2019-06-148 - Chủ nhiệm: Phan Ngọc Kỳ - Thành viên tham gia: Phạm Duy Dưỡng - Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật - Thời gian thực hiện: từ 8/2019 đến tháng 8/2020 2. Mục tiêu: Đề tài này hướng đến mục tiêu xây dựng thành công bộ bài giảng online phục vụ việc triển khai E-learning cho môn học Kỹ thuật Vi điều khiển có thể triển khai rộng rãi trong toàn Trường. 3. Tính mới và sáng tạo: Xây dựng phương pháp giảng dạy phù hợp với hình thức tổ chức trực tuyến. Mỗi nội dung bài học đi kèm với các tổ chức đánh giá trước và sau khi học xong. Xây dựng hệ thống học liệu phù hợp với hình thức thức chức giảng dạy trực tuyến. 4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu: Xây dựng phương pháp giảng dạy phù hợp với hình thức tổ chức trực tuyến nhằm đảm bảo được nội dung, mục tiêu học phần và chuẩn đầy ra theo quy định. Mỗi nội dung bài học đi kèm với các tổ chức đánh giá trước và sau khi học xong để sinh viên tham gia học tập nâng cao được hiệu quả tiếp thu kiến thức và kỹ năng thao tác. Tổ chức nội dung học tập trên hệ thóng LMS của Trường. 5. Tên sản phẩm: Bài giảng trực tuyến cho học phần kỹ thuật vi điều khiển
  8. 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện giảng dạy trực tuyến cho học phần kỹ thuật vi điều khiển với việc tổ chức xây dựng đồng bộ học liệu, tài liệu học tập, câu hỏi thảo luận, bài kiểm tra đều được lưu trữ trên nền tảng trực tuyến, người học có thể dễ dàng truy cập những nội dung này vào bất kỳ thời gian nào, ở bất cứ đâu. Bài giảng sẽ được phát trực tiếp để người học tham gia ngay tại thời điểm đó, đồng thời cũng được ghi hình lại làm tài liệu hỗ trợ để sử dụng khi cần. 7. Hình ảnh, sơ đồ minh họa chính Ngày tháng 9 năm 2020 Hội đồng KH&ĐT đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) Phan Ngọc Kỳ XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
  9. INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: Implement E-lessons for Microcontroller Course Code number: T2019-06-148 Coordinator: Phan Ngoc Ky Implementing institution: University of Technogy and Education – The University of Danang Duration: from 8/2019 to 8/2020 2. Objective(s): this project aims to succesfully build the E-lessons for the E-learning implementation of Microcontroller Course. 3. Creativeness and innovativeness: - Building teaching methods for E-learning. - There is assessment of each lesson. - There is database for E-learning. 4. Research results: Build teaching methods suitable for the form of online organization to ensure the content, objectives and full standards according to regulations. There is assessment of each lesson to improve the efficiency of acquiring knowledge and manipulation skills of students. The E-lesson is built in LMS system of our university. 5. Products: E-lessons for Microcontroller Course 6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability: Developing and implementing online teaching for the microcontroller engineering module with the synchronous construction of learning materials, learning materials, discussion questions, tests are all stored on Online platform, learners can easily access these content anytime and anywhere. The lecture will be broadcast live for participants to participate at that time, and also recorded as supporting material to use when needed.
  10. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc đề tài Sự ảnh hưởng của cách mạng công nghệ 4.0 đã tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đồng thời thay đổi hoàn toàn hệ thống sản xuất và quản trị hiện nay. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo trực tuyến hay còn gọi là E-Learning ra đời như một cuộc cách mạng về dạy và học, trở thành một xu thế tất yếu của thời đại và đang “bùng nổ” ở nhiều nước đã và đang phát triển. E-Learning là một phương thức đào tạo hiện đại dựa trên công nghệ thông tin. Với sự bùng nổ phát triển của công nghệ hiện nay, E-Learning ngày càng được ưa chuộng bởi tính linh hoạt và tiện dụng về thời gian lẫn địa điểm. Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật cũng bước đầu tổ chức mô hình E-Learning từ năm 2018 và đây sẽ là hướng tổ chức đào tạo mà Nhà trường sẽ có nhiều đầu tư và đẩy mạnh. E-Learning giờ đây đã không còn xa lạ trên thế giới. Theo Cyber Universities, gần 90% trường đại học tại Singapore sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến, ở Mỹ con số này là hơn 80%. Việc tổ chức đào tạo trực tuyến bước đầu còn nhiều khó khăn, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã giải quyết được rất nhiều các hạn chế vốn dĩ tồn tại trong đào tạo trực tuyến (so với đào tạo truyền thống). Vấn đề hiện nay đòi hỏi cá nhân người dạy và người học phải liên tục cải thiện năng lực. Việc nắm bắt được các xu thế mới cũng chính là nắm được vận mệnh của bản thân mình để tham gia thúc đẩy sự phát triển hiệu quả trong việc đào tạo trực tuyến cho Nhà trường. 2. Tính cấp thiết của đề tài Từ cuối năm 2019 đến thời điểm hiện tại, hệ thống giáo dục toàn cầu đang đứng trước một thách thức vô cùng khó khăn bởi những ảnh hưởng giản cách xã hội do việc lây lan dịch bệnh, các cơ ở giáo dục dục phải thay đổi phương tổ chức đào tạo từ giảng dạy tập trung thông thường sang dạy trược tuyến, thậm chí ở một số quốc gia có truyền thống về đào tạo đại học cũng phải dừng các hoạt động đào tạo. Đây là cơ hội rất lớn để phát triển, đầu tư cho các hệ thống đào tạo trực tuyến cũng như xây dựng các quy phạm, tiêu chuẩn nhằm quản lý việc tổ chức dạy học trực tuyến đảm bảo được chất lượng, hiệu quả. 3. Mục tiêu đề tài
  11. Triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện giảng dạy trực tuyến cho học phần kỹ thuật vi điều khiển với việc tổ chức xây dựng đồng bộ học liệu, tài liệu học tập, câu hỏi thảo luận, bài kiểm tra đều được lưu trữ trên nền tảng trực tuyến, người học có thể dễ dàng truy cập những nội dung này vào bất kỳ thời gian nào, ở bất cứ đâu. Bài giảng sẽ được phát trực tiếp để người học tham gia ngay tại thời điểm đó, đồng thời cũng được ghi hình lại làm tài liệu hỗ trợ để sử dụng khi cần 2
  12. Chương 1. Hệ thống đào tạo trực tuyến 1.1 Ra đời của hệ thống trực tuyến Sự phát triển các hệ thống máy tính đã mở ra các cụm từ “Online learning”, “Virtual learning”, cho đến tháng 10 năm 1999 trong Hội nghị quốc tế về CBT- Computer Based Traning được nhắc đến. Hệ thống đào tạo trực tuyến hay còn gọi E- Learning, cung cấp môi trường học tập mà qua đó người học có thể tương tác trong môi trường học trực tuyến thông qua mạng Internet hoặc các phương tiện điện tử truyền thông khác. Giai đoạn những năm 1984- 1993, hệ điều hành Windows 3.1- máy tính Macintosh, Powerpoint… đã ra đời cùng với các công cụ đa phương tiện khác đã mở ra một kỷ nguyên mới trong công nghệ – Kỷ nguyên số đa phương tiện. Các công cụ này cho phép tạo ra các bài giảng có tính tích hợp cả hình ảnh và âm thanh dựa trên Công nghệ CBT. Các bài học sẽ đến với người học qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm. Cũng đã bắt đầu có những sự phát triển trong cách đào tạo khi người học có thể mua và tự học mọi lúc, mọi nơi. Nhưng một hạn chế lớn ở việc giao tiếp, trao đổi, hướng dẫn của giảng viên và người học. Đây có thể nói là sự nhen nhóm đầu tiên cho hình thức học E-learning. Giai đoạn năm 1994- 1999, sự ra đời của công nghệ Website đã được phát minh cũng là thời điểm các nhà cung cấp dịch vụ bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục truyền thống qua công nghệ mới này. Sự phổ biến của các phần mềm: Email, Web, trình duyệt, Media player, kỹ thuật truyền Audio… tốc độ thấp cùng với các ngôn ngữ web: HTML và Java đã góp phần làm thay đổi phần nào bộ mặt của nền giáo dục đào tạo bằng công cụ đa phương tiện. Giai đoạn năm 2000 – 2005, các công nghệ tiên tiến: Java, ứng dụng mạng IP… Cùng công nghệ truy cập mạng, băng thông Internet được nâng cấp; Các công nghệ thiết kế Web tiên tiến…. Tất cả đã tạo nên một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Ngày nay, theo sự phát triển của nhu cầu học tập cũng như sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, chúng ta ngày càng thấy nhiều hơn nữa các lựa chọn nền tảng giáo dục trực tuyến cũng như những bài giảng trực tuyến hết sức sinh động được chuẩn hóa dưới các định dạng khác nhau cho phù hợp với nhu cầu người dùng. 3
  13. 1.2 Cấp độ hệ thống E-Learning: 1.2.1 Cấp độ 1 Trong hệ thống đào tạo đại học trực tuyến E-Learning, vai trò của người học là trung tâm. Việc áp dụng mô hình hệ thống E-Learning vào thực tế phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện triển khai hệ thống. Cấp độ 1 được xem như hình thcs tổ chác giảng dạy trên máy tính - CBT (Computer-Based Training-Học trên máy tính) & WBT (Web-Based Training). Đây là cấp cơ bản, khởi đầu của mọi mô hình E-Learning. Học liệu được tổ chức hoặc gửi đến người học thông qua CD-ROM hoặc Web (Mô hình học qua Web đang ngày càng phát triển). Quá trình học, học viên tự học, không có giáo viên hướng dẫn từng bài nhưng có kiểm tra đánh giá. 1.2.2 Cấp độ 2 Cấp độ 2 của dạy E-Learning phát triển trên cơ sở của cấp đọ 1, trong đó có giảng viên tham gia lớp học. Việc dạy học vẫn thông qua Internet/Intranet, sử dụng Hệ thống Quản lý Học tập (LMS) nhưng có sự giao tiếp giữa giảng viên – học viên, học viên – học viên. Giảng viên có thể trực tiếp trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, chấm điểm đánh giá học viên. Giảng viên có thể đánh giá khả năng của học viên, đồng thời có thể chỉ dẫn học viên tham gia các khóa học mức cao hơn. 1.2.3 Cấp độ 3 Lớp học được tổ chức theo mô hình lớp học ảo. Tất cả các hoạt động tổ chức giảng dạy truyền thống của buổi học, khoá học được tổ chức trên mạng internet thông qua hệ thống quản lý học tập (LMS). Người học hoàn toàn học thông qua mạng Internet/Intranet để học tập bằng cách tham gia vào lớp học, buổi học thông qua việc đăng nhập vào Hệ thống Quản lý Học tập (LMS). Các nội dung tổ chức học tập được tổ chức ngay trên mạng như các lớp học thông thường. Các giờ học “live” được tổ chức để thảo luận về các “case studies”. Giáo viên có thể thực hiện các hướng dẫn trực tiếp (hands-on) nhờ e-lab. Sinh viên có thể học trực tiếp hoặc xem lại các bài giảng và làm bài tập off-line với hình thức giống như đang tham gia lớp học trực tiếp. Tất cả các khoá học trực tuyến 1.3 Mô hình hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning 1.3.1 Mô hình chức năng Mô hình chức năng hệ thống Mô hình chức năng cung cấp trực quan về các thành phần tạo nên môi trường E-Learning và những đối tượng thông tin giữa chúng. Viện 4
  14. nghiên cứu công nghệ giáo dục từ xa (ADL) đưa ra mô hình tham chiếu đối tượng nội dung chia sẻ (SCORM - Sharable Content Object Reference Model) và đã định nghĩa một cách khái quát về một môi trường ứng dụng E-Learning: là một kiểu “hệ thống quản lý học tập (LMS-Learning Management System)”, trong đó LMS là một hệ thống dịch vụ quản lý quá trình phân phối và theo dõi nội dung học tập của người học. SCORM không đi vào mô tả chi tiết các khối chức năng của LMS mà SCORM chỉ tập trung quan tâm nhiều đến các chức năng phân phối và theo dõi nội dung học trong LMS. Nhưng chúng ta có thể đề xuất mô hình chức năng trên cơ sở của mô hình của SCORM nhằm đảm bảo bao trùm hết các chức năng của một môi trường E-Learning cần có. Trong SCORM có định nghĩa 2 phân hệ: LCMS (hệ thống quản lý nội dung học tập) và LMS (hệ thống quản lý học tập) . Hình 1.1 Mô hình chức năng của hệ thống đào tạo trực tuyến 1.3.2 Hệ thống quản trị nội dung học tập (LCMS) LCMS là một môi trường đa người dùng, ở đó các cơ sở phát triển nội dung có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm. LCMS cho phép người dùng tạo ra và sử dụng lại những đơn vị nội dung nhỏ trong kho dữ liệu trung tâm. Việc sử dụng các cấu trúc siêu dữ liệu học được chuẩn hoá, cộng với các khuôn dạng truy xuất đơn vị kiến thức được chuẩn hoá 5
  15. cũng cho phép các đơn vị kiến thức được tạo ra và chia sẻ bởi các phần mềm công cụ đa năng và các kho dữ liệu học tập. Để cung cấp khả năng tương hợp (interoperability) giữa các hệ thống, LCMS được thiết kế sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn về siêu dữ liệu nội dung, đóng gói nội dung và truyền thông nội dung. 1.3.3 Hệ thống quản trị học tập (LMS) LMS như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học, tức là LMS quản lý các quá trình học tập. LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhập của người sử dụng với các hệ thống khác. LMS lấy thông tin về vị trí của khoá học từ LCMS và về các hoạt động của sinh viên từ LCMS. 1.4 Ưu, nhược điểm của E-learning 1.4.1 Ưu điểm của E-learning E-learning giúp nhà trường đạt được những thành tựu không tưởng, phải kể đến việc mở các lớp học không hạn chế số lượng và không phụ thuộc vào lịch trình của giảng viên hay các phòng ban. Quy trình mở lớp học được tối ưu và triển khai nhanh chóng hơn rất nhiều. Sẽ tiết kiệm được những khoản chi rất lớn cho không gian học, in ấn giáo trình. Thay vào đó, các đơn vị giáo dục sẽ chỉ cần bỏ ra một khoản tiền cho việc sản xuất bài giảng hầu như chỉ một lần, và có thể tái sử dụng hệ thống này cho những lần sau. Các bài giảng E-learning mang tính chuyên nghiệp cao, thông qua nhiều khâu kiểm duyệt kĩ lưỡng. Tri thức được xây dựng một cách nhất quán, không phụ thuộc vào trình độ, cảm xúc của giảng viên. Cùng với việc thỏa mãn nhu cầu kiến thức và kỹ năng cho người học, các hệ thống đánh giá, giám sát, chăm sóc học viên tự động và hoàn chỉnh sẽ giúp nâng cao uy tín thương hiệu của nhà trường. Học tập chủ động, không rào cản. E-learning dường như đã xóa bỏ mọi rào cản trong việc học tập. Chỉ với một chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh, học viên có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào mà không cần phải trực tiếp di chuyển đến một địa điểm nào đó. Thậm chí, họ có thể chủ động lên một lộ trình học phù hợp với khả năng cá nhân. Trước khi đi vào quá trình triển khai, hệ thống bài giảng E-learning đều được nghiên cứu kĩ lưỡng và tỉ mỉ để đáp ứng từng nhu cầu nhỏ nhất của người học. Các yếu tố 6
  16. tương tác nhiều cấp độ như video hai chiều, trò chơi hóa, quiz,… cũng được thêm vào bài giảng để nội dung hấp dẫn, đa dạng, thu hút người học hơn. Ngoài ra, khi triển khai mô hình E-learning, nhà trường có thể dễ dàng tùy chỉnh các tính năng, thêm các bài giảng mới khi cần và có thể đào tạo lại cho nhân viên mới mà không tốn chi phí thuê địa điểm, giảng viên, tài liệu in ấn như phương pháp truyền thống. 1.4.2 Nhược điểm của E-learning Giảm cơ hội học tập, giao tiếp với bạn bè và giảm nhiệt huyết của giảng viên E-learning mắc phải nhược điểm “chí mạng”: Hạn chế tương tác giữa các đồng nghiệp và giảng viên. Nhân viên sẽ ít cơ hội được trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp và giảng viên của mình mà chủ yếu tương tác qua những cú click chuột trên màn hình. Ngoài ra, giảng viên cũng sẽ cảm thấy thiếu hứng thú khi chỉ được thực hiện các đoạn video hướng dẫn khô khan mà không nhận được nhiều phản hồi từ phía học viên. Khai thác triệt để các công cụ giao tiếp như: boxchat, forum, lớp học ảo realtime,.. và gia tăng các yếu tố tương tác cho bài giảng (gamification, quiz, video học tập,…). Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, nhiều người sẽ cảm thấy khó khăn khi phải tiếp cận với những công cụ, nền tảng mới. Tệ hơn, một số người thường có xu hướng chống lại hay lười thích nghi với sự thay đổi nên chắc chắn sẽ gặp nhiều trở ngại khi thao tác với E-learning, vốn là loại hình đào tạo áp dụng công nghệ khá mới mẻ. Để đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho người học, doanh nghiệp nên thiết kế bài giảng E-learning theo hướng tối giản, giao diện thân thiện. Bên cạnh đó, xây dựng chatbot và đội ngũ hỗ trợ giải đáp 24/24 cũng được khuyến khích. Bản thân tính linh hoạt của E-learning chính là “con dao hai lưỡi”: một mặt giúp người học tiếp nhận kiến thức mọi lúc mọi nơi, mặt khác lại khiến doanh nghiệp đau đầu với bài toán về tỉ lệ hoàn thành khóa học. Khi việc học không còn bất cứ rào cản nào, người học cũng dễ dàng “luồn lách”, học “đối phó”, trì hoãn để dồn bài giảng sát deadline làm giảm tính hiệu quả của khóa đào tạo. Ngoài ra nếu bài giảng không đủ hấp dẫn, nhân viên dễ dàng cảm thấy chán nản và bỏ dở bài giảng. Hiện nay tỉ lệ thông tin cá nhân bị đánh cắp, lợi dụng để phục vụ cho các hành vi lừa đảo ngày càng nhiều. Khi nhiều người đăng nhập vào hệ thống E-learning cùng một lúc, tin tặc có thể truy cập vào hệ thống của các cơ quan, tổ chức từ khắp nơi trên thế giới 7
  17. càng tăng dẫn đến nguy cơ bị đánh cắp tài liệu đào tạo nội bộ cũng như data của chính các nhân viên. 8
  18. Chương 2. Sự phát triển của đào tạo trực tuyến tại Việt Nam 2.1 Các giai đoạn phát triển đào tạo trực tuyến tại Việt Nam 2.1.1 Giai đoạn 2003-2016 Học trực tuyến là xu hướng tất yếu của đào tạo, bởi nó góp phần xóa đi rah giới địa lý, khoảng cách xã hội. So với học truyền thống, những bất lợi về thời gian, địa điểm học kể cả chi phí cho đào tạo… Người học chỉ cần được có thiết bị kết nối Internet thì có thể tham gia hoạc tập. Bắt đầu từ những năm 2003-2006, nhiều nghiên cứu, đề tài, luận bắt được đưa ra. Phần lớn các đơn vị nghiên cứu và xây dựng dựa trên hệ thống mã nguồn mở Moodle. Đến năm 2006, những hội thảo có quy mô được tổ chức. Một trong những hội thảo đầu tiên do Viện Công nghệ thông tin Việt Nam đã mang lại những thông tin mới và bổ ích cho nền giáo dục Online. Một trong những đơn vị được xem là tiên phong ứng dụng giáo dục trực tuyến trong dạy học đó là Đại học Công nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội; Đại học xây dựng …Giai đoạn này hệ thống giáo dục học dựa trên các đối tượng, chủ đề. Cần nhắc thêm rằng trong Báo cáo về Tình hình Giáo dục của Chính phủ trước kỳ họp Quốc hội tháng 10 năm 2004 đã nhấn mạnh mẽ hơn việc Chỉ đạo đẩy nhanh việc mở rộng học chế tín chỉ ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ngay từ năm học 2005-2006, phấn đấu để đến năm 2010 hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều áp dụng hình thức tổ chức đào tạo này. Năm 2007-2008, với sự ra đời các doanh nghiệp kinh doanh về giáo dục trực tuyến. Đây là giai đoạn Giai đoạn này tập trung vào xây dựng các kho dự liệu học tập, đẩy mạnh các công cụ tìm kiếm nội dung học tập. Ngày 15 tháng 8 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Năm 2009-2010, thị trường E-Learning sôi động với sự ra đời của hoc 360.vn. Bước sang giai đoạn lấy cá nhân người học nắm vai trò chủ đạo, các bài giảng được ghi hình, xử lý hậu kỳ một cách bài bản. Trong giai đoạn này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các doanh nghiệp triển khai E-Learning và thi trực tuyến như cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learning” năm học 2009-2010, cuộc thi giải toán qua mạng tại website Violympic.vn, thi Olympic tiếng Anh trên mạng xã hội Go – ioe.go.vn… . 9
  19. Từ năm 2011, nhiều công ty tập trung mạnh vào phân tích hành vi học tập, xây dựng các biểu đồ học tập và cho ra đời nhiều ứng dụng game cho mảng giáo dục. Sự phát triển của nhiều phương tiện kỹ thuât cầm tay khác nhau (máy tính, máy tính bảng, điện thoại) và sự ra đời của nhiều ứng dụng hỗ trợ việc kết nối truy cập, tương tác nội dung và lớp học trực tuyến trên các thiết bị cầm tay đã làm gia tăng cơ hội phát triển mô hình học tập trực tuyến. Đánh dấy đầu tiên của giai đoạn này là sự ra đời của ViettelStudy (ra mắt vào 2013) gây được sự chú ý lớn của thị trường. Năm 2015, tăng tốc về số lượng về các đơn vị giáo dục trực tuyến được tung ra. Các đơn vị hoạt động về giáo dục trực tuyến bắt đầu phân cấp mạnh và chuyên môn hóa rõ ràng hơn. Một số đơn vị quan tâm đến Big Data trong giáo dục trực tuyến cũng như xây dựng hệ sinh thái cho mảng giáo dục online tại Việt Nam. Năm 2015 là tiền đề để cho sự phát triển về chất trong giáo dục trực tuyến Việt Nam. 2.1.2 Giai đoạn từ 2016 đến 2018 Với sự gia tăng về số lượng các đơn vị giáo dục trực tuyến được tung ra. Các đơn vị hoạt động về giáo dục trực tuyến bắt đầu phân cấp mạnh và chuyên môn hóa rõ ràng hơn. Một số đơn vị quan tâm đến Big Data trong giáo dục trực tuyến cũng như xây dựng hệ sinh thái cho mảng giáo dục online tại Việt Nam. Chính phủ cũng đã có những điều chỉnh công tác đào tạo trực tuyến. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các doanh nghiệp triển khai E-Learning và thi trực tuyến. Năm 2016, sự ra đời Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT quy định Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, trong Thông tư này một số nội dung về đào tạo trực tuyến đã được định hình thông qua định nghĩa các khái niệm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng”, “Học tập điện tử (E-Learning)” và “Đào tạo kết hợp (Blended learning)”, cụ thể hóa các khái niệm như: Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng là việc sử dụng các trang thiết bị điện tử, phần mềm, học liệu điện tử và mạng viễn thông (chủ yếu là mạng Internet) hỗ trợ các hoạt động dạy và học nhằm đổi mới phương pháp dạy – học, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo. Một số một mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng phổ biến là: Đào tạo kết hợp (Blended learning) là việc kết hợp phương thức học tập điện tử (E-Learning) với phương thức dạy – học truyền thống (theo đó người dạy và người học cùng có mặt) nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và chất lượng giáo dục. 10
  20. Học tập điện tử (E-Learning) là hình thức học tập qua đó người học có thể tự học mọi lúc, học mọi nơi thông qua các học liệu điện tử đa phương tiện (lời giảng, lời thuyết minh, âm thanh, hình ảnh, video, đồ họa…). Các hình thức học tập như m-Learning (học thông qua thiết bị di động: điện thoại thông minh, máy tính bảng, màn hình tương tác), u- Learning (học thông qua các phương thức tương tác thực tế ảo diễn ra bất kỳ nơi nào), hay smart-Learning (phương tiện học tập thông minh) đều là các hình thái của học tập điện tử E-Learning. Đến năm 2017, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư 10/2017/TT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/4/2017 Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, Thôg tư này đã chỉ rõ các phương thức đào tạo từ xa trình độ đại học như Thư tín, Phát thanh - truyền hình, Kết hợp cả hai phương thức trên. Mặc dù đây là thông tư đào tạo từ xa trình độ đại học nhưng cúng đã cho thấy có một sự điều chỉnh về nguồn học liệu một cách rõ ràng. 2.1.3 Giai đoạn từ 2019 đến nay Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều trường học phải tạm đóng cửa tàm thời. Trước sức ép về kế hoạch đào tạo nhiều trường đã phải tổ chức giảng dạy trưc tuyến nhưng rất lúng túng và thận trọng bởi đây là tình huấn chưa thể lường trước. Trước các phát sinh trên Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 795/BGDĐT-GDĐH triển khai công tác ĐTTX ứng phó với dịch Covid-19, yêu cầu các đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm tích cực thực hiện các phương án phòng chống dịch theo chỉ đạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng cơ sở đào tạo. Thời gian vừa qua, nhằm đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch và kế hoạch năm học, một số cơ sở đào tạo đã chủ động triển khai các phương thức đào tạo từ xa (ĐTTX), đào tạo trực tuyến. Để thống nhất thực hiện, Bộ GDĐT yêu cầu cơ sở đào tạo thực hiện các hướng dẫn về tổ chức thực hiện và đảm bảo các điều kiện để tổ chức đòa tạo trực tuyến. trong đó Bộ chính thức thừa nhận và cho phép cơ sở đào tạo có thể sử dụng các phương thức ĐTTX đối với một số học phần phù hợp, áp dụng cho các khóa đào tạo chính quy, vừa làm vừa học trong thời gian học sinh, sinh viên không học tập trung do dịch Covid-19; trong đó, khuyến khích sử dụng phương thức đào tạo trực tuyến qua mạng,bảo đảm chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra của từng học phần và chương trình đào tạo. Đảm bảo các điều kiện cần thiết, tổ chức ĐTTX phù hợp với phương thức ĐTTX mà cơ sở đào tạo lựa chọn gồm: hệ thống kỹ thuật hỗ trợ, học liệu, giảng viên, cán bộ hỗ 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2