BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA <br />
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP<br />
<br />
Việc nhiều doanh nghiệp niêm yết thời gian qua có vấn đề liên quan đến sai lệch thông <br />
tin trên báo cáo tài chính sau khi có kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền, <br />
mặc dù trước đó các báo cáo tài chính này đã được kiểm toán độc lập xác nhận khiến <br />
dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của đơn vị kiểm toán độc lập như thế nào với <br />
những sai lệch này? Bà Hà Thu Thanh, Phó Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề <br />
Việt Nam (VACPA) đã chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán về vấn đề trên.<br />
<br />
Trong kiểm toán độc lập, Không áp dụng khái niệm “chính xác”<br />
<br />
Bàn về việc lập và trình bày báo cáo tài chính được công bố, trước tiên phải khẳng định là <br />
trách nhiệm của doanh nghiệp. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 5, Điều 6 và Điều 39 <br />
của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015.<br />
<br />
Các kiểm toán viên độc lập thực hiện công việc kiểm toán báo cáo tài chính nhằm mục đích <br />
đưa ra ý kiến đánh về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài <br />
chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập số <br />
67/2011/QH12 ban hành ngày 29/3/2011.<br />
<br />
Theo quy định trong các chuẩn mực kiểm toán độc lập của Việt Nam, khi tiến hành kiểm <br />
toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán dựa <br />
trên xét đoán, đánh giá rủi ro của kiểm toán viên và kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu.<br />
<br />
Kiểm toán viên thực hiện việc kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các các tài liệu, chứng từ kế <br />
toán do doanh nghiệp cung cấp để thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp <br />
cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán. Dựa trên các bằng chứng kiểm toán thu thập được, kiểm <br />
toán viên đánh giá báo cáo tài chính đó có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh <br />
trọng yếu theo các chuẩn mực kế toán hiện hành hay không. <br />
Nếu các doanh nghiệp cung cấp các tài liệu không đủ, kiểm toán viên có quyền được yêu cầu <br />
cung cấp thêm các tài liệu. Tuy nhiên, việc cung cấp thêm hoặc từ chối cung cấp tùy thuộc <br />
vào quyết định của doanh nghiệp được kiểm toán. Khi doanh nghiệp cung cấp đúng và đủ tài <br />
liệu, chứng từ kế toán thì kiểm toán viên có cơ sở đúng để đưa ra ý kiến kiểm toán về tính <br />
trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của doanh nghiệp.<br />
Trong những trường hợp doanh nghiệp cung cấp không đủ hoặc từ chối cung cấp thêm tài <br />
liệu thuộc phạm vi thẩm quyền của doanh nghiệp, phạm vi công việc kiểm toán sẽ bị ảnh <br />
hưởng và kiểm toán viên độc lập sẽ phải đưa ra ý kiến ngoại trừ trên báo cáo kiểm toán do <br />
hạn chế phạm vi kiểm toán.<br />
Nếu phạm vi kiểm toán bị ảnh hưởng lớn, kiểm toán viên sẽ đưa ra các ý kiến từ chối nhận <br />
xét về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong khi đó, các <br />
cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp cung cấp tất cả <br />
các tài liệu có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi <br />
tiến hành kiểm tra, thanh tra. Trong nhiều trường hợp, họ có thẩm quyền được thu thập <br />
thông tin, tài liệu từ các nguồn khác ngoài doanh nghiệp, để làm hồ sơ và đối chứng với <br />
những hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp.<br />
Có thể nói, điểm khác biệt căn bản về cơ sở của ý kiến kiểm toán độc lập với các báo cáo <br />
tài chính được kiểm toán xuất phát từ yếu tố kỹ thuật kiểm toán là chọn mẫu kiểm toán và <br />
dựa trên phạm vi các chứng từ và tài liệu được doanh nghiệp kiểm toán cung cấp.<br />
Cần hiểu đúng về trách nhiệm của kiểm toán viên<br />
Khi có sự sai lệch thông tin trong báo cáo tài chính đã công bố, trách nhiệm giải trình trước <br />
hết là của doanh nghiệp.<br />
Như đã trình bày ở trên, kiểm toán viên độc lập có trách nhiệm đưa ra ý kiến về tính trung <br />
thực, hợp lý về các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính. Do đó, kiểm toán viên độc lập <br />
chỉ có thể trả lời về các thủ tục kiểm toán đã thực hiện nhằm làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm <br />
toán.<br />
Trên thực tế, kiểm toán viên độc lập khó có thể phát hiện hết được những gian lận (nếu có) <br />
mà doanh nghiệp đã hợp lý hóa bằng những chứng từ, hợp đồng kinh tế. Các quyết định đầu <br />
tư, quyết định kinh doanh của doanh nghiệp đúng hay sai cũng không thuộc phạm vi của <br />
kiểm toán viên độc lập.<br />
Việc ngăn ngừa và phát hiện sai sót gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của ban giám <br />
đốc doanh nghiệp và ban quản trị doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định <br />
105/2013/NĐCP ngày 16/9/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế <br />
toán để nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp và ngăn ngừa những gian lận phát sinh <br />
trong quá trình lập và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp<br />
Theo chuẩn mực kiểm toán số 240, trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận <br />
trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Nhưng chuẩn mực này cũng nêu rõ, do những hạn <br />
chế vốn có của kiểm toán, nên rủi ro không thể tránh khỏi là kiểm toán viên độc lập không <br />
phát hiện được tất cả các sai sót, gian lận làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kể <br />
cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán <br />
Việt Nam. Vì vậy, kiểm toán độc lập chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi ý kiến mà họ đưa ra <br />
đối với báo cáo tài chính dựa trên các hồ sơ chứng từ mà họ được cung cấp trong quá trình <br />
kiểm toán.<br />
Người sử dụng thông tin trên các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp nên <br />
lưu ý đọc kỹ các ý kiến của kiểm toán viên cùng với các thông tin và thuyết minh của báo cáo <br />
tài chính, chứ không chỉ tập trung vào các thông tin tài chính chủ yếu.<br />
Kiểm toán độc lập là một trong những công cụ để trợ giúp minh bạch hóa thị trường thông <br />
qua báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Trách nhiệm thực sự của kiểm toán độc lập cần <br />
phải được hiểu đúng bản chất trong phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn công việc mà họ đã <br />
thực hiện.<br />