Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
lượt xem 16
download
Với kết cấu nội dung gồm 4 phần, bài báo cáo tổng hợp "Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020" giới thiệu đến các bạn những nội dung về đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, các tác động và thách thức bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện trạng đa dạng sinh học vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu,... Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Báo cáo tổng hợp QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC KHU BẢO TỒN VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 1
- Vũng Tàu – tháng 12/2012 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC KHU BẢO TỒN VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 2
- CƠ QUAN CHỦ TRÌ CƠ QUAN TƯ VẤN SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN VIỆN KINH TẾ VÀ NÔNG THÔN BÀ RỊA VŨNG TÀU QUY HOẠCH THỦY SẢN VIỆN TRƯỞNG Nguyễn Thanh Tùng Vũng Tàu – tháng 12/2012 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH (BIỂU ĐỒ) 3
- DANH MỤC BẢN ĐỒ 1. Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 2. Bản đồ địa hình tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 3. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2010 5. Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2011 6. Bản đồ đa dạng sinh học các thủy vực tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 7. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020 8. Bản đồ quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CITES Công ước Quốc tế về Kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã quý hiếm BTTN Bảo tồn thiên nhiên BTVNNĐ Bảo tồn vùng nước nội địa DTSQ Dự trữ sinh quyển ĐDSH Đa dạng sinh học ĐNN Đất ngập nước 4
- GIS Hệ thống thông tin địa lý HST Hệ sinh thái HST ĐNN Hệ sinh thái đất ngập nước IUCN Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên KBT Khu bảo tồn KH&CN Khoa học và Công nghệ KTXH Kinh tế xã hội NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NXB Nhà xuất bản RAMSAR Công ước quốc tế về ĐNN RNM Rừng ngập mặn TX Thường xuyên VNNĐ Vùng nước nội địa VQG Vườn Quốc gia UNESCO Tổ chức Văn hoá, Giáo dục, Khoa học Liên hiệp quốc WMO Tổ chức Khí tượng Thuỷ văn Thế giới WWF Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên 5
- MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bà Rịa Vũng Tàu có hai thành phố trực thuộc tỉnh và 6 huyện, với dân số là 994.837 người. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.982,2 Km², hiện nay diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh năm 2012 là 34.505,6ha, trong đó đất có rừng 26.006,7ha. Rừng Bà Rịa – Vũng tàu có khoảng 700 loài thực vật gỗ và thân thảo, có nhiều loại gỗ quý hiếm. Trong rừng có 200 loài động vật, có nhiều loài quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Rừng nguyên sinh hiện nay chỉ còn 2 khu vực ở Bình Châu (Xuyên Mộc) và huyện Côn Đảo. Bà Rịa Vũng Tàu là một tỉnh ven biển có hệ thống sông hồ dày đặc và hệ sinh thái đặc trưng có thể kết hợp đa chức năng như bảo tồn với du lịch, giao thông như: Sông Dinh, sông Thị Vải, sông Cái mép, sông Cỏ May, sông Chà Vá, , sông Hà Lú, rạch Cây khế và rạch Bà Dài, rạch Bến Đình, hồ Sông Ray, hồ Suối Sậy, hồ Đá Đen, hồ Châu Pha, hồ Đá Bàn, hồ Châu Pha, hồ sông Hỏa, bàu Ngựa, bàu Sình... Trong đó, Sông Dinh là con sông lớn nhất, sông bắt nguồn từ núi Dinh, chảy qua Phước Lễ, xuôi theo hướng Tây Bắc Vũng Tàu dài 11 km, chỗ rộng nhất 1000m chỗ hẹp nhất 300m, nơi sâu nhất 25m; Sông Cái Mép làm ranh giới giữa xã Thạnh An (Cần Giờ) và xã Phước Hòa (tỉnh Bà RịaVũng Tàu), từ sông Thị Vải đến cửa Cần Giờ trong vịnh Gành Rái, dài độ 8.500m. Ngoài cửa sông có cù lao Phú Lợi. Tắt ở ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, dài độ 500m; Sông Thị Vải bắt nguồn từ vùng rừng núi của tỉnh Đồng Nai, đoạn hạ lưu chảy qua huyện Tân Thành, tỉnh Bà RịaVũng Tàu, rồi đổ ra biển ở vịnh Gành Rái, dài khoảng 13.400m. Sông là ranh giới hai huyện Tân Thành (Bà RịaVũng Tàu) và huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh)... Hệ thống sông hồ của Bà Rịa Vũng Tàu chứa đựng nhiều chức năng như chứa nước, giao thông thủy,...đặc biệt là chứa đựng khu hệ động thực vật thủy sinh và nguồn lợi thủy sản phong phú, chứa đựng những giống loài quý hiếm và các hệ sinh thái đặc thù, các bãi đẻ, bãi ương dưỡng cần được bảo vệ. Theo Quyết định 1479/QĐTTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 thì tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bước đầu xác định được 1 khu bảo tồn các vùng nước nội địa, thuộc huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là một trong những khu vực thể hiện nét đặc trưng về một hệ sinh thái của vùng đất ngập nước ở khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam. Cùng với những nghiên cứu về ĐNN trên toàn thế giới và ở Việt Nam, ĐNN cửa sông ven biển Đông Nam bộ với những hệ sinh thái ĐNN quan trọng như hệ thống sông, cửa sông ven biển: Sông Đồng Nai, sông Bé, các bàu thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu... cũng được chú trọng hơn nhưng nhìn chung những công trình nghiên cứu vẫn còn chưa nhiều và phần lớn chưa đánh giá tổng quát được hết những đặc trưng cũng như vai trò của các hệ sinh thái ĐNN này. Đặc biêt, vùng cửa sông Đồng Nai thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được xác 6
- định là khu vực có độ đa dạng sinh học cao và mức độ ưu tiên bảo tồn là rất cao. Tuy nhiên, vùng này còn ít công trình nghiên cứu đề cập và các hoạt động bảo tồn còn hạn chế, chưa được chú trọng ưu tiên. Những năm gần đây, ngành Thuỷ sản của Bà Rịa Vũng Tàu phát triển mạnh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là quản lý, khai thác chưa có sự quy hoạch tổng thể, sự phối kết hợp gi ữa các Bộ, ban ngành địa phương chưa có sự gắn kết, dẫn tới nguồn lợi thuỷ sản giảm sút, tính đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tiêu biểu như: rừng ngập mặn, vùng cửa sông, hồ, đầm, sông, rạch bị khai thác và tác động mạnh, gây bất lợi cho sự phát triển, sinh trưởng của các loài thuỷ sinh vật. Một số loài trước đây cho sản lượng khai thác lớn nay đã bị tuyệt chủng hoặc giảm sản lượng, sản lượng cá giống còn quá ít. Trên các sông suối khác, hiện tượng suy kiệt nguồn lợi cũng tương tự. Vùng cửa sông ven biển bị tác động mạnh và một số khu vực phá để chuyển đổi mục đích sử dụng, làm mất nơi sinh sống của giống loài thuỷ sản chưa trưởng thành. Bên cạnh sự phát triển kinh tế, các hoạt động thuỷ sản và những hoạt động kinh tế khác của cộng đồng dân cư ở khu vực như: Sử dụng xung điện làm tê liệt hoặc làm chết hàng loạt để khai thác thuỷ sản;Xả các chất độc hại được thải ra trong nông nghiệp có nồng độ vượt quá giới hạn quy định; Phá rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn, các bãi thực vật ngầm và các sinh cảnh đặc biệt khá. Đắp bờ, lấn đất đã làm thay đổi vùng nước và môi trường sống nguồn lợi thuỷ sản. Khai thác ở các khu vực bãi đẻ, mùa vụ, nơi sinh sống tập trung của các loài thuỷ sản thời kỳ còn bé, có sức bổ sung lớn nguồn lợi thuỷ sản ở khu vực; Dùng các công cụ khai thác mang tính huỷ diệt như loại lưới có kích thước mắt lưới nhỏ, các loại đáy, đăng, mành...; Đánh bắt và tiêu thụ các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, quý hiếm hoặc có nguy cơ diệt chủng nằm trong danh mục cần được bảo vệ. Các hoạt động của cộng đồng dân cư và tác động của phát triển kinh tế xã hội; sự tự phát của các loại hình nghề nghiệp không phù hợp và một số người vì lợi ích nhỏ nhen đã sử dụng xung điện để khai thác triệt để các loài thuỷ sản cùng với sự biến đổi của các yếu tố sinh thái ở khu vực này đã làm cho môi trường vùng nước bị ô nhiễm, các loài thuỷ đặc sản có giá trị kinh tế cao như: các loài tôm thuộc họ (Penaeidae), cua biển ( Scylla serrata), ghẹ (Portunus pelagicu), ... bị suy giảm nghiêm trọng đặc biệt là các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ diệt chủng. Nhiều văn bản, chính sách của Trung ương, địa phương nhằm ngăn chặn và nghiêm cấm không cho phép khai thác thuỷ sản bằng các loại nghề xung điện, chất độc hại, chất nổ, các loại nghề có kích thước mắt lưới nhỏ; cấm khai thác cá Chình Mun (Là loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam)... nhưng tình trạng trên vẫn liên tục xảy ra trên vùng. Đặc biệt, theo Quyết định 192/2003/QĐ TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010; Quyết định 1479/QĐTTg ngày 13/10/2008 của Thủ 7
- tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2010 và Công văn số 7570/UBNDVT ngày 24 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc triển khai thực hiện “ Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020” để đảm bảo cho kế hoạch bảo tồn một cách toàn diện và có hệ thống cũng như góp phần phát triển kinh tế xã hội cho cư dân trong vùnglà việc cấp thiết. 2. Hệ thống các văn bản pháp lý lập quy hoạch * Các văn bản của Trung ương: (1) Luật thuỷ sản năm 2003. (2) Luật đất đai năm 2003. (3) Luật khuyến khích đầu tư trong nước (Sửa đổi) số 03/1998/QH10 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam tại kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998. (4) Luật bảo vệ Môi trường năm 2005. (5) Công ước RAMSAR, 1971, IRAN, Công ước Quốc tế về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước. (6) Công ước Đa dạng sinh học, 1992, BRAXIN “Chương trình hành động thế kỷ 21 về bảo vệ Đa dạng sinh học” cam kết sử dụng có hiệu quả hệ thống các khu đất ngập nước, trước hết bảo tồn các loài chim nước tránh nguy cơ bị tuyệt chủng tiếp đến các loài động, thực vật khác. (7) Nghị định số 109/2003/NĐ CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước và khoản 2 điều 11 của Nghị định giao trách nhiệm cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch, bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước chuyên ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. (8) Nghị định của Chính phủ số 27/ 2005/NĐ CP ngày 08/03/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuỷ sản đã quy định: Khu bảo tồn vùng nước nội địa là nơi được khoanh vùng thuộc các vùng đất ngập nước để bảo vệ nghiêm ngặt các hệ sinh thái đặc thù, có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế, có giá trị đa dạng sinh học cao nhằm cân bằng sinh thái, bảo vệ các giống, loài đang sinh sinh sống, cư trú; khu bảo tồn vùng nước nội địa được quản lý theo quy định của Nghị định số 109/2003/NĐCP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước. (9) Nghị định số 92/2006/NĐCP, ngày 07/09/2006, về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. 8
- (10) Thông tư 01/2007/TTBKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐCP. (11)Quyết định số 15/2007/QĐTTg, ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Bà RịaVũng Tàu giai đoạn 20062015, định hướng đến năm 2020. (12) Nghị định 04/2008/NĐCP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐCP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. (13)Thông tư 03/2008/TTBKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ CP. (14) Quyết định số 82/2008/QĐBNN, ngày 17/07/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Nghị quyết số 26NQ/TW, ngày 05/08/2008 Hội nghị lần thứ (15) bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. (16)Quyết định số 1690/QĐTTg, ngày 16/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020. (17) Quyết định số 346/QĐTTg, ngày 15/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. (18)Nghị định số 61/2010/NĐCP, ngày 04/06/2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. (19) Quyết định số 48/2010/QĐTTg, ngày 13/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa. (20)Quyết định số 332/QĐTTg, ngày 03/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020. (21) Quyết định số 1349/QĐTTg, ngày 09/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. (22)Quyết định 1479/QĐTTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020. 9
- (23) Quyết định số 188/QĐTTg, ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020. * Các văn bản của địa phương (24) Quyết định số 2002/QĐUBND, ngày 14/09/2011 của UBND tỉnh Bà RịaVũng Tàu ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh Bà RịaVũng Tàu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V nhiệm kỳ 20112015 (NQ26). (25) Nghị quyết số 12NQ/TU, ngày 02/8/2010 của Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy Bà RịaVũng Tàu về phát triển thủy sản tỉnh Bà RịaVũng Tàu đến năm 2015. (26) Quyết định số 50/2010/QĐUBND của UBND tỉnh BRVT ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 12NQ/TU, ngày 02/8/2010 của Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy Bà RịaVũng Tàu về phát triển thủy sản tỉnh Bà RịaVũng Tàu đến năm 2015. (27) Căn cứ Quyết định số 2205/QĐUBND ngày 07/9/2010 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt đề cương và kinh phí thực hiện quy hoạch lập quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà RịaVũng Tàu đến năm 2020; (28)Căn cứ Quyết định số 3575/QĐUBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu lập quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà RịaVũng Tàu đến năm 2020 (29)Căn cứ Quyết định số 194 /QĐSNNTS, ngày 25/4/2011 của Sở Nông nghiệp và PTNT v/v phê duyệt kết quả chỉ định thầu lập quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà RịaVũng Tàu đến năm 2020. (30) Căn cứ vào Hợp đồngsố 02/HĐVTV ngày 26 tháng 5 năm 2011 về thực hiện gói thầu tư vấn: “Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020”giữa Sở NN&PTNT tỉnh Bà RịaVũng Tàu với Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản. (31) Quyết định số 1548/QĐUB ngày 10 tháng 08 năm 2012 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 3. Phạm vi, nội dung và mục tiêu nghiên cứu * Tên dự án: Theo Quyết định số 2205/QĐUBND ngày 07/9/2010 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt đề cương và kinh phí thực hiện, tên dự án là: 10
- Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà RịaVũng Tàu đến năm 2020. * Phạm vi nghiên cứu Theo không gian: Quy hoạch được tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh, bao gồm Thành phố Vũng Tàu, Thành phố Bà Rịa và huyện Long Điền, huyện Đất Đỏ, huyện Châu Đức, huyện Tân Thành, huyện Xuyên Mộc.. Tập trung khảo sát quy hoạch khu bảo tồn thuỷ sản ven biển, khu b ảo tồn thu ỷ s ản n ước ng ọt (sông, suối lớn, hồ tự nhiên, rạch, bàu tự nhiên). Theo thời gian: Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020; * Nội dung nghiên cứu Đánh giá hiện trạng kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, tình hình bảo tồn giống loài thuỷ sản nội địa, các vùng sinh thái tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Điều tra khảo sát xác định thành phần và mức độ đa dạng giống loài thủy sinh, các hệ sinh thái và thủy vực điển hình tại Bà Rịa Vũng Tàu Xác định vị trí, vai trò của hệ thống bảo tồn trong kinh tế thuỷ sản và kinh tế xã hội. Phân tích, dự báo phát triển các khu bảo tồn, phát triển nguồn lợi thuỷ sản nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Quan điểm quy hoạch Các luận chứng phương án quy hoạch hệ thống bảo tồn thuỷ sản nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Xây dựng tiêu chí, quy chế khu bảo tồn nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch thuỷ sản nội địa Danh mục các dự án đầu tư phát triển * Mục tiêu của quy hoạch Hình thành hệ thống các khu bảo tồn thuỷ sản nội địa nhằm bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020. * Đối tượng của quy hoạch Bảo tồn các vùng nước nội địa nơi chứa đựng các loài thuỷ sản, đặc biệt là các loài quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, các loài có giá trị kinh tế, có ý nghĩa khoa học, giống loài thuỷ sản bản địa có nguy cơ tuyệt chủng; các bãi đẻ, bãi giống thuỷ sản, nguồn gen và một số hệ sinh thái tiêu biểu tại các vùng đất ngập nước nội địa Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, quy chế quản lý bảo tồn thuỷ sản nội địa. 4. Phương pháp nghiên cứu 11
- Phương pháp tiếp cận Đã tiếp cận các phương pháp điều tra nghiên cứu cơ bản về đa dạng sinh học, loài quí hiếm, loài đặc hữu, các loài có giá trị kinh tế và các loài có các giá trị bảo tồn khác. Trên cơ sở đó đề xuất bảo tồn các loài. Đã tiếp cận phương pháp Quy hoạch xây dựng khu bảo tồn vùng nước nội địa trên cơ sở 9 tiêu chí đã được xây dựng dựa vào điều 9 của luật Thủy sản, bám sát các mục tiêu và hướng dẫn của Công ước đa dạng sinh học mà Việt Nam là một thành viên, theo định hướng bảo tồn đa dạng sinh học nhưng không mâu thuẫn với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tiếp cận theo nguyên tắc quản lý dựa vào cộng đồng. Tiếp cận theo phương pháp sinh thái học Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật đã sử dụng Tổng quan, kế thừa các tài liệu đã có. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện hành về sinh học, sinh thái học, đa dạng sinh học và phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường (bao gồm các phương pháp điều tra, thu mẫu và phân tích định tính, định lượng ngoài tự nhiên và trong phòng thí nghiệm dựa trên các quy trình và tài liệu hướng dẫn chuẩn theo từng nhóm chuyên môn). Áp dụng các phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra kinh tếxã hội nhân văn dựa vào cộng đồng. Sử dụng các phần mềm thống kê để tổng hợp, xử lý số liệu, phân tích tương quan và phân tích hệ thống. Sử dụng các phần mềm và kỹ thuật phân tích ảnh viễn thám. Phương pháp chuyên gia Tiến hành hội thảo, lấy ý kiến của các chuyên gia của các sở, ngành, cơ quan địa phương có liên quan. 5. Sản phẩm của dự án Báo cáo tổng hợp quy hoạch, báo cáo tóm tắt (kèm theo các bảng biểu, số liệu điều tra khảo sát, danh sách thành phần các loài sinh vật, danh sách các loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế, hiện trạng các hệ sinh thái) Các báo cáo chuyên đề (kèm theo) Bản đồ số hoá GIS bao gồm: Tập bản đồ phân bố hệ thống khu bảo tồn, vùng bảo tồn thuỷ sản nội địa, bản đồ tỷ lệ tỷ lệ 1/50.000 ( 10 bộ) khổ A0 (01 bộ) và khổ A3 (10 bộ) Ý kiến bằng văn bản của các chuyên gia, các Sở, Ban Ngành liên quan 12
- Dự thảo tờ trình UBND tỉnh và dự thảo quyết định phê duyệt “Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vung nước nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020” Báo cáo thẩm định của hội đồng nghiệm thu quy hoạch cấp cơ sở. Đĩa CD ghi toàn bộ các số liệu nói trên 6. Bố cục báo cáo Bố cục của báo cáo quy hoạch, ngoài mở đầu và kết luận, gồm có 4 phần chính: Phần thứ nhất:Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bà RịaVũng Tàu Phần thứ hai: Các tác động và thách thức bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh BRVT Phần thứ ba:Hiện trạng đa dạng sinh học vùng nước nội địa tỉnh BRVT Phần thứ tư:Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh BRVT đến năm 2020 PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU 1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.1.1.Vị trí địa lý và đơn vị hành chính Bà Rịa Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Lãnh thổ của tỉnh gồm hai phần: đất liền và hải đảo. Phần đất liền: phía Đông giáp với Bình Thuận, đường ranh giới dài 29,26 km thuộc địa phận huyện Xuyên Mộc; phía Tây giáp với Tp.HCM, đường ranh giới dài 16,33 km thuộc địa phận huyện Tân Thành; phía Bắc giáp với Đồng Nai dài 116,5 km thuộc địa phận các huyện Tân Thành, Châu Đức và Xuyên Mộc; phía Nam và Tây Nam giáp biển Đông, chiều dài bờ biển là 305,4 km, trong đó chiều dài bờ biển phần đất liền 100 km. Phần biển và hải đảo: Thềm lục địa với trên 100.000 km2 tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu mỏ và hải sản, có huyện đảo Côn Đảo là một quần đảo gồm 14 hòn đảo lớn nhỏ nằm giữa đại dương cách Tp. Vũng Tàu 185 km, cách Tp.HCM 230 km, cách cửa sông Hậu khoảng 83 km. Diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng 75,15 km2, trong đó hòn đảo lớn nhất có diện tích 51,52 km2 gọi là Côn Lôn hay Côn Đảo. Côn Đảo có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm sát với đường hàng hải quốc tế từ Âu sang Á, ngay giữa ngư trường lớn của vùng biển Đông Nam Bộ. 13
- Hiện nay, Bà Rịa Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vũng Tàu, Thành phố Bà Rịa; các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ và huyện đảo Côn Đảo với tổng số 82 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh năm 2010 là 1.989,5 km2, dân số 1.011.971 người, mật độ 509người/km2. Bà Rịa Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, mạng lưới đường sông, đường biển thuận lợi. Là đầu mối giao thương quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, với các nước trong khu vực và trên thế giới. 1.1.2. Khí hậu, thời tiết Bà Rịa Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương. Nhiệt độ trung bình năm khá cao (27,8oC) và tương đối ổn định, nhiệt độ trung bình năm 2010 là 28,1oC. Sự thay đổi nhiệt độ của các tháng trong năm không lớn, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 tháng 2 (25 – 27 oC), cao nhất là vào tháng 4 tháng 5 (28,6 – 29,5 oC). Số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 2.344 – 2.694 giờ và phân phối tương đối đều ở các tháng trong năm. Số giờ nắng cao tập trung vào các tháng 3, 4 và 5 (265 – 307 giờ/tháng) và ít nhất vào tháng 12 (104 – 204 giờ/tháng). Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (930,9 – 1.519,8 mm) và phân bố không đều theo thời gian, tạo thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, với lượng mưa lớn chiếm 90% lượng mưa cả năm; lượng mưa còn lại phân bố vào các tháng mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình năm không cao, dao động từ 77,42 – 79,75% và tương đối ổn định, chênh lệch giữa tháng có độ ẩm cao nhất với tháng thấp nhất chỉ khoảng 5%. Bảng 1:Một số chỉ tiêu về khí hậu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàugiai đoạn 2003 2010 T/bìn Danh mục Đvt 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 h Nhiệt độ trung o C 27,8 27,5 27,5 27,6 28,0 27,8 27,7 27,8 28,1 bình 2.557, Giờ nắng giờ 2.665 2.694 2.530 2.613 2.344 2.508 2.580 2.526 5 1.294, 1.271, 1.513, 1.519, 1.389, Lượng mưa năm mm 1.147,5 930,9 1.157,9 1.421,9 1 7 8 8 5 Độ ẩm tương đối % 78,7 79,2 78,8 79,3 77,4 77,9 77,6 79,75 79,58 TB (Nguồn: NGTK tỉnh BRVT các năm 2004, 2008, 2010) Bà Rịa – Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của 3 loại gió: Gió Đông Bắc, và gió Bắc thường xuất hiện vào đầu mùa khô có tốc độ khoảng 1 – 5 m/s; Gió Chướng xuất hiện vào mùa khô với tốc độ 4 – 5 m/s; Gió Tây và Tây Nam với tốc độ 3 – 4 m/s thường xuất hiện vào khoảng từ Tháng 5 đến Tháng 11. Vùng biển chịu ảnh hưởng chủ yếu của 2 loại gió mùa Đông Bắc và Tây 14
- Nam theo mùa rõ rệt, cường độ gió không cao, ít có bão xảy ra (tần suất 4,2%/năm), hàng năm cho phép các tàu thuyền đánh cá hoạt động khoảng 250 ngày. Tuy nhiên, vùng biển này có nhiều dông nhất trong năm, trung bình 100 140 ngày dông/năm. Khí hậu Bà Rịa Vũng Tàu nhìn chung mát mẻ, rất phù hợp với du lịch, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày (như tiêu, điều, cao su, cà phê), cây nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản,... Các tai biến thiên nhiên: * Bão:Bà Rịa – Vũng Tàu là khu vực rất ít khi có bão (tần suất 4,2%/năm), tuy nhiên Bà Rịa – Vũng Tàu cũng chịu ảnh hưởng của những cơn bão hoạt động ở khu vực Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Thời kỳ bão hoạt động trên biển Nam Trung Bộ rất muộn, chủ yếu là từ tháng 9 12. Bão có sức gió yếu và phần lớn các trận bão không gây thiệt hại đáng kể. Khi có bão xảy ra thường đi kèm hiện tượng nước biển dâng cao 2 3 m, có hại tới các công trình ven biển. Biển Vũng Tàu ít bão tố hoặc ảnh hưởng của bão không đáng kể vì thế trở thành nơi trú ngụ tốt cho các thuyền bè đánh bắt thủy sản. * Hiện tượng xâm nhập mặn: phụ thuộc vào thủy triều của biển Đông, biến đổi mực nước, lưu lượng vùng cửa sông, địa hình khu vực, khí hậu và tác động của con người: do địa hình cao và tương đối dốc nên ảnh hưởng trên diện rộng của xâm nhập mặn không nhiều. Tuy nhiên do nằm trong khu vực biển có độ mặn cao, biên độ dao động triều tương đối lớn nên vào các tháng mùa khô, nước mặn cũng xâm nhập vào các khu vực cửa sông ven biển làm cho độ mặn ở các khu vực này tăng cao, có thời điểm đạt 28 35‰. 1.1.3. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng 1) Đặc điểm địa hình Địa hình của tỉnh bao gồm núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi cát, dải cát chạy vòng theo bờ biển. Phần đất liền khá cao và có xu hướng dốc ra biển. Phần sát biển lại có một số núi chắn lại. Núi có độ cao không lớn, lớn nhất chỉ khoảng 500 m. Toàn tỉnh có hơn ¾ diện tích đồi núi, thung lũng thấp, có trên 50 ngọn núi cao 100 m trở lên, khi ra biển tạo thành nhiều vũng, vịnh, mũi, bán đảo, đảo. Độ cao trên 400 500 m có núi Ông Trịnh, núi Chúa, núi Thánh Giá. Địa hình tập trung vào 4 loại đặc trưng (đồng bằng hẹp, các núi, gò đồi, thềm lục địa). Phần đất liền (chiếm 96% diện tích của tỉnh) thuộc bậc thềm cao nguyên Di Linh – vùng Đông Nam Bộ, hướng nghiêng từ tây bắc xuống đông nam, giáp biển Đông. Quần đảo Côn Đảo (chiếm 4% diện tích của tỉnh) gồm 16 đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Côn Sơn có diện tích lớn nhất rộng 57,5 km 2, cách Vũng Tàu 180 km, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2, nền đáy tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp, nền đáy chủ yếu là cát và cát sỏi. 15
- 2) Thổ nhưỡng Với diện tích 198.740 ha, chia thành 4 loại: đất rất tốt là loại đất có độ phì rất cao, chiếm 19.60% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất phù sa và đất xám; đất tốt chiếm 26,40%; đất trung bình chiếm 14,4%; còn lại 39,60% là đất nhiễm phèn, mặn, đất xói mòn. Đánh giá các loại đất của Bà Rịa Vũng Tàu cho thấy: Nhóm đất phù sa, đất xám, đất đen và đất đỏ vàng có ý nghĩa lớn cho sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 60,4%, tỷ trọng này tương đối lớn so với nhiều tỉnh trong cả nước. Ngoài ra, còn một tỷ trọng lớn đất không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp bao gồm đất cát, đất nhiễm phèn, mặn, đất xói mòn,… 3) Hiện trạng sử dụng đất Tại thời điểm tháng 01/01/2011, trong tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 198,95nghìn ha, diện tích đất nông nghiệp là 147,47nghìnha, chiếm 74,12%. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 6,08 nghìn ha, chiếm 4,12% diện tích đất nông nghiệp và có xu hướng giảm dần (năm 2005 là 7,79 nghìn ha, năm 2009 là 6,21 nghìn ha) do chuyển sang nhóm đất chuyên dùng. Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh giai đoạn 20092011 Năm 2009 Năm 2011 Stt Chỉ tiêu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu (nghìn ha) (%) (nghìn ha) (%) * Tổng diện tích đất tự nhiên 198,74 100,00 198,95 100,00 1 Đất nông nghiệp 148,71 74,83 147,47 74,12 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 106,1 71,35 106,04 71,91 Đất trồng cây hàng năm 33 31,10 31,8 30,02 Đất trồng cây lâu năm 73,09 68,89 74,21 69,98 1.2 Đất lâm nghiệp 35,21 23,68 33,51 22,72 Rừng sản xuất 5,9 16,76 6,03 17,99 Rừng phòng hộ 12,03 34,17 11,16 33,30 Rừng đặc dụng 17,23 48,93 16,32 48,70 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 6,21 4,18 6,08 4,12 1.4 Đất làm muối 1,15 0,77 1,14 4,12 1.5 Đất nông nghiệp khác 0,04 0,03 0,7 0,47 2 Đất phi nông nghiệp 48,01 24,16 49,65 24,96 2.1 Đất ở 4,89 10,19 5,64 11,36 2. 2 Đất chuyên dùng 30,2 62,90 33,08 66,63 2. 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,43 0,90 0,44 0,89 2. 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,43 0,90 0,44 0,89 2. 5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 12,01 25,02 10,01 20,16 2. 6 Đất phi nông nghiệp khác 0,04 0,08 0,04 0,08 3 Đất chưa sử dụng 2,02 1,02 1,81 0,91 Đất bằng chưa sử dụng 0,96 47,52 0,76 41,99 Đất đồi núi chưa sử dụng 1,06 52,48 0,95 52,49 16
- Núi đá không có rừng cây 0,10 5,52 4 Đất có mặt nước ven biển 0,02 0,01 (Nguồn: NGTK tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2009, 2011) 1.1.4. Chế độ thủy văn 1) Hệ thống sông rạch, hồ chứa Hệ thống sông rạch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu có 3 con sông chính: Sông Thị Vải Cái Mép dài 42 km, đoạn chảy qua tỉnh thuộc huyện Tân Thành và thành phố Bà Rịa dài 25 km, rộng 600 800 m, sâu 1020 m, con sông này có ý nghĩa rất lớn về giao thông đường thuỷ, đặc biệt là một số vị trí có thể xây dựng cảng nước sâu cho phép các loại tàu 5080 ngàn tấn có thể ra vào được. Sông Dinh có lưu vực rộng 300 km2, đoạn chảy qua tỉnh thuộc huyện Châu Đức và Thành phố Bà Rịa dài 30 km; Sông Ray dài 120 km, lưu vực 770 km2, đoạn chảy qua tỉnh thuộc các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức và Đất Đỏ dài 40km. Ngoài ra còn có một hệ thống các con sông suối nhỏ khác như: Sông Bà Đáp, sông Lồ Ô Nhỏ.... Đặc điểm nổi bật của các sông suối của tỉnh là lòng sông nhỏ hẹp, dòng chảy ngắn. Vì vậy khả năng cung cấp nước cũng như bồi lắng phù sa không nhiều. Dưới tác động của dòng chảy và hoạt động của sóng, gió, thủy triều nên có một số khu vực đang bị đe dọa bởi hiện tượng xói lở hai bên bờ sông. Trên địa bàn tỉnh cũng có một số hồ chứa, đập thủy lợi: Hồ Đá Đen diện tích 487 ha với dung tích khoảng 33 triệu m 3, hồ Suối Dao dung tích khoảng 1 triệu m3 thuộc huyện Châu Đức; hồ Sông Ray, hồ xuyên Mộc, thuộc huyện Xuyên mộc; hồ Châu Pha , hồ Gia Kèo thuộc huyện Tân Thành; hồ Đá Bàng dung tích 11,35 triệu m3, hồ Bút Thiềng (2,4 triệu m3) thuộc huyện Long Điền… 2) Chế độ thủy văn Do ảnh hưởng của chế độ mưa mùa nên chế độ dòng chảy trong các sông suối trong tỉnh cũng có tính phân mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa (lũ). Trong mùa lũ lượng nước trong các lưu vực sông tăng dần theo chế độ mưa mùa (từ tháng 5 đến tháng 10). Đỉnh lũ thường rơi vào tháng 10, lưu lượng dòng chảy vẫn còn lớn cho đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau, mực nước trên các sông suối xuống thấp, gần như khô kiệt. Nguyên do là vì sông ngắn, có độ dốc lớn, địa chất thường là dễ thấm mất nước, thảm thực vật đầu nguồn các hồ chứa do tác động của con người đang ngày càng thu hẹp, khả năng giữ nước hạn chế. Do cấu trúc địa hình và phân bố dòng chảy nên vào mùa mưa lũ thường gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ tại các khu vực có địa hình thấp, ven các sông suối. Vào mùa khô lại có nguy cơ thiếu nước tại một số khu vực. Các sông trong vùng đều thông ra biển đông nên chịu ảnh hưởng của chế 17
- độ bán nhật triều không đều, biên độ triều 2 – 3,5 m; ảnh hưởng của thủy triều sâu vào đất liền 170 km đối với hệ thống sông Đồng Nai. Vùng biển chịu ảnh hưởng chủ yếu của 2 loại gió mùa Đông Bắc và Tây Nam theo mùa rõ rệt, cường độ gió không cao, ít có bão, nhưng có nhiều dông. Khi có bão xảy ra thường đi kèm hiện tượng nước biển dâng cao 2 3 m, có hại tới các công trình ven biển. 1.1.5.Nguồn lợi và ngư trường Nguồn lợi:Hoạt động khai thác hải sản ở Bà Rịa Vũng Tàu chủ yếu trên vùng biển Nam Bộ, đặc biệt vùng Đông Nam Bộ là nơi có nguồn lợi rất phong phú và đa dạng với tổng trữ lượng các loài hải sản chủ yếu (cá, tôm, mực…) là 1.256.682 tấn, khả năng khai thác 582.110 tấn. Vùng biển Tây Nam Bộ có nguồn lợi hải sản thấp hơn, trữ lượng hải sản đạt 504.222 tấn, khả năng khai thác 202.557 tấn. Trong đó thềm lục địa của Bà Rịa Vũng Tàu có khả năng khai thác tối đa hàng năm từ 150.000 170.000 tấn, tuy nhiên hiện nay sản lượng khai thác hải sản của tỉnh đạt trên 250.000 tấn mỗi năm (trong đó khoảng 30% sản lượng được khai thác ở các vùng biển ngoài tỉnh, tương đương 175.000 tấn), đã vượt ngưỡng cho phép trên 5.000 tấn, đây là cơ sở quan trọng phục vụ công tác quy hoạch sắp xếp lại cơ cấu đội tàu KTHS phù hợp với nguồn lợi hiện có của tỉnh. Nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực nội địa của tỉnh không nhiều, khả năng khai thác hàng năm khoảng 300 – 500 tấn. Sản lượng thủy nội địa tự nhiên có xu hướng giảm dần trong thời gian qua do thu hẹp diện tích thủy vực khai thác nhường chỗ cho các hoạt động kinh tế khác. Bảng 3: Trữ lượng và khả năng khai thác hải sản vùng biển Nam Bộ(Đvt: tấn) Trữ Khả năng Vùng biển Loại cá Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%) lượng KT Cá nổi 770.800 61,33 385.400 66,20 Cá đáy 384.879 30,63 153.952 26,45 Đông Nam Mực 77.393 6,16 30.952 5,32 Bộ Tôm 23.610 1,88 11.806 2,03 Tổng 1.256.682 100 582.110 100 Cá nổi 316.000 62,67 126.000 62,20 Cá đáy 162.689 32,27 65.075 32,13 Tây Nam Bộ Mực 12.890 2,56 5.160 2,55 Tôm 12.643 2,50 6.322 3,12 Tổng 504.222 100 202.557 100 18
- (Nguồn: ViệnNC Hải sản Hải Phòng, dự án nghiên cứu nguồn lợi hải sản xa bờ 20002002, 20032006) Ngư trường:Theo tài liệu “nghiên cứu về đặc điểm nguồn lợi cá biển Việt Nam, trữ lượng và khả năng khai thác – Viện hải sản Hải Phòng" , vùng biển Nam Bộ và vịnh Thái Lan có 7 ngư trường, hầu hết các ngư trường này nằm dọc theo các vùng nước ven bờ, gần các đảo, có độ sâu dưới 200 mét. * NT9 vùng gò nổi ngoài khơi Phan Rang, có độ sâu 280 mét, với đối tượng đánh bắt chính là cá đỏ môi, chiếm 62% tổng sản lượng các loài cá đánh bắt tại ngư trường này. * NT10 nằm phía Đông Phan Thiết, mùa vụ đánh bắt chính từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Có loài cá mối vạch (có thể đánh bắt được chúng quanh năm), cá trác đuôi dài, cá nục sồ, cá mối thường. * NT11 nằm ở phía Nam Cù Lao Thu, có độ sâu 50200 mét. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) là mùa đánh bắt chính, nhưng có thể khai thác quanh năm(vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 năng suất giảm). Các loài đánh bắt chính là cá mối vạch, cá trác ngắn, cá mối thường, cá hồng và cá phèn khoai. * NT12 nằm quanh khu vực đảo Côn Sơn, đáy cát mịn và vỏ sò. Có độ sâu 2540 mét. Mùa khai thác chính là giai đoạn giao thời giữa thu sang đông, với các loài cá đánh bắt được là cá nục sồ, cá hồng, cá mối thường, cá chỉ vàng, cá phèn, cá lượng. * NT13 nằm ở cửa sông Hậu, có độ sâu 1012 mét, có thể khai thác quanh năm. Mật độ cá tập trung cao nhất là khu vực cửa sông Hậu. Có cá sạo, cá nhụ, cá trích, cá khế, cá đù nanh, cá hồng đỏ. * NT14 nằm ở vùng ven bờ biển Tây Nam Việt Nam. Chỉ sâu khoảng 10 15 mét, có thể đánh bắt với năng suất cao quanh năm. Có các loài cá chính là cá liệt (chiếm 70% sản lượng đánh bắt hàng năm), cá chỉ vàng, cá hồng, họ cá căng, cá lượng. * NT15 nằm phía Tây Nam đảo Phú Quốc, sâu 1015 mét, cũng có thể khai thác quanh năm với sản lượng cao. Ở đây có các loài cá chủ yếu là cá liệt (chiếm 2530%), cá chỉ vàng, cá hồng, họ cá căng và cá cơm,... Nhìn chung nguồn lợi thủy sản trong những năm trở lại đây đang có xu hướng giảm dần, nhất là nguồn lợi nội địa và nguồn lợi hải sản ven bờ. Các đối tượng chủ yếu đã khai thác tới ngưỡng, riêng đối với sản lượng tôm đã khai thác quá mức. Trong thời gian tới chỉ có thể tăng thêm sản lượng ở khu vực xa bờ ở một số loài cá đáy và cá nổi đại dương. 1.1.6. Chất lượng môi trường các vùng nước 1) Chất lượng môi trường nước ngọt * Nước mặt Nước mặt ở BRVT chủ yếu do 4 con sông chính cung cấp, đó là: Sông 19
- Thị Vải Cái Mép, Sông Dinh, Sông Ray và sông Băng Chua. Trên các con sông này có 3 hồ chứa lớn là hồ Đá Đen, hồ sông Ray, hồ Châu Pha. Theo kết quả quan trắc môi trường của trung tâm quan trắc môi trường tỉnh năm 2009 thì nguồn nước trên các con sông, rạch, hồ chứa ít nhiều đã bị ô nhiễm một số yếu tố như chất hữu cơ và dầu mỡ… Nguồn nước Sông Dinh và sông Ray bị ô nhiễm nhẹ một số yếu tố như chất rắn lơ lửng lửng, vượt mức cho phép từ 27127mg/l (tiêu chuẩn cho phép là 20mg/l). Một số khu vực bị ô nhiễm sắt, dinh dưỡng và vi sinh (theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt). Hiện tại và tương lai, Sông Dinh và Sông Ray là nguồn nước chủ yếu cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Các khảo sát bước đầu đã chỉ ra rằng trên 2 con sông này có thể xây dựng được trên 20 công trình thuỷ lợi với tổng dung tích khoảng 250 triệu m3 phục vụ tưới tiêu, cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp. Nguồn nước Sông Thị Vải Cái Mép: Từ những năm trước đây (2009) bị ô nhiễm nặng không thể dùng cho sinh hoạt cũng như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và NTTS. Các chỉ tiêu phân tích đều vượt xa tiêu chuẩn cho phép (kết quả khảo sát đợt 2 năm 2009 của trung tâm quan trắc môi trường tỉnh tại điểm cách khu xả thải của nhà máy Vedan 1 km cho thấy: ham l ̀ ượng chât răń ́ lơ lửng SS: 10mg/l – 5,6mg/l; chât h ́ ưu c̃ ơ BOD5: 519mg/l – 5,4mg/l; kim loại nặng (TFe :0,62mg/l 0,18 mg/l, Zn: 0,187mg/l 0,077mg/l, Cd: 0,047mg/l KPH, Pb : 0,313 KPH); amoni NH4+: 6,20mg/l – 0,78mg/l; nitrat NNO 3:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch chung khu đô thị mới huyện tiên du – tỉnh Bắc Ninh,
44 p | 431 | 109
-
Báo cáo tổng hợp: Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ
431 p | 184 | 63
-
Báo cáo thực tập: Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
0 p | 333 | 43
-
Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hoá
207 p | 149 | 23
-
Báo cáo tổng hợp: Dự án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hoá
266 p | 141 | 22
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên cây hành tím từ sản xuất tới bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
150 p | 183 | 19
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " QUY HOẠCH TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN 2010 "
6 p | 126 | 18
-
Báo cáo thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) - quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội
84 p | 168 | 16
-
Báo cáo tổng hợp: Dự án quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Long An đến năm 2020
160 p | 161 | 15
-
Báo cáo tổng hợp gói thầu: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến năm 2030
251 p | 95 | 15
-
Hoàn thiện quy trình lập, xét duyệt và thông qua báo cáo kiểm toán và quy trình lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của kiểm toán nhà nước
155 p | 119 | 14
-
Báo cáo tổng hợp Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030
148 p | 63 | 13
-
Báo cáo tổng hợp quy hoạch nuôi tôm hùm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
137 p | 44 | 10
-
Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020
82 p | 76 | 9
-
Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
147 p | 102 | 9
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu ứng dụng quy trình canh tác tổng hợp xây dựng vùng sản xuất gấc (Momordica cochinchinensis sp.) nguyên liệu tại tỉnh Đắk Nông phục vụ chế biến xuất khẩu
69 p | 80 | 7
-
Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch nuôi tôm hùm đến năm 2020 và định hướng đến 2030
137 p | 72 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn