CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS<br />
<br />
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ<br />
<br />
Tên đề tài:<br />
ĐIỀU TRA BAN ĐẦU BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG<br />
THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN<br />
NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM NĂM 2014<br />
<br />
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Đức Mạnh<br />
Đồng chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Thị Hương<br />
Cơ quan thực hiện đề tài: Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng,<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Cơ quan quản lý đề tài: Cục Phòng, chống HIV/AIDS<br />
Mã số đề tài:<br />
<br />
Hà Nội, 12/2014<br />
1<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc<br />
Methadone là việc sử dụng thuốc, kết hợp với liệu pháp tư vấn và hành vi để<br />
điều trị toàn diện cho người sử dụng ma túy (SDMT) . Trên thế giới, nhiều<br />
nghiên cứu đã chứng minh điều trị bằng Methadone có hiệu quả trong việc<br />
làm giảm sử dụng heroin , , , ,, dự phòng lây nhiễm HIV , , tăng tuân thủ điều<br />
trị ARV và giảm tỷ lệ tử vong cho những bệnh nhân tham gia điều trị<br />
Methadone .<br />
Tại nước ta, chương trình điều trị bằng Methadone được triển khai thí điểm<br />
tại Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh từ năm 2008. Cho đến nay chương trình đã<br />
được triển khai rộng rãi tại 32 tỉnh, thành phố. Một số nghiên cứu tại Việt<br />
Nam chỉ ra rằng chương trình điều trị Methadone có hiệu quả trong việc làm<br />
giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV [6], cải thiện chất lượng cuộc sống<br />
và sức khỏe cho những người nghiện ma tuý được điều trị thay thế bằng<br />
Methadone , [31],.<br />
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, để liệu pháp điều trị Methadone<br />
mang lại lợi ích tối đa, độ bao phủ của chương trình cần đạt được mức tối<br />
thiểu là 20% đến 30% [10]. Tại Việt Nam, khi tỷ lệ này vượt mức 40% thì<br />
dịch HIV ở nhóm người nghiện chích ma túy (NCMT) sẽ được khống chế và<br />
giảm [6]. Tuy nhiên, cho đến nay tại Việt Nam mới chỉ điều trị được khoảng<br />
25.000 người sử dụng ma túy (SDMT) tại 41 tỉnh thành phố trong cả nước.<br />
Trong thời gian qua việc điều trị Methadone gặp khó khăn tại một số địa<br />
phương do thuốc từ nguồn viện trợ và được nhập khẩu nên không chủ động<br />
nguồn thuốc, giá thành cao và việc triển khai chương trình còn phụ thuộc quá<br />
nhiều vào nguồn lực đầu tư, viện trợ , , . Chương trình còn gặp khó khăn do<br />
thiếu nhân lực thực hiện và thủ tục hành chính còn phức tạp . Những khó<br />
khăn này sẽ ảnh hưởng tới độ bao phủ và tính bền vững của chương trình tại<br />
Việt Nam trong tương lai, nhất là ở các vùng khó khăn, miền núi như miền<br />
núi phía Bắc.<br />
Các tỉnh miền núi phía Bắc thường có điều kiện kinh tế, địa lý khó khăn nên<br />
tỷ lệ người nghiện chích ma túy còn cao, khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế,<br />
dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn nhiều bất cập. Hơn nữa, các tỉnh miền núi<br />
phía Bắc thường có đường biên giới dài; tình hình vận chuyển, buôn bán và<br />
sử dụng ma túy trên địa bàn diễn ra hết sức phức tạp và khó kiểm soát làm<br />
cho công tác điều trị bằng Methadone gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, hiện<br />
nay lại có ít các nghiên cứu về chương trình điều trị bằng Methadone, đặc biệt<br />
là ở các vùng miền núi của cả nước nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc<br />
nói riêng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Điều tra ban đầu<br />
về bệnh nhân mới điều trị bằng thuốc Methadone trong dự phòng HIV<br />
tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014”. Kết quả nghiên<br />
cứu sẽ là cơ sở đánh giá hiệu quả chương trình điều trị nghiện các chất dạng<br />
2<br />
<br />
thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc Methadone trong tương lai tại các tỉnh miền<br />
núi thuộc vùng này, với các mục tiêu cụ thể như sau:<br />
1. Mô tả kiến thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của bệnh nhân mới<br />
điều trị bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam<br />
năm 2014.<br />
2. Mô tả tình trạng sức khoẻ và chất lượng cuộc sống có liên quan tới sức<br />
khoẻ của bệnh nhân mới bắt đầu tham gia điều trị bằng thuốc Methadone tại<br />
một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014.<br />
<br />
3<br />
<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN<br />
1.1. Các khái niệm cơ bản về điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng<br />
thuốc Methadone và HIV/AIDS:<br />
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về điều trị nghiện CDTP bằng thuốc Methadone:<br />
Chất ma tuý là các chất gây nghiện được quy định trong các danh mục do<br />
Chính phủ ban hành.<br />
Chất dạng thuốc phiện (opiats, opioid) là tên gọi chung cho nhiều chất như<br />
thuốc phiện, morphine, heroin, methadone, buprenorphine, LAAM… có biểu<br />
hiện lâm sàng tương tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận tương tự ở não.<br />
Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma tuý và bị lệ thuộc vào các<br />
chất này.<br />
Dung nạp là tình trạng đáp ứng của cơ thể với một chất, được biểu hiện bằng<br />
sức chịu đựng của cơ thể ở liều lượng nhất định của chất đó. Khả năng dung<br />
nạp phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng của cơ thể. Khi khả năng dung nạp<br />
thay đổi, cần thiết phải thay đổi liều lượng của chất đã sử dụng để đạt được<br />
cùng một hiệu quả.<br />
Hội chứng cai là trạng thái phản ứng của cơ thể khi cắt hoặc giảm chất ma tuý<br />
đang sử dụng ở những người nghiện ma tuý. Biểu hiện lâm sàng của hội<br />
chứng cai khác nhau phụ thuộc vào loại ma tuý đang sử dụng.<br />
Cai nghiện là ngừng sử dụng hoặc giảm đáng kể chất ma túy mà người<br />
nghiện thường sử dụng (nghiện) dẫn đến việc xuất hiện hội chứng cai và vì<br />
vậy người bệnh cần phải được điều trị.<br />
Nhiễm độc hệ thần kinh trung ương cấp là một tình trạng bệnh lý liên quan<br />
tới việc sử dụng một chất gây nghiện với liều lượng vượt quá khả năng dung<br />
nạp của người bệnh, dẫn tới sự biến đổi bất thường về ý thức, hành vi, cũng<br />
như các hoạt động tâm thần khác của người sử dụng. Tình trạng nhiễm độc<br />
này rất khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào chất gây nghiện sử dụng, liều<br />
lượng, tình huống sử dụng, đường sử dụng và độ dung nạp với CDTP của<br />
người sử dụng.<br />
Quá liều là tình trạng sử dụng một lượng chất ma túy lớn hơn khả năng dung<br />
nạp của cơ thể ở thời điểm đó, đe dọa tới tính mạng của người sử dụng nếu<br />
không được cấp cứu kịp thời.<br />
Sử dụng chất gây nghiện hợp pháp là việc sử dụng chất gây nghiện được pháp<br />
luật cho phép, vì mục đích chữa bệnh, theo chỉ định chuyên môn.<br />
4<br />
<br />
Lạm dụng chất gây nghiện là việc sử dụng chất gây nghiện không đúng chỉ<br />
định chuyên môn, quá liều qui định, và (hoặc) thời gian cho phép.<br />
Kê đơn methadone là việc thầy thuốc cho y lệnh điều trị methadone trong hồ<br />
sơ bệnh án.<br />
Cơ sở điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone trong hướng<br />
dẫn này gọi tắt là cơ sở điều trị methadone.<br />
1.1.2. Các kiến thức cơ bản liên quan đến HIV/AIDS.<br />
1.1.2.1.Định nghĩa về HIV và AIDS.<br />
Theo qui định tại Điều 2 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra hội<br />
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS): HIV (Human<br />
Immunodeficiency Virus) là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch<br />
mắc phải ở người. AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome) là giai<br />
đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ<br />
thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và<br />
dẫn đến chết người [2].<br />
Hiện nay, nhờ sự phát triển, tiến bộ của khoa học, kỹ thuật mà HIV/AIDS đã<br />
được hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn. Theo đó, HIV (Human Immunodeficiency<br />
Virus) là virus suy giảm miễn dịch ở người, có khả năng gây hội chứng suy<br />
giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), một tình trạng làm hệ miễn dịch của con<br />
người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho những nhiễm trùng cơ hội và<br />
ung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống của người bị nhiễm .<br />
AIDS là viết tắt của Tiếng Anh (Acquered Immuno Deficiency Syndrome) có<br />
nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, viết tắt theo tiếng Pháp là<br />
SIDA (Syndrome de Immuno Deficience Acquise), dùng để chỉ giai đoạn cuối<br />
của quá trình nhiễm HIV/AIDS. Ở giai đoạn này hệ thống miễn dịch của cơ<br />
thể đã suy yếu nên người nhiễm HIV dễ dàng mắc bệnh như ung thư, viêm<br />
phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân hay suy kiệt, nặng dần dẫn đến cái chết .<br />
1.1.2.2. Các thời kỳ, giai đoạn và triệu chứng biểu hiện của nhiễm HIV<br />
Hiện nay, người nhiễm HIV được chia ra làm 4 thời kỳ mắc bệnh .<br />
- Thời kỳ cửa sổ (phơi nhiễm): Thời kỳ này rất dễ lây lan cho người khác vì<br />
số lượng virus trong máu rất cao, nhưng chưa có kháng thể. Người bệnh<br />
thường bị sốt, viêm họng, nổi hạch, nhức đầu, khó chịu, phát ban. Do không<br />
có triệu chứng đặc hiệu nên thầy thuốc thường hay chuẩn đoán chung là<br />
nhiễm siêu vi. Vì vậy, nếu sau khi quan hệ tình dục không an toàn (hay một<br />
sự cố nào gây nghi ngờ nhiễm HIV), bệnh nhân cần xét nghiệm máu (kỹ thuật<br />
5<br />
<br />