intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GAP)

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

60
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngọai trừ trường hợp được cho phép, nếu không HortResearch không đưa ra sự tiên đoán, bảo đảm nào liên quan đến sự chính xác hay phù hợp cho bất kỳ việc sử dụng hay ứng dụng bất kỳ thông tin, khoa học hay kết quả trong quyển báo cáo này. Cả Tổ chức HortResearch và nhân viên của họ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khỏan chi phí nào (bao gồm chi phí pháp lý), cho sự phàn nàn, mất mát, thiệt hại, tổn thương, mà nó xuất phát hay xãy ra do kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp đến bất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GAP)

  1. Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GAP) Campbell J, Nguyễn Văn Hoà, Nguyễn Hữu Hoàng Tháng 07 - 2009 Báo cáo thứ 4 đến Hassall and Associates International Campbell J The Horticulture and Food Research Institute of New Zealand Ltd HortResearch Nelson Region 55 Old Mill Road RD 3 Motueka 7198 NEW ZEALAND Tel: +64-3-907 3602 Fax: +64-3-907 3596 Nguyễn Văn Hoà, Nguyễn Hữu Hoàng Viện NC CAQ miền Nam Hộp thư 203 Mỹ Tho Long Định – Châu Thành Tiền Giang VIỆTNAM Tel: +84 73 834 699 PFR SPTS No. 2614 PFR client Report No. 27976 PFR Contract No. 22663 Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm New Zealand (Viện mới) Private Bag 92 169, Auckland 1142, New Zealand
  2. Điều kiện không chịu trách nhiệm Ngọai trừ trường hợp được cho phép, nếu không HortResearch không đưa ra sự tiên đoán, bảo đảm nào liên quan đến sự chính xác hay phù hợp cho bất kỳ việc sử dụng hay ứng dụng bất kỳ thông tin, khoa học hay kết quả trong quyển báo cáo này. Cả Tổ chức HortResearch và nhân viên của họ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khỏan chi phí nào (bao gồm chi phí pháp lý), cho sự phàn nàn, mất mát, thiệt hại, tổn thương, mà nó xuất phát hay xãy ra do kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp đến bất kỳ ai qua việc sử dụng thông tin từ báo cáo này. BẢN QUYỀN © BẢN QUYỀN (2009) Viện mới Nghiên cứu Cây trồng và Thực Phẩm New Zealand, Private Bag 92 169, Bưu điện Trung Tâm Auckland, Auckland 1142, New Zealand. Đã được bảo chứng. Nghiêm cấm bất cứ hình thức sao chép nào dưới dạng in ấn, lưu trữ, báo cáo, truyền thông hoặc thư tín điện tử hay dưới bất kỳ hình thức sao chép khác mà chưa có sự đồng ý của tác giả bản quyền. Thông tin của ấn bản này hoàn toàn được bảo mật và không được chia sẽ cho bất kỳ đối tác dưới bất kỳ hình thức nào nếu chưa có sự phê chuẩn bằng văn kiện của Giám Đốc Điều Hành, Viện mới Nghiên cứu Cây trồng và Thực Phẩm New Zealand, Private Bag 92 169, Bưu điện Trung Tâm Auckland, Auckland 1142, New Zealand. Báo cáo này do Viện mới Nghiên Cứu Cây trồng và Thực Phẩm New Zealand Ltd (HortResearch) biên soạn, văn phòng đại diện 120 Mt Albert Rd, Mt Albert, AUCKLAND. Báo cáo được phê chuẩn bởi: John Campbell Trưởng trại Nghiên cứu Ngày: 4 tháng 8 năm 2009 Philippa Stevens Trưởng Nhóm Phòng Trừ Sinh Học Ngày: 4 tháng 8 năm 2009
  3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn _____________________________________________________________________ Báo cáo tiến độ 029/07VIE Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GAP) MS$: BÁO CÁO 6 THÁNG THỨ HAI Tháng 04 - 2009
  4. Mục lục 1 Thông tin về đơn vị 2 Trích lược Dự án 3 Báo cáo tóm tắt 4 Giới thiệu và bối cảnh 5 Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo 5.1 Những điểm đáng chú ý 5.1.1. Tiến độ mô hình nhà đóng gói hướng đến đạt chứng nhận BRC 5.1.2. Hồ sơ hóa số và lượng thanh long có từ hộ nông dân sản xuất nhỏ 5.1.3. Tiến độ bước đầu dự án với nhà nông, nhà đóng gói, xuất khẩu và các mối liên kết với thị trường. 5.1.4. Sự phát triển mở rộng từ mô hình trước đây 5.1.5. Tóm lượt kết quả nghiên cứu sau thu hoạch, những đề nghị cho việc cải tiến và cơ hội cho việc nghiên cứu cải tiến xử lý sau thu hoạch Lợi ích cho đối tượng quy mô nhỏ 5.2 Tăng cường năng lực 5.3 Công tác xuất bản 5.4 Quản lý dự án 5.5 6 Báo cáo về các vấn đề đan chéo 6.1 Môi trường 6.2 Các vấn đề giới tính và xã hội 7 Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững 7.1 Những khó khăn và trở ngại 7.2 Giải pháp 7.3 Tính bền vững 8 Các bước quan trọng tiếp theo 9 Kết luận 10 Cam kết/tuyên bố 11 Phụ lục 1: Giấy chứng nhận GLOBALGAP cho Công ty Thanh long Hoàng Hậu 12 Phụ lục 2: Chứng nhận đạt tiêu chuẩn Tesco Nature’s Choice vào tháng 4 năm 2007 13 Phụ lục 3: Bảng mô tả hiện trạng tập huấn nông dân 14 Phụ lục 4: Chương trình và Báo cáo của Ts. Phongvào tháng 4 năm 2009 15 Phụ lục 5: Kế hoạch thăm Viện NC Cây trồng và Lương thực của SIEAP và SOFRI vào tháng 7 năm 2009 16. Phụ lục 6:YPRMS TORs cho dự an Thanh long 17. Phụ lục 7: Tập huấn Đánh giá hệ thống chất lượng
  5. Giải thích từ ngữ APHIS The Animal and Plant Health Inspection Service of USDA BRC British Retailers Consortium: Global Standard - FOOD CARD Collaboration for Agriculture and Rural Development EUREPGAP Euro-Retailer Produce Working Group; Good Agricultural Practice GAP Good Agricultural Practice Thực hành nong nghiệp tốt GLOBALGAP Global Good Agricultural Practice HAI Hassall and Associates International SGS Société Générale de Surveillance SOFRI Southern Fruit Research Institute Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam UK United Kingdom Vương Quốc Anh USA United States of America Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ WTO World Trade Organisation PFR The New Zealand Institute for Plant & Food Research Limited TORs Terms of Reference USDA United States Department of Agriculture VIETGAP VIETnam Good Agricultural Practice
  6. 1. Thông tin về đơn vị Tên dự án Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GAP) Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam Đơn vị VN Nguyễn Văn Hòa Giám đốc Dự án phía VN Viện Nghiên Cứu Cây trồng và Lương Thực, New Đơn vị Úc Zealand John Campbell, Allan Woolf and Leonie Osborne Nhân sự Úc Tháng 2 năm 2008 Ngày bắt đầu Tháng 2 năm 20010 Ngày kết thúc (theo dự kiến ban đầu) Ngày kết thúc (đã thay đổi) Báo cáo điểm mốc 4: Báo cáo tiến độ 6 tháng lần 2 – Chu kỳ báo cáo Tháng 04 năm 2009 Cán bộ liên lạc Ở Úc: Lãnh đạo nhóm John Campbell Tên: Telephone: + 64 3 -907 3602 Trưởng dự án Chức vụ: Fax: + 64 3-907 3596 Plant & Food Research Email: JCampbell@hortresearch.co.nz Tổ chức Ở Úc: Đầu mối liên hệ hành chính Bà Leonie Osborne + 64 9 025 7232 Tên: Telephone: Trợ lý thực hiện + 64 9 925 8626 Chức vụ: Fax: Plant & Food Research losborne@hortresearh.co.nz Tổ chức Email: Ở Việt Nam Ts. Nguyễn Minh Châu + 84 73 893 129 Tên: Telephone: Project Champion + 84 73 893 122 Chức vụ: Fax: Viện NC CAQ Miền Nam mch@hcm.vnn.vn Tổ chức Email: 1
  7. 2. Trích lược dự án Người trồng thanh long ở Việt Nam đã thấy giá thanh long của họ tuột giảm khoảng 60% từ năm 2000, điều này cho thấy sự lệ thuộc của họ một phần vào thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước láng giềng. Có khoảng 10 nhà xuất khẩu chính ở Việt Nam, nhưng phần lớn sản lượng của tổng sản phẩm lại nằm trong nhóm nhà sản xuất nhỏ. Trong Dự án thanh long GAP trước đây 037/04VIE, nhà sản xuất được đánh giá thông qua điều tra hiện trạng sản xuất để xác định đúng hiện trạng sản xuất tại địa phương so với tiêu chuẩn đòi hỏi bởi những thị trường xuất khẩu có giá trị. Nên Dự án đã tiến hành thực hiện hồ sơ hoá hệ thống chất lượng, tập huấn và quản lý trong một “Mô hình” của nhà xuất khẩu, nhà đóng gói, trang trại thanh long lớn và hộ nông dân sản xuất nhỏ đáp ứng được tiêu chuẩn BRC Lương thực – Toàn cầu phiên bản 3 (Sau đó Phiên bản 5 từ ngày 1 tháng 7 năm 2008) cho nhà đóng gói và tiêu chuẩn GLOBALGAP (trước đây là EUREPGAP) cho trang trại, nông hộ. Việc thiết lập “Mô hình làm việc chất lượng” là đang nằm trong giai đoạn thử nghiệm đối với thị trường đòi hỏi chất lượng cao ở Vương Quốc Anh và Châu Âu. Dự án này, “Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GAP)”, sẽ hoàn tất mối liên kết với thị trường đòi hỏi chất lượng, cũng cố mô hình được thiết lập để đảm bảo tính bền vững, mở rộng mô hình hoạt động và thiết lập các mô hình kinh doanh mới ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Một số lượng lớn các nhà sản xuất nhỏ sẽ có cơ hội tham gia thị trường đòi hỏi chất lượng cao cho trái thanh long của họ. Việc chuyển giao kỹ thuật được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án thanh long và chúng được áp dụng trên những cây ăn quả khác 3. Báo cáo tóm tắt Báo cáo tóm tắt nên được trình bày chi tiết về việc thực hiện dự án và tiến độ đạt được các thành tựu dự kiến của dự án theo các mục tiêu đặt ra Trong báo cáo này, điểm mốc 4 của dự án thanh long mới 029/07VIE, bao gồm việc mô tả điểm mốc “Báo cáo 4 tháng lần thứ hai”. Tất cả nhân sự của dự án trước được lưu giữ với cùng trách nhiệm được phân công như dự án trước và được giữ không đổi. Mô hình Nhà đóng gói hiện nay đang sẵn sang cho việc đánh giá chứng nhận và chứng nhận tiêu chuẩn BRC toàn cầu an toàn lương thực – phiên bản 5. Nhóm thực hiện dự án phía SOFRI vẫn tiếp tục hỗ trợ nhà đóng gói chuẩn bị cho việc chứng nhận thong qua việc biên soạn Cẩm nang vận hành nhà đóng gói, thiết lập nhà đóng gói và tập huấn và hỗ trợ trong việc đánh giá nội bộ. Mô hình dự án, có giấy chứng nhận cho nhóm thanh long Hoàng hậu đã hết hạn vào tháng 10 năm 2008 và nhóm đã được tái chứng nhận trong thời gian của báo cáo này. Diện tích chứng nhận tăng từ 80,019 ha lên 438,019 ha. Kế hoạch và việc thực hiện vận hành đã được thực hiện đúng theo như chương trình của dự án. Chương trình dự án là việc mở rộng và tăng nhanh mô hình sản xuất thanh long lần đầu tiên đến một số lượng diện tích như được thiết kế trước đó và sẽ khai that hết diện tích thanh long trong ngành trồng thanh long. Chúng bao gồm: - Khuyến khích mở rộng mô hình nhà đóng gói/nhà xuất khẩu (với sự hỗ trợ từ dự án) bằng việc tuyển mới hộ nông dân sản xuất nhỏ tham gia vào mô hình và huấn 2
  8. luyện/hỗ trợ họ để đạt chứng nhận GLOBALGAP và sau đó trở thành người cung cấp thanh long cho mô hình – nhóm. - Việc xác định nhà đóng gói/nhà xuất khẩu thanh long thích hợp để làm đối tác cho việc mở rộng mô hình như dự kiến trong chương trình dự án ở tỉnh Bình thuận và ở tỉnh Tiền giang và Long an. - Đối tác của dự án/thương mại tạo sự liên kết giữa thị trường chất lượng cao với hộ nông dân sản xuất nhỏ ở những tỉnh thực hiện dự án và sử dụng kỹ năng của doanh nghiệp, thị trường, kinh doanh và việc tổ chức và quản lý dự án để xác định nhà xuất khẩu nhằm mục đích phát triển và thâm nhập vào thị trường chất lượng cao với sản phẩm thanh long đạt tiêu chuẩn GAP. - Dự án thanh long, được SOFRI hướng dẫn, đang điều hành và sử dụng kỹ năng, kỹ thuật và các dịch vụ được dự án thiết lập, cũng như những cơ sở hạ tầng được phát triển trong suốt quá trình thực hiện dự án đúng như trong chương trình dự án đã vạch ra. Ví dụ như: + Nhân sự của Quốc gia có khả năng GAP chất luợng cao “người thực hành chất lượng” cả cơ quan nhà nước và đơn vị tư nhân đã được xây dựng trong đầu vào của dư án hay từng cá nhân. + Mô hình sản xuất thanh long quy mô nhỏ, nhà đóng gói/nhà xuất khẩu đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP làm mô hình trình diễn và cho mục đích tập huấn. + Xác định nhà đóng gói/xuất khẩu đạt tiêu chuẩn và đang có dự định đầu tư để giúp những hộ nông dân sản xuất nhỏ phát triển để có thể cung cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. + Kỹ năng của SOFRI và thiết bị hỗ trợ tập huấn về chất lượng rau quả/dịch vụ chứng nhận, giải quyết những vấn đề khoa học, liên tục cải thiện, phân tích và xác định các dịch vụ hỗ trợ tập huấn và người được tập huấn, v.v. + SGS Việt Nam được xem như là Tổ chức chứng nhận cho việc đánh giá, tập huấn và hợp tác cùng với SOFRI thực hiện các vấn đề/dịch vụ về ngành rau – quả, kỹ thuật và chất lượng liên quan giữa 2 tổ chức. + Những lợi ích có từ ngành thông qua các dự án và con người khác, như quản lý sản xuất kinh doanh nhỏ cho nông dân và việc thành lập các HTX. Chuyên gia về công nghệ sau thu hoạch của Viện NC Cây Trồng và Thực Phẩm New Zealand, Ts. Allan Woolf, tiếp tục giám sát, hộ trợ nhân sư quản lý Sau thu hoạch phía SOFRI, Ts. Nguyễn Văn Phong trong việc phát triển và thực hiện chương trình nghiên cứu kéo dài thời gian tồn trữ sau thu hoạch trái thanh long và giúp giải quyết những vấn đề về việc thâm nhập thị trường. Ts. Nguyễn Văn Phong được sự hỗ trợ của Dự án CARD Twining project, đã viếng thăm Viện NC Cây Trồng và Thực Phẩm New Zealand tại Auckland trong thời gian 1 tuần vào tháng 6, nơi các chương trình nghiên cứu sau thu hoạch trên trái thanh long được xây dựng. 1. Giới thiệu & Bối cảnh Đây là bước tiếp theo của dự án trước đây: “Phát triền hệ thống thực hành nông nghiệp tốt cho nhà sản xuất và xuất khẩu ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang” 037/04VIE. Mục tiêu của dự án này là cũng cố công việc mở rộng GAP từ dự án trước đây, tăng cường hiệu quả từ thị trường chất lượng cao nhằm tăng số lượng nông dân sản xuất nhỏ ở các tỉnh Tiền Giang và Long an cũng như ở Bình Thuận, tăng khả năng của nhân sự trong nước trong việc triển khai 3
  9. hệ thống GAP đối với tiêu chuẩn thị trường quốc tế và thiết lập chương trình cải thiện xử lý sau thu hoạch và thực hành. Các mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1 Phát triển và duy trì nhà xuất khẩu, đóng gói và nhóm sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn được chấp nhận bởi thị trường để: Đạt giấy chứng nhận BRC cho nhà đóng gói Duy trì mức độ đạt chứng nhận GLOBALGAP (EUREPGAP) cho nhóm nông dân Liên kết mô hình sản xuất với thị trường đòi hỏi chất lượng cao cho trái thanh long đạt tiêu chuẩn Mở rộng mô hình rộng hơn ở vùng trồng thanh long tại tỉnh Bình Thuận và vùng trồng thanh long ở 2 tỉnh Tiền Giang và Long an. Mục tiêu 2 Phát triển mô hình sau thu hoạch và sản xuất để có thể những hộ nông dân sản xuất nhỏ có thể thâm nhập được thị trường đòi hỏi chất lượng cao, để: Thiết lập được mô hình lặp lại của mô hình hệ thống chất lượng để đảm bảo đạt yêu cầu của thị trường và hỗ trợ nông dân thâm nhập những thị trường chất lượng cao. Tạo ra một môi trường với hệ thống chất lượng cao cho từng đơn vị để cung cấp kỹ thuật và sự lãnh đạo đầy chất lượng nhằm giúp người sản xuất thanh long đạt được và duy trì tiêu chuẩn cần thiết cho việc xuất khẩu sang những thị trường đòi hỏi chất lượng cao. Thiết lập những phương pháp giảm thiểu những khó khăn, thách thức ngăn ngừa trái thanh long của người nông dân thâm nhập vào thị trường đòi hỏi chất lượng cao (ví dụ như: vai trò của thương lái, người thu mua và sự phá vỡ trong việc truy nguyên nguồn gốc). Mục tiêu 3 Phát triển kỹ năng truyền đạt hệ thống chất lượng cho SOFRI và các đơn vị tư nhân: Khuyến khích sự lien kết giữa SOFRI và đơn vị tư nhân để mở rộng mô hình sản xuất thanh long Giám sát kỹ thuật chuyển giao GAP tại SOFRI Giám sát việc ứng dụng khả năng sau thu hoạch tại SOFRI trong việc ứng dụng trực tiếp cải thiện chất lượng, kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch và giải quyết các vấn đề.. Cách tiếp cận và phương pháp trong dự án này sẽ giống như dự án trước đây. Ví dụ như: Nhóm thực hiện dự án phía New Zealand giám sát việc thực hiện GAP, hiểu hệ thống chất lượng và kỹ thuật truyền đạt kỹ thuật đến SOFRI và nhân sự khác Nhân sự của SOFRI truyền đạt hệ thống chất lượng GAP và kỹ năng kỹ thuật của họ đến ngành trồng thanh long Đơn vị tư nhân thu nhận kỹ thuật và mở rộng/cải thiện mô hình ở mức đạt yêu cầu của thị trường đòi hỏi chất lượng cao Hệ thống áp dụng có thể giúp cho hộ nông dân trồng thanh long nhỏ thâm nhập và thu được lợi nhuận cao hơn cho các sản phẩm đạt yêu cầu của họ khi xuất khẩu. 4
  10. Như tiến độ dự án, nhân sự phía New Zealand sẽ giảm thiểu các đầu vào/đầu tư của họ cho việc quản lý dự án và tăng vai trò của họ trong việc giám sát. 5. Tiến độ đến ngày báo cáo 5.1 Những điểm đáng chú ý 5.1.1 Tiến độ chứng nhận tiêu chuẩn BRC cho nhà đóng gói: (đầu ra 1.1, hoạt động 1.1.2. và 1.1.3) SGS Việt Nam đã tổ chức đánh giá trước chứng nhận với tiêu chuần BRC toàn cầu về thực phẩm phiên bản 5 vào ngày 8 tháng 7 năm 2008 (chỉ có phiên bản 5 là tiêu chuẩn hợp pháp kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2008). Đợt đánh giá này cho thấy có mô hình nhà đóng gói có nhiều điểm chưa phù hợp với phiên bản này, chủ yếu là những điểm thay đổi trong tiêu chuẩn BRC so với phiên bản mới. Nhóm thực hiện dự án phía SOFRI đã hỗ trợ nâng cấp quyển cẩm nang nhà đóng gói cho mô hình nhà đóng gói thanh long theo tiêu chuẩn BRC toàn cầu phiên bản 5. Chỉ có phiên bản tiếng Việt được nâng cấp với những chi tiết chung và chi tiết chuyên biệt dành cho mô hình nhà đóng gói. Chỉ khi nào có nhà đóng gói/xuất khẩu nào yêu câu phiên bản tiếng Anh, thì sẽ được biên dịch với điều kiện phải trả thù lao cho việc này. Quyển cẩm nang BRC theo tiêu chuẩn toàn cầu với phiên bản 5 được ban hành và giao cho nhà đóng gói để thiết lập hệ thống quản lý chất lượng trong thời gian thực hiện báo cáo này. Hệ thống quản lý chất lượng đã nâng cấp được thực hiện một cách có hệ thống trên tổng thể bởi cán bộ phía SOFRI và lãnh đạo nhà đóng gói, kể cả nhân viên thong qua việc đánh giá nội bộ với tiến độ thực hiện như: + Kiểm chứng lại quyển cẩm nang vừa được cập nhật, hiệu chỉnh có đáp ứng được yêu cầu thỏa mãn tiêu chuẩn chứng nhận BRC trong mọi thời điểm khi vận hành không. + Việc thực hiện thay đổi theo từng bước trong các quá trình có đảm bảo nhà đóng gói đủ khả năng để thực hiện và duy trì đạt tiêu chuẩn cần thiết. + Huấn luyện nhân sự nhà đóng gói để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn và hiểu rõ các “quá trình” cần thực hiện. + Nâng cấp báo cáo HACCP và đảm bảo rằng tất cả các mối đe dọa và rủi ro được loại trừ/giảm thiểu. + Hoàn tất việc kiểm tra lần cuối hệ thống chất lượng (đánh giá nội bộ). Việc quản lý của Nhà đóng gói Công ty thanh long Hoàng Hậu rất trôi chảy và xác định rõ ràng đáp ứng tiêu chuẩn Toàn cầu về Thực phẩm BRC – phiên bản 5. Mặc dù rất là thất vọng khi không thành công trong lần thanh tra chứng nhận trước qua việc sử dụng tiêu chuẫn BRC phiên bản mới, do đã theo phiên bản củ trước đây, nhưng việc vận hành nhà đóng gói theo cẩm nang với phiên bản mới này có giá trị vô cùng trong việc học tập/hiểu biết them tất cả các đối tác trong tiến trình thực sự vận hành hệ thống chất lượng mà nó là quá trình lien tục nâng cấp khi có sự đổi mới hay thực hành những yêu cầu chuyên biệt của khách hàng hay tiêu chuẩn cao hơn. Trong báo cáo này, nhà đóng gói trong mô hình đã được chấp nhận bởi thị trường USA. Cho nên không còn nghi ngờ gì nửa trong việc kết hợp mô hình giữa nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP hợp đồng cung cấp cho nhà đóng gói/xuất khẩu và nhà đóng gói/xuất khẩu 5
  11. gần đạt tiêu chuẩn BRC có tác dụng thúc đẩy tiếp cận tốt thị trường, và chỉ có một ít hiệu chỉnh nhỏ nhà đóng gói và hệ thống chất lượng của nó sẽ đáp ứng được đòi hỏi cao của thị trường USA. 5.1.2 Hồ sơ hóa các số và khối lượng thanh long cho những hộ nông dân sản xuất nhỏ (đầu ra 1.2, họat động 1.2.1 và 1.2.2) Trái thanh long từ những nhà sản xuất lớn, nơi đã được nhận giấy chứng nhận GLOBALGAP đã thu hoạch trái của họ, phân loại, đóng gói à xuất khẩu đến thị trường chất lượng cao thong qua nhà đóng gói mô hình của dự án. Mô hình nhóm nông dân sản xuất thanh long của dự án trước đây, nơi đã đạt chứng nhận GlobalGAP đã tiếp tục được chứng nhận, kéo dài thời gian chứng nhận tiếp năm thứ 2 cho đến tháng 11 năm 2009. Tất cả thanh long từ những trang trại trước đây được chứng nhận với diện tích 80.19 ha, nay tăng lên 230,519 ha. Tham khảo giấy chứng nhận của nhóm sản xuất thanh long cung cấp cho Công ty thanh long Hoàng hậu ở phụ lục 1. Nhóm thực hiện dự án tiếp tục hỗ trợ tập huấn cả chính thức hay bán chính thức cho nhóm sản xuất thanh long thuộc dự án trước đây và cả nhưng nhóm nông dân mới ở các tỉnh như Bình Thuận, Tiền giang và Long an trong suốt thời gian thực hiện cho báo cáo này. Nhóm đối tượng chủ yếu là nông dân sản xuất nhỏ như trong mục tiêu của dự án đã nêu. Có bằng chứng rõ rang cho thấy nhóm sản xuất đã nhận thức được yêu cầu cần thiết phải đáp ứng tiêu chuẩn GAP, an toàn và chất lượng như đòi hỏi của nhiều thị trường khác nhau. Nó cùng đồng nghĩa với việc có bằng chứng cho thấy nhu cầu sử dụng thiết bị/dịch vụ đóng gói và kinh nghiệm về thị trường/xuất khẩu. Nhiều cố gắng để khuyến khích Nhà đóng gói Công ty Hoảng hậu tại Bình Thuận tìm những nhóm nông dân sản xuất thanh long quy mô nhỏ đáp ứng yêu cầu của GlobalGAP ký kết cung cấp thanh long cho nhà đóng gói của mình. Nhiều cố gắng cùa nhóm thực hiện dự án và nhà đóng gói có những bước xuất phát quan trọng với nhiều nông dân đang có lợi thế để được chứng nhận đáp ứng yêu cầu của GAP. Cuối cùng người nông dân sản xuất nhỏ sẽ quyết định cung cấp sản phẩm trái thanh long của họ cho ai. Có bằng chứng ngày càng rõ rang hơn cho thấy những hộ sản xuất thanh long với quy mô nhỏ ngày càng nhận thực rõ lợi ích của việc cung ứng sản phẩm cho nhà đóng gói/xuất khẩu lớn đảm bảo chất lượng cao và cảm giác mất niềm tin đang được vượt qua khi họ trở thành những nhà hợp đồng cung cấp thanh long cho nhà đóng gói. Những kết quả ban đầu của các cuộc thảo luận giữa nhóm thực hiện dự án và Ông Long và nhân viên của Công ty Bảo Thanh, Ticay, một nhà đóng gói và xuất khẩu trái cây đạt tiêu chuẩn và đáp ứng yêu cầu của thị trường chất lượng cao. Nhà đóng gói tại vườn của Ông Long ở Bình Thuận đã đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và gần đây được sự chấp nhận của Tessco Nature Choice vàp tháng 4 năm 2007. Tham khảo giấy chứng nhận của Tessco Nature’s Choise ở phần phụ lục 2. Mục đích của những đợt thảo luận này là tìm mối liên kết giữa những nông dân sản xuất nhỏ ở tỉnh Bình Thuận, Tiền giang và Long an với nhà kinh doanh có nhiều kỹ năng, tâm lý và nhiều cơ hội trên thị trường như Ông Long sẽ được thảo luận sau trong báo cáo này. 6
  12. Phiếu hiện trạng tập huấn nông dân trong phần phụ lục 3 cập nhật thong tin về số lượng nông dân và nhà đóng gói/xuất khẩu tham gia chương trình dự án, hướng về chứng nhận và những người được chứng nhận đạt tiêu chuẩn. 5.1.2 Dự án xúc tiến các quá trình liên kết giữa nông dân sản xuất thanh long, nhà đóng gói, xuất khẩu và thị trường đòi hỏi chất lượng cao. (Đầu ra 1.1, Hoạt động 1.1.1 và 1.1.4 và Đầu ra 1.2; hoạt động 1.2.1 và 1.2.2) Hiện nay nhu cầu xuất khẩu thanh long an toàn, hợp pháp và chất lượng cao cao hơn nhiều so với khả năng đáp ứng cuả nhà sản xuất, đóng gói và xuất khẩu hiện nay (nơi đáp ứng các tiêu chuẩn đòi hỏi bởi thị trường). Cũng có nhiều thị trường (ví dụ như Trung Quốc) trước đây chấp nhận thanh long từ bất cứ nguồn nào, lại đòi hỏi thanh long phải đạt chứng nhận an toàn, hợp pháp và chất lượng đáp ứng yêu cầu nhất định. Nhóm thực hiện dự án cảm thấy trong thời gian này nhu cầu sản phẩm đạt chứng nhận GAP tăng lên một cách nhanh chống từ các thị trường sẵn có hơn là việc phải xác định thêm nhiều thị trường để bán sản phẩm trong khi không thể đáp ứng được. Dự án khuyến khích hai nhà xuất khẩu thanh long đang vận hành trên cừng một địa bàn điều hòa lại thị trường của họ, nhằm mục đích làm giảm thiểu việc trả giá, làm giá khi mua sản phẩm của họ. Nó cũng có lợi cho những nhà xuất khẩu khi họ làm việc cùng với nhau để cung cấp sản phẩm cho một số thị trường đòi hỏi chất lượng cao mà không thể đáp ứng bởi một nhà đóng gói. Thị trường tiêu thụ thanh long cho 2 nhà xuất khẩu là Công ty thanh long Hoàng hậu và Công ty Ticay bao gồm: Công ty Thanh Long Hoàng hậu có thị trường: Thị trường Anh và Châu Âu – là bạn hàng truyền thống của Công ty, nơi đã được khách hàng tin tưởng là an toàn, hợp pháp và chất lượng cao và cũng đáp ứng yêu cầu đặc biệt của hệ thống siêu thị như Tesco’s Thị trường Mỹ - USA – Thị trường này gần đây đã ăn hàng của Công ty – Ghi chú bên dưới. Tuy nhiên, đòi hỏi của thị trường này khi xuất khẩu thanh long từ Việt nam sang Hoa kỳ là phải được xử lý sau thu hoạch bằng chiếu xạ, làm tạo ra nhiều thách thức và tốn nhiều chi phí hơn, làm cho việc xuất khẩu không thuận lợi và lợi tức thu được sẽ không bằng xuất khẩu sang những nước khác. Có nhiều vấn đề về chức năng chiếu xạ của phương tiện/nhà cung cấp dịch vụ và sự ngã giá làm giảm lợi nhuận của nhả xuất khẩu thong qua khách hang. Thị trường Trung Quốc – Gần đây đòi hỏi chất lượng cao hơn, có xuất xứ hang hóa Những thị trường khác – gần Việt nam như Singapore, Hong Kong, Thái Lan, v.v. Công ty Ticay – Bảo Thanh Nói chung thị trường của Bảo Thanh gần giống như của Công ty Thanh Long Hòang Hậu Hần đây Ticay – Bảo Thanh được Tesco’s Nature’s Choice chấp nhận và đã hứa hẹn tiêu thụ sản lượng lớn từ Công Ty Bảo Thanh (30 40-foot containers trên tháng). Như vậy có khoảng 600 tấn thanh long trên tháng, như vậy đòi hỏi phải có ít nhất 800 hectares thanh long đạt tiêu chuẩn, như vậy Công ty không thể một mình đáp ứng được yêu cầu nên khả năng liên kết là rất lớn. Một ghi chú cho việc xuất khẩu thanh long sang Hoa Kỳ vào ngày 17 tháng 11 năm 2008. 7
  13. Hai lô hang chuẩn bị xuất khẩu sang Hoa Kỳ: Nhà xuất khẩu Công ty Sơn Sơn, nơi có nhà máy chiếu xạ và Trang trại Công ty thanh long Hòang Hậu (Mô hình dự án – Ông Hiệp), cả hai lô hang chịu sự chiếu xạ của Công ty chiếu xạ Sơn Sơn. Thanh tra viên của Hoa Kỳ làm tiền thanh tra chiếu xạ (a pre-irradiation inspection (APHIS) của 100 trái thanh long cho mỗi lô hang đăng ký. Giá chiếu xạ trái thanh long cộng với chi phí phục vụ thanh tra và lập thành hồ sơ cho mỗi kilogram thanh long là 1,00 USD (trong khi d0ó chi phí này ở Thái Lan là 0,4 USD, chi phí naỳ không thể so sánh được). Ba trang trại sản xuất thanh long đạt chứng nhận GlobalGAP trong mô hình dự án cũng đã được chấp nhận d0ể bán cho thị trường Hoa Kỳ. Một lô hang ký gởi khác (8 tấn thanh long) từ trang trại Duy Lan - ở Bình Thuận và trang trại này cũng đã đạt chứng nhận EUREPGAP (Duy Lan đạt chứng nhận cho bằng chính sự cố gắng của Ông ta, nhưng đã sừ dụng nhiều tài liệu từ dự án, cũng như tài liệu từ dự án GAP của VNCI trước đây) Nhà đóng gói của Ông Hiệp đã tiến tới gần được chứng nhận đạt tiêu chhuẩn BRC – phiên bản 5 à đã từng đóng gói thanh long xuất sang Hoa Kỳ (đã có 4 lần thanh tra được thực hiện). Ông Hiệp đã tiến hành xuất 12 tấn thanh long bằng đường thủy và dự kiến gởi khỏang 30 x 12 tấn hàng trong năm, nhưng kết quả báo cáo lợi nhuận thu được từ thị trường Hoa Kỳ không tốt hơn thị trường Châu Âu – EU: Cả hai thị trường đều có mức giá chung là 2,5 USD/kg (tương đương 3,5 USD/kg trái ròng). 1USD/kg cho việc thanh tra, chiếu xạ và lập hồ sơ bởi USDA). TRong khi đó thị trường Châu Âu tốt hơn bởi vì tốn ít công sức cho việc bàn giấy, hồ sơ và tiêu chuẩn áp dụng không quá khắc khe. Trái thanh long hiện nay đã đến Hoa Kỳ, qua sự thanh tra của USDA và bán ra thị trường. Tuy nhiên báo cáo cho việc này chưa được thực hiện cho đến ngày thực hiện báo cáo này. Ông Hiệp đang lẵng lặng chuẩn bị cho thị trường Nhật Bản và đang đánh giá khu xử lý hơi nóng tại nhà đóng gói mới của Ông ( chỉ có xử lý bằng hơi nóng được chấp nhận cho thị trường Nhật Bản, trong khi xử lý chiếu xạ lại được chấp nhận ở thị trường Hoa Kỳ). 5.1.4 Sự phát triển mỡ rộng thêm từ mô hình dự án trước đây (Đầu ra 1.2: hoạt động 1.2.1 và 1.2.2; đầu ra 2.1: hoạt động 2.1.1) Tâm lý của dự án trước đây là phải xác định thị trường cho mô hình sản xuất, rồi huấn luyện họ đên mức đạt được chứng nhận theo tiêu chuẩn toàn cầu và giám sát sự vận hành luôn đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu chứng nhận một cách bền vững. Một yêu cầu cho mô hình dự án kỳ này cho nhà đóng gói và trang trại theo GAP là thể hiện mô hình mẫu cho chương trình mở rộng them của dự án. Sự mở rộng mô hình trong cố gắng này là theo yêu cầu đói hỏi của thị trường và bởi vì sự gia tăng đòi hỏi tính chuyên nghiệp của chuyên gia phía SOFRI, dự án thể hiện việc này thong qua việc thiết lập sự vận hành trong kinh doanh, như là việc gia tăng các đối tác thương mại. Dự án đã xác định Ông Long và nhân viên của Công ty ticay của Ông đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng chương trình của dự án. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc dự án chọn và sử dụng Ông Long và Công ty Ticay trong tiêu thụ sản phẩm là: 8
  14. Những thị trường đã có và những thị trường xuất khẩu thanh long mới xuất hiện, cung cấp sản phẩm đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao của khác hang trên tất cả các lĩnh vực. Xác định được nhu cầu sản phẩm thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là quá lớn so với khả năng cung ứng của Công ty Ticay. Ông Long đã bắt đầu chương trình GlobalGAP cho chính trang trại của Ông và nhà đóng gói trên đồng (on farm) ở Bình Thuận đã được chứng nhận GlobalGAP. Ông Long có ước vọng lớn trong việc mở rộng việc sản xuất kinh doanh của mình ở Bình Thuận và cả ở Tiền giang và Long an để thâm nhập thị trường chất lượng cao tốt hơn với lượng đạt tiêu chuẩn nhiều hơn mà trước đây ông không thể cung cấp đủ cho thị trường. Ông Long đã thể hiện khát vọng mở rộng sản xuất kinh doanh của mình để giúp hộ nong dân sản xuất nhỏ sản xuất thanh long đật tiêu chuẩn mà thị trường đang đòi hỏi ngày một nhiều hơn. Ông Long cũng có ảnh hưởng rất lớn trong việc kinh doanh – xuất khẩu của mình và có tầm nhìn tốt trong việc mở rộng và tăng cường việc xuất khẩu thanh Việt Nam một cách bền vững. Ông ta thấy rõ sự kết hợp giữa sự phát triển của mô hình và kỹ năng chuyên nghiệp của nhân sự phía SOFRI về ngành rau quả cộng thêm kinh nghiệm kinh doanh, khả năng thị trường của Công ty Ông. Ông Long quan tâm đến việc thâm nhập trái thanh long an toàn, hợp pháp và chất lượng cao (và những loại trái cây khác đang là cơ hội tốt) vào thị trường xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao. Ông ta đang chuẩn bị đầu tư tiền bạc và nguồn lực vào những nhà sản xuất và đóng gói cung cấp sản phẩm chất lượng cao.Sự kết hợp giữa kỹ năng của nhân sự dự án thanh long và tầm nhìn mới về kinh doanh và kỹ năng của Ông Long sẽ giúp ích rất lớn trong việc khuyến khích và mang lại lợi ích cho các chương trình mở rộng dự án. Hộ nông dân sản xuất thanh long qui mô nhỏ trong vùng sản xuất được hoạch định là những nhóm mục tiêu của chương trình dự án. Khi hoạch định chương trình dự án, dự án đã tính đến việc xác định những thách thức trong việc phát triển một cách bền vững hộ nông dân sản xuất thanh long GAP qui mô nhỏ. Bài học được rút ra trong suốt quá trình thực hiện dự án này và dự án trước đây trong nổ lực chung vượt qua những thách thức đã được xác định/báo cáo, cũng như việc sử dụng kỹ năng trong nước và nguồn lực hiện hữu. Những nhân tố được xác định bởi dự án cho chương trình họat động của dự án mà Ông Long và việc kinh doanh của Công ty Ông Long thích hợp, bao gồm: Từng là nhà kinh doanh vô địch đi đầu Từng là nhà vô địch, nguời chuẩn bị vận hành doanh nghiệp một cách rõ rang, minh bạch Sẵn sang cung cấp sự hỗ trợ việc kinh doanh của ông và nguồn lực về hành chính trên 3 tỉnh thực hiện mô hình của dự án Sẵn sang làm việc với SOFRI thông qua nhân sự có kỹ năng về chất lượng và kỹ thuật cây ăn quả để cả hai cùng được lợi, cũng tốt cho sự phát triển của ngành thanh long nói chung và những hộ nông dân sản xuất nhỏ nói riêng. Có sự quản lý vả khả năng phát triển thích hợp về vật lực/hệ thống và xác định nguồn lực cần thiết thong qua chuỗi cung ứng thích hợp. Có khả năng cung cấp sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn thích hợp cho thị trường xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao một cách bền vững. 9
  15. Có khả năng hỗ trợ phát triển hộ nông dân sản xuất thanh long qui mô nhỏ trong vùng những khoản kinh phí vừa phải, khà năng quản lý chung và hợp tác phát triển. 5.1.5 Sơ lược về hiện trạng thực hiện sau thu hoạch và đề xuất cho việc cải tiến ngay và cơ hội cho việc nghiên cứu sâu hơn để cải thiện mẫu mã trái thanh long sau thu hoạch. ( Mục tiêu 2, đầu ra 2.1, họat động 2.1.1, 1.1.4) Trưởng nhóm nghiên cứu sau thhu hoạch, Ts. Nguyễn Văn Phong, người vừa trở về SOFRI ngay trước khi thực hiện báo cáo này, đã xác lập được vị trì của mình. Ông ta vừa thiết lập chương trình nghiên cứu/chuyển giao việc cải thiện khả năng của SOFRI trong việc áp dụng cải tiến chất lượng, kéo dài thời gian sau thu hoạch và giai quyết vấn đề cho ngành thanh long. Xem phu lục 4: Chương trình làm việc và báo cáo chuyến đi vào tháng 4 năm 2009. Trong thời gian thực hiện báo cáo này, Ts. Phong đã tham gia nhiều Hội nghị/Hội thảo/học tập trao đổi kinh nghiệm và nhận nhiều sự hỗ trợ từ chhuyên gia sau thu hoạch của dự án là Ts. Allan Wolf. Ts. Allan Wolf hỗ trợ Ts. Phong trên 2 mặt: trước tiên là như một phần bắt buộc của dự án đã được mô tả trong tài liệu dự án, và thứ hai là một chuyên gia sau thu hoạch của dự án Twining (Dự án TR – Hort003VIE). Ts. Wolf phối hợp các mục tiêu sau thu hoạch của dư án Twining với mục tiêu của dự án này. Ông ấy sẽ sử dụng một tuần làm việc của Ts. Phong khi Phong tham quan Viện Nc Cây trồng và Thực phẩm, tại Auckland, cho việc thực hiện chương trình nghiên cứu sau thu hoạch trên trái thanh long. Tham khảo phụ lục 5: kế hoạch tham và làm việc của SIEAP và SOFRI tới Viện Cây trồng và thực phẩm New Zealand tại Auckland và tháng 7 năm 2009. 5.2. Lợi ích cho đối tượng quy mô nhỏ (Mục tiêu 2, đầu ra 2.1, họat động 2.1.1; Mục tiêu 3, đầu ra 3.1, họat động 3.1.1, 3.1.2) Tập trung chính của dự án này là hỗ trợ nhóm nông dân và nhà đóng gói/xuất khẩu thực hiện mô hình trong dự án trước để giữ vững và duy trì mức đạt chứng nhận tiêu chuẩn mà thị trường yêu cầu là BRC Global (cho nhà đóng gói) và GLOBALGAP (EUREPGAP – cho nhóm nông dân sản xuất ngòai đồng). Dự án đã khuyến khích mô hình trang trại Thanh long Hoàng hậu, trong mối liên kết với chương trình mở rộng của dự án trong việc tuyển mới và hỗ trợ tăng thêm số lượng nông dân sản xuất nhỏ để được chứng nhận GlobalGAP và tiếp theo là hợp đồng cung cấp thanh long cho nhà đóng gói. Chương trình mở rộng của dự án hiện nay đang họat động tốt ở Bình thuận, Long an và Tiền Giang và đang thực hiện các bước hỗ trợ sau đây cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ: Tiếp tục thâm nhập vào thị trường đòi hỏi chất lượng cao khi đáp ứng được các tiêu chuẩn và hợp đồng cung cấp trái chất lượng cho nhà đóng gói. Cung cấp các dịch vụ tập huấn/hỗ trợ về GAP, kinh doanh sản xuất nhỏ và quản lý việc vận hành để đạt được mức có thể chấp nhận được bởi thị trường. Tập huấn GAP cho nhóm nông dân sản xuất qui mô nhỏ thấy được và đáp ứng mức độ an toàn và sức khỏe tốt hơn tại nơi làm việc và sinh sống so với trước khi làm 10
  16. GAP. Một cái lợi cơ bản nhất cho những hộ nông dân sản xuất thanh long/gia đình vì họ sống ngay trên mảnh đất trồng thanh long. Tình trạng cung cấp không đủ thanh long đạt chất lượng cho thị trường xuất khẩu nên đảm bảo việc tăng lợi nhuận thu được và tiêu chuẩn sống tốt hơn so với thị trường trôi nổi tại địa phương và thu nhập thấp. Như vậy hộ nông dân sản xuất nhỏ (từ 0,3 đến 1 ha) không còn là chướng ngại nửa, vì thường những trang trại sản xuất lớn cũng chia thành những đơn vị nhò để dễ quản lý. Hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ sẽ được hưởng lợi nhuận từ mô hình liên kết hiện đại nếu họ muốn. 5.3. Tăng cường năng lực (Mục tiêu 3, đầu ra 3.1, họat động 3.1.1, 3.1.2) Việc thiết lập chương trình dự án mở rộng thong qua việc hợp tác với đối tác thương mại mạnh và có tiềm lực mang lại nhiều thuận lợi trong việc sẽ tạo ra cơ hội cải tiến của ngành trồng thanh long một cách bền vững. Ví dụ như, thực hiện chương trình dự án thanh long dự kiến bao gồm: • Hỗ trợ phát triển điều tiết tốt ngành trồng thanh long chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xuất khẩu cho việt nam. • Tăng khả năng cho ngành ở từng cấp độ của chuỗi giá trị. Thêm vào đó: • Đặc biệt là tăng khả năng cho nông dân dẫn đến tăng mức sống cùa nông dân trồng ngành trồng thanh long. • Đối tác là hộ nông dân sản xuất nhỏ, đặc biết là những vùng nghèo, được hỗ trợ kỹ thuật bởi dự án để tiếp cận mô hình hợp tác sản xuất tiên tiến, hiện đại nhằm giúp họ có số lựơng liên kết đủ mạnh để có điều kiện hưởng lợi thong quan việc vận hành sản xuất lớn hơn như là việc phát triển cơ sở vật chất đóng gói sau thu hoạch. • Thiết lập hợp tác cùng có lợi giữa nhân sự dự án phía SOFRI và Công ty Ticay: SOFRI có kỹ năng về kỵ thuật cây ăn quả và hệ thống chất lượng sẽ chuyển giao cho Ticay và Ticay sẽ kinh nghiệm kinh doanh và quản lý cho SOFRI. Đây là cơ hội rất tốt cho nhận sự phía SOFRI có kinh nghiệm nhiều hơn trong lĩnh vực thực tế kinh doanh hay tự chủ, tự trang trãi theo nghị định 115. Phát triển Hợp tác xã những hộ sàn xuất thanh long qui mô nhỏ, đặc biệt trên vùng nông dân nghèo, đã bắt đầu như một cấu phần của chương trình dự án hợp tác giữa dự án thanh long và chuyên gia chuyên nghiệp quàn lý nghiên cứu trẻ của CARD, Ts. Marlo Rankin. Tham khảo phụ lục 6. YPRMS TORS cho dự án Thanh long. Ts. Rankin đã thu thập được nhiều kinh nghiệm xây dựng Hợp tác xã ở vùng Đồng Bằng song Cửu long khi Cô ấy làm luận văn tiến sĩ của mình (Phát triền các hợp tác xã theo hướng thị trường cho ngành cây ăn quả ở vùng ĐBSCL, Việt Nam). Cô ở Hà Nội, nhưng rất thường xuyên tham quan các vùng thực hiện dự án tại Việt Nam và cũng thường xuyên cập nhật thông tin mới về luật Hợp tác xã. Ts. Rankin đã thúc đẩy CARD ứng dụng kinh nghiệm thực tế về HTX trong việc hỗ trợ dự án thanh long thiết lập các hợp tác xã hiện đại như là một phần của mục tiêu dự án. Ts. Châu đã tiến cử Ts. Lập như là một đối tác, người làm việc trực tiếp với Ts, Rankin, sử dụng kinh nghiệm quản lý mô hình dự án để cung cấp kinh nghiệm quản lý, giám sát cho đối 11
  17. tác của mỉnh phát triển khà năng thong qua việc vận hành thực tế. Ts. Lập vừa trở về từ Ấn độ sau khi hoàn thành khóa học Tiến sĩ của mình. Ts. Rankin đã liên lạc với Ts, Lập để Lập được tập huấn và sử dụng tài liệu về việc phát triển các HTX cho dự án. Trưởng dự án và nhóm thực hiện dự án xin chân thành cảm ơn Ông Keith Milligan trong việc cho phép Ts. Marlo Rankin tham gia vào các họat động của dự án trên lĩnh vực này. Tổ chức SGS Việt Nam tại tp Hồ Chí Minh, một đơn vị chứng nhận được công nhận cho nhiều tiêu chuẩn Quốc tế, đuợc chọn làm đối tác để kiểm tra chứng nhận GLOBALGAP và BRC cho các mô hình dự án. Trong suốt quá trình thực hiện dự án cho báo cáo này, Viện NC CAQ miền Nam đã xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với SGS Việt Nam. SGS bắt đầu tham gia vào lĩnh vực chứng nhận cho các sản phẩm ngành cây ăn quả cho Việt Nam và như vậy họ cần những kiến thức cơ bản về ngành cây ăn quả mà họ sẽ thanh tra chứng nhận, nên Viện NC CAQ miền Nam đã tập huấn hỗ trợ cho họ. Viện NC CAQ miền Nam và một số nhân sự được chọn khác phục vụ cho ngành CAQ, được SGS Việt Nam tập huấn về Đánh giá nội bộ và trong quản lý hệ thống HACCP. Tập huấn được thực hiện chủ yếu cho các yêu cầu về tiêu chuẩn GAP để thực hiện cho ngành trồng thanh long (và có thể áp dụng cho ngành CAQ khác), Việc tập huấn này có điểm thuận lợi nửa là những nhân sự phía SOFRI được tập huấn sẽ ứng dụng kiến thức này vào việc đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo VietGAP. Đây có thể là một tiềm năng tăng thu nhập cho SOFRI trong tương lai. Tham khảo phụ lục 7, hình ảnh và danh sách tham gia tập huấn HACCP và đánh giá nội bộ. Viện NC CAQ miền Nam đã thiết lập hệ thống trang thiết bị cho việc tập huấn chuyển giao và kết hợp với dự án 115 và Twining đang bắt đầu cung câp các đợt tập huấn cho một số lượng lớn nông dân. Trang thiết bị và nguồn lực cho các cuộc tập huấn được phát triền cũng để tập huấn cho nông dân trồng thanh long ở Tỉnh Tiền Giang và Long an như một phần nội dung chương trình dự án. Ts. Nguyễn Văn Hòa và Ths. Nguyễn Thành Hiếu đã thực hiện chuyến công tác sang Malaysia và đã báo cáo về GAP trên thanh long với phía bạn và báo cáo chuyến đi được đính kèm trong phần phụ lục. 5.4. Xuất bản Không có bài báo nào được đăng trong thời gian thực hiện báo cáo này ngoại trừ báo cáo Seminar của Ts. Nguyễn văn Hòa tại Malaysia. 5.5. Quản lý dự án (Muc tiêu 3) Nhóm quản lý thực hiện dự án phía SOFRI không có sự thay đổi nhân sự so với báo cáo trước đây. Trưởng dự án đã chuyển giao trách nhiệm thực hiện dự án cho nhân sự phía SOFRI trong suốt quá trình thực hiện dự án này. Tuy nhiên, Ông vẫn tiếp tục để ý đối với bất kỳ những đòi hỏi nào, nhất là sự nhận biết về khả năng của nhân sự dự án và những thay đổi trong quản lý của Viện NC CAQ MN (choviệc thực hiện 115) và trong việc SOFRI nhận được nhiều đề tài dự án, trong việc tham gia nhiều hơn vào dự án cũng như dịch vị dịch thuật. 12
  18. Chú ý rằng việc liên lạc giửa trưởng dự án (khi không có sang làm việc) và nhân sự phía SOFRI không ngừng đựơc cải tiến đáp úng yêu cầu thực hiện dự án và đảm bảo chất lượng trong quá trình dự hiện dự án cho báo cáo này. Dự án hiện nay về Twining project, tập huấn về quản lý dự án nên được ghi nhận trong báo cáo này. Bây giờ, đối tác chủ yếu của dự án, Ông Hiệp của Công ty thanh long Hoàng hậu và Ông Long Ticay đã đựơc xác định (luôn được giám sát/khuyến khích) để lãnh đạo trong việc phát huy chất lượng cho ngành trồng thanh long, trưởng dự án đã khhông ngừng khuyến khích nhận sự phía SOFRI sự dụng cùng hệ thống trách nhiệm quản lý cho mức độ kế tiếp. trong khi có nhiều đòi hỏi phài huấn luyện GAP, mà giai đoạn đầu nhân sự phía SOFRI nên thực hiện đối với các đối tác của minh để đảm bảo tính bền vững. Ở giai đoạn này, ngành nên có trách nhiệm trả công cho sự phục vụ của SOFRI và lợi ích này giúp ích cho việc thực hiện nghị định 115 của Chính phủ. 6. Báo cáo về những vấn đề đan chéo 6.1. Môi trường Dự án này được thiết kế để thực hiện, ít nhất là, những hệ thống chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn đòi hỏi của thị trường như BRC – Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩmcho nhà xuất khẩu/đóng gói và tiêu chuẩn GLOBALGAP (EUREPGAP) cho những nông dân cung câ1p trái thanh long. Như một phần của những tiêu chuẩn này, có những hệ thống hồ sơ hóa để đảm bảo rằng tất cả hiệu quả ảnh hưởng từ môi trường sẽ được đánh giá, các vấn đề được xác định, hành động khắc phục được thực hiện / rủi ro được giảm thiểu/hạn chế và hồ sơ hóa. Dự án mới này tiếp tục huấn luyện cho những người thụ hưởng về những vấn đề, tiêu chuẩn được liên tục cải tiến và quản lý sự vận hành dự án của họ theo hình thức là sẽ giảm thiểu hậu quả ảnh hưởng đến môi trường. Dự án này cũng sẽ tiếp tục khai thác cách giải thiểu carbon footprint trong ngành trồng thanh long theo tiêu chuẩn GAP. 6.2. Các vấn đề giới tính và xã hội Trong cả hai dự án CARD thanh long, việc thực hiện dự án là việc thể hiện một cách có hệ thống vấn đề về giới tính và xã hội. Ví dụ như, Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) đòi hỏi điều kiện làm việc tốt, đối xử lao động thích hợp, quan sát đến vấn đề sực khòe tốt và thực hành an toàn, và tạo cơ hội đồng đều cho cả nam và nữ giới. Những điều kiện này cũng cố thêm thong qua việc thực hiện dự án về tiêu chuẩn chất lượng như GLOBALGAP (EUREPGAP) và BRC. Thêm vào đó, những đòi hỏi của tiêu chuẩn, tiêu chuẩn nâng cao của Tesco, Marks và Spencer sẽ đảm bảo rằng những điều kiện làm việc tốt sẽ đánh bại và sẽ được kiểm chứng quan việc đánh giá của bên thứ 3. Việc hồ sơ hóa điều kiện làm việc tốt, chịu trách nhiệm rõ rang và trách nhiệm giải trình xuất hiện trong Cẩm nang Sản xuất Thanh long Chất lượng, đặc biệt là trong phần mô tả vị trí trách nhiệm. Mô hình nhà đóng gói thanh long tuyển chọn sử dụng khá nhiều công nhân nữ hơn là nam giới trong việc thực hiện sản xuất dưới điều kiện làm việc rất tốt, mà nó đã được cải thiện rất nhiều để đạt được tiêu chuẩn BRC. 13
  19. 7. Các vấn đề thực hiện và tính bền vững 7.1. Những khó khăn và trở ngại Những khó khăn và trợ ngại được xác định trong dự án trước đây cũng là những vấn đề nổi lên trong dự án này và như dự án trước đây; nó sẽ được thể hiện một cách có hệ thống và giải quyết những vấn đề này như sau: Ở mức độ dự án Lợi ích cho nhân sự dự án trên lĩnh vực hệ thống chất lượng cho ngành rau quả đã được đáp ứng ở mức độ cao, kết quả làm tăng nhu cầu được xác định theo thời gian của họ cho: Chuyển giao kỹ thuật lan rộng một cách nhanh chóng/yêu cầu của người nghe Viết quyển sổ tay đáp ứng được tiêu chuẩn mới và những thay đổi Viết tiêu chuẩn VietGAP Dịch thuật: cả dịch viết và dịch miệng Lãnh đạo/quản lý dự án Những bắt buộc về khoa học/nghề nghiệp và việc nghiên cứu Tham gia hội thảo, hội nghị như là một chuyên gia đại diện cho Viện, Bộ và cho Chính phủ. Ở mức độ nông dân Vấn đề quan tâm là làm thế nào để hấp dẫn được số lượng lớn và luôn tăng số người sản xuất nhỏ tham gia trong mô hình trình diễn của dự án theo hệ thống GAP để họ có thể thâm nhập được thị trường đòi hỏi chất lượng cao? Khi có thể, những hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ có nguồn lực cần thiết để họ thực hiện những thay đổi theo yêu cầu không? Có thể có những đợt tập huấn về kinh doanh cơ bản để cung cấp thong tin, kinh nghiệm cho những hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ để họ có thể phá vở sự rang buộc của thương lái, chủ vựa và thoát khỏi vòng nghèo đói lẫn quẫn không? Ở cấp độ ngành Mộ hình dự án đã được phát triển đến tiêu chuẩn cao nhất để đảm bảo nông dân, nhà đóng gói và và nhà xuất khẩu liên tục và bền vững để đảm bảo rang sản phẩm lưu hành là sản phẩm an toàn, hợp pháp và chất lượng đồng đều hay tốt hơn cả sự mong đợi của khách hang. Mô hình được phát triển đến một tiêu chuẩn cao về chất lượng thực hành để sử dụng làm mô hình mẫu cho việc mở rộng/lập lại cho các vùng trồng thanh long khác và những cây trồng khác và giảm thiểu bất kỳ những sự sao chép kém chất lượng. Sự quan tâm đến việc sản xuất theo GAP đã được thể hiện khi những nhà vận hành khác đang bước vào lĩnh vực này: Những tiêu chuẩn sẽ khác và ngành trồng thanh long cần trở nên được tổ chức lại để ngăn ngừa vận hành theo tiêu chuẩn phụ - kém chất lượng làm tạp nhiễm/phá hủy thị trường ở những giai đọan đầu. Sẽ có một áp lực lớn cho ngành trồng thanh long chất lượng cao nếu thu nhập từ việc đáp ứng cho thị trường đòi hỏi chất lượng cao là nhiều và mạnh. Nhành trồng thanh long chất lượng cao sẽ cần được tổ chức và trong tầm kiểm sóat được các vấn đề về bền vững như thị trường (một cửa), thương hiệu, xúc tiến thương mại, thường xuyên, nghiên cứu và phát triển. 14
  20. 7.2. Giải pháp Nhóm quản lý dự án sẽ giải quyết hết các vấn đề nảy sinh và những khó khăn xuất hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án. Nhóm quản lý dự án phía SOFRI đã chỉ định nhân sự thích hợp để hỗ trợ cho việc gia tăng công việc của họ trong thời gian tới. Mọi cố gắng đang được thực hiện để triển khai được các chương trình rộng mở của dự án thong qua các đơn vị xuất khẩu/người vận hành trồng thanh long với cơ sở hạ tầng thích hợp, người có hoặc kế hoạch để có, việc vận hành ở tất cả các tỉnh trong địa bàn dự án. Giải pháp này sẽ có thể giúp dự án GAP đạt đến mức ý nghĩa về số lượng hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ tham gia, để họ có thể tự vận hành đạt theo các tiêu chuẩn đặt ra trong khi vẫn giữ được yêu cầu của đầu vào cho nhóm thực hiện dự án, nhằm tăng kỹ năng quản lý. Có nhiều dấu hiệu khuyến khích nguồn lực hỗ trợ một cách chính thống cho những hộ nông dân sản xuất nhỏ có thể được thong quan việc liên kết các đầu ra khi thực hiện dự án. 7.3. Tính bền vững Việc thực hiện toàn bộ dự án như đã mô tả trong phần hồ sơ dự án sẽ thiết lập ngành trồng thanh long GAP với thị trường mạnh và đội ngũ cán bộ được huấn luyện đầy đủ và có kinh nghiệm sẽ cung cấp cơ hội tốt hơn cho việc xây dựng hệ thống chất lượn được bền vững. 8. Các bước quan trọng tiếp theo Những bước quan trọng tiếp theo bao gồm: 1 Mô hình dự án hiện tại Đạt được chứng nhận BRC, như theo lịch vào ngày 19 tháng 8 năm 2009, cho nhà đóng gói mô hình của dự án và giám sát việc tiếp tục đạt yêu cầu chứng nhận/có tính bền vững Xúc tiến những hộ nông dân trồng thanh long với quy mô sản xuất nhỏ để đạt chứng nhận GLOBALGAP và trở thành hộ nông dân hợp đồng cung cấp thanh long cho nhà đóng gói hoặc nhóm của những nhà xuất khẩu. 2 Yêu cầu cao hơn Những nổ lực cho các đầu ra tiếp tục phát triển cho những hộ nông dân sản xuất nhỏ, nhà xuất khẩu/nhà đóng gói/nhóm nông dân dựa trên mô hình có sẵn của dự án về GAP để mở rộng thêm ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long an. Tiếp tục có những cố gắng nhiều hơn với những hộ nông dân trồng thanh long với quy mô nhỏ, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu sẽ tiếp tục (và sẽ bao gồm nhà đóng gói ngay trên đồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP). Dự án án sẽ đặc biệt chú trọng mục tiêu “đơn vị tư nhân nhà xuất khẩu/người vận hành thanh long”. Điều này sẽ giúp cho nhóm nhân sự dự án có thể có được số lượng lớn nông dân trồng thanh long cho việc cải tiến, mà không phải tự mình bị không thể/không bền vững vì quá tải công việc (cho nhóm nhân sự dự án). Ước tính việc phát triển của hiệp hội này sẽ đòi hỏi có tập huấn ban đầu để phát triển chương trình mới cho dự án giúp thúc đẩy các mô hình của dự án. Điều này sẽ giúp cho nhóm nhân sự phía SOFRI chỉ đóng vai trò tư vấn ký thuật/giám sát. Sự phát triển được lập kế hoạch để tập hợp nhà đóng gói đã được chọn 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0