Báo cáo tổng kết: Sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hướng trực quan hóa nhằm phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh ở chương Nhiệt học Vật lý lớp 8
lượt xem 8
download
Mục đích của bài báo cáo nhằm hệ thống bài tập định tính theo hướng trực quan hóa chương Nhiệt học vật lý 8. Thiết kế giáo án với sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa nhằm kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh chương Nhiệt học Vật lý lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tổng kết: Sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hướng trực quan hóa nhằm phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh ở chương Nhiệt học Vật lý lớp 8
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA HỌC - TỰ NHIÊN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2014-2015 XÉT GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT” NĂM 2014-2015 SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH THEO HƯỚNG TRỰC QUAN HÓA NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH Ở CHƯƠNG NHIỆT HỌC LỚP 8 Ngày tháng năm 2015
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA HỌC - TỰ NHIÊN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2014-2015 XÉT GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT” NĂM 2014-2015 SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH THEO HƯỚNG TRỰC QUAN HÓA NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH Ở CHƯƠNG NHIỆT HỌC LỚP 8 Sinh viên thực hiện: Mã Thị Hồng Đào Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: C13VL01 Năm thứ: 2 /Số năm đào tạo: 3 Ngành học: Sư Phạm Vật Lý Sinh viên thực hiện: Lê Minh Tấn Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: C13VL01 Năm thứ: 2 /Số năm đào tạo: 3 Ngành học: Sư Phạm Vật Lý Người hướng dẫn: Ths. Huỳnh Thị Phương Thúy Ngày tháng năm 2015
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH THEO HƯỚNG TRỰC QUAN HÓA NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH Ở CHƯƠNG NHIỆT HỌC LỚP 8 - Sinh viên thực hiện: Mã Thị Hồng Đào; - Lớp: C13VL01; Khoa: Khoa Học - Tự Nhiên; Năm thứ: 2; Số năm đào tạo: 3; - Sinh viên thực hiện: Lê Minh Tấn; - Lớp: C13VL01; Khoa: Khoa Học - Tự Nhiên; Năm thứ: 2; Số năm đào tạo: 3; - Người hướng dẫn: Ths. Huỳnh Thị Phương Thúy. 2. Mục tiêu đề tài: Tìm hiểu được cơ sở lý luận về bài tập định tính và vai trò của nó trong việc tăng cường hứng thú, phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng bài tập định tính trong dạy học vật lý hiện nay. Thiết kế giáo án với tăng cường sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa nhằm kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh chương Nhiệt học Vật lí lớp 8. 3. Tính mới và sáng tạo: - Sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa (các bài tập định tính sử dụng hình ảnh trực quan như: thí nghiệm, đoạn phim ngắn, tranh ảnh,… hoặc các hiện tượng Vật lý mà các em đã gặp trong thực tế cuộc sống) giúp học sinh phát huy được tính tích cực trong học tập, và tăng sự thu hút học tập của học sinh trong tiết học. - Giải thích được các hiện tượng vật lý gần gủi trong đời sống và tự nhiên. 4. Kết quả nghiên cứu: - Sản phẩm: Hệ thống các bài tập định tính soạn theo hướng trực quan hóa sử dụng dạy và học ở chương Nhiệt học Vật lí lớp 8, tạo được sự hứng thú, tích cực, chủ động cho học sinh trong quá trình học tập.
- - Khả năng ứng dụng: Đề tài là một tài liệu tham khảo tốt cho học sinh, giáo viên dạy THCS cũng như các bạn sinh viên ngành sư phạm vật lý và những ai quan tâm đến đề tài. 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... 6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Ngày tháng năm 2015 Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Ngày tháng năm 2015 Xác nhận của lãnh đạo khoa Người hướng dẫn (ký, họ và tên) (ký, họ và tên)
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆNĐỀ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Ảnh 4x6 Họ và tên: Mã Thị Hồng Đào Sinh ngày: 30 tháng 09 năm 1994 Nơi sinh: Đông Thạnh - Cần Giuộc - Long An Lớp: C13VL01 Khóa: 2013 - 2015 Khoa: Khoa Học Tự Nhiên Địa chỉ liên hệ: Lê Hồng Phong, Phú Hòa, Thủ Dầu Một, Bình Dương Điện thoại: 0169 387 3357 Email: Daomth3009@gmail.com II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: Sư Phạm Vật Lý Khoa: Khoa Học - Tự Nhiên Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lược thành tích: * Năm thứ 2: Ngành học: Sư Phạm Vật Lý Khoa: Khoa Học - Tự Nhiên Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lược thành tích: Ngày tháng năm 2015 Xác nhận của lãnh đạo khoa Sinh viên chịu trách nhiệm chính (ký, họ và tên) thực hiện đề tài (ký, họ và tên)
- LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô bộ môn Vật Lý - Khoa Khoa học Tự Nhiên, các thầy cô Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn Ths Huỳnh Thị Phương Thúy - Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình chỉ dẫn và đóng góp những ý kiến quý báo giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này. Xin gửi lòng biết ơn chân thành đến ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô, cùng các em học sinh ở trường Trung học cơ sở Đông Hòa - trường thực nghiệm sư phạm đã tạo điều kiện và nhiệt tình đóng góp ý kiến giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực nghiệm để hoàn thành đề tài này. Do bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. Cuối cùng, xin kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe, luôn hoàn thành tốt công tác giảng dạy và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng ................................................................................................................. trang Bảng 3.1 Sự thích thú của học sinh khi học môn vật lý .............................................. 54 Bảng 3.2 Sự hứng thú của học sinh khi học phần Nhiệt học Vật lý 8 ......................... 54 Bảng 3.3 Sự thích thú khi giải bài tập định tính .......................................................... 55 Bảng 3.4 Sự tích cực thích thú khi được giáo viên áp dung bài tập định tính theo hướng trực quan hóa vào trong tiết học .................................................................................. 55 Bảng 3.5 Bảng thống kê điểm số (X) của bài kiểm tra ............................................... 56 Bảng 3.6 Bảng phân phối tần suất ............................................................................... 56 Bảng 3.7 Bảng phân phối tần suất tích lũy .................................................................. 56 Bảng 3.8 Bảng các tham số thống kê .......................................................................... 56
- DANH MỤC HÌNH Tên hình ................................................................................................................. trang Hình 2.1 Trộn hỗ hợp rượu và nước ........................................................................... 20 Hình 2.2 Bỏ đường vào nước ...................................................................................... 21 Hình 2.3 Quả bóng ....................................................................................................... 21 Hình 2.4 Con cá dưới nước ......................................................................................... 22 Hình 2.5 Phấn hoa chuyển động trong nước ............................................................... 22 Hình 2.6 Nhỏ giọt mực vào cốc nước .......................................................................... 23 Hình 2.7 Lọ nước hoa .................................................................................................. 23 Hình 2.8 Muối dưa ....................................................................................................... 24 Hình 2.9 Phơi quần áo nơi có gió ................................................................................ 25 Hình 2.10 Đun nóng miếng đồng và thả vào cốc nước lạnh ....................................... 26 Hình 2.11 Xoa hai bàn tay vào nhau ........................................................................... 26 Hình 2.12 Viên đạn đang bay ...................................................................................... 27 Hình 2.13 Chó lè lưỡi .................................................................................................. 27 Hình 2.14 Nồi, bát đĩa sứ ............................................................................................. 27 Hình 2.15 Áo len dày và áo len mỏng ......................................................................... 28 Hình 2.16 Chim đứng xù lông ..................................................................................... 28 Hình 2.17 Kim loại ...................................................................................................... 29 Hình 2.18 Đun nước .................................................................................................... 29 Hình 2.19 Nhiệt kế ....................................................................................................... 29 Hình 2.20 Áo đen và áo trắng ...................................................................................... 30 Hình 2.21 Rót nước vào cốc ........................................................................................ 30 Hình 2.22. Ấm nhôm và ấm đất .................................................................................. 30 Hình 2.23 Miếng đồng và miếng gỗ ............................................................................ 31 Hình 2.24 Người Châu Phi và người Việt Nam .......................................................... 31 Hình 2.25 Đèn kéo quân .............................................................................................. 32 Hình 2.26 Nhà mái tôn và nhà mái lá .......................................................................... 32 Hình 2.27 Bình nấu nước ............................................................................................. 32 Hình 2.28 Bồn chứa dầu và máy bay .......................................................................... 33 Hình 2.29 Ngon lửa ..................................................................................................... 33 Hình 2.30 Cửa sổ có 2, 3 lớp kính ............................................................................... 34 Hình 2.31 Ống khói ..................................................................................................... 34 Hình 2.32 Bình thủy .................................................................................................... 35 Hình 2.33 Bếp củi và bếp than .................................................................................... 36 Hình 2.34 Tên lửa rời bệ phóng ................................................................................... 36
- MỤC LỤC Nội dung ................................................................................................................. trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................................... 1 3. Đối tượng, phạm vi, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................... 2 PHẦN 2: NỘI DUNG ................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 3 1.1 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý .................... 3 1.1.1 Tính tích cực là gì? Tính tích cực nhận thức là gì? .............................................. 3 1.1.2 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý ở trường THCS ............................................................................................................................. 4 1.2 Một số biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý ................................................................................................................. 4 1.3 Vai trò của bài tập định tính trong việc phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý .................................................................................. 6 1.3.1 Khái niệm bài tập định tính .................................................................................. 6 1.3.2 Vai trò bài tập định tính ........................................................................................ 6 1.4 Việc sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa ....................................... 6 1.5 Thực trạng của việc sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa việc giảng dạy vật lý hiện nay ......................................................................................................... 8 CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH THEO HƯỚNG TRỰC QUAN HÓA NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH CHƯƠNG NHIỆT HỌC VẬT LÝ LỚP 8 ..................... 9 2.1 Một số biện pháp vận dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa trong dạy học vật lý ....................................................................................................................... 9 2.1.1.Các biện pháp sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa trong dạy học giải quyết vấn đề ............................................................................................................ 9 2.1.2 Một số biện pháp tăng cường sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa trong quá trình dạy học vật lý bằng phương pháp thực nghiệm .................................. 14 2.2 Hệ thống bài tập định tính và câu hỏi thực tế theo hướng trực quan chương Nhiệt học Vật lý lớp 8 ........................................................................................................... 16
- 2.2.1 Tóm tắt nội dung chương Nhiệt học Vật lý lớp 8 ............................................... 16 2.2.2 Hệ thống bài tập định tính và câu hỏi thực tế theo hướng trực quang chương Nhiệt học ...................................................................................................................... 20 2.3 Thiết kế giáo án có sử dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế theo hướng trực quan hóa nhằm phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh chương Nhiệt học Vật lý lớp 8 ................................................................................................. 38 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................. 52 3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 52 3.2 Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm .................................................. 52 3.2.1 Đối tượng thực nghiệm ....................................................................................... 52 3.2.2 Nội dung thực nghiệm ........................................................................................ 52 3.3 Quá trình thực nghiệm sư phạm ............................................................................. 53 3.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm ....................................................................................... 53 3.3.2 Quan sát giờ học ................................................................................................. 53 3.3.3 Tổ chức kiểm tra kết quả nắm vững kiến thức của học sinh ............................... 53 3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................................... 54 3.4.1 Khảo sát sự hứng thú của học sinh lớp thực nghiệm đối với môn học và đối với phương pháp của đề tài nghiên cứu ............................................................................. 54 3.4.2 Xử lý kết quả thực nghiệm ................................................................................. 55 3.4.3 Kết quả về mặt phát triển tư duy của học sinh sau tiết dạy ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ................................................................................................................ 57 3.4.4 Khảo sát mức độ cần thiết của đề tài đối với giáo viên ...................................... 57 3.5 Kết luận .................................................................................................................. 58
- 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Vật lý là một môn học thú vị, phản ánh cuộc sống phong phú, sinh động. Dạy học Vật lý không chỉ dạy về các khái niệm, định luật,… mà còn cả bài tập. Bài tập giúp học sinh vận dụng được những kiến thức trừu tượng vào hiện tượng cụ thể, làm học sinh thấy được những ứng dụng muôn màu, muôn vẻ trong thực tiễn của kiến thức đó. Vì vậy, nếu giáo viên sử dụng hợp lý các dạng bài tập định lượng, định tính và câu hỏi thực tế sẽ nâng cao được hiệu quả và chất lượng dạy học Vật lý. Trong các loại bài tập, bài tập định tính mang tính gần gũi, mô tả các hiện tượng trong tự nhiên, cuộc sống, kỹ thuật,… một cách phong phú, đa dạng. Học sinh ở bậc THCS hiếu động, tò mò, ham hiểu biết nhưng đa phần các em ngại làm các bài tập định tính do quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh còn hời hợt, không quan tâm nhiều đến giải thích hiện tượng và ứng dụng Vật lý vào các công việc cụ thể. Tuy vậy, chúng ta biết sử dụng các bài tập này vào các tình huống có vấn đề, mô tả bằng những hình ảnh trực quan sinh động sẽ thu hút sự quan tâm, kích thích hứng thú và phát huy tính tích cực, tự giác trong hoạt động nhận thức của học sinh. Là sinh viên ngành Sư phạm Vật lý hiểu được vấn đề trên chúng tôi quyết định chọn đề tài:“Sử dụng hệ thống bài tập định tính theo hướng trực quan hóa nhằm phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh ở chương Nhiệt học Vật lý lớp 8”. 2. Mục tiêu đề tài: Tìm hiểu được cơ sở lý luận về bài tập định tính và vai trò của nó trong việc tăng cường hứng thú, phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh. Nghiên cứu phần nội dung chương Nhiệt học Vật lý 8. Hệ thống bài tập định tính theo hướng trực quan hóa chương Nhiệt học vật lý 8. Thiết kế giáo án với sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa nhằm kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh chương Nhiệt học Vật lý lớp 8. Tiến hành thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập định tính . SVTH: Mã Thị Hồng Đào – Lê Minh Tấn
- 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 3.1.Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập định tính ở phần Nhiệt học Vật lý lớp 8 Hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy - học chương Nhiệt học Vật lý lớp 8 3.2. Phạm vi nghiên cứu: phần Nhiệt học vật lý lớp 8. 3.3. Cách tiếp cận: thông qua tài liệu, thông tin thực tế, các trang mạng liên quan. 3.4. Phương pháp nghiên cứu: 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài - Phương pháp chọn lọc, phân tích, tổng hợp tài liệu. - Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết. 3.4.2. Phương pháp điều tra quan sát. - Phương pháp điều tra, thăm dò: + Tham khảo ý kiến các giáo viên có kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. + Đến các trường trung học cơ sở (THCS) khảo sát tình hình dạy và học vật lý sử dụng bài tập định tính theo trực quan hóa nhằm kích thích hứng thú, phát huy tích cực, chủ động học tập của học sinh. - Phương pháp thực nghiệm: + Tiến hành xây dựng các giáo án có sử dụng bài tập định tính theo trực quan hóa nhằm kích thích hứng thú, phát huy tích cực, chủ động học tập của học sinh chương Nhiệt học Vật lý lớp 8. + Thực nghiệm giảng dạy các giáo án trên đối với học sinh lớp 8 trường THCS. SVTH: Mã Thị Hồng Đào – Lê Minh Tấn
- 3 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý 1.1.1. Tính tích cực là gì? Tính tích cực nhận thức là gì? 1.1.1.1. Tính tích cực là gì? Theo Kharlamốp: “Tính tích cực là trạng thái hoạt động của các chủ thể, nghĩa là của người hành động”. Ở lứa tuổi học sinh tính tích cực thể hiện ở những hoạt động khác nhau: học tập, lao động, vui chơi,… trong đó học tập là chủ đạo, tính tích cực trong học tập thực chất là tích cực nhận thức biểu hiện ở chổ huy động mức độ cao các chức năng tâm lý đặc biệt là chức năng tư duy. 1.1.1.2. Tính tích cực nhận thức là gì? Theo quan điểm triết học, tính tích cực nhận thức thể hiện thái độ cải tạo của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức, nghĩa là con người không chỉ hiểu được các qui luật của tự nhiên, xã hội mà còn nghiên cứu cải tạo chúng phục vụ lợi ích của con người. Theo tâm lý học, tính tích cực nhận thức của học sinh tồn tại với tư cách là cá nhân với toàn bộ nhân cách của nó. Cũng như bất kì một hoạt động nào khác, hoạt động nhận thức được tiến hành trên cơ sở huy động các chức năng nhận thức, tình cảm và ý chí, trong đó chức năng nhận thức đóng vai trò chủ yếu. Các yếu tố tâm lý kết hợp với nhau một cách hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên tâm lý hoạt động nhận thức. Sự tác động này không cứng nhắc mà trái lại luôn luôn biến đổi tạo nên rất nhiều dạng khác nhau của các nhiệm vụ nhận thức cụ thể mà học sinh phải thực hiện. Sự biến đổi này càng linh hoạt bao nhiêu thì học sinh càng dễ thích ứng với nhiệm vụ nhận thức khác nhau và tính tích cực nhận thức càng thể hiện ở mức độ cao. Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh, đặc trưng bởi khát vọng học tập, có gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Nói cách khác, là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề học tập - nhận thức. Tính tích cực của học sinh có mặt tự phát và tự giác: SVTH: Mã Thị Hồng Đào – Lê Minh Tấn
- 4 Mặt tự phát của tính tích cực là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà ở trẻ đều có. Mặt tự giác của tính tích cực tức là trạng thái tâm lý, tính tích cực có mục đích và đối tượng rõ rệt, do đó có hoạt động để chiếm lĩnh đối tụợng đó. Tính tự giác thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tư duy, trí tò mò khoa học … 1.1.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý ở trường THCS Trong xu hướng phát triển của xã hội và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, thì việc phát huy tính tích cực của người học là một vấn đề đặc biệt quan trọng. “Tích cực hóa là một tập hợp những hoạt động nhằm chuyển tiếp vị trí của người học từ thụ động sang chủ động và từ vị trí tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức nhằm nâng cao hiệu quả việc học”. Tích cực hoá hoạt động học tập là sự phát triển ở mức độ cao hơn trong tư duy, đòi hỏi một quá trình hoạt động "bên trong" hết sức căng thẳng với một nghị lực cao của bản thân, nhằm đạt được mục đích là giải quyết vấn đề cụ thể nêu ra. Tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thể hiện ở những hoạt động trí tuệ là tập trung suy nghĩ để trả lời câu hỏi nêu ra, kiên trì tìm cho được lời giải hay của một bài toán khó cũng như hoạt động chân tay là say sưa lắp ráp tiến hành thí nghiệm. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên trong nhà trường. Đây là một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự góp sức của cả giáo viên và học sinh. Vì nếu giáo viên có giỏi cách mấy mà học sinh không chịu tìm tòi và tư duy thì cũng không thể nào hoàn thành. Vì vậy mọi vấn đề điều hướng tới thay đổi vai trò của người học và người dạy. Trong đó, học sinh phải chuyển từ vai trò của người tiếp nhận thông tin sang vai trò chủ động, tích cực tham gia và các hoạt động tìm kiếm tri thức. Còn giáo viên chuyển từ vai trò người truyền thông tin sang vai trò người thiết kế, tổ chức, giám sát, điều khiển, điều chỉnh hoạt động nhận thức của học sinh để học sinh tự tìm kiếm, khám phá kiến thức mới. 1.2. Một số biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý. SVTH: Mã Thị Hồng Đào – Lê Minh Tấn
- 5 Tính tích cực nhận thức của học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như động cơ, hứng thú học tập, năng lực, ý chí cá nhân, điều kiện gia đình, xã hội,... các nhân tố này liên quan với nhau và có ảnh hưởng quyết định đối với việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập. Trong những nhân tố đó, có những nhân tố có thể hình thành ngay nhưng cũng có những nhân tố chỉ được hình thành sau một quá trình tác động lâu dài dưới ảnh hưởng của nhiều tác động. Điều này cho thấy việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh đòi hỏi một kế hoạch lâu dài và toàn diện khi phối hợp hoạt động của gia đình, nhà trường và xã hội. Muốn tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập, chúng ta cần chú ý sử dụng một số biện pháp cơ bản sau: Dạy học sinh phương pháp tự học: Tự học ở đây không có nghĩa là không cần sự trợ giúp của giáo viên, khi học sinh gặp khó khăn, sự giúp đỡ của giáo viên có thể là đưa ra những nhận xét theo kiểu phản biện, nêu những câu hỏi định hướng quá trình làm việc hay hướng dẫn học sinh quan sát những đoạn phim, hiện tượng và những hiện tượng vật lý xung quanh chúng ta,…Trong dạy học vật lý ngoài việc tổ chức cho học sinh tự lực làm việc với các thí nghiệm vật lý giáo viên cần lựa chọn một số nội dung kiến thức lý thhuyết mới thích hợp trong sách giáo khoa để giao cho học sinh nghiên cứu ngay trên lớp hay ở nhà. Học sinh được giao nhiệm vụ tự học những nội dung kiến thức với mức độ yêu cầu tăng dần từ việc đọc một mục trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi cho trước, đọc, phân ý, tìm những ý chính của một mục đến việc đọc, tóm tắt nội dụng của cả một bài học trong sách giáo khoa và trình bày trước cả lớp theo cách hiểu của mình. Áp dụng kiểu dạy học giải quyết vấn đề: Kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề gồm các giai đoạn sau: Làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu: giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, học sinh gặp khó khăn, nảy sinh nhu cầu về một vấn đề chưa biết, về một cách giải quyết không có sẵn nhưng hi vọng có thể tìm tòi, xây dựng được. Nhu cầu đó được diễn đạt thành một vấn đề - bài toán cần giải quyết. SVTH: Mã Thị Hồng Đào – Lê Minh Tấn
- 6 Giải quyết vấn đề (đề xuất giải pháp và thực hiện giải pháp): học sinh đề xuất giải pháp (khảo sát) lý thuyết hoặc giải pháp (khảo sát) thực nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra, rồi thực hiện giải pháp đã đề xuất để rút ra kết luận về cái cần tìm. Kiểm tra, vận dụng kết quả: xem xét khả năng chấp nhận được của các kết quả tìm được trên cơ sở vận dụng chúng để giải thích, tiên đoán các sự kiện và xem xét sự phù hợp của lý thuyết và thực nghiệm. Trong quá trình vận dụng, nhiều khi đi tới phạm vi áp dụng của các kết quả đã thu được và lại làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu tiếp. 1.3. Vai trò của bài tập định tính trong việc phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý 1.3.1. Khái niệm bài tập định tính Bài tập định tính là những bài tập mà khi giải, học sinh không cần thực hiện các phép tính phức tạp mà chỉ sử dụng những phép suy luận lôgic trên cơ sở hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật, vật lý. Bài tập định tính theo hướng trực quan hóa là bài tập được thể hiện qua các đồ thị, tranh ảnh, thí nghiệm và những đoạn phim ngắn (video lip) hoặc các hiện tượng vật lý mà các em đã thấy, đã gặp, đã trải qua trong thực tế cuộc sống. 1.3.2. Vai trò bài tập định tính Bài tập không chỉ giúp cho học sinh hiểu được một cách sâu sắc và đầy đủ những kiến thức quy định trong chương trình mà còn giúp các em vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những nhiệm vụ học tập và những vấn đề thực tiễn đặt ra. Con người luôn quan tâm những gì gần gũi với đời sống hằng ngày vì vậy học sinh cũng không ngoại lệ. Những bài tập định tính học sinh trả lời bằng cách diễn đạt ngôn ngữ. Do đó, giúp cho các em sắp xếp ý tưởng trình bày những suy nghĩ của mình mạch lạc. Việc giải các bài tập định tính sẽ giúp cho người học xây dựng củng cố và phát triển phương pháp nhận thức và thế giới khách quan theo đúng quy luật của quá trình nhận thức đồng thời cũng góp phần xây dựng phương pháp tư duy khoa học ở người học. Việc giải các bài tập định tính trong thực tế về lâu dài góp phần hình thành ở người học phương pháp tự học. Bên cạnh đó, cũng rèn luyện các kỹ năng thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quá hóa, so sánh, trừu tượng hóa,…; kết hợp lý thuyết và thực hành. 1.4. Việc sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa SVTH: Mã Thị Hồng Đào – Lê Minh Tấn
- 7 Theo lý luận và thực tiễn về hoạt động nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức của người học tăng dần theo các cấp độ của tri giác: Nghe - thấy - làm. Nhiều nhà khoa học đã cụ thể hóa hoạt động tiếp nhận tri thức của học sinh như sau: 20% từ những gì ta nghe thấy, 30% từ những gì chúng ta nhìn thấy, 50% từ những gì ta làm; 90% từ những gì đồng thời ta nghe thấy, nhìn thấy và thực hiện. Vì vậy mà việc sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa trong đó ta có vận dụng các phương tiện trực quan vào tiến trình dạy học là rất cần thiết và phù hợp với các quy luật nhận thức của con người. - Phương tiện trực quan góp phần hỗ trợ cho quá trình nhận thức của học sinh với tư cách là phương tiện của việc tiếp thu tri thức. Khi giáo viên sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan, học sinh có thể trực tiếp hay hồi tưởng sự vật, hiện tượng đã được quan sát để tạo ra hình ảnh cảm tính về chúng. Vì thế, trong dạy học, các phương tiện trực quan hỗ trợ một cách tích cực cho hoạt động nhận thức của người học bởi khả năng trực quan của nó. Nhờ các phương tiện trực quan mà học sinh tiếp thu các kiến thức khoa học, các kỹ năng kỹ xảo một cách đơn giản và rõ ràng hơn. - Các phương tiện trực quan các tác dụng hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học. - Góp phần phát triển khả năng làm việc độc lập và sáng tạo của học sinh. - Kích thích hứng thú hoạt động nhận thức của học sinh, có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. - Góp phần rèn luyện óc quan sát, các phẩm chất đạo đức của người lao động mới với thói quen làm việc một cách khoa học. Theo quan điểm của lý luận dạy học, phương tiện trực quan có một số vai trò như sau: Thứ nhất: Phương tiện trực quan là một phương tiện để hình thành các kỹ năng mới. Các bài tập định tính thể hiện qua các hình ảnh, đoạn phim ngắn sẽ cung cấp các số liệu thực nghiệm, các dữ kiện của các sự vật hiện tượng trong thực tiễn một cách sinh động, hấp dẫn làm cơ sở cho việc khái quát hoặc kiểm chứng các kiến thức về vật lý. SVTH: Mã Thị Hồng Đào – Lê Minh Tấn
- 8 Thứ hai: Phương tiện trực quan góp phần nâng cao chất lượng kiến thức do các phương tiện trực quan có tác dụng làm cho việc cung cấp thông tin về các hiện tượng, quá trình vật lý cho học sinh một cách có hệ thống, đầy đủ và cụ thể, chính xác hơn. Thứ ba: Phương tiện trực quan góp phần đơn giản hóa các hiện tượng, quá trình vật lý tạo nên khả năng trực quan hóa trong dạy học vật lý. Nhờ đó, tính trực quan trong dạy học được nâng cao, góp phần hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh. Ngoài ra, việc sử dụng các phương tiện trực quan hiện đại còn có tác dụng mở rộng khả năng tiếp cận với các hiện tượng, các quá trình vật lý thông qua các phương tiện hiện đại. Thứ tư: Sử dụng các phương tiện trực quan giúp nâng cao cường độ lao động, học tập của học sinh và do đó cho phép tăng cường nhịp độ nghiên cứu tài liệu mới. Việc sử dụng các phương tiện trực quan còn giúp giáo viên thực hiện tốt hơn hoạt động dạy học, đặc biệt là tăng cường tính tích cực, độc lập hoạt động và kích thích hứng thú học tập, qua đó nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội và vận dụng các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. Các phương tiện trực quan giúp người dạy trình bày bài giảng một cách rõ ràng, trong sáng, sinh động nhờ đó có thể rút ngắn được thời gian thuyết trình, viết bảng, mô tả và đơn giản bớt các thao tác rườm rà không cần thiết. 1.5. Thực trạng của việc sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa việc giảng dạy vật lý hiện nay - Phương pháp dạy học đang là yếu tố quyết định hiệu quả giờ học. Trong đó, sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa giữ vai trò quan trọng. - Môn vật lý ở trường cở sở là một trong những môn học khó nếu không có những tiết dạy và phương pháp phù hợp sẽ dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, làm cho một số bộ phận học sinh không muốn học vật lý, nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng giáo dục hiện tượng dùng đồng loạt cho một cách dạy một bài giảng cho nhiều lớp. Do phương pháp ít tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người truyền thụ kiến thức một chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức vật lý. SVTH: Mã Thị Hồng Đào – Lê Minh Tấn
- 9 CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH THEO HƯỚNG TRỰC QUAN HÓA NHẰM PHÁT HUY TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH CHƯƠNG NHIỆT HỌC VẬT LÝ LỚP 8. 2.1. Một số biện pháp vận dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa trong dạy học vật lý. Trong dạy học vật lý, tùy thuộc vào từng bài học cụ thể mà giáo viên có thể chọn những phương pháp dạy học phù hợp như: phương pháp dạy học thực hành, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo nhóm,… Trong nội dung nghiên cứu chúng tôi vận dụng cho phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và phương pháp dạy học thực nghiệm. 2.1.1. Các biện pháp sử dụng bài tập định tính theo hướng trực quan hóa trong dạy học giải quyết vấn đề. 2.1.1.1. Khái quát về dạy học giải quyết vấn đề. “Vấn đề”: Có nhiều cách hiểu thuật ngữ “vấn đề” nhưng hiểu theo nghĩa dùng trong nghiên cứu vật lý là một bài toán chưa có lời giải, một câu hỏi xuất phát từ thực tiễn, đời sống hằng ngày mà không thể lý giải được bằng những kiến thức sẳn có. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề” (Rubinstein). Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về lý luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có. Việc vận dụng tiến trình giải quyết vấn đề trong nghiên cứu vật lý vào quá trình dạy học giải quyết vấn đề ta thấy nổi bật các đặc trưng sau: SVTH: Mã Thị Hồng Đào – Lê Minh Tấn
- 10 Học sinh được đặt vào tình huống có vấn đề chứa đựng sự mâu thuẫn giữa cái đã cho và cái cần tìm được cấu trúc một cách sư phạm làm cho mâu thuẫn mang tính chất vấn đề, gọi là bài toán nêu vấn đề. Việc giải quyết tình huống có vấn đề sẽ giúp cho học sinh học được nội dung học tập mà còn học được cách thức tiến hành để dẫn đến kết quả. Giáo viên ngoài việc đặt ra những bài toán có vấn đề mà còn đóng vai trò định hướng, trợ giúp, đánh giá, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh. Quy trình thực hiện phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: Bước 1. Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề. Giải thích và chính xác hóa tình huống (khi cần thiết) để hiểu đúng vấn đề được đặt ra. Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó. Bước 2: Tìm giải pháp Tìm cách giải quyết vấn đề, thường được thực hiện theo sơ đồ sau: Giải thích sơ đồ Phân tích vấn đề: làm rõ mối liên hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm (dựa vào những tri thức đã học, liên tưởng tới kiến thức thích hợp). SVTH: Mã Thị Hồng Đào – Lê Minh Tấn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng công nghệ tối ưu nhuộm tận trích một số loại vải PES/WOOL - KS. Trương Phi Nam
199 p | 252 | 46
-
Báo cáo tổng kết thực tập cuối khóa (Dành cho sinh viên thực tập Sư phạm)
53 p | 836 | 35
-
Báo cáo tổng kết dự án: Xây dựng Mô hình và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển bưởi Phúc Trạch tại xã Hương Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh
73 p | 196 | 34
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở: Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn Giáo dục học ở Trường Đại học Đồng Tháp
104 p | 156 | 24
-
Báo cáo tổng kết: Sử dụng pheromone côn trùng để quản lý dịch hại bền vững ở Việt Nam
86 p | 89 | 23
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam
61 p | 66 | 22
-
Báo cáo tổng kết đề tài KHKT 2010: Nghiên cứu công nghệ hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha viscose - KS. Bùi Thị Chuyên
63 p | 158 | 14
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu thiết kế mặt hàng vải dệt thoi từ sợi nhuộm polyester theo phương pháp Solution dyed để tạo mặt hàng vải bọc nệm ghế - KS. Phạm Thị Mỹ Giang
59 p | 166 | 14
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ bảo quản, tẩy nấm mốc gây biến màu gỗ thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) ở Lạng Sơn, phục vụ sản xuất đồ mộc tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
80 p | 93 | 12
-
Báo cáo tổng kết dự án: Bảo tồn di sản thế giới Mỹ Sơn
68 p | 100 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật canh tác tổng hợp đối với cây sắn theo hướng hiệu quả va bền vững trên đất cát biển và đất đồi gò ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
141 p | 78 | 9
-
Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu bảo quản và sử dụng thân lá đậu phộng để thay thế cho thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần vỗ béo bò thịt
37 p | 1268 | 9
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu kĩ thuật trồng xen cây mạch môn (ophiopogon japonicus. wall) trong vườn cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm
161 p | 74 | 8
-
Báo cáo tổng kết: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước nội địa ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh
57 p | 46 | 6
-
Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Phân tích định lượng luồng thông tin trong bảo mật phần mềm
26 p | 98 | 4
-
Báo cáo tổng kết đề tài (2002-2003): Xây dựng quy phạm kỹ thuật bón phân cho trồng rừng sản xuất 4 loài cây chủ yếu phục vụ Chương trình 5 triệu ha rừng là: Keo lai, Bạch đàn urophylla, Thông nhựa và Dầu nước
79 p | 13 | 2
-
Báo cáo tổng kết: Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc lợi tiểu và tương tác của thuốc lợi tiểu với thuốc hạ huyết áp ở bệnh nhân suy thận mạn tính tại bệnh viện Bach Mai năm 2020
7 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn