intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Lịch sử kiến trúc và giá trị văn hóa của tháp Po Klong Garai (tỉnh Ninh Thuận)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

31
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Lịch sử kiến trúc và giá trị văn hóa của tháp Po Klong Garai (tỉnh Ninh Thuận)" nhằm tìm hiểu lối kiến trúc độc đáo của tháp Po Klong Garai tại Ninh Thuận; Tìm hiểu những giá trị văn hóa của tháp Pô Klong Garai đối với những người Chăm nói riêng và đối với người dân Ninh Thuận nói chung; Cần có những định hướng bảo tồn nào trong việc bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Lịch sử kiến trúc và giá trị văn hóa của tháp Po Klong Garai (tỉnh Ninh Thuận)

  1. TRƯỜNG TRƯỜNGĐẠI ĐẠIHỌC HỌCTHỦ THỦDẦU DẦUMỘT MỘT KHOASƯ KHOA SƯPHẠM PHẠM *********** *********** BÁO BÁOCÁO CÁOTỐT TỐTNGHIỆP NGHIỆP ĐỀ ĐỀ TÀI: TÀI: NGHỀ LỊCH SỬDỆT KIẾNTHỔ CẨM TRÚC GIÁ NGƯỜI VÀCỦA CHĂM TRỊ VĂN HÓA Ở NINH CỦA THÁP THUẬN POTỪ THỰCGARAI KLONG TIỄN LÀNG (TỈNHNGHỀ MỸ NGHIỆP NINH THUẬN) Sinh Sinhviên viênthực thựchiện hiện ::Đạo NữThúy Thiên Hoàng Oanh Thanh Lớp Lớp ::D17LS01 D17LS01 Khoá Khoá 2017––2020 ::2017 2020 Ngành Ngành ::Sư Sưphạm phạmLịch LịchSử Sử Giảngviên Giảng viênhướng hướngdẫn dẫn ::ThS. NguyễnVăn TS. Nguyễn Thị Kim Giác Ánh Bình Dương, tháng 11/2020 Bình Dương, tháng 11/2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài báo cáo này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi,không sao chép của ai do tôi tự nghiên cứu,tôi đọc,dịch tài liệu, tổng hợp,phân tích và thực hiện. Nội dung lý thuyết trong luận văn tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảo như đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo. Những số liệu,hình ảnh và những kết quả trong báo cáo là trung thực và đã được công bố trong một số một công trình khác. Thủ Dầu Một, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Thiên Thúy Thanh i
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài bài cáo tốt nghiệp này,với tình cảm chân thành nhất của mình cho phép em được bài tỏ lòng biết ơn đối với thầy hướng dẫn của mình là TS. Nguyễn Văn Giác đã hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình mà em thực hiện nghiên cứu đề tài này. Em chân thành cảm ơn quý Thầy,Cô trong khoa Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, trường Đại Học thủ Dầu Một đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt 4 năm em theo học tại trường. Với vốn kiến thức mà em đã thu được trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng giúp em trong quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là trang quý báu để em bước ra đời theo nghề một cách vững chắc và tự tin. Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong lúc làm bài không tránh khỏi những sai sót trong cách trình bày, cách hiểu. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và trong Ban lãnh đạo để bài báo cáo tốt nghiệp của em đạt được kết quả tốt hơn. Một lần nữa cho em gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn của mình là TS. Nguyễn Văn Giác và thầy cô trong khoa Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, chúc quý thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe, đạt nhiều thành công việc cũng như trong cuộc sống. Thủ Dầu Một, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Thiên Thúy Thanh ii
  4. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯƠNG DẪN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… … Bình Dương, tháng 11 năm 2020 GVHD (ký và ghi rõ họ tên) iii
  5. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………… Bình Dương, tháng 11 năm 2020 GVHD (ký và ghi rõ họ tên) iv
  6. MỤC LỤC A. DẪN LUẬN .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5 6. Đóng góp của đề tài .................................................................................. 6 7. Bố cục đề tài .............................................................................................. 6 B. NỘI DUNG............................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ KIẾN TRÚC CỦA THÁP PO KLONG GIARAI8 1.1. Quá trình hình thành quần thể kiến trúc tháp Po Klong Garai.. ....... 8 1.1.1. Cảnh quan địa lý................................................................................. 8 1.1.2. Truyền thuyết Núi Trầu ..................................................................... 9 1.1.3. Kiến giải lịch sử ................................................................................ 11 1.2. Khảo tả quần thể kiến trúc tháp Po Klong Garai .............................. 13 1.2.1. Kiến trúc của Tháp Chính ............................................................... 14 1.2.2. Kiến trúc của Tháp Cổng ................................................................. 16 1.2.3. Kiến trúc Tháp thờ Thần Hỏa (tháp nhà Đài) ................................ 17 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................. 19 CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA THÁP POKLONGIARAI ...... 22 2.1. Giá trị văn hóa của Tháp Po Klong trong văn hóa người dân Ninh Thuận .......................................................................................................... 22 2.2. Giá trị văn hóa của Tháp Po Klong trong văn hóa của người Chăm Ninh Thuận ................................................................................................. 22 v
  7. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................. 25 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN KIẾN TRÚC VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA THÁP POKLONGGIARAI .......................... 27 3.1 Định hướng bảo tồn kiến trúc của Tháp Poklong Giarai ................... 27 3.2 Phát huy giá trị văn hóa của tháp Po Klong Garai............................. 28 C. KẾT LUẬN ............................................................................................ 31 PHỤ LỤC.................................................................................................... 33 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN .......................................................................... 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 44 vi
  8. A. DẪN LUẬN 1. Lí do chọn đề tài Biết đến Ninh Thuận, người ta sẽ nghĩ tới đây là một vùng đất khô hạn, thiếu nước, chỉ có gió với nắng. Và đây là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống. Sinh ra va lớn lên tại Ninh Thuận mang dòng máu trong mình là dân tộc Chăm tại Ninh Thuận, một người con theo đạo Bà La Môn. Tôi rất tự hào với những gì dân tộc của mình đã làm được trong quá khứ và đến hiện tại bây giờ. Tự hào vì chỉ là một vương quốc Champa nhỏ,tồn tại trong khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng đã tạo nên những trang sử vẻ vang, được lưu lại thành sách và được nhiều thế hệ sau biết tới. Trong suốt quá trình tồn tại của vương quốc Champa, người Chăm đã tạo nên nét riêng biệt trong văn hóa cũng như trong các công trình kiến trúc của mình. Ngoài ra người Chăm còn để lại cho mình những công trình kiến trúc độc đáo, hiện nay chúng ta có thể thấy một số công trình đã bị thời gian lãng quên, còn rất ít công trình còn tồn tại nguyên vẹn mà không bị xuống cấp hay bị mất đi một số di tích trong quần thể kiến trúc đó. Vương quốc Champa mất đi, đã để lại cho hậu thế một chuỗi dài các di tích đền tháp quý giá trên dải đất miền Trung, trong đó có tháp Po Klong Garai tỉnh Ninh Thuận. Đây là ngôi đền tháp nổi tiếng được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và nghệ thuật đánh giá là ngôi tháp đẹp, còn nguyên vẹn mặc dù đã trải qua rất nhiều thời gian và chịu nhiều tác động khác nhau như con người, chiến tranh, thời tiết,….. Là một người Chăm theo đạo Bà La Môn, nói đến lịch sử dân tộc tôi có hiểu một chút, nhưng nói đến tháp Po Klong Garai được ra đời như thế nào và trong hoàn cảnh nào tôi cũng không nắm kĩ. Vì vậy, chuẩn bị kết thúc thời sinh viên của mình tại trường Đại Học Thủ Dầu Một chuyên nghành sư phạm lịch sử, tôi đã chọn đề tài liên quan đến dân tộc của mình và ngay chính địa phương mình được sinh ra là tìm hiểu về “Lịch Sử Kiến Trúc Và Giá Trị Văn Hóa Của Tháp Po Klong Garai ( tỉnh Ninh Thuận)”. Từ khi tôi sinh ra tháp Po Klong Garai đã có rồi,đến lúc tôi trưởng thành nó vẫn đứng với dáng vẻ hiên ngang và sừng sững tại ngọn đồi Trầu. Nghe,biết và đi đến đó rất nhiều lần nhưng không lần nào trong đầu tôi không 1
  9. lóe lên suy nghĩ rằng, tháp Po Klong Garai này được xây dựng như thế nào? làm cách nào mà cha ông ta có thể dựng nên nó với kiểu kiến trúc mà không phải nơi nào cũng cũng có được. Tôi cũng đã có lần vì tò mò nên đã hỏi mẹ tôi làm sao để xây dựng nên một nhóm tháp hùng vĩ như vậy,mẹ tôi cũng đã trả lời rằng: cha ông ta ngày xưa đã dùng gạch đỏ ghép những viên đá lại với nhau và dùng nhựa một loài cây (mẹ tôi không nhớ rõ tên) để kết dính nó lại, nhưng bây giờ loài cây đó không còn nữa. Ngay cả các nhà nghiên cứu cũng không thể biết được rằng người Chăm xưa đã dùng chất gì để kết dính các viên gạch lại với nhau,hiện nay câu trả lời đó vẫn đang bị bỏ ngõ. Chính vì sự tò mò,nó đã thôi thúc tôi muốn tìm hiểu về tháp Po Klong Garai, tìm hiểu về cách xây dựng, cách đặt tên tháp, ý nghĩa của việc xây dựng nên tháp Po Klong Garai,…… Hằng năm vào khoảng tháng 7 (âm lịch) theo lịch của người Chăm,tức vào khoảng tháng 9 tháng 10 (dương lịch), tất cả những Chăm theo đạo Bà La Môn sẽ cùng nhau chào đón lễ hội Kate. Đây được xem như là lễ hội lớn nhất của người Chăm theo đạo Bà La Môn, gần giống với tết nguyên Đán của người Việt vậy. Lễ hội này sẽ diễn ra tại các đền tháp, trong đó tháp Po Klong Garai là một ngôi đền được rất nhiều người Chăm chọn là nơi dâng lễ vật,cầu một năm mới bình,tại đây rất nhiều những thanh niên,thanh nữ ưu tú từ khắp mọi làng đổ về đây,khoác lên trong mình những bộ bộ áo dài thước tha duyên dáng của người Chăm, điều này được xem là một nét văn hóa độc đáo của người Chăm tại Ninh Thuận. Những giá trị văn hóa này vẫn được người Chăm lưu giữ qua thời gian. Và để bảo toàn những giá trị văn hóa tại ngôi đền tháp này thì ngày 19-10-2017,tại tháp Pô Klong Garai (phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm),Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch công bố quyết định và trao bằng "Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" cho đồng bào Chăm Ninh Thuận. Là một danh lam thắng cảnh đẹp,là một quần thể kiến trúc độc đáo,gắn liền với nó là một nơi có giá trị văn hóa lâu đời mang đậm dâu ấn của người Chăm Ninh Thuận,tháp Po Klong Garai được xem như là một niềm tự hào của người Chăm Ninh Thuận nói riêng và cả người dân Ninh Thuận nói chung. Từ khi được xây dựng nên tháp Po Klong Garai đã gắn cho mình những sứ mệnh thiêng liêng và cao cả,không chỉ là nơi để người Chăm thờ cúng những vị người có công trong việc xây dựng đất nước xưa mà còn là nơi để học gửi gắm những nguyện vọng của gia đình và bản thân mỗi dịp lễ hội 2
  10. Kate diễn ra. Quan trọng hơn hết là tháp Po Klong Garai vẫn là đứng hiên ngang giữa sự bào mòn của thời gian,vẫn giữ được những giá trị văn hóa được truyền lại từ rất lâu,vẫn là nơi mà con cháu người Chăm theo đạo Bà La Môn hướng đến vào dịp tết đến xuân về (lễ hội Kate). Trước sự bào mòn của thời gian, thì những nét độc đáo trên tháp Po Klong Garai cũng dần bị mờ,lối kiến trúc đó cũng bị xuống cấp theo thời gian,đồng thời cùng với việc hội nhập trong văn hóa thì liệu những giá trị văn hóa được bảo tồn tại tháp từ xa xưa tới nay có còn nguyên vẹn hay không,vì thế chúng ta cần phải có định hướng rõ ràng trong việc bảo tồn lối kiến trúc và giá trị văn hóa của tháp Po Klong Garai (Ninh Thuận). 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua quá trình tìm kiếm tài liệu để viết lên đề tài này,tôi nhận thấy rằng có rất nhiều nhà sử học có hứng thú trong việc tìm hiểu những ngôi đền tháp Champa. Với lối kiến trúc riêng biệt,nét nghệ thuật điêu khắc độc đáo, những ngôi đền tháp Champa đã mang cho mình những nét thu hút riêng biệt để lôi kéo nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu nó. Tháp Po Klong Garai cũng được viết rất rõ với rất nhiều tác giả khác nhau,không chỉ là những nhà nghiên cứu ở Việt Nam mà ngay cả những nhà nghiên cứu nước ngoài cũng hứng thú đối với tháp Po Klong Garai. Tiêu biểu đối với nhà nghiên cứu trong nước gồm có như: tác giả Ngô Văn Doanh, Lê Đình Phụng,…. Trong cuốn “Đền tháp Champa- Bí ẩn xây dựng” của tác giả Trần Bá Việt, trong cuốn sách này ông không chỉ ngừng lại trong việc giới thiệu về lịch sử hình thành,thực trạng của các kiến trúc Champa hiện nay,kĩ thuật xây dựng, đồng thời tác giả cũng đã bỏ ra rất nhiều công sức trong nghiên cứu về kĩ thuật xây dựng nền móng, kỹ thuật kiến trúc,kỹ thuật điêu khắc của những ngôi đền đó. Đồng thời ông cũng đưa ra một số định hướng trong việc bảo tồn lối kiến trúc và những giá trị kiến trúc đó. Bên cạnh đó còn có cuốn sách của tác giả Ngô văn Doanh “Tháp cổ Champa huyền thoại và sự thật”. Trong cuốn sách này tác giả đã giải mã cho chúng ta biết được vua Po Klong Garai là ai và đã xuất hiện trong truyền thuyết nào. Ngoài ra tác giả cũng khắc họa nên lối kiến trúc độc đáo tạo nên một ngồi đền tháp huyền thoại tháp Po Klong Garai. Không chỉ nhắc đến tháp Po Klong Garai trong cuốn sách này tác giả còn tìm hiểu về rất nhiều lại tháp cổ khác nhau trong đó tác giả đã nhấn mạnh đến khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. 3
  11. Còn đối với cuốn “Tìm hiểu lịch sử kiến trúc tháp Champa” của tác giả Lê Đình Phụng,cũng như các cuốn sách. Nội dung trong cuốn cũng miêu tả một phần nhỏ về kiến trúc của tháp Po Klong Garai. Ông đã miêu tả một cách khá rõ nét về phân kiến trúc của tháp, kỹ thuật xây dựng tháp, vật liệu xây dựng, cách làm móng của tháp. Ngoài ra, trong cuốn sách này ông còn quan tâm nghiên cứu kỹ thuật xây dựng tháp đúng kĩ thuật của người Chăm để có thể trùng tu tháp dưới sự xuống cấp của nó theo thời gian. Trong cuốn “Đối thoại với nền văn minh cổ Champa” của tác giả Lê Đình Phụng,với niềm đam mê đối với văn hóa Champa,mặc dù đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách nhưng sau khi chứng kiến được những kiến trúc sừng sững, những tượng điêu khắc đẹp vẫn còn nguyên vẹn thì những khó khăn,gian khổ lại biến thành những niềm vui, niềm đam mê thôi thúc ông tiếp tục tìm hiểu về nền văn hóa Champa. Nội dung trong cuốn sách này một phần nào đó giúp người đọc hiểu được nền văn hóa Champa ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ,từ văn hóa,tín ngưỡng,tôn giáo và ngay cả lối kiến trúc cũng ảnh hưởng từ lối kiến trúc Ấn Độ. Điều đó tạo nên nét độc đáo riêng đối với tháp Champa,cùng với lối kĩ thuật xây dựng riêng của người Chăm,tháp Pô Klong Garai nói riêng cũng như các loại tháp Champa nói chung đều mang đậm nét của người Chăm. Ngoài những cuốn sách viết về kiến trúc của Tháp Po Klong Garai,thì còn có rất nhiều bài báo nhỏ viết về những bí ẩn của ngôi tháp này,khen ngợi kỹ thuật xây dựng lối kiến trúc tháp của người Chăm. Còn có các tạp chí nhỏ như khảo cổ học, tạp chí xưa và nay,… cũng một phần nào đó viết về kiến trúc tháp Po Klong Garai (Ninh Thuận), mặc dù những cuốn tạp chí này chỉ nói lên một phần nhỏ như về lịch sử,về kỹ thuật xây dựng tháp như thế nào nhưng cũng đủ giúp cho người đọc hiểu được một phần nào về nhóm tháp Po Klong Garai. Chỉ nói đên lối kiến trúc của tháp thôi cũng là một thiếu sót,khi nhắc đến tháp Po Klong Garai người ta còn phải nhắc đến những giá trị văn hóa của ngôi tháp đó. Nhắc đến tháp Po Klong Garai người ta nghĩ ngay đến lễ hội Kate của đồng bào dân tộc diễn ra tại tháp. Thu hút rất đông người tham gia lễ hội không chỉ riêng người Chăm, ngay cả người Việt và người nước ngoài. 4
  12. Ngoài ra còn có rất nhiều bài báo viết về những nghi thức diễn ra lễ hội, khung cảnh diễn ra tại tháp, các tu sĩ tiến hành làm lễ, khung cảnh diễn ra lễ hội như báo văn hóa, báo trang trí và nhiều wesite viết về du lịch. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài “Lịch Sử Kiến Trúc Và Giá Trị Văn Hóa Của Tháp Po Klong Garai ( tỉnh Ninh Thuận)”.hướng tới những mục tiêu như sau: - Tìm hiểu lối kiến trúc độc đáo của tháp Po Klong Garai tại Ninh Thuận. - Tìm hiểu những giá trị văn hóa của tháp Pô Klong Garai đối với những người Chăm nói riêng và đối với người dân Ninh Thuận nói chung. - Cần có những định hướng bảo tồn nào trong việc bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: lịch sử kiến trúc và giá trị văn hóa của tháp Po Klong Garai (tỉnh Ninh Thuận). - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: tháp Po Klong Garai tọa lạc tại phường 8 thuộc phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm Ninh Thuận. + Về thời gian: từ thế kỉ XIII đến 2020 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử: tra cứu tài liệu để tìm hiểu về lịch sử hình thành, lối kiến trúc và giá trị văn hóa của tháp Po Klong Garai. - Phương pháp phỏng vấn: đưa ra các câu hỏi thắc mắc về lịch sử kiến trúc của tháp Po Klong Garai, cảm xúc của người Chăm hay người dân tại Ninh Thuận như thế nào khi nói về những giá trị văn hóa của tháp Po Klong Garai. - Phương pháp điễn dã: đi thực tế vào dịp lễ hội Kate diễn ra tại tháp Po Klong Garai (Ninh Thuận) vào ngày 16/10/2020, đi gặp bác Thiên Sản, một người Chăm sống tại Ninh Thuận, ông là bảo vệ canh giữ tháp suốt 5 năm nay. 5
  13. - Phương pháp logic là phương pháp có mối quan hệ chặt chẽ với phương pháp lịch sử, giúp cho việc giải thích nội dung trong đề tài rõ ràng hơn và chính xác hơn. Đó là cơ sở nhằm cho ta ký giải được lịch sử hình thành, quần thể kiến trúc và giá trị văn hóa của tháp Po Klong Garai. - Ngoài ra, trong bài báo cáo này còn sử dụng một số phương pháp như: phân tích, so sánh, thống kê để làm rõ nội dung của đề tài. 6. Đóng góp của đề tài Đã có rất nhiều bài viết, những cuốn ra sách ra đời viết về tháp Po Klong Garai. Những bài viết cũng đã một phần nào đó nói rõ về lối kiến trúc của tháp. Qua cách nhìn của nhiều nhà sử gia khác nhau,tháp Po Klong Garai là một quần thể kiến trúc đẹp,cùng với đó là đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc trên tháp,nó tạo nên một dấu ấn không thể lẫn vào đâu được. Đồng thời cũng không quên đặt ra những câu hỏi về cách xây dựng nên ngôi đền tháp này. Vì vậy,tôi tìm hiểu đề tài vì muốn góp thêm ít công sức của mình vào việc tìm hiểu ngôi đền tháp của dân tộc mình. Đồng thời, đưa lên những giá trị văn hóa của tháp Po Klong Garai đối với người Chăm Ninh Thuận như thế nào? Ngay cả người dân Ninh Thuận. Qua đó,cung cấp thêm một tư liệu mới cho những người có đam mê tìm hiểu về kiến trúc và văn hóa của tháp Po Klong Garai. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần dẫn luận và phần kết luận, nội dung của đề tài được chia làm 3 chương: CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ KIẾN TRÚC CỦA THÁP PO KLONG GARAI Nội dung trong chương một tập trung đi vào tìm hiểu về vị trí địa lý, cảnh quan của tháp. Bên cạnh đó, tôi còn nhắc đến truyền thuyết dẫn đến việc đặt tên tháp. Đồng thời nêu lên lịch sử xây dựng tháp, quần thể kiến thể kiến trúc tháp gồm những di tích nào. Nêu lên bố cục, kỹ thuật xây dựng của từng di tích trong quần thể kiến trúc tháp. CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA THÁP POKLONGARAI Trình bày khái quát về giá trị văn hóa của tháp đối với người dân trong tỉnh Ninh Thuận nói chung và đối với người Chăm nói riêng. Tháp Po Klong 6
  14. Garai là chỗ dựa tinh thần của mọi người dân ở đây. Đặc biệt, hằng năm lễ hội Kate được tổ chức tại tháp, việc này góp phần giúp gắn kết các dân tộc với nhau, tạo nên nét đặc biệt riêng tại tháp, thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan và những người có niềm đam mê tìm hiểu kiến trúc của tháp Po Klong Garai. CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN KIẾN TRÚC VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA THÁP POKLONGGARAI Trong chương này, tập trung trình bày những định hướng trong việc bảo tồn lối kiến trúc ngày xưa, những giá trị văn hóa tại tháp cần được giữ gìn hơn. Hạn chế những hành động làm biến đổi những giá trị văn hóa mà người Chăm giữ gìn từ thuở xa xưa cho đến nay. 7
  15. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ KIẾN TRÚC CỦA THÁP PO KLONG GIARAI 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ KIẾN TRÚC CỦA THÁP PO KLONG GARAI 1.1.1. Cảnh quan địa lý Tháp Po Klong Garai hay còn có tên gọi khác là tháp Po Klong Garai hay còn gọi la Tháp Chàm, đây được xem là cụm tháp đẹp nhất, nguyên vẹn nhất tại Ninh Thuận còn sót lại ở nước ta. Nhóm tháp Po Klong Garai được xây dựng trên ngọn đồi Trầu,nằm trên phường Đô Vinh – thành phố Phan Rang Tháp Chàm (Ninh Thuận),khoảng 7km về phía Tây Bắc. Quần thể kiến trúc này mang đậm bản sắc văn hóa hóa Chăm,được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 13 đầu thế kỉ 14 (thời vua Shihavaman, người Việt gọi là Chế Mân) thờ vua Po Klong Garai (1151 – 1205) người đã có công lao rất lớn trong việc xây dựng hệ thống dẫn thủy cho nhân dân Panduranga (tên gọi Phan Rang thời vương quốc Chăm). Hiện nay,đây là một nhóm tháp gồm có 3 loại tháp: tháp Cổng,tháp Chính và tháp Hỏa (Lửa). Tháp Cổng là hai cửa thông nhau theo trục Đông – Tây,đây được xem là nơi ra vào,hành lễ,tiếp đón khách của các vua ngày xưa,với lối kiến trúc mái vòm độc đáo tuy nhiên cổng tháp không có nhiều họa tiết nổi bật. Tháp Chính có cửa chính nằm ở phía Đông,trên cửa là mái vòm,mặt trụ đá có khắc chữ Chăm cổ,bên trên cửa có điêu khắc hình ảnh thần Siva đang múa. Bên trong tháp Chính thờ vị vua có nhiều công lớn trong công cuộc cai trị đất nước với biểu tượng Mukha – Linga. Tháp Hỏa (Lửa) nằm ở phía Nam,nơi đây là nơi có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của dân tộc Chăm,với kiến trúc hai mái cong cong hình chiếc thuyền nhìn sơ qua khá giống với mái nhà rông của những người dân tộc ở Tây Nguyên,đây là nơi để long bào,cúng tế của các tu sĩ,nơi để các vật dụng cần thiết của vua Champa xưa. 8
  16. Dưới chân tháp có bảo tàng văn hóa Chăm,đây là nơi còn lưu trữ các vật dụng của người Chăm xưa,trang phục các vị vua,trang phục đời sống hằng ngày của dân tộc Chăm. Ngoài ra ở đây còn mô phỏng lại cuộc sống của dân tộc Chăm xưa như thế nào.,... Bao quanh xung quanh nhóm tháp sẽ có hàng rào được xây dựng bằng gạch,hiện nay nhữn viên gạch đỏ được sản xuất như thế nào,mà trải qua biết bao biến cố lịch sử,sự bào mòn của thời gian mà những viên gạch đó vẫn còn nguyên vẹn,hàng rào này được xem như là miếng lót chắc chắn để bảo vệ không bị chiến tranh tàn phá,mà vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có của nó đến tận ngày nay. Chính vì cách tọa lạc đặc biệt của mình mà mỗi lần nhắc đến hay đến với Ninh Thuận,người ta không thể nào đến để tham quan tìm hiểu về lối kiến trúc độc đáo này. Cùng với lối kiến trúc độc đáo,nghệ thuật điêu khắc đạt đến đỉnh cao,tháp Po Klong Garai đã được Bộ Văn hóa xếp vào hạng di tích quốc gia năm 1979 và được Thủ tướng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. (Hình minh họa 1) 1.1.2. Truyền thuyết Núi Trầu Tháp Po Klong Garai gắn với một truyền thuyết, truyền thuyết về một ông vua bị bệnh lách hủi bán trầu,ông trị vì từ năm 1151 đến năm 1205,cho đến nay ngọn đồi dựng tháp có tên là Cơk Bala tức là hòn núi lá Trầu. Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa,có hai vợ chồng già người Chăm sống tại Ninh Thuận,họ vốn không có con. Một hôm,ông đi qua bến dâu phía trên đập Nha Trinh,bỗng thấy một cái bọc trôi lềnh bềnh ở giữa sông. Ông già vớt cái bọc lên,mở ra trong bọc có một bé gái xinh xắn. Ông bà vui mừng khôn xiết,bèn đưa bé gái về nhà nuôi. [10, tr.175] Sau nhiều năm trôi qua,cô gái đó đã lớn khôn,cô thường theo bố mẹ vào rừng kiếm củi. Một hôm trời nắng gắt,cô gái khát nước nhưng do khu rừng của ba đang chặt củi không có khe suối hay rãnh suối nào cả. Ông già đã khuyên con gái rang chịu về nhà rồi uống nước . Nhưng do không chịu nổi cơn khát cô gái bèn lén đi tìm nguồn nước uống. Đi một quãng đường khá xa,cô gái mới thấy một tảng đó rất to,ở giữa tảng có một vũng nước trong vắt,cô mừng rỡ liền cúi xuống lấy tay vục nước uống trong lành. Khi ba mẹ 9
  17. cô tìm thấy cô thì vũng nước đó dần cạn đi,ba người cho rằng đấy là điềm lạ nên đã vội vàng quay về nhà. [10, tr.176] Từ đó,cô gái tự nhiên thụ thai. Cô sinh ra một đứa trẻ ghẻ lỡ hết sức kinh tởm. Mặc dù vậy nhưng ông bà già vẫn rất thương yêu cháu của mình nuôi nấng cháu lớn lên rất cẩn thận và đã đặt tên tên cho cháu của mình là Pô Ong. Năm 7 tuổi,Pô Ong đi chăn bò cho nhà vua,ngày nào cũng như ngày nấy,Pô Ong bò chăn đều được ăn no và về chuồng đầy đủ. Một hom vì mải chơi,Pô Ong đã để lạc mất một con bò,Pô Ong liền trèo lên một ngọn cây cao để nhìn thì thấy bò của mình đang bị cột trong một ngôi nhà lớn, sau khi trèo xuống ngọn cây cao đó liền biến thành một con rồng, nhìn Pô Ong một cách kính cẩn. [10, tr.176] Pô Ong nhờ một người lớn dẫn mình đi xin bò,chủ nhân của ngôi nhà ấy là một thầy tu,ông có một con gái rất là xinh đẹp. Nhìn thấy Pô Ong ghẻ lỡ đầy mình con gái của thầy tu bèn bảo cha mình trả bò cho Pô Ong và đuổi anh ta đi. Nhìn thấy Pô Ong thầy tu thấy trên người cậu có nhiều điều lạ nên đã hứa chọn ngày lành,tháng tốt để gả cho Pô Ong. [10, tr.176] Sau đó,Pô Ong đã kết thân với người bạn Pô Klong Chanh hai người cùng nhau đi buôn trầu. Từ ngày hai người đổi thúng trầu nghỉ ngơi ở một chỗ và thay phiên nhau về nhà lấy cơm ăn. Một hôm, Pô Klong Chanh về nhà lấy cơm ăn, Pô Ong đã ngủ thiếp đi, sau khi Pô Klong chanh quay lại, thì thấy một cảnh tượng hiện ra trước mắt mình: một con rồng đang liếm toàn thân ghẻ lỡ của Pô Ong. Nhờ vậy, ghẻ lở trên người của Pô Ong biến mất. Pô Ong thức dậy lấy gói xôi chỉ mỗi người một nữa cho Pô Klong Chanh. [10,tr.177] Một hôm, vị thầy tu bỗng nhớ tới anh chàng chăn bò trên người đầy ghẻ lỡ, và tìm kiếm để kết thân. Pô Ong nhận con gái của thầy tu về làm vợ. Ít lâu sau, nhà vua băng hà, không có hoàng tử kế vị. Bỗng nhiên con voi trắng của hoàng cung phá cửa chạy đến chỗ Pô Ong ở, quỳ xuống và đưa ra ý định mời. Tưởng rằng, con voi trắng có nguyện cầu gì, Pô Ong đã trèo lên mình voi. Con voi chẳng từ từ đứng dậy, rồi chạy về hướng kinh thành. Khi đi được đến Sông Đà Rằng, con voi dừng lại uống nước nhân cơ hội đó Pô Ong chạy trốn, không thấy Pô Ong, con voi cứ mãi rống lên để tìm được Pô Ong. Thấy vậy, Pô Ong đành bất đắc dĩ trèo lên lưng gọi để nó chở đi. Dân chúng thế vậy hết sức vui mừng, bèn rủ nhau đi theo sau thành một hàng dài vô tận. Đến được kinh thành, Pô Ong được làm vua. Nhưng cũng có người 10
  18. không phục, vì ông chỉ là một tên chăn bò bẩn thiểu. Thấy thế, ông bỏ đi tu. Nhưng sau khi ông đi, đất nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ thiên tai, dịch bệnh. Vì thế, quan lại và dân chúng đã lên núi rước vua về. Từ đó, dân chúng gọi ông là Pô Klong Garai. [10,tr.178] Po Klong Garai là một vị vua anh quân, có tài trong việc dẫn thủy nhập điền, ruộng vườn trước kia khô cạn nhờ có ông mà trở nên tươi tốt, nhờ đó dân chúng ấm no hơn xưa. Một lần,người Khơme xâm chiếm lãnh thổ Chiêm Thành, Po Klong Garai ra điều kiện thi xây tháp. Nếu ngài xong truớc thì người Khơme phải rút quân về, còn nếu ngài thua thì sẽ nhuợng đất cho họ. Ý vào số đông và tài xây tháp của mình,người Khơme nhận lời thách. Po Klong Garai đã cho dân chúng lấy tre làm khung. Lấy giấy phết làm gạch. Chờ người Khơme sấp hoàn thành tháp của họ, nhân đêm tối ngài cho dựng mấy cây tháp làm bằng tre, giấy lên. Sáng sớm tinh sương, nguời Khơme ngủ dậy thấy tháp của người Chăm đã mọc lèn sừng sững nên họ đành chịu thua và rút quân về nuớc. [10,tr.179] Sau khi đã hoàn thành nhiêhm vụ lo cho dân được ấm no, vua Pô Klaung Garai đã hóa thân về trời và trở thành một vị thần che chở cho dân chúng. Nhớ ơn vua, dân chúng tạc tượng ngài, thờ trong ngôi tháp mà chính ngài đã dựng lên trong cuộc đo tài với Pô Dam. Từ đó,ngôi tháp mang luôn tên ngài – tháp Po Klong Garai. Tất nhiên,truyền thuyết, bao giờ cũng mang tính hoang đường nhiều hơn là sự thật,thế nhưng,vị vua Po Klong Garai trong truyền thuyết về tháp Po Klong Garai của người Chăm vẫn có những cốt lõi lịch sử. Đập nước Nha Trinh, núi Trầu và ngôi tháp Po Klong Garai đều là những di tích vật chất có thật. [10, tr.179] 1.1.3. Kiến giải lịch sử Theo như mô tả ở trên, quần thể kiến trúc tháp Po Klong Garai được xây dựng vào cuối thế kỉ XIII đầu thế kỉ XIV. Tháp được lấy tên vị vua mà theo sử sách Việt Nam gọi là vua Chế Mân (1151-1205). Tháp Po Klong Garai được xây dựng dưới thời vua Jaya Shimhavarman III (thế kỉ XIII-XIV). Po Klong Garai được đồng hóa với thần Shiva thể hiện tín ngưỡng thể hiện tín ngưỡng thờ Thần-vua của Champa vào thế kỉ XIV. 11
  19. Nhóm tháp Po Klong Garai là nhóm tháp được xây dựng hoàn chỉnh và cuối cùng trong tổng thể kiến trúc tháp Champa. Bên trong lòng tháp hiện nay vẫn còn nguyên vẹn bệ thờ Yony-Linga,trên Linga còn thể hiện Mukalinga. Theo như truyền thuyết đã kể ở trên, đấy chính là hình ảnh vua Po Klong Garai đã được hóa thân vào trong biểu tượng thờ của thần Shiva. Theo tác giả Lê Đình Phụng, nhóm tháp Po Klong Garai được xây dựng vào giữa thế kỉ XIV dưới thời vua Chế Anam (1318-1342), phù hợp với điều kiên kinh tế xã hội của Champa lúc bấy giờ. Ông đã nêu rõ rằng,như vậy có thể thấy niên đại (thế kỉ XII-XIV) của việc xây dựng tháp và mối quan hệ với vị vua được thờ là Po klong Garai là như thế nào,có cùng thời gian. Theo thế thứ các đời vua của vương triều Vijaya trị vì từ năm 1000 đến ănm 1471 gồm 36 đời vua,trong thế kỉ XIV trong tên của các vị vua thì không có tên của vua Po Klong Garai. Khi nghiên cứu các hiện vật từ “sưu tập các kho báu của vua Chăm” cho thấy có hai kho tại Tịnh Mỹ và Phước đông (Ninh Thuận) được xem là đồ thờ để của đền Po klong Garai thì các hiện vật này lại được chế tác vào thế kỉ XVII. [7, tr.239] Như vậy chúng ta có thể thấy chúng khác xa nhau về niên đại vì vậy không thể có việc nhóm tháp Po Klong Grai không thể có niên đại vào thế kỉ XVII và ngược lại. Thế kỉ XVII là thời gian mà người Chăm thuận lợi xây dựng phát triển địa bàn tại các tỉnh Nam Trung Bộ (Ninh Thuận-Bình Thuận). Người Chăm đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc ở đây,trong đó có những công trình kiến trúc, công trình thủy lợi giúp cho nền kinh tế phát triển,những vật dụng của hoàng gia được chế tác và mua sắm trong thời kì là phù hợp. Theo giải thích của tác giả Lê Đình Phụng,vào thế kỉ XVII khi điều kiện kinh tế xã hội của Champa có điều kiện được phục hồi,người Chăm đã đưa vị vua này vào thờ trong một đền tháp thờ thần Shiva có sẵn. Đây là hiện tượng diễn ra vào giữa thế kỉ XVII xảy ra với trường hợp thờ vua Po Rome trên cùng địa bàn Ninh Thuận. [7/tr.239] 12
  20. 1.2. KHẢO TẢ QUẦN THỂ KIẾN TRÚC CỦA THÁP PO KLONG GARAI Những dấu tích còn lại cho chúng ta thấy,nhóm tháp Po Klong Garai xưa kia là một quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc như: tường bao,tháp Chính, tháp Cổng,tháp thờ thần Hỏa,tháp kho cùng các loại tháp khác,chúng cùng niên đại và được xây dựng hoàn thành cùng chung một thời gian. Đây là một công trình thờ phượng song có giá trị nghệ thuật kiến trúc xây dựng và điêu khắc các phù điêu như Thần Siva,tượng Bò Thần Nandin,tượng vua... đạt mức hoàn mỹ. Chính vì thế công trình đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia vào năm 1979. Những kiến trúc này mang những đặc trưng : Mặt bằng kiến trúc gồm hình vuông và hình chữ nhật theo truyền thống các kiến trúc tháp Champa. Tháp chính cao 20m50,nhiều tầng,tầng trên là sự lặp lại tầng dưới thu nhỏ cho đến đỉnh là một trụ đá nhọn, biểu tượng là một Linga. Ở các góc tháp lên dần đều là các trụ vuông nhỏ, các góc có gắn tượng thú bằng đá và các hình ngọn lửa bằng gạch nung. Tháp gồm một cửa chính ra vào ở hướng Đông,trên cửa là mái vòm, có 2 trụ đá lớn đỡ,mặt trụ đá khắc chữ Chăm cổ,bên trên cửa có phù điêu thần Siva múa,có 6 tay; ba cửa còn lại ở 3 hướng Nam,Bắc, Tây là cửa giả,trụ ốp gạch lồi,lõm vào trong trên mỗi cửa giả có một tượng thần tư thế thiền. Từ cửa vào,bên trái có một tượng bò thần Nandin bằng đá,đầu hướng vào trong tháp. Vào trong tháp,có một Yoni cạnh dài 1m47,cạnh ngang 0m94,trên Yoni là một Linga tròn,phía trên trụ Linga có chạm khắc chân dung vua Po Klong Garai. Phía ngoài có một sảnh nối sân để cúng tế bằng một tầng cấp. Thẳng về phía Đông là tháp cổng,cao 8m56,có 2 cửa thông nhau theo hướng Đông - Tây nên gọi là tháp cổng. Tháp cũng được xây theo nguyên tắc lên dần thu nhỏ. Phía Nam giữa hai tháp trên là tháp thờ Thần Lửa, cao 9m31. Tháp có 3 cửa thông nhau 3 hướng Đông,Bắc và Nam,riêng phía Nam là cửa sổ. Chức 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2