intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề năm 2014

Chia sẻ: Trần Minh Quang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:222

97
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo "Kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề năm 2014"trình bày các nội dung chính như: Giới thiệu về trường trung cấp nghề Quảng Bình, kết quả tự kiểm định của trường,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề năm 2014

  1.           SỞ LAO ĐỘNG ­ THƯƠNG BINH VÀ XàHỘI QUẢNG BÌNH               TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ QUẢNG BÌNH BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ NĂM 2014
  2. Quảng Bình, tháng 8 năm 2014 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TCN:  Trung cấp nghề SCN:  Sơ cấp nghề HS:  Học sinh HSSV:  Học sinh sinh viên QĐ:  Quyết định UBND:  Ủy ban Nhân dân BCH:  Ban chấp hành TCDN:  Tổng cục Dạy nghề. LĐTBXH:  Lao động Thương binh Xã hội KĐCL:  Kiểm định chất lượng KD:  Kinh doanh CNSP: Cử nhân sư phạm CN:  Cử nhân QL:  Quản lý CN QTKD:  Cử nhân quản trị kinh doanh CN KT:  Cử nhân kinh tế KS:  Kỹ sư ThS.:  Thạc sĩ ĐHSP:  Đại học sư phạm CBGV­ NV:  Cán bộ giáo viên nhân viên DVVL:  Dịch vụ việc làm CNH­HĐH:  Công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa BGH:  Ban giám hiệu KTX:  Ký túc xá ii
  3. KTTH­HN Kỹ thuật tổng hợp ­ Hướng nghiệp GDTX:  Giáo dục thường xuyên CBVC:  Cán bộ viên chức NSNN:  Ngân sách nhà nước CTMTQG:  Chương trình mục tiêu quốc gia TTND:  Thanh tra nhân dân MỤC LỤC Trang CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ii PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG 1 1 Thông tin chung của trường   1 2 Thông tin khái quát về lịch sử phát triển và thành tích nổi   1 bật của trường 3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của trường 8 4 Các nghề đào tạo và quy mô đào tạo của trường 10 5 Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính 12 PHẦN II. KẾT QUẢ TỰ KIỂM ĐỊNH CỦA TRƯỜNG 14 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 14 2 TỔNG QUAN CHUNG 15 2.1 Căn cứ tự kiểm định 15 2.2 Mục đích tự kiểm định 16 2.3 Yêu cầu tự kiểm định 16 2.4 Phương pháp tự kiểm định 16 2.5 Các bước tiến hành tự kiểm định 16 3 TỰ ĐÁNH GIÁ 18 3.1 Tổng hợp kết quả tự kiểm định 18 3.2 Tự đánh giá theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn 31 3.2.1 Tiêu chí 1. Mục tiêu và nhiệm vụ  31 Tiêu chuẩn 1.1.  32 Tiêu chuẩn 1.2.  34 Tiêu chuẩn 1.3.  36 3.2.2 Tiêu chí 2. Tổ chức và quản lý  39 Tiêu chuẩn 2.1.  40 Tiêu chuẩn 2.2.  44 Tiêu chuẩn 2.3.  47 Tiêu chuẩn 2.4.  50 Tiêu chuẩn 2.5.  53 3.2.3 Tiêu chí 3. Hoạt động dạy và học 56 Tiêu chuẩn 3.1.  57 iii
  4. Trang Tiêu chuẩn 3.2.  59 Tiêu chuẩn 3.3.  62 Tiêu chuẩn 3.4.  64 Tiêu chuẩn 3.5.  66 Tiêu chuẩn 3.6.  68 Tiêu chuẩn 3.7.  70 Tiêu chuẩn 3.8.  72 3.2.4 Tiêu chí 4. Giáo viên và cán bộ quản lý  74 Tiêu chuẩn 4.1.  74 Tiêu chuẩn 4.2.  77 Tiêu chuẩn 4.3.  79 Tiêu chuẩn 4.4.  81 Tiêu chuẩn 4.5.  84 Tiêu chuẩn 4.6.  86 Tiêu chuẩn 4.7.  88 Tiêu chuẩn 4.8.  90 3.2.5 Tiêu chí 5. Chương trình và giáo trình 92 Tiêu chuẩn 5.1.  93 Tiêu chuẩn 5.2.  95 Tiêu chuẩn 5.3.  96 Tiêu chuẩn 5.4.  99 Tiêu chuẩn 5.5.  101 Tiêu chuẩn 5.6.  102 Tiêu chuẩn 5.7.  104 Tiêu chuẩn 5.8.  106 3.2.6 Tiêu chí 6. Thư viện 110 Tiêu chuẩn 6.1.  110 Tiêu chuẩn 6.2.  112 Tiêu chuẩn 6.3.  114 3.2.7. Tiêu chí 7. Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học 116 Tiêu chuẩn 7.1.  116 Tiêu chuẩn 7.2.  118 Tiêu chuẩn 7.3.  120 Tiêu chuẩn 7.4.  122 Tiêu chuẩn 7.5.  124 Tiêu chuẩn 7.6.  126 Tiêu chuẩn 7.7.  128 3.2.8 Tiêu chí 8. Quản lý tài chính 130 Tiêu chuẩn 8.1.  131 Tiêu chuẩn 8.2.  134 Tiêu chuẩn 8.3.  136 Tiêu chuẩn 8.4.  138 Tiêu chuẩn 8.5.  140 iv
  5. Trang 3.2.9 Tiêu chí 9. Các dịch vụ cho người học nghề 142        Tiêu chuẩn 9.1.  143 Tiêu chuẩn 9.2.  145 Tiêu chuẩn 9.3.  146 PHẦN III.    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Quyết định thành lập Hội đồng kiểm định chất lượng dạy nghề của  Trường  Phụ lục 2. Kế hoạch tự kiểm định của Trường Phụ lục 3. Bảng mã minh chứng v
  6. PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ QUẢNG BÌNH 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG 1.1. Tên trường : Trường Trung cấp nghề Quảng Bình 1.2. Tên tiếng Anh: Quang Binh vocational Secondary School 1.3. Cơ quan chủ quản: Sở Lao động­Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình 1.4. Địa chỉ trường: Tổ dân phố 1 ­ phường Bắc Lý ­ TP.Đồng Hới ­ Quảng Bình 1.5. Số điện thoại: 052 3838 203   1.6. Fax: 052 3838 203 1.7. Email: trungcapnghequangbinh@gmail.com 1.8. Website:http://trungcapnghequangbinh.edu.vn 1.9. Năm thành lập trường: ­ Năm thành lập đầu tiên: 2002 ­ Năm thành lập trường trung cấp nghề: 2007 1.10. Loại hình trường đào tạo: Công lập:            Tư thục:   2.   THÔNG  TIN   KHÁI   QUÁT   VỀ   LỊCH   SỬ   PHÁT   TRIỂN   VÀ   THÀNH  TÍCH NỔI BẬT CỦA TRƯỜNG 2.1. Lịch sử phát triển trường Trường Dạy nghề  Quảng Bình được thành lập theo quyết định số  39/QĐ­UB   ngày   26/4/2002   và   được   chuyển   thành   Trường   Trung   cấp   nghề   Quảng   Bình   theo   Quyết định số  469/QĐ­UBND ngày 13/3/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình. Trong   những năm qua, vừa thực hiện đầu tư  xây dựng vừa tổ  chức đào tạo, Trường đã có  bước phát triển đáng kể.  Trường tọa lạc tại Tổ  dân phố 1, phường Bắc Lý, thành phố  Đồng Hới, tỉnh  Quảng   Bình.   Qua   nhiều   năm   hoạt   động,   quy   mô   đào   tạo   hàng   năm   của   Trường  khoảng 2000 học sinh hệ trung cấp nghề và sơ cấp nghề, gồm các nghề: Cơ khí, Hàn,  Cắt gọt kim loại,  Điện dân dụng, Điện công nghiệp, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa   không khí, Công nghệ ô tô, Vận hành máy thi công nền, Kỹ thuật xây dựng, Chế biến  món ăn, Hướng dẫn du lịch, May và thiết kế thời trang và một số nghề khác theo nhu  1
  7. cầu xã hội. Từ năm 2007 đến nay, Nhà trường đã đào tạo được 2141 học sinh trình độ  trung cấp nghề và 7938 học sinh trình độ sơ cấp nghề. Tỷ lệ học sinh có việc làm sau  khi tốt nghiệp trung bình đạt trên 68%. Với đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý trên 60 người, trong đó  có 11  giáo viên có trình độ  thạc sĩ; cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại; chương  trình, giáo trình dạy nghề đã được chuẩn hóa, Trường Trung cấp nghề Quảng Bình đã   khẳng định được thương hiệu của mình và từng bước phát triển vững chắc  là trường  trọng điểm về đào tạo nguồn nhân lực lao động của tỉnh Quảng Bình. 2.2. Về cơ sở vật chất Trường có tổng diện tích 62.033m2, khuôn viên trồng nhiều cây bóng mát tạo  cảnh quan môi trường xanh ­ sạch ­ đẹp; hệ  thống giao thông, hệ  thống điện, hệ  thống cấp nước  thuận lợi cho việc  triển  khai hoạt  động dạy ­ học và  phát triển   Trường. Hệ  thống nhà hành chính, phòng học lý thuyết, nhà xưởng, sân tập lái ô tô,  bải thực hành nghề Máy thi công nền được thiết kế xây dựng theo hướng hiện đại, bố  trí tách biệt có không gian rộng, đủ  ánh sáng, thoáng mát tạo điều kiện thoải mái cho   HSSV học tập.  Ngoài ra, Nhà trường cũng được xây dựng thêm nhiều khu chức năng khác đáp  ứng được các nhu cầu của học sinh như: Hội trường đa chức năng với tổng diện tích  sử dụng là 1.115 m2 thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động chung; Khu ký túc xá 3   tầng, gồm 24 phòng, đầy đủ  tiện nghi khép kín đáp ứng nhu cầu nội trú cho trên 190   HSSV; Ga ra để xe máy công trình, ô tô, xe máy xe đạp có tổng diện tích hơn 500m 2;  Nhà ăn được thiết kế gần Ký túc xá có tổng diện tích 210m2, thoáng mát, sạch sẽ, đáp  ứng nhu cầu ăn uống, giải khát cho người học với giá tiền phù hợp để HSSV yên tâm  học tập; Thư  viện có 1.082 đầu sách, với 2.837 bản sách; ngoài ra, thư  viện điện tử  của Trường còn được kết nối internet để cán bộ, giáo viên và học sinh tra cứu tài liệu,   sách tham khảo trong dạy và học.  Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đầu tư khá đồng bộ, hiện đại, phù hợp   với chương trình, ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu rèn luyện kỹ năng tay nghề cho   học sinh như: Xe tập lái hạng B, hạng C, Ca bin điện tử; Máy xúc, máy ủi, máy tiện  CNC, máy hàn các loại, máy cân chỉnh bơm cao áp, thiết bị  điện, điện tử, điện lạnh,   2
  8. động cơ  ô tô. Nhờ  đầu tư  thiết bị  hiện đại, đồng bộ  đã mang lại sự  hứng thú và đạt  hiệu quả cao hơn trong học tập, giúp HS nắm vững, nâng cao trình độ chuyên môn và   vận hành thành thạo các máy móc, thiết bị kỹ thuật tiên tiến. Năm 2011, Trường được tiếp nhận Dự  án đầu tư  thiết bị  cho 03 ngành Điện,  Cơ khí và Công nghệ ô tô từ  nguồn vốn ODA Hàn Quốc với tổng trị  giá 3 triệu USD  nâng tổng số vốn đầu tư của Trường là 110 tỷ đồng (bao gồm cả xây dựng cơ bản và   mua sắm thiết bị). Với cơ  sở  vật chất thiết bị  hiện có, Nhà trường đã đáp  ứng yêu cầu đào tạo   tương ứng với qui mô học sinh được giao. 2.3. Chức năng, nhiệm vụ của trường ­ Giai đoạn từ 2003 đến tháng 7­2007: 1. Căn cứ  nhu cầu và năng lực đào tạo, xây dựng các kế  hoạch đào tạo nghề  của trường trong từng năm, từng thời kỳ. 2. Thực hiện đào tạo nghề  dài hạn, đào tạo nghề  ngắn hạn, bồi dưỡng nâng  cao trình độ nghề: a) Xây dựng chương trình đào tạo nghề  dài hạn, ngắn hạn theo quy định về  nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo nghề do Bộ Lao động Thương binh và Xã   hội ban hành; tổ  chức thực hiện khi được cơ  quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt   hoặc chấp thuận. b) Xây dựng và thực hiện chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ  nghề  cho   công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề do cơ  quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. c) Tổ chức biên soạn và duyệt tài liệu, giáo trình dạy nghề trên cơ sở thẩm định   của Hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng thành lập. 3. Tổ chức, quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng nghề; công nhận tốt nghiệp và  cấp bằng nghề, chứng chỉ  nghề, chứng nhận bồi dưỡng nghề theo quy định của Bộ  Lao động Thương binh và Xã hội. 4. Thực hiện việc tuyển sinh, giáo dục và quản lý học sinh; phối hợp với gia  đình học sinh và xã hội trong hoạt động giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục   lành mạnh. 3
  9. 5. Nghiên cứu  ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quá trình   đào tạo nghề. 6. Quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên. 7. Quản lý, sử dụng đất đai, trang thiết bị, các tài sản khác và tài chính theo quy  định của pháp luật. 8. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho dạy nghề; thực hiện các  dịch vụ  kỹ  thuật, chuyển giao công nghệ, tổ  chức sản xuất kinh doanh phù hợp với  ngành nghề đào tạo theo quy định của pháp luật. 9. Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, khoa học trong việc đào tạo, bồi   dưỡng nghề. 10. Tư vấn về học nghề và việc làm cho học sinh. 11. Tham gia phổ cập nghề cho người lao động; phối hợp làm công tác giáo dục  kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. 12. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan   quản lý cấp trên. 13. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. ­ Giai đoạn từ tháng 8­2007 đến nay: 1. Tổ  chức đào tạo nhân lực kỹ  thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ  ở trình   độ  trung cấp nghề, sơ  cấp nghề  nhằm trang bị  cho người học năng lực thực hành   nghề  tương xứng với trình độ  đào tạo, có sức khỏe, đạo đức nghề  nghiệp, ý thức tổ  chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả  năng tìm việc làm,   tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường lao   động. 2. Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu   dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo. 3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề. 4. Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp   bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã   hội. 4
  10. 5. Tổ chức huấn luyện An toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của Bộ  Lao động Thương binh và Xã hội. 6. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của Trường đủ về  số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô, trình độ  đào tạo theo quy định của pháp   luật. 7. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công   nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của   pháp luật. 8. Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề. 9. Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp. 10. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề  trong hoạt động dạy nghề. 11. Tổ  chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề  tham gia các   hoạt động xã hội. 12. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề,   nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính. 13. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên  quan của Nhà nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của  Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm  việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động  Thương binh và Xã hội. 14. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định  của pháp luật. 15. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. 16. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 2.4. Ngành nghề đào tạo ­ Hiện nay, nhà trường đã được cấp Giấy phép hoạt động dạy nghề  cho 11  nghề hệ trung cấp nghề và 23 nghề  hệ sơ cấp nghề cụ thể như sau: TT Nghề đào tạo Trình độ đào tạo 1  May thời trang Trung cấp nghề 2  Điện công nghiệp Trung cấp nghề 5
  11. 3  Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không  khí Trung cấp nghề 4  Công nghệ ô tô Trung cấp nghề 5  Cắt gọt kim loại Trung cấp nghề 6  Hàn Trung cấp nghề 7  Vận hành máy thi công nền Trung cấp nghề 8  Kỹ thuật xây dựng Trung cấp nghề 9  Kế toán doanh nghiệp Trung cấp nghề 10  Kỹ thuật chế biến món ăn Trung cấp nghề 11  Chăn nuôi gia súc, gia cầm Trung cấp nghề 12  Lái xe ô tô hạng B1, B2 Sơ cấp nghề 13  Lái xe ô tô hạng  C Sơ cấp nghề 14  Xây dựng dân dụng Sơ cấp nghề 15 Sửa chữa, bảo trì tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ Sơ cấp nghề 16 Sửa chữa, lắp đặt mạng cấp thoát nước gia đình Sơ cấp nghề 17 Điện dân dụng Sơ cấp nghề 18 May công nghiệp Sơ cấp nghề 19 Kỹ thuật chế biến món ăn Sơ cấp nghề 20 Nghiệp vụ bàn bar Sơ cấp nghề 21 Bán hàng và Maketing Sơ cấp nghề 22 Kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su Sơ cấp nghề 23 Sửa chữa cơ, điện nông thôn Sơ cấp nghề 24 Hàn điện Sơ cấp nghề 25 Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò Sơ cấp nghề 26 Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn Sơ cấp nghề 27 Kỹ thuật gia công bàn ghế Sơ cấp nghề 28 Chạm khắc con giống Sơ cấp nghề 29 Vận hành máy xúc, ủi Sơ cấp nghề 30 Quản lý điện nông thôn Sơ cấp nghề 31 Mộc dân dụng Sơ cấp nghề 32 Điện tử dân dụng Sơ cấp nghề 33 Kỹ thuật xây dựng Sơ cấp nghề 34 Sửa chữa máy nông nghiệp Sơ cấp nghề ­ Tháng 8/2014, nhà trường được bổ  sung thêm nhiệm vụ  bồi dưỡng, huấn   luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động. 6
  12. 2.5. Đội ngũ nhân sự Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên phục vụ của Trường được tuyển dụng   và bố  trí phù hợp với quy mô đào tạo trong từng giai đoạn khác nhau, luôn đảm bảo   tinh gọn và hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ. Tổng số CBGVNV hiện có là 63  người, trong đó có 50 giáo viên (kể cả giáo viên kiêm nhiệm), 100% đội ngũ giáo viên   đều đạt chuẩn theo quy định. Ngoài ra, Nhà trường đã hợp đồng thỉnh giảng với những   giáo viên có nhiều kinh nghiệm ở các trường uy tín.  Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ  chuyên môn, nghiệp vụ  cho   đội ngũ giáo viên, Nhà trường luôn chú trọng đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng  để mỗi giáo viên là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Hàng năm, Trường tổ  chức tuyển dụng nhằm tăng cường đội ngũ giáo viên, cán bộ  công nhân viên đối với   các vị  trí cần thiết nhằm đáp  ứng yêu cầu của nhiệm vụ  đào tạo theo nhu cầu phát  triển của thị trường. Luôn quan tâm cải tiến bộ máy tổ chức, đẩy mạnh công tác quản   lý trong các lĩnh vực đào tạo. Theo dõi và chấn chỉnh các hoạt động chuyên môn như  quản lý đào tạo, quản lý học sinh, quản lý tài chính, tài sản,…Thảo luận và ban hành,   điều chỉnh các quy chế nội bộ để làm cơ sở cho việc thực hiện công tác chuyên môn,   quyền lợi của người lao động, phúc lợi trong Trường như: Quy chế làm việc, Quy chế  thi đua khen thưởng, Quy chế dân chủ cơ sở, Quy chế công tác HSSV, Quy chế tuyển  sinh học nghề, Quy chế chi tiêu nội bộ.... Nhờ vậy, Nhà trường đã đưa ra được những   định hướng, cơ sở cho việc đánh giá thái độ  làm việc, tinh thần trách nhiệm của CB,   GV các phòng, khoa, tổ bộ môn trực thuộc.  2.6. Những thành tích nổi bật của trường Chặng đường hơn 10 năm xây dựng và phát triển, được sự  quan tâm của các  cấp, các ngành đặc biệt là Tổng cục Dạy nghề, UBND tỉnh, Sở LĐTB&XH. Cùng với  sự cố gắng nổ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên và giáo viên toàn Trường, hàng   năm Nhà trường đã được từng bước đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề,   đội ngũ cán bộ giáo viên tăng về số lượng cũng như chất lượng. Đến nay, Nhà trường   đã mở  được nhiều ngành nghề  đào tạo: hệ  trung cấp nghề  có 11 nghề; hệ  sơ  cấp  nghề  có 23 nghề. Quy mô tuyển sinh, cơ  cấu ngành nghề  của Trường tăng dần qua   hàng năm, đến năm học 2013 ­2014 đã nâng quy mô tuyển sinh hệ  trung cấp nghề là   7
  13. 550 học sinh. Học sinh tốt nghiệp ra trường bảo đảm chất lượng đào tạo, có kỹ năng   tay nghề tốt, được xã hội chấp nhận. Ngoài ra, Trường đã mở rộng các hoạt động đào   tạo, dịch vụ khác như: Đào tạo lái xe mô tô hạng A1, ô tô hạng B1, B2 và hạng C, dạy  nghề ngắn hạn cho nông dân và các đối tượng khác đa th ̃ ực sự đem lại hiệu quả thiêt́  thực cho xã hội. Những thành tích nổi bật đáng ghi nhận: ­ Nhà trường dưới sự lãnh đạo của Cấp uỷ, BGH nhà trường và sự phối hợp với   các tổ  chức Đoàn thể  đã tổ  chức tốt các hoạt động thi đua dạy tốt, học tốt, đảm bảo  quyền lợi cho người lao động, hoàn thành nhiệm vụ đào tạo và phát triển nhà trường.  Với những thành tích hoạt động trong thời gian qua, Nhà trường được tặng  Bằng khen  của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bằng khen của Bộ Giao thông vận tải. ­ Chi bộ nhà trường đã lãnh đạo đơn vị  hoàn thành tốt nhiệm vụ  chính trị. Chi   bộ  liên tục nhiều năm liền giữ  vững danh hiệu “Chi bộ  trong sạch vững mạnh” và  “trong sạch vững mạnh xuất sắc” được Đảng ủy các Cơ quan tỉnh Quảng Bình công  nhận và tặng Giấy khen. ­ Tổ  chức Công Đoàn hoạt động có hiệu quả cao, phát huy vai trò làm chủ  tập  thể  của người lao động, tham gia tích cực vào việc thực hiện quy chế  dân chủ  ở  cơ  sở, tổ  chức hoạt động phong trào nhằm thúc đẩy công tác dạy và học tập góp phần   hoàn thành nhiệm vụ chính trị tại đơn vị. Công Đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ  chức và thực hiện Nghị quyết hội nghị Cán bộ ­ viên chức hàng năm. Tổ chức tốt Đại   hội công đoàn, kết nạp đoàn viên mới, tham gia các phong trào văn nghệ, TDTT khối  các trường chuyên nghiệp trong tỉnh, quan tâm đến hoạt động của nữ  CBVC và các  cháu thiếu niên, nhi đồng, làm tốt công tác xã hội. Thực hiện phong trào thi đua sôi nổi   có hiệu quả. Đời sống CBVC ổn định; đặc biệt quan tâm đến số GV mới về Trường.   Nhiều năm liền tổ chức Công đoàn nhà trường được tặng bằng khen: “Có thành tích   trong công tác xây dựng Công đoàn cơ  sở  đạt vững mạnh xuất sắc ”; tập thể  và  nhiều đoàn viên được tặng Giấy khen trong các cuộc thi tìm hiểu về công đoàn và Bộ  Luật Lao động năm 2012 do công đoàn ngành tổ chức.  ­ Đoàn trường đã tập hợp được đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt  động khơi dậy tính sáng tạo và lý tưởng cách mạng. Với đặc điểm là đoàn viên, thanh   8
  14. niên phần lớn HSSV, nên các hoạt động của Đoàn đều hướng về  chủ  đề  HSSV học   tập, rèn luyện để ngày mai lập nghiệp. Thông qua các hoạt động nhằm giúp HSSV có  định hướng đúng trong học tập, rèn luyện đạo đức phẩm chất, tay nghề để  sau khi ra   trường tìm, tạo được việc làm ổn định. Đoàn trường cũng là lực lượng nồng cốt cùng   với Công đoàn tham gia các hoạt động ngoại khóa cho HSSV như  văn hóa văn nghệ,  TDTT, tham gia tốt công tác tình nguyện hè, giúp dân khắc phục hậu quả bảo lụt, hiến  máu nhân đạo hàng năm….Công tác  tập hợp TN,  giáo dục  truyền thống có những  chuyển biến tốt, tích cực. Đoàn trường luôn  đạt thành tích xuất sắc trong công tác   Đoàn và phong trào thanh niên do Trung  ương Đoàn, Tỉnh Đoàn Quảng Bình và Đoàn  Khối các cơ quan tỉnh phát động.  3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA TRƯỜNG  3.1. Cơ cấu tổ chức CHI BỘ  HỘI ĐỒNG TRƯỜNG TRƯỜNG CÔNG ĐOÀN,  CÁC HỘI ĐỒNG ĐOÀN THANH NIÊN BAN GIÁM HIỆU  TƯ VẤN KHOA PHÒNG  CƠ BẢN ĐÀO TẠO SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHÀ TRƯỜNG   PHÒNG  CÔNG TÁC HSSV   KHOA CƠ KHÍ    PHÒNG  H.CHÍNH­Q.TRỊ 9 KHOA  PHÒNG  ĐIỆN T.CHÍNH­KẾ TOÁN
  15.                     3.2. Danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nhà trường Năm  Chức danh,  Các bộ phận Họ và tên Học vị sinh chức vụ Dương Vũ Nhật  1973 ThS.Tự động hoá Hiệu trưởng  Đồng 1. Ban giám  hiệu Đoàn Hồng 1956 Cử nhân kinh tế Phó hiệu trưởng Nguyễn Xuân Hiếu 1973 ThS. Quản lý GD Phó hiệu trưởng 2. Các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn Dương Vũ Nhật  Chi bộ  1973 ThS. Tự động hoá Bí thư Đồng Công đoàn Đoàn Hồng 1956 Cử nhân kinh tế Chủ tịch ThS. LL&PPDH bộ  Đoàn Trường Phan Thanh Bình 1979 Bí thư môn KTCN 3. Trưởng các phòng chức năng 10
  16. Phòng Đào  Đoàn Thanh Tùng 1967 ThS. Quản lý GD Trưởng phòng tạo Phòng Công  Cử nhân kinh tế  Đoàn Xuân Nam 1976 Trưởng phòng tác HSSV LĐ Phòng Hành  Nguyễn Trường  1969 KS. XD Thủy lợi Trưởng phòng chính ­ QT Long Phòng Tài  ThS. Kinh tế phát  chính­ Kế  Đinh Thị Quỳnh Hoa 1975 Trưởng phòng triển toán 4. Trưởng các khoa Khoa Cơ bản Trần Thị Anh 1970 ThS. Quản lý GD Trưởng khoa ThS. Xây dựng  Khoa Cơ khí Hà Trí Dũng 1971 đường ô tô và  Trưởng khoa đường thành phố ThS. LL&PPDH bộ  Khoa Điện Nguyễn Trường Thi 1971 Trưởng khoa môn KTCN 3.3. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên  Tổng số CBGV ­ NV: 63 người, trong đó: Nam: 47 người; Nữ: 16 người.  3.4. Đội ngũ giáo viên ­ Giáo viên cơ hữu: 50  người, trong đó: Nam: 40 người; Nữ: 10 người.  ­ Giáo viên thỉnh giảng: 05 người  Giáo viên cơ hữu Trình độ đào tạo Nam Nữ Tổng số Thạc sĩ 7 3 10 Đại học 13 6 19 Cao đẳng Trung cấp Công nhân kỹ thuật 4/7 trở lên 20 1 21 Trình độ khác Tổng cộng 40 10 50 4. CÁC NGHỀ ĐÀO TẠO VÀ QUY MÔ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG 4.1. Các nghề đào tạo và quy mô tuyển sinh của trường theo Giấy chứng  nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đã được cấp. TT Tên nghề Quy mô đào tạo 11
  17. 2012 2013 2014 I. Hệ trung cấp nghề 585 585 585 1 May thời trang 60 60 60 2 Điện công nghiệp 120 120 120 3 KT máy lạnh & điều hòa không khí 40 40 40 4 Công nghệ ô tô 60 60 60 5 Cắt gọt kim loại 30 30 30 6 Hàn 30 30 30 7 Vận hành máy thi công nền 120 120 120 8 Kỹ thuật xây dựng 30 30 30 9 Kế toán doanh nghiệp 30 30 30 10 Kỹ thuật chế biến món ăn 35 35 35 11 Chăn nuôi gia súc, gia cầm 30 30 30 Hệ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3  II. tháng 1120 1120 1120 1 Lái xe ô tô hạng B1, B2 110 110 110 2 Lái xe ô tô hạng C 110 110 110 3 Xây dựng dân dụng 35 35 35 Sửa   chữa,   bảo   trì   tủ   lạnh   và   điều   hòa  35 35 35 4 nhiệt độ Sửa chữa, lắp đặt mạng cấp thoát nước  30 30 30 5 gia đình 6 Điện dân dụng 35 35 35 7 May công nghiệp 35 35 35 8 Kỹ thuật chế biến món ăn 35 35 35 9 Nghiệp vụ bàn bar 35 35 35 10 Bán hàng và Maketing 35 35 35 11 KT. trồng, chăm sóc và khai thác cao su 35 35 35 12 Sửa chữa cơ, điện nông nghiệp 35 35 35 13 Hàn điện 35 35 35 14 Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò 35 35 35 15 Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn 35 35 35 16 Kỹ thuật gia công bàn ghế 35 35 35 17 Chạm khắc con giống 35 35 35 18 Vận hành máy xúc, ủi 35 35 35 19 Quản lý điện nông thôn 35 35 35 20 Mộc dân dụng 35 35 35 12
  18. 21 Điện tử dân dụng 35 35 35 22 Kỹ thuật xây dựng 120 120 120 23 Sửa chữa máy nông nghiệp 120 120 120 Tổng cộng 1.705 1.705 1.705 4.2. Số lượng học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp (3 năm trước năm kiểm  định)              Năm Trình độ đào tạo 2011 2012 2013 1. Trung cấp nghề 329 353 316 2. Sơ cấp nghề 1.157 1.064 1.203 3. Liên kết đào tạo 55 55 - Đại học - Cao đẳng nghề - Trung cấp nghề 55 55 4. Loại hình khác (liệt kê chi tiết) Tổng cộng 1.486 1.472 1.574 5. CƠ SỞ VẬT CHẤT, THƯ VIỆN, TÀI CHÍNH. 5.1. Diện tích đất  ­ Tổng diện tích đất 62.033 m2,  trong đó: + Diện tích xây dựng: 6.807,2 m2 + Diện tích cây xanh, lưu không: 20.250 m2 5.2. Diện tích hạng mục và công trình Đang xây dựng Tổng  Đã xây  Thời  TT Hạng mục, công trình diện tích  dựng  Diện  gian  (m2) (m2) tích  hoàn  (m2) thành 1 Khu hiệu bộ (2 tầng) 328 328 2 Phòng học lý thuyết I (3 tầng)  582 582 Phòng học lý thuyết II (3 tầng) 1.504 2015 3 Xưởng thực hành 2.847 2.847 13
  19. 4 Khu phục vụ 8.319 8.319 4.1 Thư viện 192 192 4.2 Ký túc xá 487 487 4.3 Nhà ăn 290 290 4.4 Trạm y tế 4.5 Khu thể thao 7.350 7.350 5 Hội trường Đa chức năng 1.115 1.115 6 Ga ra máy công trình 590,8 590,8 7 Ga ra xe ô tô hạng B, C 260 260 8 Nhà xe cán bộ, HS 360 360 9 Sân thực hành lái xe ô tô 12.800 12.800 10 Bãi thực hành máy thi công nền 6.300 6.300 Tổng cộng 33.501,8 33.501, 1.504 8 5.3. Tổng số đầu sách trong thư viện của trường: 1082 quyển  Tổng đầu sách thuộc nghề đào tạo của Trường: 726 quyển 5.4. Tổng số máy tính của trường: 103 máy ­ Dùng cho văn phòng: 31 máy ­ Dùng cho học sinh học tập: 72 máy 5.5. Tổng kinh phí đào tạo trong 3 năm trở lại đây  ­ Năm 2011: 12.111.010.987 đồng ­ Năm 2012: 11.368.853.486 đồng ­ Năm 2013: 13.686.689.288 đồng 5.6. Tổng thu học phí (chỉ tính hệ chính quy) trong 3 năm trở lại đây:  ­ Năm 2011:    698.671.210 đồng ­ Năm 2012:    822.493.000 đồng ­ Năm 2013: 1.064.385.200 đồng 14
  20. PHẦN II: KẾT QUẢ TỰ KIỂM ĐỊNH CỦA TRƯỜNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Sự cần thiết của hoạt động tự kiểm định chất lượng dạy nghề  Trong quá trình phát triển nền kinh tế  thị  trường theo định hướng xã hội chủ  nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một yêu cầu bức xúc đặt ra là phải có   chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, cần thiết phải quy hoạch mạng lưới   dạy nghề  để  tăng nhanh số lượng, chất lượng lao động qua đào tạo nghề, triển khai   nguồn nhân lực xã hội và đào tạo nghề để tạo ra đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ  thuật cao đáp  ứng yêu cầu phát triển kinh tế  ­ xã hội trong giai đoạn mới hiện nay.   Tỉnh Quảng Bình có trên 68% lao động nông nghiệp chưa được đào tạo nghề. Để  người lao động có việc làm  ổn định, nhất thiết phải tiến hành đào tạo những ngành  nghề phù hợp cho người lao động ở nông thôn. Qua đào tạo nghề, người lao động có   cơ  hội tiếp thu khoa học kỹ thuật mới và nắm bắt điều kiện thuận lợi để  hội nhập  với nền kinh tế phát triển theo xu thế  của nền công nghệ  hiện đại. Vì vậy, kết quả  của công tác đào tạo nghề ở Quảng Bình là một trong những nhiệm vụ quan trọng để  đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; thực hiện công nghiệp hóa ­  hiện đại hóa của đất nước.  Nhìn chung, nhu cầu học nghề của học sinh và người lao động ngày càng tăng,   một số  trường và trung tâm dạy nghề  trên địa bàn Tỉnh hoạt động  ổn định và phát  triển; chất lượng đào tạo nghề  đã từng bước được củng cố, thực hiện đa dạng hóa   các loại hình đào tạo. Tuy nhiên, số lượng lao động được đào tạo trên còn quá ít so với   nhu cầu cung  ứng của thị  trường lao động trong Tỉnh. Do vậy, với số lượng chỉ tiêu   được phân bổ  và ngành nghề  đào tạo cho người lao động của Quảng Bình trong thời   gian qua còn quá ít, số cơ  sở dạy nghề  lại thiếu, không đủ  năng lực thu nhận số  lao   động vào học nghề  so với nhu cầu thực tế  hiện nay. Các trường, trung tâm đào tạo  15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2