Báo cáo: Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Trung Quốc
lượt xem 88
download
Trung Quốc là nước có diện tích rộng lớn với 9.571.300 km2, dân số đạt 1.341.000.000 người cuối năm 2010 và được coi là cái nôi của nền nông nghệp thế giới. Sau khi thực hiện cải cách thể chế quản lý kinh doanh nông thôn và cải cách thể chế lưu thông nông sản phẩm, thủ tiêu chế độ mua bán thống nhất, dần dần mở rộng giá cả nông sản phẩm, nới rộng kinh doanh nông sản phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Trung Quốc
- Tiểu luận kinh nghiệm phát triển nông thôn của Trung Quốc
- Mục Lục
- Trung Quốc là nước có diện tích rộng lớn với 9.571.300 km2, dân số đạt 1.341.000.000 người cuối năm 2010 và được coi là cái nôi của nền nông nghệp thế giới. Sau khi thực hiện cải cách thể chế quản lý kinh doanh nông thôn và cải cách thể chế lưu thông nông sản phẩm, thủ tiêu ch ế độ mua bán th ống nh ất, dần dần mở rộng giá cả nông sản phẩm, nới rộng kinh doanh nông sản phẩm, nông nghiệp Trung Quốc đã thoát khỏi sự ràng buộc của kinh tế kế hoạch truyền thống, mở rộng cánh cửa thị trường hàng hoá nông nghiệp. Cải cách nông nghiệp của Trung Quốc về cơ bản đã giải phóng cho đại bộ ph ận nông dân, điều động đầy đủ tính tích cực của người nông dân, s ản xu ất nông nghi ệp không ngừng phát triển đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia, đồng thời mức sống của nông dân được nâng cao rõ rệt.
- Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc đã có những bước thay đổi to lớn và đáng kể trong quá trình phát triển, có được điều này phải k ể đ ến chính sách “Tam nông” được hình thành trong chiến lược phát triển nông thôn của Trung Quốc. Vấn đề “Tam nông” được hiểu là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là tên chung của hàng loạt vấn đề kinh tế xã hội mà t ự nó sinh ra. Chính sách “Tam nông” cần giải quyết tốt các vấn đề đó là tăng thu nh ập cho ng ười dân, tiêu thụ hàng hóa nông sản, ổn định xã hội nông thôn. Do vậy quan điểm chính sách phát triển nông thôn được xác định như sau: ủng hộ tích cực với chính sách phát triển nông thôn, khống chế ổn định giá cả nông s ản, th ực ph ẩm, hỗ trợ nông nghiệp, tăng cường đầu tư cho nông thôn; quan tâm tầng lớp nông dân ra thành thị làm việc, đảm bảo xã hội, giáo dục để cân bằng đãi ng ộ, ổn định cuộc sống; về xã hội xóa chế độ hộ khẩu nông thôn, tạo đi ều ki ện cho nông dân di cư và sinh sống tại đô thị; đảm bảo công bằng, an sinh xã hội cho người già yếu, tàn tật ở nông thôn, bảo vệ tầng lớp dễ tổn thương nhất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập. Theo Giáo sư Lục Học Nghệ nói: ở Trung Quốc, nông dân bị coi là nhóm người yếu thế, thể hiện ở việc hiện nay quyền tài sản ở nông thôn v ẫn ch ưa rõ ràng, nông dân không có quyền bảo vệ ruộng đất khoán, th ậm chí nhà ở c ủa mình. Bởi vì ruộng đất có thể bị trưng dụng bất cứ lúc nào, nhà cửa của chính mình có thể bị di dời để giải phóng mặt bằng bất cứ lúc nào. Bởi lẽ đất ở thuộc sở hữu tập thể, nông dân không có quyền thế chấp để vay ngân hàng. Do vậy, phải đặt nông dân là chủ thể trong “Tam nông” mới có thể đề ra được các quyết sách, tìm ra được các giải pháp đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trên quan điểm này, chính phủ Trung quốc đã đầu tư lớn vào nông thôn về xã hội, y tế, đối tượng người già, người không có sức lao động trong thời gian gần đây. Quan điểm chỉ đạo phát triển xã h ội hài hòa,
- trên cơ sở giữa nông thôn và đô thị. Hiện nay, có thể nói ở Trung Quốc chính sách “Tam nông” bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử, sản xuất lương thực tăng hàng năm, thu nhập của nông dân tăng, nông thôn phát triển toàn diện, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn không ngừng cải thi ện, các h ạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được nh ững bước đột phá quan trọng.
- 1.chính sách tam nông của Trung Quốc có từ khi nào? Thực ra một số địa phương đã thực hiện thí điểm chính sách tam nông mới (nông thôn, nông nghiệp, nông dân – NV) từ năm 1995 nhưng đến năm 1997 thì trung ương chính thức có văn kiện quy định cụ thể hơn về h ệ th ống chính sách với vấn đề tam nông. Tuy chính sách tam nông được cụ th ể hóa từ năm 1997 nhưng trên thực tế vấn đề tam nông đã tồn tại và phát triển từ năm 1949, khi nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. Cải cách ở nông thôn diễn ra sôi nổi từ khi thực hiện chính sách khoán h ộ. Tuy nhiên, chính sách này đã bộc lộ nhiều bất cập, “cơ chế khoán” dẫn đến người dân phải đóng góp quá nhiều. Đến năm 1997, nhiều địa phương có hiện tượng phổ biến lao động nông nghiệp bỏ đồng ruộng đi ra thành thị. Trung ương đã có những chính sách mới để góp phần giảm nhẹ đóng góp cho nông dân và ổn đ ịnh tình hình. Nông thôn mới xã hội chủ nghĩa” là một khái niệm được Trung ương Đảng cộng sản và Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc nêu rõ trong “bản tài liệu số 1” được công bố tháng 3.2006. Đây cũng là nhiệm vụ chính của kế hoạch năm năm 2006 – 2010 của Trung Quốc với phương châm “cho nhiều, lấy ít, nuôi sống Nhà nước Trung Quốc có những giải pháp cụ thể nào? Nhà nước Trung Quốc đã đầu tư, hỗ trợ cho tam nông với tổng s ố ti ền h ơn 700 triệu NDT. Mặc dù có thay đổi diện mạo, cũng nh ư mức s ống nh ưng so với đ ời sống nông dân Anh, Mỹ thì vẫn còn thấp. Chính phủ đã đề ra chiến l ược đ ến
- năm 2020, thu nhập của nông dân Trung Quốc sẽ tăng gấp hai lần so với năm 2008 (năm 2008, thu nhập bình quân là 5.000 NDT/người/năm). Ngoài ra, đ ến năm 2020 sẽ bình đẳng về y tế, giáo dục, dưỡng lão trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, đối với vấn đề tam nông, nhà nước ít khi dùng ch ỉ th ị mà chuy ển sang thương lượng dân chủ để nông thôn phát triển tuỳ theo khả năng và đặc điểm riêng, nhà nước chỉ hỗ trợ bằng các dự án. Trong kế hoạch năm năm, có đề ra bảy nhiệm vụ chính để tăng lợi nhuận cho nông dân và 32 bi ện pháp có l ợi cho nông dân để phát triển nông nghiệp hiện đại. hơn vào nông nghiệp, ngân sách cho phát triển nô Có thể điểm qua một số nội dung chính của các giải pháp đó là: nhà nước đầu tư nhiều ng thôn tăng lên. Sự phân phối thu nhập quốc dân sẽ được điều chỉnh để cho việc tiêu thụ thuế, đầu tư ngân sách, tài s ản cố đ ịnh và tín d ụng s ẽ tăng cho nông nghiệp và nông thôn. Phần lớn trái phiếu, vốn ngân sách s ẽ đi v ề phát triển nông thôn. Đặc biệt, đầu tư để cải tiến sản xuất và đi ều ki ện s ống s ẽ tr ở thành một luồng ổn định để tăng vốn cho xây dựng. Phí thu từ sử dụng đất s ẽ được dùng chủ yếu vào các dự án phát triển đất nông nghi ệp nh ỏ và b ảo v ệ tài nguyên nước. Chính phủ sẽ ưu tiên xây dựng các cơ sở hạ tầng cấp thiết cho đời sống nông dân. Nếu giải quyết những vấn đề này triệt để thì ch ất l ượng sống giữa nông thôn và thành thị không khác nhau là mấy… Nội dung Về cơ sở hạ tầng. Thuế vào việc sử dụng đất canh tác sẽ tăng lên và nhiều thứ thuế mới sẽ được áp dụng trong phát triển nông thôn. Sẽ có các quy định để bảo đảm và điều tiết thu nhập thuế đất cho việc phát triển đất nông nghiệp. Phí thu từ sử dụng đất sẽ được dùng chủ yếu vào các dự án phát tri ển đất nông nghiệp nhỏ và bảo vệ nước.
- Chính phủ sẽ ưu tiên xây dựng các hạ tầng cơ sở cần cấp thiết cho đời s ống nông dân. Chương trình nước sạch sẽ được thực hiện nhanh hơn, trước hết ở các vùng nước bị ô nhiễm. Năng lượng sạch sẽ được áp dụng rộng rãi. Mạng lưới điện nông thôn sẽ được nâng cấp. Xây dựng đường nông thôn sẽ đ ược xúc tiến. Về chính sách. Hệ thống hỗ trợ nông nghiệp và nông dân sẽ được bảo đảm và củng cố bằng cách tăng hỗ trợ trực tiếp. Hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất lương thực ở các vùng trồng lương thực sẽ được tăng lên 50 % của quỹ rủi ro lương thực vì đây là công cụ quan trọng nhất để giữ giá lương thực. Ngoài ra còn hỗ trợ cho việc mua hạt giống chất lượng cao và máy nông nghiệp. C ần xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh cung cấp vật tư và bảo vệ th ị trường đ ể bảo đ ảm quyền lợi cho nông dân sản xuất lương thực. Cần có biện pháp để liên tục có thể làm tăng thu nhập của nông dân vì đây là cơ sở kinh tế của nông thôn mới. Việc chuyển lao động nông thôn cũng được chú ý. Phải dỡ bỏ các rào cản của việc di cư của lao động nông nghiệp đến thị trường lao đông đô thị. D ần dần xây dựng bảo hiểm xã hội cho lao động di cư. Bảo hiểm lao động phải bao gồm cả lao động di cư. Phải nghiên cứu bảo hiểm xã hôi cho lao động di cư. Về giáo dục nông thôn. Chính phủ sẽ cố gắng để áp dụng giáo dục bắt buộc 9 năm cho học sinh nông thôn và giảm dần gánh n ặng giáo d ục. H ọc sinh ở mi ền tây được miễn học phí. Từ năm 2006. Con em các gia đình nghèo sẽ được phát sách giao khoa miễn phí và được phụ cấp ăn ở. Từ 2008 sẽ mở rộng ra cho t ất cả các vùng nông thôn. Nhà nước sẽ đầu tư nâng cấp các tr ường nông thôn. Nông dân phải được đào tạo để nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý kinh tế. Phải tiếp tục đào tạo nông dân ở nông thôn và cả nông dân di cư ra đô thị. Một cơ chế đào tạo hướng thị trường sẽ được xây dựng.
- Về bảo hiểm xã hội . Chính phủ sẽ xây dung hợp tác xã chăm sóc y tế với s ự hỗ trợ của ngân sách và sẽ mở rộng năm 2008. Nhà nước sẽ đầu tư nâng cấp cơ sử hạ tầng y tế ở nông thôn. Bảo hiểm xã hội ở nông thôn sẽ được phát triển dần. Chương trình kế hoạch hoá gia đình sẽ được phát triển. Sẽ tăng trợ c ấp khó khăn cho nông thôn. Về cải cách tài chính. Khoảng 10 biện pháp cải cách tài chính được nêu ra. Phải xây dựng các thể chế tài chính cộng đồng, có kiểm soát bhặt ch ẽ. Các tổ chức tài chính phải dành một tỷ lệ vốn mới cho kinh tế nông thôn. Sẽ thí nghiệm bảo hiểm nông thôn. Phải mở rộng tín dụng có thế chấp cho hộ nông dân và doanh nghiệp. Về chức năng chính phủ. Chính quyền cấp xã sẽ được phát triển để tạo điều kiện cho việc đầu tư, sản xuất. Cải tiến chế độ thuế ở nông thôn. Đ ặt tài chính của các huyện dưới sự kiểm soát của chính quyền huyện. Về môi trường. Cần chú ý hơn vào quy hoạch làng và khu dân cư. Hiện nay có nhu cầu phải quy hoạch lại nông thôn để xây dựng một xã h ội khá gi ả. Phải bảo vệ đất xây dựng ở nông thôn. Nhà nước sẽ giúp nông dân miễn phí trong việc bố trí lại nhà cửa. Bảo đảm quyền lợi cho nông dân ra đô thị làm thuê . Hiện nay ở nông thôn TQ có 320 triệu lao động nông nghiệp, trồng trọt cần 150 tiệu, các ngành nông nghiệp khác cần 20 triệu, còn thừa 150 triệu. Tiền do lao động làm thuê ở đô th ị rất quan trọng đối với thu nhập ở nông thôn. Chính ph ủ đã giao cho các b ộ gi ải quyết các vấn đề hợp đồng lao động, mức lương, môi trường lao đ ộng, giáo dục của con em họ, bảo hiẻm y tế cho lao động ra đô thị. Để thực hiện nhiệm vụ này, phải chú ý đến cả tình hình hiện t ại l ẫn l ợi ích lâu dài, đặt kế hoạch toàn bộ một cách khoa học, củng cố lãnh đạo và th ực hi ện.
- Nhấn mạnh hiện nay và trong tương lai gần sự giải phóng và phát triển năng suất, nắm vững các nhân tố chìa khoá hạn chế phát triển nông nghiệp và nông thôn và dùng các biện pháp để củng cố hạ tầng cơ sở nông thôn, tăng nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuật, thay đổi phương th ức tăng trưởng nông nghi ệp và c ải tiến khả năng sản xuất hạt lương thực và đẩy mạnh phát tri ển nông nghi ệp hiện đại. Phải nhấn mạnh nhiệm vụ trung tâm là tăng thu nhập nông dân, phát triển tăng trưởng nông nghiệp đến tiềm năng cao nhất, mở nhiều các luồng để chuyển lao động dư thừa ở nông thôn và tạo thành một cơ ch ế lâu dài. Ph ải đ ẩy mạnh dân chủ cơ sở và việc tự quản trong làng. Chúng ta phải hoàn thành h ệ thống kế toán mở, phổ biến luật giáo dục và bảo đảm cho qu ần chúng nâng cao quyền làm chủ đất nước. Chúng ta phải phát triển văn hoá và đạo đức XHCN, thúc đẩy việc phát triển giáo dục, khoa học, văn hoá và y tế ở nông thôn, ủng hộ cách sống lành mạnh và văn minh và gây dựng kiểu nông dân m ới. Ph ải tăng cường quản lý xã hội và dịch vụ công cọng ở nông thôn, đặc biệt giải quy ết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của nông dân, cải tiến sản xuất và đi ều ki ện sống và giải quyết các khó khăn để xây dung. Phải nhấn mạnh nền kinh tế th ị trường XHCN, ổn định và hoàn thành hệ thống các hoạt động cơ bản và thúc đẩy các cải cách ở nông thôn bằng cách tôn trọng các sự sáng t ạo c ủa nông dân để cải tiến sức sống của phát triển nông nghiệp và nông thôn. Phải thử s ử d ụng nhiệt tình và tính cần cù của nông dân, sự hỗ trợ của nhà nước và sự tham gia của các lực lượng xã hội để cải tiến bộ mặt của nông thôn. Ph ải s ử d ụng ch ức năng lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở để cung cấp sự bảo đảm về chính trị cho việc xây dung nông thôn XHCN mới. Đảng và chính phủ TQ đã đặt ra một vấn đề rất quan trọng là mu ốn gi ải quy ết một cách cơ bản vần đề Tam nông phải thay đổi quan niệm trị lý (governance) và chiến lược quốc gia để phối hợp sự phát triển kinh tế và xã h ội. Việc c ải
- cách thuế và một số chính sách chỉ là những biện pháp tình th ế không có tác dụng lâu dài. Động cơ đàng sau phát triển nông nghiệp và việc kích thích sáng kiến của nông dân phải xuất phát từ cải cách và tăng thu nhập c ủa nông dân phải là kết quả của cải cách. Nông nghiệp và phát triển nông thôn TQ đang ở trong một thời kỳ khó khăn và sản xuất lương thực và thu nh ập của nông dân chưa có một cơ sở vững chắc. Mặc dù cải cách đã đạt được những thành tích to lớn nhưng những rào cản về thể chế cản trở việc phát triển nông nghi ệp và nông thôn chưa được dỡ bỏ. Để củng cố và giữ vững tình hình tốt ở nông thôn phải đẩy sâu cải cách và phát huy nhiều sáng kiến trong thực tế và cơ chế. Việc cải cách thuế nông thôn TQ bắt đầu thực hiện cải cách thuế nông thôn t ừ năm 2000. T ừ nhi ều lo ại thuế và phí đã quy định ở nông thôn ch ỉ còn ba lo ại thu ế và phí: thu ế nông nghiệp, phí hành chính và phí th ực hi ện các công vi ệc chung. Ti ếp theo năm 2004 đã có một quyết định thực hiện vi ệc giảm thu ế nông nghi ệp và thí đi ểm bỏ thuế nông nghiệp ở các vùng s ản xu ất l ương th ực ch ủ y ếu. (vùng Đông bắc và 10 tỉnh khác). Việc thi ếu h ụt ngân sách đ ịa ph ương do vi ệc gi ảm b ỏ thuế được trung ương bù. Kết quả là cuối năm 1994, 22 t ỉnh g ỡ lo ại b ỏ thu ế nông nghiệp cho 150 tri ệu nông dân và ở các vùng khác đã gi ảm thu ế ở các mức khác nhau; 26,8 ngàn tỷ nguyên được giảm cho nông dân và 3,3 ngàn t ỷ được giảm từ các nông sản đặc biệt trừ thu ốc lá, t ổng c ộng đã v ượt 30 ngàn tỷ. Cải cách thuế đã giảm bình quân 30 % gánh n ặng cho nông dân. Các cải cách phụ kèm theo cải cách thuế. Cải cách từng bước chính quyền cấp thị và xã .Các thị và xã cần phải được xác định lại tuỳ theo quy mô và phát triển kinh tế. Tổ chức của chính quyền cần được quy định lại để giảm biên chế và chi tiêu. Mục đích của cải cách cấp cơ sở còn là tăng cường việc cung cấp dịch vụ công cho nhân dân.
- Trong quá trình cải cách đã có nhiều lần thay đổi tổ chức bộ máy chính quy ền cơ sở, xu hướng chung là biên chế ngày càng tăng. Năm 2002 số công ch ức ở cấp huyện và thị là 19,07 triệu, chiếm 64,5 % của cả nước ( 57,9 % ở cấp huyện và 6,6 % ở cấp thị). Ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chính sách tam nông , nông thôn Trung Quốc đã và đang có sự đổi mới sâu sắc và biến đổi mới m ẻ. Tính đ ến 14-3- 2006, chính sách cải cách nông thôn đã được Quốc hội thông qua, theo đó tăng 14,2% chi tiêu để tăng cường phát triển khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa chính phủ đã chi 42 tỉ USD để xây dựng các vùng "nông thôn xã h ội ch ủ nghĩa" và cải thiện tình cảnh nghèo khổ của 745 triệu nông dân ở các mi ền quê. K ể t ừ tháng 1/2007, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu tiến hành một loạt biện pháp nhằm triển khai công cuộc xây dựng nông thôn XHCN mới. Trong đó nông dân là chủ đề then chốt của "Tam nông". Chỉ riêng đối với chính sách này ngân sách Trung ương dành hỗ trợ các dự án “Tam nông ” không ngừng tăng, năm nay đ ạt 3917 tỷ NDT (tương đương 861.7 nghìn tỷ đồng). Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn (NNNT) không ngừng cải thiện, các hạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được những bước đột phá quan trọng. Theo thống kê, từ tháng 1/2007, Trung Quốc đã bắt đầu ti ến hành m ột lo ạt bi ện pháp nhằm triển khai công cuộc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa nhằm nhanh chóng cải thiện môi trường sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, cũng nh ư thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu truy ền th ống b ằng ph ương thức sản xuất hiện đại và hiệu quả cao. Chính ph ủ Trung Qu ốc đã và đang khuyến khích nông dân và chính quyền địa phương đầu tư vào nông nghiệp. Đồng thời có các chính sách ưu đãi cho đầu tư nước ngoài vào lĩnh v ực nông
- nghiệp, cải tiến hiệu quả vốn nước ngoài trong nông nghiệp, tăng c ường tái s ử dụng tài nguyên, quy định việc khai thác các nguồn tài nguyên chưa tái ch ế, giảm thiểu thất thoát trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh chương trình gi ảm nghèo. Ngoài ra, còn tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đầu tư các khoản cho vay tín dụng vào sản xuất nông nghiệp . Tổng Bí thư, Ch ủ t ịch nước Hồ Cẩm Đào cho rằng: “để triển khai chính sách phát triển nông thôn phải nắm chắc sản xuất nông nghiệp bởi vấn đề lương thực liên quan tới quốc kế dân sinh, liên quan tới phát triển kinh tế, cũng như ổn định xã hội”. Do đó, các cấp, các ngành cần phải thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Trung ương nhằm khuyến khích người nông dân phát triển sản xuất lương thực. Bên cạnh đó cũng cần phổ biến những giống lúa mới, cây trồng tốt, canh tác tiên tiến tới từng người dân. Tiếp đến là ban hành các biện pháp kiểm soát giá c ả đầu vào, đặc biệt là phân bón, buộc chính quy ền đ ịa ph ương ph ải ch ịu trách nhiệm về việc thỏa mãn yêu cầu đầu vào của nông nghiệp và duy trì giá đầu vào ổn định. Sau đó là đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp, xây dựng và phát triển mạnh các học viện nghiên cứu về nông nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào khẳng định, không thể buông lỏng việc đẩy mạnh phát triển nông thôn, phải kiên định con đường hiện đại hoá nông nghiệp mang đặc s ắc Trung Quốc. Những thành tựu của Trung Quốc trong lĩnh vực "Tam nông" vừa được Liên hợp quốc đánh giá cao - công tác xoá đói, giảm nghèo của Trung Quốc đã góp phần cho việc thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ mà Liên hợp quốc đã đ ề ra. Liên h ợp quốc cho rằng, nếu không có sự đóng góp tích cực của Trung Quốc thì th ế gi ới sẽ không thể thực hiện được mục tiêu xoá đói, giảm nghèo bởi đây là vấn đề quan trọng nhất trong mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Cũng trong chuy ến công tác tại Hà Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ C ẩm Đào đã t ới thăm m ột trường chuyên dạy các em câm điếc ở thành phố Trịnh Châu. Ông còn dự một
- tiết lên lớp của những học sinh đặc biệt này để tìm hi ểu th ực t ế công vi ệc c ủa các thầy cô, cũng như các cháu học sinh. Tình hình học tập cũng nh ư đời sống của các cháu học sinh vùng nông thôn ở Hà Nam được ông Hồ Cẩm Đào đ ặc biệt quan tâm trong chuyến công tác lần này. Giới chuyên môn cho rằng, trong quá trình thực hiện chính sách phát triển nông thôn, việc áp dụng chính sách miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 trên ph ạm vi c ả n ước từ năm học 2008 cũng được coi là một trong những biện pháp giúp ng ười nông dân thoát nghèo, đổi mới cuộc sống. Với chính sách này, học sinh từ lớp 1 đ ến l ớp 9 được miễn tất cả các khoản đóng góp, chi phí nh ư h ọc phí, n ội trú, đi ện, n ước, đồng phục... Số học sinh là con em gia đình lao đ ộng nh ập c ư có thu nh ập th ấp được cấp sách giáo khoa miễn phí, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi ở nội trú được hưởng chính sách trợ cấp sinh hoạt phí hàng tháng. Ngoài ra chính sách được sinh viên Trung Quốc xuất thân từ nông thôn quan tâm nh ất hiện nay là giúp những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn chi trả khoản vay khi còn theo học đại học nếu họ nhận công tác tại những vùng sâu, vùng xa và kém phát triển. Đây được coi là chính sách vừa khuy ến khích, động viên, giúp đ ỡ những sinh viên nghèo, vừa tạo công ăn việc làm cho số sinh viên ra tr ường. Những chính sách này không chỉ tạo điều kiện cho tang cường công tác đào t ạo mà còn có tác dụng xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn. Theo chủ trương của chính sách, không chỉ tập trung vào xóa đói giảm nghèo ở nông thôn mà còn cần chú ý vào nhiều vấn đề khác trong kinh tế nông thôn và nông dân nông thôn như : cơ chế việc làm, điều tiết lao đ ộng nông nhàn, đ ầu t ư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển đô thị nông thôn, cải cách ch ế độ hộ t ịch, phát triển văn hóa giáo dục ở nông thôn, không ngừng nâng cao trình độ cho nông dân. Ngoài ra, còn đẩy nhanh đổi mới nông thôn, rút ng ắn kho ảng cách v ề giáo dục, y tế và an sinh xã hội giữa nông thôn và thành th ị. Có chính sách phù
- hợp nhằm thu hút trí thức trẻ về nông thôn, đồng th ời chuyển dịch c ơ c ấu lao động một cách hài hòa. Sức khỏe của người nông dân cũng được chú trọng thông qua chương trình “hợp tác khám chữa bệnh”. Mô hình này chủ yếu áp dụng cho nh ững ng ười nông dân ở nông thôn, điều kiện cuộc sống khó khăn và cũng đã đem lại hiệu quả rõ rệt ngay trong những ngày đầu thực hiện chính sách. Tính đến cuối tháng 6 /2007, toàn quốc có 720 triệu nông dân tham gia mô hình nông thôn hợp tác khám chữa bệnh, tình trạng nông dân “khám bệnh khó khăn, thuốc chữa bệnh đắt” dần được giải quyết. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào từng nhấn mạnh, việc điều ti ết vĩ mô, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân - "Tam nông" có một ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với công cuộc cải cách mở c ửa, h ướng ra th ế giới của Trung Quốc. Với diện tích rộng 9,6 triệu km 2, chiếm gần 25% diện tích châu Á và gần 1/14 diện tích thế giới, cùng hơn 1,3 tỷ dân, do đó s ự thành b ại của vấn đề "Tam nông", quốc gia có tỷ lệ nông dân lớn nhất th ế gi ới (g ần 800 triệu người) luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Chính phủ. Một số chính sách đã được triển khai và mang lại kết quả đáng kể: - Xoá bỏ thuế nông nghiệp, chấm dứt lịch sử người nông dân làm ruộng mà phải nộp thuế. Sản lượng lương thực tăng liên tục trong 4 năm liền, đến năm 2007 đạt trên 500 triệu tấn. Với việc xoá bỏ thuế nông nghiệp, gồm c ả thu ế chăn nuôi, thuế đặc sản, mỗi năm đã giảm nhẹ gánh nặng đóng góp cho nông dân 133,5 tỷ nhân dân tệ (NDT). - Toàn diện thực hiện giáo dục nghĩa vụ (9 năm) miễn phí : Không phải nộp học phí, không phải mua sách giáo khoa. 150 triệu học sinh của những gia đình khó
- khăn được trợ cấp sinh hoạt phí toàn phần hoặc một phần. Cơ bản giải quy ết được nạn tráng niên bị mù chữ tại miền Tây. - Thành lập được bước đầu hệ thống y tế công và hệ thống d ịch vụ khám ch ữa bệnh cơ bản khắp nông thôn. Cải tạo và xây dựng mới 188.000 trạm y tế hương, trấn, trang bị thêm thiết bị y tế cho 117.000 trạm y t ế h ương, tr ấn… Điều kiện khám chữa bệnh ở nông thôn được cải thiện rõ rệt. Chế độ hợp tác chữa bệnh kiểu mới ở nông thôn được xác lập, đã mở rộng tới 87% huy ện với 730 triệu nông dân tham gia. - Hệ thống dịch vụ văn hoá công nông thôn bước đầu hoàn thiện. - Hỗ trợ việc học nghề cho các tầng lớp thu nhập thấp trong toàn xã hội 66,6 tỷ NDT trong 5 năm tài chính của chính quy ền trung ương, trong đó, ph ần đáng k ể dành cho nông dân. Trung bình mỗi năm giúp 8 triệu lao đ ộng nông thôn có vi ệc làm. - Thành lập chế độ bảo đảm mức sinh hoạt thấp nhất ở nông thôn từ năm 2007. Hơn 35,5 triệu nông dân được đưa vào phạm vi bảo hiểm này. - Cấp cho “tam nông” 1.600 tỷ NDT trong 5 năm tài chính của chính quyền trung ương, trong đó dùng cho xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn là g ần 300 t ỷ NDT. Xây mới và cải tạo 1,3 triệu km đường nông thôn, giải quy ết cho 97,48 triệu cư dân nông thôn gặp khó khăn trong việc cung cấp nước uống và nước uống không an toàn. Tuy vậy, năm 2008 vẫn còn phải giải quyết vấn đề nước uống an toàn cho 32 triệu nông dân. Cải tạo hơn 22.000 trường tiểu học và trung học nông thôn không an toàn. Từ những chính sách đó, tam nông Trung Qu ốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Thành tựu “tam nông” ở Trung Quốc Ở Trung Quốc, chính sách “Tam nông” bước vào giai đoạn phát triển nh ất trong lịch sử, sản xuất lương thực tăng hàng năm, thu nhập của nông dân tăng, nông
- thôn phát triển toàn diện. Ngân sách Trung ương dành hỗ trợ các dự án “Tam nông” không ngừng tăng, năm nay đạt 3917 tỷ NDT. Cơ sở hạ tầng nông nghi ệp nông thôn (NNNT) không ngừng cải thiện, các hạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được những bước đột phá quan trọng. Sáu tháng đầu năm nay, thu nhập bình quân của nông dân đ ạt 2.111 NDT (t ương đương 4,640.000 VNĐ) tăng 13.3% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng nhanh nhất trong những năm từ 1995 đến nay. Ba năm liên tiếp mức tăng trưởng thu nh ập của nông dân đạt trên 6%. So với cùng thời kỳ, kết cấu sản xuất nông nghi ệp không ngừng tối ưu hoá các cây có hiệu quả kinh tế cao nh ư bông, đường, d ầu, hoa quả... phát triển ổn định, tốc độ phát triển ngành chăn nuôi, ngư nghi ệp tăng rõ rệt. Thực tế ngân sách Trung ương dành hỗ trợ các dự án “Tam nông” không ng ừng tăng, năm nay đạt 3917 tỷ NDT. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn không ngừng cải thiện, các hạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được các bước đột phá như: - Sản nghiệp hoá nông nghiệp đạt được những bước tiến mới , bùng nổ phát triển tổ chức hợp tác nông dân chuyên sâu, thúc đẩy phát triển theo cách “nhất thôn nhất phẩm” (mỗi thôn một sản phẩm). Đến cuối năm 2006, toàn quốc có khoảng 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông sản, kéo theo sự phát triển của 90.980.000 hộ sản xuất. Các tổ chức sản nghiệp hoá kéo theo s ự phát tri ển c ủa 1300.000.000 mẫu diện tích trồng cây các loại, 95.700.000 mẫu chăn nuôi thuỷ hải sản và chăn nuôi 14.600.000.000 vật nuôi. Cả nước có 150.000 tổ ch ức h ợp tác kinh tế nông nghiệp chuyên nghiệp. - An toàn chất lượng nông sản không ngừng được nâng cao. Tư tưởng tiêu chuẩn hoá ngành nông nghiệp hiện đại đã đi vào tiềm th ức của người dân lao động. Trước mắt đã xây dựng được 4139 khu nông nghiệp tiêu chuẩn hoá cấp tỉnh và quốc gia, từ các khu mẫu mở rộng diện tích đạt trên 500.000.000 mẫu,
- cố gắng tăng tính ổn định có hiệu quả chiếm hữu thị trường thương hiệu sản phẩm. - Môi trường nông dân vào thành phố kiếm việc không ngừng được cải thiện, thu nhập của lực lượng lao động nông thôn khi ra ngoài làm tiếp tục tăng. Năm 2006, bình quân thu nhập mỗi tháng của người lao động nông thôn ra thành ph ố kiếm việc là 958 nhân dân tệ (2.100.000 đồng), tăng 103 NDT (230.000 đồng), tăng trưởng 121% so với năm ngoái. - Cho đến cuối tháng 6 năm 2009, toàn quốc có 720 tri ệu nông dân tham gia mô hình nông thôn hợp tác khám chữa bệnh , tình trạng nông dân “khám bệnh khó khăn, thuốc chữa bệnh đắt” dần được giải quyết; chế độ bảo đảm mức sống thấp nhất của nông thôn thôn đã được làm cho 20.680 ngàn người; nghĩa vụ giáo dục “lưỡng miễn nhất bổ” (chính sách của Chính phủ Trung Quốc đối với các học sinh gia đình kinh tế khó khăn cung cấp miễn phí sách vở, miễn các khoản tạp phí, trợ cấp tiền sinh hoạt phí cho các sinh viên ở nội trú), năm nay chính phủ đã chung sức gánh vác trách nhiệm cho 1.500 triệu gia đình có con đang h ọc tiểu học, trung học. Giải quyết được vấn đề lương thực cho 1,3 tỉ dân của mình bao giờ cũng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 30 năm thực hiện đường lối cải cách và mở cửa trên mặt trận nông nghiệp, Trung Quốc đã tăng nhanh sản lượng lương thực, từ 305 triệu tấn năm 1978 lên 502 triệu tấn năm 2007; bình quân đầu người từ 318,7kg lên 381kg, thịt từ 9,1kg lên 52kg, thủy sản từ 5,5kg lên 36kg. Trung Quốc chiếm 9% đất canh tác mà nuôi sống gần 21% số dân thế giới là thành tích vĩ đại. Trong thời gian ấy, thu nhập ròng bình quân đầu người nông dân từ 134 NDT lên 4.140 NDT; tỷ lệ người nghèo ở nông thôn giảm từ 250 triệu năm 1978 xuống còn 14,79 tri ệu người năm 2007.
- Phải khẳng định, sau khi thấy được vấn đề, Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách và biện pháp tích cực để giải quyết và Trung Quốc đã thu được một số kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, khó khăn, phức tạp vẫn còn không ít. Xin nêu mấy ví dụ: Chủ yếu là phải giải quyết vấn đề ngành nghề hoá nông nghiệp, trong đó, hoạt động của dây chuyền “sản xuất - cung cấp - tiêu thụ” chiếm vai trò rất quan trọng. Hơn n ữa, hiện nay, nông nghiệp Trung Quốc vẫn ở trong tình trạng tự cung tự túc , chưa hình thành kinh tế qui mô. Đột xuất là cải cách ch ế độ hộ tịch trong v ấn đ ề nông thôn (chế độ hiện hành đã gây ra sự chênh lệch tương đối lớn trong phát triển kinh tế và trình độ văn hóa giữa thành thị và nông thôn). Nh ưng sau khi cuộc cải cách giải phóng được sức lao động thừa đến từ nông thôn thì vi ệc s ắp xếp hướng dẫn hợp lý lại là vấn đề nan giải. Trong vấn đề nông dân có hai điều: tố chất và giảm nhẹ đóng góp. Tố chất văn hoá còn thấp. Một số địa phương cá biệt vẫn chưa nghiêm túc giảm nhẹ đóng góp cho nông dân, vi ệc khám, chữa bệnh còn gặp khó khăn. Phần lớn nông dân vào thành phố làm thuê không biết cuối đời giải quyết hậu sự như thế nào. 1. Các kinh nghiệm phát triển nông thôn của Trung Quốc 1.1.Xây dựng chính sách phát triển nông thôn mới ở Trung quốc - Lý luận quan điểm thi hành và chính sách “Tam nông” của ĐCS Trung Quốc sau khi đi vào thế kỷ mới: Hội nghị toàn thể lần thứ 3 khoá 17 của TW ĐCS Trung Qu ốc (2008): “đi sâu quán triệt thực hiện phát triển quan điểm khoa học, coi việc xây dựng nông thôn mới XHCN là nhiệm vụ chiến lược, đem con đường hiện đại hoá nông nghiệp đặc sắc của Trung Quốc thành phương hướng cơ bản, đem cơ cấu mới - nhất thể hoá của việc hình thành kinh tế xã hội nông thôn thành thị là yêu cầu cơ bản. Duy trì công nghiệp nuôi dưỡng nông nghiệp, thành thị ủng hộ nông thôn, theo
- phương châm cho nhiều lấy ít, cơ chế và thể chế sáng tạo mới, tăng cường cơ sở nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm quyền lợi và lợi ích của nông dân, thúc đẩy nông thôn hài hoà, huy động đầy đủ tính tích cực của đông đảo nông dân, tính chủ động, tính sáng tạo, đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển vừa nhanh vừa tốt” - Đề xuất “Xây dựng nông thôn mới XHCN”: “ Xây dựng nông thôn mới” không phải là đề xuất mới, nhưng trước đây vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước thì chỉ là biểu hiện chung “Xây dựng nông thôn mới” bây giờ có bối cảnh mới hoàn toàn: - Trung Quốc đang ở vào giai đoạn quá độ từ “Khá gi ả t ổng th ể” đi lên “khá giả toàn diện” mấu chốt để giải quyết được xã hội khá giả toàn diện là gi ải quyết vấn đề “Tam nông” - Tình hình thay đổi của Trung Quốc rất lớn, nhất là th ực hi ện t ổng h ợp qu ốc gia và nguồn lực tài chính của chính phủ được tăng cường. Trên t ổng th ể Trung Quốc đã đi vào giai đoạn phát triển lấy công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp, thành thị kéo nông thôn, có khả năng điều chỉnh cơ cấu thu nhập và phân ph ối quốc dân, giải quyết tốt vấn đề ‘Tam nông”. Vấn đề Tam nông của Trung Quốc sau thời kỳ giữa của năm 90 thế kỷ 20 Vấn đề “Tam nông”: tức là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là tên chung của hàng loạt vấn đề kinh tế xã hội mà tự nó sinh ra. Vấn đề “nông nghiệp”: trình độ sản nghiệp hoá nông nghiệp thấp, vị trí cơ sở của nông nghiệp vẫn không ổn định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Kinh nghiệm phát triển của Singapore và bài học cho Việt Nam"
34 p | 1114 | 239
-
Luận văn tốt nghiệp : “Tình hình quản lý chất lượng ở công ty đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ”
63 p | 528 | 232
-
Báo cáo kinh tế : Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long thời kỳ 2005 - 2009
22 p | 503 | 183
-
Luận văn tốt nghiệp chiến lược phát triển của công ty điện cơ thống nhất
70 p | 288 | 99
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM"
4 p | 159 | 42
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VAI TRÒ CỦA TRANG TRẠI GIA ĐÌNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MỘT NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG"
7 p | 169 | 41
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP CHO KHU KINH TẾ DUNG QUẤT"
12 p | 161 | 26
-
Báo cáo tổng kết đề tài theo nghị định thư: Nghiên cứu các kinh nghiệm của Hunggary về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học công nghệ vận dụng vào Việt Nam
137 p | 92 | 16
-
Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu phát triển thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Kinh nghiệm của Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam
529 p | 119 | 13
-
Báo cáo: Nghiên cứu phát triển thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh nghiệm của Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam
104 p | 107 | 12
-
Báo cáo " Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động xúc tiến thương mại và một số yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam "
7 p | 104 | 11
-
Báo cáo "Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc "
5 p | 120 | 10
-
Báo cáo " Kinh nghiệm xây dựng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của một số nước ASEAN "
10 p | 68 | 8
-
Báo cáo "Kinh nghiệm dạy và học theo học chế tín chỉ các môn học do Khoa pháp luật kinh tế đảm nhiệm"
2 p | 74 | 7
-
Báo cáo " Kinh nghiệm xây dựng luật giáo dục của một số nước trên thế giới "
5 p | 66 | 6
-
Báo cáo "Chính sách phát triển cụm ngành ở Việt Nam "
5 p | 75 | 3
-
Báo cáo "Xu thế phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế Trung Âu "
7 p | 44 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn