Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (MS3)
lượt xem 8
download
Báo cáo tóm tắt nên được trình bày chi tiết về việc thực hiện dự án và tiến độ đạt được các thành tựu dự kiến của dự án theo các mục tiêu đặt ra Trong báo cáo này, điểm mốc 3 của dự án thanh long mới 029/07VIE, bao gồm việc mô tả điểm mốc “Báo cáo 3 tháng đầu tiên”. Tất cả nhân sự của dự án trước được lưu giữ với cùng trách nhiệm được phân công như dự án trước. Chuyên gia sau thu hoạch được xác định cho dự án này của SOFRI là Ông Đỗ Minh Hiền, đã xin nghỉ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (MS3)
- Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GAP) Campbell J, Nguyễn Văn Hoà, Nguyễn Hữu Hoàng Tháng 11 - 2008 Báo cáo thứ 3 đến Hassall and Associates International HortResearch Client Report No. 27975 HortResearch Contract No. 22663 Campbell J The Horticulture and Food Research Institute of New Zealand Ltd HortResearch Nelson Region 55 Old Mill Road RD 3 Motueka 7198 NEW ZEALAND Tel: +64-3-907 3602 Fax: +64-3-907 3596 Nguyễn Văn Hoà, Nguyễn Hữu Hoàng Viện NC CAQ miền Nam Hộp thư 203 Mỹ Tho Long Định – Châu Thành Tiền Giang VIỆTNAM Tel: +84 73 834 699
- Điều kiện không chịu trách nhiệm Ngọai trừ trường hợp được cho phép, nếu không HortResearch không đưa ra sự tiên đoán, bảo đảm nào liên quan đến sự chính xác hay phù hợp cho bất kỳ việc sử dụng hay ứng dụng bất kỳ thông tin, khoa học hay kết quả trong quyển báo cáo này. Cả Tổ chức HortResearch và nhân viên của họ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khỏan chi phí nào (bao gồm chi phí pháp lý), cho sự phàn nàn, mất mát, thiệt hại, tổn thương, mà nó xuất phát hay xãy ra do kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp đến bất kỳ ai qua việc sử dụng thông tin từ báo cáo này. Báo cáo này do Viện Nghiên Cứu Rau Quả và Thực Phẩm New Zealand Ltd (HortResearch) biên soạn, văn phòng đại diện 120 Mt Albert Rd, Trung tâm nghiên cứu Mt Albert, tại Private Bag 92 169, AUCKLAND. Báo cáo được phê chuẩn bởi: _________________________________ _________________________________ Nghiên Cứu Viên Trưởng Nhóm Phòng Trừ Sinh Học Ngày: 15 tháng 8 năm 2008 Ngày: 15 tháng 8 năm 2008
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn _____________________________________________________________________ Báo cáo tiến độ 029/07/VIE Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GAP) MS3: BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN THỨ NHẤT Tháng 11 - 2008
- Mục lục 1 Thông tin về đơn vị 2 Trích lược Dự án 3 Báo cáo tóm tắt 4 Giới thiệu và bối cảnh 5 Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo Những điểm đáng chú ý 5.1 Lợi ích cho đối tượng quy mô nhỏ 5.2 Tăng cường năng lực 5.3 Công tác xuất bản 5.4 Quản lý dự án 5.4 6 Báo cáo về các vấn đề đan chéo 6.1 Môi trường 6.2 Các vấn đề giới tính và xã hội 7 Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững 7.1 Những khó khăn và trở ngại 7.2 Giải pháp 7.3 Tính bền vững 8 Các bước quan trọng tiếp theo 9 Kết luận 10 Cam kết/tuyên bố 11 Phụ lục 1: Hiện trạng tập huấn nông dân 12 Phụ lục 2: Bài báo của Fresh Plaza về việc xuất khẩu thanh long ngày 28 tháng 7 năm 2008 13 Phụ lục 3: Giấy chứng nhận GLOBALGAP Cho Câu Lạc Bổ sản xuất xoài của Nông Trường Sông Hậu 14 Phụ lục 4: Seminar về Sản xuất Thanh Long, thị trường và thách thức trong việc xuất khẩu và triển vọng Quyển cẩm nang sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn GlobalGAP và nhà đóng gói theo tiêu chuẩn BRC phiên bản 5 đã được cập nhật bằng tiếng Việt và chúng được tách ra làm 2 phần như sau: - Phần A: Giới thiệu về GlobalGAP - Phần B: Hệ thống quản lý chất lượng - Cẩm nang nhà đóng gói theo Tiêu chuẩn BRC phiên bản 5 - Bảng đánh giá (checklist) tiêu chuẩn GlobalGAP.
- Giải thích từ ngữ BRC British Retailers Consortium: Global Standard - FOOD CARD Collaboration for Agriculture and Rural Development EUREPGAP Euro-Retailer Produce Working Group; Good Agricultural Practice GAP Good Agricultural Practice Thực hành nong nghiệp tốt GLOBALGAP Global Good Agricultural Practice HAI Hassall and Associates International SGS Société Générale de Surveillance SOFRI Southern Fruit Research Institute Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam UK United Kingdom Vương Quốc Anh USA United States of America Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ WTO World Trade Organisation
- 1. Thông tin về đơn vị Tên dự án Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GAP) Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam Đơn vị VN Nguyễn Văn Hòa Giám đốc Dự án phía VN Viện Nghiên Cứu Rau Quả và Lương Thực, Đơn vị Úc New Zealand John Campbell, Allan Woolf and Leonie Nhân sự Úc Osborne Tháng 2 năm 2008 Ngày bắt đầu Tháng 2 năm 20010 Ngày kết thúc (theo dự kiến ban đầu) Ngày kết thúc (đã thay đổi) Báo cáo điểm mốc 3: Báo cáo tiến độ 6 tháng Chu kỳ báo cáo đầu tiên – Tháng 11 năm 2008 Cán bộ liên lạc Ở Úc: Lãnh đạo nhóm John Campbell Tên: Telephone: + 64 3 -907 3602 Trưởng dự án Chức vụ: Fax: + 64 3-907 3596 Email: JCampbell@hortresearch.co.nz HortResearch Tổ chức Ở Úc: Đầu mối liên hệ hành chính Bà Leonie Osborne + 64 9 025 7232 Tên: Telephone: Thư ký dự án + 64 9 925 8626 Chức vụ: Fax: HortResearch losborne@hortresearh.co.nz Tổ chức Email: Ở Việt Nam Ts. Nguyễn Minh Châu + 84 73 893 129 Tên: Telephone: Project Champion + 84 73 893 122 Chức vụ: Fax: Viện NC CAQ Miền Nam mch@hcm.vnn.vn Tổ chức Email: 2
- 2. Trích lược dự án Người trồng thanh long ở Việt Nam đã thấy giá thanh long của họ tuột giảm khoảng 60% từ năm 2000, điều này cho thấy sự lệ thuộc của họ một phần vào thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước láng giềng. Có khoảng 10 nhà xuất khẩu chính ở Việt Nam, nhưng phần lớn sản lượng của tổng sản phẩm lại nằm trong nhóm nhà sản xuất nhỏ. Trong Dự án thanh long GAP trước đây 037/04VIE, nhà sản xuất được đánh giá thông qua điều tra hiện trạng sản xuất để xác định đúng hiện trạng sản xuất tại địa phương so với tiêu chuẩn đòi hỏi bởi những thị trường xuất khẩu có giá trị. Nên Dự án đã tiến hành thực hiện hồ sơ hoá hệ thống chất lượng, tập huấn và quản lý trong một “Mô hình” của nhà xuất khẩu, nhà đóng gói, trang trại thanh long lớn và hộ nông dân sản xuất nhỏ đáp ứng được tiêu chuẩn BRC Lương thực – Toàn cầu cho nhà đóng gói và tiêu chuẩn EUREPGAP cho trang trại, nông hộ. Việc thiết lập “Mô hình làm việc chất lượng” là đang nằm trong giai đoạn thử nghiệm đối với thị trường đòi hỏi chất lượng cao ở Vương Quốc Anh và Châu Âu. Dự án này, “Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GAP)”, sẽ hoàn tất mối liên kết với thị trường đòi hỏi chất lượng, cũng cố mô hình được thiết lập để đảm bảo tính bền vững, mở rộng mô hình hoạt động và thiết lập các mô hình kinh doanh mới ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Một số lượng lớn các nhà sản xuất nhỏ sẽ có cơ hội tham gia thị trường đòi hỏi chất lượng cao cho trái thanh long của họ. 3. Báo cáo tóm tắt Báo cáo tóm tắt nên được trình bày chi tiết về việc thực hiện dự án và tiến độ đạt được các thành tựu dự kiến của dự án theo các mục tiêu đặt ra Trong báo cáo này, điểm mốc 3 của dự án thanh long mới 029/07VIE, bao gồm việc mô tả điểm mốc “Báo cáo 3 tháng đầu tiên”. Tất cả nhân sự của dự án trước được lưu giữ với cùng trách nhiệm được phân công như dự án trước. Chuyên gia sau thu hoạch được xác định cho dự án này của SOFRI là Ông Đỗ Minh Hiền, đã xin nghỉ vào tháng 6 năm 2008 và như vậy không thể tham gia mãng sau thu hoạch. Chổ của Ông Hiền được thay thế bởi Ts. Nguyễn Văn Phong, người vưa lấy bằng tiến sĩ từ Ấn Độ về. Nhóm thực hiện dự án còn có sự tham gia của Ths. Nguyễn Thành Hiếu, cán bộ Bộ Môn Bảo vệ thực vật, Viện NC CAQ MN. Với hy vọng là nhà đóng gói đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn BRC - Tiêu chuẩn Tòan cầu về thực phẩm an toàn (phiên bàn 3) vào cuối dự án trước. Nó đã không thành hiện thực và nhóm thực hiện dự án phía SOFRI đã tiếp tục hỗ trợ nhà đóng gói chuẩn bị cho việc chứng nhận. Việc chứng nhận BRC được chuyển sang và trở thành thành quả cho dự án mới. Bởi vì vừa rồi, BRC lại ban hành phiên bản mới (BRC – Tiêu chuẩn Toàn Cầu về An toàn Thực phẩm – Phiên bản 5), phiên bản này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2008. Nhà đóng gói bây giờ sẽ được kiểm tra với tiêu chuẩn này (Phiên bản 3 không còn hiệu lực). Tổ chức SGS Việt Nam đã thực hiện tiền thanh tra nhà đóng gói và nhóm tham gia dự án đang xem xét lại kết quả danh mục không đạt trước đây, nâng cấp quyển cẩm nang để đạt được tiêu chuẩn mới. Một kế hoạch thanh tra toàn diện sẽ được lập kế hoạch vào tháng 11 năm 2008. Trong khoảng thời gian giữa báo cáo tổng kết của dự án trước đây và báo cáo giai đọan này, nhiều đợt làm việc với nhân sự dự án phía SOFRI và một 3
- đợt làm việc của Trưởng dự án đến nhà đóng gói nhằm mục đích thúc đẩy họat động hiệu chỉnh đối với tất cả các điểm chưa đạt trước đây. Mục tiêu của dự án là có một hệ thống chất lượng cho cả nhà xuất khẩu, đóng gói và hộ nong dân trong hệ thống chất lượng nhà đóng gói. Tập trung của dự án là nhà đóng gói phải đạt tiêu chứng nhận và vận hành một cách có hiệu quả trước khi hướng tới hợp tác với người nông dân sản xuất nhỏ trong sự nghiêm túc. Việc xuất khẩu thanh long từ trang trại đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP – đang manh nha và thông qua việc này sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm quản lý, sau thu hoạch, đóng gói, vận chuyển, thâm nhập thị trường và ban hành văn bản, tài liệu. Tất cả những việc này cần giải quyết/cải tiến trước khi tăng hiệu quả đáng kể đến tay người sản xuất. Số lượng, phạm vi trang trại, sản lượng và hiệu quả cao từ thị trường chất lượng cao sẽ được báo cáo khi những thông tin này hiện hữu. Tiến độ thực hiện được xác định theo hướng ưu tiên cho nhà cung cấp/khách hàng ở mức độ mô hình và hy vọng sẽ mở rộng diện tích đạt tiêu chuẩn GAP/nhà cung ứng và tăng cường thị trường tiêu thụ. Một số thị trường đòi hỏi chất lượng cao được liệt kê trong bảng báo cáo này. Vào tháng 7 năm 2008, chuyên gia sau thu hoạch của HortResearch, Ts. Allan Woolf, đã đến SOFRI để làm việc cụ thể về Sau thu hoạch để thiết lập tiêu chuẩn phân loại thanh long một cách thực tế, mở rộng nghiên cứu để kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch cho trái thanh long và để giải quyết vấn đề thâm nhập thị trường xa. Sự nghỉ việc của Ông Hiền làm cản trợ việc việc triển khai của toàn bộ chương trình dự án. Tuy nhiên, Ts. Allan đã giúp Ts. Phong thực hiện mãng sau thu hoạch của dự án tại SOFRI và tiếp lực cho việc phát triển chương trình thông qua dự án CARD Twinning và giám sát chúng. Hội thảo của CARD và ngày tham quan mô hình đã cho 2 dự án có được ngày phổ biến ra công chúng (hình 1). Có điều rất hay để báo cáo là tất cả nhân sự quản lý và triển khai dự án từ dự án đầu tiên trên thanh long đều có cùng vị trí trong dự án này (Hình 2). Việc giữ lại các kỹ năng được phát triển trong quá trình thực hiện dự án trước và tăng cường trong dự án này sẽ đảm bảo sự thành công của dự án. Hình 1: Khung chữ về Hội Thảo CARD Hình 2: Nhóm dự án CARD/HAI và thăm vườn 4
- 1. Giới thiệu & Bối cảnh Đây là bước tiếp theo của dự án trước đây: “Phát triền hệ thống thực hành nông nghiệp tốt cho nhà sản xuất và xuất khẩu ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang” 037/04VIE. Mục tiêu của dự án này là cũng cố công việc mở rộng GAP từ dự án trước đây, tăng cường hiệu quả từ thị trường chất lượng cao nhằm tăng số lượng nông dân sản xuất nhỏ ở các tỉnh Tiền Giang và Long an cũng như ở Bình Thuận, tăng khả năng của nhân sự trong nước trong việc triển khai hệ thống GAP đối với tiêu chuẩn thị trường quốc tế và thiết lập chương trình cải thiện xử lý sau thu hoạch và thực hành. Các mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1 Phát triển và duy trì nhà xuất khẩu, đóng gói và nhóm sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn được chấp nhận bởi thị trường để: Đạt giấy chứng nhận BRC cho nhà đóng gói Duy trì mức độ đạt chứng nhận GLOBALGAP (EUREPGAP) cho nhóm nông dân Liên kết mô hình sản xuất với thị trường đòi hỏi chất lượng cao cho trái thanh long đạt tiêu chuẩn Mở rộng mô hình rộng hơn ở vùng trồng thanh long tại tỉnh Bình Thuận và vùng trồng thanh long ở 2 tỉnh Tiền Giang và Long an. Mục tiêu 2 Phát triển mô hình sau thu hoạch và sản xuất để có thể những hộ nông dân sản xuất nhỏ có thể thâm nhập được thị trường đòi hỏi chất lượng cao, để: Thiết lập được mô hình lặp lại của mô hình hệ thống chất lượng để đảm bảo đạt yêu cầu của thị trường và hỗ trợ nông dân thâm nhập những thị trường chất lượng cao. Tạo ra một môi trường với hệ thống chất lượng cao cho từng đơn vị để cung cấp kỹ thuật và sự lãnh đạo đầy chất lượng nhằm giúp người sản xuất thanh long đạt được và duy trì tiêu chuẩn cần thiết cho việc xuất khẩu sang những thị trường đòi hỏi chất lượng cao. Thiết lập những phương pháp giảm thiểu những khó khăn, thách thức ngăn ngừa trái thanh long của người nông dân thâm nhập vào thị trường đòi hỏi chất lượng cao (ví dụ như: vai trò của thương lái, người thu mua và sự phá vỡ trong việc truy nguyên nguồn gốc). Mục tiêu 3 Phát triển kỹ năng truyền đạt hệ thống chất lượng cho SOFRI và các đơn vị tư nhân: Khuyến khích sự lien kết giữa SOFRI và đơn vị tư nhân để mở rộng mô hình sản xuất thanh long Giám sát kỹ thuật chuyển giao GAP tại SOFRI Giám sát việc ứng dụng khả năng sau thu hoạch tại SOFRI trong việc ứng dụng trực tiếp cải thiện chất lượng, kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch và giải quyết các vấn đề.. Cách tiếp cận và phương pháp trong dự án này sẽ giống như dự án trước đây. Ví dụ như: 5
- Nhóm thực hiện dự án phía New Zealand giám sát việc thực hiện GAP, hiểu hệ thống chất lượng và kỹ thuật truyền đạt kỹ thuật đến SOFRI và nhân sự khác Nhân sự của SOFRI truyền đạt hệ thống chất lượng GAP và kỹ năng kỹ thuật của họ đến ngành trồng thanh long Đơn vị tư nhân thu nhận kỹ thuật và mở rộng/cải thiện mô hình ở mức đạt yêu cầu của thị trường đòi hỏi chất lượng cao Hệ thống áp dụng có thể giúp cho hộ nông dân trồng thanh long nhỏ thâm nhập và thu được lợi nhuận cao hơn cho các sản phẩm đạt yêu cầu của họ khi xuất khẩu. Như tiến độ dự án, nhân sự phía New Zealand sẽ giảm thiểu các đầu vào/đầu tư của họ cho việc quản lý dự án và tăng vai trò của họ trong việc giám sát. 5. Tiến độ đến ngày báo cáo 5.1 Những điểm đáng chú ý Chú ý: Chi tiết về việc thực hiện được ghi nhận trong file đính kèm về Khung báo cáo tiến độ. Mẫu này được xem như là một bảng hướng dẫn chung. Muc đích chính của báo cáo tiến độ là để báo cáo lại các thành tựu của những họat động được chi tiết hóa trong khung dự án. 5.1.1 Tiến độ chứng nhận tiêu chuẩn BRC cho nhà đóng gói: Hình 3: Nhà đóng gói thanh long vận hành theo tiêu chuẩn BRC Theo sau việc tiền thanh tra và sau khi bắt đầu của thanh tra viên từ SGS Việt Nam, nhóm thực hiện dự án đã hỗ trợ nhà đóng gói mô hình nhà đóng gói thực hiện họat động hiệu chỉnh cho tất cả các điểm chưa đáp ứng đã được ghi nhận trong báo cáo tiền thanh tra. Đầu tháng 6, một đợt thanh tra nội toàn diện mô hình được thực hiện được thực hiện bởi cán bộ dự án phía SOFRI và nhân viên nhà đóng gói để chuẩn bị mời thanh tra độc lập thanh tra theo tiêu chuẩn BRC. Một lần nửa, thanh tra như vậy được thực hiện tùy thuộc 6
- vào quy trình được liệt kê trong cẩm nang, chính là yêu cầu của tiêu chuẩn là phải được kiểm tra. Tiến trình thanh tra toàn diện như sau: Thực hiện thanh tra toàn diện sử dụng tiêu chuẩn toàn cầu về Thực phẩm BRC phiên bản 3, báo cáo đánh giá Lập thành hồ sơ tất cả những điểm đạt tiêu chuẩn và những điểm chưa đạt và cho ý kiến đóng góp. Tổ chức một cuộc họp sơ kết kết quả quản lý tại nhà đóng gói để liệt kê ra một cách có hệ thống báo cáo tiến độ thanh tra nội bộ và định hướng Lập thành hồ sơ tất cả các hành động khắc phục cho tất cả những điểm chưa đạt Cung cấp nguồn lực cho những hành động khắc phục Lập thành hồ sơ tất cả các thay đổi Lưu trữ tài liệu củ Thực hiện xác minh những thay đổi do họat động hiệu chỉnh đã được thực hiện chưa, hiểu rõ và xem có đạt theo yêu cầu chứng nhận không. Sắp xếp để SGS Việt Nam thực hiện thanh tra tiền chứng nhận theo tiểu chuẩn BRC – Tiêu chuẩn tòan cầu về an toàn thực phẩm, phiên bản 5 vào ngày 8 tháng 7 năm (Phiên bản 5 của Tiêu chuẩn BRC được áp dụng sau ngày 1 tháng 7 năm 2008). Tiền thanh tra cho thấy phiển bản cho thấy có nhiều điểm không đạt yêu cầu trong suốt quá trình thanh tra nhà đóng gói. Phần lớn những điểm này là do sự thay đổi tiêu chuẩn BRC với phiên bản mới. Một điểm nổi bậc trong việc nâng cấp quyển cẩm nang nhà đóng gói thanh long được đặt ra để đáp ứng với tiêu chuẩn BRC phiên bản 5. Chỉ có bảng tiếng Việt của quyển cẩm nang được nâng cấp vì nó đáp ứng được yêu cầu chuyên biệt cho nhà đóng gói. Nhóm tham gia dự án phía SOFRI sẽ hòan tất việc này. Một bản mới của quyển cẩm nang sẽ được giao cho và áp dụng tại nhà đóng gói để thiết lập hệ thống chất lượng, thực hiện các hành động khắc phục cho các điểm chưa đạt và kêu gọi cho việc thanh tra chứng nhận. Mặc dù là đã bỏ cơ hội thanh tra chứng nhận và đạt chứng nhận theo phiên bản củ trước đây, nhưng bài tập này có giá trị vô cùng trong việc học tập/hiểu biết them tất cả các đối tác trong tiến trình thực sự vận hành hệ thống chất lượng mà nó là quá trình lien tục nâng cấp khi có sự đổi mới hay thực hành những yêu cầu chuyên biệt của khách hang hay tiêu chuẩn cao hơn. 5.1.2 Hồ sơ hóa các số và khối lượng thanh long cho những hộ nông dân sản xuất nhỏ Trái thanh long từ những nhà sản xuất lớn, nơi đã được nhận giấy chứng nhận GLOBALGAP đã thu hoạch trái của họ, phân loại, đóng gói à xuất khẩu đến thị trường chất lượng cao thong qua nhà đóng gói mô hình của dự án. Việc xác định đối tác mới là tiến trình để xúc tiến việc mở rộng mô hình trồng thanh long GAP ở Bình Thuận và tăng số lượng nông dân trồng thanh long với quy mô nhỏ vào hệ thống chất lượng đã thiết lập trước đây và lập nhóm mới theo hướng bền vững. Một đối tác xuất khẩu thanh long đang quan tâm đến thanh long ở tỉnh Tiền Giang và Long An và hy vọng rằng thong qua tập huấn/hỗ trợ của đối tác này sẽ phát triển được đơn vị kiểm 7
- sóat chất lượng ở 3 tỉnh thong qua tập huấn nhà xuất khẩu để vận hành tại 3 vùng như một, tăng cường khả năng truyệt đạt dự án mà không gặp phải những phiền toái của sự không bền vững vì nhiều đơn vị chất lượng nhỏ, rời rạc, và hỗ trợ với việc điều tiết ngành hang cây thanh long (Phụ lục 1: Bảng hiện trạng tập huấn nông dân). 5.1.3 Hồ sơ hóa khối lượng và lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu thanh long đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP (EUREPGAP) sang thị trường UK/Châu Âu so với lợi nhuận thu được từ thị trường xuất khẩu khác và thị trường nội địa Xuất khẩu thanh long từ những trang trại đạt chứng nhận GLOBALGAP sang thị trường đòi hỏi chất lượng cao thì mới manh nha và chủ yếu là để học hỏi kinh nghiệm quản lý, xử lý sau thu hoạch, tồn trữ, vận chuyển, thâm nhập thị trường và hồ sơ hóa những vấn đề cần được giải quyết trước khi lợi nhuận thật sự tăng lên mức đáng kể cho người sản xuất. Nhận định của nhà đóng gói/xuất khẩu trong mô hình là tự mình phải gánh chịu chi phí cao hơn trong khi đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn từ đòi hỏi của khách hàng, chi phí vận chuyển đi xa và chi phí đóng gói lại đã ngăn cản việc tăng giá sản phẩm mà ông ta trả lại cho người nông dân. Dự án đang làm việc với nhà xuất khẩu trong mô hình dự án để liệt kê các vấn đề và sẽ cố gắng làm một cách minh bạch về hồ sơ trong tất cả các công đọan, giám sát việc cải tiến tiến độ thực hiện, giảm thiểu chất thải và tăng lợi nhuận. Lợi nhuận từ thanh long đế người nông dân trong tháng 5 vừa qua là: Loại lớn - 0.5 kg, 10.500 đồng (4.500 đồng, 3/9/08 – giá được quan sát tại nhà đóng gói theo phương pháp truyền thống); trung bình - 0,3 kg, 6.500 (2.500) đồng; loại nhỏ - 0,26 kg, 3.000 (1.500) đồng. Lợi nhuận này giống như giá được trả cho nông dân trong quá trình trưởng dự án sang làm việc trước đây. Những giá này được niêm yết cho thanh long được cung cấp từ những nhà vườn chưa được chứng nhận – Giá niêm yết này có thể dẫn đến việc nhầm lẫn do biến động phần trăm trái đóng gói với việc thỉnh thoảng nhận hàng với số lượng nhỏ theo giá niêm yết và phần lớn trái dưới mức phân loại với giá thấp. Sản phẩm đạt chứng nhận EUREPGAP được xuất khẩu thì vẫn đang trong quá trình phát triển và như vậy có báo cáo cho rằng việc tăng chi phí chứng nhận hấp dẫn phần lớn các thị trường đòi hỏi chất lượng cao. Vấn đề là ảnh hưởng của chi phí cao sẽ có thể được cải tiến như sau:: • Cải tiến việc đóng gói: Nông dân không sản xuất/thu hái/bán trái không đạt tiêu chuẩn đòi hỏi của thị trường. Đóng gói cho bên ngoài giảm thấp hơn 30%. • Chi phí chứng nhận ở giai đoạn đầu của mô hình với số lượng lớn người sản xuất có diện tích nhỏ sẽ chia chi phí chứng nhận ra ở mức chấp nhận được, không ảnh hưởng nhiều đến giá bán • Thị trường đòi hỏi chất lượng cao đang được cung ứng hàng thì chậm ghi nhận chất lượng cao/cạnh tranh đóng gói cung cấp. • Thị trường với giá cao chưa được chú tâm • Điều tiết thị trường cho trái thanh long Việt Nam chưa thuyết phục. Trái được chứng nhận vẫn đang canh tranh cho trên hị trường với trái không được chứng nhận thong qua nhiều nhà xuất khẩu khác nhau – Giá đang bị điều tiết thấp xuống! Nhà xuất khẩu đang cạnh tranh khốc liệt lẫn nhau trên thị trường, cũng có thể làm giảm giá (xem phụ lục 2 – Bài báo của Fresh Plaza về việc xuất khẩu thanh long vào ngày 28 tháng 7 năm 2008). 8
- Nghiên cứu trường hợp của đơn vị được chứng nhận GLOBALGAP Thanh Long Hoàng Hậu và những người hợp đồng cung cấp trái Việc triển khai dự án và thuận lợi về việc chứng nhận cho Ông Chứa ở thời điểm một năm vận hành sau khi được giấy chứng nhận: • Trang trại: 22 hectares (6,8 ha cho trái và diện tích còn lại đang bắt đầu cho trái) • Nhận được 500 đồng/kg trái cao hơn so với giá thị trường từ nhà đóng gói. • Tất cả trái được vận chuyển tại nhà đóng gói. • Nhà đóng gói giữ hết trái của nông dân (sau đó tiến hành phân loại và đóng gói trái, cung cấp cho các thị trường khác nhau) • Người nông dân tiếp tục thu hoạch trái • Ông Chứa bán trái đạt chứng nhận GlobalGAP của ông cho Hoàng hậu (ở đây vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống bình thường để mua trái đóng gói từ nông dân và bị rủi ro và lại tiếp tục trả tiền). Tóm lại, chi phí vận hành của Ông Chứa và lợi nhuận trong năm qua là: • Chi phí triển khai để đạt chứng nhận (Hố xí và xây dựng nhà kho phân thuốc) – 150.000.000 đồng • Thu hoạch và bán 600 tấn sản phẩm thanh long và nhận them được 500 đồng trên kg. • Tăng them lợi nhuận là 300.000.000 đồng • Trong một năm thu lại được từ chi phí triển khai và có lời là 150.000.000 đồng. Ông Chứa rất vui với kết quả và cũng vui lòng để dự án cung cấp các thông tin này ra ngoài. Kết quả này khích lệ them 3 người em trai của Ông Chứa, họ có 33 hectares đang sản xuất thanh long, đang làm theo để được chứng nhận GLOBALGAP trong vòng 5 tháng tới. Khi họ được giấy chứng nhận, những người em của ông Chứa sẽ lựa chọn giải pháp đóng gói tại ngoài đồng. Xác định thị trường đòi hỏi chất lượng cao đang được cung cấp và thong tin chi tiết về thị trường và khối lượng Hai cuộc nghiên cứu về chuỗi thị trường được đăng tải: - Chuỗi giá trị của thanh long Bình thuận – Dự án GTZ (báo cáo nghiên cứu của Axis. Chương 1, chuỗi giá trị của thanh long Bình Thuận) - Dự án VIE64/94: Hỗ trợ xúc tiến thương mại và Phát triển xuất khẩu tại Việt Nam + Phần chiến lược xuất khẩu – Sổ tay hướng dẫn thị trường xuất khẩu (Nguyễn Thị Tuyết Mai, Mai Thế Cường, 2007). Sổ tay hướng dẫn thị trường xuất khẩu. Phần dành cho Rau – quả. Dự án VIE/61/94. Hỗ trợ xúc tiến thương mại và Phát triển xuất khẩu tại Việt Nam, Phần chiến lược xuất khẩu – Sổ tay hướng dẫn thị trường xuất khẩu. Báo cáo nộp cho Dự án Xúc tiến thương mại và Phát triển xuất khẩu. Cơ quan Xúc tiến thương mại Việt Nam, Bộ Thương Mại) 5.1.4 Sự phát triển – Tình trạng cung ứng và cơ hội mở rộng thị trường đói hỏi chất lượng cao 9
- Như một phần của dự án trước đây, một số thị trường tiềm năng đã được xác định. Thêm vào đó, nhà đóng gói/xuất khẩu của dự án thường xuyên liên lạc, thị trường được ưu tiên xác định là thị trường đòi hỏi chất lượng cao, Utopia UK. Utopia đã nghe dự án thanh long GAP có những tiến triển tốt theo hướng sản xuất GAP và thể hiện sự quan tâm có được nguồn cung ứng đều đặn các sản phẩm thanh long đạt tiêu chuẩn EUREPGAP/BRC. Thực trạng hiện nay về việc xác định thị trường đòi hỏi chất lượng cao bao gồm: Tương ứng với Utopia UK, nơi nhập khẩu nông sản cho Tesco. Mối liên lạc của Utopia UK đã thay đổi và không có đối tác nào thay thế. Tesco hiểu rằng có bên thứ ba thanh tra cho nhà đóng gói Công ty Thanh Long Hoàng Hậu trong năm 2007 và nó cũng được hiểu rằng việc mua từ nhà đóng gói trong dự án này được bắt đầu từ đầu năm 2008. Tập trung các mối quan hệ trước đây của Utopia UK được thiết lập với nhà cung cấp dài hạn là nhà đóng gói và xuất khẩu. Việc sử dụng đóng gói/đại diện được đặt hang trước và sự cung cấp liên tục đã được thảo luận kỹ lưỡng. Fresh Studio là Công ty xuất khẩu vận hành tại Việt Nam. Dự án đã thúc đẩy Fresh Studio sử dụng sản phẩm được chứng nhận EUREPGAP từ nhà đóng gói/xuất khẩu của dự án cho người tiêu dung đòi hỏi chất lượng cao ở Trung Quốc. Những vấn đề về chất lượng ban đầu trong chuyến hàng đầu tiên được giải quyết bời nhà xuất khẩu và nó được tin tưởng rằng nhà đóng gói hiện nay xuất khẩu mỗi tuần 1 container 40-foot đến thị trường đó. Một đối tác khác tại Hà Lan đang tìm thanh long đạt tiêu chuẩn EUREPGAP, nhưng thị trường này không khuyến khích/thuyết phục vì số trái đạt tiêu chuẩn không đủ để cung cấp. Cơ hội cho việc xuất khẩu thanh long đến thị trường đòi hỏi chất lượng cao có thể thành hiện thực do sự chấp nhận của thị trường USA. Có báo cáo cho rằng Công ty Son Son có ý định xây dựng nhà đóng gói lớn ở Bình Thuận và có khả năng ở Tiền Giang nửa để đóng gói trái thanh long, và sau đó chiếu xạ và xuất đi USA. 5.1.5 Sơ lược về hiện trạng thực hiện sau thu hoạch và đề xuất cho việc cải tiến ngay và cơ hội cho việc nghiên cứu sâu hơn để cải thiện mẫu mã trái thanh long sau thu hoạch. Mặc dù có một số thảo luận trước đây giữa Ts. Dr Allan Woolf với Ths. Đỗ Minh Hiền, hợp phần nghiên cứu sau thu hoạch trong dự án này đã được lên kế hoạch để bắt đầu với chuyến sang làm việc của Ts. Woolf tại SOFRI và mô hình dự án từ ngày 17 đến ngày 23 tháng 7 năm 2008. Phạm vi làm việc được liệt kê bao gồm: Phát triển tiêu chuẩn phân loại được bắt đầu nhóm nghiên cứu sau thu hoạch của SOFRI cho ngành trồng thanh long: o Phát họa tiêu chuẩn mô tả phân loại cho tất cả các chỉ tiêu chất lượng o Phát họa bảng so màu thích hợp với tiêu chuẩn mô tả phân loại o Phát họa Card hình “flash card” thích hợp cho nông dân để giúp họ chon trái thanh long cho thị trường chuyên biệt vào thời điểm thu hoạch o Để tiêu chuẩn đã xây dựng trên trang web (có thể trang web thanh long hoặc trang web của SOFRI kết nối với người vận hành nhà đóng gói đạt chứng nhận) o Xây dựng qui trình hướng dẫn và bao gồm quyển cẩm nang chất lượng cho những người được thụ hưởng từ dự án. Thí nghiệm được lên kế hoạch với mục tiêu kéo dài thời gian tồn trữ trái thanh long. Mục tiêu phấn đấu được dự kiến là có thể chuyển sản phẩm thanh long bằng 10
- đường biển đến thị trường tiềm năng và thị trường tốt nhất hiện tại. Chuyển hàng bằng đường biển sẽ có thể làm giảm được chi phí và giảm carbon footprint (một lợi điểm tiếp thị với một số siêu thị như Tesco). Thí nghiệm chuyển hàng bằng đường biển đến thị trường riêng biệt được dự định triển khai trong năm thứ 1 của dự án. Hy vọng rằng thí nghiệm chuyển hang bằng đường biển được đánh giá với thông tin phản hồi từ thị trường bởi nhân sự của dự án. Việc xác định thị trường đang được tiếp tục và việc thâm nhập thị trường đang được dự án theo đuổi. Việc này có thể kéo theo việc giám sát/điều phối dự án trong việc sử dụng kỹ thuật loại trừ mầm bệnh sau thu hoạch, quy trình phát triển để thâm nhập thị trường riêng biệt và quản lý dự án. 5.2. Lợi ích cho đối tượng quy mô nhỏ Tập trung chính của dự án này là hỗ trợ nhóm nông dân và nhà đóng gói/xuất khẩu thực hiện mô hình trong dự án trước để giữ vững và duy trì mức đạt chứng nhận tiêu chuẩn mà thị trường yêu cầu là BRC Global (cho nhà đóng gói) và GLOBALGAP (EUREPGAP – cho nhóm nông dân sản xuất ngòai đồng). Dự án sẽ thúc đẩy giới thiệu thêm nhiều hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ tham gia mô hình và mở rộng mô hình dự án cho những nhà xuất khẩu/đóng gói/nhóm nông dân khác ở tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Thị trường đòi hỏi chất lượng cao sẽ tiếp tục được xác định và ưu tiên thiết lập nhà cung cấp thanh long xuất khẩu. Hiện tại với mức độ giới hạn “Cung cấp sản phẩm GAP đến thị trường đòi hỏi chất lượng cao” có nhiều thuận lợi hơn so với tình trạng trước dự án, nó sẽ tiếp tục tăng thêm thông qua việc liên tục cải tiến, trực tiếp thâm nhập vào thị trường tiềm năng, giảm thiểu các khâu không cần thiết, rủi ro và khuyến khích nhà xuất khẩu/đóng gói trả lãi cho người nông dân. 5.3. Tăng cường năng lực Dự án này tiếp tục phát triển khả năng về GAP cho cả đơn vị nhà nước và công ty tư nhân trong ngành rau – quả của Việt Nam. Lợi ích chính yếu của dự án mới này là tất cả nhân sự dự án cả đơn vị nhà nước và tư nhân có cùng trách nhiệm như của dự án trước đây. Trong chuyến sang làm việc đầu tiên cho dự án mới này, trưởng dự án rất vui mừng thấy rằng có sự nhiệt tình rất lớn cho dự án mới này, cả phía SOFRI và tại các mô hình dự án trước đây. Sự mong đợi từ dự án mới này, và thật sự bước khởi đầu về chất lượng GAP cho thanh long là rất cao. Một lần nửa, hy vọng rằng với khả năng đã được rèn luyện và sẽ tiếp tục phát triển, trong dự án này, cũng giống như dự án trước đây, sẽ đạt được những điểm vượt mức mong đợi. Thật hay khi báo cáo rằng khả năng về GAP của nhân sự dự án phía SOFRI được phát triển thông qua việc thực hiện những dự án thanh long. Một số thành tựu được liệt kệ: • Nâng cấp quyển cẩm nang về nhà đóng gói cho mô hình từ phiên bản BRC trước đây thành phiên bản 5. Quyển cẩm nang được viết bằng tiếng Việt để đáp ứng yêu cầu vận hành nhà đóng gói và nó được thanh tra bởi người Việt Nam. Việc thiết lập quyển cẩm nang về hệ thống chất lượng nhà đóng gói và giám sát việc áp dụng 11
- nó và cũng như việc thanh tra nội bộ được thực hiện bởi nhân sự dự án phía SOFRI. • Nâng cấp quyển cẩm nang cho nhóm nông dân tham gia mô hình từ phiên bản EUREPGAP sang tiêu chuẩn mới GLOBALGAP đã được hoàn tất và đang trong tình trạng thiết lập chúng cho trang trại đạt chứng nhận và cho những nhóm GAP đang được xây dựng khác. • Quyển cẩm nang hoàn thành bây giờ có nội dung bao gồm và thêm các phần “đóng gói trên đồng để phân phát cho những nông dân muốn vận hành sản xuất mà không cần tiêu chuẩn cao hơn là BRC” . • Việc triển khai và hỗ trợ nhóm triển khai sản xuất thanh long và nhóm cây trồng khác ví dụ như Câu lạc Bộ sản xuất xòai ở ĐBSCL, đã được cấp giấy chứng nhận GlobalGAP (Phụ lục 3: Giấy chứng nhận GlobalGAP cho Câu lạc bộ sản xuất xoài ở Nông Trường Sông Hậu) • Nhóm nhân sự dự án phía SOFRI đã tham gia trong việc phát triển Tiêu chuẩn VietGAP của Bộ NN & PTNT của Việt Nam với những phần trọng yếu của tiêu chuẩn này. • Bước đầu về GAP ở Việt Nam đang cao trào và nhóm nhân sự tham gia dự án đang đóng vai trò quan trọng ở mức độ cao của Bộ. Có lợi thế đặc biệt trong việc tham gia của nhân sự dự án khi có những thách thức điều này được ghi nhận trong việc thực hiện dự án trước đây. • Ths. Nguyễn Hữu Hoàng đã đi Canada để dự Hội thảo (Ts. Nguyễn Quốc Vọng, chuyên gia chiến lược cao cấp, 2008. Báo cáo trong chuyến tham quan học tập Canada về việc tập huấn GAP, an tòan thực phẩm và sản xuất cây trồng.” Thực phẩm và việc pháp triển và kiểm sóat chất lượng sản phẩm nông nghiệp “ hoạt động phụ của dự án 1213 – Tham quan học tập tại Canada về sản xuất cây trồng, từ 5-22 tháng 9 năm 2008. Báo cáo đến GS Sylvain Quessy, Giám Đốc dự án Canada, FAPQDCP; Ông Nguyễn Như Tiệp, Giám đốc dự án phía Việt Nam, FAPQDCP; Ông Serge Charron, Quản lý thực hiện dự án, FAPQDCP; Ts. Lucei Verdon, chuyên gia kỹ thuật cao cấp, FAPQDCP; cùng 19 thành viên trong 2 tuần – Ths. Hòang là một thành viên đóng góp cho Hội thảo và được yêu cầu thực hiện tiếp theo sau hội thảo vỉ khả năng của anh ta. • Ts. Nguyễn Văn Hòa và Ths. Nguyễn Thành Hiếu đã đi Putrajaya, Malaysia để tham dự Seminar về Sản xuất thanh long, Thị trường và xuất khẩu: Thách thức và triển vọng, vào ngày 20 tháng 11 năm 2008. Ts. Hòa đã tham gia báo cáo: Hiện trạng hoạt động nghiên cứu và việc phát triển hệ thống GAP ở Việt Nam (Phụ lục 4: Seminar trên thanh long tại Malaysia). 5.4. Xuất bản Những điểm đáng chú ý sau đây là của dự án trước đây (037.04VIE) và một số là của dự án mới: CARD/HAI đã tổ chức Hội thảo và ngày thăm mô hình tại mô hình nhà đóng gói và nhóm sản xuất GAP trong dự án trước đây vào 21 và 22 tháng 7 năm 2008. Việc chuẩn bị thể hiện cả trong Hội thảo/thăm vườn và một số họat động phổ biến công chúng. Xuất hiện trên TV bởi nhóm tham gia dự án phía Việt Nam Hoàng: trình bày cho nhóm mức độ Bộ tại Hà Nội Trên trang web của HAI/CARD có tất cả các báo cáo của dự án trước đây và những báo cáo của dự án khác/thong tin. Mô hình được sự viếng thăm của rất nhiều đơn vị quan tâm và điều này được phổ biến theo quy luật tự nhiên và cũng 12
- như sản phẩm thanh long là nhu cầu của thị trường mong muốn được cung ứng từ Việt Nam. 5.5. Quản lý dự án Nhóm nhân sự quản lý dự án này cũng giống như nhóm đã từng qủan lý dự án thanh long GAP trước đây. Bởi vì việc tăng hợp phần sau thu hoạch trong dự án này, nhân sự sau thu hoạch của dự án này, Ts. Nguyễn Văn Phong, chuyên gia sau thu hoạch đã thay thế Ông Đỗ Minh Hiền, người đã được thêm vào trong nhóm quản lý dự án. Ts. Phong sẽ chịu trách nhiệm mãng sau thu hoạch của dự án trong sự hợp tác với chuyên gia sau thu hoạch của HortResearch, Ts. Allan Woolf. Trong quá trình thực hiện dự án, trưởng dự án muốn chuyển dần vai trò lãnh đạo dự án cho các đối tác phía SOFRI và nguồn nhân sự là những người được thụ hưởng từ dự án này. Nó được tiên đoán rằng đến cuối dự án, việc chuyển kỹ năng lãnh đạo liên quan đến các hợp phần của dự án sẽ được hoàn tất. Nhóm nhân sự phía SOFRI và các mô hình dự án sẽ có thể có đủ khả năng để tiếp tục việc này và những việc mà dự án trước đây chưa hòan tất, để phát triển ngành trong thanh long được bền vững và cả những ngành trong cây trồng khác tại Việt Nam. 6. Báo cáo về những vấn đề đan chéo 6.1. Môi trường Dự án này được thiết kế để thực hiện, ít nhất là, những hệ thống chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn đòi hỏi của thị trường như BRC – Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩmcho nhà xuất khẩu/đóng gói và tiêu chuẩn GLOBALGAP (EUREPGAP) cho những nông dân cung câ1p trái thanh long. Như một phần của những tiêu chuẩn này, có những hệ thống hồ sơ hóa để đảm bảo rằng tất cả hiệu quả ảnh hưởng từ môi trường sẽ được đánh giá, các vấn đề được xác định, hành động khắc phục được thực hiện / rủi ro được giảm thiểu/hạn chế và hồ sơ hóa. Dự án mới này tiếp tục huấn luyện cho những người thụ hưởng về những vấn đề, tiêu chuẩn được liên tục cải tiến và quản lý sự vận hành dự án của họ theo hình thức là sẽ giảm thiểu hậu quả ảnh hưởng đến môi trường. Dự án này cũng sẽ tiếp tục khai thác cách giải thiểu carbon footprint trong ngành trồng thanh long theo tiêu chuẩn GAP. 6.2. Các vấn đề giới tính và xã hội Trong cả hai dự án CARD thanh long, việc thực hiện dự án là việc thể hiện một cách có hệ thống vấn đề về giới tính và xã hội. Ví dụ như, Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) đòi hỏi điều kiện làm việc tốt, đối xử lao động thích hợp, quan sát đến vấn đề sực khòe tốt và thực hành an toàn, và tạo cơ hội đồng đều cho cả nam và nữ giới. Những điều kiện này cũng cố thêm thong qua việc thực hiện dự án về tiêu chuẩn chất lượng như GLOBALGAP (EUREPGAP) và BRC. Việc hồ sơ hóa điều kiện làm việc tốt, chịu trách nhiệm rõ rang và trách nhiệm giải trình xuất hiện trong Cẩm nang Sản xuất Thanh long Chất lượng, đặc biệt là trong phần mô tả vị trí trách nhiệm. 13
- Mô hình nhà đóng gói thanh long tuyển chọn sử dụng khá nhiều công nhân nữ hơn là nam giới trong việc thực hiện sản xuất dưới điều kiện làm việc rất tốt, mà nó đã được cải thiện rất nhiều để đạt được tiêu chuẩn BRC. 7. Các vấn đề thực hiện và tính bền vững 7.1. Những khó khăn và trở ngại Những khó khăn và trợ ngại được xác định trong dự án trước đây cũng là những vấn đề nổi lên trong dự án này và như dự án trước đây; nó sẽ được thể hiện một cách có hệ thống và giải quyết những vấn đề này như sau: Hình 4: Thực hiện thu hoạch thanh long kém không đạt yêu cầu chứng nhận: Trái để trên đất, không được truy nguyên nguồn gốc và xử lý sau thu hoạch rất kém Ở mức độ dự án Lợi ích cho nhân sự dự án trên lĩnh vực hệ thống chất lượng cho ngành rau quả đã được đáp ứng ở mức độ cao, kết quả làm tăng nhu cầu được xác định theo thời gian của họ cho: Chuyển giao kỹ thuật lan rộng một cách nhanh chóng/yêu cầu của người nghe Viết quyển sổ tay đáp ứng được tiêu chuẩn mới và những thay đổi Viết tiêu chuẩn VietGAP Dịch thuật: cả dịch viết và dịch miệng Lãnh đạo/quản lý dự án Những bắt buộc về khoa học/nghề nghiệp và việc nghiên cứu Tham gia hội thảo, hội nghị như là một chuyên gia đại diện cho Viện, Bộ và cho Chính phủ. Ở mức độ nông dân Vấn đề quan tâm là làm thế nào để hấp dẫn được số lượng lớn và luôn tăng số người sản xuất nhỏ tham gia trong mô hình trình diễn của dự án theo hệ thống GAP để họ có thể thâm nhập được thị trường đòi hỏi chất lượng cao? Khi có thể, những hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ có nguồn lực cần thiết để họ thực hiện những thay đổi theo yêu cầu không? 14
- Có thể có những đợt tập huấn về kinh doanh cơ bản để cung cấp thong tin, kinh nghiệm cho những hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ để họ có thể phá vở sự rang buộc của thương lái, chủ vựa và thoát khỏi vòng nghèo đói lẫn quẫn không? Ở cấp độ ngành Mộ hình dự án đã được phát triển đến tiêu chuẩn cao nhất để đảm bảo nông dân, nhà đóng gói và và nhà xuất khẩu liên tục và bền vững để đảm bảo rang sản phẩm lưu hành là sản phẩm an toàn, hợp pháp và chất lượng đồng đều hay tốt hơn cả sự mong đợi của khách hang. Mô hình được phát triển đến một tiêu chuẩn cao về chất lượng thực hành để sử dụng làm mô hình mẫu cho việc mở rộng/lập lại cho các vùng trồng thanh long khác và những cây trồng khác và giảm thiểu bất kỳ những sự sao chép kém chất lượng. Sự quan tâm đến việc sản xuất theo GAP đã được thể hiện khi những nhà vận hành khác đang bước vào lĩnh vực này: Những tiêu chuẩn sẽ khác và ngành trồng thanh long cần trở nên được tổ chức lại để ngăn ngừa vận hành theo tiêu chuẩn phụ - kém chất lượng làm tạp nhiễm/phá hủy thị trường ở những giai đọan đầu. Sẽ có một áp lực lớn cho ngành trồng thanh long chất lượng cao nếu thu nhập từ việc đáp ứng cho thị trường đòi hỏi chất lượng cao là nhiều và mạnh. Nhành trồng thanh long chất lượng cao sẽ cần được tổ chức và trong tầm kiểm sóat được các vấn đề về bền vững như thị trường (một cửa), thương hiệu, xúc tiến thương mại, thường xuyên, nghiên cứu và phát triển. 7.2. Giải pháp Vì đây là báo cáo đầu tiên của dự án này, có phần nào cơ sở để kết luận là hồ sơ dự án đã được chuẩn bị để giảm thiểu của tất cả các vấn đề lĩnh hội và thực chất của những khó khăn và trở ngại. Nhóm nhân sự quản lý dự án sẽ làm việc cụ thể từng vấn đề khó khăn và trở ngại vì đây mới chỉ bắt đầu dự án. Nhóm quản lý dự án đã chỉ định nhân sự thích hợp để hỗ trợ cho việc gia tăng công việc của họ trong thời gian tới. Mọi cố gắng đang được thực hiện để triển khai được các chương trình rộng mở của dự án thong qua các đơn vị xuất khẩu/người vận hành trồng thanh long với cơ sở hạ tầng thích hợp, người có hoặc kế hoạch để có, việc vận hành ở tất cả các tỉnh trong địa bàn dự án. Giải pháp này sẽ có thể giúp dự án GAP đạt đến mức ý nghĩa về số lượng hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ tham gia, để họ có thể tự vận hành đạt theo các tiêu chuẩn đặt ra trong khi vẫn giữ được yêu cầu của đầu vào cho nhóm thực hiện dự án, nhằm tăng kỹ năng quản lý – vấn đề này được mở rộng sau đó theo phần 8 trong bước kế tiếp – Kết quả cần có. 7.3. Tính bền vững Việc thực hiện toàn bộ dự án như đã mô tả trong phần hồ sơ dự án sẽ thiết lập ngành trồng thanh long GAP với thị trường mạnh và đội ngũ cán bộ được huấn luyện đầy đủ và có kinh nghiệm sẽ cung cấp cơ hội tốt hơn cho việc xây dựng hệ thống chất lượn được bền vững. 15
- 8. Các bước quan trọng tiếp theo Phát họa của các bước kế tiếp/họat động sẽ được thực hiện trong 6 tháng tới. Nếu có khó khăn gì quan trọng trong quá trình thực hiện dự án và tất cả các lựa chọn đã được khai thác đề xuất cấp viện và nên sử dụng phần này để chỉ ra điểm cần thảo luận những khó khăn đó với Ban quản lý dự án CARD Những bước quan trọng tiếp theo bao gồm: 1 Mô hình dự án hiện tại Đạt được chứng nhận BRC cho nhà đóng gói mô hình của dự án và giám sát việc tiếp tục đạt yêu cầu chứng nhận/có tính bền vững Chứng nhận GlobalGAP lại cho nhóm nông dân thuộc Công ty Thanh Long Hoàng Hậu – bây giờ tăng lên với trang trại mới và diện tích là 150 ha. Xúc tiến những hộ nông dân trồng thanh long với quy mô sản xuất nhỏ để đạt chứng nhận GLOBALGAP và trở thành hộ nông dân hợp đồng cung cấp thanh long cho nhà đóng gói hoặc nhóm của những nhà xuất khẩu. 2 Yêu cầu cao hơn Bắt đầu phát triển những đơn vị khác bao gồm nhà xuất khẩu/nhà đóng gói/nhóm nông dân dựa trên mô hình có sẵn của dự án về GAP để mở rộng thêm ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long an. Trong khi có những cố gắng nhiều hơn với những hộ nông dân trồng thanh long với quy mô nhỏ, nhà đóng gói và nhà xuất khẩu sẽ tiếp tục (và sẽ bao gồm nhà đóng gói ngay trên đồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP), dự án sẽ đặc biệt chú trọng mục tiêu “đơn vị tư nhân nhà xuất khẩu/người vận hành thanh long”. Điều này sẽ giúp cho nhóm nhân sự dự án có thể có được số lượng lớn nông dân trồng thanh long cho việc cải tiến, mà không phải tự mình bị không thể/không bền vững vì quá tải công việc (cho nhóm nhân sự dự án). Ước tính việc phát triển của hiệp hội này sẽ đòi hỏi có tập huấn ban đầu để phát triển chương trình mới cho dự án giúp thúc đẩy các mô hình của dự án. Điều này sẽ giúp cho nhóm nhân sự phía SOFRI chỉ đóng vai trò tư vấn ký thuật/giám sát. Sự phát triển được lập kế hoạch để tập hợp nhà đóng gói đã được chọn lựa với nhóm nông dân, người sẽ thiết lập các thiết bị cho việc đóng gói và tất cả đều quay về mục đích chung là đạt tiêu chuẩn mà người tiêu dùng mong muốn. Mối liên kết với thị trường đã hiện hữu và sẽ phát triễn thêm lên và hy vọng rằng người nông dân sẽ giữ được sản phẩm của họ cho đến khi bán được trực tiếp cho thị trường xuất khẩu – đóng gói, xuất khẩu, thâm nhập thị trường, vận chuyển, v.v. sẽ là phí cho phục vụ. Tầm nhìn đang mở rộng cho Bình Thuận, Tiền Giang và Long an và bao gồm nhiều hơn 800 ha thanh long sẽ đựơc sản xuất theo tiêu chuẩn để xuất sang thị trường đòi hỏi chất lượng cao. 3. Sau thu hoạch: Phát triển tiêu chuẩn phân loại cho cả ngành trồng thanh long Bắt đầu các thí nghiệm nghiên cứu kéo dài thời gian tồn trữ sau thu hoạch; lựa chọn phương thức vận chuyển, nhu cầu của khách hàng Xác định thị trường đòi hỏi chất lượng cao và ưu tiên lựa chon nhà cung cấp giữa nhà đóng gói/nhà xuất khẩu và thị trường. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 366 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 346 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 128 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 131 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 119 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 135 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 93 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 104 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 104 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 107 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 87 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn