intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo môi trường Quốc gia 2011: Chất thải rắn

Chia sẻ: Cochat Cochat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:152

138
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chất thải rắn tại Việt Nam; chất thải rắn ở đô thị; chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn; chất thải rắn công nghiệp; chất thải rắn y tế;… là những nội dung chính mà "Báo cáo môi trường Quốc gia 2011: Chất thải rắn" hướng đến trình bày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo môi trường Quốc gia 2011: Chất thải rắn

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2011<br /> <br /> CHẤT THẢI RẮN<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hà Nội, 2011<br /> DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA BIÊN SOẠN<br /> BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2011<br /> “CHẤT THẢI RẮN”<br /> <br /> <br /> Tập thể chỉ đạo:<br /> <br /> Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường<br /> <br /> Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường<br /> <br /> Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường<br /> <br /> Tổ thư ký:<br /> <br /> ThS. Tăng Thế Cường, KS. Nguyễn Văn Thùy, ThS. Lê Hoàng Anh, ThS. Mạc Thị Minh<br /> Trà, ThS. Lương Hoàng Tùng, CN. Nghiêm Thị Hoàng Anh, CN. Dương Thị Phương<br /> Nga - Tổng cục Môi trường<br /> <br /> Tham gia biên tập, biên soạn:<br /> <br /> GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, TS. Nguyễn Ngọc Sinh, GS.TS. Đặng Kim Chi, TS. Tưởng<br /> Thị Hội, TS. Lê Hoàng Lan, PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Thái, TS. Nguyễn Trung Việt,<br /> PGS. TS. Trần Đức Hạ, TS. Mai Thanh Dung, ThS. Lê Minh Đức, ThS. Lưu Linh Hương,<br /> BS.ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh, ThS. Nguyễn Hoà Bình, ThS. Nguyễn Thượng Hiền, KS.<br /> Hoàng Minh Đạo, KS. Nguyễn Gia Cường, CN. Lê Ngọc Tuấn.<br /> <br /> Đóng góp ý kiến và cung cấp số liệu cho báo cáo:<br /> <br /> Các đơn vị thuộc Tổng cục Môi trường.<br /> <br /> Các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.<br /> <br /> Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa<br /> học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài<br /> chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế.<br /> <br /> Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành<br /> viên Môi trường đô thị các tỉnh, thành phố.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> I<br /> MỤC LỤC<br /> Danh mục Bảng V 3.2.2. Phát sinh chất thải rắn nông nghiệp 42<br /> <br /> Danh mục Biểu đồ VI 3.2.3. Phát sinh chất thải rắn tại các làng nghề 45<br /> <br /> Danh mục Hình VII 3.3. Phân loại và thu gom chất thải rắn nông nghiệp<br /> và nông thôn 48<br /> Danh mục Khung VIII<br /> 3.3.1. Phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt<br /> Danh mục Chữ viết tắt X nông thôn 48<br /> <br /> Lời nói đầu XI 3.3.2. Phân loại và thu gom chất thải rắn phát sinh<br /> từ hoạt động sản xuất nông nghiệp 48<br /> Trích yếu XII<br /> 3.3.3. Phân loại và thu gom chất thải rắn phát sinh<br /> ở các làng nghề 49<br /> CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ -<br /> XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI VIỆT NAM 3.4. Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn nông nghiệp<br /> và nông thôn 50<br /> 1.1. Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội 3<br /> 3.5. Xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn nông nghiệp<br /> 1.2. Khái quát về công tác quản lý chất thải rắn và nông thôn 52<br /> ở Việt Nam 5<br /> 3.5.1. Xử lý, tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt<br /> 1.3. Phân loại chất thải rắn và tỷ trọng phát sinh 7<br /> nông thôn 52<br /> 1.3.1. Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc<br /> phát sinh 7 3.5.2. Xử lý, tiêu hủy chất thải rắn nông nghiệp 52<br /> <br /> 1.3.2. Phân loại chất thải rắn theo tính chất độc hại 9 CHƯƠNG 4. CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP<br /> CHƯƠNG 2. CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ 4.1. Phát triển công nghiệp trong thời gian qua 57<br /> 2.1. Phát triển đô thị ở Việt Nam 13 4.2. Phát sinh chất thải rắn công nghiệp 59<br /> 2.2. Phát sinh chất thải rắn ở đô thị 15 4.2.1. Chất thải rắn phát sinh trong khu công nghiệp,<br /> khu chế xuất, khu công nghệ cao 59<br /> 2.2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị 15<br /> 4.2.2. Chất thải rắn từ hoạt động khai thác<br /> 2.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị 16<br /> khoáng sản 61<br /> 2.2.3. Thành phần chất thải rắn đô thị 20<br /> 4.2.3. Chất thải rắn từ các ngành công nghiệp khác 63<br /> 2.2.4. Ước tính lượng thải, thành phần, mức độ <br /> độc hại và ô nhiễm của chất thải rắn đô thị 26 4.3. Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68<br /> 2.3. Phân loại và thu gom chất thải rắn đô thị 27 4.4. Xử lý và tái chế chất thải rắn công nghiệp 70<br /> <br /> 2.3.1. Phân loại tại nguồn 28 4.5. Chất thải công nghiệp nguy hại 72<br /> 2.3.2. Hình thức thu gom 29 4.5.1. Phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại 72<br /> 2.3.3. Tỷ lệ thu gom 30 4.5.2. Thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp<br /> nguy hại 74<br /> 2.4. Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn đô thị 33<br /> 4.5.3. Xử lý, tiêu huỷ chất thải công nghiệp nguy hại 75<br /> 2.5. Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đô thị 36<br /> <br /> CHƯƠNG 5. CHẤT THẢI RẮN Y TẾ<br /> CHƯƠNG 3. CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP<br /> VÀ NÔNG THÔN 5.1. Phát triển các bệnh viện và các cơ sở<br /> khám chữa bệnh 83<br /> 3.1. Tổng quan về phát triển nông thôn 41<br /> 5.2. Phát sinh chất thải rắn y tế 83<br /> 3.2. Phát sinh chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn 42 5.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế 83<br /> 3.2.1. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn 42 5.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn y tế 84<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> III<br /> 5.2.3. Thành phần chất thải rắn y tế 86 7.5. Sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân<br /> và cộng đồng 130<br /> 5.3. Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn<br /> y tế 87 7.5.1. Khối doanh nghiệp tư nhân đã có<br /> những bước tiến đáng kể 130<br /> 5.4. Xử lý và tái chế chất thải rắn y tế thông thường 89<br /> 7.5.2. Sự tham gia của cộng đồng đã có<br /> 5.5. Chất thải y tế nguy hại 90 kết quả bước đầu 131<br /> 5.5.1. Phát sinh chất thải y tế nguy hại 90 7.5.3. Xã hội hoá còn yếu 132<br /> 5.5.2. Xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại 92 7.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm 133<br /> CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM 7.6.1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đã<br /> MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN trở thành công cụ hữu ích, tuy nhiên<br /> nguồn lực vẫn còn hạn chế. 133<br /> 6.1. Tác động của chất thải rắn đối với môi trường 99<br /> 7.6.2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm<br /> 6.1.1. Ô nhiễm môi trường không khí vẫn chưa ngăn chặn được gia tăng<br /> do chất thải rắn 99 nhập khẩu trái phép phế liệu. 134<br /> 6.1.2. Ô nhiễm môi trường nước do chất thải rắn 101 7.7. Đầu tư tài chính 135<br /> 6.1.3. Ô nhiễm môi trường đất do chất thải rắn 103 7.7.1. Nguồn tài chính đầu tư đa dạng 135<br /> 6.2. Tác động của chất thải rắn đối với sức khoẻ 7.7.2. Đầu tư tài chính còn thiếu<br /> người dân 105 và chưa cân đối 136<br /> 6.3. Tác động của chất thải rắn đối với phát triển 7.8. Hợp tác quốc tế 137<br /> kinh tế - xã hội 106<br /> 7.8.1. Hợp tác quốc tế đã đa dạng nguồn vốn<br /> 6.3.1. Chi phí xử lý môi trường ngày càng lớn 106 đầu tư 137<br /> 6.3.2. Ảnh hưởng đến du lịch và nuôi trồng 7.8.2. Hợp tác quốc tế chưa phát huy được<br /> thuỷ sản 108 vai trò và hiệu quả 137<br /> 6.3.3. Xung đột môi trường do chất thải rắn 109 7.9. Các giải pháp khắc phục 138<br /> 7.9.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách và<br /> CHƯƠNG 7. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN: tăng cường hiệu lực tổ chức giám sát<br /> HIỆN TRẠNG, TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP và cưỡng chế 138<br /> 7.1. Thể chế, chính sách 115 7.9.2. Tăng cường bộ máy quản lý, xóa bỏ chồng<br /> chéo trong phân công, phân nhiệm 139<br /> 7.1.1. Thể chế, chính sách đã đi vào cuộc sống 115<br /> 7.9.3. Tổng kết, đánh giá các dự án 3R: Giảm<br /> 7.1.2. Thể chế, chính sách chưa hoàn thiện và thiểu, Tái sử dụng, Tái chế 140<br /> chưa được thực thi triệt để 120<br /> 7.9.4. Đẩy mạnh hoạt động xã hội và huy động<br /> 7.2. Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm 121 cộng đồng tham gia quản lý chất thải rắn 141<br /> 7.2.1. Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm 7.9.5. Quy hoạch và lựa chọn các công nghệ xử lý<br /> đang được kiện toàn và sự phân công tương chất thải rắn phù hợp 142<br /> đối cụ thể từ cấp trung ương<br /> đến địa phương 121 7.9.6. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn<br /> đầu tư tài chính 143<br /> 7.2 2. Phân công, phân nhiệm còn phân tán,<br /> chồng chéo và nhiều lỗ hổng 123 7.9.7. Nâng cao nhận thức cộng đồng,<br /> khuyến khích hoạt động phân loại<br /> 7.3. Quy hoạch theo vùng và các địa phương 125<br /> chất thải tại nguồn 143<br /> 7.3.1. Đã có các quy hoạch theo vùng 125<br /> 7.9.8. Các giải pháp quản lý cụ thể 144<br /> 7.3.2. Thiếu các quy hoạch của địa phương 127<br /> KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................ 147<br /> 7.4. Sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước 128<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................... 158<br /> 7.4.1. Sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước<br /> đã mang lại những đóng góp không nhỏ 128<br /> 7.4.2. Các doanh nghiệp nhà nước chưa được<br /> đầu tư đầy đủ 130<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> IV<br /> DANH MỤC BẢNG CHƯƠNG 3. CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP<br /> VÀ NÔNG THÔN<br /> CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ -<br /> XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM Bảng 3.1. Tổng hợp lượng chất thải rắn nông nghiệp<br /> phát sinh năm 2008, 2010 43<br /> Bảng 1.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá<br /> thực tế qua các năm 2006 - 2010 3 Bảng 3.2. Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi của<br /> Việt Nam 44<br /> Bảng 1.2. CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau 7<br /> <br /> Bảng 1.3. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 CHƯƠNG 4. CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP<br /> và năm 2008 8<br /> Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng các ngành<br /> CHƯƠNG 2. CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ<br /> giai đoạn 2005-2010 57<br /> Bảng 2.1. Số lượng đô thị các loại qua các năm từ<br /> Bảng 4.2. Ước tính CTR phát sinh tại các KCN<br /> 2005-2025 13<br /> vùng KTTĐ phía Nam năm 2009 59<br /> Bảng 2.2. Các loại CTR đô thị của Hà Nội<br /> năm 2011 15 Bảng 4.3. Ước tính và dự báo CTR các KCN của<br /> Việt Nam đến 2020 60<br /> Bảng 2.3. CTR đô thị phát sinh các năm<br /> 2007- 2010 16 Bảng 4.4. Ước tính chất thải rắn phát sinh từ hoạt<br /> động khai thác than vào năm 2025 61<br /> Bảng 2.4. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị<br /> Việt Nam năm 2007 17 Bảng 4.5. Nhu cầu và lượng thải từ các nhà máy<br /> nhiệt điện 65<br /> Bảng 2.5. Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân<br /> đầu người của các đô thị năm 2009 18 Bảng 4.6. Chất thải rắn nhiệt điện dự báo<br /> đến 2030 65<br /> Bảng 2.6. CTR phát sinh tại một số tỉnh, thành phố<br /> năm 2010 20 Bảng 4.7. Lượng chất thải rắn phát sinh trong<br /> Bảng 2.7. Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của sản xuất bia theo thành phần 66<br /> các bãi chôn lấp của một số địa phương:<br /> Bảng 4.8. Lượng chất thải công nghiệp xử lý bởi<br /> Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng,<br /> URENCO Hà Nội 70<br /> Tp.HCM (1) và Bắc Ninh (2)<br /> năm 2009 - 2010 21<br /> Bảng 4.9. Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số<br /> Bảng 2.8. Khối lượng CTR xây dựng năm 2009 tỉnh, thành phố 72<br /> của một số địa phương 23<br /> Bảng 4.10. Khối lượng chất thải công nghiệp tại<br /> Bảng 2.9. Chất thải điện tử phát sinh ở Việt Nam một số KCN Hà Nội năm 2009 73<br /> từ 2002 đến 2006 25<br /> Bảng 4.11. Khối lượng CTR công nghiệp nguy hại từ<br /> Bảng 2.10. Ước tính lượng CTR đô thị phát sinh đến một số ngành công nghiệp điển hình tại<br /> năm 2025 26 các KCN thuộc vùng KTTĐ phía Nam 73<br /> <br /> Bảng 2.11. Tỷ lệ thu gom CTR đô thị của Tp. Đà Nẵng Bảng 4.12. Số lượng công ty xử lý chất thải nguy hại<br /> và Tp. Huế 31 được Bộ TN&MT cấp phép năm 2009 75<br /> Bảng 2.12. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số Bảng 4.13. Các công nghệ xử lý CTNH điển hình<br /> đô thị năm 2009 32<br /> và phổ biến hiện nay tại Việt Nam 76<br /> Bảng 2.13. Các tiêu chí được đề xuất để lựa chọn<br /> công nghệ xử lý CTR đô thị 38<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> V<br /> CHƯƠNG 5. CHẤT THẢI RẮN Y TẾ DANH MỤC BIỂU ĐỒ<br /> Bảng 5.1. Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ<br /> hoạt động y tế 84 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ<br /> Bảng 5.2. Khối lượng chất thải y tế của một số địa - XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM<br /> phương năm 2009 84 Biểu đồ 1.1. Giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP)<br /> Bảng 5.3. Lượng chất thải phát sinh tại các khoa theo giá thực tế phân theo khu vực <br /> trong bệnh viện 85 kinh tế 3<br /> <br /> Bảng 5.4. Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y Biểu đồ 1.2. Thu nhập bình quân đầu người chia theo<br /> tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố khu vực 4<br /> Hà Nội năm 2010 87 Biểu đồ 1.3. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và<br /> Bảng 5.5. Thực trạng các trang thiết bị thu gom năm 2008 8<br /> lưu giữ CTR y tế tại một số thành phố 88 Biểu đồ 1.4. Hiện trạng phát sinh CTR theo các vùng<br /> Bảng 5.6. Sự biến động về khối lượng chất thải y tế kinh tế của nước ta và dự báo tình hình<br /> nguy hại phát sinh tại các loại cơ sở thời gian tới 8<br /> y tế khác nhau 90 Biểu đồ 1.5. Thành phần CTR y tế theo tính chất<br /> nguy hại 10<br /> CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG<br /> DO CHẤT THẢI RẮN CHƯƠNG 2. CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ<br /> <br /> Bảng 6.1. Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong 5 mẫu Biểu đồ 2.1. Dân số đô thị nước ta theo các vùng<br /> đất tại 2 bãi rác 103 kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 14<br /> <br /> Bảng 6.2. Ước tính diện tích đất bị ảnh hưởng Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các<br /> bởi khai thác khoáng sản ở Việt Nam 104 đô thị Việt Nam năm 2007 17<br /> <br /> Biểu đồ 2.3. Hiện trạng phát sinh CTR theo các vùng<br /> CHƯƠNG 7. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN: kinh tế của nước ta các năm 2003, 2008<br /> HIỆN TRẠNG, TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP và dự báo cho năm 2015 18<br /> <br /> Bảng 7.1. So sánh mức độ thực hiện các chỉ tiêu về Biểu đồ 2.4. Lượng phát sinh CTR đô thị của một số<br /> quản lý CTR đã đặt ra đến năm 2010 trong tỉnh/thành phố qua các năm<br /> Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 106 2005 - 2010 19<br /> <br /> Bảng 7.2. Quy hoạch khu xử lý CTR cấp vùng CHƯƠNG 3. CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP<br /> cho các vùng KTTĐ 126 VÀ NÔNG THÔN<br /> Bảng 7.3. Các dự án ODA có liên quan đến lĩnh vực Biểu đồ 3.1. Cơ cấu ngành sản xuất ở nông thôn<br /> quản lý CTR đô thị của Việt Nam 138 Việt Nam năm 2010 41<br /> <br /> Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các vùng<br /> nông thôn Việt Nam năm 2007 41<br /> <br /> Biểu đồ 3.3. Ước tính lượng rơm rạ ngoài đồng<br /> ruộng ở một số tỉnh vùng Đồng bằng<br /> sông Hồng 43<br /> <br /> Biểu đồ 3.4. Rác thải phát sinh từ hoạt động<br /> sản xuất và sinh hoạt tại làng nghề sắt<br /> thép Đa Hội 47<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> VI<br /> Biểu đồ 3.5. Rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất DANH MỤC HÌNH<br /> và sinh hoạt tại làng nghề đúc đồng<br /> Đại Bái 47<br /> CHƯƠNG 2. CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ<br /> Biểu đồ 3.6. Thực trạng xây dựng và lắp đặt các thùng<br /> chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở các địa Hình 2.1. Các chất thải đô thị có thể tái sử dụng,<br /> phương trên địa bàn Hà Nội 48 tái chế 35<br /> <br /> Hình 2.2. Các công nghệ hiện đang được sử dụng để<br /> CHƯƠNG 4. CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP xử lý và tiêu hủy CTR đô thị của Việt Nam 3<br /> 6<br /> Biểu đồ 4.1. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo<br /> các vùng kinh tế 58<br /> CHƯƠNG 7. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN:<br /> Biểu đồ 4.2. Sản lượng và lượng CTR của 3 ngành HIỆN TRẠNG, TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP<br /> công nghiệp sản xuất bia, rượu và<br /> nước giải khát 66 Hình 7.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý CTR cấp<br /> trung ương 122<br /> Biểu đồ 4.3. Số lượng doanh nghiệp vận chuyển<br /> và xử lý CTNH công nghiệp 75<br /> <br /> Biểu đồ 4.4. Lượng CTNH công nghiệp được xử lý<br /> hàng năm 76<br /> <br /> CHƯƠNG 5. CHẤT THẢI RẮN Y TẾ<br /> <br /> Biểu đồ 5.1. Sự phát triển của các điều kiện chăm sóc<br /> sức khỏe 83<br /> <br /> Biểu đồ 5.2. Gia tăng chất thải y tế của một số<br /> địa phương giai đoạn 2005 - 2009 85<br /> <br /> Biểu đồ 5.3. Thành phần CTR y tế dựa trên đặc tính<br /> lý hóa 86<br /> <br /> Biểu đồ 5.4. Mức độ phát sinh CTNH y tế theo<br /> các vùng kinh tế 90<br /> <br /> Biểu đồ 5.5. Phát sinh chất thải y tế nguy hại tại một<br /> số tỉnh, thành phố qua các năm 91<br /> <br /> Biểu đồ 5.6. Thành phần chất thải y tế nguy hại 93<br /> <br /> Biểu đồ 5.7. Tình hình xử lý chất thải y tế của<br /> hệ thống cơ sở y tế các cấp 94<br /> <br /> CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG<br /> DO CHẤT THẢI RẮN<br /> <br /> Biểu đồ 6.1. Tỷ lệ triệu chứng bệnh tật của nhóm<br /> nghiên cứu và nhóm đối chứng 105<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> VII<br /> DANH MỤC KHUNG Khung 3.3. Chất thải làng nghề sản xuất tinh bột sắn 46<br /> <br /> Khung 3.4. Phát sinh chất thải rắn tại các làng nghề<br /> CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ tại Bắc Ninh 46<br /> - XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Khung 3.5. Chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề 47<br /> Ở VIỆT NAM<br /> Khung 3.6. Hai phương pháp xử lý CTR được<br /> Khung 1.1. Xu hướng thay đổi về thành phần CTR 9 sử dụng rộng rãi và có hiệu quả 50<br /> <br /> CHƯƠNG 2. CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ Khung 3.7. Máy ép trục vít dùng cho phế thải -<br /> phụ phẩm nông nghiệp 52<br /> Khung 2.1. Một loạt các đô thị được nâng cấp<br /> trong vài năm gần đây 16 Khung 3.8. Phương pháp xử lý bao bì hoá chất BVTV &<br /> phân bón hoá học đã nghiên cứu và có khả<br /> Khung 2.2. Phát sinh CTR đô thị năm 2010 tại năng áp dụng phù hợp tại Việt Nam 52<br /> Hà Nội 19<br /> <br /> Khung 2.3. Phát sinh CTR đô thị năm 2009 tại CHƯƠNG 4. CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP<br /> Thái Nguyên 19 Khung 4.1. Nhập khẩu lô hàng ắc-quy khô và vỉ mạch<br /> Khung 2.4. Tình hình phát thải bao bì nilon khó phân của một số doanh nghiệp 67<br /> hủy hiện nay 22 Khung 4.2. Điều tra doanh nghiệp sản xuất giấy, luyện<br /> thép Phú Mỹ tại Bà Rịa - Vũng Tàu 68<br /> Khung 2.5. Các dự án, chương trình phân loại chất thải<br /> tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh 27 Khung 4.3. Xử lý chất thải công nghiệp tại Hà Nội 70<br /> Khung 2.6. Vướng mắc trong phân loại chất thải tại Khung 4.4. Đăng ký và cấp sổ đăng ký nguồn thải<br /> nguồn và định hướng thực hiện tại CTNH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp<br /> Tp. Hồ Chí Minh 28 năm 2009 74<br /> Khung 2.7. Bức xúc của người dân sinh sống quanh các Khung 4.5. Các công nghệ xử lý CTNH điển hình và<br /> bãi rác và các địa điểm trung chuyển 29 phổ biến hiện nay tại Việt Nam 78<br /> Khung 2.8. Xã hội hóa việc thu gom CTR sinh hoạt<br /> tại Tp. Hồ Chí Minh 30 CHƯƠNG 5. CHẤT THẢI RẮN Y TẾ<br /> <br /> Khung 2.9. Thu gom CTR sinh hoạt tại Tp. Đà Nẵng 31 Khung 5.1. Thống kê mức độ phân loại, thu gom chất<br /> thải trong các bệnh viện 87<br /> Khung 2.10. Thu gom chất thải tại Hà Nội 31<br /> Khung 5.2. Công tác xử lý CTR y tế nguy hại tại 7 vùng<br /> Khung 2.11. Hoạt động tái chế CTR ở Nhà máy xử lý rác trong cả nước 92<br /> Thủy Phương, Thừa Thiên - Huế 33<br /> Khung 5.3. Công nghệ xử lý CTR y tế nguy hại ở các<br /> Khung 2.12. Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh và bãi chôn lấp thành phố lớn 93<br /> rác không hợp vệ sinh 36<br /> CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM<br /> Khung 2.13. Đặc trưng ô nhiễm của một số bãi chôn lấp<br /> MÔI TRƯỜNG DO THẢI RẮN<br /> đã đóng cửa 37<br /> Khung 6.1. Tác động tiềm tàng của các chất khí phát<br /> Khung 2.14. Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh Thủy Phương,<br /> sinh từ bãi rác 99<br /> Thừa Thiên - Huế 37<br /> Khung 6.2. Ô nhiễm không khí do mùi hôi tại KCN<br /> CHƯƠNG 3. CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP thuỷ sản Thọ Quang 100<br /> VÀ NÔNG THÔN<br /> Khung 6.3. CTR gây ô nhiễm thuỷ vực tại<br /> Khung 3.1. Phụ phẩm nông nghiệp tại Đồng bằng Bình Định 101<br /> sông Cửu Long 44<br /> Khung 6.4. Nước ngầm tại Hà Nội bị ô nhiễm<br /> Khung 3.2. Chất thải rắn của các làng nghề Hà Nội 45 amoni 102<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> VIII<br /> Khung 6.5. Tác hại của túi nilon 104 Khung 7.2. Hệ thống quản lý nhà nước về CTR đô thị<br /> tại Tp. Hồ Chí Minh 123<br /> Khung 6.6. Sự cố tràn bùn đỏ tại Cao Bằng 105<br /> Khung 7.3. Chồng chéo trong hệ thống quản lý CTR dẫn<br /> Khung 6.7. Các điểm nóng ô nhiễm Dioxin và<br /> đến chồng chéo khi triển khai thực hiện các<br /> tác động đến sức khỏe 106<br /> chương trình 124<br /> Khung 6.8. Thành phố Hồ Chí Minh nặng gánh<br /> chi phí xử lý rác 107 Khung 7.4. Xã hội hóa xử lý rác tại Tp. Hồ Chí Minh 131<br /> <br /> Khung 6.9. Chi phí xử lý CTR y tế tại một số Khung 7.5. Thôn Tảo Phú (xã Tam Hồng, huyện Yên<br /> thành phố lớn 107 Lạc, Vĩnh Phúc) xử lý rác thải thành phân<br /> bón hữu cơ 132<br /> Khung 6.10. Rác thải tại các điểm du lịch 108<br /> Khung 7.6. Tình hình triển khai xử lý triệt để các bãi<br /> Khung 6.11. Mất kế sinh nhai vì nước rỉ rác 109<br /> rác và điểm chứa chất thải nguy hại theo<br /> Khung 6.12. Khiếu kiện, xung đột môi trường tại Quyết định 64/2003/QĐ-TTg 133<br /> một số địa phương 110<br /> Khung 7.7. Xử lý vi phạm hành chính trong quản lý<br /> Khung 6.13. Mâu thuẫn giữa hoạt động sản xuất và mỹ và xử lý CTNH tại Thái Nguyên 134<br /> quan văn hóa ở làng nghề sản xuất chỉ xơ<br /> dừa tại Mỏ Cày, Bến Trải (trước đây) 111 Khung 7.8. Hiệu quả từ mô hình thu gom rác thải ở xã<br /> Triệu Thuận (Triệu Phong, Quảng Trị) 140<br /> CHƯƠNG 7. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN:<br /> Khung 7.9. Bài học từ Dự án cải tạo cải thiện môi<br /> HIỆN TRẠNG, TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP<br /> trường kênh Chín Tế (Bến Tre) thuộc Hợp<br /> Khung 7.1. Quy định liên quan tới xã hội hóa trong phần “Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực<br /> quản lý CTR 117 đông dân nghèo (PCDA)” 144<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> IX<br /> DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT<br /> <br /> BVMT Bảo vệ môi trường KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư<br /> <br /> BVTV Bảo vệ thực vật KKT Khu kinh tế<br /> <br /> CCN Cụm công nghiệp KTTĐ Kinh tế trọng điểm<br /> <br /> CDM Cơ chế phát triển sạch KT-XH Kinh tế - Xã hội<br /> <br /> CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn<br /> <br /> CTNH Chất thải nguy hại NQ-TW Nghị quyết - Trung ương<br /> <br /> CTR Chất thải rắn QCVN Quy chuẩn Việt Nam<br /> <br /> ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long QPPL Quy phạm pháp luật<br /> <br /> ĐBSH Đồng bằng sông Hồng TW Trung ương<br /> <br /> ĐDSH Đa dạng sinh học TCCP Tiêu chuẩn cho phép<br /> <br /> ĐTM Đánh giá tác động môi trường TCMT Tổng cục Môi trường<br /> <br /> FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài TCTK Tổng cục Thống kê<br /> <br /> GDP Giá trị tổng sản phẩm trong nước TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam<br /> <br /> GTVT Giao thông vận tải TN&MT Tài nguyên và Môi trường<br /> <br /> HĐND Hội đồng nhân dân TNHH Trách nhiệm hữu hạn<br /> <br /> HST Hệ sinh thái Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh<br /> <br /> HTMT Hiện trạng môi trường UBND Ủy ban nhân dân<br /> <br /> JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản URENCO Công ty TNHH nhà nước một thành viên<br /> <br /> KCN Khu công nghiệp Môi trường đô thị<br /> <br /> KCX Khu chế xuất VSMT Vệ sinh môi trường<br /> <br /> KH&CN Khoa học và công nghệ WHO Tổ chức y tế thế giới<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> X<br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> <br /> <br /> H<br /> iện nay, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với sự hình thành,<br /> phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên<br /> vật liệu, năng lượng,... là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy<br /> nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt vấn đề chất thải rắn như chất thải sinh<br /> hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng, chất thải<br /> nguy hại,...<br /> <br /> Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đã và đang trở thành một bài toán khó<br /> đối với các nhà quản lý tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế<br /> đang phát triển, trong đó có Việt Nam.<br /> <br /> Ở Việt Nam, quản lý chất thải rắn theo hướng bền vững là một trong bảy chương trình ưu tiên của<br /> “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010 và định hướng đến năm 2020” và là một nội<br /> dung thuộc lĩnh vực ưu tiên trong chính sách phát triển của Chương trình nghị sự 21 - Định hướng<br /> chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.<br /> <br /> Với mục đích đưa ra những đánh giá tổng thể và toàn diện về các vấn đề liên quan đến chất thải<br /> rắn ở Việt Nam trong thời gian qua, xu thế phát triển và những thách thức, đề ra những giải pháp<br /> và khuyến nghị nhằm khắc phục và giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải rắn trong thời<br /> gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lựa chọn chủ đề “Chất thải rắn” cho Báo cáo môi trường<br /> quốc gia 2011.<br /> <br /> Báo cáo được xây dựng với sự tham gia đóng góp của các bộ, ngành và địa phương trong cả nước,<br /> các cán bộ quản lý, nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực chất thải rắn, và đặc biệt là sự hỗ<br /> trợ kỹ thuật và tài chính của Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA).<br /> <br /> Bộ Tài nguyên và Môi trường hy vọng Báo cáo môi trường quốc gia 2011 - Chất thải rắn sẽ không<br /> chỉ là một trong những công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn hiệu quả<br /> và bền vững mà còn là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo của<br /> các cơ quan, tổ chức giáo dục, nghiên cứu khoa học và của cả cộng đồng.<br /> <br /> .<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> JOHN NIELSEN NGUYỄN MINH QUANG<br /> Đại sứ Bộ trưởng<br /> Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam Bộ Tài nguyên và Môi trường<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> XI<br /> TRÍCH YẾU<br /> <br /> <br /> B<br /> áo cáo môi trường quốc gia 2011 - Chất thải rắn, phân tích các vấn đề liên quan đến<br /> chất thải rắn của Việt Nam: các đặc trưng chất thải rắn, phát sinh chất thải rắn, hiện<br /> trạng thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý và tái sử dụng chất thải rắn; đánh giá thực<br /> trạng và những tồn tại trong công tác quản lý, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý chất thải<br /> rắn hiệu quả cho những năm tới.<br /> <br /> Cũng như những năm trước, Báo cáo được xây dựng dựa trên mô hình D-P-S-I-R (Động<br /> lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng). Động lực là sự gia tăng dân số, phát triển<br /> của các ngành KT-XH, đô thị hóa, phát triển đô thị và nông thôn... Các động lực này đã làm<br /> tăng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, gia tăng phát thải chất thải rắn; gây ra Áp lực<br /> rất lớn làm biến đổi hiện trạng môi trường. Hiện trạng chất thải rắn được đánh giá thông qua<br /> lượng chất thải rắn phát sinh trong thời gian vừa qua, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử<br /> lý theo các khu vực. Những hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn sẽ gây các tác động<br /> xấu đối với môi trường xung quanh và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người dân và<br /> các vấn đề kinh tế, xã hội. Đáp ứng là các giải pháp tổng hợp nhằm quản lý hiệu quả, phòng<br /> ngừa, giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn như các chính sách, pháp luật, thể chế, các hoạt<br /> động về quản lý và các hoạt động của cộng đồng có liên quan.<br /> <br /> Khái niệm Chất thải rắn (CTR) được sử dụng trong báo cáo được hiểu là chất thải ở thể<br /> rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động<br /> khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Các số liệu<br /> trong báo cáo được tổng hợp từ các nguồn số liệu chính thức của các Bộ, Sở, ban, ngành và<br /> các công trình nghiên cứu đã được công bố chính thức.<br /> <br /> Báo cáo gồm 7 chương. Chương 1 “Tổng quan về chất thải rắn Việt Nam” nêu rõ, là một<br /> trong những quốc gia có mật độ dân số vào loại cao nhất trên thế giới với số dân đứng thứ 14<br /> trên thế giới, Việt Nam đang gặp những sức ép rất lớn về môi trường nói chung và quản lý<br /> CTR nói riêng. Người dân đô thị tiêu dùng lượng tài nguyên thiên nhiên gấp 2 - 3 lần so với<br /> người dân sinh sống ở nông thôn, do đó lượng chất thải do người dân đô thị thải ra cũng cao<br /> gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn.<br /> <br /> Trên phạm vi toàn quốc, CTR phát sinh ngày càng tăng với tốc độ gia tăng khoảng 10%<br /> mỗi năm và còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới cả về lượng và mức độ độc hại.<br /> Theo nguồn gốc phát sinh, khoảng 46% CTR phát sinh từ các đô thị, 17% CTR từ hoạt động<br /> sản xuất công nghiệp; CTR nông thôn, làng nghề và y tế chiếm phần còn lại. Dự báo cho<br /> đến năm 2015, tỷ trọng này cho CTR đô thị và CTR công nghiệp sẽ còn tăng lên tương ứng<br /> với các con số 51% và 22%.<br /> <br /> Chương 2 trình bày về hiện trạng CTR đô thị. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn<br /> ra rất mạnh mẽ, dân số đô thị hiện là 26,22 triệu người sinh sống tại 755 đô thị lớn nhỏ, phân<br /> <br /> <br /> <br /> XII<br /> bố không đồng đều theo vùng miền, là nguồn chủ yếu phát sinh CTR đô thị. Tổng lượng CTR<br /> đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 -16% mỗi năm; tỷ lệ phát sinh CTR đô thị<br /> cũng tăng theo mức sống của các đô thị (năm 2010, theo báo cáo của các địa phương thì con<br /> số này vào khoảng 1kg/người/ngày).<br /> Phân loại CTR tại nguồn mới được thực hiện thí điểm tại một số đô thị lớn. Phần lớn CTR<br /> đô thị chưa được phân loại tại nguồn, mà thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp.<br /> Tỷ lệ thu gom CTR đô thị hiện nay đạt khoảng 83 - 85%, nhưng chỉ khoảng 60% CTR đô thị<br /> được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và trong các nhà máy xử lý CTR để tạo ra<br /> phân compost, tái chế nhựa,...<br /> Hiện trạng CTR nông nghiệp và nông thôn được trình bày trong Chương 3. Theo đó, CTR<br /> phát sinh từ sinh hoạt ở nông thôn, từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng<br /> trọt và từ các làng nghề ngày càng gia tăng cả về khối lượng và tính chất độc hại (đặc biệt đối<br /> với bao bì thuốc bảo vệ thực vật, bao bì phân bón và CTR các làng nghề). Tuy nhiên, tỷ lệ thu<br /> gom CTR ở khu vực này còn thấp (khoảng 40-55%), vấn đề xử lý CTR nông nghiệp, nông thôn<br /> vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được xử lý triệt để. Hầu hết các biện pháp thu gom<br /> và xử lý CTR nông nghiệp và nông thôn vẫn còn rất thô sơ, lạc hậu không đáp ứng yêu cầu và<br /> không đảm bảo vệ sinh môi trường.<br /> Đánh giá về hiện trạng chất thải rắn công nghiệp, Chương 4 chỉ rõ một số nhóm ngành có<br /> tốc độ phát triển mạnh mẽ như: khai thác khoáng sản, dầu khí, đóng tàu, hoạt động các khu<br /> công nghiệp đang là các nguồn chính phát thải CTR công nghiệp. Trong đó, 3 vùng KTTĐ<br /> chiếm khoảng 80% tổng lượng CTR công nghiệp. Tỷ lệ thu gom CTR công nghiệp đạt khá cao,<br /> trên 90%, nhưng vấn đề quản lý và xử lý chất thải sau thu gom chủ yếu là theo hợp đồng với<br /> các Công ty Môi trường đô thị (URENCO) và chưa được kiểm soát tốt.<br /> Chương này cũng đề cập tới vấn đề CTNH là thành phần đáng quan tâm trong CTR công<br /> nghiệp (chiếm khoảng 15%-20% và tăng lên đáng kể trong những năm gần đây). CTNH là<br /> nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Bên cạnh<br /> các Công ty Môi trường đô thị của các thành phố thực hiện thu gom và xử lý CTR công nghiệp<br /> và CTNH, các doanh nghiệp khác hành nghề xử lý CTNH được Bộ TN&MT hoặc Sở TN&MT<br /> cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động, hầu hết đều tập trung ở phía Nam.<br /> Để xử lý CTR thông thường và nguy hại hiện nay, Việt Nam thường sử dụng các công nghệ<br /> đa dụng cho nhiều loại CTR, với quy mô nhỏ, giải quyết được một phần nhu cầu xử lý CTR.<br /> Nhưng nhìn chung, công nghệ xử lý CTR, đặc biệt biệt là CTNH, còn chưa đáp ứng được yêu<br /> cầu thực tế.<br /> Đề cập tới chất thải rắn y tế, Chương 5 nêu rõ, khối lượng phát sinh chất thải rắn từ các<br /> hoạt động y tế có chiều hướng ngày càng gia tăng do tốc độ phát triển y dược học, cùng với sự<br /> gia tăng giường bệnh điều trị. Trong thành phần chất thải rắn y tế, CTNH chứa các vi sinh vật,<br /> chất phóng xạ, hóa chất, các kim loại nặng và các chất độc gây đột biến tế bào là dạng chất<br /> thải có thể sẽ gây những tác động tiềm tàng tới môi trường và tới sức khỏe cộng đồng, đặc biệt<br /> là những người phải tiếp xúc trực tiếp.<br /> <br /> <br /> <br /> XIII<br /> Phần lớn các bệnh viện đều tiến hành thu gom, phân loại chất thải, nhưng phương tiện<br /> thu gom còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn, không có các trang thiết bị<br /> đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn. Xử lý chất thải y tế chưa được đầu tư đồng<br /> bộ ở các tỉnh, thành phố. Đặc biệt quan ngại là hoạt động thu hồi và tái chế chất thải rắn y<br /> tế đang thực hiện không đúng theo quy chế quản lý chất thải y tế đã ban hành.<br /> <br /> Sau khi trình bày về bốn loại CTR tiêu biểu, Chương 6 của Báo cáo đánh giá tổng quan tác<br /> động tiêu cực của ô nhiễm môi trường do CTR gây ra. Hậu quả của việc quản lý CTR không<br /> tốt, xử lý CTR không hợp vệ sinh là những tác động tổng hợp tới môi trường nước, môi trường<br /> không khí, môi trường đất, tới sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội. Ô nhiễm môi<br /> trường do CTR cũng là nguyên nhân gây ra những xung đột về môi trường, trong đó, điển hình<br /> nhất là xung đột lợi ích giữa các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường với cộng đồng bị ảnh<br /> hưởng, xung đột giữa các nhóm xã hội trong làng nghề.<br /> <br /> Chương 7 phân tích các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn với những<br /> kết quả đạt được trong những năm qua. Nhiều chính sách, chiến lược về quản lý CTR được<br /> ban hành và đi vào cuộc sống. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về CTR cũng đang từng<br /> bước hoàn thiện, nhiều mô hình quản lý tại một số địa phương đã cho thấy những kết quả tốt.<br /> Vai trò của các tổ chức tư nhân cùng tham gia công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR<br /> đã ngày càng được khẳng định. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý CTR,<br /> vấn đề đầu tư tài chính, hợp tác quốc tế và xã hội hóa công tác quản lý CTR cũng được tăng<br /> cường và đã có những thành công nhất định.<br /> <br /> Tuy nhiên, bên cạnh đó còn rất nhiều bất cập và khó khăn bắt nguồn ngay từ sự thiếu rõ<br /> ràng trong các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, sự chồng chéo trong hệ thống<br /> tổ chức quản lý, thiếu đầu tư đồng bộ, dẫn đến công tác triển khai thực hiện chưa đạt hiệu<br /> quả như mong muốn. Chính vì vậy, để công tác quản lý CTR đạt được hiệu quả như mong<br /> đợi, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khắc phục các yếu kém tồn tại vừa nêu.<br /> Báo cáo môi trường quốc gia 2011 nêu lên các kiến nghị chính đối với Quốc hội và Chính<br /> phủ về việc nghiên cứu điều chỉnh một số chỉ tiêu chiến lược về CTR cho phù hợp với các<br /> điều kiện Việt Nam; phân công đủ, đúng và rõ trách nhiệm của các đơn vị từ Trung ương<br /> đến địa phương; ban hành các cơ chế, chính sách và các giải pháp cần thiết để đẩy mạnh<br /> phát triển công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam, đẩy mạnh xã hội hoá công tác quản<br /> lý CTR; đẩy mạnh và đa dạng hoá các nguồn đầu tư, duy trì tính bền vững của các nguồn<br /> đầu tư. Đồng thời, Báo cáo cũng kiến nghị các ngành và địa phương tăng cường thực thi các<br /> các giải pháp nhằm hoàn thành trách nhiệm quản lý CTR trong phạm vi ngành, địa phương<br /> phụ trách.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> XIV<br /> XV<br /> Chương 1:<br /> Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội<br /> và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam<br /> <br /> <br /> <br /> Chương 1: 1.1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN<br /> KINH TẾ - XÃ HỘI<br /> TỔNG QUAN phát triển<br /> Trong thời gian qua, mặc dù chịu ảnh<br /> kinh tế - xã hội và quản lý hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu<br /> chất thải rắn ở việt nam nhưng tăng trưởng GDP bình quân 5 năm<br /> 2006 - 2010 của nước ta ước đạt khoảng 7%.<br /> Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng của nước ta<br /> vẫn chủ yếu dựa vào hai nhân tố vốn đầu tư<br /> và lao động, trong khi tỷ trọng đóng góp của<br /> KH&CN trong tăng trưởng lại thấp hơn nhiều<br /> nước. Theo tính toán của các nhà khoa học,<br /> tăng trưởng GDP nước ta dựa vào yếu tố vốn<br /> chiếm 52 - 53%, yếu tố lao động 19 - 20%,<br /> còn yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) chiếm<br /> 28 - 29%, trong khi, yếu tố này ở một số nước<br /> trong khu vực chiếm tới 35 - 40% (Ủy ban<br /> Kinh tế Quốc hội, 2010).<br /> <br /> Trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện<br /> đại hóa đất nước đã được Đảng và Chính<br /> phủ đặt ra và được Quốc hội phê duyệt<br /> trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn<br /> 5 năm 2006 - 2010, mục tiêu quan trọng là<br /> phát triển nhanh và mạnh hơn nữa nhằm<br /> tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành công<br /> nghiệp, xây dựng và dịch vụ vào cơ cấu nền<br /> Biểu đồ 1.1. Giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) kinh tế, nhưng thống kê ở Bảng 1.1 và Biểu<br /> theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế đồ 1.1 cho thấy, cơ cấu các ngành trong<br /> Nguồn: TCTK, 2011<br /> GDP không có nhiều thay đổi trong giai<br /> đoạn 2006 - 2010.<br /> <br /> Bảng 1.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế qua các năm 2006 - 2010<br /> <br /> Nghị quyết của Giá trị thực tế đạt được (%)<br /> Quốc hội (*) 2006 2007 2008 2009 2010<br /> Nông, lâm nghiệp và thủy sản 15 - 16 20,40 20,34 22,21 20,91 20,58<br /> Công nghiệp và xây dựng 43 - 44 41,54 41,48 39,84 40,24 41,10<br /> Dịch vụ 40 - 41 38,06 38,18 37,95 38,85 38,32<br /> <br /> Nguồn: TCTK, 2011<br /> Ghi chú: (*) Nghị quyết 56/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006 - 2010<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3<br /> Báo cáo môi trường quốc gia 2011:<br /> Chất thải rắn<br /> <br /> <br /> <br /> Các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ<br /> ở các đô thị; các KCN ngày càng được mở<br /> rộng và phát triển đã thúc đẩy quá trình tăng<br /> trưởng về các mặt KT-XH. Tăng trưởng KT-XH<br /> một mặt góp phần tích cực cho sự phát triển<br /> của đất nước, mặt khác đã làm phát sinh<br /> lượng CTR ngày càng lớn (bao gồm cả CTR<br /> sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR y tế...). Việc<br /> thải bỏ một cách bừa bãi và quản lý không<br /> hiệu quả CTR ở các đô thị, KCN,... là một<br /> trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi<br /> trường, làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng<br /> đến sức khỏe và cuộc sống con người.<br /> <br /> Nước ta là một trong những quốc gia có<br /> mật độ dân số cao nhất trên thế giới với số<br /> dân đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 14 trên thế<br /> giới. Quá trình gia tăng dân số nhanh chóng<br /> kéo theo những đòi hỏi, yêu cầu về đáp ứng<br /> các nhu cầu về nhà ở, sinh hoạt, giáo dục, đào<br /> tạo, chăm sóc y tế, giao thông vận tải, việc<br /> làm,.. làm gia tăng sức ép đối với môi trường<br /> tự nhiên và môi trường xã hội. Khả năng chịu<br /> tải của môi trường tự nhiên là có giới hạn, khi<br /> dân số tăng nhanh và chất thải không được xử<br /> lý xả thải vào môi trường sẽ làm vượt quá khả<br /> năng tự làm sạch của môi trường tự nhiên, tất<br /> yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường.<br /> <br /> Tổng dân số của nước ta năm 2010 ước<br /> tính khoảng 86,93 triệu người, tăng 1,01%<br /> so với năm 2009 và 5,51% so với năm 2005.<br /> Trong đó, dân số khu vực thành thị là 26,22<br /> triệu người (tăng 1,03% so với năm 2009)<br /> chiếm 30,2% tổng dân số, dân số khu vực<br /> nông thôn là 60,7 triệu người (tăng khoảng<br /> 1,0 % so với năm 2009) chiếm 69,8% tổng<br /> dân số. Năm 2005, GDP bình quân đầu người<br /> của nước ta chỉ đạt 642 USD, năm 2008 là<br /> 1.052 USD và đến năm 2010, con số này đã<br /> đạt 1.169 USD (TCTK, 2011). Thu nhập bình Biểu đồ 1.2. Thu nhập bình quân đầu người<br /> quân đầu người của khu vực đô thị cao hơn chia theo khu vực<br /> 2 lần so với khu vực nông thôn (Biểu đồ 1.2). Nguồn: TCTK, 2011<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 4<br /> Chương 1:<br /> Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội<br /> và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam<br /> <br /> <br /> <br /> Đi cùng các giải pháp đẩy mạnh tăng<br /> trưởng kinh tế và góp phần đảm bảo an sinh<br /> xã hội, tỷ lệ hộ nghèo trong thời gian qua cũng<br /> đã giảm đáng kể. Năm 2006, số hộ nghèo<br /> trong cả nước chiếm 15,5% thì năm 2008,<br /> con số này đã giảm xuống còn 13,4%. Tuy<br /> nhiên, do chuẩn nghèo mới của Chính phủ<br /> tăng lên nên năm 2010 tỷ lệ này là 14,2%.<br /> <br /> Chất lượng cuộc sống người dân tốt hơn<br /> kéo theo nhu cầu tiêu dùng gia tăng, theo đó,<br /> lượng chất thải phát sinh cũng nhiều hơn.<br /> Theo đánh giá và nghiên cứu thực tế cho<br /> thấy, tính bình quân đầu người, dân số đô thị<br /> tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên (như năng<br /> lượng, vật phẩm, nguyên vật liệu,...) cao gấp<br /> 2 - 3 lần so với người dân sinh sống ở nông<br /> thôn; chất thải do người dân đô thị thải ra<br /> cũng cao gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn.<br /> <br /> 1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC<br /> QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM<br /> <br /> Trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước,<br /> công tác quản lý CTR được các nhà quản lý<br /> quan tâm tập trung chủ yếu vào công tác thu<br /> gom và xử lý các loại chất thải phát sinh từ<br /> hoạt động sinh hoạt của con người (CTR sinh<br /> hoạt). Chính vì vậy, mô hình thu gom, xử
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1