Báo cáo: Những giá trị của Nho giáo và ảnh hưởng nho giáo trong đời sống văn hóa xã hội
lượt xem 507
download
Nho giáo hình thành ở Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam cách đây hàng ngàn năm. Từ khi hình thành chế độ phong kiến Việt Nam, đặc biệt từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX, các triều đại phong kiến Việt Nam đều sử dụng Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng và là công cụ để trị nước và quản lý xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: Những giá trị của Nho giáo và ảnh hưởng nho giáo trong đời sống văn hóa xã hội
- Báo cáo Những giá trị của Nho giáo và ảnh hưởng nho giáo trong đời sống văn hóa xã hội
- MỤC LỤC Trang Lời mở đầu .................................................................................. 1 Chương 1 Sự du nhập, hình thành và phát triển của Nho giáo . ............................ 5 Chương 2 Những ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống vãn hóa xã hội ở Việt Nam hiện nay…………………………………………………………………… ….…….8 I/ Đối với kinh tế……………………………………………………..8 1 / Những mặt tích cực. 2/ Những tiêu cực II/ Đối với đạo đức……………………………………………………...14 1/ Những mặt tích cực. 2/ Những tiêu cực III/ Đối với gia đình và giáo dục……………………………………….19 1/ Đối với gia đình 1.1/ N hững mặt tích cực. 1.2/ Những tiêu cực 2/ Đối với giáo dục 2.1/ Những mặt tích cực. 2.2/ Những tiêu cực Kết luân. ……………………………………………………………...31 Tài liệu tham khảo………………………………………………………..32
- LỜI MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài Nho giáo hình thành ở Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam cách đây hàng ngàn năm. Từ khi hình thành chế độ phong kiến Việt Nam, đặc biệt từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX, các triều đại phong kiến Việt Nam đều sử dụng Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng và là công cụ để trị nước và quản lý xã hội. Với tư cách là một trong những hình thái ý thức xã hội, Nho giáo đã ảnh hưởng đến nhiều mặt nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Việt Nam, là một trong những yếu tố góp phần hình thành và tác động sâu sắc đến văn hóa truyền thống Việt Nam. Ngày nay, nhân loại đang bước vào nền văn minh công nghiệp với những biến đổi sâu sắc, xu thế toàn cầu hóa ngày càng m ở rộng, .... Nước ta đang tiến hành xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước. Ở nước ta hiện nay, tuy cơ sở kinh tế - xã hội của Nho giáo về cơ bản không còn tồn tại, nhưng Nho giáo không phải đã mất đi, mà nó còn tồn tại dai dẳng, lâu dài và tác động tích cực và cả tiêu cực đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Việt Nam. Vì vậy, vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp thiết là, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nước ta trở thành một nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì không thể không giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa xã hội truyền thống và xã hội hiện đại, giữa con người truyền thống và con người hiện đại Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy thì trước hết cần phải có một cái nhìn khách quan, toàn diện và đúng đắn về Nho giáo để từ đó mà hiểu đúng về Nho giáo. Trong học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo, quan niệm về xã hội không chỉ là một trong những nội dung cơ bản nhất mà còn là sự biểu hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất trong học thuyết này. Từ trước đến nay, trong nghiên cứu về Nho giáo nói chung và các giá trị của Nho giáo về đ ời sống xã hội nói riêng vẫn chưa đi đến thống nhất, mà còn có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều nhau. Ngoài ra do các giá trị về đ ời sống x ã hội của các nhà Nho được trình bày đan xen với nhiều nội dung khác, cho nên trong những nghiên cứu này, nội dung của quan niệm ấy chưa được nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống. Vì vậy theo tôi, nghiên cứu những giá trị của Nho giáo về đời sống văn hóa xã hội trong điều kiện hiện nay không chỉ đơn thuần là đ ể hiểu biết thêm về Nho giáo mà điều quan trọng là có cái nhìn đúng về Nho giáo; không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những hạn chế của nó mà còn vạch ra để tiếp thu, phát triển và vận dụng những giá trị tích cực của Nho giáo trong việc thực hiện những nhiệm vụ và mục đích của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, dưới góc độ tiếp cận triết học, sự cần thiết phải nghiên cứu những giá trị của Nho giáo về đời sống văn hóa xã hội một cách có hệ thống và trên cơ sở đó mà chỉ ra và phân tích những giá trị của Nho giáo. Xuất phát từ những vấn đề trên cần phải tiếp tục nghiên cứu những nội dung cơ bản cùng những giá trị và hạn chế trong quan niệm của Nho giáo trong đời sống văn hóa xã hội trong chuyên đề này. Vì vậy, tôi lựa chọn vấn đề: “ Những giá trị của Nho giáo và ảnh hưởng nho giáo trong đời sống văn hóa xã hội ” làm
- chuyên đề nghiên cứu với hy vọng làm sáng tỏ thêm những giá trị của nho giáo cũng như phát huy những mặt tích cực và loại bỏ những mặt hạn chế của Nho giáo trong đời sống văn hóa xã hội, qua đó có thể rút ra một số ý nghĩa của nó trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Nho giáo đã du nhập và phát triển ở Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử, nó đ ã trở thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị Việt Nam, là công cụ quan trọng trong việc cai trị, quản lý xã hội của nhiểu triều đại phong kiến Việt Nam. V ì vậy, việc nghiên cứu các giá trị của Nho giáo và những ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam là một vấn đề thu hút nhiều người quan tâm. Từ trước cho đến nay, việc nghiên cứu Nho giáo nói chung và các giá trị của Nho giáo trong đời sống văn hóa xã hội qua các giai đoạn. N ghiên cứu Nho giáo là để hiểu đúng về Nho giáo, thấy được những giá trị tích cực và những hạn chế tiêu cực của Nho giáo và nhất là vai trò, ảnh hưởng của nó đối với xã hội và con người Việt Nam. Hướng nghiên cứu này thu hút được nhiều người quan tâm và được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các công trình nghiên cứu của Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim, Nguyễn Đăng Thục, Đào Duy Anh, Quang Đạm, Vũ Khiêu, Trần Văn Giàu, Phan Ngọc, Nguyễn Tài Thư, Lê Sỹ Thắng Trần Đình Hượu, Phan Huy Lê, Phan Đ ại Doãn, Trần Ngọc Vương, V ũ Minh Tâm, Lê Văn Quán, Trần Nguyên Việt,…v.v. Trong các công trình nghiên cứu này, trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu của Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim,..v.v. Các ông nghiên cứu Nho giáo qua lăng kính của nhà nho và với sự tôn sùng Nho giáo, cho nên họ đều nhìn thấy Nho giáo không chỉ là một học thuyết chính trị - xã hội mà còn là học thuyết đạo đức học, học thuyết triết học. Các ông đặc biệt đề cao vai trò của Nho giáo trong xây dựng và đ ạo đức của con người và xã hội; coi việc tu thân là cái gốc của tề gia trị quốc, b ình thiên hạ…v.v. Sau khi chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam, sự tiếp cận Nho giáo được nghiên cứu dưới lăng kính mới, với một thái độ khách quan, khoa học và biện chứng. Các công trình nghiên cứu của các tác giả này đã phân tích một cách khá toàn diện và sâu sắc tư tưởng Nho giáo. Chẳng hạn trong N ho giáo xưa và nay, tác giả Quang Đạm cho rằng, Nho giáo có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Việc vạch ra mặt hạn chế, phá hoại của Nho giáo, theo tác giả là cần thiết nhưng không phải là đ ể “truy tố, bắt đền” nó mà để “Nhìn rõ và loại trừ tận gốc một cách khách quan và khoa học những hậu quả cụ thể của nó trong hệ tư tưởng và trong cuộc sống xã hội chúng ta ngày nay”, cũng không phải để “ truy tặng, khen thưởng” nó, mà là để “giữ gìn và phát huy nhằm thúc đẩy sự nghiệp chúng ta tiến lên”. Tập thể tác giả mà Vũ Khiêu là chủ biên của công trình N ho giáo xưa và nay đ ã tập trung nghiên cứu hàng loạt vấn đề như: Sự ra đời và phát triển của Nho giáo; Mối quan hệ giữa Nho giáo với kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa; Hồ Chí Minh và Nho giáo; Tình hình Nho giáo ở một số nước châu Á; Những hạn chế cũng như những giá trị mà Nho giáo mang lại cho các nước châu Á. Tác giả Phan Ngọc, trong Bản sắc văn hóa Việt Nam, từ việc đề cập đến các vấn đề cơ bản của Nho giáo, Nho học và Đạo
- giáo đã đi đến khẳng định, Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa truyền thống Việt Nam cũng như đời sống hiện thực của con người Việt Nam hiện nay. Không dừng lại ở đó một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Tài Thư, Trần Đình H ượu, Trần Văn Giàu, Vũ Minh Tâm, Trần Nguyên Việt, Đỗ Thị Hòa Hới, Nguyễn Thanh Bình,…v.v đều khẳng định ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội con người Việt Nam trong lịch sử và hiện nay là hết sức sâu sắc. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thì một trong những vấn đề được quan tâm sâu sắc chính là tiếp tục bổ sung và cụ thể hóa những căn nguyên, cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng: ví dụ như với bài viết Bước đầu tìn hiểu Bác Hồ với học thuyết của Nho gia, tác giả Lê Văn Quán đã đưa ra những dẫn chứng để chứng minh học thuyết Nho gia đã ảnh hưởng đến Bác Hồ như thế nào ? Bác đã khẳng định cần phải kế thừa và phát huy những điểm tích cực của Nho gia, Bác nhấn mạnh giáo dục cần phải kết hợp giữa học với hành; người cách mạng phải hội đủ 5 điều: trí – tín – nhân – dũng – liêm. Và tác giả cũng chỉ ra rằng, trên thực tế, Bác đã kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố Nho giáo với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc: nhân, nghĩa, trí, tín, dũng, trung, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Cũng tác giả Lê Văn Quán với bài viết Bác Hồ với học thuyết Nho giáo, đã khẳng định, Hồ Chí Minh là người rất am hiểu Nho giáo và vận dụng một cách tài tình những tinh hoa của Nho giáo vào điều kiện cách mạng nước ta. Người vận dụng Nho giáo trong việc rèn luyện đạo đức cách mạng, trong việc phê phán tư tưởng trọng nam khinh nữ đồng thời phản đối chế độ đẳng cấp Nho giáo. Hay như tác giả Nguyễn Văn Hồng với bài viết Ảnh hưởng của văn hóa Khổng giáo Trung Hoa qua sự tiếp nhận chọn lọc, sáng tạo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, qua phân tích đã đi đến khẳng định, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức, Người đã chọn lọc những tinh hoa từ những chuẩn mực đạo đức Nho giáo và vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam….vv. Nghiên cứu nho giáo về ảnh hưởng trong đời sống văn hóa xã hội từ góc độ nghiên cứu triết học, bản thân nhận thấy rằng, cần phải nghiên cứu, làm rõ thêm về nội dung, dù chỉ là những nội dung cơ b ản trong quan niệm này của Nho giáo một cách có hệ thống đ ể từ đó có cơ sở chỉ ra những giá trị và hạn chế cũng như ý nghĩa của nó ở Việt Nam trong chế độ phong kiến và trong giai đo ạn hiện nay 3. Mục đích và nhiệm vụ của chuyên đề. Mục đích của chuyên đề là: Xuất phát từ Lý do chọn chuyên đề và Tình hình nghiên cứu liên quan đến chuyên đề, thông qua nghiên cứu những tiền đề, điều kiện và những giá trị của Nho giáo đối với đời sống văn hóa xã hội chỉ để chỉ ra những giá trị, hạn chế chủ yếu của nó và từ đó rút ra ý nghĩa của nó trong việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Nhiệm vụ của chuyên đề là đ ể đạt được mục đích trên. Chuyên đề tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu sau: - Những giá trị chủ yếu cho sự hình thành và phát triển quan điểm của Nho giáo về trong đời sống văn hóa xã hội
- - Trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về đời sống văn hóa x ã hội trong chế độ phong kiến - Chỉ ra một số giá trị và hạn chế chủ yếu trong quan niệm trên của Nho giáo. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Cơ sở lý luận của chuyên đề được dựa trên cơ sở lý luận của triết học Mác - Lênin trong nghiên cứu về đời sống văn hóa xã hội. Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề chủ yếu sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của Triết học Mác – Lênin kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp lôgic và lịch sử; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp đối chiếu – so sánh. 5. Đ ối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề. Đối tượng nghiên cứu: Các giá trị của Nho giáo về xã hội Phạm vi nghiên cứu: - Một số tác phẩm của Nho giáo, chủ yếu là Tứ thư, Ngũ Kinh; - Các tác phẩm và các công trình nghiên cứu về Nho giáo và Nho giáo Việt Nam. 6. Đóng góp của chuyên đề. Chuyên đề trình bày có hệ thống những nội dung chủ yếu trong quan niệm của Nho giáo về đời sống văn hóa x ã hội trong chế độ phong kiến và trong giai đoạn hiện nay. 7. Ý nghĩa của chuyên đề. Từ góc độ triết học, chuyên đề b ước đầu làm sáng tỏ và trình bày có hệ thống những tiền đề, điều kiện ra đời và những giá trị cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về đời sống văn hóa xã hội trong chế độ phong kiến và ảnh hưởng của nho giáo trong giai đoạn hiện nay. 8. K ết cấu của chuyên đề: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của chuyên đề gồm 2 chương với 4 tiết. Chương 1. Sự d u nhập, hình thành và phát triển của Nho giáo Chương 2: Những ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Chương 1 SỰ DU NHẬP, HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO Ở VIỆT NAM . Nho giáo du nhập vào Việt Nam thời kì Bắc thuộc, đó là một quá trình lâu dài, bằng con đường xâm lược và giao lưu văn hoá , kinh tế Việt Nam và Trung Quốc , trước hết đó là công cụ của Hán Đường tiến hành đồng hoá . Nho giáo du nhập vào Việt Nam không còn là Nho giáo nguyên sơ mà đã được Hán nho trước nhất là Đổng Trọng Thư cải tạo cho thích hợp với chế độ p hong hiến trung ương tập quyền. Cùng xâm nhập với Nho còn có Phật và Đ ạo. Cả ba học thuyết này đều có ảnh hưởng đến tư tưởng Việt Nam, vào các phong tục tập quán của người Việt cho đến nay . Trên 1000 năm Bắc thuộc, bọn x âm lược ra sức truyền Nho, Phật, Đạo vào nước ta. Nhưng số người học Nho không nhiều lắm; còn Phật và Đ ạo lại đi sâu vào dân gian hoà lẫn trong tín ngỡng bản địa Sau khi giành độc lập , nhân dân ta đã sử dụng Nho , Phật và Đạo để bắt tay xây dựng đất nước, trước hết là để xây dựng một tổ chức Nhà nước độc lập để đủ sức chống lại sự uy hiếp và xâm lược từ phương Bắc. Sở dĩ Nho giáo và Phật giáo được chọn làm hệ tư tưởng chính trong xã hội Việt Nam là vì cả ha học thuyết này ít nhiều ảnh hưởng trong xã hội Việt Nam . Sự truyền bá và tiếp nhận tư tưởng này diễn ra khá thuận lợi và nhanh chóng. Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển theo xu hướng tập quyền thống nhất nên có nhu cầu sử dụng Nho học. Nhà nước Đại Việt thời Lý đã đ ưa Nho giáo phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực ở Việt Nam . Năm 1070 , nhà Lý lập Văn Miếu và Quốc Tử Giám , năm 1075 nhà Lý m ở khoa thi Nho học và năm 1195 mở khoa thi Tam giáo. Nho học du nhập vào nước ta đ ến đây trở thành cái bản dịa được nhà nước Đại Việt sử dụng và trân trọng . Vào thời Trần, Nho học lại phát triển nhanh chóng hơn. Cũng vào thời kì này thi cử nho giáo đã vào quy củ, các khoa thi tiến sĩ cứ 7 năm được tổ chức một lần . Tuy nhiên, ảnh hưởng của Nho giáo vào Việt Nam cho đến cuối dời Trần – Hồ vẫn chưa thật đậm nét. Có thể những bộ phận quan chức cao cấp phần nào còn
- áp dụng những lễ giáo kiểu phương Bắc, còn trong dân gian thì vẫn theo phong tục tập quán lâu đời . Sang thời Hậu Lê , N ho giáo được đẩy lên cực thịnh. Lê Thánh Tông đưa Nho học vào tổ chức nhà nước ở cả ba mặt : + Giáo dục và khoa cử : Thời Lê sơ giáo dục và khoa cử Nho học đạt đến mức cực thịnh. Một tầng lớp sĩ đông đảo có mặt ở khắp nông thôn và thành thị. Ở Văn Miếu được lập bia Tiến sĩ, N ho sĩ được đề cao đến mức cao nhất. Qua giáo dục và khoa cử, Nho giáo thâm nhập vào xã hội ngày càng sâu sắc hơn . Tổ chức chính quyền : có tham khảo các kiểu nhà nước TốngMinh Pháp luật: luật Hồng Đức được xây dựng trên tinh thần Đại Việt nhưng + cũng tham khảo nhiều pháp luật Đường Minh . Ở các lĩnh vực khác như triết học, tôn giáo, nghệ thuật thì cả ba đạo Nho ,Phật , Lão đ èu có ảnh hưởng , nhưng nặng nhẹ khác nhau . Phật , Dạo đi vào dân gian làng xã khá sâu sắc Vào các thế kỉ XVI, XVII, XVIII , N ho học và Nho giáo Việt Nam đều đi xuống. X u hướng tam giáo đồng tôn trong xã hội phát triển. Có thể nói , vào các thế kỉ XVII, XVIII kiểu Nho thuần tuý không còn đáng kể , một nền học thuật và tư tưởng đa thanh, đa sắc đ ã xuất hiện ngày càng nhiều, ngày càng sâu hơn . Nhà Nho các thế kỉ này đều trên cơ sở Nho kết hợp với Phật, Đạo. Có thể nói, đến thế kỉ XVIII, Nho học, Nho giáo không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đ ã bất lực trước công việc giải quyết khủng hoảng xã hội. Trong lĩnh vực chính, trị tư tưởng các nhà nước và các quan lại sĩ phu vẫn lấy tam cương làm lý tưởng. Nhưng sự lên xuống của cuộc sống cá thể, của xã hội phải có Phật, Đ ạo bổ sung thành công cụ tinh thần phong phú, đa dạng. Tam giáo đồng tôn hay đồng hành đồng tâm trên cơ sở Nho là một hướng giải quyết về lý thuyết tư tưởng và xã hội . Đến đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn vẫn duy trì độc tôn Nho giáo trong khi các nước khác ngay cả Trung Quốc cũng đã bắt đầu có những phản kháng. Khoa thi Hương cuối cùng vào năm 1918 và thi hội cuối cùng vào năm 1919. Tác phẩm “ Khổng học đăng” của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu là sự bùng lên cuối cùng của Nho giáo trước khi dập tắt . Có thể nói, Nho giáo được duy trì lâu nhất ở Việt N am. Có một học giả nước ngoài khi sang Việt Nam đã có nhận xét như sau : “ dường như Nho giáo Việt Nam từ thế kỉ XIX có vẻ nặng sâu hơn chính ở Trung Quốc . Nói như thế không phải là
- không có cơ sở. Một thực tế ở Việt Nam là , Nho giáo ở Việt Nam chưa một làn b ị phê phán gay gắt như các họ c giả ở Trung Quốc hay Nhật Bản. Sự phê phán Nho giáo ở nước ta mới chỉ xuất hiện trong các tác phẩm văn học hay trong dân gian. Vùng đồng bằng Bắc Bộ là vùng có lẽ chịu ảng hưởng sâu sắc nhất và lâu đ ời nhất ở V iệt Nam . Chương II NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI V IỆT NAM I/ Đối với kinh tế 1/ Ảnh hưởng tích cực Con người với tư cách là nhân tố thúc đẩy kinh tế Mục đích của Nho giáo là nhằm giáo hóa, đào tạo con người, hoàn thiện con người và hoàn thiện xã hội, làm cho xã hội luôn ổn định, thái b ình, thịnh trị. Theo Nho giáo, sự hoàn thiện con người vừa là kết quả, vừa là điều kiện, nguyên nhân của sự hoàn thiện x ã hội. Nếu gạt sang một bên những điều kiện lịch sử, xã hội thì phải chăng Nho giáo đã sớm nhận ra vai trò của con người đối với sự ổn định và phát triển x ã hội. Kinh tế, văn hóa ổn định phát triển xét cho cùng là do con người, vì con người. Ở nước ta, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế thị trường đã đẩy nhanh sự tăng trưởng về kinh tế nhưng cũng đồng thời tạo ra nhiều xáo trộn trong quan hệ xã hội, sinh hoạt gia đình và phẩm chất cá nhân. Để ngăn ngừa những hiệu quả tiêu cực của nền kinh tế thị trường, bảo đảm cho sự phát triển vật chất không kéo theo sự suy thoái tinh thần, chúng ta cần phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao những phẩm chất đạo đức vốn có trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Những phẩm danh đạo đức tối thượng của con người như: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí - Tín trong xã hội Nho giáo trước kia cho đến nay vẫn còn ý nghĩa, nếu chúng ta biết kế thừa, chắt lọc. Đ iều đáng chú ý là đề cao Nhân, Nghĩa trong cuộc sống của con người; nhưng Nho giáo cũng không bỏ qua vấn đề cơm ăn, áo mặc của nhân dân. Bởi nhân dân có đủ ăn đủ mặc thì mới thực hiện đ ược đạo nghĩa đạo Nhân. Chính vì
- thế Nho giáo khuyên giới cầm quyền tìm mọi cách để giúp dân sản xuất, phải chăm lo đ ến việc sản xuất của dân. Mạnh Tử từng nói: Nếu vua chẳng làm trái nghịch thời tiết của kẻ làm ruộng, đừng bắt họ làm xâu trong mùa cấy gặt thì thóc lúa ăn chẳng biết. Nếu đừng để cho người ta bủa lưới nhặt trong các bưng hồ thì cá rùa ăn chẳng hết. Nếu đừng để cho lưỡi rìu, cạnh búa đốn phá rừng núi sau lúc sai mùa thì cây cối dùng chẳng hết. Lúa thóc và rùa cá dự ăn, cây cối dư xài, nhân dân nhờ đó mà nuôi dưỡng người sống, mai táng kẻ chết, họ chẳng sầu oán gì nữa. Trong nước mà dân chúng chẳng oán sầu vì họ nuôi người sống được no ấm, chôn người chết được đủ lễ, đó là bước đầu của một nền cai trị thịnh vượng vậy. N ho giáo còn đòi hỏi giai cấp thống trị phải để cho nhân dân có tài sản riêng. Có như vậy dân m ới yên tâm làm ăn, đời sống mới no ấm, nhà nước mới có dư thừa. Mạnh Tử nhấn mạnh trách nhiệm của người cầm quyền đối với cuộc sống của nhân dân. Theo ông, người cầm quyền phải đồng cam cộng khổ với nhân dân, không nên có cuộc sống quá chênh lệch so với cuộc sống của dân thường. Đó là điều đáng để các nhà lãnh đạo trong xã hội hiện đại suy ngẫm. Đ ất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Để đạt được các mục tiêu sau khi kết thúc thời kỳ quá độ, chúng ta không thể không coi trọng ưu tiền phát triển kinh tế. Chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng để làm cho "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh..." Đó cũng là tiền đề bảo đảm cho sự ổn định chính trị xã hội. Muốn vậy, một trong những điều kiện cần thiết là Đ ảng và N hà nước ta phải đề ra những chính sách, biện pháp kinh tế - xã hội phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác trí tuệ, năng lực sáng tạo của con người. Những biện pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước cần phải xuất phát từ con người và vì con người. Bởi con người vừa là động lực, vừa là m ục tiêu của toàn bộ sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Sản xuất đi đôi với tiết kiệm N ho giáo nhấn mạnh sản xuất đi đôi với tiết kiệm, sớm đặt ra vấn đề tiết kiệm: "Đạo lớn làm ra của cải là: số người làm việc sinh lợi ngày càng nhiều, số
- người ăn tiêu phung phí ngày càng ít số người làm ra của cải phải mau mắn, siêng năng, những người tiêu dùng phải thư thả, từ từ. Như vậy của cải luôn luôn đủ". Khổng Tử còn khuyên vua "tiết dụng nhi ái dân", nghĩa là phải tiêu dùng tiết kiệm mà thương yêu dân. Tuân Tử cho rằng nếu như hết sức làm việc nông, lại tiết kiệm tiêu dùng thì trời chẳng bao giờ làm mình đói. V ới lời răn dạy về tiết kiệm ấy của Nho giáo, những người làm quan thanh liêm ngày xưa thường ăn uống đơn sơ, trang phục giản dị, coi vẻ đẹp của con người là sự thanh cao của tâm hồn chứ không phải ở sự xa xỉ trong nhà cửa, áo quần, vật liệu tiêu dùng. X ã hội Việt Nam ngày nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần có nhiều yếu tố: tài nguyên, vốn, kỹ thuật, công nghệ mới và con người. Trong khi đó đối với nước ta, nguồn tài chính, nguồn lực vật chất còn rất hạn hẹp, thế nhưng "chúng ta lại chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển". Hiện nay, Việt Nam vẫn còn là nước nông nghiệp, lao động nông nghiệp chiếm hơn 70%, đời sống nhân dân ở nhiều vùng nông thôn, các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn rất thấp, GDP bình quân đầu người chưa đến 300 USD/năm nhưng tình trạng tiêu dùng xa hoa, lãng phí diễn ra khá phổ biến cả ở nông thôn và thành thị, trong một số khá đông cán bộ và nhân dân. Đó là điều đáng lo ngại. V ì vậy, "chúng ta nhất thiết phải cần kiệm để công nghiệp hóa, khắc phục xu hướng chạy theo xã hội tiêu dùng, lối sống xa hoa, lãng phí. Đó là một trong những nhân tố thành công của chúng ta. Tiết kiệm trong điều kiện hiện nay không phải là khuyến khích giảm nhu cầu tối thiểu mà chính là nâng cao khả năng thỏa m ãn nhu cầu hợp lý của con người như là tiền đề để phát huy nguồn lực con người - nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - x ã hội của đất nước. N hư vậy, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, tư tưởng về sản xuất đi đôi với tiết kiệm của Nho giáo cũng như đức tính cần kiệm truyền
- thống của dân tộc cần phải được kế thừa và đổi mới. Cần kiệm đi đôi với chống tham nhũng và lãng phí, dồn sức đầu tư cho sự phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai. Tóm lại, với cách nhìn biện chứng, chúng ta có thể khai thác giá trị tích cực của Nho giáo đối với sự phát triển kinh tế. Chúng có thể đồng tình với các nhà khoa học Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan... khi họ nêu lên khả năng hòa đồng giữa Phú và Nhân, giữa Nghĩa và Lợi, giữa đạo đức và kinh doanh trong sự phát triển đất nước. Nho giáo gợi mở cho ta suy nghĩ có thể đưa văn hóa vào kinh doanh, hướng kinh doanh không chỉ vào việc tăng trưởng kinh tế mà còn xây dựng một xã hội hội có văn hóa, xứng đáng với truyền thống dân tộc, đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại. 2/ Ảnh hưởng tiêu cực N ho giáo - hệ tư tưởng của một xã hội được xây dựng chủ yếu trên cơ sở chế độ ruộng công với chính sách cống nạp từ bên dưới và phân phối từ bên trên giờ đây vẫn ảnh hưởng tiêu cực tới suy nghĩ, quan niệm của nhiều người. Với tư tưởng "Trọng nông ức thương", Nho giáo từng kìm hãm công nghiệp và kinh tế hàng hóa phát triển, về mặt sản xuất, Nho giáo coi thường khoa học kỹ thuật; về mặt phân phối nó khuyến khích chủ nghĩa bình quân. Kinh tế Việt Nam không thể đổi mới và phát triển nếu không gạt bỏ được sự cản trở đó của Nho giáo. D ưới chế độ phong kiến, ở nước ta đ ã có quan hệ tiền tệ và trao đổi hàng hóa ở mức độ nhất định. Nhưng với đặc điểm bảo trì lâu dài của các làng xã, quan hệ hàng hóa tiền tệ đ ã không phát triển đ ược. Thêm vào đó, các quan điểm bảo thủ, khép kín "trọng nông ức thương" đã kìm hãm sự phát triển có tính chất tự nhiên của sản xuất xã hội. Sau cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước ta vẫn chưa có nền sản xuất hàng hóa, nền kinh tế vẫn trong tình trạng tự cấp tự túc là chủ yếu. Đó chính là thách thức cơ bản đối với dân tộc ta khi bước vào con đường phát triển hiện đại văn minh.
- Do những sai lầm chủ quan mang tính giáo điều, kinh nghiệm duy ý chí cùng với ảnh hưởng của tư tưởng "trọng nông ức thương", trước thời kỳ đổi mới nền kinh tế hàng hóa ở nước ta không phát triển. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp cùng những chính sách xã hội kèm theo nó đã là một trong những nguyên nhân cơ bản đưa nước ta tới khủng hoảng trầm trọng. Thực tiễn đ ã giúp Đảng ta nhận thức sâu hơn về CNXH, về con đường đi lên CNXH, vai trò tác dụng của sự phát triển và sử dụng các yếu tố, các khâu trung gian quá độ lên CNXH theo kiểu quá độ gián tiếp mà Lênin đã vạch ra. Nhận thức mới đưa đ ến chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đó cũng chính là nội dung cơ b ản của đổi mới kinh tế - nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc đổi mới hiện nay. Sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải khắc phục tình trạng chia cắt, khép kín, trì trệ của sản xuất và lưu thông, nhưng do ảnh hưởng của tư tưởng cũ - tư tưởng "trọng nông ức thương" cùng với tư tưởng cục bộ bản vị (địa phương chủ nghĩa), nhiều địa phương vẫn còn xu hướng biệt lập khép kín trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế, không chú ý đến tính chỉnh thể thống nhất, đến yêu cầu phát triển chung của đất nước. Thực hiện nhiệm vụ tự cân đối các mặt của sản xuất và sinh hoạt của địa phương không có nghĩa là thực hiện tự cung tự cấp, từ bỏ giao lưu kinh tế giữa các vù ng, các địa phương. Do không nhận thức đúng yêu cầu trên, do ảnh hưởng của tư tưởng cũ, cộng với những khó khăn về giao thông, về nguồn vốn, một số địa phương không đưa hàng hóa ra khỏi địa phương mình. Cách làm đó về thực chất là tự cung tự cấp trên bình diện rộng. Vô hình chung dẫn đến hạn chế sự phát triển của sản xuất hàng hóa, làm nghèo nàn nhu cầu của đời sống xã hội. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng "Trọng nông ức thương" còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ và nhân dân, xây dựng các chương trình kinh tế - x ã hội mang tính thống nhất, xóa bỏ tình trạng phân tán, tự cung, tự cấp.
- N ền kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta còn chịu phục những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo trong lĩnh vực phân phối. Chúng ta biết rằng đặc điểm kinh tế nổi bật của xã hội Việt Nam truyền thống là sản xuất nhỏ, đặc biệt là sản xuất nhỏ trong nông nghiệp. Tính chất sản xuất nhỏ và tâm lý người tiểu nông in dấu ấn sâu sắc lên mọi mặt của xã hội Việt Nam cổ truyền và còn ảnh hưởng đến ngày nay. Nói đến sản xuất nhỏ ở Việt Nam chủ yếu là nói đến sản xuất nhỏ trong nông nghiệp với đặc trưng phổ biến là: quyền tư hữu của người tiểu nông với ruộng đất là cơ sở của nền sản xuất xã hội, ruộng đất bị phân chia manh mún, nông cụ ít và thô sơ thiếu sự hợp tác và phân công lao động; nền sản xuất có tính bảo thủ cao, tổ chức sản xuất hàng hóa thấp kém, đời sống vật chất và tinh thần của người dân gựp nhiều khó khăn và chậm được cải thiện. N ền sản xuất nhỏ tồn tại lâu đời trong xã hội Việt Nam cùng với ảnh của tư tưởng Nho giáo đ ã tạo nên tâm lý cục bộ, bản vị, địa phương. Chế độ ruộng công trong điều kiện làng xã Việt Nam đã làm nảy sinh tư tưởng b ình quân về nghĩa vụ và quyền lợi. K hi nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, tư tưởng bình quân đã trở thành lực cản lớn trong quá trình phát triển kinh tế cũng như các mặt khác của đời sống x ã hội. Cách làm kinh tế theo giờ hành chính một cách máy móc ở các hợp tác xã nông nghiệp, các nông trường quốc doanh của miền Bắc trước đây với hình thức phân phối bình quân đ ã dẫn đến tình trạng người lao động thờ ơ với công việc và kết quả lao động của mình. Tâm lý ỷ lại vào tập thể, dựa dẫm, cung cách lao động "được chăng hay chớ", "cơm vua ngày trời", "đi làm theo kẻng, ăn chia theo định xuất", "chân ngoài dài hơn chân trong" trở thành căn b ệnh ngày càng trầm trọng. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán lâu dài chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các hình thức phân phối trong thời kỳ này cũng rất đa dạng: phân phối theo lao động, phân phối theo vốn đầu tư, phân phối thông qua phúc lợi tập thể... Tuy nhiên, tình trạng bình quân trong phân phối vẫn còn tồn tại, biểu hiện rõ nét nhất ở khối hành chính
- sự nghiệp. Tiền lương nhìn chung chưa đảm bảo tái sản xuất sức lao động, chưa thực sự trở thành đ òn bẩy kích thích người lao động làm việc với sự nhiệt tình và sức sáng tạo cao. Sự phát triển nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới ở nước ta đòi hỏi phải khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực đó của Nho giáo. II/ ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC 1. Ảnh hưởng tích cực Tu thân và vấn đề rèn luyện đạo đức cách mạng N ho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội, đạo đức cho nên vấn đề tu thân được đặt lên hàng đ ầu: Từ Thiên tử ở địa vị cao nhất cho đến người dân bình thường đều phải lấy việc tu thân làm gốc. Đó cũng là bài học mà chúng ta không thể bỏ qua. Trên thực tế, nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc... đã khai thác triết lý tu thân của Nho giáo nhằm bảo đảm ổn định chính trị xã hội, nhất là trong thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ của đất nước. Các nước này không chỉ đ òi hỏi sự nỗ lực của bản thân mỗi người trong việc tu thân mà còn quy định trách nhiệm của mỗi gia đình, trường học, x ã hội đối với việc tu thân. Tại những nước này, những nét đ ẹp truyền thống đ ã được duy trì, những mối quan hệ giữa người với người trong gia đ ình và xã hội đã được củng cố. Ở nước ta, công cuộc đổi mới đang đi vào chiều sâu của nó. Sau 16 năm nhìn lại, chúng ta có quyền tự hào về những chuyển biến đáng kể trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên nh ững thành tựu của sự nghiệp đổi mới chỉ là bước đầu. Vẫn còn muôn ngàn khó khăn, thử thách đòi hỏi mỗi chúng ta phải nâng cao thêm niềm tin, ý chí cách mạng, không ngừng tu dưỡng trau dồi đạo đức cách mạng. Chúng ta thừa nhận rằng nền kinh tế thị trường phát triển đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đem lại bộ mặt mới cho xã hội, nhưng cũng phải thừa nhận mặt trái của kinh tế thị trường đang tạo ra những xáo trộn về mặt đạo đức xã hội. Chúng ta đã b ắt đầu chứng kiến những suy thoái đạo đức trong cả quan hệ gia
- đình và quan hệ xã hội. Điều đáng lo ngại là sự suy thoái phẩm chất đạo đức ở một số cán bộ đảng viên đang làm giảm uy tín của Đảng, suy giảm lòng tin của nhân dân đối với chế độ. Trong điều kiện đó, thiết nghĩ chúng ta nên lấy triết lý tu thân của Nho giáo làm bài học, để rồi từ đó chắt lọc, kế thừa giá trị tích cực của nó. Chúng ta tiếp thu tư tưởng Nho giáo về tu thân, đặt nhiệm vụ tu thân lên hàng đầu, huy động các lực lượng gia đình, xã hội và cá nhân đẩy mạnh tu thân, nhưng không phải tu thân theo tinh thần đạo đức cũ - Đạo đức Khổng giáo - mà tu thân theo tinh thần đạo đức mới - đạo đức cách mạng như Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Đây là những khái niệm mang nội dung mới với những giá trị đạo đức cơ bản nhất của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những Đức, Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của Nho giáo đã được Hồ Chí Minh tiếp thu và cải biến thành "Ngũ thường" của Việt Nam như thế. Người giải nghĩa: Nhân: là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng b ào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân.V ì thế mà sẵn lòng cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. V ì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền. Những người không ham, không e, không sợ gì thì việc gì làm việc phải họ đều làm được. Nghĩa: là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải dấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao việc thì dù bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn. Trí: Vì không có việc tư túi nó làm mù quáng cho nên đ ầu óc sáng suốt. Dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương hướng. Biết xem người, biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian. Dũng: là dũng cảm gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự
- vinh hoa phú quý, không chính đáng. N ếu cần, có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát. Liêm: là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng. Không tham người ta tâng bốc mình.Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham đọc, ham làm, ham tiến bộ. Đó là đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh còn chỉ ra cốt lõi của đạo đức cách mạng gồm bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Người giải thích như sau: Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai K iệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí... Liêm là trong sạch, không tham lam... Tham tiền, tham địa vị, tham ăn ngon, sống yên đ ều là bất liêm. Chính là không tà, nghĩa là thẳng thắn đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn tức là tà. N hư vậy, cũng là tu thân nhưng chúng ta tu thân theo nội dung của đạo đức cách mạng đã được Hồ Chí Minh đề cập. Trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam, chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng đạo đức Nho giáo, việc sử dụng những từ ngữ vốn quen thuộc của Nho giáo để đưa vào nội dung đạo đức mới là một biện pháp sáng tạo của Hồ Chí Minh. Những chuẩn mực đạo đức mà người nêu ra không bao giờ xưa cũ. Để đẩy mạnh tăng trưởng về kinh tế với sự phát triển về mọi mặt của xã hội, để thống nhất văn hóa với kinh doanh, đạo đức con người với sự giàu m ạnh của đất nước, hơn lúc nào chúng ta càng phải chú trọng rèn luyện đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh từng nói: Đạo đức là gốc, là nền tảng của cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước vẫn đang đứng trước bốn nguy cơ như Đảng ta từng chỉ rõ (nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng XHCN, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, "diễn biến hòa bình" do
- các thế lực thù địch gây ra) thì việc trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng là hết sức cần thiết. Đối với đảng viên, trước hết cần thực hiện tốt cuộc vận động phê bình tự phê bình theo tinh thần H ội nghị Trung ương VI - khóa VIII làm cho Đảng trong sạch vững mạnh. Đó là biểu hiện của "tu thân". Đối với quần chúng, cũng cần phải "tu thân". Tu thân để làm ăn lương thiện, để không bị tha hóa bởi sức mạnh của đồng tiền, không bị mặt trái của cơ chế thị trường làm m ất đi lương tâm, nhân phẩm để góp phần xây dựng nước nhà vững mạnh, phồn vinh. 2/ Ảnh hưởng tiêu cực Thói đạo đức giả N ếu nhấn mạnh sự tu thân, chú trọng giáo dục đạo đức là những giá trị tích cực của Nho giáo mà chúng ta cần khai thác, kế thừa thì thói đạo đức giả trong tư tưởng Nho giáo lại là điều cần phê phán, loại bỏ. Đ ạo đức Nho giáo xưa kia nêu ra cần, kiệm, liêm, chính thực chất nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Ngày nay, chúng ta đề ra cần kiệm, liêm, chính để làm lợi cho nước cho dân. Nhưng nếu cán bộ thực hiện không nghiêm túc, để đầu óc tư lợi chi phối thì cũng rơi vào tình trạng đạo đức giả. Đ ạo đức giả là hiện tượng phổ biến trong nhiều chế độ xã hội và gắn với chủ nghĩa cá nhân, nhưng gốc gác nảy sinh của nó bắt nguồn từ Nho giáo. Chế độ Đức trị đã sản sinh ra đông đảo phân từ đạo đức giả, những kẻ kiếm ăn trong "nghề đạo đức", những kẻ bề ngoài nói điều nhân nghĩa nhưng bên trong đầy rẫy tật xấu. Hối lộ, tham ô ... vẫn có thể là "đạo đức" nếu biết khéo léo che giấu, khéo giả vờ, khéo nói những lời bịp bợm. Đạo đức trong những trường hợp ấy trở thành thủ đoạn để lừa trên, dối dưới, trở thành một loại tiền tệ, có thể dùng để mua được giàu sang và danh vọng. X ét ảnh hưởng của thói đạo đức giả đối với con người Việt Nam hiện đại có thể thấy.
- - V ề lý thuyết, đội ngũ cán bộ bao gồm những người tiên tiến nhất, giác ngộ nhất, nhưng trên thực tế vẫn có người nhiễm phải thói đạo đức giả. Đó là những người lời nói không đi đôi với việc làm, lợi dụng chức quyền để mưu lợi ích riêng. Trong công tác và sinh hoạt, họ thường che đậy bản chất thực sự của mình b ằng những lời lẽ hoa mỹ, sách vở đúng với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Khi không thực hiện được lời nói của m ình, họ đổ lỗi cho khách quan, cho cơ chế, cho người khác. N gười mắc thói đạo đức giả là người, không trung thực trong công tác. Họ thường trình lên cấp trên những báo cáo không trung thực: thổi phồng thành tích, che đậy khuyết điểm. Nếu dùng những báo cáo này làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng Nhà nước sẽ làm cho đường lối, chính sách không phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Hậu quả do những người nhiễm thói đạo đức giả gây ra không đơn thuần là những hậu quả kinh tế trực tiếp, mà còn là những hậu quả kinh tế xã hội lâu dài. Bởi vì khi đ ã xâm nhập vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nó sẽ ảnh hưởng rộng lớn, thậm chí ở tầm vĩ mô, chiến lược. Một biểu hiện trực tiếp của đạo đức giả hiện nay là: lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, tiếp tay cho bọn làm ăn phi pháp; lấy các từ như "công bằng xã hội", "lợi ích cộng đồng", "chấp hành luật pháp".... làm cái vỏ che đậy khuyết tật và việc làm sai trái. Thói đ ạo đức giả cũng là thói cơ hội chủ nghĩa. Nó có khả năng tìm ra phương thức hoạt động mềm dẻo mà người trung thực lẫn pháp luật khó có thể lường hết được. Người nhiễm thói này thực chất là kẻ cơ hội chủ nghĩa. Dưới quyền của những người như vậy, người trung thực sẽ không tránh khỏi bị trù dập, vô hiệu hóa. Nguy hại hơn nữa, để đạt được mục đích cá nhân, những người mắc thói đ ạo đức giả không chỉ tìm cách khai thác những điểm còn cơ sở trong chính sách, luật pháp, mà còn tìm cách vô hiệu hóa pháp luật và thi hành pháp luật. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: không có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân, không hoàn thành nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Suy thoái về đạo đức thường là khởi đầu suy thoái về bản lĩnh chính trị, phai
- nhạt và phản bội lý tưởng cách mạng. Vì vậy ngăn chặn loại trừ thói đạo đức giả đang là một yêu cầu bức xúc của xã hội ta hiện nay. III/ Đ ỐI VỚI GIA ĐÌNH VÀ GIÁO DỤC 1. Đối với gia đình Sẽ là thiếu sót nếu chỉ đề cập tới ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam hiện nay ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đạo đức mà không đề cập tới lĩnh vực gia đình. Trong học thuyết Nho giáo, gia đình là một phạm trù lớn, chứa đựng nhiều nội dung thâm thúy, ý nghĩa sâu xa, liên quan tới những phạm trù khác về đạo đức và cuộc sống con người. X ung quanh vấn đề gia đình, Nho giáo đã có những kiến giải thích hợp, góp phần xây dựng và duy trì những quan hệ x ã hội ổn định, đồng thời cũng có không ít những tiêu cực, gây tác hại không nhỏ cho xã hội trước đây và hiện nay. Coi gia đình là cơ sở xã hội; xây dựng những mối quan hệ bền chặt trong gia đình, phát triển chúng thành những quan hệ trong toàn xã hội, vun đ ắp chúng trở thành những tình cảm đạo đức tốt đẹp trong đạo thờ vua trị nước; khẳng định vai trò giáo dục của gia đình... đó là những giá trị tích cực của Nho giáo mà giờ đây chúng ta vẫn có thể kế thừa. Tuy nhiên, chủ nghĩa gia đình với những tác hại của nó lại là điều cần phê phán và lo ại bỏ. 1.1/ Ảnh hưởng tích cực Cách đây mấy ngàn năm trước, Nho giáo đã coi gia đ ình là cơ sở của xã hội: "gốc của nước là nhà". Chính vì vậy, Nho giáo đã chú trọng xây dựng những mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình. "Cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ, thế là gia đình đạo chính". Trong những mối quan hệ ấy, quan hệ cha con, anh em được Nho giáo tôn rất cao bằng chữ Hiếu và chữ Đễ. Hiếu là "nết đầu trong trăm nết". Người con hiếu có ý thức đầy đủ về tình cảm và bổn phận của mình đối với cha mẹ. Đó là sự biết ơn, là ý nguyện thường xuyên làm sao
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng cổ Phước Tích-Phong Hòa Phong Điền-Thừa Thiên Huế
98 p | 430 | 125
-
LUẬN VĂN: Báo chí với việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng tây bắc
101 p | 326 | 90
-
Tiểu luận: "lý luận hình thái kinh tế xã hội với những giá trị khoa học của nó"
30 p | 332 | 67
-
Báo cáo " Chuỗi giá trị dịch vụ công: Kinh nghiệm từ Canada và New Zealand "
14 p | 124 | 35
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa và các dân tộc vùng Phong Nha, Kẻ Bàng
262 p | 105 | 21
-
Báo cáo "Một số chỉ báo về định hướng giá trị của sinh viên các trường Đại học hiện nay "
5 p | 124 | 21
-
Báo cáo khoa học: Một trường hợp giao thoa văn hóa Đông- Tây
4 p | 164 | 19
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DỰ BÁO CỦA NHỮNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƯỜNG VỐN - TRƯỜNG HỢP CỦA VALUE-ATRISK MODELS 1"
9 p | 81 | 13
-
Báo cáo tốt nghiệp: Lịch sử kiến trúc và giá trị văn hóa của tháp Po Klong Garai (tỉnh Ninh Thuận)
52 p | 29 | 11
-
Báo cáo khoa học: "XXÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU"
5 p | 78 | 10
-
Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Đánh giá tác động của Quỹ đầu tư quốc gia (Sovereign Wealth Fund - SWF) đến giá trị của doanh nghiệp - Nghiên cứu thực nghiệm một số SWF lớn trên thế giới
35 p | 108 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC CỦA CÁC KIỐT KIỂU PHÁP Ở PHỐ CỔ BAO VINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"
10 p | 91 | 8
-
Báo cáo khoa học: "Bàn về những giải pháp tr-ớc mắt nhằm nâng cao chất l-ợng đào tạo cán bộ KHoa học - Kỹ Thuật phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ngành Giao thông vận "
6 p | 55 | 8
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề đúc đồng thị trấn Lâm - Ý Yên - Nam Định
87 p | 34 | 8
-
Nghiên cứu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán các khối u vùng đầu tụy
4 p | 90 | 7
-
Báo cáo khoa học: "Dự báo thống kê những giá trị cực trị tiêu chuẩn hiệu quả của các hệ thống lập dự án thiết kế"
3 p | 54 | 5
-
Báo cáo " Những giá trị của dân luật Việt Nam nhìn từ truyền thống và các chuẩn mực pháp lí "
3 p | 75 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn