intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Tổ chức lãnh thổ ngành nông nghiệp

Chia sẻ: ThươngMit ThươngMit | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:97

143
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài điều kiện được trình bày theo cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, chương 2 - Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và chương 3 - Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Tổ chức lãnh thổ ngành nông nghiệp

  1. LỜI NÓI ĐẦU Quá trình chuyển đổi cơ  cấu kinh tế  theo hướng công nghiệp của phần lớn   các nước đang phát triển và xu thế chuyển một phần lương thực sang sản xuất  nhiên liệu sinh học, thức ăn gia súc sẽ  đẩy nhanh nhu cầu về  lương thực, thực   phẩm, làm tăng giá các nông sản này trong tương lai. Thêm vào đó, sự  tăng  trưởng kinh tế  trên thế  giới nói chung sẽ  đẩy mạnh nhu cầu về  các mặt hàng  nguyên liệu phục vụ công nghiệp khác như cao su, gỗ... cũng như các mặt hàng   nông sản thực phẩm. Mặt khác, biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết khắc   nghiệt bất thường sẽ  dẫn đến sụt giảm sản lượng lương thực, đe dọa an ninh   lương thực toàn cầu.  Nông nghiệp hiện nay vẫn là ngành kinh tế  cơ  bản của Việt Nam với hơn   68% dân số  sống  ở  khu vực nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm hơn 47%  lao động xã hội và giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp vẫn chiếm gần 20%   tổng sản phẩm trong nước. Vì vậy, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất  hàng hóa là một trong những mục tiêu cơ bản nhằm thực hiện công nghiệp hóa,   hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam. Cùng với quá trình phát triển kinh tế ­ xã hội, các hình thức tổ chức lãnh thổ  nông   nghiệp  ở   Việt   Nam   hình  thành   và  phát   triển   góp   phần   thúc   đẩy   nông  nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa. Trong   các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam, một số hình thức đang   phát triển và đạt hiệu quả cao như các trang trại, các vùng chuyên canh; một số  hình thức mới hình thành và phát triển như  khu nông nghiệp công nghệ  cao,   vùng nông nghiệp; một số hình thức đang trong quá trình chuyển đổi để phù hợp   hơn với nền kinh tế thị trường như hợp tác xã nông nghiệp, nông trường quốc   doanh,… Trong bài điều kiện về Tổ chức lãnh thổ ngành nông nghiệp chúng em đã tìm  hiểu một cách khái quát về  tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp: quan niệm, các nhân  tố   ảnh hưởng, các hình thức tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp trên thế  giới và  ở  Việt Nam. Bài điều kiện được trình bày theo cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Chương 2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Chương 3: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chúng em đã tham khảo và kế thừa số liệu,   tư  liệu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau cũng như nhận được nhiều nhận xét,   góp ý quý báu của các thành viên trong lớp, đặc biệt là sự góp ý, hướng dẫn của  1
  2. GS.TS Lê Thông. Nhóm chúng em  xin trân trọng cảm ơn và mong được sự đóng   góp nhiều hơn nữa để bài tập của chúng em được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC MỤC LỤC.........................................................................................................................................2 CHƯƠNG I:.....................................................................................................................................1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP.......................................................1 I - TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ - XÃ HỘI................................................1 1. Một số lý thuyết về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội...........................................................1 2. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội...................................................................2 II. QUAN NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ Ý NGHĨA CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP .. .7 1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.......................................................................7 2. Nguyên tắc của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp..................................................................11 3. Vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp..........................................................................12 II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP ....................16 1. Vị trí địa lí ..........................................................................................................................16 3. Các nhân tố kinh tế - xã hội ..............................................................................................18 III. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM............................................................21 1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam............................................................21 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam...............................22 CHƯƠNG II:..................................................................................................................................31 CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP.........................................................31 I. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP.................................................................................31 1. Khái niệm............................................................................................................................31 2. Đặc điểm:............................................................................................................................32 3. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của việc nghiên cứu TCLTNN.....................................................32 II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP ................................................32 1. Xí nghiệp nông nghiệp.......................................................................................................32 1.1 Hộ gia đình......................................................................................................................33 1.2 Trang trại..........................................................................................................................34 1.3. Hợp tác xã nông nghiệp..................................................................................................36 2
  3. 1.4. Đồn điền..........................................................................................................................37 1.5. Nông trường quốc doanh (NTQD)..................................................................................38 2.1. Khái niệm.........................................................................................................................39 2.2. Đặc điểm chủ yếu của TTHNN.......................................................................................39 3. Băng chuyền địa lí..............................................................................................................41 4. Vùng nông nghiệp..............................................................................................................43 CHƯƠNG III:.................................................................................................................................46 TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.....................................................................46 I. HỘ GIA ĐÌNH..........................................................................................................................46 II. TRANG TRẠI.........................................................................................................................47 III. HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP.....................................................................................48 IV. NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH (NTQD)....................................................................50 VI. CÁC VÙNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.............................................................................52 1.Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ....................................................................................53 2. Bắc Trung Bộ......................................................................................................................59 3. Duyên hải Nam Trung Bộ...................................................................................................65 4. Tây Nguyên........................................................................................................................72 5. Đông Nam Bộ.....................................................................................................................77 6. Vùng đồng bằng sông Hồng..............................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................91 3
  4. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP I ­ TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ ­ XàHỘI. 1. Một số lý thuyết về tổ chức lãnh thổ kinh tế ­ xã hội Khái niệm tổ  chức lãnh thổ  (territorial organization) hay còn gọi là tổ  chức không gian (spatial organization) được sử dụng khi đề cập đến vấn đề tổ  chức lãnh thổ cả theo chiều thẳng đứng và chiều ngang. Khái niệm tổ chức lãnh  thổ  đã được dùng  ở  các nước phương Tây từ  cuối thế  kỉ XIX, được phát triển   về mặt lí luận thông qua các lí thuyết về tổ chức lãnh thổ. 1.1. Lí thuyết khu vị luận công nghiệp của A.Weber Mô hình tổ  chức không gian công nghiệp ra đời trong thế  kỉ  XIX, được  A.Weber là một đại diện tiêu biểu đưa lên thành lí thuyết "Khu vị  luận công  nghiệp". Tư  tưởng chủ  đạo của ông là coi thành phố  là những nút hay trọng   điểm lãnh thổ. Sức lan tỏa  ảnh hưởng của nó rất lớn. Xung quanh thành phố  (nút) là các vành đai với các chức năng khác nhau, nhưng đều phục vụ cho một  trung tâm. Lý thuyết này phù hợp với một nền kinh tế mà quá trình công nghiệp   hóa và đô thị hóa chưa mạnh và có ý nghĩa trong việc xác định vai trò của trung   tâm ở những khu vực có nền kinh tế còn chậm phát triển. 1.2. Lí thuyết phát triển các điểm trung tâm của W.Christaller Vào đầu những năm 1930, W.Christaller (Mỹ) đã đưa ra lí thuyết phát  triển các điểm trung tâm (1933). W.Christaller đã góp phần to lớn vào việc tìm ra  quy luật phát triển của toàn bộ  hoạt động sản xuất vật chất và phi sản xuất  theo không gian, là ý tưởng cho việc nghiên cứu tổ chức không gian kinh tế ­ xã  hội sau này. Christaller cho rằng, không có nông thôn nào lại không chịu sự  tác động  của một cực hút, đó là thành phố.Thành phố là trung tâm đối vớitất cả các điểm  dân cư còn lại trong vùng, đảm bảo cung cấp hàng hóa cho chúng. Các trung tâm  tồn tại theo nhiều cấp, từ thấp đến cao. Các trung tâm cấp cao có khả năng lựa  chọn hàng hóa và dịch vụ.Ông cho rằng, thành phố  có vai trò như  những cực   phát triển và là hạt nhân cho sự  phát triển.Nó trở  thành đối tượng để  đầu tư,  trên cơ  sở  sức hút và mức độ   ảnh hưởng đến các vùng xung quanh thông qua  bán kính tiêu thụ các sản phẩm. Lí thuyết trung tâm của W.Christaller đã được nhà bác học người Đức ­  A.Losch bổ sung và phát triển. Công lao của W.Christaller và A.Losch ở chỗ đã   khám phá quy luật phân bố không gian từ tương quan giữa các điểm dân cư, phát  hiện một trật tự  được tính toán trong sự  phân bố  các thành phố  và nông thôn.  Điều đó được áp dụng khi quy hoạch các điểm dân cư trên những lãnh thổ mới   1
  5. khai phá, hoặc nghiên cứu các hệ thống không gian, hay làm cơ sở  xác định các   nút trọng điểm trong một lãnh thổ nhất định. 1.3. Lí thuyết cực tăng trưởng của Francoi Perroux (1950) Lí thuyết cực tăng trưởng của nhà kinh tế học người Pháp Francoi Perroux  được đưa ra vào đầu những năm 1950. Ông quan niệm, một vùng không thể phát   triển kinh tế đều đặn ở tất cả các điểm trên lãnh thổ vào cùng một thời gian. Xu   hướng chung là có một hoặc một vài điểm phát triển mạnh nhất, trong khi đó  các điểm khác lại chậm phát triển hay bị trì trệ. Tất nhiên, các điểm phát triển   nhanh là các điểm có lợi thế so với toàn vùng. Như vậy, lí thuyết cực phát triển  chú ý đến những thay đổi trong phạm vi một khu vực của lãnh thổ làm phát sinh  tăng trưởng kinh tế. Lí thuyết cực tăng trưởng được áp dụng tương đối rộng rãi  ở  châu Á,   nhất là các nước ASEAN. Nhiều kinh nghiệm đã được tích lũy và có giá trị  đối   với các quốc gia cần huy động vốn đầu tư từ nước ngoài. Đây cũng là lí thuyết  giải thích sự cần thiết của việc phát triển kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển   có trọng điểm. 2. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế ­ xã hội Vấn đề  tổ  chức lãnh thổ  hay tổ  chức không gian các hoạt động của con   người, trước hết là hoạt động kinh tế, bắt nguồn từ những cơ sở lí thuyết kinh  tế  của Adam Smith và David Ricardo, từ các công trình nghiên cứu của Thunen   vào 1826, của Weber vào 1909 và một số tác phẩm khác, sau đó được phát triển   về mặt lí luận và ứng dụng thực tiễn vào những năm 50 của thế  kỉ XX tại các   nước Châu Âu, Liên Xô (cũ) và Mỹ. Ở  Liên Xô (cũ) tổ  chức lãnh thổ  được coi là nhiệm vụ  quan trọng hàng  đầu của địa lí đã được nêu lần đầu tiên vào năm 1961 bởi Iu.G.Xauskin “lĩnh  vực thực tiễn trực tiếp để tập trung nỗ lực của các nhà địa lí Xô Viết là tổ chức   lãnh thổ lực lượng sản xuất (ở đây bao gồm cả sơ đồ lãnh thổ và các dự án cải   tạo và sử  dụng các điều kiện tự  nhiên và tài nguyên thiên nhiên)”. Những quan   niệm về  tổ  chức lãnh thổ  công nghiệp được trình bày trong các công trình của   A.T.Khrutsov (1966, 1969, 1972).Thuật ngữ  “tổ  chức lãnh thổ  sản xuất” được  đưa vào trong các nghiên cứu của A.E.Probxt và M.G.Skolnicov vào giữa thập kỉ  60 của thế kỉ XX. Vào đầu thập kỉ  70, quan niệm về  tổ  chức không gian xuất hiện được  đưa vào các công trình của các nhà địa lí Xô Viết. Nhưng có thể  thấy rằng sợi   dây xuyên suốt trong các nghiên cứu theo hướng này trong mấy thập kỉ qua là tổ  chức lãnh thổ lực lượng sản xuất (từ tổ chức lãnh thổ sử dụng tự nhiên, tổ chức   lãnh thổ các ngành kinh tế đến tổ chức không gian cư trú nông thôn và đô thị,...) 2
  6. Các  nhà khoa học Liên Xô  (cũ)  trước   đây thường  sử  dụng khái niệm  “phân bố lực lượng sản xuất”, nghĩa là phân bố sức sản xuất theo lãnh thổ. Nền  tảng cơ sở lí luận của phân bố lực lượng sản xuất được bắt nguồn từ lí thuyết   về  chu trình năng lượng ­ sản xuất của N.N.Koloxopxki và thể  tổng hợp lãnh  thổ  sản xuất của các nhà khoa học Xô Viết. Theo họ, phân bố  lực lượng sản   xuất được thực hiện trên các lãnh thổ  cụ  thể   ở  những cấp độ  khác nhau, phổ  biến là trên các vùng kinh tế cơ bản và vùng kinh tế hành chínhtỉnh. Họ coi phân  bố lực lượng sản xuất là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng hay thực   thể vật chất cụ thể, hay đó là các hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên đã được   sử  dụng vào hệ  thống dân cư. Các đối tượng này  ảnh hưởng lẫn nhau, có liên   hệ qua lại với nhau trong một lãnh thổ xác định, nhằm sử dụng một cách hợp lí   các tiềm năng tự  nhiên, cơ  sở  vật chất kĩ thuật của lãnh thổ  để  đạt hiệu quả  kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao mức sống dân cư của lãnh thổ đó. Sách của E.B.Alaev "Địa lý kinh tế ­ xã hội", (1983), đã đưa ra nhận thức   chung của các nhà địa lý Liên Xô về định nghĩa tổ chức lãnh thổ: "Khái niệm tổ   chức lãnh thổ xã hội trong nghĩa rộng của từ này bao gồm các vấn đề liên quan   đến phân công lao động theo lãnh thổ, phân bố các lực lượng sản xuất, các sự   khác biệt về vùng trong quan hệ sản xuất, mối quan hệ tương hỗ giữa xã hội và   thiên nhiên, cũng như  các vấn đề  chính sách vùng về  kinh tế  ­ xã hội.  Ở  một   nghĩa hẹp hơn, nó bao gồm các phạm trù như tổ chức lãnh thổ ­ hành chính của   Nhà nước, quản lý vùng về sản xuất, sự hình thành các thành tạo lãnh thổ về tổ   chức ­ kinh tế, sự  xác định các khách thể  vùng của quản lý, sự  phân vùng về   kinh tế­ xã hội..." Các nhà khoa học Xô Viết sau này phát triển phân bố lực lượng sản xuất   theo hướng tổ chức lãnh thổ. Theo Xauskin: Tổ chức xã hội theo lãnh thổ là tạo   ra một hệ thống sử dụng đất đai do những tập đoàn người khác nhau. Hệ thống  này làm cho các tập đoàn người ấy có thể cư trú được trên bề mặt trái đất, khai   thác các tài nguyên thiên nhiên, phân bố các điểm dân cư, tái sinh sản nòi giống,   phân bố  các nguồn cung cấp nước và thực phẩm, các địa điểm sản xuất ra các   công cụ lao động, quần áo, giày dép và các vật liệu khác cần thiết cho đời sống,   phân bố xí nghiệp và khu vực chữa bệnh, nghỉ ngơi, khoa học, văn hóa, các nhà  hát, rạp chiếu phim,... Các nhà khoa học phương Tây lại thường sử  dụng thuật ngữ  “tổ  chức   không gian kinh tế  ­ xã hội”. Khái niệm tổ  chức không gian ra đời cuối thế  kỉ  XIX và đã phát triển thành một khoa học về “thiết lập” trật tự kinh tế, xã hội,   môi trường trong phạm vi một lãnh thổ xác định. Quan niệm về tổ chức không gian (tổ chức lãnh thổ) cũng được coi trọng  trong   địa   lí   Mĩ   vào   1970   –   1971.Ở   Mĩ   có   các   công   trình   lớn   của   R.Abler,   3
  7. J.Adams, P.Gould “tổ chức không gian, cách nhìn thế giới của các nhà địa lí” và   của R.Morill “Tổ chức không gian xã hội”. Ở  Anh, các quan niệm về  tổ  chức lãnh thổ  kinh tế  ­ xã hội được phát  triển theo hướng mô hình hóa, áp dụng các phương pháp định lượng. Có thể  thấy tiêu biểu trong các công trình của Peter Haggett và các cộng sự  “Phân tích  không gian trong địa lí kinh tế” xuất bản năm 1965, “các mô hình địa lí” xuất  bản năm 1967 và “Địa lí học: một sự tổng hợp hiện đại” xuất bản năm 1975. Theo Morrille (1970): Tổ chức không gian là khái niệm của loài người về  sử  dụng có hiệu quả  không gian trên trái đất. Nhiều tác giả  Pháp nhưP.Brunet,   J.Monod, P.de Castelbazac (1980), Jean Paulde Gaudemar (1992),...cho rằng: tổ  chức không gian là sự tìm kiếm một sự phân bố  tối ưu về  vùng, các hoạt động  và tài sản để tránh những sự mất cân đối trên lãnh thổ quốc gia hay một vùng. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ có những chuyển biến mới hơn từ những   năm 1990 đến nay với những nghiên cứu của Paul Krugman, các Báo cáo phát   triển thế giới,.... Paul Krugman (nhà kinh tế học người Mỹ) là người đề  xuất lí  thuyết sau này được gọi tên là “địa lí kinh tế mới” (1991). Krugman phát triển lí  thuyết về  sự  lựa chọn địa điểm của lao động và hãng kinh doanh, trong đó cốt  lõi là hiệu quả kinh tế của quy mô lớn2. Theo Paul Krugman (1991): sản xuất có xu hướng tập trung vào những nơi  “trung tâm” đông đúc dân cư và vốn. Để phát triển nền kinh tế và giảm thiểu chi   phí vận chuyển, các công ty sản xuất có xu hướng tập trung vào những khu vực   trung tâm vì tận dụng được lợi thế nhờ quy mô.Việc này sẽ  dẫn đến dân cư sẽ  càng di chuyển tới những “trung tâm” này.Sự hạn chế của tập trung hóa chính là  ở  chi phí vận chuyển.Chi phí vận chuyển tới người tiêu dùng sẽ  cao nếu như  các hãng tập trung hóa  ở  một khu vực nhất định trong quốc gia. Do đó, quyết  định lựa chọn địa điểm sản xuất của các hãng phụ  thuộc vào tương quan giữa   việc tận dụng lợi thế  quy mô và tiết kiệm chi phí vận chuyển. Giảm chi phí  vận chuyển sẽ dẫn tới quá trình tập trung hóa và đô thị hóa2. Trong Báo cáo phát triển thế giới 2009 “Tái định dạng địa kinh tế” đã giải   thích sự tăng trưởng kinh tế có thể diễn ra không đồng đều, nhưng sự phát triển  vẫn có thể  mang tính hòa nhập. Khi các nền kinh tế  tăng trưởng, sản xuất sẽ  tập trung cao hơn theo không gian. Đây cũng là những lí thuyết giải thích cho sự  tập trung hóa và đô thị hóa ở các quốc gia. Báo cáo phát triển thế giới năm 2009   cho rằng: Các địa phương phát triển tốt nếu chúngthúc đẩy sự  chuyển đổi của  các khía cạnh địa kinh tế: mật độ dày hơn khi các thành phố phát triển, khoảng   cách ngắn hơn khi công nhân và doanh nghiệp di chuyển đến gần khu trung tâm  hơn và có ít sự chia cắt hơn khi các quốc gia giảm bớt các biên giới kinh tế  và   tiến vào thị  trường thế  giới để  tận dụng quy mô kinh tế  và buôn bán các sản  4
  8. phẩm chuyên biệt. Sự  chuyển đổi của 3 khía cạnh địa kinh tế  này (mật độ,  khoảng cách và sự  chia cắt) là then chốt cho sự phát triển. Như  vậy, phát triển   kinh tế sẽ tập trung cao hơn theo không gian, nhưng phát triển vẫn có thể mang  tính hòa nhập mang lại cho người dân mức sống đồng đều hơn giữa các vùng   với các chính sách phù hợp đối với mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, lí luận về tổ chức lãnh thổ như là một trong những nội dung  nghiên cứu cơ  bản của địa lí học được đưa vào khá sớm, từ  những năm 1970.   Công việc này thu hút nhiều công sức đóng góp của các nhà địa lí, các nhà kinh  tế  vùng và của các nhà kế  hoạch cũng như  các Bộ, ngành. Trong nhiều năm,  hướng nghiên cứu được thể  hiện qua việc lập tổng sơ  đồ  phân bố  lực lượng   sản xuất của từng ngành và của các cấp lãnh thổ  trong cả  nước. Kết tinh của   các nghiên cứu theo hướng này là các công trình 70.01, lập Tổng sơ đồ phát triển   và phân bố  lực lượng sản xuất Việt Nam thời kì 1986– 2000 (tổng sơ  đồ  I) và  chuẩn bị  nội dung cho Tổng sơ  đồ  II (giai đoạn 1991 – 2005); “Dự  thảo đề  cương báo cáo tổng kết công tác phân vùng quy hoạch và phân bố lực lượng sản  xuất cả  nước trong 5 năm qua và phương hướng, nhiệm vụ  trong những năm  tới”. Tổ  chức lãnh thổ  được coi trọng bằng những cách nhìn mới nhằm mục  tiêu phát triển bền vững, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách   phát triển vùng, đảm bảo sự công bằng xã hội ngay cả trong việc giảm sự chênh  lệch giữa các đồng bằng, giảm sự phân hóa giàu nghèo. Các kết quả nghiên cứu  liên ngành dưới sự chỉ đạo của Nhà nước được thể hiện ở việc lập các bản đồ  quy hoạch tổng thể  phát triển các ngành và các vùng lãnh thổ  lớn như  tổ  chức  lãnh thổ quốc gia Việt Nam và mô hình không gian của Việt Nam. Những nhiệm   vụ chính của tổ chức lãnh thổ là phân bổ lạinguồn vốn và tài sản quốc gia, sửa   chữa lại sự  mất cân đối giữa các vùng, sử  dụng hợp lí nhất các điều kiện tự  nhiên và kinh tế ­ xã hội và giải quyết công ăn việc làm... Đi đầu trong nghiên cứu tổ  chức lãnh thổ  là GS. Lê Bá Thảo. Trong báo  cáo “Địa lí học Việt Nam và thử  nghiệm tổ  chức lãnh thổ”, Ông cho rằng: Về  khía cạnh địa lí, có thể coi tổ chức lãnh thổ  là một hành động của địa lí học có  chủ ý (géographie volontaire) hướng tới một sự công bằng về mặt không gian. Như  vậy, tổ  chức không gian kinh tế  ­ xã hội được xem như  nghệ  thuật  kiến thiết và sử  dụng lãnh thổ  một cách đúng đắn và có hiệu quả. Nhiệm vụ  chủ  yếu của tổ  chức không gian là xác định được sức chứa của lãnh thổ, tìm  kiếm quan hệ  tỉ  lệ  hợp lí và liên hệ  chặt chẽ  trong phát triển kinh tế  ­ xã hội  giữa các ngành và giữa các lãnh thổ nhỏ hay tiểu vùng trong một vùng cũng như  đảm bảo mối quan hệ giữa các vùng trong một quốc gia có tính tới mối quan hệ  giữa các quốc gia với nhau. Nhờ có sự sắp xếp có trật tự và hài hòa giữa các đối  5
  9. tượng trong lãnh thổ mà tạo ra một giá trị mới lớn hơn, làm cho sự phát triển hài   hòa và bền vững hơn. Tổ  chức không gian kinh tế  ­ xã hội dưới góc độ  chính   sách, xem như  là một trong những hành động hướng tới sự  công bằng về  mặt   không gian, tối ưu hóa các mối quan hệ hữu cơ giữa trung tâm và ngoại vi, giữa   các cực với nhau và giữa các cực với các không gian còn lại, nhằm làm cho lãnh   thổ phát triển bền vững, tạo được sự ổn định cần thiết để thiết lập tiền đề cho  tăng trưởng, cho phát triển. Từ những quan niệm trên có thể hiểu "Tổ chức không gian kinh tế­xã hội   là sự "sắp xếp" và "phối hợp" các đối tượng trong mối liên hệ liên ngành, liên   vùng nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa   lí kinh tế, chính trị và cơ sở vật chất kĩ thuật đã và sẽ được tạo dựng để đem lại   hiệu quả kinh tế ­ xã hội cao và nâng cao mức sống, đảm bảo sự phát triển bền   vững của một lãnh thổ". Tổ  chức lãnh thổ  là "sự  tìm kiếm trong khung cảnh địa lý quốc gia, sự  phân bố tốt nhất vùng và các hoạt động tùy thuộc vào các tài nguyên tự nhiên". Tổ  chức lãnh thổ  là một chính sách kinh tế  dài hạn nhằm cải thiện môi  trường trong đó diễn ra cuộc sống và các hoạt động của con người.  ­ Tổ  chức lãnh thổ  là một hành động của địa lý học có chủ  ý hướng tới  một sự công bằng về mặt không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực,   và các không gian  ảnh hưởng, nhằm giải quyết  ổn định công ăn việc làm, cân  đối giữa quần cƣ nông thôn và quần cư thành thị, bảo vệ môi trường sống.  ­ Các nút, các cực là: thành phố, thị  trấn, làng xóm là những điểm trồi,  những nơi tập trung dân cư, các cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở dịch vụ ­ kỹ  thuật. Đó là các trung tâm dân cư kinh tế, đặc trưng bởi độ "đông đặc" hay mật   độ dân số, mật độ xây dựng tương đối cao.  ­ Với cách nhìn của tổ chức lãnh thổ thì lãnh thổ là một hệ thống trong đó  có các cực, dải và không gian bề  mặt, 3 yếu tố này có quan hệ, có sức hút, lan  tỏa và ảnh hƣởng lẫn nhau.  ­ Sự  khác nhau giữa các nút: thường thì các nút (cực) đa chức năng hay  khác nhau vềsố  lượng các chức năng, thang bậc các trình độ  cao hay thấp, tính  phức tạp nhiều hay ít, ý nghĩa lớn hay nhỏ, phạm vi  ảnh hưởng rộng hay hẹp.   Các mốc cũng khác nhau về tiềm năng phát triển. ­ Giữa các trung tâm, các nút có những liên hệ  chức năng: chúng trao đổi  hoạt động, biểu hiện qua các dòng người, dòng sản phẩm, dòng dịch vụ, dòng   tiền tệ và dòng thông tin. Các nút, các dải nằm trong một mạng lưới, mà các chỗ  hổng được lấp đầy, bằng những bề  mặt, với tất cả  hoạt động diễn ra  ở  đó,  trong một hệ thống các quan hệ chức năng có thang bậc, tạo thành một hệ thống   tổ chức không gian. 6
  10. Tổ  chức không gian kinh tế ­ xã hội gồm nhiều thành phần liên kết chặt   chẽ  với nhau. Phân theo ngành, tổ  chức lãnh thổ  kinh tế  ­ xã hội gồm: tổ  chức   lãnh thổ công nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và tổ chức lãnh thổ dịch vụ.  Phân theo không gian, tổ chức lãnh thổ kinh tế ­ xã hội gồm các đô thị, các trung  tâm  kinh tế, các  tuyến lực,…và  tổ  chức  lãnh thổ  nông nghiệp là  một trong  những hình thức của tổ chức lãnh thổ kinh tế ­ xã hội. II. QUAN NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ Ý NGHĨA CỦA TỔ CHỨC LÃNH  THỔ NÔNG NGHIỆP 1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 1.1. Các quan niệm về  tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp trên thế  giới và Việt   Nam Vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đã có sức thu hút mãnh mẽ sự chú ý  của nhiều nhà khoa học. Người đầu tiên đưa ra ý tưởng về  tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp là nhà khoa học người Đức J.H.Von Thunen (1783 ­ 1850). Đầu  những năm 1800, Ông đã đề xuất "lí thuyết vành đai giữa trung tâm và ngoại vi".  Dựa trên các kết quả  tính toán của mình, Thunen kết luận rằng trồng trọt chỉ  đem lại lợi nhuận  ở  một khoảng cách nào đó tính từ  thành phố.Nếu vùng sản  xuất  ở quá xa trung tâm thành phố thì chi phí vận chuyển sẽ  rất cao, hay  ở quá   gần trung tâm đô thị  thì giá địa tô chênh lệch cũng rất lớn. Cả  hai trường hợp   trên đều không thu được lợi nhuận tối đa. Một sản phẩm nông nghiệp thu được   lợi nhuận tối đa sẽ  có một khoảng cách tương  ứng nhất định với nơi tiêu thụ.  Khi chi phí vận chuyển biến thiên, trên vùng sản xuất nông nghiệp sẽ xuất hiện   các vành đai sản xuất. Theo ông, xung quanh một thành phố  trung tâm (với giả  thiết là hoàn toàn cô lập với các trung tâm khác) có thể  tồn tại và phát triển 5   vành đai sản xuất chuyên môn hóa nông nghiệp theo nghĩa rộng liên tục từ trong   ra ngoài, gồm: vành đai 1 là thực phẩm tươi sống; vành đai 2 là lương thực, thực   phẩm; vành đai 3 là vành cây ăn quả; vành đai 4 là vành lương thực và chăn nuôi;   vành đai 5 là vành lâm nghiệp. Tùy theođiều kiện cụ thể về điều kiện tự nhiên,  tập quán sản xuất của cư dân và quymô của thành phố trung tâm mà xác định số  lượng vành đai, cũng như bán kính của mỗi vành đai nông nghiệp. Mô hình 5 vành đai nông nghiệp thể  hiện bước đầu về  ý tưởng tổ  chức  lãnh thổ. Tuy nhiên, vành đai nông nghiệp theo lí thuyết của Thunen cũng bộc lộ  hạn chế. Đó là các vành đai nông nghiệp này mới chỉ được nghiên cứu trong sự  tương tác giữa hai nơi ở cùng một thời điểm, mà trên thực tế có rất nhiều trung   tâm cùng tồn tại và chúng đều có những tác động khác nhau lên sự  xuất hiện   của các vành đai nông nghiệp. 7
  11. Trong trường phái địa lí Xô Viết, Nhà địa lí N.N.Kôlôxôpxki đưa ra lí  thuyết chu trình năng lượng ­ sản xuất (năm 1947). Lí thuyết này cũng khẳng   định tính liên tục giữa các khâu trong quá trình sản xuất khép kín để có giải pháp  phân bố  chúng. Từ  khai thác nguyên liệu ban đầu, nhiên liệu và việc sử  dụng   các nguồn năng lượng khác để sơ  chế  nguyên liệu sản xuất ra bán thành phẩm  và các chi tiết, đến sản xuất thành phẩm dưới dạng tư  liệu sản xuất, tư  liệu  tiêu dùng, đến tiến bộ khoa học kĩ thuật giao thông vận tải, thương nghiệp phục  vụ  sự  tiêu dùng của dân cư. Từ  đó, xuất hiện những nhu cầu và khả  năng mới  liên quan ảnh hưởng tới tự nhiên, tới việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Chu trình năng lượng sản xuất của N.N.Kôlôxôpxki đã nêu một phương  pháp nghiên cứu liên ngành có hiệu quả, cho phép nghiên cứu vùng một cách  đầy đủ  và toàn diện hơn. Thực tiễn phân bố  sản xuất trên thế  giới và  ở  Việt  Nam trong những năm trước đây đã phần nào khẳng định ý nghĩa lí luận và thực  tiễn quan trọng của lí thuyết chu trình năng lượng ­ sản xuất. Trong lí thuyết   này, khái niệm thể tổng hợp nông nghiệp được xem như một hình thức tổ chức  lãnh thổ nông nghiệp. Một trong những chuyên gia Xô Viết hàng đầu nghiên cứu về tổ chức lãnh  thổ sản xuất nông nghiệp là giáo sư tiến sĩ địa lí K.I.Ivanov. Trong luận án tiến  sĩ với đề tài "Tổ chức lãnh thổ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và việc tính  toán   điều   kiện   của   địa   phương"   (1967),   ông   đãphát   triển   tư   tưởng   của   N.N.Kôlôxôvxki về  các thể  tổng hợp lãnh thổ  sản xuất và đưa nó vào lĩnh vực   nông nghiệp. Về phương diện lí thuyết, K.I.Ivanov xây dựng cơ sở cho phương  pháp dòng (băng chuyền) trong việc tổ  chức sản xuất của nhiều phân ngành  nông nghiệp.Nhiều tư  tưởng và quan niệm mới của ông đã được  ứng dụng  trong lĩnh vực lập mô hình các hệ thống lãnh thổ. Qua các công trình của K.I.Ivanov, của V.G.Kriutokov và một số  tác giả  khác thì: “Tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp được hiểu là một hệ  thống liên kết   không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ  dựa trên   cơ  sở  các quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hoá, tập trung hoá, liên hợp   hoá và hợp tác hoá sản xuất; cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau   theo lãnh thổ  về  các điều kiện tự  nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo   năng suất lao động xã hội cao nhất”. Vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta cũng được nhà khoa học   quan tâm. Tác giả  Lê Thông đã có cùng quan điểm về  tổ  chức lãnh thổ  nông  nghiệp với các nhà địa lí Nga, trong đó đã đưa ra các hình thức tổ chức lãnh thổ  nông nghiệp từ  thấp đến cao, đó là xí nghiệp nông nghiệp, thể  tổng hợp nông  nghiệp, vùng nông nghiệp, băng chuyền địa lí trong nông nghiệp.... Các nội dung  này cũng được đề cập đến trong “Địa lí kinh tế ­ xã hội đại cương”, “Địa lí kinh   8
  12. tế ­ xã hội Việt Nam”, “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam”.... Trong các   giáo trình này, các tác giả  đã phân tích những hình thức tổ  chức lãnh thổ  nông  nghiệp  đã  và  đang  phát  triển  ở   Việt Nam  như:  trang trại, hợp  tác  xã,  nông  trường quốc doanh, vùng nông nghiệp..... Theo tác giả Nguyễn Viết Thịnh: tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là tổ chức  các không gian nông nghiệp (các tiểu vùng nông nghiệp) trên cơ sở đánh giá tác   động tổng hợp của các nhân tố  tương đối tĩnh (các điều kiện sinh thái nông   nghiệp) và các nhân tố  động (với các mức độ  động khác nhau) như  dân cư, lao   động, mạng lưới đô thị, kết cấu hạ tầng sản xuất và sinh hoạt, thị trường nông   sản, chính sách phát triển,... nhằm: đánh giá đượcsự  phân hóa lãnh thổ  nông  nghiệp đã định hình, sự  hợp lí và chưa hợp lí của nó; đưa một (hoặc 2, 3)   phương án định hướng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, trong ra được đó phát hiện  chính xác các địa bàn trọng điểm phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp  hóa, hiện đại hóa; đồng thời phát hiện các vùng khó khăn để  đề  xuất các chính  sách phát triển phù hợp. Một khía cạnh khác của tổ chức lãnh thổ  nông nghiệp cũng được tác giả  Nguyễn Hiền đề  cập đến, đó là chính sách định vị  nông nghiệp. Theo tác giả:   định vị  nông nghiệp là lựa chọn được vùng chuyên môn hóa nông nghiệp thích  ứng với các điều kiện tự nhiên. Để  phát triển được các vùng chuyên canh nông   nghiệp cần thiết phải có chính sách năng lượng, đào tạo chuyên môn nhân lực kĩ   thuật và kinh doanh gắn với thị trường tiêu thụ. Các vùng chuyên môn hóa nông  nghiệp có được thu nhập cao phải gắn với công nghiệp chế  biến để  phát triển   chuyên môn hóa sâu, có giá trị cao, cạnh tranh được trên thị trường. Từ đây, sẽ  hình thành các trung tâm, các đô thị, kéo theo là các kết cấu hạ tầng kĩ thuật và  xã hội. Tác giả  Ngô Doãn Vịnh cho rằng: tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp là cách   thức phối hợp, kết hợp các đối tượng nông nghiệp trong một lãnh thổ  xác định  có tính tới mối quan hệ  với các đối tượng thuộc ngành và lĩnh vực khác trong  thế vận động và phát triển. Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tác động vào mọi   lĩnh vực trong cuộc sống, đòi hỏi chúng ta phải có một tư  duy mới về  tổ  chức   lãnh thổ nói chung và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói riêng. Rõ ràng, chúng ta   không chỉ xem xét tổ chức lãnh thổ trong khuôn khổ khép kín, chỉ dựa vào những   yếu tố sẵn có để phát triển, mà phải nhìn nhận được mối liên kết giữa các lãnh   thổ  khác nhau, những lợi thế  so sánh và chuỗi giá trị  toàncầu. Ngày nay, biên  giới giữa các quốc gia không chỉ  là biên giới đất liền, biên giới biển, biên giới   trên không mà còn là biên giới của hàng hóa, dịch vụ và văn hóa.Các cường quốc   sử  dụng lí thuyết này để  mở  rộng tầm  ảnh hưởng của mình bằng cách phát   9
  13. triển thị  trường hàng hóa ­ dịch vụ  mang đậm hàm lượng văn hóa ra các nước  khác. Như vậy, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp hiện nay không chỉ dựa vào những  điều kiện sản xuất hiện có, mà phải đặt trong mối quan hệ  với các khu vực  xung quanh, đặc biệt là những nhu cầu của thị trường thì mới có thể  phát triển  bền vững được. Hay nói cách khác, tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp phải kết hợp  được những yếu tố  sẵn có và những yếu tố  bên ngoài để  sản xuất một cách  hiệu quả nhất về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Từ các nội dung đã phân tích ở trên, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có thể  được tổng quát như sau: tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là sự sắp xếp vàphối hợp   các đối tượng nông nghiệp trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với   nhu cầu thị trường trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm   năng tự nhiên, lao động, vị  trí địa lí và cơ  sở  vật chất kĩ thuật để  đem lại hiệu   quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 1.2. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp là một hình thức của tổ  chức kinh tế ­ xã  hội. Theo K.I. Ivanov (1974),  tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp  được hiểu là hệ  thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp trong nông nghiệp và các  lãnh thổ dựa trên cơ sở, quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung  hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa, cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau   theo lãnh tổng về  điều kiện tự  nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo năng suất  lao động xã hội cao nhất. Vậy:  ­ Phân công lao động theo lãnh thổ  cùng với việc kết hợp với tự  nhiên,  kinh tế, lao động là cơ sở đề hình thành các mối liên hệ qua lại theo không gian.  ­ Khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ  quyện chặt với nhau trong quá   trình tổ chức lãnh thổ.  ­ Các đặc điểm không gian của sản xuất phần lớn bắt nguồn từ tính chất  của việc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có.  ­   Hiệu  quả   là   tiêu  chuẩn   hàng   đầu   trong   việc  tổ   chức   lãnh   thổ   nông  nghiệp.  Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không phải là bất biến.Nói cách khác hình  thái kinh tế ­ xã hội nào thì có kiểu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tương ứng như  thế.Hiện nay,  tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp  gắn bó mật thiết với cuộc cách  mạng khoa học – công nghệ, một cuộc cách mạng phát triển rất mạnh mẽ  và  đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp liên quan chặt chẽ  với hệ  thống lãnh thổ  nông nghiệp.Đây là các phân hệ  sản xuất và chế  biến nông phẩm có mối quan  hệ  khắng khít với nhau. Hệ  thống lãnh thổ  nông nghiệp bao gồm: nhóm xí  10
  14. nghiệp liên quan trực tiếp đến đất đai và nhóm xí nghiệp liên quan gián tiếp đến   đất đai và nhóm xí nghiệp có liên quan đến cả  hai đặc điểm này tùy theo từng   thời kì.   Ở nhiều nước kinh tế phát triển đã hình thành các hệ thống lãnh thổ nông  nghiệp, trong đó phẩm biến rộng rãi nhất là các hệ  thống lãnh thổ  sản xuất và  chế biến các sản phẩm chăn nuôi. Ví dụ như các hệ thống lãnh thổ sản xuất thịt  sữa và các hệ thống lãnh thổ sản xuất và chế biến sữa ở các nước Tây Âu, Bắc   Mĩ. Quá trình xuất hiện các hệ  thống lãnh thổ  nông nghiệp mới và đang hoàn  thiện các hệ thống lãnh thổ nông nghiệp hiện có trong điều kiện hiện nay không   chỉ tiêu biểu cho ngành chăn nuôi.  Quá trình này, ngày càng xâm nhập sâu vào ngành trồng trọt, nhất là các  phân ngành sản xuất các sản phẩm phải qua chế  biến công nghiệp. Việc hình  thành các hệ  thống lãnh thổ  trong ngành trồng trọt cũng dựa trên cơ  sở  chuyên   môn hóa theo giai đoạn, tập trung hóa, hợp tác hóa và liên hợp hóa sản xuất.   Các hệ  thống lãnh thổ  nông nghiệp không những không mâu thuẫn, mà   còn làm rõ thêm nội dung và cấu trúc của các hình thức  tổ  chức lãnh thổ  nông  nghiệp với tất cả các mối liên hệ qua lại phức tạp của chúng.Trong các loại hệ  thống lãnh thổ thì các hệ thống lãnh thổ sản xuất vật chất đóng vai trò chủ đạo. Mặt khác, người ta coi các hình thức  tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp như  một hệ thống động, phức tạp, có nhiều thông số bao gồm một số hệ thống nhỏ  có mối liên hệ  với nhau. Mỗi thành phần chủ  yếu của hệ  thống do các thành  phần  ở cấp thấp hơn chi phối. Đến lượt mình, thành phần này lại bị  các thành  phần cấp thấp hơn nữa quyết định… Từ đó muốn tìm tình trạng tối ưu của hệ  thống thì phải xem xét các thành phần  ở  cấp thấp chứ  không phải chỉ  nghiên   cứu những thành phần chủ yếu của nó. Như vậy, có thể khẳng định rằng việc phát hiện và dự  báo các hệ  thống   lãnh thổ nông nghiệp có quan hệ hữu cơ với nghiên cứu vấn đề tổ chức lãnh thổ  nông nghiệp. 2. Nguyên tắc của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ­ Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phải phù hợp với điều kiện sinh thái có tính   tới khả năng tài nguyên và yêu cầu thị trường Sản xuất nông nghiệp phụ  thuộc vào điều kiện tự  nhiên nhiều hơn các  ngành sản xuất khác. Hoạt động nông nghiệp bao trùm phạm vi lãnh thổ  rộng  lớn với các điều kiện tự  nhiên rất khác nhau. Trong chừng mực nhất định, các   điều kiện tự  nhiên nào đó có thể  thuận lợi hoặc không thuận lợi cho sự  phát  triển từng loại vật nuôi, cây trồng. Do vậy, khi tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp   cần nghiên cứu kĩ các điều kiện tự  nhiên, tiến hành đánh giá chúng về  phương   diện sinh thái. Điều đó có nghĩa là cây trồng, vật nuôi phải được phân bố   ở  11
  15. những nơi có điều kiện thích hợp nhất. Như các loại cây công nghiệp và cây ăn   quả  cần những điều kiện sinh thái chặt chẽ  hơn so với cây lương thực; mặt   khác sản phẩm của nó đòi hỏi phải được chế  biến mới nâng cao được giá trị  sản phẩm. Do đó, nhóm cây này cần được phân bố  tập trung, hình thành những  vùng sản xuất chuyên môn hoá lớn để  kết hợp tốt với phát triển công nghiệp   chế biến, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Vì thế, việc phân bố  cây trồng, vật nuôi cần được tiến hành trên cơ sở vạch ra các hình thức tổ chức   lãnh thổ nông nghiệp. Mặt khác, trong nền kinh tế  thị  trường, tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp   không chỉ dựa vào thế mạnh của từng vùng, mà phải tính tới nhu cầu thị trường   để giảm thiểu chi phí, tối đa hiệu quả.Thị  trường có ý nghĩa quyết định sự  lựa   chọn địa điểm phân bố cơ sở sản xuất của các nhà đầu tư, các sản phẩm chính   của nông nghiệp và quyết định đến hiệu quả và sự thành công của tổ chức lãnh  thổ. Thỏa mãn yêu cầu về khả năng tài nguyên và yêu cầu của thị trường đó là  sự thỏa mãn các yếu tố đáp ứng nhu cầu cả đầu vào và đầu ra nhằm đem lại lợi   ích kinh tế, xã hội và môi trường cho con người. ­ Tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp phải đảm bảo lợi ích cộng đồng và đạt   hiệu quả kinh tế ­ xã hội cao Điều quan trọng nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là phải đạt được  hiệu quả kinh tế ­ xã hội cao nhất cho lãnh thổ và mang lại lợi ích cho cả cộng   đồng, đặc biệt trong việc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống  của người dân ở những vùng khó khăn. ­ Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phải đảm bảo có sự phù hợp giữa trình độ   nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ Mỗi loại cây trồng, vật nuôi đều có những yêu cầu nhất định về  các quy  trình kĩ thuật như  quy trình canh tác, kĩ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản,   chế  biến… yêu cầu về  máy móc, công cụ  và yêu cầu về  kĩ năng lao động, về  trình độ  nghiệp vụ  quản lí. Như  vậy, tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp phải dựa   trên tính chất và đặc điểm công nghệ cũng như trình độ của người lao động để  có cách thức tổ chức lãnh thổ hợp lí nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa các khâu  trong quá trình sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất. 3. Vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 3.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp  Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa to lớn  không chỉ về mặt lý luận, mà còn cả về mặt thực tiễn. 12
  16. Việc xem xét tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói chung và việc vạch ra các   hình thức tổchức của nó theo lãnh thổ  nói riêng trước hết tạo ra những tiền đề  cần thiết nhằm sử  dụng hợp lý các điều kiện tự  nhiên, kinh tế, xã hội của cả  nước cũng như của từng địa phương.  Trên thực tế, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có mối liên hệ  chặt chẽ với nhau.Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội đã hình thành   các hình thức mới về tổ chức lãnh thổ  nông nghiệp.Việc nhận thức chúng một   cách đúng đắn là chiếc chìa khóa để sử dụng hợp lý hơn các điều kiện hiện có   của đất nƣớc. Sản xuất nông nghiệp phụ  thuộc vào điều kiện tự  nhiên nhiều hơn các  ngành sản xuất khác. Hoạt động nông nghiệp bao trùm phạm vi lãnh thổ  rộng  lớn với các điều kiện tự  nhiên rất khác nhau. Trong chừng mực nhất định, các   điều kiện tự  nhiên nào đó có thể  thuận lợi hoặc không thuận lợi cho sự  phát  triển từng loại vật nuôi, cây trồng. Do vậy, khi vạch ra các hình thức tổ  chức  lãnh thổ nông nghiệp, cần nghiên cứu kỹ các điều kiện tự nhiên, tiến hành đánh   giá chung về  phương diện sinh thái. Điều đó nghĩa là cây trồng, vật nuôi phải  được phân bố ở những nơi có điều kiện thích hợp nhất.Vì thế, việc phân bố vật  nuôi, cây trồng cần được tiến hành trên cơ sở vạch ra các hình thức tổ chức lãnh  thổ nông nghiệp. • Việc nghiên cứu tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp tạo nên những điều   kiện nhằm đẩy mạnh và làm sâu sắc chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp.   Quá trình chuyên môn hóa trong nông nghiệp có tính chất đặc biệt.Đó là  hiện tượng khách quan gắn liền với sự phát triển và hoàn thiện nền sản xuất xã  hội. Đồng thời, chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp dựa vào sự tác động của  các qui luật kinh tế khách quan trong các hình thái kinh tế, xã hội khác nhau, liên   quan mật thiết nhất với trình độ  phát triển của sức sản xuất và quan hệ  sản   xuất của một quốc gia.  Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp là một trong những biểu hiện của   phân công lao động xã hội. Trong khi chuyên môn hóa những nông phẩm nào  đấy, một lãnh thổ  giữ một địa vị  nhất định trong sự  phân công lao động xã hội.  Địa vị này đƣợc xác định chủ  yếu bởi sản phẩm hàng hóa sản xuất ra để  thỏa  mãn nhu cầu của xã hội.Dƣới ảnh hưởng của quá trình này, từng bộ phận lãnh  thổ  trong nƣớc đều chuyên môn hóa những nông phẩm nhất định. Từ  đó, quá  trình chuyên môn hóa ngày càng tiếp tục đƣợc đẩy mạnh và trở nên sâu sắc trên  phạm vi toàn quốc.  • Việc hoàn thiện các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp còn tạo   ra cả những điều kiện nhằm nâng cao năng suất lao động.  13
  17. Việc nâng cao năng suất lao động là kết quả của hàng loạt các yếu tố gắn   liền với sự thay đổi của ba thành phần thuộc quá trình lao động: phương tiện lao  động, đối tượng lao động và lực lượng lao động. Một trong những con đường  nâng cao năng suất lao động sử dụng tối ưu nguồn lao động tăng số lượng nông   phẩm trên một đơn vị diện tích với chi phí ít nhất trên một đơn vị  sản phẩm là  việc xác định một cách khoa học các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.  • Việc nghiên cứu các hình thức tổ  chức nông nghiệp theo lãnh thổ   góp phần vào công tác lập kế hoạch theo lãnh thổ.  Trong hoàn cảnh hiện nay, việc lập kế  hoạch phải linh hoạt.Tránh sự  cứng nhắc, áp đặt. Thực chất đây là việc xác định một cách có căn cứ khoa học  những mối quan hệ cần thiết giữa các ngành trong nền sản xuất xã hội, là việc   đảm bảo sự cân đối giữa các yếu tố sản xuất (đất đai, máy móc, sức lao động...)  và đưa ra hệ  thống các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề  ra trong  điều kiện nền kinh tế thị trường.  Trên cơ  sở  các hình thức tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp, từng đơn vị  sản   xuất tiến hành xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp với các điều kiện cụ thể của   mình, đồng thời thỏa mãn sự cân đối nhất định giữa các ngành, giữa các yếu tố  của sản xuất, giữa tích lũy và tiêu dùng. • Việc nghiên cứu tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp gắn liền với việc giải   quyết có hiệu quả  vấn đề  phân bổ  lực lượng sản xuất theo lãnh thổ  trong cả   nước nói chung và trong từng vùng nói riêng. 3.2. Vai trò của sự lựa chọn các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đối   với phát triển nông nghiệp  Tổ  chức lãnh thổ  nói chung và tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp nói riêng có  nội dung rất rộng bao gồm về nhiều mặt, từ sản xuất chế bi ến và tiêu thụ  sản  phẩm. Tất cả những hoạt động đó diễn ra ở các cơ sở sản xuất kinh doanh nông   nghiệp, ở một số hình thức tổ chức lãnh thổ nhất định.Vì vậy, muốn có các hoạt  động sản xuất kinh doanh nông nghiệp trước hết phải hình thành nên các hình  thức tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp – tổ  chức ra các cơ  sở  sản xuất kinh doanh  nông nghiệp.Trong hệ  thống nông nghiệp có nhiều hình thức  tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp khác nhau.Mỗi hình thức có vai trò, vị  trí và thích hợp với những  điều kiện sản  xuất  khác nhau.Vì  vậy, các hình thức  tổ  chức  lãnh thổ  nông  nghiệp có vai trò rất quan trọng. Cụ thể:  ­ Lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp thích  hợp cho phép khai thác một cách đầy đủ và hợp lí nhất các nguồn lực của nông   nghiệp, làm cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại, nếu   lựa chọn các hình thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp không thích hợp sẽ cản  14
  18. trở  quá trình khai thác các nguồn lực, không đáp  ứng yêu cầu thường xuyên và  khắt khe của sản xuất nông nghiệp. ­ Thực tế nền nông nghiệp nước ta cũng các nước xã hội chủ nghĩa những   năm gần đây là những minh chứng sống động về  sự  chọn không thích hợp các   loại hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Việc xóa bỏ  tính độc lập của hình   thức kinh tế  hộ  nông dân và thay vào đó là xây dựng các hợp tác xã sản xuất   nông nghiệp kiểu cũ, các doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp theo mô  hình kế  hoạch hóa tập trung đã  ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của  ngành cũng như  của từng loại hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nước ta   đã và đang được đổi mới bằng việc lựa chọn và xây dựng các mô hình sản xuất  nông nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường.  Một số  nguyên tắc cơ  bản khi lựa chọn và tổ  chức các hình thức tổ   chức lãnh thổ nông nghiệp: ­ Đảm bảo sự  hoạt động có hiệu quả  của các loại hình sản xuất kinh  doanh nông nghiệp đã được lựa chọn.Đây là nguyên tắc quan trọng và cơ  bản  nhất khi lựa chọn và tổ chức các loại hình sản xuất nông nghiệp.Vì hiệu quả là   tiêu chuẩn để đánh giá mọi hoạt động sản xuất của các loại hình sản xuất nhất   định về  mặt kinh tế, xã hội và môi trường.Trong đó, hiệu quả  kinh tế  là tiêu  chuẩn đánh giá cao hoạt động kinh tế, là mục tiêu trực tiếp của hoạt động sản  xuất. Việc lựa chọn cũng như  tổ chức các loại hình sản xuất có liên quan trực   tiếp đến hiệu quả hoạt động của chúng:  + Hiệu quả  kinh tế  như  việc sử  dụng các nguồn lực và hiệu quả  cuối  cùng, được xem xét và đánh giá trong nhiều năm liên tục.  + Hiệu quả xã hội được xem xét trên phạm vi rộng, liên quan đến các vấn  đề xã hội, nhưng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các hình thức tổ chức sản xuất   nông nghiệp nhất là trong quá trình đổi mới các doanh nghiệp nông nghiệp nhà  nước.  + Hiệu quả  môi trường có tác động trực tiếp đến hiệu quả  kinh tế  và   hiệu  quả  xã  hội   trong  hoạt   động  của  các  loại  hình  tổ   chức   sản  xuất  nông  nghiệp. Vì sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với môi trường cả môi trường tự  nhiên lẫn môi trường nhân văn.Lựa chọn các loại hình sản xuất nông nghiệp   phù hợp với các điều kiện cụ thể đạt hiệu quả cao về môi trường cho phép giải   quyết hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội. Vì vậy, chúng ta cần phân tích các nhân tố   ảnh hưởng tìm ra loại hình  thích hợp với các nhân tố  và điều kiện cụ  thể. Các nhân tố  gồm: điều kiện tự  nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm kinh tế  kĩ thuật của ngành sản xuất, trong đó  lưu ý tới đặc điểm kinh tế kĩ thuật của ngành và về quy mô sản xuất.  15
  19. ­ Các loại hình tổ  chức sản xuất nông nghiệp phải là tổ  chức kinh tế  tự  chủ, là các đơn vị  kinh tế độc lập, có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, lựa chọn   hình thức phương hướng sản xuất kinh doanh, chủ động tổ chức các hoạt động  sản xuất và phân phối phù hợp với mục đích sản xuất nhẳm đạt hiệu quả kinh   tế, xã hội cao, quyền lựa chọn các đối tác hợp tác, liên kết, liên doanh có hiệu   quả nhất.  ­ Phù hợp với các đặc điểm kinh tế, xã hội của nông nghiệp, nông thôn  nước ta: do nông nghiệp nông thôn nước ta chủ yếu là sản xuất nhỏ, cơ sở vật  chất kĩ thuật còn thấp… Vì vậy, bên cạnh xây dựng các loại hình doanh nghiệp:  đa thành phần, đa sở  hữu, phải chú ý đến hoạt động của 10 triệu hộ  nông dân,  từng bước chuyển các hộ  nông dân sang hình thức kinh tế trang trại. Lựa chọn   các mô hình sản xuất nông nghiệp và tiếp tục chuyển đổi các doanh nghiệp  nông nghiệp là yêu cầu cần thiết. ­ Đảm bảo tính thống nhất trên 3 mặt: quan hệ  sở  hữu, quan hệ quản lý   và quan hệ phân phối của các hình thức sản xuất nông nghiệp. Sự thống nhất có   tính nguyên tắc này cần được lưu ý không chỉ  trong lựa chọn mà còn đổi mới   các hình thức tổ chức sản xuất, nhất là đổi mới các doanh nghiệp từ cơ chế kế  hoạch hóa tập trung chuyển sang cơ  chế  kinh tế  thị  trường,  đặc biệt là các   doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp. II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG  NGHIỆP  1. Vị trí địa lí            Vị trí địa lí có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế ­ xã   hội của một lãnh thổ và vị trí địa lí như một yếu tố khác biệt có tác động đến tổ  chức lãnh thổ  lãnh thổ  kinh tế  ­ xã hội nói chung và tổ  chức lãnh thổ  nông   nghiệp nói riêng. Trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế  toàn cầu, yếu tố vị trí địa lí càng được đánh giá cao khi lựa chọn các địa bàn để  đầu tư, phát triển các lãnh thổ  trọng điểm và tạo ra các mối liên kết liên vùng,   liên khu vực.  2. Các nhân tố tự nhiên  Các nhân tố tự nhiên thường được coi là yếu tố tiền đề, có tính vật  chất   để tổ chức lãnh thổ kinh tế. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với  vấn đề  tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất của nông nghiệp   và nông nghiệp là ngành phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.  a. Đất đai  Nông  nghiệp  có  những  đặc  điểm  đặc  thù  khác  với  các  ngành  sản  xuất khác. Đặc điểm đầu tiên phải đề cập đến là đất đai được coi là tư liệu sản   16
  20. xuất quan trọng nhất của nông nghiệp. Quy mô sản xuất, trình độ  phát triển,   mức độ  thâm canh, phương hướng sản xuất và cả  việc tổ  chức lãnh thổ   nông   nghiệp lệ  thuộc và số  lượng và chất lượng của đất đai.  Sự  phân hóa lãnh thổ  của đất trồng là nhân tố có ý nghĩa rất lớn đối  với  sự  phân  bố  nông  nghiệp.   Trên  thế  giới,  những  vùng  đất  màu  mỡ,  phì  nhiêu đều là những vùng nông   nghiệp trù phú.   Do đất đai là tư  liệu sản xuất chủ    yếu nên hoạt động nông  nghiệp phân bố  trong phạm vi không gian rộng lớn. Trong nông nghiệp, không   thể  đầu tư  (vốn, tư liệu sản xuất,…) quá nhiều trên một đơn vị  diện tích, bởi   vì làm như vậy sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này khác hẳn trong   sản xuất công nghiệp.   Khi nghiên cứu tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp không thể  bỏ  qua các đặc  điểm nói trên. Sự  ra đời của một hoạt động xí nghiệp nào đó (đặc biệt  trong  ngành trồng trọt) trước hết phải gắn liền với tư liệu sản xuất hàng đầu này.   Mặc dù sản xuất nông nghiệp trải rộng theo không gian, nhưng điều đó hoàn   toàn không mang tính chất tùy tiện. Khi xác định quy mô, cơ  cấu sản xuất của   các hình thức tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp, nhất thiết phải chú ý   đến mối   tương tác từ các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. b. Khí hậu  Khí hậu với các yếu tố  nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ   ẩm, chế  độ  gió   và  cả  những  bất  thường  của  thời  tiết  như  bão,  lũ  lụt,  hạn  hán,  gió  nóng…có  ảnh hưởng rất lớn với việc xác định cơ  cấu cây trồng, vật nuôi, cơ  cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.   Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất và cả  trong tiêu  thụ sản phẩm. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ  thích hợp với những điều kiện   khí hậu nhất định, nghĩa là trong giới hạn cho phép.   Những vùng có độ   ẩm và lượng mưa phong phú, thời gian có ánh nắng  mặt trời nhiều, cường độ  bức xạ  lớn…sẽ  cho phép trồng nhiều vụ  trong năm  với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng có khả năng xen canh, gối vụ  cao. Tuy nhiên, để  tổ  chức lãnh thổ  nông nghiệp một cách hiệu quả  cũng cần  chú  ý đến tính chất biến động thất thường của khí hậu, thời tiết như  bão,  lũ   lụt,  hạn  hán,  sương  muối…để   giảm  thiểu  những  tác  hại  của chúng đến   năng suất của cây trồng và vật nuôi, tránh tác hại đến sản xuất nông nghiệp.  c. Nguồn nước   Nước ngọt là một trong những nhân tố  quan trọng hàng đầu của nông  nghiệp vì nước cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi.   Nó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả  sản xuất  nông  nghiệp.  Những  nền  nông  nghiệp  trù  phú  trên  thế  giới  đều   nằm    ở    những nơi có nguồn nước dồi dào. Ngược lại nông nghiệp khó phát   17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2