Báo cáo Tổng kết Chương trình<br />
Tình nguyện Bảo tồn Rùa biển Côn Đảo<br />
năm 2014<br />
Lê Thị Thanh Thủy<br />
<br />
Rùa con trở về biển.Việt Nam©Vũ Hoài Nam,2014<br />
TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
TÓM TẮT ........................................................................................................................ 3<br />
NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ ........................................................................................ 5<br />
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN SAU CHƯƠNG TRÌNH ..................... 6<br />
1. Những kiến thức và kỹ năng học được từ chương trình ....................................... 6<br />
2. Đánh giá về khâu tổ chức trước chương trình ...................................................... 8<br />
3. Đánh giá về khóa tập huấn nâng cao nhận thức và cứu hộ rùa biển .................... 9<br />
4. Đánh giá về các hoạt động bảo vệ rùa biển taị các trạm bảo vệ rùa biển ........... 10<br />
5. Đánh giá về sắp xếp hậu cần trong suốt chương trình........................................ 12<br />
6. Đánh giá về mức độ tương tác giữa các thành viên trong nhóm Tình nguyện viên<br />
............................................................................................................................ 12<br />
7. Đánh giá về cán bộ điều phối tại thực địa ........................................................... 14<br />
8. Đánh giá về thông tin, tài liệu gửi trước chương trình ......................................... 14<br />
9. Tài chính.............................................................................................................. 15<br />
11. Kết luận về tổng thể chương trình ...................................................................... 17<br />
12. Ảnh hưởng của chương trình ............................................................................. 17<br />
NHẬT KÝ CHƯƠNG TRÌNH ......................................................................................... 19<br />
NHỮNG KỶ NIỆM KHÓ QUÊN ..................................................................................... 21<br />
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 26<br />
<br />
2<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong khuôn khổ Dự án “Bảo tồn bải đẻ của rùa biển có sự tham gia của cộng đồng tại Việt Nam”<br />
do Cơ quan Dịch vụ về Cá và Động vật Hoang dã Hoa Kỳ (US FWS) tài trợ, Tổ chức Bảo tồn<br />
Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo tổ chức chương<br />
trình tình nguyện viên (TNV) tham gia công tác cứu hộ Rùa biển tại Côn Đảo năm 2014. Chương<br />
trình gồm 4 đợt với 23 TNV tham gia cụ thể như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đợt 1: Từ ngày 08 - 12/7/2014, có 06 TNV tham gia. Địa điểm thực hiện: Trạm kiểm<br />
Bảy Cạnh (03 ngày).<br />
Đợt 2: Từ ngày 26 - 30/7/2014, có 06 TNV tham gia. Địa điểm thực hiện: Trạm kiểm<br />
Bảy Cạnh (03 ngày).<br />
Đợt 3: Từ ngày 26 – 30/8/2014, có 05 TNV tham gia. Địa điểm thực hiện: Trạm kiểm<br />
Hòn Tài 03 TNV và Trạm kiểm lâm Hòn Tre Lớn 02 TNV (03 ngày)<br />
Đợt 4: từ ngày 26/8 - 04/9/2014, có 06 TNV tham gia, địa điểm thực hiện Trạm kiểm<br />
Bảy Cạnh (08 ngày).<br />
<br />
lâm<br />
lâm<br />
lâm<br />
lâm<br />
<br />
Kết thúc chương trình, các TNV cho rằng đây là một chương trình có ý nghĩa, đã cung cấp cho<br />
TNV nhiều thông tin về công tác cứu hộ bảo vệ rùa biển tại Côn Đảo, góp phần nâng cao nhận<br />
thức và giáo dục ý thức cộng đồng. 87.5% TNV cho rằng chương trình đã đáp ứng được 90100% mong đợi của họ. 12.5% cho rằng đã đáp ứng được 70-80%. Các cán bộ tổ chức và điều<br />
phối tại hiện trường đã hỗ trợ chương trình nhiệt tình, kịp thời và chuẩn bị chu đáo. Về tài chính,<br />
minh bạch, rõ ràng. Hầu hết các TNV đều nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm và tâm huyết với<br />
công việc.<br />
Tuy nhiên, do lần đầu tiên tổ chức, chương trình không tránh khỏi những thiếu sót và cần xem<br />
xét, khắc phục những vấn đề sau:<br />
Khi kêu gọi TNV, cần nêu rõ tiêu chí lựa chọn TNV cũng như số lượng TNV sẽ được nhận<br />
mỗi đợt. Nếu các tiêu chí tuyển chọn được thông báo rõ ràng, các ứng viên có thể tự đánh<br />
giá sự đáp ứng của bản thân đối với yêu cầu của chương trình. BTC cũng có thể giảm áp<br />
lực và thời gian chọn lọc các hồ sơ. Hơn nữa, mỗi ứng viên có thời gian tiếp cận với thông<br />
tin về chương trình khác nhau, nên nếu xét hồ sơ theo tiêu chí ưu tiên người đến trước<br />
thì sẽ rất đáng tiếc vì có thể bỏ lỡ những ứng viên phù hợp với chương trình.<br />
Mẫu đăng ký còn đơn giản, không khai thác được hết thông tin và khả năng của TNV.<br />
Mẫu đơn nên bổ sung thêm thông tin về thể trạng (chiều cao, cân nặng, tình trạng sức<br />
khoẻ) để đảm bảo chương trình lựa chọn được những tình nguyện viên đủ sức khỏe đảm<br />
đương công việc. Để đánh giá được sự nhiệt tình và mong muốn tham gia chương trình<br />
nghiêm tục, mẫu đăng ký cần bổ sung thêm một số câu hỏi như “Hãy kể cho chúng tôi về<br />
một hoạt động cộng đồng gần đây của bạn?”, “Bạn sẽ làm gì trong vai trò của một tình<br />
nguyện viên”, “kế hoạch truyền thông của bạn sau khi tham gia chương trình như thế<br />
nào?”<br />
Thời hạn kết thúc đăng ký sớm hơn so với thông báo ban đầu, làm cho nhiều người muốn<br />
đăng ký nhưng không được chấp nhận. Các hạn phản hồi và thời gian gửi hơi ngắn. Nên<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
đặt một kế hoạch làm việc sớm để cả bên tổ chức lẫn TNV có cơ hội sắp xếp công việc<br />
tốt và có thời gian chuẩn bị cho chuyến đi, về cả sức khỏe lẫn tinh thần.<br />
Thời gian: nên kéo dài thời gian tình nguyện tại các trạm bảo tồn rùa biển hoặc tận dụng<br />
triệt để thời gian thực hiện chương trình. Hiện tại, chương trình 5 ngày gồm 2 ngày là<br />
ngày đi lại, chỉ có 3 ngày là thực chất làm việc. Hay chương trình 10 ngày nhưng chỉ có 8<br />
ngày sống và trải nghiệm tại các trạm bảo tồn rùa ở Côn Đảo.<br />
Các tài liệu, thông tin về rùa biển và thông tin về địa điểm tình nguyện (như Hòn Bảy<br />
Cạnh, Hòn Tre Lớn) cần được gửi trước và gửi sớm cho TNV để nghiên cứu tìm hiểu<br />
trước, từ đó chuẩn bị hành lý và vật dụng mang theo phù hợp.<br />
Khâu tổ chức cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa IUCN và VQG Côn Đảo để thông<br />
tin được thông suốt, tránh hiểu lầm cho TNV.<br />
Nên có những chuyên gia về rùa biển cùng tham gia phối hợp để có thể truyền đạt những<br />
kiến thức sâu hơi về rùa, cùng với đó là những kỹ năng chăm sóc và cứu hộ rùa bị thương<br />
để TNV có thể kịp thời ứng phó với nhiều tình huống thực tế.<br />
BTC nên lựa chọn TNV từ các thành phần xã hội khác nhau, đa dạng độ tuổi để công tác<br />
tuyên truyền, nâng cao nhận thức có thể đến được với nhiều tầng lớp nhân dân trong xã<br />
hội hơn.<br />
<br />
Các TNV cũng thấy rằng điều kiện sinh hoạt trên trạm còn khá thiếu thốn. Lực lượng kiểm lâm<br />
còn mỏng trong khi các áp lực khai thác rùa biển trái phép vẫn gia tăng. Các tour du lịch trên các<br />
đảo nhỏ chưa được kết hợp với công tác tuyên truyền, bảo vệ rùa biển. Trong các tour du lịch<br />
xem rùa đẻ trứng, nên kết hợp với việc truyền thông bảo vệ rùa biển để công tác bảo vệ rùa biển<br />
tốt hơn, lan rộng hơn.<br />
Khi được hỏi động lực tham gia chương trình, 81.25% TNV cho rằng mong muốn được hiểu biết<br />
về rùa biển là động lực quan trọng nhất để họ đăng ký tham gia. 25% TNV cho rằng những trải<br />
nghiệm trong cuộc sống khó khăn thôi thúc họ đăng ký tham gia chương trình nhất. Và 18.75%<br />
cho rằng địa điểm chương trình ở Côn Đảo là yếu tố hàng đầu khiến họ đăng ký tham gia.<br />
Khi được hỏi, nếu trong các chương trình tiếp theo, không còn sự hỗ trợ tài chính của IUCN và<br />
VQG Côn Đảo, bạn có tiếp tục tham gia không? 75% khẳng định là có, 12.5% trả lời là không và<br />
12.5% cần cân nhắc tổng mức chi phí cho phù hợp với ngân sách của mình.<br />
Tất cả TNV đều đồng ý nên nhân rộng chương trình và tiếp tục cho các năm sau.<br />
“IUCN và VQG Côn Đảo đã cho chúng tôi một cơ hội vô cùng tuyệt vời, đây là một trong những<br />
chương trình vô cùng ý nghĩa và thú vị mà tôi từng được tham gia. Tôi tin đây cũng là một trải<br />
nghiệm tuyệt vời cho tất cả các bạn tình nguyện. Mong rằng những chương trình như thế này<br />
được nhân rộng, nhiều người được tham gia hơn” – TNV Đỗ Thị Thu Hà tham gia chương trình<br />
từ ngày 8 – 12/7/2014 chia sẻ.<br />
<br />
4<br />
<br />
NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ<br />
Thông báo Tuyển TNV được đăng tải lần đầu trên website của IUCN và VQG Côn Đảo vào ngày<br />
22 tháng 5 năm 2014. Trong vòng 1 tháng, đến ngày 20 tháng 6 năm 2014, Ban tổ chức (BTC)<br />
đã nhận được hơn 500 phiếu đăng ký tham gia<br />
Tổng số TNV tham gia là 23 người. Thành phần TNV gồm: 10 nam, 13 nữ. Trình độ: Có 03<br />
TNV là học sinh PTTH, 03 TNV là sinh viên Đại học và 17 TNV đã tốt nghiệp Đại học và đang làm<br />
việc. Quốc tịch: Việt Nam, có 19 TNV công tác ở Việt Nam, 04 TNV học tập và công tác ở nước<br />
ngoài (Anh, Mỹ, Đức và Thái Lan).<br />
Qua các đợt, TNV tham gia công tác cứu hộ Rùa biển tại các đảo nhỏ đã thực hiện di dời an toàn<br />
<br />
96 tổ, tổng số 7.429 trứng; kiểm tra, vệ sinh 106 tổ rùa sau khi nở, thả về biển 8.433<br />
cá thể rùa con<br />
Ngoài ra, các TNV còn tham gia 13<br />
<br />
lượt tuần tra bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời<br />
hướng dẫn và giới thiệu về bảo vệ các loài Rùa biển cho 12 lượt khách xem rùa đẻ<br />
trứng và 217 lượt khách tham quan du lịch đến khu vực<br />
<br />
Rùa con mới nở tại Côn Đảo.Việt Nam©Ngô Bảo Ngọc,2014<br />
5<br />
<br />