intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thạch Mỹ Lợi quận 2 TP.HCM giai đoạn 2014-2017

Chia sẻ: Nguyễn Duyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

335
lượt xem
72
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung đề tài: giới thiệu tổng quát về ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm tại chi nhánh Thạch Mỹ Lợi, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo tại phòng giao dịch thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thạch Mỹ Lợi quận 2 TP.HCM giai đoạn 2014-2017

  1. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH CHUẨN THẠNH MỸ LỢI, QUẬN 2, TPHCM GIAI ĐOẠN 2014 - 2017 SVTT : NGUYỄN THỊ DUYÊN LỚP : ĐH27TC05 MSSV : 030127110232 GVHD: ThS LƯU THU QUANG Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 – 2014 SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 1 / 33
  2. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP -------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Đánh giá mức độ hoàn thành quá trình thực tập và nội dung báo cáo thực tập của sinh viên : Xuất sắc Tốt Khá Đáp ứng yêu cầu Không đáp ứng yêu cầu XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 2 / 33
  3. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TML Thạnh Mỹ Lợi VPBank Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VNĐ Đơn vị tiền tệ Việt Nam CP Cổ phiếu. TNHH Trách nhiệm hữu hạn KHCN Khách hàng cá nhân TSBĐ Tài sản bảo đảm CSKH Chăm sóc khách hàng SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 3 / 33
  4. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.1: Tình hình huy động vốn và cho vay của Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi giai đoạn 2011-2013.........................................................................................................6 Bảng 2.1.2: Tình hình kinh doanh của Chi nhánh Thạnh Mỹ lợi trong 3 năm 2011, 2012, 2013.................................................................................................................7 Bảng 2.5.1: Doanh số huy động và cho vay tiêu dùng có TSBĐ theo thời hạn.......12 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.2: Mô hình quản trị và bộ máy quản lý.......................................................3 Sơ đồ 2.5: Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm....................11 Sơ đồ 2.6: Tỷ trọng cho vay theo thời kỳ (ngắn, trung, dài hạn) của Chi nhánh TML VPBank giai đoạn 2011- 2013...................................................................................12 SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 4 / 33
  5. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ đổi mới định hướng phát triển Xã hội Chủ nghĩa, các chính sách của nhà nước và sự giao lưu học hỏi từ các cường quốc năm châu đã góp phần làm nước ta ngày một tiến bộ, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, hàng hóa trở nên đa dạng và phong phú với nhiều mẫu mã, chủng loại đáp ứng triệt để nhu cầu của dân cư. Nhưng không phải lúc nào người tiêu dùng cũng có đủ khả năng chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm của mình. Nắm bắt được nhu cầu mua sắm của khách hàng, các ngân hàng thương mại đã phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm này đã và đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và tạo dòng thu nhập ổn định cho các Ngân hàng Thương mại Cổ phần. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi tham gia vào lĩnh vực này khá trễ so với nhiều Ngân hàng khác (từ năm 2010) nhưng cũng đã phát triển rộng rãi các loại hình cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm như cho vay mua nhà, mua ô tô, mua sắm vật dụng gia đình, cho vay du học...Qua hơn 3 năm hình thành và phát triển, dưới sự chỉ đạo và dẫn dắt của đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có kinh nghiệm, Chi nhánh Thạnh Mỹ lợi đã gắt hái được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng Thương mại và sự hiểu biết cao của khách hàng, để phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm an toàn và hiệu quả là không hề đơn giản. Xuất phát từ mục tiêu đó, cùng với mong muốn hiểu biết sâu hơn về thực trạng cũng như định hướng phát triển trong tương lai của sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi. Tôi đã chọn đề tài “Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm tại Ngân hàng Việt nam Thịnh Vượng, Chi nhánh chuẩn Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TPHCM giai đoạn 2014- 2017” làm báo cáo thực tập cho đợt thực tập tốt nghiệp tháng 12 năm 2014. SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 5 / 33
  6. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt............................................................................................... Danh mục bảng biểu, hình..................................................................................... Mở đầu................................................................................................................... CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG. ...................................................................... 1 1.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng.............. ............................................................................................................... 9 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. ................................................................ 9 1.1.2 Mô hình tổ chức: ...................................................................................... 10 1.2 Giới thiệu về Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2. .................................. 10 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển. .............................................................. 10 1.2.2 Mô hình quản trị và bộ máy quản lý. ....................................................... 11 1.2.3 Mục tiêu và hoạt động kinh doanh chính. ................................................ 12 1.2.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị. ........................................... 12 TÓM TẮT CHƯƠNG 1........................................................................................5 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI CHI NHÁNH THẠNH MỸ LỢI. ........................................ 6 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thạnh Mỹ lợi. .............. 6 2.2 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng có TSBĐ. ........................................... 16 2.2.1 Cho vay mua nhà, sửa chữa nhà. ................................................................ 8 2.2.2 Cho vay mua ô tô. ...................................................................................... 8 2.2.3 Cho vay du học. .......................................................................................... 9 2.2.4 Cho vay tiêu dùng khác .............................................................................. 9 SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 6 / 33
  7. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG 2.3 Các loại tài sản bảo đảm. ........................................................................ 17 2.3.1 Các loại TSBĐ được ưu tiên. ................................................................... 17 2.3.2 TSBĐ bị hạn chế. ..................................................................................... 10 2.4 Nguyên nhân hình thành yêu cầu bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM.................... ...................................................................................................... 18 2.5 Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm. .................. 19 2.6 Tình hình kinh doanh hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo. 20 2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo tại Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi. ................................................................................ 22 2.7.1 Các yếu tố vi mô....................................................................................... 22 2.7.2 Các yếu tố nội bộ. ..................................................................................... 26 2.8 Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm tai Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi. ................................. 29 2.8.1 Điểm mạnh (Strengths) ............................................................................ 29 2.8.2 Điểm yếu (Weaknesses). .......................................................................... 29 2.8.3 Cơ hội (Opputinities)................................................................................ 30 2.8.4 Thách thức (Threats). ............................................................................... 30 TÓM TẮT CHƯƠNG 2......................................................................................23 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI PGD TML 31 3.1 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng có TSBĐ. 31 3.1.1 Đối với ngân hàng VPBank...................................................................... 31 SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 7 / 33
  8. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG 3.1.2 Đối với nhân viên hoạt động tín dụng. ..................................................... 32 TÓM TẮT CHƯƠNG 3......................................................................................25 SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 8 / 33
  9. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG. 1.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. Tên tiếng Anh: Vietnam Prosperity Joint Stock Comercial Bank. Vốn điều lệ: 5.770 tỷ VNĐ. Số CP niêm yết: 577,000,000 CP. Số CP đang lưu hành: 505,000,000 CP. Mã CP: VPBank. Slogan: “Hành động vì ước mơ” Thành lập ngày 12/8/1993, có tiền đề là Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh. Sau 21 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 6.347 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 7.000 cán bộ nhân viên. Với định hướng “Tất cả vì khách hàng” các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng...Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, VPBank đã tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng: ứng dụng công nghệ thông tin trong sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hệ thống quản trị nhân sự cốt l i được xây dựng và triển khai thành công, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng: r ràng và minh bạch. Thành tựu: Ngân hàng thanh toán xuất sắc nhất do Citibank, Bank of New York trao tặng, giải thưởng Ngân hàng có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất, SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 9 / 33
  10. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG Thương hiệu quốc gia 2012, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cùng nhiều giải thưởng khác. Biểu tượng: Biểu tượng mới của VPBank là Hoa Thịnh Vượng, với màu đỏ tươi thể hiện nhiệt huyết và tinh thần làm việc hăng say, sự thịnh vượng và may mắn. Cánh hoa được cách điệu bằng sự kết hợp tinh tế giữa nét chắc chắn và đường cong mềm mại, như đôi bàn tay ấp ủ, thể hiện sự linh hoạt, thân thiện và sự tin cậy mà VPBank mong muốn đem lại cho khách hàng. Biểu tượng còn gợi liên tưởng tới những đôi tay cùng chung sức xây dựng một cộng đồng, một đất nước Việt Nam Thịnh Vượng. Tại ngày 31/12/2013, NH có 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 39 Chi nhánh, 156 phòng giao dịch, 10 quỹ tiết kiệm trên cả nước; Ngân hàng có 2 công ty con: Công ty TNHH chứng khoán NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBS ); Công ty TNHH quản lý tài sản NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VPAMC ). 1.1.2 Mô hình tổ chức: Cơ quan trung ương của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng là Hội sở. Thông qua các Khối nghiệp vụ, Hội sở quản lý toàn bộ mạng lưới bao gồm các Sở Giao dịch, Chi nhánh, Phòng Giao dịch trong cả nước. 1.2 Giới thiệu về Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2. 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển. Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi có tiền thân là Phòng giao dịch Thạnh Mỹ Lợi – trực thuộc VPBank Chi nhánh Hồ Chí Minh được khai trương vào ngày 3/12/2010, tại 638-640 Nguyễn Thị Định, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TPHCM. SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 10 / 33
  11. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG Vào tháng 1/2014 Phòng giao dịch Thạnh Mỹ Lợi đã chính thức trở thành Chi nhánh Thạnh Mỹ lợi hoạt động độc lập, chịu sự giám sát của hội sở. Qua hơn 3 năm hoạt động phát triển, Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi đã dần chiếm được lòng tin yêu của khách hàng, ngày càng cung cấp các dịch vụ chất lượng, cùng với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và tận tâm. Tất cả điều đó làm nên thắng lợi của Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi, làm nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển trong tương lai. 1.2.2 Mô hình quản trị và bộ máy quản lý. Sơ đồ 1.2.2: Mô hình quản trị và bộ máy quản lý. P. Giám đốc P. Phó giám đốc P. Quan hệ KHCN Kiểm soát P. Giao dịch viên Hầu hết các nhân viên đề có trình độ và kinh nghiệm, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 100% nhân viên có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên với các chuyên ngành: tài chính, kinh tế, ngân hàng, kế toán,kiểm toán, quản trị kinh doanh.  Nhiệm vụ của các phòng ban. Phòng Giám đốc: kiểm tra, đôn đốc, xử lý các hoạt động của các phòng ban cấp dưới, đảm bảo cả Chi nhánh hoạt động hiệu quả; Đề ra các chiến lược cho sự phát triển của phòng; Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng lớn. SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 11 / 33
  12. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG Phó giám đốc kiêm kiểm soát viên: Hỗ trợ giám đốc trong một số nghiệp vụ ngân hàng, kiểm soát các hoạt động của bộ phận giao dịch viên. Phòng Quan hệ KHCN: nghiên cứu và phát triển dịch vụ tín dụng cá nhân phục vụ khách hàng, soạn thảo chính sách tín dụng, thực hiện thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cá nhân; Chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Phòng Giao dịch viên: Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng trong quan hệ với khách hàng như: mở tài khoản, thu chi, chuyển khoản, giải ngân, thanh toán và chi trả cho khách hàng... 1.2.3 Mục tiêu và hoạt động kinh doanh chính. Mục tiêu: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tối đa lợi nhuận cho ngân hàng VPBank, Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi tập trung vào các chiến lược: nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường năng lực đội ngũ nhân sự. Với phong cách làm việc chuyên nghiệp cùng môi trường thoải mái, nhân viên thân thiện, giỏi nghiệp vụ... Tất cả đã tạo nên sự khác biệt của Chi nhánh, góp phần nâng cao thương hiệu của VPBank. Hoạt động kinh doanh chính: Nhận tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng; Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng; Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền; Chuyển tiền nhanh Western Union; Thu đổi ngoại tệ; các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa; Và các dịch vụ ngân hàng khác... 1.2.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi tọa lạc tại số 638-640 Nguyễn Thị Định, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TPHCM. Với kết cấu 2 tầng, sử dụng lầu dưới là nơi làm việc của nhân viên, nơi giao dịch và tiếp khách hàng. Lầu 2 làm kho lưu trữ tài liệu và các dụng cụ văn phòng khác. Nhằm tạo cảm giác thoải mái và thân thiện nhất cho khách hàng, không gian Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi được bố trí hợp lý và đẹp mắt, có trang bị đầy đủ ghế đợi, thông tin lãi suất, chính sách vay ưu đãi...cho khách hàng tiện theo d i. Ngoài ra Chi nhánh SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 12 / 33
  13. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG còn phục vụ nước uống nóng, lạnh, bánh kẹo và báo chí cho khách hàng trong quá trình đợi giao dịch tại ngân hàng. Để đảm bảo các hoạt động của Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, mỗi nhân viên đều được trang bị bàn làm việc với đầy đủ dụng cụ văn phòng, máy tính cá nhân có kết nối internet, máy photocopy, máy in, máy scan. Ngoài ra còn được trang bị 1 tủ lạnh phục vụ nhu cầu của nhân viên. Tóm tắt chương I Chương I trình bày tổng quan về ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng và Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh chuẩn Thạnh Mỹ Lợi, qua đó đánh giá được mức độ hoàn thiện bộ máy quản lý, các hoạt động kinh doanh chính và đặc điểm cơ sở vật chất và trang thiết bị của Ngân hàng. Từ đó nhận ra mức độ quan trọng trong việc liên kết giữa các bộ phận giữa Hội sở và Chi nhánh, nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cao, và gia tăng thị phần cũng như chất lượng các dịch vụ cung ứng. SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 13 / 33
  14. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI CHI NHÁNH THẠNH MỸ LỢI. 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thạnh Mỹ lợi. Bảng 2.1.1: Tình hình huy động vốn và cho vay của Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi giai đoạn 2011-2013. Đơn vị tính: Tỷ đồng CHO VAY TỔNG TỶ TRỌNG HUY DƯ NỢ CHO NĂM ĐỘNG NGẮN TRUNG DÀI CHO VAY/HUY HẠN HẠN HẠN VAY ĐỘNG 2011 95,946 8,086 24,662 7,681 40,429 42.14% 2012 76,757 14,533 45,324 6,203 66,060 86.06% 2013 81,554 8,690 54,866 16,330 79,886 97.95% (Nguồn: sao kê tín dụng VPBank 2011-2013) Trong năm 2012, Chi nhánh đã huy động được 76,757 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2011. Tuy tình hình huy động giảm nhưng toàn Chi nhánh đã giải ngân được 66,060 tỷ đồng, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm trước. Chiếm tỷ trọng cao là dư nợ cho vay trung hạn, chiếm 68,61% tổng dư nợ, điều này phản ánh đúng thực trạng nhu cầu mua sắm các vật dụng lâu bền như bất động sản, ô tô hiện nay. So sánh tình hình huy động và cho vay ta thấy tình hình kinh doanh của Chi nhánh còn đang gặp nhiều khó khăn. Do năm 2012, nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ và suy thoái, tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm 2012 đạt 5,03% (tính theo giá 1994) – tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình huy động vốn của Ngân hàng. Huy động giảm cũng có thể do mức lãi suất của ngân hàng ít cạnh tranh hơn so với các ngân hàng TMCP khác, chưa chiếm được lòng tin yêu của khách hàng, hay do áp lực cạnh tranh và khan hiếm nguồn vốn trên thị trường. SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 14 / 33
  15. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG Trong năm 2013, Chi nhánh huy động được 81,554 tỷ, tăng 6,25% so với năm 2012. Toàn Chi nhánh giải ngân được 79,886 tỷ đồng, tăng 20,87% so với năm 2012. Tình hình huy động vốn đã được cải thiện, nhưng mức tăng huy động vốn không mạnh bằng mức tăng cấp tín dụng. Điều này cho thấy ngân hàng cần đẩy mạnh các biện pháp nâng cao uy tín và niềm tin với khách hàng.hỗ trợ huy động vốn. Dự nợ cho vay trung hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại kỳ hạn ( ngắn, trung, dài hạn ), chiếm 68,68% tổng dư nợ. Ta nhận thấy qua các năm tổng dư nợ của Chi nhánh liên tục tăng, cho thấy uy tín hiệu quả cấp tín dụng của Chi nhánh khá tốt và thấy triển vọng trong tương lai khá khả quan. Bảng 2.1.2: Tình hình kinh doanh của Chi nhánh Thạnh Mỹ lợi trong 3 năm 2011, 2012, 2013. Đơn vị tính: Tỷ đồng NĂM DOANH THU CHI PHÍ ỢI NHUẬN 2011 22,178 20,437 1,740 2012 23,287 21,285 2,002 2013 29,109 27,047 2,062 ( Nguồn: sao kê tín dụng VPBank TML 2011, 2012, 2013 ) Bảng 1 cho ta thấy, doanh thu tăng đều qua các năm. Năm 2012 đạt 23,287 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2011. Tới năm 2013, doanh thu đạt 29,109 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2012, điều này chứng tỏ chất lượng các khoản vay ngày càng được nâng cao. Chi nhánh đã hoạt động hiệu quả hơn sau 2 năm thành lập và dần chiếm lĩnh được thị phần. Tình hình lợi nhuận cũng khá khả quan, năm 2012 đạt 2,002 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013,chỉ đạt 2,062 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2012. Mặc dù tốc độ tăng doanh thu năm 2013 tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 15 / 33
  16. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG năm 2012, nhưng tốc độ tăng lợi nhuận lại giảm mạnh. Chứng tỏ chi phí tăng cao, điều này có thể do giá cả của thị trường và các chi phí giao dịch, chi phí quảng cáo, tiếp thị khách hàng tăng nhanh. Để khắc phục điều này và tạo nên sự tăng trưởng ổn định hơn, Chi nhánh cần đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị cũng như chăm sóc khách hàng. 2.2 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng có TSBĐ. 2.2.1 Cho vay mua nhà, sửa chữa nhà.  Đối tượng khách hàng: khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại địa bàn.  Đối tượng khoản vay: là chi phí mua nhà, nền nhà theo chi phí đã được quy hoạch để xây dựng nhà mới, xây dựng, sữa chữa, nâng cấp nhà.  Điều kiện cho vay: điều kiện về nhân thân theo quy định của VPBank, có phương án vay vốn r ràng, nguồn trả nợ chắc chắn, có một phần vốn tham gia vào phương án, có tài sản bảo đảm.  Phương thức cho vay: từng lần hoặc cho vay trả góp.  Lãi suất cho vay: lãi suất cố định hoặc thả nổi trên thị trường.  Mức cho vay: theo nhu cầu thực tế, tuy nhiên tối đa là 90% giá nhà hoặc dự toán chi phí sữa chữa; Hoặc tối đa 90% giá trị TSBĐ. 2.2.2 Cho vay mua ô tô.  Đối tượng khách hàng: là cá nhân mua ô tô làm phương tiện cá nhân.  Đối tượng khoản vay: là các chi phí hình thành giá trị chiếc xe, thể hiện trên hợp đồng mua bán và phù hợp với giá thị trường; Không bao gồm các chi phí thuế và chi phí liên quan đến đăng ký và lưu hành xe.  Điều kiện vay: điều kiện thân nhân theo quy định, có nguồn trả nợ chắc chắn, có tài sản bảo đảm (trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì phải là xe mới 100%). SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 16 / 33
  17. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG  Thời hạn vay: căn cứ vào mục đích vay vốn, nguồn và kế hoạch trả nợ của khách hàng nhưng không quá 4 năm.  Phương thức cho vay: cho vay trả góp.  Lãi suất: cố định hoặc thả nổi theo thị trường.  Mức cho vay: TSBĐ hình thành từ vốn vay thì tối đa 90% giá trị xe mới, nếu bảo đảm bằng các tài sản hợp pháp khác thì tối đa 100% giá trị mua xe. 2.2.3 Cho vay du học.  Đối tượng cho vay: là công dân Việt Nam có con em, người thân đang du học hoặc sắp có kế hoạch du học nước ngoài.  Đối tượng khoản vay: xác minh tài chính bổ sung hồ sơ xin phỏng vấn du học,thanh toán học phí, sinh hoạt phí và các chi phí phát sinh khách trong quá trình học tập.  Điều kiện khoản vay: ngoài các điều kiện nhân thân theo quy định, người vay phải có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn với ngân hàng, có nguồn trả nợ chắc chắn, có TSBĐ là bất động sản, giấy tờ có giá và các tài sản được chấp thuận khác.  Mức cho vay: theo nhu cầu và khả năng trả nợ của người vay, nhưng tối đa 90% giá trị tài sản thế chấp, hoặc 100% giá trị TSBĐ là giấy tờ có giá.  Thời hạn cho vay theo thời gian du học nhưng không quá 10 năm. Lãi suất cố định ( < 12 tháng ) hoặc thả nổi với thời hạn dài hơn. 2.2.4 Cho vay tiêu dùng khác Ngoài ba loại vay trên , VPBank còn có các sản phẩm cho vay tiêu dùng khách đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của cá nhân và hộ gia đình. Là các nhu cầu chính đáng phục vụ sinh hoạt hàng ngày, hay kinh doanh nhỏ lẻ. Các điều kiện về khoản vay, mức cho vay, thời hạn, lãi suất, phương thức trả nợ tuân theo quy định của VPBank. 2.3 Các loại tài sản bảo đảm. 2.3.1 Các loại TSBĐ được ưu tiên. - Nhà đất chính chủ, có vị trí thuận lợi, khả năng chuyển nhượng cao. SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 17 / 33
  18. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG - Chứng từ có giá do VPBank phát hành hoặc do NHNN hoặc các NHTMCP thuộc danh mục được VPBank chấp nhận phát hành. - Ô tô mới 100%, giá mua dưới 2 tỷ đồng, sử dụng riêng cho nhu cầu cá nhân hoặc CBNV của DN, không sử dụng xe để kinh doanh tạo thu nhập. 2.3.2 TSBĐ bị hạn chế. - TS bảo lãnh của bên thứ ba mà bên bảo lãnh không có mối quan hệ ruột thịt với khách hàng vay. - TSBĐ là hàng hóa do bên vay tự quản lý. - TSBĐ là hàng tồn kho luân chuyển, thế chấp cho riêng VPBank. - Quyền đòi nợ hình thành trong tương lai. - Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dụng, khó chuyển nhượng. - Bất động sản có vị trí bất lợi, thanh khoản kém. 2.4 Nguyên nhân hình thành yêu cầu bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM. Ngân hàng là một tổ chức trung gian thực hiện các nghiệp vụ nhận tiền gửi, cho vay và thanh toán, họ kiếm lợi nhuận dựa trên chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cấp tín dụng. Một phần tiền gửi huy động ngân hàng dùng để dự trữ bắt buộc, phần còn lại dùng để cấp tín dụng. Chính vì hoạt động đặc thù này, ngân hàng buộc phải cấp tín dụng hiệu quả, để không xảy ra tình trạng mất vốn hay nợ xấu, khách hàng cần phải cung cấp cho ngân hàng một bằng chứng chắc chắn về khả năng trả nợ, không bị ảnh hưởng bởi thị trường hay kết quả kinh doanh của khách hàng. Một trong những cách an toàn nhất để bảo toàn số tiền cho vay là sử dụng TSBĐ, mặc dù không ngân hàng nào muốn sử dụng TSBĐ này vào việc thu hồi nợ. Nhưng TSBĐ đã trở thành một yêu cầu cần thiết cho các ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng. SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 18 / 33
  19. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG 2.5 Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm. Sơ đồ 2.5: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM Bước 1 : Tiếp xúc khách hàng và lập hồ sơ vay vốn. Bước 2 : Tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Phòng Thẩm định TSBĐ thực Bước 3 : Thẩm định khách hàng hiện định giá tài sản và lập tờ trình Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình trưởng phòng tín dụng và ban giám đốc phê duyệt. Bước 5: Công chứng hợp đồng thế chấp/ bảo lãnh. Bước 6: Thực hiện giải ngân Bước 8: Hoàn tất hợp đồng tín dụng và lưu trữ Bước 7 : Kiểm tra và xử lý nợ vay. hồ sơ.  Nhận xét về quy trình tín dụng tiêu dùng cá nhân tại Chi nhánh Hiệp Phú : SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 19 / 33
  20. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Ths LƯU THU QUANG Quy trình làm việc của Chi nhánh rất đầy đủ và kĩ lưỡng. Điều này có thể giúp ngân hàng giảm được tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn và giúp nhân viên tín dụng dựa vào đó để làm việc tránh xảy ra sai lầm đáng tiếc. Tuy nhiên quy trình trên tại Chi nhánh khá dài dòng và phức tạp, đôi khi cũng gây ra khó khăn cho khách hàng. Đã có nhiều trường hợp khách hàng lên làm việc với ngân hàng phải chờ đợi rất lâu gây tâm lý mệt mỏi và khó chịu. Tình trạng trên xảy ra là do sự phối hợp của các bộ phận chưa thực sự tốt, đặc biệt là sự phối hợp của các nhân viên tín dụng trực tiếp làm hồ sơ cho khách hàng và phòng quản lý hỗ trợ tín dụng cho khách hàng. Sự phối hợp của phòng tín dụng cá nhân với phòng kế toán và kho quỹ. 2.6 Tình hình kinh doanh hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo. Theo báo cáo tài chính năm từ năm 2011 – 2012, Chi nhánh Thạnh Mỹ Lợi có dư nợ cho vay và dư nợ cho vay tiêu dùng tăng đều qua các năm, thể hiện ở sự tăng trưởng về số lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Dư nợ cho vay năm 2012 đạt 66,090 tỷ đồng, tăng 38,86% so với năm 2011. Dư nợ cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm đạt 46,263 tỷ đồng, tăng 40,01% so với năm 2011. Năm 2012 đánh dấu sự mở rộng trong chi tiêu tiêu dùng của người dân đối với các hàng hóa lâu bền. Đến năm 2013 dư nợ cho vay đạt 79,886 tỷ đồng, vẫn tiếp tuc tăng mạnh, cụ thể là tăng 20,87% so với năm 2012. Dư nợ cho vay tiêu dùng có TSBĐ đạt 47,932 tỷ đồng, tăng 33,5% so với năm 2012. Như vậy tổng dư nợ cho vay tiêu dùng có TSBĐ của Chi nhánh không ngừng tăng lên trong suốt 3 năm qua ( 2011 – 2013 ). Bên cạnh đó tổng dư nợ cho vay tiêu dùng có TSBĐ trên tổng dư nợ có xu hướng tăng trong các năm gần đây. SVTH: NGUYỄN THỊ DUYÊN – 030127110232 Trang 20 / 33
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2