Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Phát triển và ứng dụng những kỹ thuật mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê và tăng thu nhập cho các hộ nông dân tại các tỉnh miền trung Việt (MS2)
lượt xem 8
download
Hệ thống phát triển chăn nuôi dê ở Việt Nam đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước thông qua việc thiết lập và ủng hộ cho các hoạt động cho Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây ở phía Bắc Việt Nam. Những hoạt động của Trung tâm trong nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê thuộc các chương trình quốc gia và quốc tế đã thực hiện thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong các nông hộ chăn nuôi dê ở phía Bắc và hiện tại hầu hết các địa phương và các...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Phát triển và ứng dụng những kỹ thuật mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê và tăng thu nhập cho các hộ nông dân tại các tỉnh miền trung Việt (MS2)
- Bộ Nông nghiệp và PTNT Chính phủ Australia Việt Nam AusAID BẢN BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN Phát triển và ứng dụng những kỹ thuật mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê và tăng thu nhập cho các hộ nông dân tại các tỉnh miền trung Việt (009/VIE05) Tên hoạt động Dự án cải thiện hệ thống chăn nuôi dê Australia - Việt Nam (2006-2009) Lĩnh vực: Chăn nuôi dê MS: 02 - BÁO CÁO ĐỊNH KỲ 6 THÁNG LẦN THỨ 1 Ngày 16 tháng 08 năm 2006 PGS . TS. B.W. Norton: Trường Đại học Queensland, Australia PGS.TS. Đinh Văn Bình: Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Việt Nam
- Nội dung 1. Thông tin chung…. .............................................................................................2 2. Tóm tắt Dự án.. ...................................................................................................2 3. Tóm tắt việc thực hiện Dự án..............................................................................3 4. Đặt vấn đề và bối cảnh của Dự án. .....................................................................4 5. Tiến độ hiện tại.. .................................................................................................7 5.1. Nét nổi bật trong hoạt động của Dự án ......................................................8 5.2. Lợi ích của các hộ dân……………………………………………………10 5.3. Xây dựng năng lực ………………………………………………………11 5.4. Tính công khai……………………………………………………………11 5.5. Quản lý Dự án……………………………………………………………11 6. Báo cáo các vấn đề liên quan………………………………………………….12 6.1. Môi trường……………………………………………………………….12 6.2. Các vấn đề về giới và xã hội……………………………….…………….12 7. Vấn đề thực hiện và tính bền vững……………………………….…………....12 7.1. Kết quả đạt được đề và trở ngại…………………………….……………12 7.2. Sự lựa chọn………………………………………………….….……..….13 7.3. Tính bền vững………………………………………………….…….…..13 8. Những bước quan trọng tiếp theo…………………………………………...…13 9. Kết luận……………………………………………………………………..….14 10. Sự cam kêt giữa các bên…………………………………………………..….14
- 1. Thông tin của dự án Tên Dự án Phát triển và ứng dụng kỹ thuật mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê và tăng thu nhập cho các hộ nông dân tại các tỉnh miền trung Việt Nam (009/VIE05) Tên hoạt động: Dự án cải thiện hệ thống chăn nuôi dê Australia - Việt Nam (2006-2009) Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây (GRRC), Đơn vị phía Việt Nam Viện Chăn nuôI, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cán bộ chủ trì Dự án phía PGS. TS. Đinh Văn Bình Việt Nam Trường Đại học Queensland Đơn vị phía Australia Chuyên gia phía Australia TS. Barry W. Norton Ngày 01 tháng 4 năm 2006 Bắt đầu Ngày 31 tháng 3 năm 2009 Kết thúc Ngày 31 tháng 3 năm 2009 Tổng kết Ngày 01 tháng 4 đến 30 tháng 6 năm 2006 Giai đoạn viết báo cáo Cơ quan lien hệ Tại Australia: Giám đốc dự án Dr. Barry W. Norton Chức vụ: Chuyên gia nghiên cứu danh dự Tel.: 61733651102 61732890260 (AH) Fax: 61732890103 Tổ chức: Trường Đại học Queensland Email: b.norton@uq.edu.au Cơ quan quản lý Mr Kerry Johnston Tel.: 61733657493 Chức vụ: Phòng quản lý nghiên cứu Fax: 61733654455 Trườngd Đại học Queensland: Email: k.johnston@research.uq.edu.au Tại Việt Nam: Giám đốc dự án Tiến sỹ Đinh Văn Bình Telephone: 8434838341 Chức vụ: Giám Đốc Trung Tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây Fax: 8434838889 Email: Binbavi@netnam.vn
- Tóm tắt dự án Hệ thống phát triển chăn nuôi dê ở Việt Nam đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước thông qua việc thiết lập và ủng hộ cho các hoạt động cho Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây ở phía Bắc Việt Nam. Những hoạt động của Trung tâm trong nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê thuộc các chương trình quốc gia và quốc tế đã thực hiện thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong các nông hộ chăn nuôi dê ở phía Bắc và hiện tại hầu hết các địa phương và các tỉnh đều có mong muốn thúc đẩy hệ thống chăn nuôi dê đã thành công ở phía Bắc đến các tỉnh miền Trung và phía nam Việt Nam nơi mà nhiều các biện pháp kỹ thuật, tư vấn chuyên ngành và nguồn kinh phí cho việc áp dụng hệ thống kỹ thuật mới phù hợp cho chăn nuôi dê còn nhiều hạn chế. Dự án đã được đề xuất thực hiện trong thời gian 03 năm với mục tiêu là tìm ra được những hạn chế trong phát triển chăn nuôi dê nhằm hoàn thiện kỹ thuật chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho những hộ nông dân được lựa chọn tham gia dự án tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng; đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê cho các cán kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các hộ nông dân có các hệ thống chăn nuôi dê khác nhau, bằng việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới phù hợp (cải tiến chuồng trại, điều trị bệnh tật, cải thiện nguồn thức ăn và chất lượng thức ăn, luân chuyển đực giống/đảo đực dê đực Bách Thảo có phẩm chất tốt). Bằng cách tiếp cận các biện pháp kỹ thuật này sẽ giải quyết được những tồn tại trong chăn nuôi dê, nâng cao năng suất chăn nuôi, từ đó thu nhập của người lao động dê sẽ được tăng lên và đời sống của các hộ nông dân trong vùng sẽ được cải thiện. Đây là báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động thực hiện từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006 thông qua việc kiểm tra đánh giá của Dr. Bary Norton đến Việt Nam (15/4 đến 4/5) cùng tham gia đào tạo đội ngũ cán bộ từ các Sở NN&PTNT thuộc các tỉnh dự án tại Trung Tâm Nghiên Cứu Dê và Thỏ Sơn Tây áp dụng và phát triển một bộ câu hỏi đánh giá tình hình sản xuất của 27 hộ trong 3 tỉnh thực hiện dự án là Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng. Cung cấp, hỗ trợ các hoạt động về hoàn thiện chuồng trại chăn nuôi dê, tiêm thuốc vaccine, thuốc tẩy giun sán và trồng thủ nghiệm bộ giống cỏ tại mỗi hộ tham gia dự án. Đồng thời lập kế hoạch thực hiện các hoạt động cho 6 tháng tiếp theo 2. Tóm tắt kết quả thực hiện dự án Theo những thông tin trình bày trong những hoạt động ban đầu của dự án CARD “Phát triển và ứng dụng những kỹ thuật mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê và tăng thu nhập cho các hộ nông dân tại các tỉnh miền trung Việt Nam” (009/VIE05) trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2006. Đợt kinh phí đầu tiên của dự án đã được chuyển tói Việt Nam và lập kế hoạch cho hang loạt các hoạt động theo Bảng danh mục các hoạt động trong Văn Kiện Dự án (PDD) Dự án đã hoạt động và có sự tham gia trong chuyến công tác đầu tiên của TS. Norton từ Australia tới Việt Nam, (19/4 đến 04/5/2006), khi được quyết định tên hoạt động là 0
- “Dự án phát triển chăn nuôi dê Việt Nam - Australia (2006-2009)”, và tên hoạt động này sẽ được sử dụng trong tất cả các báo cáo chính thức tới. Trong thời gian này một cuộc thảo luận đã được tổ chức tại Việt Nam do TS Đinh Văn Bình (Giamd đốc), Ban Giam Đốc Trung tâm và TS nguyễn Thị Mùi, Chuyên Gia dự án, về việc thực hiện các hoạt động và quản lý dự án, bao gồm việc ký một văn bản thoả thuận giữa Trung tâm NC Dê Thỏ Sơn Tây với Trường Đại Học Qeensland (MOA) về việc khẳng định việc hợp tác thực hiện Dự án và trách nhiệm của mỗi bên. Vấn đề về phân bổ nguồn kinh phí , Cơ cấu tổ chức Ban Quản ly dự án và lập kế hoạch cho việc viết báo cáo kết quả các hoạt động. Trong tuần thứ nhất của chuyến làm việc, khoá đào tạo cho đội ngũ cán bộ Sở NN&PTNT (14 học viên) từ các tỉnh Bình Thuận (4 người), Ninh Thuận (6 người) và Lâm Đồng (4 người) đã kết thúc. Trong suốt quá trình đào tạo tất cả các nội dung đã được trình bày và một bộ câu hỏi được hoàn thiện cho việc thực hiện hoạt động điều tra hệ thống chăn nuôi dê tại vùng thực hiện dự án. Tuần tiếp theo là công việc lựa chọn hộ tham gia, 27 hộ chăn nuôi dê được chọn ra từ 3 tỉnh dự án (9 hộ ở Bình Thuận, 15 hô ở Ninh Thuận và 3 hộ ở Lâm Đồng) và hoạt động điều tra tình hình chăn nuôi dê cũng được tiến hành trong thời gian này. Số liệu về hoạt động điều tra đang được đưa vào dữ liệu để phân tích kết quả và sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá tác động sau 2 năm thực hiện của dự án. Trong thời gian tháng 5 và tháng 6, TS Mùi và đội ngũ thực hiện dự án từ Trung tâm NC Dê Thỏ Sơn Tây đã quay trở lại các hộ chăn nuôi dê đã được tiến hành điều tra và bắt đầu triển khai chuyển giao các hoạt động ứng dụng kỹ thuật mới (Sửa chữa chuồng trại, Tiêm các loại vaccine và tẩy ký sinh trùng đường ruột để phòng và trị bệnh cho dê và thiết lập việc thử nghiệm bộ giống cỏ mới tại các hộ chăn nuôi dê tạo nguồn thức ăn cho dê trong thời gian tiếp theo đặc biệt cho giai đoạn mùa khô. Hiện tại đội ngũ cán bộ dự án tại các sở NN&PTNT đang tiếp tục triển khai và hướng dẫn cho các hộ biết cách giải quyết các khó khăn đang nảy sinh trong chăn nuôi dê. Chi tiết của các hoạt động trên sẽ được trình bày trong báo cáo dưới đây. Có thể kết luận rằng tiến độ thực hiện dự án trong 6 tháng đầu năm là rất tốt, mặc dù thời gian bắt đầu triển khai dự án là chậm so với kế hoạch ban đầu của dự án và một số khó khăn gặp phải khi mùa mưa tại các tỉnh Miền trung bắt đầu, hệ thống các hoạt động của dự án đã được thực hiện theo đúng tiến độ (đào tạo cán bộ chủ chốt, điều tra hiện trạng và tiến hành các hoạt động ban đầu tại các hộ tham gia dự án) 3. Đặt vấn đề và bối cảnh của dự án Ngành chăn nuôi dê ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc hiện nay đang được phát triển mở rộng bằng việc giới thiệu những kiến thức mới về điều trị bệnh tật, thức ăn, giới thiệu và chọn lọc các giống dê địa phương (Cỏ, Bách Thảo) và các giống dê ngoại nhập (Boer, Sannen, Jumnapari...) vào sản xuất. Sự thành công đầu tiên về những cải tiến kỹ thuật này tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, nơi mà hiện đang phát triển mở rộng chăn nuôi thâm canh dê sữa – thịt. Trong khi thịt dê là loại thực phẩm không thường xuyên được sử dụng tại thị trường Việt Nam, nhưng hiệu quả kinh tế đem lại cho các hộ nông dân chăn nuôi dê là cao, do đó đã thu hút được rất nhiều những hộ nông dân khác muốn chuyển đổi sang chăn nuôi loại gia súc nhai lại nhỏ này. Dê là loại gia súc phù hợp đối với những đối tượng nông dân nghèo do đầu tư vốn ban 1
- đầu thấp, hiệu quả kinh tế lại cao. Những đề xuất của dự án đã được triển khai và được tài trợ bởi Tổ chức AusAID, chương trình CARD đã đặc biệt nhằm vào đối tượng là những hộ nông dân nghèo thuộc các tỉnh miền trung Việt Nam (Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng) với những kỹ thuật mới được triển khai bởi Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây. Mục tiêu này được phản ánh trong tiêu đề của dự án “Phát triển và ứng dụng những kỹ thuật mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê và tăng thu nhập cho các hộ nông dân tại các tỉnh miền trung Việt Nam”. Đây là chương trình bao gồm những hoạt đông cơ bản như: Điều tra tình hình sản xuất và kinh tế nông hộ, kế hoạch chiến lược cho việc nâng cao sức khoẻ và dinh dưỡng cho dê, đào tạo những nông dân then chốt và cán bộ sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chuyên ngành trong việc tiếp cận và sử dụng những kỹ thuật mới này chuyển giao tới các nông hộ chăn nuôi. Việc khuyến cáo mở rộng những biện pháp kỹ thuật mới này tới toàn thể nông hộ chăn nuôi dê sẽ được hoàn thành bằng các đợt học tập, thăm quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm cho người dân địa phương tới những hộ nông dân đã tham gia thực hiện dự án. Báo cáo dưới đây mô tả những kết quả của lần thứ nhất đến Việt Nam làm việc chính thức Việt Nam, trong thời gian làm việc việc tổ chức thực hiện, quản lý, cũng như nắm bắt được tiến độ thực hiện dự án theo mốc thời gian đã đặt ra trong mục tiêu hoàn thành các hoạt động và kế hoạch cho các hoạt động cho giai đoạn 06 tháng tiếp theo. Mục tiêu và kết quả của dự án: Dự án được đề xuất với 07 mục tiêu và được thực hiện trong vòng 03 năm 2006-2009. Bao gồm: 1. Phân loại và đặc điểm sản xuất của những hộ nông dân then chốt 2. Đào tạo và phổ biến tuyên truyền thông tin 3. Cung cấp kinh phí, kỹ thuật cho việc sửa chữa, cải tiến nâng cao chuồng trại và chăm sóc sức khoẻ cho đàn dê 4. Nâng cao số lượng và chất lượng các loại thức ăn tinh và thức ăn thô xanh cho dê 5. Cung cấp dê đực giống Bách Thảo trong việc cải tạo nâng cao phẩm chất giống 6. Xác định hiệu quả kinh tế của việc tác động những biện pháp kỹ thuật mới tới khả năng sản xuất của dê. 7. Trợ giúp một số trang thiết bị cho việc hình thành cơ sở chế biến thịt dê cừu quy mô nhỏ tại Trạm Nghiên cứu Dê-Cừu Ninh Hải, Ninh Thuận Trong mỗi mục tiêu của dự án đều có hàng loạt các hoạt động gắn liền với những kết quả mong đợi, những kế hoạch hoạt động này được trình bày ở bảng 10 (Khung chiến lược hoạt động của dự án), tương tự ở Bảng 3.1 trong Đề cương cuối cùng được chấp thuận bởi dự án CARD. Ngoại trừ Nội dung 7, tất cả những mục tiêu trên hoặc một phần nội dung trên đều được thực hiện trong giai đoạn 06 tháng đầu tiên này. Các bước tiếp cận và phương pháp tiến hành Những thông tin cung cấp dưới đây tương tự như được trình bày trong tài liệu dự án và được chấp nhận là phù hợp với những mục tiêu đã vạch ra ở trên. 2
- Tiếp cận chung: Dự án sẽ được triển khai tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng, thuộc vùng duyên hải ven biển miền trung Việt Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 334 km và cách Hà Nội khoảng 1400 km. Người dân địa phương chủ yếu là người dân tộc Kinh, Chăm, Êđê và là những người có thu nhập thấp nhất Việt Nam (45-65 USD/năm). Hệ thống canh tác nông nghiệp truyền thống biến đổi từ trồng lúa ở vùng ven sông ngòi thuộc tỉnh Ninh Thuận, đến hệ thống canh tác vùng cao chủ yếu là trồng sắn, trồng cây ăn quả, trồng rừng và chăn nuôi. Số lượng đàn dê năm 2004 tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng khoảng 93.930, 35.275 và 9.309 con. Phần lớn đàn dê được chăm sóc và nuôi dưỡng bởi các lao động là phụ nữ và trẻ em. Thu nhập từ chăn nuôi ước tính khoảng 22 đến 25 % tổng thu nhập hàng năm từ sản xuất nông nghiệp trong vùng. Ba loại hệ thống nông nghiệp (vùng thấp lượng mưa cao, vùng cao lượng mưa thấp và vùng cao lượng mưa cao) được lựa chọn là địa điểm thực hiện dự án. Kế hoạch của dự án là sau đợt điều tra đầu tiên, 27 hộ nông dân (15 tại Ninh Thuận, 09 tại Bình Thuận và 03 tại Lâm Đồng) được lựa chọn tham gia thực hiện các hoạt động của dự án, bước tiếp sau là cung cấp những kỹ thuật mới phù hợp (chuồng trại, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng, dê đực giống) như đã lập định. Những cán bộ và hộ nông dân then chốt sẽ được đào tạo trong khoá đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và đội ngũ cán bộ này cùng kết hợp với các cán bộ thuộc các sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh và cán bộ của Trung Tâm NC Dê và Thỏ, Sơn Tây, Hà Tây được sử dụng như các hưỡng dẫn viên hướng dẫn trực tiếp tại mỗi nông hộ thực hiện dự án trong việc áp dụng những kỹ năng quản lý, biện pháp kỹ thuật này. Trong mỗi huyện, 02-03 hộ nông dân sẽ được lựa chọn làm các hộ mô hình chăn nuôi dê và được sử dụng làm phương tiện để tham quan, đào tạo các nông dân khác ngoài dự án có thể áp dụng những kỹ thuật chăn nuôi mới. Những hộ nông dân được lựa chọn tham gia dự án là những hộ có kinh nghiệm trong chăn nuôi dê, có số lượng dê từ 50-100 con và có đủ diện tích để trồng các loại cây thức ăn theo yêu cầu của dự án. Phương pháp tiếp cận đồng bộ tất cả các biện pháp kỹ thuật mới được ưu tiên hơn là cách tiếp cận từng mảng kỹ thuật riêng biệt khi chuyển giao kỹ thuật (ví dụ như chỉ điều trị bệnh tật cho dê hoặc chỉ có một việc đảo đưc giống). Phương pháp tiếp cận trong phát triển chăn nuôi dê đã được áp dụng thành công ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam và mong muốn sẽ ứng dụng thành công trong hệ thống chăn nuôi tương tự tại miền Trung Việt Nam. Một sáng kiến mới khá quan trọng cho dự án này là ủng hộ cho việc xây dựng xưởng chế biến thịt dê tại trạm Nghiên cứu Dê Cừu Ninh Hải, Ninh Thuận. Những thiếu hụt về kiến thức và phương pháp chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất của đội ngũ cán bộ Trung tâm và cán bộ địa phương sẽ được hoàn thiện thông qua chương trình đào tạo toàn diện. Đầu tiên là tập huấn cho các cán bộ thuộc các sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và liên kết họ với đội ngũ cán bộ chuyên ngành của Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây. Thứ hai là sử dụng những cán bộ thuộc các sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đào tạo cho các cán bộ huyện, các hộ nông dân tham gia và người dân địa phương thông qua sự phổ biến các thông tin bằng các tài liệu kỹ thuật, hội thảo và các mô hình ứng dụng. Cách tiếp cận này sẽ xây dựng sự hiểu biết hợp tác lẫn nhau giữa phía Australia, kỹ thuật viên của Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và nông dân để 3
- hoạt động như là đơn vị liên kết, nhóm đơn vị trung gian và thúc đẩy nhiều hơn nữa cách tiếp cận tổng thể nhằm nâng cao sản xuất nông nghiệp và vật nuôi ở những vùng nông thôn nghèo thuộc các tỉnh miền Trung Việt Nam. Sự đóng góp của phía đối tác Australia sẽ rộng hơn thông qua các hoạt động tham gia của TS. B. Norton trong tất cả các vấn đề có liên quan đến sự phát triển và chuyển giao những biện pháp kỹ thuật mới, và sẽ được bổ sung bằng chuyến thăm quan của 05 kỹ thuật viên chuyên ngành của Việt Nam tới Australia để thăm quan mô hình chăn nuôi dê, các xưởng chế biến thịt, sữa, cũng như thăm quan học tập các hệ thống lưu giữ các giống cây thức ăn cho dê. Những chương trình đào tạo sẽ có mục đích chính là chuẩn bị các nội dung kỹ thuật sẵn có để truyền đạt tới các hộ nông dân trong và ngoài dự án liên quan thực tế tới mỗi hệ thống sản xuất nông nghiệp. Những nội dung chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phương pháp khuyến nông hiện đã ứng dụng thành công bơỉ đội ngũ cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây cho các hộ nông dân chăn nuôi dê ở các tỉnh miền Bắc sẽ được thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế tại các hộ chăn nuôi dê tại các tỉnh miền Trung Việt Nam. Trong năm thứ hai, các hộ mô hình sẽ được sử dụng như lớp học thực nghiệm để đào tạo những hộ nông dân trong và ngoài dự án, với phương châm là truyền bá thông tin về những biện pháp kỹ thuật mới càng rộng càng tốt trong suốt quá trình thực hiện dự án. Dự án sẽ phụ thuộc vào những khả năng tiếp theo của phương tiện truyền bá thong tin tới các thôn bản, đặc biệt là một số huyện vùng sâu vùng xa thuộc tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Sự đánh giá các hộ nông dân tham gia dự án có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện đường xá, thời tiết khí hậu, và thời gian thực hiện tất cả các hoạt động sẽ được lên kế hoạch để giảm bớt hạn chế trên. Kế hoạch trợ giúp dê đực giống Bách Thảo để thay thế những con dê đực kém chất lượng giống đang sử dụng. Với hệ thống phối giống liên tục thường xuyên đang tồn tại, một khả năng có thể sảy ra là trong những năm đầu tiên một số lượng ít dê cái không chửa sẽ được sử dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo. Một khả năng khác cũng có thể sảy ra là bệnh Lở mồm long móng sảy ra có thể được ảnh hưởng kết quả của dự án. Tất cả những trở ngại nói trên (và những vấn đề phát sinh khác) sẽ được đánh giá trong quá trình điều tra, chiến lược thực hiện sẽ được sửa đổi để đáp ứng kịp thời để giảm thiểu tối đa các rủi ro khi mà những bất thường về tự nhiên: như bệnh tật, hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn, bão có thể ảnh hưởng đến kết quả của dự án. Có rất ít phướng thức sản xuất có thể thực hiện để loại trừ những thiên tai. Sự ủng hộ và tham gia hoạt động của nông dân trong việc quản lý những con dê được chuyển giao trong chương trình thí nghiệm là cần thiết, và tất cả nông dân sẽ được hướng dẫn và được ủng hộ của chính quyền địa phương (làng xã, huyện) và sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc thực hiện những tất cả các hoạt động chiến lược theo kế hoạch. Phương pháp tiến hành. Thành phần chính của dự án này là sự xác định chính xác những cơ sở vật chất sẵn có của các hộ nông dân được lựa chọn tham gia dự án, từ những thông tin này chiến lược quản lý và biện pháp kỹ thuật can thiệp vào sản xuất sẽ được phát triển bởi các cán bộ dự án nhằm khắc phục những tồn tại để hoàn thiện hệ thông chăn nuôi dê. Do đó hoạt động đầu tiên của dự án sẽ là tiến hành điều tra ở mỗi nông hộ về hệ thống chăn nuôi dê, nguồn thông tin này sẽ sử dụng như là các số liệu cơ 4
- sở cho việc đo đạc sự thay đổi trong mỗi lĩnh vực hoạt động. Nhóm cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm từ Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và Australia sẽ vạch ra những chiến lược phát triển cho mỗi nông hộ tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của họ. Trong một số trường hợp, một chiến lược phát triển có thể áp dụng cho tất cả các hộ tham gia dự án (thay thế đực, cải tiến chuồng trại, cung cấp vacxin, thuốc và hướng dẫn cách sử dụng), trong một số trường hợp khác, một chiến lược có thể chỉ được áp dụng cho một hộ nông dân (nâng cao thức ăn và các loại thức ăn bổ sung). Điều này được nhận ra rằng, kinh nghiệm truyền thống về nguồn thức ăn và các biện pháp điều trị bệnh cần được đánh giá và kết hợp theo những chiều hướng có thể thực hiện được. 4. Tiến độ thực hiện Tiến độ được triển khai trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2006 sẽ được trình bày những việc hoạt động triển khai nổi bật (Mục: 5.1) theo công việc được hướng dẫn tại khung hoạt động của dự án bao gồm những hạng mục kết quả được nghiệm thu theo kế hoạch thực hiện. Kết quả thứ nhất, Mốc nghiệm thu kết quả 2 liên quan tới báo cáo này được trình bày ở bảng các sự kiện, phụ lục 1 của mục lục 2, phạm vi hoạt động của dự án CARD 009/05 VIE được liệt kê ở tham khảo khung hoạt động 2.4, hoạt động 2.4.2. được mô tả như là “Thu thập và đối chiếu các kết quả đạt được trong các hoạt động của dự án trong vòng 06 tháng” cho việc hoàn thiện báo cáo tiến độ 06 tháng giai đoạn này tương ứng với những danh mục hoạt động theo Mục tiêu 1, 2, 3, 4, 5 và 6. Việc đệ trình và chấp nhận báo cáo hoàn chỉnh và tiếp nhận nguồn kinh phí là 33,221 A$) và tháng 01 năm 2007 (33,221 A$) tới trường Đại học Queensland cho các hoạt động của giai đoạn này. Chứng minh cho việc hoàn thành những hoạt động này sẽ được trình bày chi tiết trong bản báo cáo, các tài liệu đính kèm như các phụ lục, các đĩa CD tài liệu. 4.1 Những điểm thực hiện nổi bật Nội dung 1. Phân loại và đặc điểm của các hộ nông dân mục tiêu Kết quả 1.1 (thu thập những thông tin chung về sự tồn tại của các hệ thống chăn nuôi dê. Các hoạt động 1.1.1 và 1.1.2 là khảo sát và phân loại các nông hộ chăn nuôi dê tại các tỉnh Ninh Thuận, bình Thuận và Lâm Đồng để lựa chọn ra các hộ tham gia vào quá trình nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật mới của dự án. Các hoạt động đã được thực hiện một các hoàn chỉnh vào tháng 4/2006, trong thời giaatTS Bary Norton đã làm việc tại các địa phương cho nghiên cứu này. Trong thời gian này, 27 hộ chăn nuôi dê đã được lựa chọn và TS Bình, TS Mùi và TS Bary Norton đã trực tiếp khảo sát và đánh giá các điều kiện của từng nông hộ và sự phù hợp của các nông hộ tham gia vào các hoạt động của dự án. 3 hộ chăn nuôi dê đã được chọn lựa tại Lâm Đồng, 9 hộ tại Bình Thuận và 15 hộ tại Ninh Thuận. Phụ lục Bảng 1 là kết quả chi tiết về các hộ được lựa chọn qua đợt điều tra. Chứng minh cho hoạt động này được trình bày trong các kết quả tiếp theo Kết quả 1.2, Thu thập thông tin chủ yếu năm thứ nhất từ các hộ chăn nuôi dê được lựa chọn tham gia dự án Hoạt động 1.2.1 và 1.2.2 đã được thực hiện qua việc phát triển bộ câu hỏi để thu nhận được các dữ liệu cơ sở về nguồn thu nhập, năng suất chăn nuôi dê và lợi nhuận thu được từ chăn nuôi dê của các hộ tham gia dự án và việc sử dung đội ngũ cán bộ sở 5
- NN&PTNT đã được đào tạo cùng đội ngũ cán bộ khoa học của Trung tâm NC Dê và Thỏ Sơn Tây tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ, thu thập thông tin, dữ liệu theo Bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Tất cả các hoạt động này được tiến hành đúng với kế hoạch đặt ra là khoảng 10 ngày và sau đó là kiểm tra lại các thông tin thu thập. Tất cả các kết quả trong bảng hỏi được tiến hành phân tích và phiên dịch kết quả bởi TS Nguyễn Thị Mùi tại Trung tâm NC Dê và Thỏ Sơn Tây (hoạt động 1.2.3.), công việc này cần được hoàn thành trong giai đoạn 6 thang tiếp theo. Phụ lục 2 và 3. là nội dung của Bảng hỏi đã sử dụng trong quá trình điều tra các hộ được biên dịch bằng tiếng Việt và Tiếng anh, Phụ lục 4 là một số đề xuất ban đầu cho quá trình hoạt động của dự án Nội dung 2. Đào tạo và truyền bá thông tin Kết quả 2.1 (Đào tạo cho cán bộ sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây), hoạt động 2.1.1 và 2.1.2 đã được thực hiện hoàn chỉnh trong tuần đầu 17 tháng 4 năm 2006 tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây. 6 cán bộ đến từ Sở NN&PTNTcác tỉnh Ninh Thuận, 4 cán bộ từ Bình Thuận và 5 cán bộ đến từ Lâm Đồng và các cán bộ trung tâm đã tham dự khoá đào tạo kỹ thuật mới trong chăn nuôi dê do Đội ngũ cán bộ chuyên môn của Trung tâm tổ chức thực hiện: ThS Nguyen Kim Lin (Chương trình giống và quản lý giống dê), TS Nguyen Thi Mui (Thức ăn và phơng thức nuôi dưỡng), KS Hoàng Minh Thành (Bệnh dê và phương pháp phòng trị), ThS Hoàng Thế Nha (Chăn nuôi dê sữa và chế biến sữa), TS Norton (Dinh dưỡng cho dê, thiết kế hoạt động điều tra khảo sát và các nội dung thực hiện dự án). Tất cả các bài giảng được chuẩn bị và trình bày bằng tiếng Việt nam ngoại trừ bài giảng của TS Norton trình bày bằng tiếng Anh và TS Nguyễn Thị Mùi phiên dịch). Các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm NC Dê Thỏ sơn tây cũng được mời tham dự khoá đào tạo này. Phụ lục 5 là bức ảnh chụp các cán bộ của các tỉnh tham gia khoá đào tạo và Phụ lục 6 chứa đựng các nội dung bài giảng đã trình bày bằng chương trình Powerpoit. Tát cả các bài giảng trình bày trong khoá đào tạo đã được coppy cho tất cả các thành viên trong lớp tham khảo sau này. Tại ngày cuối cùng của đợt đào tạo tất cả các thành viên tham gia được nhận Chứng chỉ của một khoá đào tạo (Phụ lục 7). Tất cả đội ngũ cán bộ các tỉnh và Trung tâm NC Dê thỏ Sơn Tây đã tham gia thực hiện hoạt động điều tra khảo sát 27 hộ chăn nuôi dê đã được chọn lưaj tham gia dự án Kết quả 2.2. Chuẩn bị thiết lập các mô hình và các nguyên vật liệu cho việc sửa chữa và nâng cấp chuồng trại chăn nuôi dê tại các hộ tham gia Việc chuẩn bị các laọi nguyện liệu hỗ trợ việc sửa chữa và hoàn chỉnh chuồng nuôi dê trong thời gian tiếp theo đã được quyêt dịnh bởi các cán bộ đào tạo từ Trung tâm Dê Thỏ Sơn Tây quay trở lại từng hộ tại các địa phương để xác định và đánh giá các phần việc cần thiết tại mỗi hộ (Phụ lục 4). Một bản copy về các hạng mục nguyện liệu hỗ trợ sẽ được trình bày trong báo cáo 6 tháng tiếp theo Kết quả 2.2. Tập huấn cho nông dân tham gia ứng dụng gói áp kỹ thuật mới Hoạt động 2.3.1. và 2.3.2. đã được thực hiện từ trung tuần thang 5 khi TS Mùi và đội ngũ kỹ thuật của Trung tâm NC Dê và Thỏ Sơn Tây quay trở lại các tỉnh miền Trung để tiến hành chuyển giao gói kỹ thuật mới như trong kế hoạch đề nghị của dự án tới từng hộ chăn nuôi tham gia ứng dụng và việc kiểm tra đôn đốc và tiến độ thực hiện các 6
- hoạt động đã được chính thức giao cho cơ quan đối tác chính của dự án là Sở NN&PTNT tại mỗi tỉnh chịu trách nhiệm. Phụ lục Bảng 8, 9, 10 đã miêu tả chi tiết các hoạt động 2.3.1 tại các tỉnh trong thang 6 và tháng 7 và kết quả của đợt triển khai tiếp theo (hoạt động 2.3.2) sẽ được báo cáo trong Báo cáo 6 tháng tiếp theo Kết quả 2.3. Trình bày báo cáo 6 tháng định kỳ và tiến độ thực hiện dự án Trong chuyến làm việc chính thức đầu tiên của TS Bary Norton ơt Việt nam vào thời gian cuối thnág 4 và đầu tháng 5/2006, một cuộc họơ với tất cả các đối tác các tỉnh tham gia dự án được tổ chức để xác định ra kế hoạch hoạt động trong giai đoạn hiện tại đến 30/6/2006) và lập kế hoạch thực hiện cho các năm tiếp theo. Trong cuộc họp này một quyết định đã được đưa ra là thay đổi tên dự án thành “Dự án phát triển chăn nuôi dê Việt Nam- Australia (2006-2009) bởi vì các mục tiêu của hoạt động của dự án có ý nghĩa rất lâu dài cho cộng đồng, và cần tổ chức cuộc họp hang năm vào thnág 11/2006 bao gồm tất cả các cơ quan đối tác và các cán bộ và nông dân tham gia các hoạt động của dự án để báo cáo lại kết quả, tiến độ thực hiện và kế hoạch hoạt động cho năm sau. Một nội dung cũng được quyết định trong cuộc họp là hình thành một Ban Quản lý dự án dưới sự chủ toạ của TS Đinh Văn Bình giám đốc dự án phía Việt nam, TS Bary Norton giám đốc dj án phía Úc, TS Nguyễn Thị Mùi thư ký dự án và GS TS Lê Viết Ly Cố vấn khoa học của dự án và các thành viện trong ban quản lý dự án là các Phó giám đốc các Sở NN&PTNT (Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng) và các đại diện, các cán bộ sở NN&PTNT chính thức tại các tỉnh những người sẽ chịu trách nhiệm trong cơ cấu quản lý ngay từ đầu các hoạt động của dự án. TS Bình đã nhất trí hình thành tổ chức quản lý dự án và Ban Quản lý dự án sẽ họp tại Lâm Đồng vào tháng 11/2006, họp tại Bình Thuận vào 11/2007 và 2008 tại Ninh Thuận. Những cuộc họp này sẽ như một diễn đàn chính thức để tạo ra mối lien kết chặt chẽ trong quá trình hoạt động giữa các thành viên của Dự án CARD và các cán bộ dự án từ các sở NN&PTNT trong việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các hoạt động của dự án. Hoạt động 2.4.1. đã giải thích rằng cuộc họp này đáng lẽ ra phải được tổ chức trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 nhưng do Dự án khởi động muộn nên phải tổ chức vào tháng 6 hiện nay. Thông thường như vây thì các hoạt động sẽ được thực hiện trong 6 tháng và phù hợp với việc giao nộp báo cáo 6 tháng định kỳ. Hoạt động 2.4.2. hiện tại đã được thực hiện, tên gọi, thu thập và liện quan đễn kinh phí chi tiêu và yêu cầu giao nộp sản phẩm theo mốc nghiệm thu 6 tháng định kỳ các hoạt động của dự án Nội dung 3. Trợ cấp nguyên vật liệu cho việc sửa chữa, nâng cấp chuồng trại và chăm sóc sức khoẻ cho đàn dê Kết quả 3.1 Nâng cầp chuồng trại chăn nuôi dê cho các hộ tham gia dự án Hoạt động 3.1.1 và 3.1.2 đã được hoàn thiện toàn bộ trong giai đoạn này với tất cả các chuồng trại chăn nuôi dê của các hộ tham ra dự án đã được nâng cấp, làm mới và tu sửa và có hố thu gom chữa phân và nước tiểu hàng ngày để chế biến phân bón cung cấp cho diện tích trồng cỏ. Một số bức ảnh chụp lại các kiểu chuồng trại trước và sau khi tham gia dự án đã được hgi lại để làm tư liệu báo cáo trong Báo cáo 6 tháng tiếp theo 7
- Kết quả 3.2 Điều trị bệnh tật và nâng cao sức khoẻ cho dê ở các hộ tham gia dự án Hoạt động 3.2.1 và 3.2.2 đã được thực hiện và hoàn thiện trong thời gian này. Tất cả các đàn dê của các hộ dự án tại các tỉnh đã được tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh Viêm ruột hoại tử, bệnh Đậu dê, Tụ huyết trùng và uống, tiêm thuốc Tẩy nội, ngoại ký sinh trùng. Các đàn dê tại các hộ tham gia dự án đã chính thức được theo dõi ghi chép và giám sát các bệnh dịch xuất hiện trở lại hoặc các bệnh dịch khác là nguyên nhân gây ra sự giảm năng suất của đàn dê tại mỗi hộ. Sự theo dõi giám sát và sự cần thiết cung cấp vaccine sẽ tiếp tục trong suốt quá trình hoạt động của dự án tại mỗi hộ tham gia ứng dụng gói kỹ thuật mới Nội dung 4. Nâng cao số lượng và chất lượng thức ăn và các loại cây làm thức ăn cho dê có giá trị dinh dưỡng cao Kết quả 4.1 Cung cấp các giống cây thức ăn cho các hộ tham gia dự án để nâng cao nguồn thức ăn cho dê Hoạt động 4.1.1, 4.1.2, 4.1.3, 4.1.4 đã được hoàn thành với việc thiết lập các diện tich nhỏ (0.2 ha) trồng xen cây họ đậu/cỏ hoà thảo vào tháng 6/7 năm 2006 trước khi mùa mưa bắt đầu (Tham khảo phụ lục Bảng 8, 9 và 10). Tuy nhiên, một số diện tích phải gieo trồng lại vì mưa to đã gây ngập úng và cần phải thiết lập lại. Trong giai doạn tới các biện pháp kỹ thuật ứng dung cho việc dự trữ thức ăn cỏ trròng sẽ được triển khai nhằm mục tiêu tạo nguồn thức ăn rồi rào trong mùa khô tới. Nội dung 5. Cung cấp dê đực giống Bách Thảo Những hoạt động này sẽ được triển khai trong năm tới (2007) sau khi nguồn cung cấp giống dê Bách Thảo được xác định rõ. Nội dung 6. Xác định hiệu quả kinh tế của việc tác động những biện pháp kỹ thuật mới tới khả năng sản xuất của dê. Kết quả 6.1 Số liệu về hiệu quả kinh tế về khả năng sản xuất của dê Hoạt động 6.1.1 đã được hoàn thành với sự thu thập số liệu về thu nhập và chi phí của mỗi nông hộ tham gia vào dự án, việc phân tích số liệu này sẽ được thực hiện vào thời gian tới. Số liệu này sẽ được sử dụng để so sánh với số liệu thu thập sau khi các biện pháp kỹ thuật mới được áp dụng. 4.2. Lợi ích của các nông hộ Lợi ích của các nông hộ chăn nuôi dê ở các tỉnh miền Trung Việt Nam là rất rõ ràng. Dê của họ được cung cấp vacxin, thuốc điều trị bệnh, và các hộ chăn nuôi dê được trợ giúp về tài chính cũng như tư vấn kỹ thuật trực tiếp cho việc tăng năng suất chăn nuôi, đặc biêt là ứng dụng kỹ thuật làm nền chuồng bằng xi măng có độ dốc dễ dàng cho việc thu thập phân và nước tiểu chế biến phân bón hữu cơ. Các số hộ chăn nuôi dê của dự án hiện tại không có dê đực giống sẽ được dự án cung cấp dê đực giống hoặc thay đổi dê đực giống. Tất cả các hộ tham gia dự án đã được cung cấp kỹ thuật trồng và hạt giống cỏ để thiết lập đồng cỏ trồng thu cắt làm thức ăn cho dê trong mùa khô tới. Lợi nhuận lâu dài của các hộ chăn nuôi khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới sẽ gia tăng 8
- được số lượng dê bán hàng năm va như vậy sẽ kéo theo sự gia tăng trong thu nhập của nông hộ 4.3. Nâng cao năng lực Trọng điểm chính của dự án trong giai đoạn này là đào tạo cho các cán bộ dự án thuộc các sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng về cách chăn nuôi dê và quản lý chăn nuôi, phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động điều tra, các lĩnh vực chuyên môn sâu để hoạt động như là những nhà chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi dê. Khoá đào tạo đầu tiên cho 14 cán bộ các sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham gia vào lớp đào tạo tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây đã có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn các hộ tham gia dự án, một số cán bộ sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, một số cán bộ địa phương, một số cán bộ chủ tịch xã tại các tỉnh, các huyện, các xã tham gia dự án đã tham gia vào tất cả các hoạt động trong suốt quá trình hoạt động của dự án từ khi phỏng vấn đến khi áp dụng kỹ thuật mới, điều này có tác dụng trong việc tận dụng những kiến thức của họ với hoạt động của dự án và các biện pháp kỹ thuật mới sẽ được áp dụng tuỳ thuộc vào mỗi vùng khác nhau. Các hộ nông dân tham gia cũng đã được đào tạo khi triển khai áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới. Mỗi nông dân cũng đã được tăng cường lưu ý những kiến thức về những thuận lợi và hạn chế trong quá trình chăn nuôi dê. 4.4. Tính công khai của dự án Điều tra nhằm mục đích nắm bắt được những kiến thức của địa phương và hoạt động của dự án trong thời điểm hiện tại, tài liệu cho nông dân về quản lý đàn dê được biên soạn. Những thông tin này vẫn chưa được biết là làm thế nào để được xuất bản, nhưng trong 06 tháng tới việc ký kết thực hiện các hoạt động của dự án tại mỗi nông hộ sẽ được mô tả, các mô hình trính diễn sẽ được thiét lập trên cơ sở lựa chọn kỹ càng của nông dân địa phương và các hộ nông dân khác trong vùng, mỗi hội thảo sẽ được tổ chức hàng năm tại mỗi vùng để thúc đẩy những hộ nông dân được chọn làm mô hình tham gia thực hiện tốt việc áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới. Tính công khai sẽ mang lại một kết quả là chúng ta đã thiết lập được những nông hộ áp dụng thành công các biện pháp kỹ thuật mới trong chăn nuôi dê. 4.5. Quản lý dự án Sự hình thành tổ chứ quản lý dự án đã được thiết lập trong thời gian làm viêc thang 4, 5/2006 của TS Barry Norton và chức năng nhiệm vụ, chịu trách nhiệm viết báo cáo định kỹ của từng thành viên trong Ban quản lý dự án và cơ chế hoạt động trong việc quản lý dự án đã được miêu tả ở phần trên. Trong thời gian làm việc tại Việt Nam, một Biên bản thoả thuận việc thực hiện các điều khoản của dự án và lịch thanh toán về nguồn kinh phí được cấp đã được ký kết giữa Trường Đại học Qeensland và Trung tâm NC Dê Thỏ Sơn tây. TS Đinh Văn Bình, giám đốc Trung tâm và là gíam đốc dự án phía Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về kế hoạch chi tiêu và thanh toán nguồn kinh phí của dự án về Trung tâm và báo cáo tài chính định kỳ tới Trường Đại học Queensland từ tháng 1 đến tháng 6 và từ tháng 6 đến tháng 12 và không châm trễ quá 9
- ngày 31/7 và 30/6 hàng năm. Trường Đại học Qeensland sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các hoạt động của dự án. TS. Nguyễ Thị Mùi chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý thực hiện các hoạt động của dự án tại Việt Nam và cùng với đội ngũ cán bộ thực hiện dự án tại Trung tâm NC Dê Thỏ Sơn Tây định kỳ đến các tỉnh miền Trung Việt nam để thực hiện các hoạt động của dự án. Dự án đã triển khai muộn hơn so với kế hoạch dự kiến và mmột số hoạt động ban đầu của dự án tại các nông hộ bị cản trở bởi mùa mưa đã đến tại các tỉnh miền Trung 5. Các vấn đề khác có liên quan 5.1 Môi trường Đã không có bất kỳ vấn đề trở ngại nào ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án ngay cả những vấn đề có thể phát sinh trong thời điểm mùa mưa cũng đã được lường trước khi chọn lựa các nông hộ tham gia dự án bởi các Sở NN&PTNT 5.2 Vấn đề về giới và xã hội Vấn đề về giới và xã hội đã không ảnh hưởng gì đến việc triển khai dự án theo kế hoạch. 6. Vấn đề thực hiện và tính bền vững 6.1 Những vấn đề và trở ngại Đã không sảy ra bất kỳ vấn đề khó khăn lớn nào trong quá trình thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đặt ra, với sự hoạt động tích cực và sự hợp tác chặt chẽ các hoạt động ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới như đề xuất tại 27 hộ chăn nuôi dê tham gia thử nghiệm của dự án. Có thể nói rằng sự làm việc có tính tập thể, sự giàng buộc và hợp tác giữa các cá nhân tham gia, và kết quả đạt được như vậy là do sự quản lý sát sao của TS. Mùi và các cán bộ đi triển khai, giám sát thực hiện dự án. Như vậy có thể nhận định rằng sẽ không có vấn đề gì có thể phát sinh trong các giai đoạn kế tiếp. Có một vấn đề nhỏ, đàn dê cái cũng lên được đưa ra trong vấn đề chọn lọc như chọn lọc những con đực tốt để nâng cấp phẩm cấp giống của giống dê Bách Thảo trong vùng này. Như đã nói ở trên rất nhiều các hộ gia đình không có dê đực giống trong cơ cấu đàn dê của họ vì họ đã bán trong mùa trước. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phối giống cho đàn dê của họ khi vào mùa sinh sản, hy vọng là họ sẽ mượn hoặc mua những con dê đực khác. TS. Bình có kế hoạch là sẽ chọn lọc phân loại tìm ra những con dê đực có thành tích tốt nhất sau đó đem đi phối giống cho tất cả đàn dê cho các hộ dân tham gia, trong thời gian triển khai dự án. Nhưng vấn đề nảy sinh là làm thế nào để chọn lọc được những con dê đực có thành tích sản xuất tốt, nếu chỉ đánh giá theo các chỉ tiêu về đặc điểm ngoại hình và thể trọng thì chưa hoàn toàn chính xác, lý do là những con này có thể là những con sinh ra từ đơn thai và được nuôi với chế độ dinh dưỡng tốt hơn, chứ chưa chắc chắn là những con có tiềm năng sản xuất giống tốt thực sự. Trong khi chúng ta muốn chắc chắn rằng tất cả các hộ nông dân tham gia dự án sẽ có dê đực để 10
- phối giống cho đàn dê cái của họ trong năm tới mà việc chọn lọc những con dê đực tốt cần phải có thời gian. Một gợi ý có thể là giải pháp cho vấn đề này là sử dụng tinh đông viên từ Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, tuy nhiên việc vận chuyển, bảo quản tinh từ Trung tâm đến các tỉnh triển khai dự án là rất khó khăn. Vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc họp hội đồng của dự án vào tháng 11 năm 2006 6.2. Sự lựa chọn Kế hoạch của dự án cho phép có sự chon lựa khác nhau trong qúa trình thực hiện để có được kết quả tốt. Cho đến thời điểm này chúng tôi nhận thấy chưa có vấn đề gì cần thay đổi so với kế hoạch ban đầu, và không có những quyết định nào được đưa ra về sự cần thiết phải có sự lựa chọn khác cho các hoạt động của dự án. 6.3. Tính bền vững Vì dự án mới được triển khai do đó chúng tôi nhận thấy rằng chưa có bất kỳ vấn đề nào xuất hiện mà có thể ảnh hưởng đến tính bền vững lâu dài của dự án. Những vấn đề này sẽ được thảo luận trong những báo cáo tiếp theo. 7. Những bước quan trọng tiếp theo Kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của dự án đã được liệt kê trong Khung hoạt động của dự án (Mục 10), bao gồm việc ghi chép và phân tích, phiên dịch dữ liệu điều tra ban đầu, tiếp tục áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới như đề xuất tại 27 hộ nông dân chăn nuôi đã được lựa chọn tham gia dự án tại 3 tỉnh, chuyến làm việc tại Việt Nam của TS Bary Norton vào tháng 11, trong thời gian này tiến độ thực hiện sẽ được trình bày và đánh giá tại cuộc họp đầu tiên của Ban quản lý dự án tại Đà lạt, Lâm Đồng và kế hoạch thực hiện các hoạt động cho năm tiếp theo sẽ được thảo luận với tất cả các thành viên tham gia dự án. Chuyến thăm quan chính thức đầu tiên về kết quả thực hiện dự án cho các hộ nông dân sẽ được tổ chức tại Lâm Đồng và sẽ tập trung vào chiến dịch công khai các hoạt động tới tất cả các hộ nông dân tham gia thêm (trên cơ sở tự nguyện) của dự án 8. Kết luận Nhiều kết quả/thành tựu đạt được đã được làm trong 6 tháng đầu tiên triển khai dự án, trong đó hoàn thành một lớp tập huấn cho cán bộ sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, hoàn thiện bộ câu hỏi điều tra và đã được sử dụng để điều tra 27 hộ gia đình nuôi dê tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng, nhận định về những thứ thiếu hụt tại các nông hộ cần sự giúp đỡ, chiến lược can thiệp được đặt ra và áp dụng cho mỗi nông hộ trước mùa mưa. Chiến lược áp dụng là cung cấp điều kiện sửa chữa, làm mới chuồng trại cho dê, tiêm phòng và trị bệnh ký sinh trùng, thiết lập đồng cỏ trồng bình quân 2000 m2/hộ để cung cấp và dự trữ thức ăn và những biện pháp kỹ thuật về quản lý nuôi dưỡng dê. Phần tiếp theo của dự án sẽ củng cố các kết quả thành công và nhân rộng các kết quả ra các hộ chăn nuôi khác trong vùng 11
- Phụ luc Bảng 1. Danh sách các hộ được phỏng vấn và các cán bộ tham gia điều tra Bảng biểu, ảnh chụp và các báo cáo phụ trong đĩa CD gửi cùng Văn bản báo cáo chính Phụ lục 2: Bộ câu hỏi điều tra băng tiếng Ânh Phụ lục 2: Bộ câu hỏi điều tra băng tiếng Việt Nam Phụ lục Bảng 4: Đề xuất và kế hoạch hoạt động của TS Đinh Văn Bình Phụ lục 5: Ảnh chụp đội ngũ cán bộ thực hiện dự án của TT NC Dê Thỏ, các Sở NN&PTNT Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng Phụ lục 6: Các bài giảng trình bày tại lớp đào tạo ở TT NC Dê thpr tháng 4/2006 Phụ lục 7: Bản copy Chứng chỉ tham dự lớp đào tạo Phụ lục 8: Kết quả hoạt động tại tỉnh Ninh Thuận Phụ lục 9: Kết quả hoạt động tại tỉnh Bình Thuận Phụ lục 10: Kết quả hoạt động tại tỉnh Lâm Đồng Phụ lục 11: Văn bản xác nhận chi tiêu của UQ (tháng 1-6/2006) Phụ lục 12: Văn bản xác nhận chi tiêu của GRRC (tháng 1-6/2006) 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 366 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 346 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 128 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 131 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 119 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 135 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 93 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 104 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 104 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 107 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 87 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn