Báo cáo "Kế toán tài sản cố định"
lượt xem 575
download
Trên thế giới hiện nay xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang trên đà phát triển mạnh mẽ, cùng với đó là sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp cũng ngày càng mở rộng và phát triển trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là các đơn vị chuyên sản xuất. Theo đó, cơ chế quản lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất xã hội đó....
Bình luận(3) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo "Kế toán tài sản cố định"
- Chuyên đề tốt nghiệp -1- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu Báo cáo "Kế toán tài sản cố định"
- Chuyên đề tốt nghiệp -2- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẦI SẢN CỐ ĐỊNH ............. 1. Khái niệm và nhiệm vụ kế toán.......................................................... 1.1. Khái niệm ....................................................................................... 1.2. Nhiệm vụ kế toán............................................................................ 2. Phân loại và đánh giá TSCĐ .............................................................. 2.2. Tính giá TSCĐ................................................................................ 2.2.1.Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình............................................ 2.2.2. Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình............................................. 2.2.3. Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê............ 2.2.4. Nguyên giá TSCĐ của cá nhân, hộ kinh doanh cá thể thành lập Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần................................ 2.2.5. Nguyên giá TSCĐ trong Doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp....................................................................................................... 2.2.6. Ngoài ra để phản ánh đúng đắn năng lực thực tế về TSCĐ thì TSCĐcòn được tính theo giá trị còn lại ........................................................... 3. Kế toán tình hình tăng giảm TSCĐ .................................................... 3.1. Chứng từ kế toán............................................................................. 3.2. Kế toán chi tiết TSCĐ..................................................................... 3.3. Kế toán tổng hợp tình hình tăng, giảm TSCĐ ................................. 4. Kế toán khấu hao TSCĐ .................................................................... 5. Kế toán sửa chữa TSCĐ..................................................................... 6. Kế toán TSCĐ đi thuê........................................................................ 6.1. Phân loại thuê tài sản ...................................................................... 6.2. Kế toán tài sản cố định thuê tài chính.............................................. 6.3. Kế toán TSCĐ thuê hoạt động ........................................................ 6.4. Kế toán giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính ............... 6.5. Kế toán giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động ............. 7. Kế toán đánh giá lại TSCĐ ................................................................ PHẦN II: TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH TM & QC XUÂN DUY..................................................................... 1. Khái quát chung về Công ty TNHH TM & QC Xuân Duy................. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ............................... 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty............................................ 1.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH TM & QC Xuân Duy..................................................................................................
- Chuyên đề tốt nghiệp -3- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu 1.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty TNHH TM & QC Xuân Duy ....................................................................... 1.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán và bộ máy kế toán tại Công ty ............. 1.2. Tình hình công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty TNHH TM & QC Xuân Duy ........................................................................................................ 1.2.1. Đặc điểm TSCĐ và yêu cầu quản lý tại Công ty TNHH TM & QC Xuân Duy ........................................................................................................ 1.2.2. Phân loại TSCĐ tại Công ty TNHH TM & QC Xuân Duy........... 1.2.3. Phương pháp đánh giá TSCĐ tại Công ty TNHH TM & QC Xuân Duy .............................................................................................................. 1.2.4. Tình tự, thủ tục và chứng từ sử dụng của các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ tại Công tyTNHH TM & QC Xuân Duy............................................... 1.2.5. Kế toán chi tiết TSCĐ tại Công ty TNHH TM & QC Xuân Duy.. 1.2.6. Kế toán tổng hợp TSCĐ tại Công ty ............................................ 1.2.7. Kế toán hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định tại Công ty TNHH TM & QC Xuân Duy. .......................................................................... 1.2.8. Kế toán sửa chữa TSCĐ tại công ty TNHH TM & QC Xuân Duy PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM GÓP PHẦN HÒAN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH TM & QC XUÂN DUY ................................................................................................... 1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH TM & QC Xuân Duy.............................................................................................. 2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty TNHH TM & QC Xuân Duy..............................................................................................
- Chuyên đề tốt nghiệp -4- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu LỜI MỞ ĐẦU Trên thế giới hiện nay xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang trên đà phát triển mạnh mẽ, cùng với đó là sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp cũng ngày càng mở rộng và phát triển trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là các đơn vị chuyên sản xuất. Theo đó, cơ chế quản lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất xã hội đó. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các Doanh nghiệp trong nước mà còn giữa các Doanh nghiệp ngoài nước. Nhưng điều đó cũng đều nhằm đến mục tiêu cuối cùng của các Doanh nghiệp là hiệu quả sản xuất kinh doanh không ngừng được nâng cao. Muốn thực hiện được điều đó đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc, trình độ quản lý tiên tiến. Vì vậy, bất kì một Doanh nghiệp lao động, sản xuất nào thì tài sản cố định luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của Doanh nghiệp nên công tác hạch toán và quản lý tài sản cố định được đặc biệt quan tâm. Nó phản ánh chính xác biến động tăng giảm và tính khấu hao vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cũng cho ta biết việc sử dụng TSCĐ có đem lại lợi nhuận hay không? Từ đó có những biện pháp cụ thể để mục đích cuối cùng là giảm bớt chi phí, hạ giá thành dịch vụ và nâng cao lợi nhuận. Từ ý nghĩa vai trò của việc hạch toán TSCĐ, qua thời gian thực tập kết hợp kiến thức đã học cùng với sự dìu dắt hướng dẫn của cô giáo Văn Thị Thái Thu, giáo viên hướng dẫn chuyên đề tốt nghiệp và các thầy cô giáo của Trường Đại học Quy Nhơn. Đồng cảm ơn các anh chị phòng kế toán Công ty TNHH TM & QC Xuân Duy đã tạo điều kiện cho em có đầy đủ tài liệu tham khảo để hoàn thành báo cáo thực tập theo đúng thời gian quy định. Em xin chân thành cảm ơn! Quy Nhôn, ngaøy ….. thaùng …. naêm 2010 Sinh viên thực hiện
- Chuyên đề tốt nghiệp -5- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.1. Kế toán tài sản cố định: 1.1.1. Khái niệm tài sản cố định: Tài sản cố định: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể và cũng có thể tồn tại dưới hình thái giá trị, được sử dụng để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp, có giá trị lớn và sử dụng được trong một thời gian dài. Các tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể gọi là tài sản cố định hữu hình, còn các tài sản chỉ tồn tại dưới hình thức giá trị được gọi là tài sản cố định vô hình. - Đối với TSCĐ hữu hình: Mọi tư liệu lao động là những tài sản cố định hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; + Nguyên giá tài sản cố định được xác định một cách tin cậy; + Có thời gian sử dụng 1 năm trở lên; + Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. - Đối với TSCĐ vô hình: Mọi khoản chi phí thực tế mà Doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn nêu trên mà không hình thành TSCĐ thì được gọi là TSCĐ vô hình. 1.1.2. Nhiệm vụ kế toán: - Ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số liệu hiện có và tình hình tăng, giảm TSCĐ của toàn Doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu, giá trị. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ. - Tính toán chính xác, kịp thời số khấu hao TSCĐ đồng thời phân bổ đúng đắn chi phí khấu hao và các đối tượng sử dụng TSCĐ. - Phản ánh và kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ. Tham gia lập dự toán về chi phí sửa chữa và đôn đốc đưa TSCĐ được sửa chữa vào sử dụng một cách nhanh chóng. - Theo dõi, ghi chép, kiểm tra chặt chẽ quá trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ nhằm bảo đảm việc quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. - Lập các báo cáo về TSCĐ, tham gia phân tích tình hình trang bị, sử dụng và bảo quản các loại TSCĐ.
- Chuyên đề tốt nghiệp -6- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu 1.2. Phân loại và đánh giá tài sản cố định: 1.2.1. Phân loại TSCĐ: TSCĐ trong 1 Doanh nghiệp rất đa dạng; có sự khác biệt về tính chất kỹ thuật, công dụng, thời gian sử dụng… Do vậy phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau là công việc hết sức cần thiết nhằm quản lý thống nhất TSCĐ trong Doanh nghiệp, phục vụ, phân tích, đánh giá tình hình trang bị, sử dụng TSCĐ cũng như để xác định các chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến TSCĐ. Phân loại TSCĐ là một trong những căn cứ để tổ chức kế toán TSCĐ. - Nếu căn cứ vào hình thái hiện hữu và kết cấu thì TSCĐ được phân thành: + TSCĐ hữu hình: Bao gồm các loại: Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc. Loại 2: Máy móc, thiết bị. Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn. Loại 4: Thiết bị dụng cụ quản lý. Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và / hoặc cho sản phẩm. Loại 6: Các loại tài sản cố định khác. + TSCĐ vô hình: Bao gồm các loại: - Chi phí về đất sử dụng. - Quyền phát hành. - Bản quyền, bằng sáng chế. - Nhãn hiệu hàng hoá. - Phần mềm máy vi tính. - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền. - TSCĐ vô hình khác. - Nếu căn cứ vào mục đích và tình hình sử dụng thì TSCĐ được phân thành: + TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh. + TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng. + TSCĐ chờ xử lý. + TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ cho nhà nước. - Nếu căn cứ vào tính chất sở hữu thì TSCĐ được phân thành: + TSCĐ tự có. + TSCĐ đi thuê. Ngoài ra TSCĐ còn được phân loại theo nguồn vốn hình thành: - TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. - TSCĐ được hình thành từ các khoản nợ phải trả. 1.2.2. Tính giá tài sản cố định: Theo quy định của Nhà nước thì mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều phải tính theo nguyên giá (NG).
- Chuyên đề tốt nghiệp -7- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu NG TSCĐ là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho tới khi TSCĐ đi vào hoạt động bình thường. Nói cách khác đó là giá trị ban đầu, đầy đủ của TSCĐ khi đưa TSCĐ vào sử dụng. NG TSCĐ được xác định theo quy định sau: - Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình: + TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên gía tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại). + TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua với hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lí của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại). + TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc là tự sản xuất: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoăc là tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử. + Nguyên giá TSCĐ hữu hình: Do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. + TSCĐ được cấp, được điều chỉnh đến…: Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấop, được điều chỉnh đến… là giá trị còn lại trên sổ kế toán TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển … hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dở; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)… + Tài sản cố định được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp do phát hiện thừa…: Nguyên giá TSCĐ được chi, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa… là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dở; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)… -Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình. + TSCĐ vô hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa vào sử dụng theo dự tính.
- Chuyên đề tốt nghiệp -8- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu + TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác, là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế dược hoàn lại), các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa vào sử dụng theo dựn tính. + TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ Doanh nghiệp: Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ Doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thí nghiệm phải chi ra tính đến thời đểm đưa TSCĐ vào sử dụng theo dự tính. + TSCĐ vô hình được cho, được biếu, được tặng: Nguyên giá TSCĐ vô hình được cho, được biếu, được tặng là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng theo dự tính. +. Quyền sử dụng đất: Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn và quyền sử dụng đất lâu dài): là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, sang lắp mặt bằng, lệ phí trước bạ… (không bao gồm các khoản chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận vốn góp. + Quyền phát minh, bản quyền, bằng sáng chế: Nguyên giá TSCĐ là quyền phát minh, bản quyền, bằng sáng chế; là toàn bộ chi phí thực tế mà Doan nghiệp đã chi ra để có quyền phát minh, bản quyền, bằng sáng chế. + Nhãn hiệu hàng hóa: Nguyên giá TSCĐ là nhãn hiệu hàng hoá: là các chi phí liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá. + Phần mềm máy tính: Nguyên giá TSCĐ là phần mềm máy tính (trong trường hợp phần mềm là một bộ phận có thể tách rời phần cứng có liên quan): là toàn bộ chi phí thực tế mà Doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính. - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê: là giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu, thì nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Chi phí phát sinh ban đầu liên quan trực tiếp đến hoạt động thuê tài chính được tính vào nguyên giá của TSCĐ cho thuê. - Nguyên giá TSCĐ của cá nhân, hộ kinh doanh cá thể thành lập Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công cổ phần: mà không còn hoá đơn, chứng từ là giá trị hợp lý do Doanh nghiệp tự xác định tại thời điểm đăng ký kinh doanh, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của giá trị đó.
- Chuyên đề tốt nghiệp -9- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu - Nguyên giá TSCĐ trong Doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau: + Đánh giá lại giá trị TSCĐ theo quy định của pháp luật. + Nâng cấp TSCĐ. + Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ. - Ngoài ra để phản ánh đúng đắn năng lực thực tế về TSCĐ thì TSCĐ còn được tính theo giá trị còn lại: Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số khấu hao lũy kế Hoặc Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị đã hao mòn 1.3. Kế toán tình hình tăng giảm tài sản cố định: 1.3.1. Chứng từ kế toán: Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều phải lập chứng từ kế toán để làm căn cứ pháp lý cho việc ghi chép và kiểm tra. 1.3.2. Kế toán chi tiết TSCĐ: Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện cho từng TSCĐ, từng nhóm (hoặc loại) TSCĐ và theo nơi sử dụng TSCĐ. - Để theo dõi, quản lý TSCĐ kế toán sử dụng thẻ TSCĐ. Thẻ TSCĐ được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ. Thẻ TSCĐ bao gồm 4 phần chính: + Phần phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ như tên, ký, mã hiệu, quy cách, số hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất… + Phần phản ánh chỉ tiêu về nguyên giá khi đưa TSCĐ vào sử dụng, nguyên giá sau khi đánh giá lại… và giá trị hao mnòn luỹ kế qua các năm. + Phần phản ánh số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ. + Phần ghi giảm TSCĐ. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập và phải được kế toán trưởng ký và xác nhận. Thẻ được lưu ở phòng kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản. Căn cứ để lập thẻ TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng trích khấu hao TSCĐ và các tài liệu kỹ thuật có liên quan. - Để theo dõi chi tiết các loại, nhóm TSCĐ theo kết cấu kế toán sử dụng các khoản cấp hai theo quy định của Nhà nước và mở thêm các chi tiết của các tài khoản cấp hai này. 1.3.3. Kế toán tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản cố định: - Tài sản sử dụng: + TK 211 “TSCĐ hữu hình” coù taøi khoaûn caáp hai: 2111 – Nhaø cöûa, vaät kieán truùc. 2112 – Maùy moùc thieát bò. 2113 – Phöông tieän vận tải, truyeàn daãn. 2114 – Thieát bò, coâng cuï quaûn lyù.
- Chuyên đề tốt nghiệp -10- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu 2115 – Caây laâu naêm, suùc vaät laøm vieäc vaø cho saûn phaåm. 2118 – Taøi saûn coá ñònh khaùc. + TK 213 “TSCĐ vô hình” có các tài khoản cấp 2: 2131 – Quyeàn söû duïng ñaát. 2132 – Quyeàn phaùt haønh. 2133 – Baûn quyeàn, baèng saùng cheá. 2134 – Nhaõn hieäu haøng hoaù. 2135 – Phaàn meàm maùy vi tính. 2136 – Giaáy pheùp vaø giaáy pheùp nhöôïng quyeàn. 2138 – TSCÑ voâ hình khaùc. Kết cấu của 2 TK giống nhau, được thực hiện: Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ tăng lên (do mua sắm, xây dựng…) Bên có: Nguyên giá TSCĐ giảm xuống (do nhượng bán, thanh lý…) Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện có. + TK 214 “Hao mòn TSCĐ”: Tài khoản này dùng điều chỉnh giảm giá trị TSCĐ, có kết cấu như sau: Bên nợ: Giá trị hao mòn bị giảm xuống. Bên có: Giá trị hao mòn tăng lên. Dư nợ: Giá trị hao mòn hiện có. TK 214 có 4 TK cấp 2: TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình TK 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính TK 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình TK 2147 – Hao mòn bất động sản đầu tư. Mối quan hệ giữa TK 211, 213, 214 như sau: SD TK 211 – SD TK 2141 = Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình SD TK 213 – SD TK 2143 = Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình + TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh thuế GTGT mà Doanh nghiệp phải nộp khi mua TSCĐ, vật liệu, dụng cụ… và được khấu trù vào thuế đầu ra. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên nợ: Số thuế GTGT nộp khi mua các loại tài sản, dịch vụ. Bên có: Số thuế GTGT được khấu trì, miễn giảm, hoàn lại. Dư nợ: Số thuế GTGT đầu vào hiện chưa được khấu trừ. TK 133 Có TK cấp 2: 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ. - Kế toán TSCĐ tăng lên. Đối với TSCĐ hữu hình: Khi TSCĐ hữu hình tăng lên do mua sắm, kế toán phản ánh các nội dung: + Tiền mua TSCĐ và thuế GTGT nộp khi mua.
- Chuyên đề tốt nghiệp -11- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu Nợ TK 211(213) – Giá mua thưa thuế Nợ TK 133 - Thuế GTGT Có TK 111, 112, 331… Số tiền thanh toán + Các khoản chi phí trước khi sử dụng TSCĐ. Nợ TK 211 (213) Nợ TK 133 Có TK 111, 112… Nếu TSCĐ mua sắm phải trải qua một quá trình lắp đặt lâu dài, phải sinh nhiều chi phí thì trước hết chi phí về mua sắm TSCĐ và các khoản chi phí khác khi phát sinh phải được tập hợp. Nợ TK 2411 – Mua sắm TSCĐ Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331… Sau đó khi công việc mua sắm hoàn thành, đưa vào sử dụng kế toán xác định giá để ghi: Nợ TK 211 (213) Có TK 2411 + Khoản thuế nhập khẩu phải nộp khi mua TSCĐ từ nước ngoài tính vào NG của TSCĐ. Nợ TK 211 (213) Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu. - Đối với TSCĐ vô hình: + Khi mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tưọng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng; hoặc Có TK 141 - Tạm ứng Có TK 331 - Phải trả người bán. Trường hợp mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT, ghi: Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình Có TK 112, 331… + Khi mua TSCĐ theo phương pháp trả chậm, trả góp: - Nếu TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá – Theo giá mua trả ngay chưa có thuế GTGT)
- Chuyên đề tốt nghiệp -12- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm, trả góp tính bằng số chênh lệch giữa số tiền phải thanh toán trừ (-) giá mua trả ngay và thuế GTGT đầu vào (Nếu có). Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào khấu trừ (1332) Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán). - Nếu TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi: Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá – Theo giá mua trả ngày chưa có thuế GTGT) Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm, trả góp tính bằng số chênh lệch giữa số tiền phải thanh toán trừ (-) giá mua trả ngay). Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán). - Hàng kỳ tính số tiền lãi phải trả về mua TSCĐ theo phương pháp trả góp, trả chậm, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn Hoặc Có TK 142 (Nếu có sự kết chuyển chi phí trả trước dài hạn thành chi phí trả trước ngắn hạn). Khi thanh toán tiền cho người bán, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 111, 112. + TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi: - Trao đổi TSCĐ vô hình tương tự: Khi nhận TSCĐ vô hình tương tự do trao đổi với TSCĐ vô hình tương tự và đưa vào sử dụng ngày cho hoạt động SXKD, ghi: Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi) Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2143) (Giá trị đã khấu hao TSCĐ đưa đi trao đổi) Có TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá của TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi) - Trao đổi hai TSCĐ vô hình không tương tự: + Ghi giảm TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi, ghi: Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao) Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi) Có TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá) + Đồng thời phản ánh số thu nhập do trao đổi TSCĐ, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)
- Chuyên đề tốt nghiệp -13- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi) Có TK 3331 - Thuế GTGT (33311) (Nếu có) + Ghi tăng TSCĐ vô hình nhận trao đổi về, ghi: Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán) Trường hợp thu thêm tiền hoặc trả thêm tiền ghi tương tự như trao đổi TSCĐ hữu hình. + Giá trị TSCĐ vô hình được hình thành từ nội bộ Doanh nghiệp trong giai đoạn triển khai: - Khi phát hiện chi phí trong giai đoạn triển khai thì tập hợp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc tập hợp vào chi phí trả trước dài hạn, ghi: Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Trường hợp giá trị lớn) hoặc Nợ TK 624 – Chi phí quản lý Doanh nghiệp Có TK 111, 112, 152, 231… - Khi xét thấy kết quả triển khai thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình thì: + Tập hợp các chi phí thực tế phát sinh ở giai đoạn triển khai để hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình, ghi: Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có) Có các TK 111, 112, 152, 331… + Khi kết thúc giai đoạn triển khai, kế toán phải xác định tổng chi phí thực tế phát sinh hình thành NG TSCĐ vô hình, ghi: Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang + Khi mua TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì phải xác định riêng biệt giá trị TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất, TSCĐ vô hình là nhà cửa, vật kiến trúc, ghi: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá nhà cửa, vật kiến trúc) Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá quyền sử dụng đất) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có) Có các TK 111, 112, 331… + Khi mua TSCĐ vô hình được thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của các Công ty cổ phần, nguyên giá của TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ đã được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn, ghi:
- Chuyên đề tốt nghiệp -14- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Chi tiết vốn góp và thặng dư vốn cổ phần. Thặng dư vốn cổ phần là phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và mệnh giá cổ phiếu). + Khi Doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ vô hình đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD: - Khi nhận TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu, tặng, ghi: Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình Có TK 711 – Thu nhập khác - Chi phí phát sinh liên quan đến TSCĐ vô hình nhận tài trợ, biếu, tặng, ghi: Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình Có TK 111, 112… - Khi tính thuế thu nhập Doanh nghiệp phải nộp (nếu có) trên giá trị TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu, tặng, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp NSNN (3334) - Sau khi tính thuế thu nhập Doanh nghiệp phải nộp (nếu có). Trên giá trị TSCĐ vô hình nhận tài trợ, biếu, tặng, ghi tăng nguồn vốn của Doanh nghiệp ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Chi tiết nguồn vốn kinh doanh khác) + Khi Doanh nghiệp nhận vốn góp liên doanh bằng quyền sử dụng đất, căn cứ vào hồ sơ giao quyền sử dụng đất, ghi: Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh - Kế toán TSCĐ giảm xuống (Kể cả TSCĐ hưu hình và TSCĐ vô hình): + Khi TSCĐ giảm xuống do Doanh nghiệp chuyển bán, kế toán phản ánh các nội dung: Ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 214 “Hao mòn TSCĐ” – Giá trị hao mòn Nợ TK 811 “Chi phí khác” – Giá trị còn lại Có TK 211 (213) – Nguyên giá Khoản thu do nhượng bán TSCĐ: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 711 “Thu nhập khác” – Gía chưa thuế Có TK 3331 - Thuế GTGT
- Chuyên đề tốt nghiệp -15- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán sẽ ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 711 Còn khoản thuế GTGT phải nộp khi được xác định sẽ ghi: Nợ TK 711 – “Thu nhập khác” Có TK 3331 Các khoản chi phí phát sinh để thực hiện công việc nhượng bán: Nợ TK 811 – “Chi phí khác” + Khi TSCĐ giảm xuống do thanh lý, kế toán phản ánh các nội dung: Ghi giảm TSCĐ: Tương tự như khi nhượng bán TSCĐ. Tuy nhiên, nếu TSCĐ đã khấu hao, kế toán chỉ ghi: Nợ TK 214 Có TK 211 (213) Các khoản chi phí phát sinh để thực hiện công việc thanh lý: Nợ TK 811 – Chi phí khác Có các TK 334, 338, 111, 112… - Khoản thu được do thanh lý TSCĐ: Nếu thu được phế liệu, phụ tùng nhập kho sẽ ghi: Nợ TK 152 Có TK 711 “Thu nhập khác” Nếu thu bằng tiền do bán phế liệu, phụ tùng sẽ ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 711 – Giá chưa có thuế Có TK 3331 - Thuế GTGT Đối với các đơn vị nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, kế toán sẽ ghi: Nợ TK 111, 112 + Khi chuyển TSCĐ cho các đơn vị trực thuộc sẽ ghi: Nợ TK 1361 – Giá trị còn lại Nợ TK 214 – Giá trị hao mòn Có TK 211 (213) – Nguyên giá + Khi kiểm kê phát hiện có TSCĐ thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, kế toán căn cứ vào nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại để phản ánh: Nợ TK 1381 “TS thiếu chờ xử lý” – Giá trị còn lại Nợ TK 214 – Giá trị hao mòn Có TK 211 – Nguyên giá Sau đó căn cứ vào quyết định xử lý phần giá trị còn lại để phản ánh: Nợ TK 1388 - Bắt người chịu trách nhiệm bồi thường Nợ TK 811 – Tính vào chi phí khác
- Chuyên đề tốt nghiệp -16- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu …… Có TK 1381 + TSCĐ giảm do đem góp vốn liên doanh xem ở chương “Kế toán hoạt động đầu tư tài chính”. + Khi chuyển TSCĐ thành công cụ dụng cụ, kế toán phản ánh như sau: Nếu TSCĐ có giá trị còn lại nhỏ tính hết vào chi phí của đối tượng sử dụng trong kỳ kế toán: Nợ TK 627, 641, 642 – Giá trị còn lại Nợ TK 214 – Giá trị hao mòn Có TK 211 – Nguyên giá Nếu TSCĐ có giá trị còn lại lớn thì phải chuyển thành chi phí trả trước để phân bổ dần vào chi phí của các đối tượng sử dụng: Nợ TK 142 (242) – Giá trị còn lại Nợ TK 214 – Giá trị hao mòn Có TK 211 – Nguyên giá Sau đó khi phân bổ dần vào chi phí của các đối tượng sử dụng sẽ ghi: Nợ TK 627, 642 Có TK 142 (242) - Mức phân bổ Ghi chú: Kế toán giảm TSCĐ vô hình trong trường hợp chi phí nghiên cứu, lợi thế thương mại, chi phí thành lập, đã được hạch toán vào TSCĐ vô hình trước khi thực hiện chuẩn mực kế toán: - Nếu giá trị còn lại của những TSCĐ vô hình này nhỏ, kết chuyển một lần vào chi phí SXKD trong kỳ, ghi: Nợ TK 627, 641, 642 (Giá trị còn lại) Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Số đã trích khấu hao) Có TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá) - Nếu giá trị còn lại của những TSCĐ vô hình này lớn thì kết chuyển vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần, ghi: Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Số đã trích khấu hao) Có TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá) 1.4. Kế toán khấu hao tài sản cố định: - Khấu hao TSCĐ là công việc quan trọng nhất trong kế toán TSCĐ ở Doanh nghiệp. Xác định đúng đắn số khấu phải tính và phân bổ phù hợp vào các đối tượng sử dụng TSCĐ vừa đảm bảo có đủ nguồn vốn để tái tạo TSCĐ, trả nợ vay… vừa đảm bảo hạch toán đúng đắn chi phí SXKD để tính đúng giá thành sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh. - Khấu hao TSCĐ là phần giá trị của TSCĐ được tính chuyển vào chi phí SXKD nên một mặt nó làm tăng giá trị hao mòn, mặt khác làm tăng chi phí SXKD.
- Chuyên đề tốt nghiệp -17- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu - Khấu hao TSCĐ phải được tính hàng tháng để phân bổ vào chi phí của các đối tượng sử dụng. Mức khấu hao hàng tháng tính theo phương pháp đường thẳng được xác định theo công thức: Mức khấu hao Mức khấu hao Mức khấu hao Mức khấu hao = trung bình đầu + tăng thêm trong - giảm bớt trong của tháng này tháng này tháng này tháng này - Mức khấu hao tăng giảm được xác định bởi nguyên tắc: Việc tính hoặc thôi tính khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh. Mức khấu hao hàng tháng của một TSCĐ được xác định theo công thức: Nguyên giá Mức khấu hao hàng tháng = Số năm sử dụng x 12 - Khấu hao TSCĐ trích trong tháng liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng. Do vậy, để có căn cứ phản ánh vào từng đối tượng chịu chi phí khấu hao cần lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Tháng … năm… Đơn vị: ………….. Phân bổ các đối tượng Chỉ tiêu Toàn DN 627 px… 641 642 …… 1. Mức KH trung bình đầu tháng này 2. Mức KH tăng thêm trong tháng này 3. Mức KH giảm bớt trong tháng này 4. Mức KH phải trích trong tháng này Ngoài cách xác định mức khấu hao hàng tháng theo công thức trên cũng có thể sử dụng công thức như dưới đây: Mức khấu hao Mức khấu hao Mức khấu hao = Mức khấu hao + tăng thêm trong - giảm bớt trong của tháng này của tháng trước tháng này tháng này Nhưng việc xác định mức khấu hao tăng thêm hoặc giảm hết trong tháng này cần phải bao gồm cả mức khấu hao tăng thêm của số ngày chưa được tính của TSCĐ tăng trong tháng trước và mức khấu hao giảm bớt của số ngày chưa được tính của TSCĐ giảm trong tháng trước. Khi xác định mức khấu hao phải trích trong tháng theo cách này thì bảng phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng có mẫu như sau:
- Chuyên đề tốt nghiệp -18- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu Tháng … năm… Đơn vị: ………….. Phân bổ các đối tượng Chỉ tiêu Toàn DN 627 px… 641 642 …… 1. Mức KH của tháng này 2. Mức KH tăng thêm trong tháng này 3. Mức KH giảm bớt trong tháng này 4. Mức KH phải trích trong tháng này - Nội dung của phương pháp phản ánh: + Hàng tháng khi trích khấu hao tính vào chi phí của các đối tượng sẽ ghi: Nợ TK 627 - Khấu hao TSCĐ dùng cho SX Nợ TK 641 - Khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng Nợ TK 642 - Khấu hao TSCĐ dùng cho QLDN …… Có TK 214 - Số khấu hao phải trích + Trường hợp cuối năm tài chính DN xem xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình, nếu có sự thay đổi mức khấu hao cần phải điều chỉnh số khấu hao ghi trên sổ kế toán như sau: - Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian khấu hao TSCĐ vô hình, mà mức khấu hao TSCĐ vô hình tăng lên so với số trích trong năm, sổ chênh lệch khấu hao tăng ghi: Nợ TK 627, 641, 642 (Số chênh lệch khấu hao tăng) Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2143) - Nếu do thay đổi phương thức khấu hao và thời gian khấu hao TSCĐ vô hình, mà mức khấu hao TSCĐ vô hình giảm so với số trích trong năm, số chênh lệch khấu hao giảm, ghi: Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2143) Có TK 627, 641, 642 (Số chênh lệch khấu hao giảm) - Nếu Doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước hoặc DN cấp trên, ghi: Nợ TK 411 Có TK 111, 112 hoặc Có TK 336, 339 - Nếu DN dùng tiền khấu hao để trả nợ dài hạn về mua sắm, xây dựng TSCĐ sẽ ghi: Nợ TK 315, 341, 342 Có TK 111, 112 - Nếu DN là đơn vị chính có phát sinh các nghiệp vụ về cấp phát, thu hồi cũng như vay vốn khấu hao của các đơn vị trực thuộc, kế toán phản ánh.
- Chuyên đề tốt nghiệp -19- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu Cấp vốn khấu hao: Nợ TK 1361 Có TK 111, 112 Nhận lại vốn khấu hao: Nợ TK 111, 112 Có TK 1361 Vay vốn khấu hao Nợ TK 111, 112 Có TK 336 Cho vay vốn khấu hao: Nợ TK 1368 Có TK 111, 112 - Nếu DN là đơn vị trực thuộc có phát sinh các nghiệp vụ nhận vốn khấu hao được cấp, vay vốn khấu hao, cho vay vốn khấu hao, kế toán phản ánh. Được cấp vốn khấu hao: Nợ TK 111, 112 Có TK 411 Vay vốn khấu hao: Nợ TK 111, 112 Có TK 336 Cho vay vốn khấu hao: Nợ TK 1368 Có TK 111, 112 - Khoản lãi trả cho vay vốn khấu hao được phản ánh: + Tính vào giá công trình nếu công trình chưa hoàn thành. Nợ TK 2412 Có TK 111, 112, 336 +Tính vào chi phí nếu TSCĐ đưa vào sử dụng hoặc tiền vay được sử dụng cho nhu cầu SXKD. Nợ TK 635 Có TK 111, 112, 336 - Khoản lãi thu được do cho vay vốn khấu hao được phản ánh: Nợ TK 111, 112, 1368 Có TK 515 Sau đây giới thiệu về trích khấu hao TSCĐ: QUY ĐỊNH VỀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
- Chuyên đề tốt nghiệp -20- GVHD: Th.S Văn Thị Thái Thu - Mọi TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đãkhấu hao hết nhưng vẫn chưa sử dụng và hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, Doanh nghiệp phải xác định nguyên nhận, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại… và tính vào chi phí khác. - Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm: +TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho Doanh nghiệp giữ hộ, quản lý hộ. +TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi trong Doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn,… được đầu tư bằng quỹ phúc lợi. Những TSCĐ phục vụ cho nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng Doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường sá… mà Nhà nước giao cho Doanh nghiệp quản lý. - TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, theo dõi các TSCĐ trên đây như đối với các TSCĐ dùng trong hoạt động kinh doanh và tính mức khấu hao của các TSCĐ này (nếu có) mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá chia (:) cho thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nếu các TSCĐ này tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong thời gian TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh, Doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của Doanh nghiệp. - Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. - Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải khấu hao TSCĐ thuê tài chính như TSCĐ thuộc sở hữu của Doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì Doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng. - Việc trích và thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của táng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh. - Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, Doanh nghiệp quy định là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao. Xác định thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình: - Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), Doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo số
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp “Tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty cổ phần Du Lịch và Thương Mại Đông Nam á”
71 p | 2205 | 1374
-
Báo cáo thực tập: Kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại Bách Gia
70 p | 2395 | 549
-
Chuyên đề: Kế toán tài sản cố định và các giải pháp sử dụng hiệu quả tài sản cố định tại công ty Xăng Dầu Trà Vinh
85 p | 916 | 224
-
Báo cáo thực tập: Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Thực trạng công tác kế toán Tài sản cố định tại Công ty
78 p | 540 | 157
-
Thực tập nghề nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại doanh nghiệp tư nhân Sơn Hưng Trung
43 p | 290 | 105
-
Kế toán tài sản cố định tại doanh nghiệp tư nhân Thành Đạt
66 p | 266 | 98
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Sông Đà 11
92 p | 350 | 93
-
Báo cáo thực tập: Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty CP bưu chính Viettel
78 p | 469 | 86
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ Micco
78 p | 352 | 73
-
Báo cáo tốt nghiệp: Hạch toán tài sản cố định hữa hình tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
57 p | 197 | 56
-
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình ở công ty THNN một thành viên Đầu tư phát triển nhà và Đô thị Hoà Bình
29 p | 240 | 53
-
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty CP Vật Tư Nông Nghiệp Hà Nội
53 p | 187 | 51
-
Bài thuyết trình: Kế toán tài sản cố định
36 p | 604 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế
99 p | 133 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phúc Hưng FNC - Việt Nam
117 p | 25 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn thành phố Hải Phòng
183 p | 24 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam
140 p | 16 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông
130 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn