Báo cáo thực tập nhận thức: Giao dịch thu chi tiền mặt tại ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - PGD Tân Phú
lượt xem 46
download
Trong bài báo cáo này sẽ tường thuật lại quá trình tực tập nhận thức tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - PGD Tân Phú, trong thời gian 8 tuần, bàng cách trình bày những công việc sinh viên tham gia, cũng như quy trình thu chi tiền mặt tại đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập nhận thức: Giao dịch thu chi tiền mặt tại ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - PGD Tân Phú
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC: GIAO DỊCH THU CHI TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – PGD TÂN PHÚ Tên cơ quan thực tập: Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – PGD Tân Phú. Thời gian thực tập: 7/1/2013 – 10/3/2013 Người hướng dẫn: Chị Ngô Thị Thảo Giảng viên hướng dẫn: Cô Tô Thị Tú Trang Sinh viên thực tập: Trương Thị Hoài Tâm MSSV: 104584 Lớp: TC101 Tháng 03 năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC: GIAO DỊCH THU CHI TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – PGD TÂN PHÚ Tên cơ quan thực tập: Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – PGD Tân Phú. Thời gian thực tập: 7/1/2013 – 10/3/2013 Người hướng dẫn: Chị Ngô Thị Thảo Giảng viên hướng dẫn: Cô Tô Thị Tú Trang Sinh viên thực tập: Trương Thị Hoài Tâm MSSV: 104584 Lớp: TC101 Tháng 03 năm 2013
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 TRÍCH YẾU Với mục tiêu chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản để hội nhập tốt trong môi trường làm việc thực tế, kỳ thực tập nhận thức tại Đại học Hoa Sen chính là bước đầu tạo điều kiện để sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tiễn, có một nền tảng tốt cho kỳ thực tập tốt nghiệp cũng như tạo hành trang vững chắc, tự tin hơn sau khi ra trường. Đặc biệt trong thời gian thực tập tại MSB Tân Phú, tôi có cơ hội được quan sát và tìm hiểu nhiều nhất về quy trình giao dịch thu chi tiền mặt cho KH tại đây, được tham gia và học hỏi từ thực tiễn công việc, nhận ra nhiều điểm thú vị và mới mẻ. Chính vì vậy mà tôi chọn “Quy trình thu chi tiền mặt tại MSB Tân Phú” để trình bày và báo cáo về những công việc và nhận thức của bản thân qua quá trình thực tập. Bên cạnh đó tôi cũng được hướng dẫn và thực hiện các công việc khác ngoài quy trình này. Mục tiêu của tôi là nhằm tìm ra và bổ sung những thiếu sót của bản thân, đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn quý giá, phần nào định hướng nghề nghiệp, không còn bỡ ngỡ sau khi tốt nghiệp và đi làm thực sự. Ngoài việc trực tiếp làm việc tại ngân hàng, tôi còn được tìm hiểu và học hỏi từ công việc của các chị đồng nghiệp trong phòng, tham khảo thông tin trên internet, từ đó rút ra được nhiều kiến thức và kỹ năng thiết thực, những kinh nghiệm hữu ích trong công việc. Qua thời gian thực tập nhận thức, tôi đã có thể hiểu rõ hơn về quy trình thu chi tiền mặt tại ngân hàng, cũng như rèn luyện cho bản thân sự tự tin và sẵn sàng hội nhập với môi trường làm việc thực tế sau này. Báo cáo thực tập nhận thức Trang i
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Tô Thị Tú Trang – Giảng viên hướng dẫn của tôi trong suốt quá trình thực tập. Cô đã tận tình hướng dẫn và trả lời những thắc mắc của tôi, hỗ trợ tôi có thể hoàn thành báo cáo thực tập một cách hiệu quả và tốt đẹp nhất. Tiếp theo tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Ngô Thị Thảo – người trực tiếp hướng dẫn tôi trong công việc tại MSB Tân Phú. Chị đã nhiệt tình hướng dẫn tôi từng bước cơ bản nhất trong công việc và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong kỳ thực tập. Bên cạnh đó tôi xin cảm ơn chị Hoàng Thị Hương – Giám đốc MSB Tân Phú đã tiếp nhận và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình. Cuối cùng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến chị Lan, chị Trang, chị Phương – các thành viên còn lại của MSB Tân Phú cũng đã rất thân thiện và nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi, giúp tôi biết thêm nhiều điều mới mẻ và bổ ích. Trong quá trình làm việc, vì chưa có nhiều kinh nghiệm cọ xát với thực tiễn nên tôi không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong các anh chị, cô chú tại ngân hàng thông cảm và bỏ qua! Xin chân thành cảm ơn! Báo cáo thực tập nhận thức Trang ii
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 MỤC LỤC Trang TRÍCH YẾU .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH ẢNH ............................................................... v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vi NHẬP ĐỀ ................................................................................................................. 1 NỘI DUNG............................................................................................................... 2 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MARITIME BANK VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TÂN PHÚ ...................................................................................................2 1.1 Tổng quan về Maritime Bank ..................................................................2 1.1.1 Lịch sử hình thành .............................................................................2 1.1.2 Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 3 1.1.3 Thông tin liên hệ: ..............................................................................4 1.2 Thực trạng hoạt động ...............................................................................4 1.2.1 Các sản phẩm – dịch vụ.....................................................................4 1.2.2 Tình hình kinh doanh ........................................................................5 1.3 Giới thiệu MSB Tân Phú – Trung tâm khách hàng cá nhân .................... 5 1.3.1 Giới thiệu chung ................................................................................5 1.3.2 Các sản phẩm, dịch vụ chính............................................................. 6 1.3.3 Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 6 2. CÔNG VIỆC THỰC TẬP...............................................................................9 2.1 Đọc và tìm hiểu quy trình thu chi tiền mặt ..............................................9 2.1.1 Quy trình thu tiền mặt của khách hàng .............................................9 2.1.2 Quy trình chi tiền mặt cho khách hàng ...........................................11 2.2 Hướng dẫn KH ghi thông tin trên chứng từ giao dịch ........................... 13 2.3 Nhận và kiểm đếm tiền cho khách hàng ................................................15 Báo cáo thực tập nhận thức Trang iii
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 2.4 Bó tiền ....................................................................................................16 2.5 Các công việc khác ................................................................................17 2.5.1 Công việc photo, scan .....................................................................17 2.5.2 Sắp xếp và lưu trữ hồ sơ KH ........................................................... 18 2.5.3 Nhập thông tin và quét chữ ký KH trên BDS .................................19 3. NHẬN THỨC, KINH NGHIỆM VÀ ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH CHO BẢN THÂN ........................................................................................................20 3.1 Nhận thức từ quá trình thực tập tại MSB Tân Phú ................................ 20 3.2 Kinh nghiệm từ các công việc cụ thể ..................................................... 22 3.2.1 Đọc và tìm hiểu quy trình thu chi tiền mặt......................................22 3.2.2 Hướng dẫn KH ghi chứng từ giao dịch ...........................................23 3.2.3 Nhận và kiểm đếm tiền cho KH ...................................................... 23 3.2.4 Bó tiền ............................................................................................. 24 3.2.5 Các công việc khác ..........................................................................24 3.3 Định hướng và kế hoạch cho bản thân ................................................... 25 3.3.1 Nâng cao vốn kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã hội. ..............25 3.3.2 Cải thiện các kỹ năng ......................................................................26 3.3.3 Chủ động tìm kiếm các cơ hội thực tập, việc làm ........................... 26 3.3.4 Liên tục cập nhật thông tin và kiến thức mới. .................................27 3.3.5 Một số kế hoạch cụ thể ....................................................................28 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... vii PHỤ LỤC .............................................................................................................. viii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP............................................................ xi NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN................................................. xii THÔNG TIN LIÊN HỆ SINH VIÊN .................................................................... xiii Báo cáo thực tập nhận thức Trang iv
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH ẢNH Bảng 1– Các sản phẩm và dịch vụ của Maritime Bank ................................................. 4 Bảng 2– Một số nghiệp vụ thu tiền mặt ....................................................................... 10 Bảng 3 – Một số nghiệp vụ chi tiền mặt ...................................................................... 12 Hình 1 – Logo Maritime Bank ....................................................................................... 2 Hình 2 – Sơ đồ tổ chức Maritme Bank .......................................................................... 3 Hình 3 – Sơ đồ tổ chức MSB Tân Phú .......................................................................... 6 Hình 4 – Quy trình thu tiền mặt của khách hàng ........................................................... 9 Hình 5 – Quy trình chi tiền mặt cho khách hàng ......................................................... 11 Hình 6 – Các nội dung KH cần ghi trên chứng từ giao dịch thu – chi tiền mặt .......... 14 Báo cáo thực tập nhận thức Trang v
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BDS – Branch Delivery System, phần mềm hệ thống Maritime Bank. CMND – Chứng minh nhân dân. GTGT – Giá trị gia tăng. KH – Khách hàng. MSB – Maritime Bank. PGD – Phòng giao dịch. TMCP – Thương mại cổ phần. Báo cáo thực tập nhận thức Trang vi
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 NHẬP ĐỀ Trong bài báo cáo này tôi tường thuật lại quá trình thực tập nhận thức của mình tại PGD Tân Phú – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trong thời gian từ 7/1/2013 đến 10/3/2013, bằng cách trình bày về những công việc mà tôi được tham gia trong quy trình thu chi tiền mặt tại đây, những kinh nghiệm và nhận thức mà tôi có được sau khi thực hiện công việc. Ngoài ra tôi cũng tóm tắt sơ lược về các công việc khác được phân công, tạo điều kiện cho tôi hiểu biết hơn về môi trường làm việc thực tế tại ngân hàng. Một số mục tiêu mà tôi đặt ra cho bản thân với kỳ thực tập này: Mục tiêu 1: Tìm hiểu và nắm bắt được các nghiệp vụ chính hằng ngày diễn ra tại PGD của ngân hàng, trong đó đặc biệt là nghiệp vụ giao dịch chu chi tiền mặt cho khách hàng tại đây. Mục tiêu 2: Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công việc. Mục tiêu 3: Hoàn thành tốt các công việc được giao, có ý thức trách nhiệm cao khi làm việc. Mục tiêu 4: Biết cách ứng xử đúng mực nơi làm việc, hòa đồng với tập thể, rèn luyện và thực hành các kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, sắp xếp công việc hợp lý, cách đặt câu hỏi và lắng nghe... Mục tiêu 5: Học hỏi và trau dồi các kiến thức, kỹ năng mới, áp dụng vào thực hành tại nơi làm việc nếu có thể, để tiếp tục hoàn thiện bản thân trong tương lai. Quá trình thực tập và cố gắng để đạt các mục tiêu trên sẽ được trình bày thông qua ba nội dung chính sau đây của bài báo cáo. Báo cáo thực tập nhận thức Trang 1
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 NỘI DUNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MARITIME BANK VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TÂN PHÚ Tìm hiểu một vài nét sơ lược về Maritime Bank và sau đó là PGD Tân Phú, tình hình hoạt động kinh doanh, để có thể hiểu rõ về cơ cấu của tổ chức cũng như điều kiện và môi trường làm việc. 1.1 Tổng quan về Maritime Bank Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam. Tên viết tắt: Maritime Bank. Mã chứng khoán: MSB. Hội sở chính: 88 Láng Hạ, Đống Đa, TP. Hà Nội. Nhóm ngành: Ngân hàng thương mại. Hình 1 – Logo Tổng tài sản: 114.375 tỷ đồng (năm 2011) Maritime Bank Vốn điều lệ: 8.000 tỷ đồng Doanh thu: 15.470 tỷ đồng (năm 2011) 1.1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 12/07/1991 Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng. Các cổ đông sáng lập Maritime Bank gồm: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Báo cáo thực tập nhận thức Trang 2
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Tp. HCM. Trải qua nhiều giai đoạn khó khăn và thử thách, với nội lực và quyết tâm không ngừng đổi mới, hoàn thiện, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững đến ngày hôm nay, tạo được niềm tin to lớn đối với KH. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, nay đã lên đến 230 điểm giao dịch trên toàn quốc. Hiện nay Maritime Bank được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm 1 – gồm những tổ chức tín dụng hoạt động tương đối lành mạnh, ổn định và an toàn. 1.1.2 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức theo mô hình của một ngân hàng cổ phần hiện đại, đại hội đồng cổ đông có quyền lực cao nhất, tổ chức bộ máy hoạt động được chia ra làm nhiều bộ phận, đơn vị khác nhau như ngân hàng cá nhân, ngân hàng doanh nghiệp... do Tổng Giám Đốc trực tiếp quản lý. Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Kiểm toán Hội đồng quản trị nội bộ Tổng giám đốc Ngân Ngân Ngân Ngân hàng Khối Khối Khối phê Khối công hàng hàng hàng cá doanh quản lý quản lý duyệt tín nghệ & doanh định chế nhân nghiệp rủi ro tài chính dụng vận hành nghiệp tài chính lớn Hình 2 – Sơ đồ tổ chức Maritme Bank (Nguồn: www.msb.com.vn) Báo cáo thực tập nhận thức Trang 3
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 1.1.3 Thông tin liên hệ: Trụ sở chính tại TP. HCM: Địa chỉ: Phòng 0101, Tầng 1, Số 180-192 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM. Điện thoại: (083) 914 3366 – Fax: (083) 914 3666 Email: msb@msb.com.vn Website: http:// www.msb.com.vn 1.2 Thực trạng hoạt động 1.2.1 Các sản phẩm – dịch vụ Được chia thành 2 nhóm chính dành cho KH cá nhân và KH doanh nghiệp, ngoài ra còn có dịch vụ ngân hàng điện tử, thông qua internet banking hoặc sms banking. Tất cả đều nhằm phục vụ nhu cầu KH một cách tốt nhất. Bảng 1– Các sản phẩm và dịch vụ của Maritime Bank (Nguồn: www.msb.com.vn) Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp - Gói sản phẩm M – Family Account - Bộ sản phẩm tài khoản M – Business - Bộ sản phẩm M1 Account - Dịch vụ tài khoản, dịch vụ thấu chi - Tài khoản thanh toán Mmoney - Thanh toán quốc tế - Tiền gửi tiết kiệm - Bảo lãnh ngân hàng - Sản phẩm Bảo hiểm ( Bancassurance) - Sản phẩm cho vay - Sản phẩm thẻ - Dịch vụ: chuyển tiền, hoàn thuế GTGT. - Sản phẩm cho vay, đầu tư Báo cáo thực tập nhận thức Trang 4
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 1.2.2 Tình hình kinh doanh Nằm trong nhóm G12 – nhóm 12 ngân hàng lớn chi phối hơn 80% thị phần trong toàn hệ thống ngân hàng, Maritime Bank luôn giữ mức tăng trưởng cao về mọi mặt, đi đầu trong việc cải tiến công nghệ ngân hàng, hiện đại hóa ngân hàng. Dựa vào kết quả kinh doanh thời gian gần đây, có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động tốt của Maritime Bank. Cuối năm 2009, tổng tài sản Maritime Bank đạt gần 64.000 tỷ đồng (gấp đôi so với cùng kỳ năm 2008). Năm 2010, con số này tăng lên hơn 115.000 tỷ đồng. Về lợi nhuận, năm 2008, Maritime Bank chỉ đạt 437 tỷ thì năm 2009, tăng nhanh đến 1.000 tỷ. Đà phát triển tiếp tục được duy trì với con số 1.518 tỷ lợi nhuận năm 2010. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm và luôn nằm trong chuẩn quy định của Ngân hàng Nhà nước. Năm 2011, kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực tới khối ngân hàng thương mại nhưng tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank vẫn được giữ ở mức 2%. 1.3 Giới thiệu MSB Tân Phú – Trung tâm khách hàng cá nhân 1.3.1 Giới thiệu chung Phòng giao dịch Tân Phú là điểm giao dịch đầu tiên trên địa bàn quận Tân Phú và là đơn vị thứ 22 trong hệ thống các chi nhánh, PGD của Maritime Bank ở TP.HCM. Đây là một trong các trung tâm KH cá nhân của Maritime Bank, được khai trương và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 28/04/2010. Địa chỉ: Số 710 Lũy Bán Bích, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP. HCM. Điện thoại: (083) 813 0282 – Fax: (083) 813 0283. Báo cáo thực tập nhận thức Trang 5
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 1.3.2 Các sản phẩm, dịch vụ chính MSB Tân Phú triển khai tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ tiên tiến nhất đang áp dụng trong hệ thống Maritime Bank hiện nay, với mục đích cung cấp cho đối tượng KH cá nhân những sản phẩm đa dạng và những dịch vụ chuyên nghiệp: - Huy động tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế. - Cho vay ngắn, trung và dài hạn. - Thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thẻ... 1.3.3 Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý Kế toán - Giao dịch Bộ phận viên Thu ngân Tín dụng Khách hàng Thu chi, tiếp quỹ, Khách hàng báo cáo tiền mặt cá nhân cá nhân lên chi nhánh. Hình 3 – Sơ đồ tổ chức MSB Tân Phú (Nguồn: tài liệu MSB Tân Phú ) Báo cáo thực tập nhận thức Trang 6
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 Mô tả công việc các chức danh trong phòng: Giám đốc: - Quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Trung tâm KH cá nhân. - Chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng của trung tâm. - Lập kế hoạch và ngân sách hoạt động cho chi nhánh thông qua phối hợp với Giám đốc khu vực. - Đảm bảo tính chuyên nghiệp và năng động trong phong cách phục vụ của Trung tâm khách hàng cá nhân. Kiểm soát viên: - Kiểm tra, hỗ trợ và ký kiểm soát các nghiệp vụ giao dịch của phòng, đảm bảo tính hợp lệ, tuân thủ các quy trình, quy định của Maritime Bank và Pháp luật. - Quản lý, giám sát, điều phối công việc của các Giao dịch viên. - Hậu kiểm chứng từ hàng ngày của các Giao dịch viên, phổ biến các quy định mới, các nghiệp vụ mới đến các Giao dịch viên. Giao dịch viên: - Thực hiện các giao dịch trực tiếp với KH. - Kiểm tra, kiểm soát giấy tờ trước khi thu tiền hoặc thanh toán. - Lập, đối chiếu, sao kê khớp các chứng từ thanh toán qua ngân hàng. - Kiểm tra và phát hiện tiền giả, lập báo cáo thu giữ theo quy định hiện hành. - Cân đối hạch toán cuối ngày. Báo cáo thực tập nhận thức Trang 7
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 Chuyên viên tư vấn tài chính: - Tiếp xúc, giới thiệu, tư vấn và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến tiền gửi, thẻ và các sản phẩm cá nhân khác của Maritime Bank. - Tư vấn bán hàng tại quầy. - Chăm sóc KH tại quầy. - Phát triển KH và doanh số bán hàng theo chỉ tiêu đã đề ra. - Thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động thẻ: giao mã PIN, mở thẻ, khóa thẻ. Sau khi đã hiểu khái quát một số yếu tố về nơi thực tập, ở chương sau tôi sẽ trình bày về công việc thực tế của mình trong kỳ thực tập tại MSB Tân Phú, đặc biệt là các công việc được phân công trong quy trình thu chi tiền mặt, cách thực hiện và yêu cầu của công việc. Ngoài ra tôi cũng tóm tắt một số công việc khác mà tôi được giao khi thực tập tại đây. Báo cáo thực tập nhận thức Trang 8
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 2. CÔNG VIỆC THỰC TẬP 2.1 Đọc và tìm hiểu quy trình thu chi tiền mặt 2.1.1 Quy trình thu tiền mặt của khách hàng Hình 4 – Quy trình thu tiền mặt của khách hàng (Nguồn: tài liệu MSB Tân Phú cung cấp) - Khi KH đến giao dịch nộp tiền mặt, giao dịch viên sẽ hướng dẫn khách điền thông tin giao dịch trên bảng kê nộp và ký tên theo đúng quy định về giao dịch của Maritime Bank. - Tiếp theo giao dịch viên nhận và kiểm đếm tiền cho KH, xác nhận lại với KH về số tiền nộp, hạch toán trên hệ thống BDS của Ngân hàng để ghi có vào tài khoản KH. Đối với các giao dịch vượt hạn mức (hơn 50 triệu đồng), phải chuyển cho kiểm soát viên để kiểm tra và phê duyệt. Báo cáo thực tập nhận thức Trang 9
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 - Sau khi hạch toán và kiểm soát chứng từ, giao dịch viên in “Bảng kê các loại tiền nộp” và “Giấy nộp tiền mặt”, ký xác nhận giao dịch và đóng dấu “Đã thu tiền” vào tất cả chứng từ. - Giao lại liên 2 của giấy nộp tiền cho KH, kết thúc giao dịch. Yêu cầu về thời gian thực hiện: tất cả đều trong vòng 1 phút, ngoại trừ hạch toán BDS là 2 phút và kiểm đếm tiền cho KH từ 1 – 10 phút. Lưu ý: Trường hợp KH nộp trên 200 triệu đồng (Tài khoản tiền gửi) và trên 500 triệu đồng (gửi tiết kiệm), phải thực hiện Quy định về Phòng chống rửa tiền: bổ sung CMND của người nộp tiền, báo cáo giao dịch đáng ngờ... Bảng 2– Một số nghiệp vụ thu tiền mặt (Nguồn: tài liệu MSB Tân Phú cung cấp) Một số nghiệp vụ thu tiền mặt - Nộp tiền vào tài khoản tiền gửi - Nộp tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn không kỳ hạn - Nộp tiền trả nợ vay - Nộp tiền vào tài khoản tiết kiệm - Nộp tiền hoàn tạm ứng (kế toán) không kỳ hạn Báo cáo thực tập nhận thức Trang 10
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 2.1.2 Quy trình chi tiền mặt cho khách hàng Hình 5 – Quy trình chi tiền mặt cho khách hàng (Nguồn: tài liệu MSB Tân Phú cung cấp) - Khi KH đến giao dịch rút tiền, lĩnh tiền, giao dịch viên sẽ hướng dẫn khách điền thông tin giao dịch và ký tên vào bảng kê rút cũng như giấy lĩnh tiền mặt, mượn giấy tờ tùy thân của KH (CMND, hộ chiếu...) để đối chiếu thông tin. - Tiếp theo giao dịch viên tiếp nhận bảng kê, chứng từ, các giấy tờ (séc, giấy chi tiền mặt) từ KH, nhận diện KH và đối chiếu chữ ký của KH với chữ ký mẫu trên hệ thống (đối với KH có tài khoản tại ngân hàng), nếu chữ ký KH không giống với chữ ký mẫu đã đăng ký, giao dịch viên có thể từ chối giao dịch. Báo cáo thực tập nhận thức Trang 11
- Trường Đại Học Hoa Sen 2013 - Nếu các thông tin đã hoàn toàn hợp lệ, giao dịch viên tiến hành hạch toán trên BDS, chuyển cho kiểm soát viên nếu giao dịch vượt hạn mức (quá 30 triệu đồng). - In bảng kê các loại tiền lĩnh và giấy lĩnh tiền mặt, chuyển kiểm soát viên kiểm soát lại chứng từ và cùng ký tên lên giấy lĩnh tiền. - Đóng dấu “Đã trả tiền” lên chứng từ, chi tiền cho KH theo đúng bảng kê. - Sau khi KH nhận và kiểm đếm tiền xong, giao dịch viên đưa lại cho khách liên 2 của giấy lĩnh tiền mặt, gửi lại giấy tờ tùy thân đã mượn của khách. Kết thúc giao dịch. Yêu cầu về thời gian thực hiện: tất cả đều trong vòng 1 phút, ngoại trừ hạch toán BDS là 2 phút, kiểm và chi tiền cho KH từ 1 – 5 phút. Lưu ý: Các giao dịch rút tiền với số lượng lớn cần kiểm tra tồn quỹ của giao dịch viên để làm thủ tục tiếp quỹ kịp thời. Trường hợp KH lĩnh trên 200 triệu đồng (tài khoản tiền gửi) và trên 500 triệu đồng (gửi tiết kiệm), thực hiện Quy định về Phòng chống rửa tiền: bổ sung CMND của người lĩnh tiền, báo cáo giao dịch đáng ngờ... Bảng 3 – Một số nghiệp vụ chi tiền mặt (Nguồn: tài liệu MSB Tân Phú cung cấp) Một số nghiệp vụ chi tiền mặt - Chi rút tiền từ tài khoản tiền gửi không - Chi rút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. kỳ hạn (bằng giấy lĩnh tiền mặt hoặc séc) - Giải ngân tiền vay bằng tiền mặt. - Chi rút tiền từ tài khoản tiết kiệm không - Chi tiền thanh toán các khoản chi kỳ hạn. tiêu nội bộ Báo cáo thực tập nhận thức Trang 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công việc tín dụng cá nhân tại ngân hàng quân đội - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
39 p | 962 | 174
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Việt Nam Thương Tín phòng giao dịch Lê Văn Khương
35 p | 603 | 154
-
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng Agribank–chi nhánh An Phú từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2013
38 p | 502 | 113
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng Á Châu ACB Chi nhánh Ông Ích Khiêm
32 p | 779 | 92
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Phòng Kinh doanh thẻ tín dụng - Ngân hàng TMCP Techcombank, số 6 NTMK, TP.HCM
37 p | 463 | 92
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Chi nhánh Văn Lang
41 p | 349 | 85
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng Agribank – Chi nhánh An Phú
38 p | 445 | 77
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn
33 p | 428 | 66
-
Báo cáo thực tập: Nhận thức ngành Xây dựng
42 p | 886 | 64
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công ty TNHH Trường Ngoại Ngữ Dương Minh
25 p | 815 | 61
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công ty CP Tôn Đông Á
52 p | 467 | 60
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công việc tìm hiểu quy trình khai tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu
38 p | 332 | 50
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Báo Thanh Niên
36 p | 332 | 37
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Doanh nghiệp tư nhân Anh Quân
16 p | 147 | 24
-
Viết báo cáo thực tập nhận thức và thực tập tốt nghiệp
13 p | 385 | 23
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công ty TNHH Bê tông Lafarge Việt Nam
34 p | 192 | 21
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Công ty TNHH công nghiệp thông gió Kruger Việt Nam
43 p | 189 | 19
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Chi nhánh Công ty cổ phần cửa Châu Âu
31 p | 171 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn