intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Di tích vườn cao su thời Pháp thuộc ở Bình Dương, giá trị lịch sử và thời đại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

19
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Di tích vườn cao su thời Pháp thuộc ở Bình Dương, giá trị lịch sử và thời đại" nhằm tìm hiểu, hệ thống tư liệu nhằm dựng lên bức tranh sinh động về hoạt động sản xuất, môi trường làm việc và cuộc đấu tranh của công nhân ở đồn điền cao su Dầu Tiếng thời Pháp thuộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Di tích vườn cao su thời Pháp thuộc ở Bình Dương, giá trị lịch sử và thời đại

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: DI TÍCH VƯỜN CAO SU THỜI PHÁP THUỘC Ở BÌNH DƯƠNG, GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ THỜI ĐẠI Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Thúy Huyền Lớp : D17LS01 Khoá : 2017 – 2021 Ngành : Sư phạm Lịch Sử Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Thủy Bình Dương, tháng 11/2020 i
  2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em và được sự hướng dẫn khoa học từ T.S Nguyễn Văn Thủy Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Những dữ liệu trong bài báo cáo nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong báo cáo còn sử dụng một số nhận xét cũng như đánh giá của các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu có phát hiện bất kì gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình. Bình Dương, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Sinh viên Huỳnh Thị Thúy Huyền i
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy T.S Nguyễn Thủy người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến những thầy cô giáo Trường Đại học Thủ Dầu Một đã giảng dạy em trong bốn năm qua, những kiến thức mà em nhận được trên giảng đường đại học sẽ là hành trang giúp em vững bước trong tương lai. Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè và đặc biệt là gia đình, những người luôn động viên và giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bình Dương, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Sinh viên Huỳnh Thị Thúy Huyền ii
  4. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Bình Dương, ngày 20 tháng 11 năm 2020 GV HƯỚNG DẪN TS. Nguyễn Văn Thủy iii
  5. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ........................................................................................................................... Bình Dương, ngày 20 tháng 11 năm 2020 GV PHẢN BIỆN (ký và ghi rõ họ tên) iv
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii A. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4 6. Đóng góp của đề tài ................................................................................. 5 7. Bố cục đề tài ............................................................................................ 6 B. NỘI DUNG............................................................................................... 7 Chương 1 KHÁI QUÁT HUYỆN DẦU TIẾNG ......................................... 7 1.1. Vùng đất Dầu Tiếng ............................................................................. 7 1.2. Con người Dầu Tiếng ......................................................................... 11 Chương 2 HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒN ĐIỀN CAO SU THỜI PHÁP THUỘC (1917 - 1954) ..................................................................... 16 2.1. ĐỒN ĐIỀN CAO SU DẦU TIẾNG ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁ KHỎI XIỀNG XÍCH (1917 -1945) ........................................................... 16 2.1.1. Dấn thân vào kiếp công tra ........................................................... 16 2.1.2. Người công nhân đồn điền cao su dầu tiếng vùng dậy đấu tranh... 26 2.2. QUÁ TRÌNH ĐỒN ĐIỀN CAO SU DẦU TIẾNG ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP (1945 – 1954) .................................................................. 34 2.2.1. Những ngày đầu độc lập ............................................................... 34 2.2.2. Đồn điền và căn cứ kháng chiến ................................................... 38 2.2.3. Đấu tranh đòi cơm áo, đòi độc lập ................................................ 42 2.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỒN ĐIỀN CAO SU DẦU TIẾNG ...... 48 2.3.1. Đóng góp trong kinh tế ................................................................. 48 2.3.2. Đóng góp trong văn hóa ............................................................... 49 v
  7. 2.3.3. Đóng góp trong xã hội .................................................................. 50 Chương 3 VƯỜN CAO SU THỜI PHÁP THUỘC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ THỜI ĐẠI ............................................................................................ 54 3.1. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VƯỜN CAO SU PHÁP THUỘC ........................ 54 3.2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỒN ĐIỀN CAO SU PHÁP THUỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................................................... 57 KẾT LUẬN ................................................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 63 PHỤ LỤC ẢNH .......................................................................................... 65 vi
  8. A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bình Dương là vùng đất nổi tiếng lừng danh từ xưa đến nay. Ngay từ thời cha ông chúng ta thì Bình Dương cũng đã nổi tiếng là một vùng đất trù phú, màu mỡ, giàu tài nguyên thiên nhiên. Bình Dương với một vùng đất đai rộng lớn khoảng 2.694,7 km2. Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long nên vị trí địa lí nơi đây khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Dưới triều Nguyễn, Bình Dương thuộc tổng Bình An. Cho đến thời Gia Long thì cơ cấu bộ máy hành chính được thay đổi như tổng được đổi thành huyện nên được gọi là huyện Bình An bao gồm: Bến Cát, Dầu Tiếng, Hớn Quản, Bình Long, Lộc Ninh và Lái Thêu và một phần đất của huyện Ngãi An (Thủ Đức ngày nay), huyện lỵ được đặt tại Phú Cường. Sau khi trải qua nhiều thời kì thay đổi thì cho đến ngày 1 – 1 – 1997 Tỉnh Bình Dương chính thức được tái lập với địa giới như hiện nay. Tính đến nay Tỉnh Bình Dương gồm các đơn vị hành chính như sau: Thành phố Thủ Dầu Một, Thành phố Thuận An, Thành phố Dĩ An, Thị xã Bến Cát, Thị xã Tân Uyên, Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo, huyện Bàu Bàng, huyện Dầu Tiếng. Bình Dương với lịch sử hình thành trên 300 năm. Để có được vùng đất trù phú như vậy thì chúng ta cũng phải trải qua quá trình lao động gian khổ. Khi chưa được khai thác thì nơi đây cũng chỉ là nơi rừng rậm hoang vu đầy rẫy những thú dữ nguy hiểm rình rập xung quanh chúng ta. Từ thế kỉ XVI người Việt đã có mặt nơi đây để khai phá vùng đất này. Trải qua 300 năm phát triển sôi động, quá trình cộng cư, những luồng dân từ Bắc vào Nam đã hình thành được một vùng đất đai trù phú và dần dần phát triển mạnh như hiện nay. Cho đến khi thực dân Pháp vào xâm chiếm nước ta, tăng cường khai thác thuộc địa đem của cải về chính quốc lúc bấy giờ thực dân Pháp tập trung vào khai thác kinh tế trong đó có cây cao su. Thực dân Pháp thực hiện quá trình khai thác thuộc địa mở rộng các đồn điền cao su do vậy nên đã hình thành được đông đảo đội ngũ công nhân cao su. Trong đó vùng đất tập trung đông đảo đội ngũ công nhân cao su là huyện Dầu Tiếng. Cùng với đội ngũ công nhân, thợ thủ công, công nhân cao su đã tạo nên cơ sở để chúng ta đứng lên đánh bại thực dân Pháp. 1
  9. Với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi. Thực dân Pháp đã lựa chọn mảnh đất Dầu Tiếng để thành lập công ty đồn điền cao su Michelin. Lúc bấy giờ ở Nam Kỳ đã hình thành các đồn điền cao su lớn. Điều đó cho thấy giá trị của cây cao su ngày càng được tăng lên nhanh chóng. Và nó đã khẳng định được vị trí của mình về mặt kinh tế. Cây cao su đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước, đem lại nguồn lợi rất lớn cho tư bản thực dân Pháp lúc bấy giờ. Song song đó chúng ta cũng có thể hiểu rõ tình cảnh người công nhân sống và làm việc dưới đồn điền đã phải chịu cảnh cơ cực ra sao, để sau đó họ phải đứng dậy đấu tranh để chống lại ách áp bức của thực dân Pháp. Để hiểu rõ vị trí và vai trò của cây cao su trong nền kinh tế Việt Nam nói chung thời Pháp thuộc, tôi đã chọn đề tài “Di tích vườn cao su thời Pháp thuộc ở Bình Dương, giá trị lịch sử và thời đại” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Mong rằng những hiểu biết lịch sử sau khi nghiên cứu có thể làm cơ sở khoa học và thực tiễn để hiểu hơn về những giá trị mà đồn điền cao su Dầu tiếng đã mang lại cho lịch sử và hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Để thực hiện đề tài, tôi đã tìm đọc và nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những nội dung có liên quan đến đề tài: Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ của Huỳnh Lứa (chủ biên), nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, năm 1987. Trong chương 4 khi trình bày về công cuộc khai phá dưới thời Pháp thuộc, các tác giả đã dành 7 trang để nêu sơ lược về: diện tích trồng cao su, sự phân bố, năng suất và tác động của đồn điền cao su đối với kinh tế, xã hội Miền Đông Nam Kỳ. Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 – 1945) của Nguyễn Văn Khánh đây là quyển sách đã khái quát chi tiết về chính sách kinh tế và sự thảy đổi xã hội Việt Nam trong thời kì Việt Nam là thuộc địa của Pháp cụ thể trong kinh tế về các mảng như nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và các vẫn đề trong xã hội như thể nào. Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859 – 1954) (tập 2) của Nguyễn Đình Tư đã nêu cụ thể về công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ từ khai thác nông nghiệp, khai thác giao thông vận tải, 2
  10. khai thác công nghiệp và thủ công nghiệp, Hoạt động tài chính: Thuế vụ - Tiền tệ - Ngân hàng, Hoạt động thương mại, Hoạt động giáo dục, Hoạt động văn hóa thể thao, Hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng, Hoạt động bưu điện viễn thông, Hoạt động y tế, cho đến hoạt động xã hội trong đây đã nói một cách rất bao quát tất cả các hoạt động đã diễn ra mà thực dân Pháp đã thực hiện với Việt Nam trong giai đoạn này. Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân cao su Miền Đông Nam Bộ của Thành Nam, nhà xuất bản Lao động, năm 1982. Khi đọc được quyển sách này chúng ta sẽ hình dung được cả quá trình hình thành, phát triển của các công ty cao su ở miền Đông Nam Bộ sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến ngày miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng. Tác giả, với những bằng chứng không thể chối cãi là những tư liệu chính xác, đã vạch trần chính sách bóc lột của tư sản đồn điền cao su và cuộc sống cực kỳ khổ cực của công nhân cao su Nam Bộ dưới chế độ thực dân hà khắc. Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam (1906 - 1990) của Huỳnh Lứa (chủ biên), Nhà xuất bản Trẻ, năm 1993. Đây là quyển sách cũng đã khái quát được cụ thể các phong trào công nhân cao su của Việt Nam và nói lên được sự hình thành của đội ngũ công nhân cao su Việt Nam. Phong trào đấu tranh của công nhân Thủ Dầu Một trong kháng chiến chống thực dân Pháp của Nguyễn Thị Mộng Tuyền, nhà xuất bản Lao Động, năm 2002. Đây là quyển luận văn đã khái quát cụ thể các phong trào đấu tranh của công nhân cao su tại Thủ Dầu Một cho đến năm 1975. Lịch sử phong trào công nhân cao su Dầu Tiếng (1917 – 2010), Nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội xuất bản năm 2011. Đây là quyển sách đã khái quát cụ thể về lịch sử phong trào công nhân cao su tại đồn điền cao su Dầu Tiếng. Đã miêu tả một cách cụ thể về đời sống lao động của người công nhân tại đồn điền cao su làm người công tra cho đến khi đứng dậy chống lại ách áp bức của thực dân Pháp. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về di tích lịch sử cao su thời Pháp thuộc đề tài muốn đặt ra và giải quyết các vấn đề sau đây: 3
  11. + Tìm hiểu, hệ thống tư liệu nhằm dựng lên bức tranh sinh động về hoạt động sản xuất, môi trường làm việc và cuộc đấu tranh của công nhân ở đồn điền cao su Dầu Tiếng thời Pháp thuộc. + Trên cơ sở những hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội của đồn điền cao su thời kì Pháp thuộc để rút ra những giá trị lịch sử và thời đại của đồn điền cao su Dầu Tiếng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Di tích vườn cao su thời Pháp thuộc ở Bình Dương, giá trị lịch sử và thời đại và các tài liệu liên quan. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Lịch sử cao su thời Pháp thuộc (cụ thể qua khu trưng bày di tích lịch sử cao su thời Pháp thuộc ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) Phạm vi thời gian: Sự hình thành đồn điền cao su Michelin thời Pháp thuộc (1917 – 1954) + Mốc mở đầu là năm 1917: là thời gian thành lập công ty cao su Michelin + Mốc kết thúc 1954: là khoảng thời gian kết thúc thời kì thực dân Pháp xâm lược nước Việt Nam ta. Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về sự hình thành đồn điền cao su thời Pháp Thuộc trong đó cụ thể là sau khi thành lập công ty Michelin. Tìm hiểu được cuộc sống cơ cực của người công nhân cao su Dầu Tiếng. Sau khi chịu sự bóc lột của thực dân Pháp người công nhân đã vùng dậy đấu tranh như thế nào. Qua đó khi giành được độc lập cho đến tận bây giờ đồn điền cao su Dầu Tiếng đã để lại những giá trị lịch sử và đã ảnh hưởng đến hiện nay như thế nào. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Trên cơ sở nắm vững và vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của sử học Mác xít tác giả vận 4
  12. dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với phương pháp nghiên cứu logic. Phương pháp lịch sử: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tìm hiểu sự hình thành, phát triển đồn điền cao su Dầu Tiếng thời thuộc Pháp để nhằm đưa ra những kết quả nghiên cứu mang tính khoa học có độ tin cậy cao. Phương pháp logic: Nghiên cứu tình hình công nhân một cách tổng quát sau đó phân tích vấn đề một cách khách quan nhất. Rút ra được kết luận đồn điền cao su Dầu Tiếng đã có được giá trị lịch sử như thế nào và ảnh hưởng đến đời sống người dân Dầu Tiếng hiện nay ra sao. Phương pháp điền dã: Đi đến di tích cao su thời Pháp thuộc để tận mắt chứng kiến những mô hình được dựng lại tình cảnh người công nhân đã sinh sống và làm việc ở đồn điền cao su Dầu Tiếng như thế nào. Được trực tiếp qua sát và thu thập tài liệu hình ảnh để viết bài báo cáo diễn tả một cách chân thực hơn. Phương pháp so sánh cũng được vận dụng để giúp làm sáng tỏ những hoạt động và biến đổi của kinh tế, xã hội trong thời Pháp thuộc lúc bấy giờ. 6. Đóng góp của đề tài Bài báo cáo đã tiếp cận, lựa chọn, thu thập và tổng hợp một số tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: thư viện tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, Thư Viện Tỉnh Bình Dương, Thư viện Đại học Thủ Dầu Một, Bài thuyết minh của Di tích cao su thời Pháp thuộc tại xã Định An huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương giúp chúng ta thấy được quá trình hình thành cao su thời Pháp Thuộc và những đóng góp về kính tế - văn hóa – xã hội. Trên cơ sở đó bài báo cáo giúp người đọc nhìn sâu về giá trị lịch sử và những ảnh hưởng của đồn điền cao su Dầu Tiếng đến người dân huyện Dầu Tiếng hiện nay như thế nào. Bài báo cáo giúp người đọc hiểu, hệ thống tư liệu nhằm dựng lên bức tranh sinh động về hoạt động sản xuất, môi trường làm việc và cuộc đấu tranh của công nhân ở đồn điền cao su Dầu Tiếng thời Pháp thuộc. Và chúng ta sẽ rút ra được giá trị lịch sử và giá trị thời đại của đồn điền cao su Dầu Tiếng qua từng năm tháng. 5
  13. 7. Bố cục đề tài Chương 1: Khái quát huyện Dầu Tiếng 1.1. Vùng đất Dầu Tiếng 1.2. Con người Dầu Tiếng Chương 2: Hình thành và phát triển đồn điền cao su thời Pháp thuộc (1917- 1954) 2.1. Đồn điền cao su Dầu Tiếng đấu tranh chống phá khỏi xiềng xích (1917 - 1945) 2.1.1. Dấn thân vào kiếp công tra 2.1.2. Người công nhân đồn điền cao su Dầu Tiếng vùng dậy đấu tranh 2.2. Quá trình đồn điền cao su Dầu Tiếng đấu tranh chống Pháp (1945 – 1954) 2.2.1. Những ngày đầu độc lập 2.2.2. Đồn điền và căn cứ kháng chiến 2.2.3. Đấu tranh đòi cơm áo, đòi độc lập 2.3. Những đóng góp của đồn điền cao su Dầu Tiếng 2.3.1. Đóng góp trong kinh tế 2.3.2. Đóng góp trong văn hóa 2.3.3. Đóng góp trong xã hội Chương 3: Vườn cao su Pháp thuộc giá trị lịch sử và thời đại 3.1. Giá trị lịch sử vườn cao su Pháp thuộc 3.2. Những đóng góp của đồn điền cao su Pháp thuộc trong giai đoạn hiện nay. 6
  14. B. NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT HUYỆN DẦU TIẾNG 1.1. VÙNG ĐẤT DẦU TIẾNG Khi nhắc đến Dầu Tiếng chúng ta sẽ nhớ tới một tên gọi là vùng cao su Dầu Tiếng. Dầu Tiếng là một huyện thuộc tỉnh Bình Dương. Cho nên Dầu Tiếng chúng ta không thể nào quên được vùng đất nổi tiếng về những cây cao su này được. Vậy chúng ta có tự đặt ra rằng vì sao ở vùng đất Dầu Tiếng này cây cao su lại nổi tiếng như vậy không? Điều đó nó được cấu tạo từ nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố tự nhiên hay do tác động của quá trình lịch sử mà tạo thành. Để cây cao su có thể phát triển tốt thì nó phải được trồng trên vùng đất thích hợp cho sự phát triển của cây cao su. Vùng đất cao su Dầu Tiếng là nơi có đất xám bình nguyên được bồi đắp từ hai con sông khá nổi tiếng từ miền Đông đó chính là sông Sài Gòn và Sông Thị Tính. Về phía Tây Nam có sông Sài Gòn, ở phía Đông thì có sông Thị Tính cả hai con sông tạo thành một vùng chữ V ôm lấy vùng cao su Dầu Tiếng và nó còn được coi như là biểu tượng của sự chiến thắng. Hai con sông ôm lấy vùng cao su Dầu Tiếng bồi đắp giúp cho vùng đất này phát triển cây cao su một cách tốt nhất và nổi tiếng đi vào lòng người. Huyện Dầu Tiếng phía Bắc giáp với tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp với huyện Bàu Bàng, phía Tây giáp với Thị xã Bến Cát, phía tây và tây nam giáp với hồ Dầu Tiếng và tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp với Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Dầu Tiếng có diện tích 719 km2. Nếu như chúng ta muốn đến Dầu Tiếng bằng đường bộ thì chúng ta sẽ xác định được Thị trấn Dầu Tiếng nằm trên tỉnh lộ DT 744 cách Thành Phố Thủ Dầu Một 50 km về hướng tây bắc và cách hồ Dầu Tiếng 7 km về hướng Nam. Huyện Dầu Tiếng có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm Thị trấn Dầu Tiếng (huyện lỵ) và 11 xã: An Lập, Định An, Định Hiệp, Định Thành, Long Hòa, Long Tân, Minh Hòa, Minh Tân, Minh Thạnh, Thanh An, Thanh Tuyền. Vùng cao su Dầu Tiếng nằm tập trung trên một vùng đất dọc lưu vực tả ngạn sông Sài Gòn hướng tây bắc huyện lỵ Bến Cát. “Nếu lấy mốc năm 1987, 7
  15. diện tích của nó nằm trong phạm vi huyện Bến Cát (tỉnh Bình Dương) và một phần nhỏ huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước), có diện tích tự nhiên 48.300 hécta, diện tích cây cao su: 22.962 hécta, bắc giáp hồ thủy lợi Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh), nam giáp thị trấn Bến Cát, đông giáp Chơn Thành huyện Bình Long và tây là sông Sài Gòn, đoạn ranh giới phân chia giữa huyện Bến Cát và huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh)”.[4; tr 10] Cho đến thời điểm hiện nay đã được mở rộng gần 29.000 hécta chiếm diện tích 60% diện tích tự nhiên của toàn huyện sản lượng mũ gần 50.000 tấn mủ/năm, giải quyết việc làm cho 24.000 công nhân. Trong thời gian thực dân Pháp cai trị thuộc địa là Việt Nam chúng đã ra sức bóc lột của cải, khai thác thuộc địa một cách triệt để. Từ sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) vốn mà thực dân Pháp đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng lên vùn vụt. Về kinh tế công nghiệp thực dân Pháp đầu tư lớn vào việc khai thác hầm mỏ, chủ yếu là mỏ than. Bên cạnh các công ti khai thác than cũ còn thành lập các công ti mới. Ngoài khai thác than, tư bản Pháp còn khai thác thiếc, chì, kẽm... ở Cao Bằng, mở rộng thêm một số cơ sở công nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Sài Gòn – Chợ Lớn. Về kinh tế nông nghiệp Pháp bắt đầu ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân và ra sức lập đồn điền mà chủ yếu là lập đồn điền cao su. Chỉ tính riêng năm 1919, vốn đầu tư vào cao su lên tới 40 triệu phơ - răng, tăng 24 triệu phơ - răng so với năm 1909. Đến năm 1924, số vốn này lên tới 100 triệu Phơ – răng. Những năm sau đó, số vốn tăng lên gấp đôi, gấp ba năm 1924. Diện tích trồng cao su cũng tăng nhảy vọt. Năm 1924 mới có 15.000 héc – ta; đến năm 1929 đã lên tới 90.225 héc – ta. Tổng số nhựa cao su được sản xuất tăng mau chóng. Năm 1915, mới sản xuất được 3.519 tấn nhựa; đến năm 1929, số nhựa đã tăng lên 10.309 tấn [9; tr 6]. Từ sau năm 1930, diện tích khai thác và sản lượng cao su còn tăng lên rất nhiều. Từ đấy, nhiều công ty cao su lần lượt xuất hiện ở miền Đông Nam Bộ. Các công ty cao su lần lượt thành lập ở Đông Nam Bộ như: Công ty Síp (S.I.P.H. Société Indochinoise de Plan tations d'Héréas, tức là công ty cao su Đông Dương) có từ năm 1906; Công ty Đồng Nai (Les casutchoucs du Donai) trong buổi ban đầu lấy tên là hãng Bít; Công ty cao su Đất Đỏ (Plantations des Terres Rou ges) ra đời từ năm 1908, đặt trung tâm tại Quản Lợi; Công ty Mít – sơ – lanh (Société des plantations et pneu – matiques Michelin au Việt 8
  16. Nam) cũng khá quy mô, đặt trung tâm chỉ đạo tại đồn điền Dầu Tiếng. Ra đời năm 1917, công ty này chuyên trồng cao su nơi đất xám, nằm sát bên rìa đồng bằng là nơi có nhiều nông dân. Chủ công ty là tên Đờlaphông kiêm Tổng thanh tra công ty. Với số mủ cao su khai thác được, hắn lập một nhà máy sản xuất tại chỗ săm lốp xe đạp và săm lốp xe hơi. Từ năm 1917 đến năm 1935, công ty xây dựng được hai đồn điền cao su lớn là Dầu Tiếng, Phú Riềng, sau phát triển thêm đồn điện Thuận Lợi; Công ty Xét – xô (Société des Caoutchoucs d'Extrême orient) ra đời từ năm 1911, do tên tư bản Pháp Đờ – la – lăng làm chủ; Công ty Lắp – be (Plantation de Phước Hòa), đặt trụ sở ở Phước Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Thủ Dầu Một; Công ty Tây Ninh (Société des Hévéos de Tây Ninh); đặt trụ sở tại Vên Vên, do một tên chủ người Pháp cai quản; Công ty Thành Tuy Hạ (Société Agricole de Thành Tuy Hạ), là một công ty nhỏ, mới khai thác vào năm 1956, Trụ sở chính đặt tại kho đạn Thành Tuy Hạ Công ty không mộ phu ở các nơi khác, chủ yếu là sử dụng dân địa phương; Những công ty trên, trước đây hầu hết là do người Pháp làm chủ. Từ năm 1906, đến năm 1960 với những bàn tay lao động của công nhân, đã phát triển thành nhiều đồn điền lớn nhỏ, khai phá được 105.000 hécta cao su, trong đó hình thành 4 công ty lớn nhất là: TERRES – ROUGES , SIPH, CEXO, MICHELIN[9; tr 14]. Trong đó công ty Michelin là công ty cao su do Pháp thành lập tại huyện Dầu Tiếng. Nhưng trước khi thực dân Pháp đặt chân đến đây thì vùng đất Dầu Tiếng để thành lập đồn điền cao su thì Dầu Tiếng chỉ là nơi rừng già, có nhiều cây và nhiều loại gỗ quý hiếm. Nhưng cái tên Dầu Tiếng đã ra đời từ rất lâu rồi. Cái tên Dầu Tiếng có rất nhiều cách giải thích khác nhau có cách giải thích cho rằng “Dầu Tiếng là một địa danh nôm na thuần Việt, trong đó có yếu tố “dầu” tức là cây dầu rái (dầu lông) mà người Hoa gọi là “thổ long mộc” (cây rồng đất) vì có chất nhựa rất dễ bén lửa (mãnh hỏa du). Theo tư liệu truyền khẩu cho rằng có tên gọi Thủ Dầu Một vì vùng đất này có cây dầu cao lớn hơn cả nên gọi là “Dầu một”, lại mọc gần cái đồn để kiểm soát canh giữ (thủ). Các thành tố “thủ” và Dầu một ghép lại thành địa danh Thủ Dầu Một. Cũng gần giống như thế “Dầu Tiếng là vùng đất có cây dầu nổi tiếng”.Thưở ấy nơi đây là chốn hoang vu. Rừng cây chủ yếu là cây dầu thâm u, rậm rạp bên bờ sông Sài Gòn, khu vực Cầu Tàu bây giờ, có một cây dầu lớn ba, bốn người ôm không xuể, không hiểu vì lí do gì đổ xuống, thân nằm vét ngang dòng sông, làm thành một chiếc cầu tự nhiên dân ghe thuyền đi 9
  17. trên sông Sài Gòn, dân từ hai bên bờ sông qua lại đều không thể không nói đến chiếc “cầu” này …). Từ đó nhân dân đã lấy luôn tên cây “dầu” nổi tiếng này để gọi vùng đất sinh ra nó là Dầu Tiếng”. Dầu Tiếng là nơi có có địa hình biến đổi từ cao đến thấp. Địa hình gò đồi nhấp nhô, lượn thoải dần về phía nam. Phía bắc có dãy núi Cậu, tổ hợp của hai ngọn núi Ông và núi Tha La, cộng với núi Chùa thấp hơn về phía nam kéo thành một vệt dài nằm chếch theo hướng bắc – đông bắc và nam – tây nam. Dầu Tiếng nằm trên vùng bán bình nguyên được cấu tạo bởi đất phù sa cổ, hình thành do sự lắng tụ của các vật liệu xâm thực ở thời kỳ địa chất xa xưa. Lớp đất mặt có màu xám nâu, với tỷ lệ cát thịt ở bề mặt khá cao. Khí hậu Dầu Tiếng tương đối ôn hòa, ít thiên tai (bão, lụt), rất thuận lợi cho phát triển kinh tế chung của huyện. Nhiệt độ và ánh sáng được xếp vào loại cao, rất thích hợp với cây trồng nhiệt đới ưa sáng có chỉ số quang hợp cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. 500 – 700 giờ nắng/năm, lượng mưa khoảng 2.200mm/năm. Nhiệt độ biến thiên trong khoảng giới hạn từ 21°C đến 29°C, xung quanh con số ổn định trung bình 27°C, khí hậu nóng ẩm trong năm với độ ẩm trung bình từ 75% đến 80 %. Trên thế giới có những cuộc đại chiến gây ảnh hưởng toàn nhân loại. Khi nhắc đến những cuộc đại chiến đó chúng ta đều nghĩ đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất và chiến tranh thế giới lần thứ hai. Có nhiều quốc gia đã bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế hay xã hội hoặc là về chính trị. Thì trong đó Pháp cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hất (1914 – 1918). Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1980) đế quốc Pháp là nước thắng trận, nhưng chịu tổn thất nặng nề, đặc biệt là sự phá hủy trong ngành kinh tế. Các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải giảm sút nghiêm trọng. Các khoản đầu tư vào nước Nga bị mất trắng, đồng Phrăng mất giá…Số nợ Pháp phải gánh chịu tính đến năm 1920 là 300 tỉ Phơrăng. Do vậy Pháp tiến hành bóc lột nhân dân lao động trong nước và tiến hành khai thác hệ thống thuộc địa để bù đắp cho những thiệt hại trong chiến tranh. Việt Nam là một trong những thuộc địa của Pháp thì không thể tránh khỏi điều đó. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Pháp là con nợ cần thuộc địa và thị trường tiêu thụ khai thác để củng cố nền kinh tế và vị thế của mình trên thế giới. Nhu cầu về nguyên liệu như cao su và nhiên liệu như than đá rất cao. Điều kiện tự nhiên nguồn nguyên liệu phong phú, trên rừng, dưới biển trong lòng đất, lao động đông và nhân công lại rẻ đó là điều 10
  18. kiện đã thu hút Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần hai tại Việt Nam. Và trong đó Pháp đã nhắm đến thị trường cao su Việt Nam. Lúc bấy giờ thị trường cao su đã trở thành guồn cao su trở thành một mặt hàng chiến lược đỏ trên thị trường thế giới tư bản. Đầu tư cao su trở thành một loại kinh doanh béo bở của nhóm tài nguyên Pháp tại thuộc địa. Cho nên Pháp đã tranh nhau bỏ vốn đầu tư thành lập các đồn điền cao su như: SIPH, Đất Đỏ, Đồng Nai, Thành Tuy Hạ, CECO, Tây Ninh... Trong bối cảnh “cơn sốt cao su” ấy, năm 1917 Công ty Michelin (Scciété des plantatinns et Pneumatiques Michelin au Vietnam) thành lập với một đồn điền duy nhất tại Dầu Tiếng. Các đồn điền cao su được thành lập điều đó đồng nghĩa với việc số lượng công nhân cao su ngày càng tăng lên nhanh chóng. Vị trí của đồn điền Michelin cũng là nơi khá thuận lợi cho việc hoạt động quân sự. Trong thời kì chiến tranh giải phóng thực dân Pháp đã có một hành lang chiến lược nối liền từ chiến khu Đ sang chiến khu Dương Minh Châu. Dầu Tiếng với những chiến khu Long Nguyên, Đường Long, Bà Tứ, Định Thành căn cứ… như vậy chúng ta có thể thấy được Dầu Tiếng như một tạm trung chuyển, một vị trí để hoạt động quân sự mà khó có gì có thể thay thế được. Vị trí của huyện Dầu Tiếng gần với Sài Gòn nên chịu tác động trực tiếp của phong trào cách mạng đô thị và buộc phải thay đổi theo tình hình địch lúc bấy giờ. Tập trung những thuận lợi từ vị trí địa lí thuận lợi để làm địa bàn quân sự, tài nguyên sẵn có thì đó là những yếu tố tập trung thực dân Pháp đến đây để lập đồn điền trồng cao cao su để phát triển kinh tế nơi này một cách vượt bậc nhất. Cho nên sau khi Pháp lập ra các đồn điền cao su đã diễn ra các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giành quyền lợi dân tộc trong hơn ba thập kỉ qua. 1.2. CON NGƯỜI DẦU TIẾNG Sách Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, giáo sư Trần Văn Giàu chủ biên chép: “Định Thành (giáp giới hai tỉnh Tây Ninh và Sông Bé), trên bờ sông Sài Gòn, đã tìm thấy một rìu có vai trò trong khu vực luyện cao su”. Tái chép: “Ở địa điểm Ông Yệm (cách Bến Cát khoảng 4 km về hướng tây bắc); tọa độ: 12 gr, 43 B, 15 gr, 85 Đ), năm 1917 đã tìm thấy ba công cụ tiền tệ và một số công cụ tiền Ăng Co”. Đã có nhiều sách ghi chép tại huyện Dầu Tiếng đã có nhiều di tích được khai quật, tìm thấy được nhiều công cụ. Dù cho mảnh đất đầu tiên sơ khai chỉ là rừng núi nhưng con người cũng đã biết đến những công cụ để tự mình sinh sống. Nhưng những hiện vật đó đã trải qua 11
  19. một thời gian dài, nó cũng đã bị mất đi hoặc hao mòn nên cũng chưa phần nào tái hiện lại được cảnh cộng đồng người sinh sống từ xa xưa đã sinh sống và dần dần hình thành như thế nào.Tuy nhiên nó cũng là một dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của loài người của chúng ta. Cho đến khi huyện Dầu Tiếng được thành lập, nơi đây vẫn là nơi hoang vu nhưng đã được người dân nơi đây sinh sống từ rất lâu đời. Đã có nhiều tài liệu ghi chép được nơi đây lúc bấy giờ có khoảng năm sáu chục gia đình sinh sống và chủ yếu làm nghề ruộng tại nơi đây. Người dân sinh sống ở xã Định Thành, thuộc tổng Bình Thạnh Thượng, huyện Bình Long, phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định (theo cơ quan phân quyền sau khi thực hiện pháp luật sử dụng ba tỉnh miền Đông Nam kỳ 1861). Cho đến năm 1899, tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập và nó bao gồm bộ tổng Bình Thạnh Thượng, Định Thành. Và bắt đầu từ đó xã Định Thành thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Như chúng ta đã biết ngay tử thuở mới ban sơ thì vùng đất Dầu Tiếng chỉ là rừng rậm với nhiều loại gỗ quý hiếm. Sau khi đồn điền cao su Michelin thành lập, vậy để trồng được cây cao su chúng ta cần phải có đất đai để trồng nó. Cho nên công việc khai phá rừng giải phóng đất được nhanh chóng phát triển và được giao thầu cho tổ chức Việt Nam thực hiện. Hàng trăm nông dân địa phương thuộc khu vực Bến Cát, Củ Chi, Gò Dầu, Trảng Bàng được chiêu mộ vào nghề khai thác bến tàu về cho công ty hỏa xa Sài Gòn. Người dân ở nơi đây đã lao động cực khổ đẻ mộ phá rừng, cuốc đất khai hoang. Ban đầu là thuê theo hình thức trả tiền công theo đợt hoặc từng phần của công việc. Dần dần số đông trong những dân phu ấy ở lại đồn điền, thành công nhân chuyên nghiệp. Có nhiều phương pháp trồng cây cao su nhưng lúc bấy giờ cây cao su được trồng bằng phương thức pháp thực sinh trên các lô A, B, C, D, E, F, II với diện tích 800 hécta (năm 1924), năm 1926 bọn chủ Tây dựng vườn ươm giống tại đồn điền, chuẩn bị cho việc tiếp tục mở rộng diện tích khai thác và thiết lập cao su viện nghiên cứu tại Ông Yệm (Lai Khê). Sau đó công ty Michelin đã mở rộng đồn điền sang Phú Riềng nhưng văn phòng vẫn đặt tại Dầu Tiếng. Sau khi công ty Michelin được thành lập công ty thực hiện lai tháp 4 loại giống cao su AV 49, BÐ5, BÐ2, BÐ10 và trồng đồng loạt trên các lô từ số 1 đến lô 94. Phương pháp này được thực hiện trong vòng hai năm từ năm 1928 cho đến năm 1930 đã hoàn thành trồng cao su trên tỉnh Dầu Tiếng. 12
  20. Khi đồn điền mới được thiết lập, diện tích cao su ngày càng tăng thì chắc chắn lượng nhân công ngày càng tăng mới đủ để canh tác được diện tích cao su tại nơi đây. Và Công ty Michelin bắt đầu chiêu mộ công nhân từ các vùng khác đến nơi đây. Số công nhân được chiêu mộ ra tận các tỉnh thuộc Trung, Bắc kỳ để chiêu mộ. Phân lớn số công nhân này đều trở thành công nhân vĩnh viễn của đồn điền. Theo số liệu thống kê Đến năm 1930, số công nhân điền lên tới 977 người, bao gồm thân xuất hai nguồn: công tra Bắc, Trung kỳ và bản địa. Và dần dần các lô cao su được mở rộng liên tục từ năm 1931 và năm 1932. Khi trồng được cây cao su để phục vụ cho việc khai thác tốt hơn, chế biến, vận chuyển và cũng như đầu tư chiều sâu. Bọn chủ đồn điền đã bắt đầu triển khai xây dựng lò chén, kho tàng, nhà máy chế biến mũ, viện nghiên cứu cao su, cầu tàu và hệ thống giao thủy bộ. Từ những số mũ khai thác, người Pháp đã chế biến thành phẩm các số mũ đó thành vỏ ruột xe đạp, xe ô tô, hợp thành tổ chức sản xuất biến nông công nghiệp đóng kín. Ngoài ra, họ còn nhập khẩu vỏ ruột xe ô tô của hãng Michelin bên trong “chính quốc”, mở đại lý bán trên khắp Nam, Trung, Bắc kỳ, quyền kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình làm việc vất vả đó đã có nhiều công nhân bị chết, bỏ cuộc đi một nơi khác, mãn hạn công tra, hoặc thoát ly đi kháng chiến ngày càng đông. Cho nên bọn địa chủ phương tây phải liên tục tìm kiếm thêm từ một đến hai trăm công nhân hàng năm để bổ sung cho số công nhân bị thiếu hụt đó. Theo số liệu thống kê thì từ năm 1917 đến năm 1951 có 45.513 lượt người ký giao kèo với Công ty Michelin, trong số đó có đến 11.376 người bị chết, bỏ đi, mãn hạn giao kèo không ký trở lại và kháng chiến[1; tr 24]. Từ năm 1948 đến năm 1962, mức độ ổn định tương ứng của tình hình chiến sự mà đồn điền kinh tế Dầu Tiếng từng bước được mở thêm bằng phương pháp khai hoang, có kết hợp thủ công với cơ giới và trồng thêm nhiều giống nhau cao su mới như: PE 107, TJ1… Diện tích trồng lúc bấy giờ được tăng lên một cách nhanh chóng. Mức cao nhất là ở năm năm 1975 là 9.240 hécta. Cùng với môn điền Phú Riềng (6.000 hécta), đồn điền cao su Dầu Tiếng góp phần đưa công ty Michelin trở thành một trong bốn công ty cao su lớn nhất của tư bản thực dân Pháp tại Việt Nam[1; tr25]. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2