intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo " Thực thi một số cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

129
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biến đổi khí hậu là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà nền văn minh nhân loại từng phải đối mặt từ trước đến nay, là thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và phồn thịnh của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong thế kỉ XXI. Nhận thức được điều này, cộng đồng quốc tế đã có những hành động thiết thực nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lí chung điều chỉnh vấn đề hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu (viết tắt là BĐKH) trên phạm vi toàn thế giới,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo " Thực thi một số cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu "

  1. nghiªn cøu - trao ®æi NguyÔn ThÞ Hång YÕn * iến đổi khí hậu là cuộc khủng hoảng Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (viết tắt là B nghiêm trọng nhất mà nền văn minh nhân loại từng phải đối mặt từ trước đến nay, UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải nhà kính (viết tắt là KP) ở cả là thách thức lớn đối với sự phát triển kinh hai khía cạnh lập pháp và thực tiễn triển khai. tế-xã hội và phồn thịnh của hầu hết các quốc 1. Xây dựng các chính sách, pháp luật gia trên thế giới trong thế kỉ XXI. Nhận thức của Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí được điều này, cộng đồng quốc tế đã có hậu - nỗ lực giải quyết vấn đề chung và những hành động thiết thực nhằm tạo ra thực hiện nghĩa vụ thành viên khuôn khổ pháp lí chung điều chỉnh vấn đề Chính phủ Việt Nam kí UNFCCC ngày hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu (viết tắt 11/6/1992 và phê chuẩn ngày 16/11/1994, kí là BĐKH) trên phạm vi toàn thế giới, trong KP ngày 03/12/1998 và phê chuẩn ngày đó Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozone 25/9/2002. Là một bên tham gia UNFCCC và năm 1985, Nghị định thư Montreal về các chất KP, trong những năm qua, Việt Nam đã xây làm suy giảm tầng Ozone năm 1987, Công dựng và ban hành một số văn bản quy phạm ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH năm pháp luật nhằm góp phần thực hiện mục tiêu 1992 và Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí cuối cùng của UNFCCC là: “Ổn định các thải nhà kính năm 1997… được xem là những nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức thành tựu lớn của cộng đồng quốc tế. có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy Việc tham gia thực hiện các cam kết hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu”. quốc tế về môi trường nói chung và BĐKH Theo quy định của UNFCCC và KP, nói riêng là rất cần thiết trong bối cảnh hội Việt Nam được xác định là một trong các nhập kinh tế-quốc tế của Việt Nam. Một mặt, bên không thuộc Phụ lục I của UNFCCC.(1) thể hiện mong muốn và quyết tâm của Việt Tuy nhiên, Việt Nam cũng như các nước Nam trong việc tham gia giải quyết các vấn đang phát triển khác đã cam kết thực hiện đề chung, mang tính quốc tế. Mặt khác, mở một số nghĩa vụ trong UNFCCC như: quan rộng cơ hội để Việt Nam nhận được sự hỗ trắc khí tượng và phát triển hệ thống lưu trữ trợ quốc tế về kĩ thuật và tài chính, góp phần khí tượng; kiểm kê quốc gia khí nhà kính bảo vệ và cải thiện môi trường trong nước, (viết tắt là KNK) trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân; xem xét tới vấn đề BĐKH phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững trong các chính sách, hành động về môi quốc gia. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung vào quá trình thực thi các cam kết * Giảng viên Khoa pháp luật quốc tế của Việt Nam trong Công ước khung của Trường Đại học Luật Hà Nội 58 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2011
  2. nghiªn cøu - trao ®æi trường, kinh tế-xã hội v.v.. Đối với KP, cam hiệu quả sử dụng, bảo tồn và tiết kiệm năng kết của Việt Nam bao gồm: thực hiện Điều 4 lượng; khai thác, ứng dụng các nguồn năng của KP và tự nguyện tham gia CDM theo lượng tái tạo; chuyển đổi sử dụng nhiên liệu đúng quy định tại Điều 12 của KP.(2) hoá thạch nhằm giảm phát thải KNK...(5) Để thực thi các cam kết của Việt Nam - Hình thức xây dựng, đầu tư thực hiện trong UNFCCC và KP, năm 2006, Chính CDM: Bao gồm 3 hình thức chủ yếu là đầu phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc tư trong nước, đầu tư nước ngoài và hình gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu thức liên doanh. quả với mục tiêu tiết kiệm từ 3% - 5% tổng - Điều kiện đối với dự án CDM: Để được mức tiêu thụ năng lượng trong toàn quốc giai công nhận là dự án CDM, dự án đó phải thoả đoạn 2006 - 2010 và từ 5% - 8% tổng mức tiêu mãn một số điều kiện như: Là dự án được xây thụ năng lượng trong giai đoạn 2011 - 2015. dựng theo quy định của pháp luật hiện hành Tiếp đó, ngày 16/4/2007 Thủ tướng Chính về đầu tư, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phủ ra Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg phê phát triển của bộ, ngành, địa phương và góp duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định phần bảo đảm phát triển bền vững của Việt thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên Nam; Nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự hợp quốc về BĐKH giai đoạn 2007 - 2010 án trên cơ sở tự nguyện, tuân thủ pháp luật với mục tiêu huy động mọi nguồn lực nhằm Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh Nam tham gia; Bảo đảm tính khả thi với công tế-xã hội giai đoạn 2007 - 2010 theo hướng nghệ tiên tiến và nguồn tài chính phù hợp...(6) phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi - Về các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu trường và đóng góp vào việc tổ chức thực tư dự án CDM tại Việt Nam: Để khuyến khích hiện UNFCCC, KP và (CDM).(3) Theo đó: và quản lí các hoạt động đầu tư dự án CDM a. Về cơ chế phát triển sạch – CDM từ các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài vào Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết Việt Nam, Quyết định số 130/2002/QĐ-TTg định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 cũng ghi nhận rất cụ thể các quyền lợi mà nhà quy định về một số cơ chế, chính sách tài đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM tại chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch, trong đó ghi nhận: Dự án CDM là Việt Nam được hưởng như: Các ưu đãi về dự án đầu tư sản xuất theo công nghệ mới, thuế; tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; được xem tiên tiến thân thiện với môi trường, có kết xét trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM quả giảm phát thải KNK được Ban chấp thuộc lĩnh vực ưu tiên... Bên cạnh đó, các nhà hành quốc tế về CDM(4) chấp thuận đăng kí đầu tư dự án CDM tại Việt Nam cũng phải và cấp chứng chỉ giảm phát thải. thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp - Các lĩnh vực xây dựng, đầu tư thực luật như: Đăng kí với cơ quan thuế khi dự án hiện dự án CDM: Là toàn bộ các lĩnh vực đi vào hoạt động để được hưởng các ưu đãi kinh tế có mang lại kết quả giảm phát thải về thuế; thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy KNK, bao gồm các lĩnh vực sau: nâng cao định đối với dự án CDM, nộp lệ phí bán CERs...(7) t¹p chÝ luËt häc sè 11/2011 59
  3. nghiªn cøu - trao ®æi - Về hoạt động mua bán, chuyển nhượng b. Về các phương án giảm nhẹ phát thải chứng chỉ giảm phát thải KNK (CERs): KNK và chính sách ứng phó với BĐKH CERS là các giảm phát thải được chứng nhận Theo kiểm kê KNK của Bộ tài nguyên do Ban chấp hành quốc tế về CDM cấp cho và Môi trường năm 2000, tổng lượng phát dự án CDM. 1 CERs được xác định bằng thải của Việt Nam vào khoảng trên 150 triệu một tấn khí CO 2 tương đương. Sau khi nhận tấn CO 2 tương đương, trong đó 3 nguồn phát CERs, nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự thải chủ yếu là nông nghiệp (43,1%), năng lượng (bao gồm cả giao thông vận tải: 35%), án CDM có thể chào bán ngay cho các đối lâm nghiệp và chuyển đổi sử dụng đất - tác có nhu cầu hoặc lựa chọn thời điểm thích LULUCF (10%). Dựa trên kết quả kiểm kê hợp trong thời gian CERs có hiệu lực; Số này, các bộ, ngành đã phối hợp xây dựng lượng và giá bán CER được xác định căn cứ một số phương án giảm nhẹ phát thải KNK vào hợp đồng mua bán CERs. cho 3 lĩnh vực trên( 9 ) với tổng tiềm năng - Lệ phí bán CERs: Lệ phí bán CERS giảm nhẹ phát thải KNK là 3.270,7 triệu tấn được tính bằng tỉ lệ % trên số tiền bán CERS CO2 tương đương. Có thể nói đây là mức mà nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án giảm tương đối lớn và cần thiết để tránh sự CDM thu được. Hiện nay, theo quy định tại tích tụ nhiều hơn các chất gây hiệu ứng nhà Thông tư số 204/2010/TTLT-BTC-BTN&MT, kính đối với Việt Nam. lệ phí bán CERs phải nộp được xác định Ngoài ra, để ứng phó với BĐKH, Thủ theo công thức sau: tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 phê Số tiền lệ Mức thu Số lượng phí bán lệ phí CER bán Giá bán duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng CER phó với BĐKH trong đó nêu rõ quan điểm CERs = bán x hoặc x (đồng/ phải nộp CERs chuyển CER) của Nhà nước ta là ứng phó với BĐKH phải (đồng) (%) về nước được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền Trong đó, mức thu lệ phí bán CERs được vững, bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, tính theo tỉ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền ngành, liên ngành, vùng, liên vùng, bình bán CERs theo hợp đồng đã kí kết hoặc giá đẳng về giới, xoá đói, giảm nghèo; các hoạt động ứng phó với BĐKH được tiến hành có trị của CERs mà nhà đầu tư nước ngoài trọng tâm; ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ chuyển về nước, áp dụng đối với từng dự án của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, CDM.(8) Riêng trường hợp chủ sở hữu CERs của các cấp, các ngành, các tổ chức...(10) không bán mà chuyển CERs về nước thì số c. Về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh lượng CERs để tính lệ phí là số lượng CERs vực bảo vệ môi trường nói chung và chống thực tế được chủ sở hữu CERs chuyển về BĐKH nói riêng nước, giá CERs để xác định số tiền lệ phí Hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phải nộp được căn cứ vào giá thị trường tại bảo vệ môi trường nói chung nếu cấu thành thời điểm chuyển CERs về nước. tội phạm sẽ bị xử lí theo các quy định tại 60 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2011
  4. nghiªn cøu - trao ®æi Chương XVII Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa quốc tế trên, Việt Nam đã có những nỗ lực rất đổi, bổ sung năm 2009). Đối với những vi lớn trong việc xây dựng hàng loạt các văn bản phạm hành chính, việc xử lí sẽ được thực hiện pháp luật nhằm thực thi các cam kết quốc gia. theo quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ- Riêng về vấn đề BĐKH, Việt Nam đã ban hành CP quy định về xử lí vi phạm hành chính hàng trăm các văn bản khác nhau bao gồm cả trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, nghị định, thông tư, quyết định, các chiến đối với mỗi hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân lược, chính sách... điều chỉnh vấn đề này. vi phạm phải chịu một trong hai hình thức xử - Về nội dung: Trên cơ sở tôn trọng các phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền (mức nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế (đặc phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm biệt là nguyên tắc Pacta sunt servanda), hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong các văn bản pháp luật quan trọng về là 500.000.000 đồng). Ngoài ra, tuỳ theo tính bảo vệ môi trường nói chung và BĐKH nói chất và mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi riêng của Việt Nam đều có các điều khoản phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi quy định “Việt Nam tuân thủ nghiêm chỉnh trường có thể bị áp dụng một hoặc một số các điều ước và cam kết quốc tế mà Việt hình thức xử phạt bổ sung.(11) Nam tham gia”; đồng thời xác định rõ hiệu d. Về hoạt động hợp tác quốc tế trong lực của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là ứng phó với BĐKH thành viên trong trường hợp có quy định Nguyên tắc hợp tác quốc tế được ghi khác nhau giữa các văn bản quốc nội với các nhận tại Chương VII Luật bảo vệ môi trường điều ước quốc tế. Việt Nam năm 2005. Theo đó, Nhà nước - Về tính khả thi: Các chính sách, chiến Việt Nam đẩy mạnh hợp tác với các nước lược về BĐKH được xây dựng tương đối láng giềng và khu vực để giải quyết các vấn phù hợp và có tính đến điều kiện của các đề quản lí, khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng miền khác nhau và đều kèm theo các và bảo vệ môi trường có liên quan; Nhà giải pháp tương đối cụ thể. Các chính sách nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá này cũng đã thu hút được sự quan tâm và nhân hợp tác với tổ chức, cá nhân nước tham gia của đông đảo các thành phần khác ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhau trong xã hội, góp phần thúc đẩy phát nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả công triển bền vững đất nước. tác bảo vệ môi trường trong nước; nâng cao Mặc dù vậy, hệ thống các văn bản quy vị trí, vai trò của Việt Nam về bảo vệ môi phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam về trường trong khu vực và quốc tế... ứng phó với BĐKH vẫn còn một số hạn chế Với những nỗ lực trong quá trình xây nhất định như: dựng các chính sách, pháp luật về ứng phó Thứ nhất, các quy định liên quan đến việc BĐKH, Việt Nam đã đạt được những thành ứng phó với BĐKH còn tản mạn và thiếu tựu rất đáng khích lệ, như: đồng bộ khi được ghi nhận rải rác trong rất - Về số lượng các văn bản pháp luật: Kể nhiều văn bản với hiệu lực pháp lí khác nhau từ khi trở thành thành viên của các điều ước (chủ yếu là các văn bản dưới luật)…; t¹p chÝ luËt häc sè 11/2011 61
  5. nghiªn cøu - trao ®æi Thứ hai, chưa có các quy định về cơ chế a. Về xây dựng hệ thống quan trắc và phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương theo dõi BĐKH đối với hoạt động thích ứng, ứng phó với Việt Nam đã chủ động trong việc xây BĐKH. Đồng thời cũng chưa ghi nhận các dựng hệ thống các trạm quan trắc và theo dõi biện pháp thiết thực để thúc đẩy sự tham gia BĐKH ở cả 3 cấp trung ương, khu vực và địa và phối hợp của các thành phần xã hội khác phương. Theo báo cáo quốc gia lần thứ hai nhau trong công tác ứng phó với BĐKH; của Việt Nam cho UNFCCC năm 2010, đến Thứ ba, các chính sách, pháp luật được nay Việt Nam đã xây dựng được 174 trạm khí ban hành chưa thực sự trở thành công cụ đắc tượng bề mặt, 248 trạm thủy văn, 17 trạm khí lực để có thể điều chỉnh các hoạt động ứng tượng hải văn và 393 điểm đo mưa độc lập. phó BĐKH. Các chế tài xử lí vi phạm pháp Các trạm khí tượng chuyên dụng của Việt luật còn chưa phù hợp, chủ yếu là các biện Nam gồm 10 trạm khí tượng cao không, 6 pháp mang tính chất hành chính, thiếu tính trạm rađa thời tiết, 29 trạm khí tượng nông răn đe, chưa ngăn ngừa được những hành vi nghiệp, 21 trạm khí tượng thuỷ văn biển và vi phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường nói 396 trạm đo mưa... Hệ thống thông tin liên lạc khí tượng thủy văn hiện nay của Việt Nam chung và BĐKH nói riêng; bao gồm: mạng viễn thông toàn cầu GTS, Thứ tư, quá trình lồng ghép các vấn đề mạng Internet và mạng thông tin nội địa. về BĐKH vào chính sách, chương trình và b. Tổ chức giám sát, nghiên cứu BĐKH kế hoạch phát triển các ngành kinh tế quốc Các hoạt động giám sát và nghiên cứu dân vẫn còn hạn chế. BĐKH ở Việt Nam đã được tiến hành với 2. Thực tiễn triển khai các quy định nhiều hoạt động khác nhau như: Chỉnh lí sơ của UNFCCC và KP bộ đặc trưng các số liệu quan trắc khí tượng Để tổ chức thực hiện các nghĩa vụ đã của từng trạm, về từng yếu tố quan trắc theo cam kết trong UNFCCC và KP, ngày các quy trình bắt buộc và lập thành các sổ khí 17/10/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban tượng (SKT), bảng khí tượng (BKT); công bố hành Chỉ thị số 35/2005/CT-TTG giao trách các số liệu quan trắc khí tượng trên Tạp chí nhiệm cho các bộ, ngành trong việc triển khí tượng thuỷ văn ra hàng tháng(12)... khai thực hiện UNFCCC và KP tại Việt Nam. c. Tiến hành kiểm kê quốc gia KNK Với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao Kiểm kê KNK là một trong những hoạt chủ trì thực hiện UNFCCC và KP, sau khi động quan trọng trong công tác ứng phó với xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH. Đến nay, Việt Nam đã tiến hành ứng phó với BĐKH và nước biển dâng, Bộ kiểm kê quốc gia KNK cho các năm 1994, tài nguyên và môi trường (viết tắt là Bộ 1998 và năm 2000 đối với 5 lĩnh vực: Năng TN&MT) đã thành lập Văn phòng BĐKH để lượng; các quá trình công nghiệp; nông điều phối các hoạt động của UNFCCC và nghiệp; lâm nghiệp và chuyển đổi sử dụng KP. Cơ quan đầu mối UNFCCC và KP là Vụ đất (LULUCF); chất thải. Theo Báo cáo hợp tác quốc tế (thuộc Bộ TN&MT). quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cho 62 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2011
  6. nghiªn cøu - trao ®æi UNFCCC năm 2010, so với năm 1994 (năm hỗ trợ và hợp tác với nước ngoài, như: Dự án đầu tiên tiến hành kiểm kê quốc gia KNK xây dựng Thông báo quốc gia đầu tiên (1999 theo hướng dẫn của IPCC), tổng khối lượng - 2002) và Thông báo quốc gia lần thứ hai KNK phát thải của Việt Nam trong năm (2008 - 2010) của Việt Nam về BĐKH cho 2000 đã có mức tăng đáng kể, từ 103,8 triệu UNFCCC; Dự án Nghiên cứu chiến lược tấn lên 150,9 triệu tấn CO 2 tương đương/năm, quốc gia về cơ chế phát triển sạnh (CDM); gấp gần 1,5 lần so với năm 1994.(13) Dự án Tăng cường năng lực kiểm kê KNK d. Nghiên cứu và phát triển các nguồn quốc gia tại Việt Nam do Nhật Bản tài trợ... năng lượng tái tạo Bên cạnh đó, Việt Nam cũng rất chủ động Để thay thế cho các nguồn năng lượng tham gia các hội nghị quốc tế, các diễn đàn có nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính, Việt Nam quốc tế quan trọng về BĐKH, như: Tham gia đã tiến hành nghiên cứu một số nguồn năng hội nghị các bên của UNFCCC và KP; tham lượng thay thế, hạn chế sự tích tụ của các gia các diễn đàn về BĐKH trong khuôn khổ chất gây hiệu ứng nhà kính như: Nghiên cứu tổ chức ASEAN, APEC... và phát triển năng lượng mặt trời, điện gió, Từ khi triển khai các hoạt động thực hiện nghiên cứu và phát triển thuỷ điện nhỏ, phát UNFCCC và KP đến nay, Việt Nam cũng đã triển ứng dụng khí sinh học và sinh khối. đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, e. Tổ chức nghiên cứu khoa học và tư như: Hoàn thành kiểm kê KNK cho các lĩnh vấn khoa học vực năng lượng, các quá trình công nghiệp, Nhằm đáp ứng các nhu cầu về khoa học nông nghiệp, LULLUCF và chất thải vào các kĩ thuật đã ghi trong các điều khoản có liên năm 1994, 1998 và 2000; Hoàn thành 02 báo quan của UNFCCC và KP, Việt Nam đã thực cáo quốc gia về vấn đề BĐKH gửi Ban thư hiện thành công nhiều nội dung hoạt động kí UNFCCC và xây dựng kịch bản BĐKH như: Tổ chức nghiên cứu về khí tượng thuỷ và nước biển dâng của Việt Nam; Thường văn; nghiên cứu và từng bước hoàn thiện xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, các phương pháp kiểm kê KNK; nghiên cứu dự cuộc thi tìm hiểu, các ngày kỉ niệm liên quan tính lượng phát thải KNK cho các thập kỉ tới. đến vấn đề BĐKH; Thực hiện được một số f. Hợp tác quốc tế trong ứng phó với BĐKH hoạt động ứng phó với BĐKH và nước biển BĐKH là trách nhiệm chung của toàn dâng cho các địa phương, đặc biệt là khu vực nhân loại, do