intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học: "HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC HỆ THỐNG THỂ CHẾ VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

150
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt: Bài báo đề cập tới hiện trạng về thể chế an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam cũng như vai trò của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (UBATGTQG) và Ban An toàn Giao thông (BATGT) tại các cấp, từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quản lý của nhà nước trong lĩnh vực an toàn giao thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học: "HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC HỆ THỐNG THỂ CHẾ VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM"

  1. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC HỆ THỐNG THỂ CHẾ VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM ThS. NGUYỄN THỊ THANH HOA Bộ môn Quy hoạch & Quản lý GTVT Viện Quy hoạch & Quản lý GTVT Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài báo đề cập tới hiện trạng về thể chế an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam cũng như vai trò của Ủy ban A n toàn G iao thông Q uốc gia (UBATGTQG) và Ban An toàn G iao thông (BATGT) tại các cấp, từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quản lý của nhà nước trong lĩnh vực an toàn giao thông. Summary: This paper presents the current situation of road traffic safety in Vietnam as well as the role of National Traffic Safety Committee (NTSC) and the Traffic Safety Board at the lower administrative levels. From there, the author proposes some oriented measures in to improve the capacity of State management in traffic safety field. I. GIỚI THIỆU Trong hai thập kỷ đổi mới, cùng với những thành tự về phát triển kinh tế là sự gia tăng về CT 2 thu nhập và mức độ sở hữu và sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt là xe máy và xe ô tô con cũng như hệ thống hạ tầng giao thông vận tải. Tuy nhiên trình độ quản lý và trình độ tham gia giao thông của người dân lại chưa phát triển tương xứng là nguyên n h ân cơ bản khiến cho số lượng và mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông tăng nhanh. Ngày nay, tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng gây tổn thất lớn về sinh mạng và tài sản của người dân và tổ chức. Theo số liệu thống kê chính thức, mỗi năm có hàng ngàn người chết và hàng chục ngàn người bị thương do tai nạn giao thông gây nên (hình 1). Những thiệt hại do TNGT gây nên đã thực sự trở thành vấn đề nhức nhối hàng ngày của người dân, các tổ chức và chính quyền các cấp. Chính sách đảm bảo an toàn giao thông đã và đang dần trở thành trọng tâm của quá trình quản lý và phát triển hệ thống giao thông vận tải nước ta. Đến nay, chính phủ trung ương và chính quyền các cấp đã có rất nhiều chính sách và giải pháp khác nhau nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Trong đó, việc hình thành nên hệ thống thể chế về đảm bảo ATGT được xem là một trong những giải pháp xương sống nhằm hình thành nên bộ máy chuyên trách và hành lang pháp lý cần thiết làm nhiệm vụ tham mưu về chính sách đồng thời trực tiếp triển khai công tác đảm bảo ATGT. Kể từ thời điểm thành lập UBATGT quốc gia, theo quyết định số 917/1997/QĐ - TTg ngày 29/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống cơ quan chuyên trách về ATGT đã được hình thành ở 3 cấp, từ trung ương, cấp tỉnh/thành phố, đến cấp huyện. Đồng thời, vai trò, trách nhiệm và ngân sách dành cho hoạt
  2. Tai nạn T.vong Bị thương 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 Số lượng 0 2005 2006 1998 1999 2000 2001 2002 2004 1992 1993 1994 1995 1996 1997 2003 1990 1991 Năm Hình 1. TNGT đường bộ ở Việt Nam (1990-2006) CT 2 Nguồn: Uỷ ban ATGT quốc gia (NTSC) Bên cạnh đó, có một thực trạng là mặc dù UBATGT Q uốc gia và Ban ATGT các cấp đã hình thành nhưng về chức năng, cơ cấu tổ chức, nhân sự cũng như cơ chế ra quyết định, các chính sách và thủ tục để đảm bảo cho các cơ quan này hoạt động một cách có hiệu quả còn chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng ngân sách dành cho ATGT thì rất lớn nhưng chi tiêu thực sự để cải thiện an toàn giao thông lại rất hạn chế. Có nhiều tỉnh, hàng năm chỉ giải ngân được từ 20 đến 25% ngân sách dành cho ATGT. Điều này cũng xảy ra ngay cả đối với UBATGT Quốc gia. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống thể chế về ATGT từ cấp trung ương đến cấp địa phương chính là một vấn đề bức xúc đói với chính phủ và chính quyền địa phương. Đồng thời, đây cũng chính là một câu hỏi nghiên cứu đòi hỏi những nỗ lực nghiêm túc để có thể trả lời một cách thấu đáo. Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả muốn trình bày những nỗ lực ban đầu nhằm khởi động một quá trình nghiên cứu về nâng cao năng lực hệ thống thể chế về ATGT. II . KHUNG THỂ CHẾ AN TOÀN GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM 2 . 1. Cơ cấu tổ chức về ATGT 2 .1.1. Khung cơ cấu thể chế và phân công nhiệm vụ Trên cơ sở quyết định số 917/1997/QĐ - TTg ngày 29/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ
  3. CT 2 Thủ tướng Chủ tịch (Bộ trưởng Bộ GTVT) tham gia. UB ANGTQG Phó chủ tịch (Thứ trưởng Bộ Công an) Ủy viên Ủy ban An toàn giao thông quốc gia định được thực hiện. Bộ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Phó Chánh UV Thứ Bí thư Cục trưởng trưởng trưởng trưởng trưởng trưởng trưởng trưởng Tổng VPTT UBTƯ trưởng TW trưởng Bộ Bộ Bộ Bộ Bộ tài Bộ Tư Bộ GD Bộ Y cục UBAT MT Bộ Đoàn Cục quốc TNCS CSGT GTVT Công GTVT chính pháp ĐT tế trưởng GTQG TQVN VHTT TCCS HCM ĐB-ĐS an phòng Ủy viên ban Thường trực UBATGTQG Phó Chánh Cục Phó C ục Phó C ục Phó Trưởng Cuc Cục Cục Phó Phó Phó VT Vụ Tổng VPTT trưởng cục trưởng cục trưởng Cục ban trưởng trưởng trưởng trưởng cục Vụ trưởng cục UB cục trưởng cục trưởng cục trưởng ATHK cục cục CS cục ban trưởng Công vụ vận trưởng ATGT CSGT cục ĐKVN cục Đ.Sắt cục cục QLX QLHC CS phong Cục tác SV tải Bộ Đ.Sông về tham TCCS QG ĐB-ĐS CSGT VN HHVN HKVN M Bộ trào ĐBVN Bộ GD- GTVT UBTƯ Đ.thủy VN QP TTXH mưu ĐT MTTQ Báo Bạn đường (~30-35 người) Văn phòng thường trực (~09-10 người) Ban QLDA ATGT (~35-40 người) Ban An toàn giao thông 64 tỉnh, Thành phố trực thuộc TW Ban ATGT Đại Trưởng ban: Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW phương Phó ban thường trực, phó ban: Lãnh đạo Sở GTVT/GTCC/Sở Công an tỉnh, Thành phố Thành viên: Lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành có liên quan Cơ quan thường trực: Văn phòng thường trực Hình 2. Khung cơ cấu các tổ chức liên quan đến ATGT tại Việt Nam Ban An toàn giao thông Quận huyện trách nhiệm trong hệ thống thể chế về an toàn giao thông có thể mô tả khái quát như sau: Ban An toàn giao thông phường xã qua các cơ quan chức năng của mình đảm bảo các hoạt động và các chức năng, nhiệm vụ quy [2]. Bộ GTVT: chức năng và nhiệm vụ của Bộ GTVT là lập chiến lược và chính sách và [1]. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về công tác đảm bảo ATGT trên toàn lãnh Về phân công thổ Việt Nam và trong các hoạt động GTVT quốc tế có phương tiện của nước CHXH Việt Nam
  4. [3]. Bộ Công an (Tổng cục Cảnh sát) a. Cơ quan cảnh sát giao thông sắt bộ: chịu trách nhiệm về quản lý, theo dõi tai nạn giao thông đường sắt đường bộ, và cưỡng chế thi hành các quy định, quy tắc giao thông đường sắt đường bộ. b. Cơ quan cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội: chịu trách nhiệm về quản lý ngăn chặn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, xây dựng trái phép, ngăn chặn đua xe trái phép. c. Cơ quan cảnh sát điều tra chịu trách nhiệm về điều tra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. [ 4 ]. Uỷ ban ATGTQG chịu trách nhiệm phối hợp công tác an toàn giao thông và báo cáo Chính phủ tình hình an toàn giao thông trên toàn quốc. [ 5 ]. Bộ Giáo dục và Đào tạo: chịu trách nhiệm giáo dục và phổ biến luật và các quy định về an toàn giao thông tại các trường học và đại học. [ 6 ]. Bộ Y tế: chịu trách nhiệm cấp cứu, chữa trị những người bị thương do tai nạn giao thông. [ 7 ]. Bộ Kế hoạch - Đầu tư: chịu trách nhiệm về lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm cả cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và phương tiện vận tải. [ 8 ]. Tổng cục Thống kê: chịu trách nhiệm thu thập, quản lý, theo dõi toàn bộ số liệu thống kê. CT 2 [9]. Bộ Tài chính: chịu trách nhiệm về việc cấp vốn, quản lý nguồn thu từ thuế, phí, phụ phí, tiền phạt (bao gồm cả các khoản từ ngành GTVT). [10]. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: chịu trách nhiệm phối hợp với các tổ chức khác trong việc tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật về an toàn giao thông tới mọi tầng lớp nhân dân để mọi người biết và thực hiện. [1 1 ]. Đoàn Thanh niên CS HCM: chịu trách nhiệm huy động lực lượng thanh niên tham gia phong trào trật tự an toàn giao thông. [1 2 ]. Bộ Tư pháp: là cơ quan quản lý nhà nước về pháp luật [13]. Bộ Quốc phòng: chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn phương tiện giao thông do Quân đội quản lý. [1 4 ]. Uỷ ban ND các TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng: chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước trong lĩnh vực GTVT và trật tự ATGT trên địa bàn. [1 5 ]. Ban ATGT các tỉnh thành phố chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo tỉnh/thành phố về vấn đề an toàn giao thông tại địa phương. [1 6 ]. Sở GTCC/GTVT: chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về các vấn đề cơ sở hạ tầng
  5. [1 7 ]. Cảnh sát giao thông địa phương chịu trách nhiệm cưỡng chế thi hành các quy định, quy tắc giao thông, giải quyết các vụ tai nạn giao thông, thu thập các số liệu về tai nạn giao thông tại địa phương và lập báo cáo. Một số cơ quan có liên quan khác có trách nhiệm cụ thể liên quan tới an toàn giao thông. 2 .1.2. Vai trò của Ủ y ban ATGT và Ban ATGT cấp tỉnh Để đảm bảo việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, ban, ngành khác nhau về đảm bảo ATGT, UBATGT Quốc gia và Ban ATGT cấp tỉnh được hình thành như một cơ quan thường trực về ATGT. Căn cứ vào quyết định số 917/1997/QĐ - TTg ngày 29/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ, UBATGT có chức năng và nhiệm vụ cơ bản như sau: [1]. Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông do các Bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ. [2]. Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp liên ngành nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tổ chức phối hợp các ngành, các địa phương thực hiện các biện pháp được duyệt. [3]. Tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quan Trung ương, các tổ chức có liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện các văn bản quy phạm CT 2 pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa và hàng không (gọi tắt là trật tự an toàn giao thông). [4]. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tuyên truyền và phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông và giáo dục ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đó. [5]. Tổ chức phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra việc thực hiện các quy định về trật tự an toàn giao thông. [6]. Đôn đốc các ngành, địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông ở những địa bàn giao thông phức tạp. [7]. Tổ chức việc phối hợp các ngành, các cấp khắc phục khẩnn cấp hậu quả những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. [8]. Tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa Thanh tra giao thông các cấp (ở Trung ương và các địa phương) với các lực lượng Cảnh sát nhân dân trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước. [9]. Tổng hợp tình hình trật tự an toàn giao thông trong cả nước và thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
  6. [10]. Được phép thiết lập quan hệ và hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm và hợp tác về khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Chức năng, nhiệm vụ của Ban ATGT cấp tỉnh cũng tương tự như của UBATGT Quốc gia nhưng chỉ giới hạn trong khuôn khổ địa giới hành chính của tỉnh. Bên cạnh đó, Ban ATGT cấp tỉnh không có chức năng quan hệ quốc tế. 2.2. Luật lệ và chính sách Ngoài những quy định về chức năng, nhiệm vụ trong quyết định thành lập UBATGT Quốc gia và Ban ATGT cấp tỉnh, trong các Luật và văn bản dưới luật về Giao thông Vận tải hiện hành không đưa ra một quy định nào mang tính pháp lý về chức năng, nhiệm vụ cũng như quyền hạn của UBATGT quốc gia và Ban ATGT cấp tỉnh. Điều này cho thấy, trong hệ thống hành chính Việt Nam, UBATGT quốc gia chỉ giữ vai trò của một cơ quan điều phối và trao đổi thông tin. Vai trò tư vấn (tham mưu) cho Chính phủ (chính quyền các cấp) của các cơ quan này không được quy định bởi văn bản luật cũng như không có hướng dẫn bởi bất kỳ văn bản dưới luật nào. Điều này dẫn tới hiện tượng là mặc dù có tổ chức và ngân sách nhưng không có cơ chế nào cho phép UBATGT quốc gia và Ban ATGT các cấp có được lực lượng chuyên trách về chuyên môn đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ của mình. Hiện nay, tại một số nước trên thế giới như Nhật Bản hay Trung Quốc đã có những phân tách riêng biệt về luật giao thông đường bộ và luật an toàn giao thông. Luật giao thông đường bộ được hiểu như là những quy định nguyên tắc cơ bản hướng dẫn việc tham gia giao thông còn CT 2 Luật về an toàn giao thông là những quy định đảm bảo cho vấn đề an toàn giao thông như bắt buộc đội mũ bảo hiểm, không sử dụng điện thoại khi đang tham gia giao thông, thắt dây lưng an toàn khi sử dụng ôtô... Việc xây dựng riêng chính sách về Luật an toàn giao thông một cách đầy đủ và phù hợp sẽ nâng tầm cao về nhận thức cho người dân về ý thức an toàn giao thông và mang tính cưỡng chế cao hơn. Đồng thời, với việc có được những Bộ luật riêng về ATGT, UBATGT quốc gia và cấp thấp hơn ở các nước này có cơ sở pháp lý cao nhất để hình thành nên một cơ cấu tổ chức và bộ máy hoàn chỉnh cũng như các cơ chế, quy trình thủ tục cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông vận tải. Việt Nam trong giai đoạn hiện nay còn nhiều vấn đề hoàn thiện về luật lệ và hệ thống pháp lý do vậy với chính sách bổ sung và điều chỉnh trong giai đoạn tiếp theo một cách kịp thời sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với vấn đề an toàn giao thông 2.3. Đánh giá tổng quan về khung thể chế an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam 2.3.1. Ưu điểm Khung thể chế an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam hoạt động theo cơ chế hệ thống đồng bộ. Cơ chế hoạt động này có ưu điểm đáng kể như: việc thực hiện các chương trình/hành động an toàn giao thông mang tính đồng bộ, thống nhất, liên thông, kết hợp nhiều sự tham gia
  7. 2.3.2 Hạn chế Tuy nhiên, với cơ chế trên, tính hiệu quả từ việc liên thông, đồng bộ sẽ bị ảnh hưởng nếu chỉ cần một mắt xích trong cơ cấu tổ chức hoạt động yếu kém. Trong thực tế, hệ thống thể chế về ATGT ở nước ta còn đang có những hạn chế cơ bản như sau: [1]. Thiếu cơ sở pháp lý đủ mạnh đảm bảo khả năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan ATGT (UBATGT quốc gia, Ban ATGT cấp tỉnh, Huyện), [2]. Nguồn nhân lực an toàn giao thông còn hạn chế về số lượng và năng lực [3]. Xét theo chức năng ban hành đối với Ủy ban ATGT và Ban ATGT tại địa phương cho thấy Ủy ban ATGTQG chủ yếu đứng trên cương vị là cơ quan phối hợp chứ chưa đóng vai trò chủ đạo quản lý nhà nước về an toàn giao thông. Cho tới nay chưa có một cơ quan duy nhất nào chịu trách nhiệm về công tác quản lý này mà bao gồm một số cơ quan. Với đặc điểm như vậy, sẽ dẫn đến tình trạng không quy kết được trách nhiệm cuối cùng về cơ quan nào, không bảo đảm được tính hiệu quả triệt để trong khâu thực hiện triển khai các hoạt động chương trình an toàn giao thông [4]. Các tổ chức ATGT tại cấp tỉnh khác ngoài các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... vẫn chưa được chú trọng và xây dựng phù hợp đáp ứng tình hình thực tế: về cơ cấu tổ chức, hầu hết các thành viên của Ban ATGT là lãnh đạo của Sở GTVT/Sở GTCC, Công an tỉnh, Sở GD&ĐT, Sở Y tế v.v… Nhưng trong thực tế, hầu hết lực luợng nhân sự về an CT 2 toàn giao thông là rất yếu, thậm chí ở các tỉnh còn chưa có những cán bộ trong biên chế làm cố định thời gian trong Ban. [5]. Chưa có cơ chế huy động sự tham gia tư vấn và hợp tác của lĩnh vực tư nhân/cộng đồng trong thể chế an toàn giao thông III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC HỆ THỐNG THỂ CHẾ Ở VN Đối với tình hình thực tế về an toàn giao thông tại Việt Nam hiện nay thì khung cơ cấu tổ chức an toàn giao thông như hiện nay là tương đối mỏng về lượng và cần nâng cao về chất. Cần có sự chú trọng hơn nữa đến các cấp địa phương khác tránh tình trạng tập trung chủ yếu cho các thành phố lớn để rồi tái diễn tình trạng tương tự đối với các tình thành khác tương tự các thành phố lớn như hiện tại trong tương lai. Do vậy, để đảm bảo tính bền vững của việc phát triển an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam nên nhanh chóng đưa ra một số định hướng cơ bản như sau sau: [1]. Hình thành các Luật và văn bản dưới luật dành riêng cho công tác đảm bảo an toàn giao thông vận tải. [2]. Điều chỉnh vai trò, chức năng của UBATGT Quốc gia và Ban ATGT cấp tỉnh như một
  8. [3]. Đầu tư thích đáng để phát triển cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho UBATGT Quốc gia và Ban ATGT cấp tỉnh nhằm đảm bảo khả năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. [4]. Hình thành cơ chế huy động sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách về ATGT. III. KẾT LUẬN Việc hoàn thiện hệ thống thể chế về ATGT từ cấp trung ương đến cấp địa phương chính là một vấn đề bức xúc đ ố i với chính phủ và chính quyền địa phương. Đồng thời, đây cũng chính là một câu hỏi nghiên cứu đòi hỏi những nỗ lực nghiêm túc để có thể trả lời một cách thấu đáo. Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả muốn trình bày những nỗ lực ban đầu nhằm khởi động một quá trình nghiên cứu về nâng cao năng lực hệ thống thể chế về ATGT. Trước tiên là một phân tích về hiện trạng khung thể chế an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam sau đó là một vài gợi ý ban đầu về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống này. Ở đây, tác giả muốn nhấn mạnh rằng những giải pháp trình bày ở đây mới chỉ dừng lại ở mức độ những định hướng chung nhất thông qua các công cụ đánh giá định tính. Những nội dung cụ thể về quá trình áp dụng, những kết quả đánh giá định lượng sẽ còn chờ đợi những nỗ lực nghiên cứu tiếp theo và sẽ được công bố trong những lần sau. CT 2 Tài liệu tham khảo [1]. Quyết định số 917/1997/QĐ - TTg ngày 29/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập UBAT GT quốc gia. [2]. Báo cáo Nghiên cứu Quy hoạch an toàn giao thông đường bộ Việt Nam (JICA - UBATGTQG, 2008). [3]. Lệnh của Chủ tịch nước số 07/2001/L - CTN ngày 12/7/2001 về việc công bố luật Luật giao thông đường bộ Việt Nam, Luật số 26/2001/QH10. [4]. Luật của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 23/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về Giao thông Đường thủy nội địa. [5]. Bộ Luật Hàng Hải của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 40/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. [6]. Luật Đường Sắt của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 35/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. [7]. Luật Hàng Không Dân dụng của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006. [8]. Các quyết định của UBND tỉnh Hà Nam, Gia Lai, Quảng Trị... về việc kiện toàn Ban ATGT cấp tỉnh theo chỉ đạo của công văn số 160/UBATGTQG ngày 22/7/1998, số 251/UBATGTQG ngày 27/12/2002 của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia♦
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2