intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập: Tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Giao nhận Vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải Phòng

Chia sẻ: Ngọc ánh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

594
lượt xem
85
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với kết cấu nội dung gồm 3 chương, báo cáo thực tập "Tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Giao nhận Vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải Phòng" trình bày khái quát về Công ty Giao nhận Vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải Phòng, tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Giao nhận Vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải Phòng,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài báo cáo để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập: Tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Giao nhận Vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải Phòng

  1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA KINH TẾ­ BỘ MÔN LOGISTICS BÁO CÁO THỰC TẬP  CƠ SỞ NGÀNH Tên Đề tài : Tổ chức thực hiện giao nhận hàng  hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Giao  nhận Vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải  Phòng. GIẢNG VIÊN HƯỚNG  : Cô Phạm Thị Yến DẪN SINH VIÊN : Đồng Thị Ngọc Ánh LỚP : LQC54­ĐH1 MàSINH VIÊN : 53331
  2. 2                 Hải Phòng, năm 2015
  3. 4 MỤC LỤC MỤC LỤC ………………………………………………………………… 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………. 3 DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ………………………………………….. 4 LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………….. 5 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY GIAO NHẬN           VẬN CHUYỂN HÀ THÀNH CHI NHÁNH HẢI PHÒNG ……………. 6          1.1. Qúa trình hình thành và phát triển …………………………………. 6          1.1.1. Lịch sử thành lập ………. ………………………………………….. 6          1.1.2. Một số thông tin chung ……………………………………………..  6          1.1.3. Qúa trình phát triển đến nay ……………………………………….. 6          1.2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức ……………………………………….. 7          1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ ………………………………………………... 7          1.2.2. Tổ chức ………………………………………………………………. 9          CHƯƠNG II: TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO NHẬN HÀNG HÓA             XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY ………...............  11          2.1. Cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường                 biển ……………………………………………………………………….... 11          2.1.1 .Khái quát chung về giao nhận …………………………………..…. 11          2.1.2. Giao nhận hàng hóa XK bằng đường biển ………………………... 13          2.1.3. Trình tự giao nhận hàng XK bằng đường biển …………………… 16          2.2. Thực trạng giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công           ty Giao nhận vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải Phòng ……………. 18          2.2.1. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của          công ty ……………………………………………………………………… 18          2.2.2.Kết quả đạt được và đáng giá chung …….. ……………………..…. 20          CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO          NHẬN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY ……………………….. 24          3.1. Mục tiêu và phương hướng của công ty trong tương lai ..………… 24          3.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận đường biển ………. 24          
  4. 5          KẾT LUẬN ……………………………………………………………….. 28          TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………...................... 29 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT       
  5. 6 CIF (Cost, Insurance and Freight): Giá của bên bán đã bao gồm giá thành sản phẩm,   cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm hàng hóa. CFS (Container Freight Station): Nơi thu gom hàng lẻ. ICD (Inland Clearance Depot): Cảng khô, cảng cạn. FCL (Full Container Load): Hàng đủ xếp nguyên container. FOB (Free On Board): Giao hàng lên tàu. L/C (Letter Of Credit): Thư tín dụng. LCL (Less than Container Load): Hàng lẻ. NK: Nhập Khẩu. NOR (Notice Of Readliness): Thông báo sẵn sàng xếp dỡ. XK: Xuất Khẩu. XNK: Xuất Nhập Khẩu. DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Sơ đồ 1.1: Tổ chức hành chính ………………………………………………… 10 Bảng 2.1: Sản lượng giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển ……………... 20
  6. 7 Bảng 2.2: Giá trị giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển …………………. 21 LỜI MỞ ĐẦU Với 3260 km bờ biển, hơn 1 triệu km² là biển, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi  để phát triển kinh tế biển. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO, lượng hàng hóa lưu chuyển  ngày càng nhiều, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng ngày càng lớn bởi vậy vai trò của  ngành vận tải biển cũng ngày một nâng cao. Bên cạnh đó, trong vài thập niên gần đây,  Logistics đã phát triển nhanh chóng, giúp con người sử dụng một cách tối ưu cách  nguồn lực nhằm mang lại các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao nhất nhưng chi phí 
  7. 8 thấp nhất cho người tiêu dùng. Trong đó, giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường  biển đã trở thành một hoạt động không thể thiếu của ngành Logistics. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại Công ty Giao nhận vận chuyển Hà Thành chi  nhánh Hải Phòng, em đã chọn đề tài này cho báo cáo thực tập cơ sở ngành của mình. Đề  tài gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu khái quát về Công ty Giao nhận vận chuyển Hà Thành chi  nhánh Hải Phòng. Chương II: Tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại  công ty. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị. Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường Đại Học Hàng Hải  Việt Nam, Cô Phạm Thị Yến – giảng viên trực tiếp hướng dẫn học phần thực tập cơ  sở ngành và Ban giám đốc Công ty Giao nhận vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải  Phòng đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, bài viết của em chắc chắn  không tránh khỏi những thiếu sót về cả nội dung và hình thức. Em rất mong nhận được  những ý kiến đóng góp và chỉ bảo của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HÀ THÀNH CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển 1.1.1. Lịch sử thành lập Công ty Giao nhận vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải Phòng (HANOTRANS  Hải Phòng) là công ty con với 100% vốn đầu tư thuộc Công ty Cổ phần Giao Nhận Kho  Vận Ngoại Thương ­ VNT Logistics được thành lập vào năm 1996 ­ là một trong những  công ty đứng đầu về giao nhận và vận chuyển hành hóa xuất nhập khẩu. 1.1.2 .Một số thông tin chung Loại hình: Công ty dịch vụ, đại lý. Địa chỉ: Số 208, Đường Chùa Vẽ, Phường Đông Hải 1, Quận Hải An, Thành phố  Hải Phòng.
  8. 9 Điện thoại: 0313 614 396 hoặc 01222 300 890 Fax: 0313 978 798 Mã số thuế: 0101352858­005 Email: tungnth@hanotranshp.com.vn Website: http://hanotrans.com.vn Tên giám đốc: Nguyễn Thanh Bình. 1.1.3. Qúa trình phát triển đến nay Công ty Giao nhận vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải Phòng được thành lập với  mục tiêu trở thành một trong những đại lý giao nhận và vận chuyển chuyên nghiệp ở  Thành phố Hải Phòng cũng như khu vực phía Bắc và hướng đến là trên toàn lãnh thổ  đất nước Việt Nam. Ngày nay, Công ty Giao nhận vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải Phòng đã trở  nên quen thuộc trên thị trường và được xem là một công ty khá thành công trong lĩnh vực  giao nhận vận tải. Với hơn 200 nhân viên, Công ty Giao nhận vận chuyển Hà Thành đã và đang cung  cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng với chất lượng cao nhất nhưng chi phí thấp  nhất có thể. Tính chuyên nghiệp và dịch vụ chất lượng cao chỉ có thể có được ở những  công ty có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Bởi vậy, Công ty Giao nhận vận chuyển  Hà Thành chi nhánh Hải Phòng đầu tư rất nhiều vào khâu đào tạo đội ngũ nhân sự.  Hiện nay, hầu hết các nhân viên văn phòng của công ty đều có những chứng chỉ hành  nghề chuyên nghiệp và có một số vị trí đã đạt được bằng cấp cao. Công ty Giao nhận vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải Phòng không chỉ cung cấp  các dịch vụ vận chuyển đơn thuần mà hơn thế nữa, công ty còn cung cấp và tư vấn cho  khách hàng các giải pháp vận tải hiệu quả và kinh tế. Tóm lại, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp làm việc nhiệt tình, có tinh thần  trách nhiệm cao và hệ thống cơ sở vật chất, kho bãi đầy đủ, hiện đại cùng hệ thống  đại lý, chi nhánh khắp toàn cầu, Công ty Giao nhận vận chuyển Hà Thành chi nhánh  Hải Phòng tự tin có thể tư vấn và cung cấp cho khách hàng giải pháp vận chuyển tốt  nhất, nhanh nhất với giá cả cạnh tranh nhất. 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ     + Ngành nghề kinh doanh của Công ty Giao nhận vận chuyển Hà Thành chi nhánh  Hải Phòng: ­ Logistics và dịch vụ Logistics. ­ Vận tải – Công ty và Đại lý.
  9. 10 ­ Giao nhận và vận tải hàng hóa.      + Công ty Giao nhận vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải Phòng chuyên cung cấp  dịch vụ giao nhận, kho vận, dịch vụ kho bãi container, dịch vụ thông quan hàng hóa, dịch  vụ kiểm đếm hàng hoá, vận tải hàng hóa toàn cầu bằng đường biển và đường hàng  không. Các sản phẩm dịch vụ của Công ty Giao nhận vận chuyển Hà Thành chi nhánh  Hải Phòng: ­ Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. ­ Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. ­ Dịch vụ vận tải nội địa. ­ Dịch vụ gom hàng lẻ ­ LCL consol box. ­ Dịch vụ khai báo Hải quan. ­ Dịch vụ kho bãi: kho ngoại quan, kho CFS. ­ Cung cấp chuỗi dịch vụ giao nhận vận chuyển Door to door. ­ Dịch vụ vận chuyển hàng rời. Là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ, vì vậy thỏa mãn nhu cầu của khách hàng  luôn là mục tiêu hàng đầu của Công ty Giao nhận vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải  Phòng. Công ty cam kết : ­ Giao hàng hóa đúng hẹn, gía cả luôn thấp nhất có thể. ­ Luôn cải tiến chất lượng dịch vụ để đáp ứng ngày càng tốt hơn, phù hợp hơn   với nhu cầu của quý khách hàng. ­ Luôn đào tạo và nâng cao trình đọ đội ngũ cán bộ nhân viên – đáp ứng nhu   cầu ngày càng cao của công việc. Chính sách chất lượng luôn luôn được củng cố và thực hiện một cách tốt nhất để  nâng cao sự cạnh tranh, tạo tiền đề hoạt động tốt, đưa công ty ngày càng phát triển  vững mạnh. Vì vậy, mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình họat động kinh  doanh luôn được ban giám đốc và toàn thể nhân viên công ty đặc biệt quan tâm và thực  hiện ngày càng tốt hơn đó là sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ mà công ty cung  cấp. + Nhiệm vụ của Công ty Giao nhận vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải Phòng  Dựa trên những chức năng chính của mình cùng với tình hình tổ chức nhân sự  trong từng thời điểm nhất định, công ty luôn đề ra những kế hoạch, những nhiệm vụ  hợp lý và linh hoạt để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động. Tuy nhiên công ty đã đề 
  10. 11 ra những nhiệm vụ trọng tâm và thực hiện xuyên suốt trong quá trình hoạt động và phát  triển, cụ thể là : ­ Đảm bảo tổ chức hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí, chịu  trách nhiệm đối với khách hàng và trước pháp luật về những sản phẩm dịch vụ mà  công ty cung cấp. ­ Trên cơ sở kết quả hoạt động năm vừa qua, từ đó dự đoán khả năng phát triển  nhu cầu của các đối tượng phục vụ trong năm kế hoạch, xây dựng kế hoạch sản xuất  kinh doanh hằng năm, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh sau khi đã được Giám  đốc công ty phê duyệt. Có những chiến lược và chính sách phát triển công ty phù hợp  với chức năng và đặc điểm riêng của mình. ­ Chấp hành nghiêm túc các chế độ, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và tập quán quốc tế về lĩnh vực có liên quan đến công tác giao nhận vận tải, các qui  định về tài chính, tài sản cố định, tài sản lưu động của công ty. Thực hiện đầy đủ các  nghĩa vụ với Nhà Nước và cơ quan chức năng ban ngành như Chi cục Thuế, Chi cục  Hải quan. ­ Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và phòng cháy  chữa cháy trong khu vực hoạt động của công ty. ­ Quản lý toàn bộ cán bộ, công nhân viên theo chính sách, chế độ hiện hành của  Nhà nước, không ngừng cải thiện điều kiện lao động sinh hoạt cho nhân viên. Thêm vào đó, để cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên  nghiệp và có uy tín trong thời buổi hội nhập kinh tế thị trường như hiện nay, công ty đã  xác định đầu tư vào con người bằng việc gửi nhân viên, cán bộ đi đào tạo chuyên môn,  cùng với việc đẩy mạnh các dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Nâng cao chất lượng dịch  vụ là giải pháp then chốt để có thể cạnh tranh trên thị trường. 1.2.2. Tổ chức. Hiện nay bộ máy quản lý của Công ty Giao nhận vận chuyển Hà Thành chi nhánh  Hải Phòng được xây dựng theo mô hình trực tuyến dưới sự lãnh đạo của giám đốc đến  phó giám đốc xuống các trưởng phòng,… để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Qua sơ  đồ dưới đây, ta sẽ thấy bộ máy của công ty đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ của  từng phòng ban và mối quan hệ công tác giữa các phòng ban, các bộ phận trong các  phòng để từ đó đảm bảo cho việc cung cấp các thông tin một cách chính xác và có  quyết định kịp thời, xử lý các thông tin đó tạo ra sự thông suốt trong công việc.
  11. 12 Giám đốc có nhiệm vụ quyết định các chủ trương, chương trình kế hoạch và biện  pháp công tác của công ty, lãnh đạo và điều hành đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị  của mình và nộp ngân sách nhà nước đầy đủ. Tổ chức và sử dụng có hiệu quả lao động,  vật chất kỹ thuật, vật tư tài sản, bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh. Giám  đốc có quyền tuyển dụng, đề bạt, cách chức, cho thôi việc, kỷ luật, tăng lương đối với  cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Ký kết các hợp đồng kinh tế về sản xuất ­  kinh doanh, ký kết các bản kế hoạch thống kê, báo cáo, giao dịch...đào tạo bồi dưỡng  chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Phó giám đốc sẽ thay mặt giám đốc giám sát, đôn đốc, hỗ trợ các hoạt động tổng  thể cuả công ty, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh thay cho giám đốc, có biện  pháp khích lệ tinh thần làm việc của các bộ phận chuyên trách. Trưởng các bộ phận có nhiệm vụ chính là điều phối, quản lý và giám sát các hoạt  động chuyên trách của phòng ban mình liên quan đến Hợp đồng dịch vụ đã kí kết với  khách hàng, phải báo cáo thường xuyên với giám đốc và phó giám đốc về tình hình hoạt  động của bộ phận do mình quản lý. Sơ đồ 1.1: tổ chức hành chính                                 CHƯƠNG II: TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY. 2.1. Cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa XK bằng đường biển. 2.1.1. Khái quát chung về giao nhận. 2.1.1.1. Định nghĩa chung về giao nhận. Trong buôn bán quốc tế, hàng hóa cần phải được vận chuyển qua nhiều nước  khác nhau, từ nước người bán đến nước người mua thậm chí là qua cả  các nước trung  gian. Trong trường hợp đó, người giao nhận là người tổ  chức việc di chuyển hàng và  thực hiện các thủ tục liên quan đến việc vận chuyển.
  12. 13 Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định   nghĩa là bất cứ  dịch vụ  nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp,   đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các   dịch vụ  trên, kể cả các vấn đề  hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập  chứng từ liên quan đến hàng hóa. Theo điều 163 của Luật Thương mại Việt Nam ban hành năm 2005 thì dịch vụ  giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ  giao nhận hàng   hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy  tờ  và các dịch vụ  khác có liên quan để  giao hàng cho người nhận theo sự   ủy thác của   chủ hàng, của người vận tải và của người giao nhận khác ( gọi chung là khách hàng ) .  Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ  tục có liên  quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ  nơi gửi hàng   đến nơi nhận hàng. Người giao nhận có thể  làm các dịch vụ  một cách trực tiếp hoặc   thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác. 2.1.1.2. Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận. Điều 167 Luật Thương mại qui định, người giao nhận có những quyền và nghĩa  vụ sau đây :  ­ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. ­ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lí do chính đáng vì lợi ích của khách  hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo   ngay cho khách hàng. ­ Sau khi kí kết hợp đồng, nếu thấy không thể  thực hiện hợp đồng không thỏa   thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ thì phải thông báo cho khách hàng để xin   chỉ dẫn thêm. ­ Phải thực hiện nghĩa vụ  hợp đồng trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng  không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. ­ Người giao nhận được nhận tiền công và khác khoản thu nhập hợp lý khác. 2.1.1.3. Trách nhiệm của người giao nhận. Khi là đại lý của chủ hàng Tùy theo khả năng của mình, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ  của bản thân theo hợp đồng đã kí kết và phải chịu trách nhiệm về: ­ Giao nhận không đúng chỉ dẫn. ­ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn. ­ Thiếu sót trong khi làm thủ tục Hải quan.
  13. 14 ­ Gửi hàng cho nơi đến sai qui định. ­ Giao hàng cho người không phải là người nhận. ­ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng. ­ Tái xuất không làm đúng những thủ tục cần thiết về việc không hoàn thuế. ­ Những thiệt hại về người và tài sản của người thứ ba do người giao nhận gây  nên. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi hoặc lỗi lầm   của người thứ ba như người chuyên chở  hoặc người giao nhận khác nếu anh ta   chứng minh được là đã lựa chọn cẩn thận. ­ Khi   làm   đại   lý,  người   giao  nhận  phải   tuân  thủ   “Điều   kiện  Kinh  doanh  tiêu  chuẩn’’ của mình. Khi là người chuyên chở ­  Khi là người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập,   nhân danh mình cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. ­  Người giao nhận phải chịu trách nhiệm về  những hành vi và lỗi lầm của người   chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để  thực hiện hợp đồng vận  tải như là hành vi và thiếu sót của mình. ­ Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận như thế nào là do luật lệ  của phương thức vận tải qui định. Người chuyên chở  thu  ở  khách hàng khoản tiền   theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải tiền hoa hồng. 2.1.2. Giao nhận hàng hóa XK bằng đường biển. 2.1.2.1. Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hóa XK bằng đường biển. Cơ sở pháp lý Việc giao nhận hàng hóa XK phải dựa trên cơ  sở pháp lý như các qui phạm pháp   luật Quốc tế và của Việt Nam: ­ Các công  ước về vận đơn, vận tải, các Công ước quốc tế về hợp đồng mua   bán hàng hóa như Công ước Viên năm 1980 về buôn bán hàng hóa, Công ước  quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển ký tại Brussels   (Bỉ) ngày 25/8/1924 còn được gọi là quy tắc Hague. Công  ước này cho đến   nay đã được sửa đổi chỉnh lý hai lần, lần thứ nhất là vào năm 1968 tại Visby  nên còn được gọi là Nghị định thư Visby 1968 và lần thứ hai là vào năm 1979  còn được gọi là Nghị định thư SDR. Ngoài ra còn có Công ước Liên hiệp quốc   về  chuyên chở  hàng hóa bằng đường biển ký tại Hamburg ngày 31/3/1978,  thường được gọi tắt là Công ước Hamburg hay qui tắc Hamburg 1978.
  14. 15 ­ Các văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về giao nhận vận  tải, các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK. Ví   dụ  như  các luật, bộ  luật, nghị  định, thông tư  sau : Luật Hàng hải Việt Nam   năm   2005,   Luật   Thương   mại   năm   2005,   Nghị   định   25CP,   200CP,   330CP,  Quyết định của Bộ  trưởng Bộ  Giao thông vận tải, các quyết định liên quan   đến việc giao nhận, xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam, …. Nguyên tắc         Các văn bản hiện hành đã qui định các nguyên tắc giao nhận hàng hóa XK tại các  cảng biển Việt Nam như sau: ­ Việc giao nhận hàng hóa tại các cảng biển là do cảng biển tiến hành trên cơ sở  hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng ủy thác với cảng. ­ Đối với những hàng hóa không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể  do   các chủ hàng hoặc người được chủ  hàng ủy thác giao nhận trực tiếp với người  vận tải (tàu). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác   phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ  thoả  thuận với cảng về  địa   điểm thoát dỡ và các chi phí có liên quan. ­ Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường   hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ  thì phải thoả  thuận với cảng  và phải trả các lệ phí, chi phí có liên quan cho cảng. ­ Khi   được   ủy   thác   giao   nhận   hàng   hóa   XNK   với   tàu,   cảng   nhận   hàng   bằng  phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó. ­ Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi bãi, cảng. ­ Khi nhận hàng tại cảng thì chủ  hàng hoặc người được  ủy thác phải xuất trình  những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một   cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ. ­ Việc giao nhận có thể do cảng làm theo ủy thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm. 2.1.2.2. Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hóa XK bằng đường biển. Nhiệm vụ của cảng:  ­ Kí kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa với chủ  hàng.  Hợp đồng có 2 loại: hợp đồng ủy thác giao nhận và hợp đồng thuê mướn (chủ  hàng thuê cảng xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hóa). ­ Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu cho tàu nếu được ủy thác.
  15. 16 ­ Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hóa và lập các chứng từ cần thiết khác   để bảo vệ quyền lợi cho chủ hàng. ­ Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự ủy thác của chủ hàng   XK. ­ Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng. ­ Chịu trách nhiệm về những tổn thất do mình gây nên trong quá trình giao nhận,   vận chuyển, xếp dỡ. ­ Hàng hóa lưu kho, bãi của cảng bị  hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường   nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có   lỗi. ­ Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa trong các trường hợp sau: khi hàng hóa  đã ra khỏi kho bãi của cảng, hàng hóa  ở bên trong các bao kiện, dấu xi vẫn còn   nguyên vẹn, hư hỏng do mã ký hiệu hàng hóa sai hoặc không rõ dẫn đến nhầm  lẫn, mất mát. Nhiệm vụ của chủ hàng hóa XK: ­ Kí kết hợp đồng giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng. ­ Tiến hành giao nhận hàng hóa trong trường hợp hàng hóa không qua cảng hoặc   tiến hành giao nhận hàng hóa với cảng trong trường hợp hàng qua cảng. ­ Kí kết hợp đồng xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hóa với cảng. ­ Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hóa và tàu. ­ Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để giao nhận hàng hóa. Đối với hàng  XK gồm: lược khai hàng hóa (lập sau vận đơn cho toàn tàu, do đại lý tàu biển   làm, được cung cấp 24h trước khi tàu đến vị  trí hoa tiêu); sơ  đồ  xếp hàng do   thuyền phó phụ trách hàng hóa lập, được cung cấp 8h trước khi bốc hàng xuống   tàu. ­ Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh. ­ Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để  có cơ sở khiếu nại các  biên liên quan và thanh toán các chi phí cho cảng. Nhiệm vụ của Hải quan: ­ Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện các việc kiểm tra, giám sát kiểm soát hải   quan đối với tàu biển và hàng hóa XK. ­ Đảm bảo thực hiện các qui định của Nhà nước về XK, thuế XK.
  16. 17 ­ Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử  lý hành vi buôn   lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền   Việt Nam qua cảng biển. 2.1.3. Trình tự giao nhận hàng hóa XK bằng đường biển. 2.1.3.1. Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi của cảng. Việc giao hàng gồm 2 bước lớn: chủ hàng hoặc người cung cấp trong nước giao   hàng cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tàu. Giao hàng XK cho cảng: ­ Giao danh mục hàng hóa XK và đăng kí với phòng điều độ  để  bố  trí kho bãi và  lên phương án xếp dỡ. ­ Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác liên hệ với phòng thương vụ để kí  kết hợp đồng lưu kho, bốc xếp hàng hóa với cảng. ­ Lấy lệnh nhập kho, báo với Hải quan và kho hàng. ­ Giao hàng vào kho, bãi của cảng. Giao hàng XK cho tàu: ­ Chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu. ­ Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu. ­ Lập bộ chứng từ thanh toán. ­ Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu  cần. ­ Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, lưu  kho. ­ Tính toán thưởng phạt xếp dỡ, nếu có. 2.1.3.2. Đối với hàng không lưu kho, lưu bãi tại cảng. Đây là các hàng hóa XK do chủ  hàng ngoại thương vận chuyển từ  các kho riêng   của mình hoặc từ phương tiện của mình để giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận  cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng. Sau khi đã đăng kí với cảng và kí kết hợp đồng  xếp dỡ, hàng cũng sẽ  được giao nhận trên cơ  sở  tay ba (cảng, tàu và chủ  hàng). Số  lượng hàng hóa sẽ được giao nhận, kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet có chữ kí xác nhận   của 3 bên. 2.1.3.3. Đối với hàng đóng trong container. Nếu gửi hàng nguyên container (FCL):
  17. 18 ­ Chủ  hàng hoặc người được chủ  hàng  ủy thác điền vào Phiếu lưu khoang tàu   (Booking Note) và đưa cho đại diễn hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin kí cùng  với Danh mục hàng XK. ­ Sau khi kí Booking Note, hãng tàu sẽ  cấp lệnh giao vỏ  container để  chủ  hàng   mượn và giao phiếu đóng gói, dấu niêm phong (seal). ­ Chủ hàng lấy container rỗng về nơi đóng hàng của mình, mới đại diện hải quan,  kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định (nếu có) để  kiểm tra và giám sát việc đóng  hàng vào container. ­ Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ nghiêm phong kẹp chì container. Chủ  hàng điều chỉnh lại phiếu đóng gói và danh mục hàng XK nếu cần. ­ Chủ  hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại bãi chứa container qui định  hoặc   hải   quan   cảng,   trước   khi   hết   thời   gian   qui   định   của   từng   chuyến   tàu  (thường là 8h trước khi bắt đầu xếp hàng) và lấy Mate’s Receipt. Sau khi hàng   đã được xếp lên tàu thì mang Mate’s Receipt để đổi lấy vận đơn. Nếu gửi hàng lẻ (LCL): ­ Chủ hàng gửi Booking Note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho   họ biết những thông tin cần thiết về hàng XK. Sau khi Booking Note được chấp  nhận, chủ  hàng sẽ  thỏa thuận với hãng tàu về  ngày, giờ, địa điểm giao nhận  hàng. ­ Chủ  hàng hoặc người được chủ  hàng  ủy thác mang hàng đến giao cho người  chuyên chở hoặc đại lý tại trạm hàng lẻ (CFS) hoặc ICD. ­ Các chủ  hàng mời đại diện hải quan để  kiểm tra, kiểm hóa và giám sát việc  đóng hàng vào container của người chuyên chở  hoặc người gom hàng. Sau khi   hải quan niêm phong, kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc   container lên tàu và yêu cầu thuyền trưởng cấp vận đơn. ­ Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến. ­ Tập hợp bộ chứng từ để thanh toán. 2.2. Thực trạng giao nhận hàng hóa XK bằng đường biển tại Công ty Giao nhận   vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải Phòng. 2.2.1. Quy trình giao nhận hàng hóa XK bằng đường biển của công ty.  Bước 1: Nhận thông tin khách hàng. Sau khi kí kết hợp đồng kinh doanh dịch vụ với khách hàng, phòng kinh doanh và  phòng Logistics của công ty sẽ  nhận thông tin, yêu cầu của khách hàng để  tiến hành   thực hiện hợp đồng. Cụ  thể, họ  sẽ  thỏa thuận với khách hàng về  phương thức, thời  
  18. 19 gian và địa điểm cụ  thể  để  giao – nhận hàng. Về  phương thức, người XK có thể  trực   tiếp mang hàng đến hoặc có thể  sử  dụng dịch vụ  vận tải nội địa của công ty. Về  địa   điểm, hàng hóa có thể  mang về  kho của công ty hoặc có thể  vận chuyển trực tiếp ra   cảng.  Bước 2: Nhận hàng từ khách hàng (người XK)  Sau khi thỏa thuận xong với khách hàng về thời gian, phương thức, địa điểm giao   – nhận hàng, phía công ty sẽ tiến hành nhận hàng. Việc nhận hàng cũng có những yêu   cầu nghiêm ngặt vì sau khi người giao nhận hàng, trách nhiệm về hàng hóa sẽ thuộc về  người giao nhận. Nếu hàng là hàng nguyên container thì người giao nhận còn được  giảm nhẹ  trách nhiệm. Còn đối với những lô hàng lẻ, thì trách nhiệm của người giao  nhận cao hơn rất nhiều. Sau khi đã xác nhận kiểm nhận chính xác, công ty có trách  nhiệm bảo quản hàng hóa chờ giao cho người chuyên chở.  Bước 3: Thuê người chuyên chở hàng hóa. Dù hàng hóa được XK theo điều kiện FOB hay CIF thì người giao nhận cũng  thường được ủy thác thuê tàu để  chuyên chở hàng hóa. Người ủy thác tùy từng trường  hợp có thể  là người gửi hàng hoặc người nhận hàng. Nếu công ty được  ủy thác thuê   tàu, đối với tuyến đường cũ, thường xuyên có hàng đi, công ty phải liên hệ với hãng tàu   mà công ty đã làm giá trước đó để  xin chỗ, lưu cước hoặc xin container nếu là hàng  đóng trong container. Còn đối với tuyến đường mới chưa có giá hoặc giá cũ đã hết hạn,  công ty phải hỏi giá ở nhiều hãng tàu khác nhau, sau đó chọn một giá tốt nhất để  chào  cho khách hàng.  Bước 4: Tổ chức giao hàng lên tàu. Đối với một số cảng như Cảng Hải Phòng, thời gian tàu lưu lại trên cảng thường   chỉ  là 1 ngày. Do đó, trước khi tàu vào cảng, hãng tàu sẽ  gửi thông báo Thời gian dự  kiến tàu vào cảng cho công ty. Thời gian này phụ  thuộc vào quãng đường, thỏa thuận  giữa công ty với hãng tàu. Khi biết được thời gian dự kiến tàu đến cảng, nhân viên giao nhận của công ty sẽ  phải làm một số công việc sau: ­ Xin kiểm nghiệm, kiểm dịch cho hàng hóa để  lấy giấy chứng nhận kiểm   nghiệm, kiểm dịch nhất là đối với mặt hàng nông sản thực phẩm. ­ Lập tờ khai hải quan, tiến hành thông quan hàng XK. ­ Nộp thuế XK (nếu có) cho hàng hóa. ­ Cung cấp chỉ dẫn xếp hàng cho hãng tàu đồng thời nhận thông báo xếp hàng   do hãng tàu cấp.
  19. 20 ­ Lập bảng kê khai hàng hóa (Cargo list) gồm 5 bản để  gửi cho cảng và gửi   cho tàu. Nội dung chính của Cargo list gồm: tên công ty XNK, tên người NK,   tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng. Nếu là hàng xuất đóng trong container thì cùng với bản danh mục hàng hóa, công  ty phải xin hãng tàu lệnh giao vỏ container rỗng để  đóng hàng. Sau đó làm thủ  tục hải  quan, niêm phong kẹp chì. Còn nếu là hàng lẻ thì nhân viên giao nhận sẽ cấp cho người   gửi hàng vận đơn gom hàng, tập hợp các lô hàng lẻ và đóng vào container sau khi đã qua  kiểm tra hải quan. Khi tàu đã vào cảng, dỡ hết hàng và chuẩn bị cho việc xếp hàng, hãng tàu sẽ  gửi   thông báo sẵn sàng xếp dỡ  (NOR). Sau khi nhận được NOR, nhân viên giao nhận của  công ty sẽ kiểm tra xem tàu đã thực sự sẵn sàng xếp hàng hay chưa và kí vào chấp nhận   NOR. Sau đó, nhân viên giao nhận sẽ làm những việc sau: ­ Tổ chức chuyên chở hàng hóa ra cảng nếu hàng vẫn còn trong kho. ­ Căn cứ vào bảng kê khai hàng hóa, tàu sẽ lên sơ đồ xếp hàng. Nhân viên giao  nhận cùng với phòng điều độ của cảng sẽ lên kế hoạch giao hàng, xếp hàng  lên tàu. ­ Trong thời gian xếp hàng, nhân viên giao nhận của công ty phải luôn có mặt   để  giải quyết các vấn đề  phát sinh. Ví dụ  như  hàng xếp lên tàu phải đảm   bảo kĩ thuật, tránh để  xảy ra hư  hỏng trong lúc bốc xếp. Trong trường hợp  hàng bị hư hỏng, tổn thất, nhân viên giao nhận của công ty phải cùng cảng và   các bên liên quan lập các biên bản cần thiết.  Bước 5: Lập bộ chứng từ. Sau khi hàng đã được xếp lên tàu, nếu được uỷ thác, nhân viên giao nhận của công   ty phải lấy được biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt) để  đổi lấy vận đơn. Để  thuận   tiện cho việc lấy được tiền hàng, vận đơn phải sạch, đã xếp hàng lên tàu và nộp cước  trả trước (nếu người XK phải trả tiền cước). Nếu là hàng lẻ, trên cơ sở chi tiết làm từ  vận đơn nhận từ  chủ  hàng, nhân viên giao nhận sẽ  tiến hành lập vận đơn gom hàng.  Sau đó, nhân viên giao nhận tập hợp vận đơn cùng một số chứng từ khác như  hóa đơn   thương mại, hợp đồng mua bán thương mại, Packing list, … lập thành bộ  chứng từ  thanh toán gửi cho chủ hàng. Nhân viên giao nhận còn phải mua bảo hiểm cho hàng hóa   nếu cần, thông báo cho người gửi hàng biết ngày tàu rời cảng để  họ  thông báo cho   người nhận hàng, thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận   chuyển, lưu kho, … tính toán thưởng phạt xếp dỡ nếu có.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2