Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quản lý những bệnh Phytophthora trên cây trồng ở Việt nam - MS3 "
lượt xem 13
download
Hiện nay, biện pháp quản lý có hiệu quả bệnh Phytophthora ở Việt Nam vẫn còn hạn chế bởi việc thiếu những kiến thức và hiểu biết của các cán bộ khoa học, các khuyến nông viên và những người nông dân. Dự án này nhằm mục tiêu hướng dẫn biện pháp quản lý và phòng trừ bệnh có hiệu quả và bền vững đối với các cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam, do vậy sẽ cải thiện được thu nhập của các hộ nông dân bằng cách làm giảm những thiệt hại do bệnh Phytophthora gây nên. Bước...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quản lý những bệnh Phytophthora trên cây trồng ở Việt nam - MS3 "
- Ministry of Agriculture & Rural Development Chương trình Hợp tác Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (CARD) Báo cáo Tiến độ 052/04VIE: Qu¶n lý nh÷ng bÖnh Phytophthora trªn c©y trång ë ViÖt nam MS3: BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN THỨ HAI Th¸ng 1 - 2006 1
- 1. Thông tin về đơn vị Tên dự án Qu¶n lý nh÷ng bÖnh Phytophthora trªn c©y trång ë ViÖt Nam Đơn vị VN ViÖn B¶o vÖ thùc vËt, Hµ Néi Giám đốc Dự án phía VN Phã gi¸o s−, tiÕn sÜ NguyÔn V¨n TuÊt Đơn vị Úc Tr−êng §¹i häc Sydney Gi¸o s− David Guest Nhân sự Úc Ngày bắt đầu Th¸ng 3/ 2005 Th¸ng 12/ 2006 Ngày kết thúc (theo dự kiến ban đầu) Th¸ng 3/ 2007 Ngày kết thúc (đã thay đổi) Chu kỳ báo cáo B¸o c¸o 6 th¸ng lÇn 2 (12 th¸ng) Cán bộ liên lạc Ở Úc: Cố vấn trưởng (02) 9352.3946 Tên: Telephone: Gi¸o s− David Guest (02) 9351.4172 Chức vụ: Fax: Gi¸o s− ngµnh trång trät guestd@agric.usyd.edu.au Tổ chức Email: Tr−êng §¹i häc Sydney Ở Úc: đầu mối liên hệ hành chính Luda Kuchieva 02.93517903 Tên: Telephone: 02.93517903 Chức vụ: Fax: ®ai diÖn c¬ quan tµi trî luda@reschols.usyd.edu.au Tổ chức Email: Tr−êng §¹i häc Sydney Ở VN +84 4838 5578 Tên: Telephone: Phã gi¸o s−, tiÕn sÜ NguyÔn V¨n TuÊt +84 4836 3563 Chức vụ: Fax: ViÖn tr−ëng tuat@hn.vnn.vn Tổ chức Email: ViÖn B¶o vÖ thùc vËt
- 2. Trích lược Dự án Hiện nay, biện pháp quản lý có hiệu quả bệnh Phytophthora ở Việt Nam vẫn còn hạn chế bởi việc thiếu những kiến thức và hiểu biết của các cán bộ khoa học, các khuyến nông viên và những người nông dân. Dự án này nhằm mục tiêu hướng dẫn biện pháp quản lý và phòng trừ bệnh có hiệu quả và bền vững đối với các cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam, do vậy sẽ cải thiện được thu nhập của các hộ nông dân bằng cách làm giảm những thiệt hại do bệnh Phytophthora gây nên. Bước thứ 2 của dự án CARD đã được thực hiện và những hoạt động phù hợp đã được triển khai. Khoá hội thảo đào tạo cho cán bộ khuyến nông đã được tổ chức tại Việt Nam ở: Viện Bảo vệ thực vật- Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả - Huế, tháng 8 năm 2005 và tại Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam- Mỹ Tho, tháng 10 năm 2005. Tất cả các thành viên tham gia các khoá đào tạo đều được nhận sách và các tài liệu đào tạo có liên quan. Các học viên tham gia hội thảo được đào tạo về kỹ thuật PAR (Nông dân tham gia nghiên cứu ) và có sự phối hợp với các thành viên của các Viện nghiên cứu cùng thực hiện hướng dẫn nông dân tham gia nghiên cứu các thí nghiệm về quản lý tổng hợp bệnh Phytophthora trên đồng ruộng. Các báo cáo của những thí nghiệm đồng ruộng này hiện nay đang được tập hợp và kết quả của chúng sẽ được thảo luận trong khoá hội thảo đào tạo cuối cùng vào tháng 11 năm 2006. Chúng tôi đã hoàn thành các mục tiêu quan trọng ban đầu đặt ra trong giai đoạn này. 3. Báo cáo tóm tắt Dự án này nhằm mục tiêu mở rộng các đề xuất về quản lý và phòng trừ bệnh một cách hiệu quả và lâu dài đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây, mở rộng phạm vi cho tất cả các cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam, tăng thu nhập cho nông dân bằng việc giảm thiệt hại mất mùa do bệnh Phytophthora gây nên. Qua các khoá hội thảo đào tạo khoa học tại Việt Nam và khoá đào tạo tại Úc, các cán bộ nghiên cứu và cán bộ nông nghiệp của Việt Nam được trang bị kiến thức về kỹ năng chẩn đoán bệnh và sự hiểu biết về biện pháp quản lý bệnh, từ đó truyền bá cho các cán bộ khuyến nông và nông dân. Báo cáo này trình bày về hoạt động của 3 lớp hội thảo, mỗi lớp 2 ngày đào tạo cho các cán bộ chi cục BVTV và khuyến nông được tổ chức tại Viện Bảo Vệ Thực Vật - Hà nội, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây ăn quả - Huế và Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam- Mỹ Tho, thời gian từ giữa tháng 8 đến tháng 10 năm 2005. Các hội thảo được tiến hành với sự tham gia của 80 cán bộ khuyến nông viên đến từ 16 tỉnh , các cán bộ này được đào tạo về chiến lược quản lý bệnh tổng hợp. Tại các buổi hội thảo, học viên nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ, ở cả 3 hội thảo, chỉ có 32% học viên là nữ. Điều này tương tự với các khoá hội thảo đào tạo khoa học được thực hiện tháng 6 - 2005. Các tài liệu đào tạo bằng sách và đĩa CD được phát đến các thành viên trong lớp. Những tài liệu đào tạo được biên soạn dựa vào quyển sách cùng với bản dịch cuốn sách này đã được phát tại khoá hội thảo đào tạo khoa học tháng 6 - 2005. Tài liệu này đã được đón nhận rất tốt và sẽ là một tài liệu tham khảo toàn diện trong tương lai cho các học viên. Các lớp hội thảo đào tạo cho các cán bộ khuyến nông và chi cục đã cung cấp cho các học viên cách tiếp cận bằng thực hành về việc nhận biết và quản lý bệnh Phytophthora ở Việt Nam. Các học viên được đào tạo về phân loại vật gây bệnh, nhận biết bệnh, phương pháp phòng trừ bệnh và hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu. Những bài giảng trong hội thảo
- đã giới thiệu cho các học viên về các loài Phytophthora, cũng như các loại bệnh khác nhau gây hại trên các giống cây trồng khác nhau; ảnh hưởng của bệnh Phytophthora đến cây trồng, những khái niệm về việc nhận biết bệnh, phân lập vật gây bệnh và phân loại bệnh, dịch tễ học cũng như chu kỳ phát triển của bệnh. Những kiến thức này cũng được thực hành thông qua việc thăm đồng ruộng để xác định bệnh cây và thu thập mẫu bệnh mang về phân tích trong phòng thí nghiệm. Trong phòng thí nghiệm các thành viên học kỹ thuật phân lập nấm Phytophthora từ đất và từ mẫu cây và để xác định Phytophthora - tác nhân gây bệnh. Sự lực chọn biện pháp quản lý bệnh phù hợp với thí nghiệm nông dân tham gia nghiên cứu cũng được xây dựng như là phần đề xuất khuyến nông và nghiên cứu của các học viên. Sự hỗ trợ từ các thành viên của dự án cũng được cung cấp qua email. Để nâng cao nhận thức về biện pháp canh tác tiên tiến và quản lý bệnh cho người nông dân, các nhà khoa học và cán bộ khuyến nông đã tổ chức các khoá đoà tạo cho nông dân và các thí nghiệm nông dân tham gia nghiên cứu. Hơn 220 nông dân từ 3 vùng miền đã tham gia trong các thí nghiệm nông dân tham gia nghiên cứu. Các thí nghiệm này sẽ được giám sát và kết quả được thảo luận trong khoá hội thảo đào tạo cuối cùng vào tháng 11 năm 2006. Bản tóm tắt những lớp hội thảo đào tạo cho các cán bộ khuyến nông và các thí nghiệm nông dân tham gia nghiên cứu có thể được tìm thấy ở phụ lục 1. Thông tin được trình bày trong báo cáo này nhằm mục tiêu hoàn thành giai đoạn 2 của dự án CARD số 052/ 04/ VIE. 4. Giới thiệu và bối cảnh Sự đa dạng về khí hậu và địa lý ở Việt Nam cho phép trồng được nhiều loại cây trồng khác nhau. Các loại cây ăn quả nhiệt đới được trồng tập trung ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam, cây ăn quả ôn đới được trồng ở miền Bắc và miền trung cao nguyên. Những vùng khí hậu đa dạng cũng tạo nên điều kiện thời tiết lý tưởng cho Phytophthora spp phát triển. Một số giống Phytophthora là nguyên nhân gây hại nặng trên nhiều loại cây trồng khác nhau ở khắp đất nước, kết quả là làm giảm về năng suất và thiệt hại về kinh tế một cách đáng kể. Những thông tin về sự xuất hiện và phân bố của những loài Phytophthora hiện có ở Việt Nam, sự lan truyền và tiến triển của bệnh cũng như các biện pháp phòng trừ thích hợp là còn thiếu. Tính chuyên sâu trong việc nhận biết và quản lý bệnh Phytophthora, kể cả qui trình kiểm dịch thích hợp cũng còn khiếm khuyết. Một kế hoạch chiến lược cho việc nghiên cứu và phòng trừ bệnh Phytophthora trong tương lai là hết sức cần thiết. Mục tiêu của dự án là nhằm nâng cao năng suất cho các hộ gia đình nông dân và làm giảm sự nghèo nàn đặc biệt là ở vùng sông Mê kông và vùng ven biển miền Trung bằng việc nâng cao những kỹ năng cho các cán bộ khoa học, những khuyến nông viên cũng như năng lực của họ để thực hiện việc khuyến cáo quản lý bệnh cho các hộ gia đình nông dân.. Dự án này tập trung vào những vấn đề bệnh ở từng địa phương được nhận biết thông qua các cuộc điều tra không chính thức và yêu cầu của các hộ gia đình nông dân. Ở Miền Nam, những cây trồng được chú trọng là dứa, cây có múi và hồ tiêu, trong khi cây có múi, hồ tiêu và cao su sẽ được tập trung chủ yếu ở Miền Trung và vải, cà chua và khoai tây ở Miền Bắc. Đội ngũ cán bộ người Australia và Việt Nam tham gia dự án sẽ tiến hành một loạt các hội thảo và giám sát những dự án nông dân tham gia nghiên cứu ngắn hạn. Những hội thảo của chúng tôi nhằm bổ sung những lỗ hổng kiến thức về bệnh Phytophthora ở mọi mức độ trên hầu khắp các cây trồng ở Việt Nam. Các hội thảo khoa học tại mỗi một nơi đều có thành viên của 3 tổ chức cộng tác cũng như thành viên từ các trường đại học. Những hội thảo này sẽ tập trung về sinh học của Phytophthora, những bệnh do Phytophthora gây nên và thực hành việc quản lý bệnh. Các học viên sẽ được hướng dẫn về nhận biết bệnh hại trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm. Các lớp hội thảo đào tạo thực hành sẽ góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ khoa học của Viện nghiên cứu và các tổ chức khuyến nông. Sau đó
- các cán bộ khoa học sẽ được trang bị để chuyển giao kỹ năng chẩn đoán và chiến lược quản lý bệnh Phytophthora tới các cán bộ khuyến nông và nông dân. Các lớp hội thảo đào tạo khoa học đầu tiên đã được tổ chức tại Viện Bảo vệ thực vật- Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu phát triển cây ăn quả - Huế và Viện nghiên cứu cây ăn quả miền nam - Mỹ Tho trong tháng 6/2005 và đã được thảo luận trong báo cáo tiến độ 6 tháng lần thứ nhất. Đợt hội thảo đào tạo khoa học cuối cùng dự kiến được tổ chức vào tháng 11/ 2006 bởi các thành viên Australia. Mức thứ 2 của hội thảo sẽ tập trung về nhận biết triệu chứng và áp dụng việc quản lý tổng hợp tới các hộ nông dân. Giữa tháng 8 và tháng 10 năm 2005 các cán bộ khoa học của Việt Nam ở 3 Viện sẽ tổ chức các lớp hội thảo đào tạo cho các cán bộ của các chi cục bảo vệ thực vật các tỉnh, những thành viên này sẽ giám sát hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu và các hoạt động khuyến nông khác. Những hoạt động trên là cơ sở cho những nghiên cứu về hoạt động khuyến nông. Các thành viên của Úc sẽ hỗ trợ cho các cán bộ khoa học và các khuyến nông viên trong việc phát triển chiến lược quản lý bệnh tổng hợp cho mỗi cây trồng tại mỗi vùng, thiết kế và tiến hành các cuộc hội thảo về Phytophthora cho các cán bộ chi cục bảo vệ thực vật ở mỗi vùng, thiết kế và tổ chức các hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu và các hoạt động khác cùng với sự tham gia của các thành viên của chi cục bảo vệ thực vật và các hộ gia đình nông dân. Những kết quả của các thử nghiệm nghiên cứu của họ sẽ được trình bày tại hội thảo cuối cùng dự kiến tổ chức vào tháng 11/2006. Mức thứ 3 của việc đào tạo ở Việt Nam là sẽ phổ biến kết quả tới các hộ nông dân ở 5 tỉnh trong mỗi vùng thông qua các hoạt động tham gia nghiên cứu đã học được trong dự án này và những dự án trước đây. Nông dân sẽ được giới thiệu những chiến lược quản lý trang trại và sẽ được hỗ trợ thực hiện đối với chiến lược mà họ đã lựa chọn. Các thử nghiệm đồng ruộng đã được thiết lập và các thành viên của Úc sẽ lựa chọn đi thăm một số thí nghiệm vào tháng 2 năm 2006. Những nông dân này sẽ trở thành nòng cốt cho các hoạt động khuyến nông trong tương lai. Các thành viên được chọn cũng có cơ hội tham gia một đợt tham quan ở Úc và sẽ học được các biện pháp quản lý vườn ươm và vườn sản xuất một cách tốt nhất cũng như các kỹ thuật tiên tiến về nghiên cứu và phân loại vật gây bệnh. Hai cán bộ khoa học: Thạc sĩ Nguyễn Thị Ly (Viện Bảo vệ thực vật), Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà (Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam) đã đi tham quan Australia vào tháng 7/2005 để tham gia một đợt tham quan đào tạo nhằm học tập biện pháp quản lý bệnh ở vườn ươm và vườn sản xuất đối với một số cây trồng ở miền Nam Queensland và cả việc đào tạo cao hơn về nhận biết bệnh Phytophthora. Ông Đoàn Nhân Ái (Trung tâm nghiên cứu phát triển cây ăn quả - Huế) sẽ đi thăm quan úc vào tháng 7/ 2006. Mục đích đem lại lợi ích lâu dài cho mỗi Viện bằng cách nâng cao năng lực của các Viện qua chuyến thăm quan của các cán bộ khoa học Việt Nam về thực hành nông nghiệp úc và xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa các cán bộ khoa học Việt nam và Úc. 5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo 5.1. Những điểm đáng chú ý Chi tiết tiến độ thực hiện được ghi lại trong khung logic báo cáo dự án đính kèm Giai đoạn hai đã thực hiện được theo mục tiêu như sau: 1. Hai cán bộ khoa học: Thạc sĩ Nguyễn Thị Ly (Viện Bảo vệ thực vật), Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà (Viện Nghiên cứu cây ăn quả miễn Nam) đã đi tham quan Australia vào tháng 7/2005. Ông Đoàn Nhân Ái (Trung tâm nghiên cứu phát triển cây ăn quả - Huế) không nhận được vi sa đúng thời gian nên sẽ được chuyển sang đi thăm quan vào tháng 7/ 2006.
- 2. Các cán bộ của các Viện : Viện Bảo vệ thực vật- Hà Nội, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miễn Nam - Mỹ Tho, Trung tâm nghiên cứu phát triển cây ăn quả - Huế hoàn thành những khoá hội thảo đào tạo cho các cán bộ khuyến nông. Tổng số 80 cán bộ thuộc chi cục bảo vệ thực vật tham gia trong các khoá đào tạo này. Mục tiêu đưa ra là 75 thành viên. 3. Phân phát tài liệu đào tạo cho các thành viên trong lớp học. 4. Thiết lập các thí nghiệm đồng ruộng của nông dân và hoạt động nông dân tham gia nghiên cứủơ cả 3 Miền (Bắc, Trung , Nam). Hơn 220 nông dân đến từ 16 tỉnh tham gia trong các khoá đào tạo nông dân và hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu. Chi tiết về các nông dân tham gia và dự án nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu cây ăn quả miễn Nam - Mỹ Tho đã không nhận được đúng thời gian trong báo cáo này. 5. Nâng cao hiểu biết của người nông dân về vật gây bệnh, bệnh và chiến lược quản lý bệnh thông qua các thí nghiệm nông dân tham gia nghiên cứu và các hoạt động khuyến nông khác. 5.2. Xây dựng năng lực 1. Thăm quan đào tạo khoa học tại Úc Khoá thăm quan học tập nâng cao tại Úc đã giúp cho các nhà khoa học Việt Nam về biện pháp tốt nhất quản lý vườn ươm và các vườn sản xuất cây trồng và cũng như kỹ thuật chẩn đoán bệnh và đào tạo nghiên cứu. Sau đó các cán bộ khoa học sẽ chuyển tải các kỹ năng chẩn đoán và chiến lược quản lý bệnh Phytophthora tới các cơ quan khuyến nông và chi cục bảo vệ thực vật thông qua các khoá đào tạo cho các cán bộ khuyến nông và chương trình đào tạo nông dân. Báo cáo về chuyến tham quan của Nguyễn Thị Ly và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà được đính kèm trong phụ lục 2. 2. Các khoá hội thảo đào tạo khuyến nông Mục tiêu của các lớp hội thảo đào tạo trong dự án này là bổ sung kiến thức về bệnh Phytophthora trên tất cả các cây trồng ở Việt Nam. Lớp hội thảo đào tạo khuyến nông được thực hiện tại Viện bảo vệ thực vật- Hà Nội, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miễn Nam - Mỹ Tho, Trung tâm nghiên cứu phát triển cây ăn quả - Huế vào giữa tháng 8 và tháng 10, 2005, bao gồm 80 học viên đến từ các Chi cục BVTV. Lớp hội thảo đào tạo khuyến nông tập chung vào nhận dạng triệu chứng bệnh và áp dụng chiến lược quản lý bệnh tổng hợp có hiệu quả và bền vững. Các tài liệu đào tạo được biên soạn dựa vào các tài liệu đã được cung cấp cho các thành viên trong các lớp hội thảo đào tạo khoa học đầu tiên ( 1 đĩa CD và 1 quyển sách photocopy). Biên soạn và phân phát các tài liệu đào tạo có đầy đủ những hướng dẫn cho các học viên đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của họ. Các học viên tham gia lớp hội thảo đào tạo này sẽ giám sát hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu và hướng dẫn hoạt động khuyến nông khác cho họ. Những cây trồng được xác định thông qua hoạt động khuyến nông. Các thành viên của Úc sẽ đi thăm thí nghiệm nông dân tham gia nghiên cứu vào tháng 2 năm 2006 để hỗ trợ các cán bộ khuyến nông, cán bộ nghiên cứu trong thiết kế thí nghiệm, thực hành và giám sát hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu và hoạt động khuyến nông khác. Các học viên của lớp học sẽ thảo luận kết quả thí nghiệm nông dân tham gia nghiên cứu trong lớp hội thảo đào tạo cuối cùng vào tháng 11, 2006. 3. Hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu Những thí nghiệm hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu đã được thiết lập cho mỗi vùng (Phụ lục 4), bao gồm hơn 220 nông dân đến từ 16 tỉnh. Mục tiêu đặt ra cho toàn bộ dự
- án là đào tạo 375 nông dân. Trong đó hoạt động đào tạo nông dân của Viện cây ăn quả Miền Nam đã được tiến hành nhưng chi tiết về các nông dân tham gia, các thí nghiệm nông dân tham gia nghiên cứu chưa có trong báo cáo này. Số lượng nông dân tham gia nghiên cứu sẽ được hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra là 375 nông dân khi mà có sự bổ sung số nông dân của Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam. Các thí nghiệm sẽ được kiểm tra trong 12 tháng cuối của dự án. Các kiến thức thu được từ kết luận của các thí nghiệm đồng ruộng và các hoạt động khuyến nông sẽ được phổ biến trong các lớp hội thảo đào tạo để nâng cao hiểu biết vật gây bệnh, kỹ năng chẩn đoán bệnh và cải thiện chiến lược quản lý bệnh và vệ sinh đồng ruộng. Những nông dân tham gia “ hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu “ sẽ là đầu mối cho các hoạt động khuyến nông sau này. 5.3. Xuất bản Một bản báo cáo tiến độ dự án với một số ảnh hoạt động của dự án đã được gửi vào website của khoa nông học của Úc. 6. Báo cáo về các vấn đề đan chéo 6.1. Các vấn đề về giới và xã hội Tỷ lệ về giới tính của các thành viên trong lớp học: nam chiếm 67,5%, nữ chiếm 32,5%. Số lượng học viên nam tham gia lớp đào tạo đầu tiên ở Huế và Mỹ Tho chiếm chủ yếu (80% và 73 %). Lớp hội thảo đào tạo tại Viện bảo vệ thực vật- Hà Nội có sự cân bằng hơn giữa các học viên nam và nữ. 7. Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững 7.1. Những khó khăn và trở ngạI Ông Đoàn Nhân Ái không nhận được Visa đúng thời gian để tham gia chuyến tham quan học tập tại Úc vào tháng 7/ 2005. Ông ấy sẽ tham gia một khóa tương tự vào tháng 7/ 2006. 7.2. Giải pháp Mục tiêu của giai đoạn 2 đã được thực hiện. Dự án hoạt động rất tốt 8. Các bước thực hiện tiếp theo Các hoạt động sẽ được thực hiện trong 6 tháng tiếp theo: 1. Tổ chức chuyến thăm quan đào tạo tại Úc cho ông Đoàn Nhân Ái thuộc Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả - Huế là người đã không nhận được Visa đúng thời hạn để tham gia vào chuyến thăm quan tháng 7/ 2005. 2. Các thành viên Úc đi thăm thí nghiệm đồng ruộng vào tháng 2/ 2006, gặp các cán bộ Việt Nam bàn về hướng phát triển và hoạt động của năm 2006. 3. Xem xét các hoạt động khuyến nông và đào tạo nông dân. 4. Lớp hội thảo đào tạo cuối cùng sẽ được tổ chức vào tháng 11/ 2006 để thảo luận về kết quả hoạt động nông dân tham gia nghiên cứu và các thí nghiệm của nông dân. 9. Kết luận Mục tiêu của dự án này là làm giảm thiệt hại do bệnh Phytophthora thông qua các khuyến cáo về quản lý bệnh một cách hiệu quả và bền vững làm tăng thu nhập cho các hộ
- nông dân. Các lớp hội thảo khuyến nông được thực hiện tại Viện Bảo vệ thực vật - Hà Nội, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miễn Nam - Mỹ Tho, Trung tâm nghiên cứu phát triển cây ăn quả - Huế cho 80 học viên đến từ các cơ quan khuyến nông, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh. Các kiến thực tế thu được qua giảng dạy và học tập trong các lớp hội thảo đào tạo sẽ góp phần nâng cao năng lực cho các cơ quan khuyến nông. Các cán bộ khuyến nông được trang bị kiến thức để chuyển giao chiến lược quản lý bệnh Phytophthora tới người nông dân. Các kiến thức thu được từ các khoá đào tạo này cũng nâng cao năng lực cho các cán bộ khuyến nông để làm giảm thiệt hại của bệnh trong tương lai. Để nâng cao nhận thức về kỹ thuật canh tác tiên tiến và quản lý bệnh cho những người nông dân thì sự lựa chọn ra biện pháp quản lý bệnh phù hợp với việc thực hiện của nông dân cũng được coi như là một phần trong khuyến cáo khuyến nông. Những nông dân được lựa chọn tham gia thí nghiệm đồng ruộng và hoạt động nông dân sẽ tích cực phổ biến thông tin cho những người khác. Kết quả thí nghiệm của nông dân sẽ được thảo luận trong lớp hội thảo cuối cùng vào tháng 11, 2006. Khi hoàn thiện các hoạt động này chúng tôi đã thành công trong bước 2.
- Phụ lục. Báo cáo về chuyến đí Australia thuộc Dự án CARD 052/04 VIE“Quản lý bệnh Phytophthora với nghề làm vườn ở VN” Dr. Nguyễn Văn Hoà Thời gian: 14/07 - 26/07/2005 Cơ quan: Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam Nơi đến: Queensland và New South Wales Mục đích: thăm nghề làm vườn Á nhiệt đới - Australia Ngày 18/07/2005 • Nhà máy Gừng ở Gatton Khu công nghiệp gừng có diện tích 200 ha, 23 nông dân làm việc, tuy nhiên, gừng bị tàn phá bởi bệnh hại do Phytophthora và toàn bộ khu công nghiệp gừng đã bị chuyển đi vùng khác. Hiện nay khách tham quan chỉ có thể thăm khu công nghiệp qua các mô hình nhân tạo, băng Video và các nhà máy chế biến sau thu hoạch. Quá trình chế biến nước si rô khoảng 12 ngày, họ có thể sử dụng gừng làm mứt, gừng dầm, sấy khô. Ưu điểm là chúng ta có thể nhìn người nông dân trồng gừng thông qua mô hình phát triển, băng Video, nhà máy chế biến từ một phòng kính đặc biệt của nhà máy mà không được trực tiếp nhìn thấy trang trại của nông dân. Bài học rút ra sau chuyến đi: chúng ta có thể làm băng Video và đĩa CD cho một số cây ăn quả từ giai đoạn cây con, ghép, nuôi cấy mô, chăm sóc… cho tới thu hoạch và sử dụng như một phương tiện phục vụ công việc khuyến nông đối với cả khách tham quan và nông dân. • Trạm nghiên cứu Maroochy Trạm này thuộc Bộ công nghiệp Queensland, đây là cơ quan nghiên cứu chính của Queensland, được tài trợ bởi Cục nông nghiệp. Tổng diện tích của trạm là 60 ha với 60 nhân viên làm việc ở các bộ môn khác nhau như: công nghệ sinh học, bảo vệ thực vật, sau thu hoạch, giống cây trồng…Công việc của họ bao gồm cả nghiên cứu và khuyến nông. Chúng tôi được tiến sĩ Mike Smith hướng dẫn. Ông là nhà khoa học có một số thành tựu nghiên cứu trên cây na, dứa, quả hạt cứng… Phòng thí nghiệm nào cũng có hộp cứu thương và cách hướng dẫn sử dụng giúp mọi người trong những trường hợp khẩn cấp. Bộ sưu tập mẫu nấm Fusarium rất đầy đủ phục vụ công việc nghiên cứu. Trồng mận trong nhà lưới để tránh ruồi đục quả. Họ có chương trình lớn về sản xuất cây dứa giống để có giống cho tiêu thụ quả tươi, chế biến và giống kháng bệnh đen nõn. Thành tựu to lớn nhất là họ đã có thể sản xuất được dứa chuyển gen kháng bệnh đen nõn. Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng biện pháp nuôi cấy mô trong sản xuất giống chuối. Mô hình vườn cây ăn quả á nhiệt đới rất lớn, gồm nhiều loại cây ăn quả á nhiệt đới khác nhau như: xoài, macadamia, star apple, carambula, na, dâu tây, quýt, mận, đào, mít, vải… Vườn vải được tỉa cành, tạo tán để có thể dùng lưới che phủ tất cả các cây, tránh côn trùng phá hại quả. Tất cả các cây ăn quả được trồng trên các hàng song song theo độ dốc của đất để có thể tiêu thoát nước dễ dàng. Hệ thống tưới theo kiểu nhỏ giọt và tưới phun. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như cây nhãn, họ vẫn sử dụng cành chiết rất phổ biến khi mà ở Việt Nam không còn sử dụng trong thời gian dài. Cây macadamia là cây trồng lấy hạt chủ yếu ở vùng này, là nguồn cung cấp hạt tốt. Vùng này cũng thích hợp cho cây na phát triển, nó có màu đỏ tía, quả to. Dâu tây được trồng trên luống, được phủ ni lon để giảm sự gây hại của nấm bệnh và giữ ấm cho đất vào mùa đông. Những bộ phận cây khô cũng được sử dụng che phủ để chống xói mòn cho đất.
- Bài học rút ra qua chuyến tham quan: Tuy chúng ta đã có những dịch vụ y tế nhưng cũng nên đặt hộp cứu thương ở mỗi phòng thí nghiệm có kèm theo chỉ dẫn để sử dụng khi cần thiết. Chúng ta nên liên lạc với Tiến sĩ Mike Smith khi gặp các vấn đề về bệnh đen nõn dứa. Ngày 19/07/2005 • Thăm công ty sản xuất cây giống Withcott Công ty đã cung cấp 200 triệu cây giống ra thị trường Australia năm 2000 và 2001 với các giống rau khác nhau như: rau diếp, ớt, bắp cải, dưa hấu…Họ bán theo cả hai phương thức là nhỏ lẻ từng hộ và cả lượng lớn. Họ tự hào về cây giống chất lượng cao, cây giống cân bằng về mặt dinh dưỡng. Vệ sinh đồng ruộng được thực hiện ở tất cả các bước trong sản xuất, vườn ươm được xây dựng một cách riêng biệt để sản xuất cây giống. Công ty có 165 nhân viên, 12 xe tải, 3 máy chuyên dụng sản xuất cây giống. Khay có các kích cỡ khác nhau: 198 ô CC19; 240 ô CC22 và 198 ô CC26 để trồng cây tự động. Vệ sinh đồng ruộng đóng vai trò quan trọng trong thành công của họ. Tất cả các cây giống đã được gieo từ nguồn hạt có chất lượng cao trong các ô nhỏ trên các khay và những khay này được đặt trên bệ cao 1 m để giảm sự xâm nhập của nguồn bệnh trong đất và thoát nước tốt. Nước chảy xuống mương và sẽ được xử lý clorit thành nước sạch để sử dụng lại. Phòng trừ dịch hại trong vườn ươm theo hệ thống phòng trừ tổng hợp. Trước khi đi vào khu vực sản xuất cây giống, chân (giày) phải được khử trùng, tất cả xe tải, khay phải được rửa sạch đất và xử lý tránh sự lây lan của nguồn bệnh trong đất ngoài đồng ruộng vào khu vực này. Bài học rút ra qua chuyến đi Nguyên tắc đầu tiên trong vườn ươm là tuân thủ việc vệ sinh đồng ruộng một cách nghiêm ngặt. Cây con phải được đặt trên bệ cao và thoát nước tốt. Với cây con là cây ăn quả: dùng dây ni lon buộc cây con vào cọc đứng. Ngày 20/07/2005 • Thăm trang trại cải bắp. Đây là trang trại được quản lý bằng máy móc, tất cả cây con được trồng bằng máy, hệ thống tưới là tưới phun. Chủ trang trại thuê một số công nhân đưa bắp cải lên dây chuyền chuyển tới xe tải chở đi đóng gói. Trước khi chất lên xe, bắp cải được xông hơi bằng nước và hoá chất để giảm khả năng nhiễm bệnh. Cải bắp được đóng gói ở 2 dạng: dạng thứ nhất là chỉ có phần bắp bên trong, không có lá bao ngoài, không cho vào túi ni lon để vận chuyển đi xa hoặc đưa vào siêu thị và dạng thứ hai là để cả lá bao ngoài và đóng gói trong thùng cat tông rồi đưa ra chợ. • Thăm Trung tâm trồng hoa nội địa (Trường đại học Queensland) Chúng tôi được tiến sĩ Daryl Joyce hướng dẫn. Trung tâm này sẽ thành lập khu công nghiêp hoa nội địa có tính cạnh tranh cao ở Queensland, điều đó mang lại nhiều cơ hội việc làm rất có ý nghĩa. Mục đích của trung tâm là xây dựng khu công nghiệp hoa nội địa tập trung có tính thương mại ở Queensland. Những nghiên cứu sáng tạo được đặt lên hàng đầu để giúp sự phát triển hoa nội địa ở Queensland. Việc xác định, phát triển và duy trì các mối quan hệ và sự liên kết tạo nên nhiều công việc mới và nhiều cơ hội việc làm, đồng thời khuyến khích sự bền vững đa dạng sinh học ở Queensland và những hiểu biết về hoa nội địa.
- Trung tâm đang tiến hành nuôi cấy mô với nhiều loại hoa khác nhau, mục đích chính là nhân nhanh giống. Tại đây người ta không sử dụng lửa để khử trùng có thể do điều kiện lạnh và sự nhiễm bệnh giảm. Môi trường nuôi cây là môi trường MS. Bên trong nhà lưới, nhà kính họ đặt rất nhiều bẫy vàng và có cả hệ thống dự báo thời tiết, hệ thống này có ăng ten kết nối với máy tính ở cơ quan do đó họ có thể biết số liệu thời tiết ở bất kỳ thời gian nào. Trong nhà kính họ có thể quản lý độ ẩm tương đối ở các giai đoạn khác nhau của cây trồng. Họ thử nghiệm nhân nhanh một loại hoa có tên Geralton (Chameloucium uncinatum), loại hoa mà chỉ được trồng ở australia. Giá một chậu hoa trên thị trường Châu Âu tới 30 đô la úc. Quyền hạn đào tạo : Trung tâm có quyền hướng dẫn sinh viên, mở một số lớp tập huấn về nuôi cấy mô. Website: www.aghort.uq.ede.au Bài học sau chuyến đi: Chúng ta nên có một hệ thống dự báo thời tiết ở Viện cây ăn quả Miền Nam để cập nhật tất cả các số liệu thời tiết. Ngày 21 tháng 7 năm 2007 • Thăm vườn Macadamia Người hướng dẫn: Dr. Andre Drench – Cục nông nghiệp Queensland Macadamia là một cây trồng quan trọng ở Queensland, có thể trồng phục vụ xuất khẩu. Thu hoạch hạt khi hạt rơi xuống đất, họ chế tạo một loại máy đặc biệt có thể nhặt hạt từ đất và đưa vào làm sạch bằng hệ thống máy móc. Tuy nhiên vấn đề nổi lên trong thời gian gần đây là nguyên nhân gây tổn thất cho khu công nghiệp đó là nấm Pseudocercospora sp. Loại nấm này xâm nhiễm hoa ở giai đoạn sớm và lan vào quả ở giai đoạn muộn, làm quả bị đen và không thể tiêu thụ được. Cục nông nghiệp Queensland đang tiến hành thí nghiệm phòng trừ bệnh hại nguy hiểm này, họ sử dụng các hoá chất khác nhau như: thuốc gốc đồng, Score, Flint, Carbrio, với các hỗn hợp khác nhau ở các giai đoạn khác nhau của hoa,quả và hạt. Kết quả có vẻ khả quan, tuy nhiên chu kỳ bệnh cần được nghiên cứu thêm. • Thăm trang trại cà phê Trước đây vùng này đã trồng bơ, tuy nhiên do Phytophthora cinamomi và một số loài gây hại khác, họ đã phải phá bỏ vườn có 4000 cây bơ, thay vào đó là trang trại cà phê. Họ trồng 9 giống cà phê khác nhau: từ Jamaica, Costa Rica, Nam Phi, Kenya...Họ cho rằng cà phê xuất xứ từ Kenya kháng bệnh gỉ sắt và thích hờp với vùng cao, chất lượng cũng có vẻ tốt hơn. Tại đây có một vòng khép kín trong sản xuất cà phê, từ gieo trồng trên đồng ruộng, thu hoạch bằng một loại máy chuyên dụng được nhập khẩu từ Ha oai, quá trình chế biến và đóng gói. Họ sử dụng máy hút chân không để hút hết không khí bên trong túi giúp bảo quản trong thời gian dài. Phòng trừ dịch hại ở trang trại cà phê chủ yếu là áp dụng hệ thống phòng trừ tổng hợp như: bón vôi, phân gà. Thật may mắn là ở đây dịch hại ít, tuy nhiên trong thời gian gần đây cây cà phê bị nhiễm bệnh thối đen, cần Cục nông nghiệp nghiên cứu tác nhân gây bệnh và đưa ra các biện pháp phòng trừ Trang trại này cũng sử dụng hệ thống dự báo thời tiết để kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm tương đối... • Thăm trang trại bơ và dưa gang tây Cục nông nghiệp đã tiến hành thí nghiệm đồng ruộng với cả cây bơ và cây dưa gang tây ở trang trại này Vườn bơ: người nông dân có 2 nhiệm vụ đồng thời là người chăm sóc vườn ươm và là người gieo trồng
- Vườn ươm: Tất cả cây con đặt trên các bệ cao 1 m và có mái che. Đường đi được thực hiện vệ sinh rất nghiêm ngặt. Hạt bơ có thể được cắt thành 2 phần hoặc cắt ở đỉnh để trồng dễ hơn, môi trường cho cây con được xử lý chủ yếu bằng hơi nóng 60 – 650C trong nửa giờ. Hạt gieo vào các ô nhỏ trên khay và được để trong nhà kính trong điều kiện tối. Sau 6 tuần, cây con được chuyển ra các chậu ở nhà kính khác, chậu làm từ nhựa trắng do đó có thể phản quang để giữ môi trường mát, thích hợp cho hệ rễ phát triển, điều kiện tối giúp sự nảy mầm nhanh hơn. Họ dùng những chồi đã được lựa chọn để ghép lên gốc ghép khoảng 6 tháng tuổi, dùng giấy parafilm quấn vào chỗ ghép và túi ni lon trong suốt phủ lên chồi, sau 3 tháng cây có thể bán được, hàng năm họ có thể bán tới 45 ngàn cây giống, giá dao động trong khoảng 15 - 30 đô la úc Vườn quả Các cây hầu hết 30 – 40 tuổi, trước đây họ sử dụng Phosphonate để tiêm vào thân phòng trừ bệnh do Phytophthora cinamomi, tuy nhiên hiện nay họ không muốn làm như vậy, họ quản lý cây bằng việc sử dụng phân hữu cơ, thân và lá cây được tấp vào gốc cây khi phân huỷ cung cấp chất hữu cơ cho đất làm đất tơi xốp hơn. Ngay khi thấy cây có triệu chứng bệnh thì phun lên lá hoặc quét thuốc hoá học trực tiếp lên vết bệnh. Vườn dưa gang tây Có nhiều giống khác nhau đã được thử nghiệm, các nhân viên Cục nông nghiệp thử nghiệm sản xuất cây giống có khả năng kháng vi rút. Có 5 loại vi vút khác nhau đã tấn công cây dưa, nhưng loại gây hại chủ yếu là vi rút CMV gây bệnh khảm lá, quả nhỏ. Chương trình sản xuất cây giống có kết quả khả quan. Tuy nhiên, có nhiều vi rút xâm nhiễm và biện pháp phòng trừ vẫn còn nhiều khó khăn. Họ đã không sử dụng biện pháp nuôi cấy mô hay STG để sản xuất cây con sạch bệnh. Bài học rút ra sau chuyến đi: Sau khi gieo hạt nên để trong điều kiện tối để hạt nảy mầm nhanh. Sau khi ghép nên quấn bằng giấy parafilm và bao chồi bằng túi ni lon trong suốt làm tăng sức sống cho một số cây như sầu riêng, vú sữa...Môi trường nuôi cây nên đựng trong chậu nhựa màu trắng để có thể phản quang tốt hơn, giữ môi trường mát. Trong vườn cây ăn quả, khi tỉa cành con nên tấp vào gốc cây để chúng phân huỷ làm tăng chất hữu cơ cho đất. Quản lý bệnh Phytophthora nên theo hệ thống phòng trừ tổng hợp trong đó kết hợp nhiều biện pháp: hoá học, sử dụng chất hữu cơ, canh tác. Hãy cẩn thận với cây nho, vi rút lan truyền qua rệp Ngày 22 tháng 7 năm 2005 • Thăm trung tâm cây nhiệt đới Cục nông nghiệp New South Wales Trung tâm rộng 48 ha, có 5 nhà nghiên cứu, trong đó 3 người nghiên cứu về sinh lý thực vật, hệ thống cây trồng; 1 người nghiên cứu về côn trùng và 1 người nghiên cứu về sức khoẻ đất. Có 3 nhân viên thực hiện khuyến nông và phát triển công nghiệp; 2 nhân viên điều hành. Họ thực hiện nhiều vấn đề trên các cây trồng khác nhau để giúp đỡ nông dân quanh vùng đang trồng Macadamia, chuối, rau, Blue berries, quả hạt cứng, xoài, bơ, dưa gang tây và na. Công việc chính là quản lý tán và phòng trừ tổng hợp Macadamia. Phòng trừ tổng hợp fruit potting bug (Amblybelta spp) trên cây macadamiaọ, họ sử dụng 4 công thức xử lý khác nhau: standard, phòng trừ tổng hợp, biện pháp sinh học (chỉ dùng ong bắp cày), bẫy pheramon. Công thức phòng trừ bằng biện pháp sinh học: họ sử dụng ong mắt đỏ (Trichogrammatoidea cryptophlebiae) Kết quả bước đầu cho thấy biện pháp phòng trừ tổng hợp rệp gây đốm quả có nhiều triển vọng, trong đó bao gồm: biện pháp sinh học – tổng hợp và tối ưu hoá; nâng cao năng lực
- quản lý; biện pháp sử dụng thuốc hoá học theo hướng thuốc trừ sâu an toàn, bẫy bả, biện pháp canh tác và các cây dẫn dụ. Quản lý tán Tiến sĩ Trevor Olesen đã thành công trong việc quản lý tán cây vải, nhãn và chôm chôm ở Miền Bắc Terriory với mục tiêu là tạo tán cây phù hợp với việc thu hoạch, chăm sóc. Hiện nay ở New South Wale ông ấy đang thực hiện trên xoài, macadamia và na. Cây macadamia: ông ấy thử nghiệm tạo dáng cây thấp, các cành phân bố đều để cây thông thoáng, nhận được nhiều ánh sáng bởi vì có nhiều quả ở bên trong tán. Cây Xoài: đang thử nghiệm đốn tỉa để cho ra các đợt lộc khác nhau, phù hợp với sự ra hoa, tuy nhiên đây mới là giai đoạn đầu của thí nghiệm. Cây na: đốn tỉa đau để tạo các đợt lộc mới, kết quả thí nghiệm có vẻ khả quan. Cây chuối: trồng giống Cavendish và quản lý trong điều kiện tốt. Hai hàng chuối cách nhau 2 - 2,5 m, cây cách cây 3m. Giữa hai hàng có phủ lá chuối, thân chuối để tăng chất hữu cơ cho đất. Buồng chuối được bao bằng túi nhựa mềm, màu trắng ở bên ngoài và màu xanh ở bên trong. Màu trắng có tác dụng phản quang, tránh ánh sáng mặt trời làm hại vỏ quả. Màu xanh bên trong có thể hạ nhiệt độ làm mát trong mùa hè. Thật may mắn là có ít sâu bệnh hại trên chuối, bệnh hại phổ biến nhất là bệnh vàng lá chuối do nấm Fusarium oysporium nhưng không phải là bệnh nguy hiểm. Bài học rút ra qua chuyến đi Chúng ta nên liên hệ với tiến sĩ Trevor Olesen để có lời khuyên về tỉa cành, kích thích ra hoa trên xoài, chôm chôm, na và có thể viết một dự án ACIAR về quản lý tán cho cây vải, nhãn, chôm chôm và xoài. Túi bao buồng chuối nên có màu trắng ở bên ngoài và màu xanh ở bên trong tạo không khí mát cho buồng chuối. • Thăm trang trại trình diễn cây ăn quả nhiệt đới thế giới Đây là một khu dành cho khách du lịch tham quan, khách tham quan có thể thấy các loại quả nhiệt đới khác nhau. Sau 1 - 2 giờ lại có một chuyến đưa khách tham quan đi vòng quanh trang trại, nơi trồng nhiều loại cây ăn quả được thu thập từ các vùng nhiệt đới khác nhau trên thế giới, chúng được trồng ở những khu khác nhau theo các vùng trên thế giới. Cây ăn quả ở trang trại đang ở giai đoạn ra hoa kết quả do đó khách tham quan có thể biết đây là cây gì, trồng nó như thế nào, quả của nó ra sao...Cuối cùng, các loại quả khác nhau được bày ra để khách tham quan có thể nếm các loại quả mà họ đã nhìn thấy trong trang trại. ở đây họ cũng đề cập đến phân hữu cơ cho cây, đặc biệt là với cây bơ, cắt những cành tỉa thành những mẩu nhỏ phủ lên gốc cây, lâu ngày nó sẽ thối mục thành chất hữu cơ làm đất tơi xốp hơn và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Bài học: Viện cây ăn quả Miền Nam nên làm đường đi trong vườn cây ăn quả, phục vụ khách tham quan.
- Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà và Thạc sĩ Nguyễn Thị Ly thăm phòng nuôi cấy mô của Trung nghiên cứu hoa quốc gia, Gatton Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà và ông Ken Pegg (QDPIF). Chẩn đoán bệnh thối rễ cây bơ do nấm Phytophthora gây ra trong vườn cây ăn quả và vườn ươm thuộc Duranbah, Queensland. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà và ông Ken Jackson (QDPIF). Nông trại trồng rau họ thập tự, Lockyer Valley, Queensland.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 371 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 353 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 129 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 133 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 120 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 136 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 94 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 107 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 105 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 108 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 88 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn