intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu ngành đồ uống Việt Nam 2015

Chia sẻ: K Loi Roong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

141
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo nghiên cứu ngành đồ uống Việt Nam 2015 trình bày về môi trường kinh doanh ngành đồ uống, tổng quan về ngành đồ uống và các doanh nghiệp về ngành đồ uống. 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu ngành đồ uống Việt Nam 2015

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU NGÀNH ĐỒ UỐNG VIỆT NAM 2015 1 Nội dung Tóm tắt báo cáo 2.3 Quy hoạch Quy hoạch phát triển ngành 1 Môi trường kinh doanh 2.4 Triển vọng và dự báo 1.1 Kinh tế vĩ mô 2.4.1 Động lực phát triển ngành 1.2 Hàng rào pháp lý 2.4.2 Dự báo thế giới 1.3 Các Hiệp định thương mại 2.4.3 Dự báo trong nước 2 Tổng quan ngành 2.5 Rủi ro ngành 2.1 Thị trường quốc tế 2.5.1 Phân tích SWOT về ngành 2.1.1 Bia 2.5.2 Phân tích cạnh tranh của ngành 2.1.2 Rượu 2.5.3 Rủi ro kinh doanh ngành 2.1.3 Nước Giải Khát 3 Doanh nghiệp 2.2 Thị trường Việt Nam 4 Phụ lục 2.2.1 Bia 4.1 Báo cáo tài chính 2.2.2 Rượu 4.2 Các dự án đã và đang đầu tư ngành Đồ uống 2.2.3 Nước Giải Khát 2 Tóm tắt báo cáo Thị trường đồ uống toàn cầu luôn duy trì sự phát triển tích cực và có nhiều tiềm năng chưa được khai thác hiệu quả. Bia được sản xuất với quy mô và sản lượng lớn nhưng vẫn tồn tại một số bất ổn do nguồn nguyên liệu đầu vào chính – mạch nha, hoa bia, phụ thuộc vào khí hậu. Châu Âu và Châu Á đặc biệt là Trung Quốc hiện nay là động lực phát triển chính nhưng trong tương lai tốc độ tăng trưởng sẽ được quyết định bởi sự phát triển của Châu Phi và Trung Đông. Thị trường Bia có sự phân hóa rõ rệt và cạnh tranh giữa 2 nhóm: Các công ty đa quốc gia có lợi thế về vốn thương hiệu, kênh phân phối và các nhà sản xuất bản địa am hiểu và phục vụ nhu cầu của nhóm khách hàng địa phương. Rượu đang chứng khiến sự tăng trưởng rất nhanh, đặc biệt là các dòng rượu cao cấp. Trong đó sản xuất Rượu Vang không ổn định do sự biến động thất thường của thời tiết ảnh hưởng tiêu cực lên các dòng Nho làm rượu. Rượu Mạnh đang chiếm thị phần tiêu thụ của Rượu Vang và được kì vọng là động lực phát triển của Đồ uống có cồn. Thị trường Nước Giải Khát vẫn trong giai đoạn tăng trưởng mạnh với giá trị thị trường tăng hơn 6% trong năm 2014, trong đó Nước có ga vẫn chiếm ưu thế, tuy nhiên xu hướnng tiêu thụ đang dịch chuyển về thức uống có lợi cho sức khỏe như Nước đóng chai và Nước ép hoa quả. Coca-Cola và Pepsi vẫn duy trì vị trí đứng đầu ngành công nghiệp Nước giải khát, đóng góp 8/10 thương hiệu có giá trị lớn nhất trên toàn cầu. Ngành Đồ uống ở Việt Nam đã có từ lâu nhưng phát triển nhanh hơn trong một thập kỷ vừa qua, trên cơ sở Chính sách đổi mới của nhà nước và là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do trên thế giới; Nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu và mức sống của người dân được nâng cao; Du lịch quốc tế, kênh thương mại hiện đại đang được chú trọng và đầu tư FDI phát triển mạnh. Do đó hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất mới được xây dựng với trang thiết bị, công nghệ hiện đại; sản xuất ra nhiều sản phẩm phong phú, có chất lượng cao; Tỷ suất lợi nhuận cao và đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước. Thị trường Đồ uống Việt Nam đã từng bước đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng; thay thế một phần hàng hóa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu, trong đó Bia và Nước Giải Khát vẫn chiếm ưu thế, Rượu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn ngành. Sản xuất Bia tại Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ Úc, Trung Quốc và một số nước tại Châu Âu. Với quy mô sản xuất lớn với tốc độ tăng trưởng ổn định, ngành công nghiệp sản xuất Bia trong nước đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước ngày càng tăng đặc biệt là các dòng Bia cao cấp hơn như Bia lon và Bia chai, giảm nhập khẩu và tăng xuất khẩu góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của ngành. Hồng Kong, Singapore là thị trường nhập khẩu Bia nhiều nhất từ Việt Nam, trong khi đó Việt Nam nhập khẩu Bia nhiều nhất từ Singapore và Malaysia Habeco và Sabeco độc quyền tại phân khúc bình dân, trong khi Henieken và một số doanh nghiệp FDI khác như Carlberg, Sapporo cạnh tranh tại phân khúc cao cấp. Có rất nhiều dự án nhà máy Bia đã và đang được xây dựng bởi các tập đoàn lớn trong và ngoài nước sẽ khiến thị trường Bia bão hòa và có thể dư cung trong 510 năm tới. Thị trường Nước Giải Khát quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng cao, từng bước đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước do có lợi thế về nguồn cung nội địa như trữ lượng nước khoáng dồi dào, nhiều loại trái cây đa dạng và chất lượng tốt, trong đó Trà uống liền, Nước đóng chai và Nước có ga chiếm tỷ trọng về sản lượng tiêu thụ lớn nhất. Phần lớn các sản phẩm nước giải khát phân phối qua kênh cửa hàng đang hiệu quả hơn và được tin dùng hơn kênh tiêu dùng tại chỗ. Áp lực cạnh tranh trong tiểu ngành Nước Giải Khát rất lớn do có rất nhiều dòng sản phẩm trên thị trường và nhiều công ty tham gia kinh doanh trong đó doanh nghiệp nội địa đang bị yếu thế so với doanh nghiệp FDI. Xuất khẩu Nước giải khát tăng mạnh, phát triển mạnh nhất tại thị trường Châu Á, đặc biệt là dòng sản phẩm nước ép hoa quả và nhập khẩu nhiều nhất dòng sản phẩm nước có ga cũng từ một số lượng lớn ở Châu Á như Thái Lan, Hồng Kong. 3 Tóm tắt báo cáo Quy mô thị trường Rượu nhỏ, sản xuất và tiêu thụ đang có chiều hướng giảm, không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ Rượu cao cấp trong nước và có giá trị xuất khẩu thấp, do đó nhập khẩu Rượu ngày càng tăng để bù đắp thiếu hụt nguồn cung trong nước. Thị trường Vang nội giàu tiềm năng phát triển, chủ yếu phục vụ khách hàng trong tầng lớp trung lưu trở lên, và ngày càng được ưa chuộng bởi trong nước và thị trường Châu Á. Tuy nhiên khách hàng trong tầng lớp thượng lưu chủ yếu dùng dòng rượu Vang nhập khẩu từ những nước có truyền thống sản xuất rượu Vang nổi tiếng như Pháp, Chile, Tây Ban Nha,… Thị trường Rượu Mạnh nội địa kém phát triển, ưa thích các dòng Rượu Mạnh cao cấp với giá trị nhập khẩu lớn từ Châu Âu và Châu Mỹ. Do đó lợi nhuận của các công ty đều tăng và tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho nhanh đặc biệt với doanh nghiệp kinh doanh Bia và Nước Giải Khát. Các doanh nghiệp cũng đang tập trung đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng máy móc hiện đại và công nghệ mới vào sản xuất Các doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành Đồ uống chỉ có một số ít doanh nghiệp nội địa có quy mô lớn, thương hiệu mạnh đủ sức cạnh tranh với các FDI như Habeco, Sabeco và Tân Hiệp Phát. Phần còn lại vẫn là những doanh nghiệp nhỏ đứng độc lập, sức cạnh tranh yếu, thiếu vốn để mở rộng kinh doanh, thiếu vốn và kinh nghiệm để xây dựng hệ thống phân phối cũng như phát triển thương hiệu. Tuy nhiên nhìn chung các doanh nghiệp đều duy trì tình hình kinh doanh ổn định với doanh thu tăng nhẹ nhờ tăng chi phí bán hàng bao gồm chi phí marketing, khuyến mãi, tăng chi phí hoa hồng cho đại lý 4 Danh mục từ viết tắt TCTK Tổng cục Thống kê FTA Hiệp định thương mại tự do TCHQ Tổng cục Hải quan CAGR Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm VBA Hiệp hội Bia-Rượu-Nước Giải Khát Việt Nam IWSR International Wine & Spirt Research – Tổ chức quốc tế nghiên cứu rượu Vang và rượu mạnh BTC Bộ Tài Chính VIRAC Công ty Cổ phần VIRAC GTGT Giá trị gia tăng UNFPA Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc FDI Vốn đầu tư nước ngoài USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ WTO Tổ chức Thương mại Thế giới FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc EVFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU TPĐU Thực phẩm Đồ uống TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương MFN Thuế đối xử tối huệ quốc OIV International Organisation of Vine and Wine – Tổ chức thế giới về Rượu Vang và Nho ĐTNN Đầu tư Nước ngoài UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới VAT Thuế giá trị gia tăng 5

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2