đó việc thực hiện các chương Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng về số trình liên quan đến các giải pháp ứng phó và lượng các dự án CDM và CERs, tính đến hết thích ứng với BĐKH đòi hỏi phải có sự ngày 17/5/2011, Việt Nam đang xếp thứ 6 chung sức của tất cả các quốc gia trên thế trên thế giới về số lượng CERs và xếp thứ 7 giới, không quốc gia nào được đặt mình độc trên thế giới về số lượng dự án CDM được lập trong việc thực hiện trách nhiệm chung EB đăng kí. Trong đó, tổng số lượng CERs này. Trong khuôn khổ chương trình ứng phó được cấp là 6.646.339 chứng chỉ và 56 dự với BĐKH, Bộ TN&MT cũng đã tiến hành án được Ban chấp hành quốc tế về CDM rất nhiều dự án nghiên cứu quan trọng có sự (EB) cho đăng kí là dự án CDM với tổng t¹p chÝ luËt häc sè 11/2011 63
  7. nghiªn cøu - trao ®æi tiềm năng giảm phát thải khoảng 25,2 triệu Từ những kết quả và hạn chế nêu trên, tấn CO 2 tương đương trong thời kì tín dụng. trong khuôn khổ bài viết, tác giả mạnh dạn đề Mặc dù đạt được những thành tích nhất xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp định, tuy nhiên quá trình triển khai, thực luật và tăng cường hiệu quả hoạt động thực hiện các nghĩa vụ cam kết theo UNFCCC và thi UNFCCC và KP của Việt Nam như sau: KP của Việt Nam cũng còn một số khó khăn * Ở phương diện quốc tế nhất định như: Do đây là nhiệm vụ mang tính toàn cầu Thứ nhất, sự phối hợp về chuyên môn và nhưng có sự phân biệt giữa các quốc gia, trao đổi thông tin giữa các cơ quan liên quan, chính vì vậy, để thực hiện tốt nghĩa vụ cũng giữa các chuyên gia chưa thật chặt chẽ, như các cam kết của mình, chúng ta nên xem thường xuyên; đầu mối thực hiện Công ước xét tập trung vào một số giải pháp như: Tiếp còn kiêm nhiệm; sự tham gia của các thành tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phần xã hội vào công tác chống BĐKH còn phương và đa phương về các vấn đề liên quan hạn chế, thiếu những hướng dẫn đồng bộ, cụ đến hoạt động thích ứng và ứng phó với thể từ trung ương xuống địa phương. BĐKH; tích cực tham gia vào tiến trình xây Thứ hai, số lượng các dự án CDM được dựng thoả thuận toàn cầu mới về BĐKH thay phê duyệt của Việt Nam trong thời gian qua thế cho KP sau năm 2012; nghiêm chỉnh thực chưa cao và hầu hết là các dự án thủy điện, dự thi các nghĩa vụ pháp lí trong UNFCCC, KP; án về thu hồi khí metan tại bãi rác, trồng rừng tranh thủ sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế sinh khối... Trong khi đó, các dự án thuộc các để tiến hành các biện pháp giảm phát thải các nhóm tiêu thụ năng lượng, đòi hỏi công nghệ khí gây hiệu ứng nhà kính, tăng cường ứng cao và thân thiện môi trường còn rất hạn chế. dụng công nghệ sạch... Thứ ba, việc đào tạo nguồn nhân lực chất * Ở phương diện quốc gia lượng cao đáp ứng nhu cầu ứng phó với BĐKH - Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp còn gặp nhiều khó khăn như: chưa có nhiều luật quốc gia về ứng phó với BĐKH theo các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc xây hướng như: Tiến hành rà soát toàn bộ hệ dựng kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH; thống các văn bản pháp luật quy định về vấn nguồn tài chính dành cho việc phát triển năng lực xây dựng dự án còn eo hẹp, hầu hết chỉ đề chống BĐKH nhằm có những điều chỉnh dựa vào các dự án tài trợ từ nước ngoài... kịp thời và phù hợp với các điều kiện, hoàn Thứ tư, chưa hình thành quy trình thống cảnh cụ thể; tiếp tục lồng ghép vấn đề nhất trong việc giám sát, đánh giá và báo cáo BĐKH trong các chiến lược, kế hoạch phát về BĐKH; công tác kiểm kê KNK chưa được triển kinh tế-xã hội vùng, địa phương; thực hiện định kì... Nghiên cứu việc xây dựng, ban hành Luật Thứ năm, công tác tuyên truyền, phổ BĐKH và hệ thống các văn bản quy phạm biến kiến thức về BĐKH còn nhiều hạn chế; pháp luật dưới luật; Tăng cường sự tham gia hình thức truyền thông vẫn chưa phong phú, của toàn hệ thống chính trị trong công tác tổ nội dung còn nghèo nàn và chưa phổ cập đến chức chỉ đạo, phối hợp liên ngành về ứng mọi tầng lớp nhân dân. phó với BĐKH; Tiếp tục xây dựng và hoàn 64 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2011
  8. nghiªn cøu - trao ®æi thiện các chương trình, kế hoạch hành động hiện tượng khí hậu cực đoan; nâng cao chất thực hiện các điều ước quốc tế về BĐKH lượng rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, trong thời gian tới. đồi núi trọc, bảo đảm khai thác hiệu quả các - Giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu loại rừng để duy trì và nâng cao khả năng phát triển kinh tế-xã hội và nhiệm vụ ứng phòng chống thiên tai, chống sa mạc hóa, phó với BĐKH: Nghị quyết Đại hội đại biểu suy thoái đất… Đảm bảo an ninh lương thực, toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt an ninh tài nguyên nước, an ninh năng Nam (tháng 1/2011) đã xác định một trong lượng… trong điều kiện BĐKH. những nhiệm chủ yếu của Đảng và Nhà nước - Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân ta trong giai đoạn 2011-2015 là “bảo vệ môi lực: Việc đào tạo và hình thành nguồn cán trường, chủ động phòng tránh thiên tai, ứng bộ chất lượng cao, am hiểu sâu sắc về phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu”.(14 ) BĐKH là nhu cầu cấp bách. Bởi lẽ, nguồn Ứng phó với BĐKH là công việc khó khăn, cán bộ này không chỉ góp phần tham gia trực đòi hỏi sự tiêu hao lớn về tiền của và thời tiếp vào quá trình chuẩn bị, đàm phán các gian. Có thể nói rằng giải quyết tốt mối quan điều ước quốc tế về BĐKH mà còn là nguồn hệ giữa chi phí đầu tư cho phát triển đất cố vấn quan trọng cho quá trình xây dựng, nước và chi phí đầu tư ứng phó với BĐKH là ban hành các chính sách, pháp luật về bài toán khó, đặc biệt đối với các quốc gia BĐKH của quốc gia. đang phát triển - những nước còn đang nhận - Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc các nguồn viện trợ phát triển khác nhau từ ứng phó với BĐKH: Tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế như Việt Nam.(15) Thực tế các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quá này cũng giải thích tại sao các hoạt động ứng trình thực hiện UNFCCC, KP và các điều phó với BĐKH của Việt Nam trong thời gian ước quốc tế khác có liên quan; tích cực, chủ qua còn dè dặt và cầm chừng. Thiết nghĩ, động trong xây dựng các thoả thuận, hiệp trong thời gian tới, cơ quan nhà nước có định đa phương và song phương về BĐKH; thẩm quyền nên tiếp tục xây dựng những kế Tăng cường thông tin đối ngoại về BĐKH, hoạch, lộ trình thực hiện công tác ứng phó chú trọng các hoạt động hợp tác trong giám và thích ứng với BĐKH cụ thể hơn, cân đối sát, chia sẻ thông tin trong các vấn đề xuyên giữa các nguồn chi cho cả nhu cầu phát triển biên giới nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích giữa và nhiệm vụ ứng phó với BĐKH, để các hoạt các quốc gia. động này của Việt Nam ngày càng đi vào - Tuyên truyền nâng cao nhận thức về thực chất và thiết thực hơn. BĐKH và hoạt động thích ứng và ứng phó - Chủ động ứng phó với thiên tai, giảm với BĐKH cho mọi tầng lớp nhân dân: Ở nước nhẹ thiệt hại do BĐKH gây ra: Xây dựng và ta, nhận thức về BĐKH của toàn xã hội, ở vận hành hiệu quả hệ thống giám sát BĐKH mọi cấp độ, từ các nhà hoạch định chính sách, và nước biển dâng; hiện đại hóa hệ thống các cán bộ ở các ngành và địa phương, các tổ quan trắc và công nghệ dự báo khí tượng chức xã hội cũng như bản thân mỗi người dân thủy văn bảo đảm cảnh báo, dự báo sớm các còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản t¹p chÝ luËt häc sè 11/2011 65
  9. nghiªn cøu - trao ®æi lí của nhà nước và nhu cầu của xã hội. Để đạt được hiệu quả cao, công tác tuyên truyền nên (5).Xem thêm: Điều 3 Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 về một số cơ chế, chính sách tài chính được triển khai theo một số hướng sau: Xây đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch dựng các phương pháp phù hợp nhằm tiếp (6).Xem thêm Điều 5 Quyết định 130/2007/ QĐ-TTg cận và sử dụng thông tin về BĐKH cho các ngày 2/8/2007 về một số cơ chế, chính sách tài chính thành phần xã hội; đa dạng hóa các hình thức đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. (7).Xem thêm: Điều 6 Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg tuyên truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ ngày 2/8/2007 về một số cơ chế, chính sách tài chính và cơ hội từ BĐKH; đưa kiến thức về BĐKH đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. vào trong các chương trình học và các bậc (8).Xem chi t iết mức thu lệ phí bán CERs tính theo tỉ giáo dục; tăng cường ý thức, trách nhiệm cá lệ % đối với từng lĩnh vực thuộc dự án CDM trong nhân và trách nhiệm hỗ trợ cộng đồng trong phần II. Thông tư liên t ịch số 58/2008/TTLT-BTC- BTN&MT ngày 04/7/2008 h ướng dẫn th ực h iện một phòng, tránh rủi ro thiên tai. số điều của Quyết đ ịnh của Thủ t ướng Ch ính phủ Được xác định là một trong 5 quốc gia sẽ số 130/ 2007/ QĐ-TTg ngày 02/ 8/ 2007 về một số chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, cơ chế, ch ính sách t ài ch ính đố i v ới dự án đ ầu tư Việt Nam luôn coi ứng phó với BĐKH là theo cơ chế phát triển sạch. (9).Xem thêm: Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt “cuộc chiến” có ý nghĩa sống còn và mang Nam cho UNFCCC năm 2010. tầm chiến lược. Trong những năm qua, Việt (10). Về lộ trình, các giải pháp của chương trình, xem Nam đã rất tích cực trong việc thực thi các thêm Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. cam kết quốc tế về BĐKH ở cả phương diện (11).Xem thêm: Nghị định số 117/2009/NĐ-CP. pháp luật và hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, ( 12 ).Xem. GS.TSKH. Nguyễn Đức Ngữ, GS.TS. Nguyễn Trọng Hiệu, Khí hậu và tài nguyên khí hậu để tăng cường và đạt hiệu quả cao trong ứng Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2004. phó và giảm thiểu các tác động của BĐKH (13). Trong các nguồn phát thải, phát thải từ các quá trong tương lai, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực trình công nghiệp tăng mạnh nhất, từ 3,8 triệu tấn lên hơn nữa trong việc xây dựng các chính sách, 10 triệu tấn CO2 tương đương, gấp gần 3 lần so với pháp luật chung, tăng cường hợp tác quốc tế năm 1994; phát thải từ lĩnh vực năng lượng tăng gấp 2 lần từ 25,6 triệu tấn lên 52,8 triệu tấn CO2 tương và tiến đến mục tiêu xã hội hóa vấn đề đương; riêng phát thải KNK trong lĩnh vực LULUCF BĐKH, loại bỏ dần các tác động nguy hiểm lại có xu hướng giảm từ 19,4 t riệu tấn xuống còn 15,1 của BĐKH đối với sự phát triển bền vững triệu tấn CO2 tương đương. của Việt Nam./. (14). Trích Ngh ị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 1/2011). (1). Phụ lục I của UNFCCC bao gồm các quốc gia (15). Theo nhận định của một số nhà khoa học, trong phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Đây giai đoạn 2010 – 2050 Việt Nam phải đầu tư 850 triệu là những nước phải tiến hành cắt giảm kh í thải theo USD mỗ i năm để thích ứng với BĐKH. Trong đó, chi quy định của UNFCCC và KP. phí hàng năm cho 4 lĩnh vực đầu tư nhằm th ích ứng (2).Xem thêm Điều 4 và Điều 12 của KP với BĐKH ở Việt Nam gồ m: Lĩnh vực nông nghiệp: (3).Xem thêm Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định 160 triệu USD; cơ sở hạ tầng chống ngập úng: 540 thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc triệu USD; lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: 130 triệu về BĐKH giai đoạn 2007 – 2010 USD và cho các cảng biển là 12 triệu USD. Đây quả (4). Là tổ chức được các nước tham gia UNFCC C thực là con số rất lớn đối với Việt Nam, là bài toán thành lập và ủy quyền giám sát các dự án CDM khó đối với “hầu bao” của Việt Nam. 66 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2011
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2