Báo cáo tốt nghiệp: Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án sản xuất hàng mộc gia dụng và gia công cơ khí
lượt xem 13
download
Báo cáo "Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án sản xuất hàng mộc gia dụng và gia công cơ khí" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm môi trường của hàng mộc, những điều kiện ảnh hưởng đến môi trường mà thực tế không nhận thấy; Tìm hiểu về quy trình công nghệ xử lý khí thải của ngành nghề mộc và biện pháp giảm thiểu được tác hại của ngành mộc đến môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án sản xuất hàng mộc gia dụng và gia công cơ khí
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO DỰ ÁN SẢN XUẤT HÀNG MỘC GIA DỤNG VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ CỦA HỘ KINH DOANH BÀNG MỸ NHI Sinh viên thực hiện : Lương Hồng Thắm Lớp : D17MT01 Khoá : Ngành : Khoa học quản lý Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Huỳnh Ánh Tuyết Bình Dương, LỤC MỤCtháng 11/2020 i
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. v Bảng 2. 1. Tác động xấu đến môi trường do chất thải ......................................... v Bảng 2. 2. Tác động xấu đến môi trường không do chất thải .............................. v Bảng 2.11. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường .................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. vi Hình 2. 1. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi ................................................................ vi Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Cyclone ............................................ vi Hình 2. 3. Sơ đồ quản lý nước thải của cơ sở..................................................... vi Hình 2.5. Quy trình công nghệ HTXLNT công suất 5m3/ngày .......................... vi Hình 2.6. Sơ đồ quản lý chất thải rắn................................................................. vi LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. vii Chương 1 ........................................................................................................... 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 1.4. Phương pháp thực hiện ................................................................................ 2 Chương 2 ........................................................................................................... 3 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG MỘC .................................... 3 2.1. Lịch sử phát triển ......................................................................................... 3 2.2. Khái quát về hiện trạng môi trường của hàng mộc hiện nay. ....................... 4 2.3. Nguồn gây ô nhiễm ..................................................................................... 5 2.3.1. Nguồn tiếp nhận khí thải........................................................................... 5 2.3.2. Hệ thống thoát nước ................................................................................. 6 2.3.3. Nguồn tiếp nhận chất thải rắn ................................................................... 6 2.3.4. Nguồn ô nhiễm do nhiệt ........................................................................... 7 2.4. Các tác động đến môi trường do ô nhiễm .................................................... 7 2.4.1. Tác động đến môi trường không khí xung quanh ...................................... 7 2.4.2. Tác đông đến môi trường không khí trong nhà máy, xí nghiệp ................. 7 ii
- 2.4.3. Tác động đến hệ sinh thái ......................................................................... 8 2.4.4. Tác động đến sức khỏe cộng đồng ............................................................ 8 2.4.5. Ô nhiễm nhiệt thừa ................................................................................... 8 2.4.6. Ô nhiễm tiếng ồn ...................................................................................... 9 2.5. Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sự ô nhiễm ............................................. 9 2.5.1. Nhiệt độ không khí ................................................................................... 9 2.5.2. Độ ẩm không khí ...................................................................................... 9 2.5.3. Bức xạ mặt trời ......................................................................................... 9 2.5.4. Sự bốc hơi ................................................................................................ 9 2.5.5. Gió và hướng gió ...................................................................................... 9 Chương 3 ......................................................................................................... 10 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG, CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. ..................... 10 3.1. Các tác động ô nhiễm và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. ..................... 10 Bảng 3.1. Tác động xấu đến môi trường do chất thải ........................................ 10 Bảng 3.2. Tác động xấu đến môi trường không do chất thải ............................. 11 3.1.1.Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường........................................... 12 3.1.1.1. Công trình, biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt. .................................. 12 3.1.1.2. Công trình, biện pháp xử lý khí thải ..................................................... 12 3.1.1.3. Công trình, biện pháp xử lý chất thải rắn ............................................. 13 3.1.1.4. Giảm thiểu các tác động đến môi trường không do chất thải ................ 13 3.2. Các tác động ô nhiễm môi trường và các biện pháp giảm thiểu trong quá trình vận hành................................................................................................... 15 3.2.1. Các tác động ô nhiễm môi trường. .......................................................... 15 Bảng 3.3. Nồng độ bụi kim loại phát sinh......................................................... 16 Bảng 3.4. Hệ số các chất khí độc trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại ..... 16 Bảng 3.5. Tải lượng và nồng độ ô nhiễm trong quá trình hàn ........................... 17 3.2.2. Nước thải sinh hoạt................................................................................. 19 Bảng 3.6. Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh........................................... 19 3.2.3. Chất thải rắn ........................................................................................... 20 iii
- Bảng 3.7. Chất thải sinh hoạt từ công nhân viên Nhà xưởng ............................ 20 Bảng 3.8. Khối lượng chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh ............ 21 Bảng 3.9. Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại ................................... 22 Bảng 3.10. Độ ồn của các máy móc thiết bị ...................................................... 24 3.3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện ................. 26 3.3.1. Giảm thiểu bụi, khí thải .......................................................................... 26 Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi ................................................................ 29 Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Cyclone ........................................... 30 3.3.2. Nước thải ................................................................................................ 32 Hình 3.3. Sơ đồ quản lý nước thải của cơ sở .................................................... 32 Hình 3.4. Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn ................................................................. 32 Hình 3.5. Quy trình công nghệ HTXLNT công suất 5m3/ngày ......................... 34 3.3.3. Chất thải rắn ........................................................................................... 38 Hình 3.6. Sơ đồ quản lý chất thải rắn................................................................ 38 3.3.4. Giảm thiểu các tác động xấu khác.......................................................... 39 3.3.5. Tiến độ hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ........... 42 Bảng 3.11. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ................................. 42 Chương 4 ......................................................................................................... 43 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 43 iv
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa PCCC: Phòng cháy chữa cháy BTCT: Bê tông cốt thép CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt VSV: Vi sinh vật QCVN: Quy chuẩn Việt Nam BOD5: Nhu cầu oxy hóa sinh hóa đo ở 200C – đo trong 5 ngày TSS: Tổng chất rắn lơ lửng HTXL: Hệ thống xử lý HTXLNT: Hệ thống xử lý nước thải. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1. Tác động xấu đến môi trường do chất thải Bảng 2. 2. Tác động xấu đến môi trường không do chất thải Bảng 2. 3. Nồng độ bụi kim loại phát sinh Bảng 2. 4. Hệ số các chất khí độc trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại Bảng 2.5. Tải lượng và nồng độ ô nhiễm trong quá trình hàn Bảng 2.6. Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh Bảng 2.7. Chất thải sinh hoạt từ công nhân viên Nhà xưởng Bảng 2.8. Khối lượng chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh Bảng 2.9. Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại Bảng 2.10. Độ ồn của các máy móc thiết bị v
- Bảng 2.11. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Cyclone Hình 2. 3. Sơ đồ quản lý nước thải của cơ sở Hình 2.4. Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn Hình 2.5. Quy trình công nghệ HTXLNT công suất 5m3/ngày Hình 2.6. Sơ đồ quản lý chất thải rắn vi
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô Khoa Khoa học Môi Trường, Trường Đại học Thủ Dầu Một những người đã dìu dắt chúng em, tận tình chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình em học tập tại trường. Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn đến cô Nguyễn Huỳnh Ánh Tuyết người đã tận tình hướng dẫn và trang bị cho em những kiến thức quý báu những kinh nghiệm về thiết kế hệ thống xử lý nước thải trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn đến các anh trong công ty môi trường Hướng Xanh đã cung cấp số liệu và giúp đỡ chỉ dẫn em trong quá trình thực hiện đồ án. Cuối cùng, em xin cảm ơn bạn bè đã nhiệt tình cùng nhau học tập góp ý giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù cố gắng nỗ lực hoàn thành đồ án tố nghiệp này nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự thông cảm và tận tình chỉ bảo của các thầy cô, anh chị và bạn bè nhằm rút ra những kinh nghiệm cho công việc sắp tới. Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp của mình. Đồng kính chúc các Anh, Chị trong công ty môi trường Hướng Xanh luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công việc . Trân trọng kính chào! Sinh viên Lương Hồng Thắm vii
- KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trước đây nước ta còn nghèo nàn và lạc hậu vấn đề môi trường không được chú trọng nhiều. Hiện nay quá trình CNH - HĐH đất nước giúp đời sống không ngừng nâng cao về vật chất lẫn tinh thần, nhưng môi trường cùng đồng thời xuống cấp nghiêm trọng, dần thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc con người chú trọng sự phát triển nhưng chưa có sự đầu tư vào môi trường, không có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường, khiến môi trường bị phá hủy nặng nề. Bây giờ con người mới ý thức được tầm quan trọng của môi trường thì môi trường đã bị ô nhiễm, phá hủy mất một phần nào đó. Hiện tại môi trường luôn là đề tài nóng hổi, là mối bận tâm hàng đầu, các chuyên gia về môi trường luôn nghiên cứu các biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường cũng như nhà nước thắt chặt quản lý vấn đề ô nhiễm môi trường. Bình Dương là tỉnh có nền công nghiệp đang phát triển mạnh trong cả nước do có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giá đất, chính sách ưu đãi đầu tư. Các ngành nghề sản xuất ở Bình Dương rất đa dạng trong đó một số ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao nhất là đồ gỗ, dệt may, hàng nông sản, giày da,… Vì vậy xây dựng nhà xưởng sản xuất đồ gỗ gia dụng thành lập và đi vào hoạt động trên địa bàn của tỉnh Bình Dương là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đem lại được nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội như tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên song song với các điều kiện thuận lợi đó thì ngành nghề sản xuất đồ gỗ gia dụng cũng gây ô nhiễm đến môi trường không khí không kém. Do vậy, yêu cầu cấp thiết của các cơ sở sản xuất, nhà máy phải có trách nhiệm với môi trường, khu vực đang công tác, cần thực hiện các biện pháp quản lý tốt, phù hợp với chuẩn mực chung đề ra trước khi xả thải ra môi trường. Chính vì để làm rõ các vấn đề ô nhiễm và các biện pháp giảm xả thải của ngành sản xuất đỗ gỗ nên em đã chọn đề tài “ Kế hoạch bảo vệ môi HỘ KINH DOANH SẢN XUẤT HÀNG MỘC GIA DỤNG VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ BÀNG MỸ NHI 1
- KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG trường cho dự án sản xuất hàng mộc gia dụng và gia công cơ khí” đã được hình thành và lựa chọn làm đồ án tốt nghiệp trong báo cáo. 1.2. Mục tiêu đề tài - Tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm môi trường của hàng mộc, những điều kiện ảnh hưởng đến môi trường mà thực tế không nhận thấy. - Tìm hiểu về quy trình công nghệ xử lý khí thải của ngành nghề mộc và biện pháp giảm thiểu được tác hại của ngành mộc đến môi trường. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng Đối tượng ô nhiễm môi trường của hàng mộc và gia công cơ khí * Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi của hộ kinh doanh sản xuất hang mộc và gia công cơ khí Bàng Mỹ Nhi 1.4. Phương pháp thực hiện - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu liên quan về ngành sản xuất hang mộc và gia công cơ khí. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu về những công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường từ ngành sản xuất và qua các tài liệu liên quan - Phương pháp so sánh: So sánh ưu nhược điểm của công nghệ xử lý để có công nghệ phù hợp hơn. - Phương pháp toán: Sử dụng công thức tính toán các công trình HỘ KINH DOANH SẢN XUẤT HÀNG MỘC GIA DỤNG VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ BÀNG MỸ NHI 2
- KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Chương 2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG MỘC 2.1. Lịch sử phát triển Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính. Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa nước mà nghề làm lúa nước không phải lúc nào cũng có việc. Thông thường chỉ những ngày đầu vụ, hay những lúc cuối vụ thì mới có việc để làm nhiều, những ngày còn lại thì rất nhàn hạ, rất ít việc để làm. Từ đó, nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làm. Mục đích ban đầu là để cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiêt yếu hằng ngày, về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình. Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó , mang lại lợi ích cần thiết cho cư dân. Nhu việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa.. phục vụ cho sinh hoạt như là đồ sắt, đồ gỗ,... Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ cho nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa trao đổi, mang lại lợi ích to lớn cho người dân trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà trong thôn, làng làm mà nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng hay nhiều làng gần nhau. Hiện nay, môi trường văn hóa – xã hội phát triển, các ngành nghề thủ công cũng đâu đó dần biến mất thay vào đó là các nền văn hóa công nghiệp tiên tiến. Tuy nhiên, một số nơi vẫn tồn tại làng nghề, vẫn duy trì nét văn hóa, tinh hoa nghệ thuật được hun đúc từ đời này sang đời khác bởi các thế hệ nghệ nhân tài năng. Biểu thị như những vật dụng được làm từ gỗ rất dễ dàng tìm thấy ở bất cứ gia đình nào. Gỗ được cho là nguyên liệu chính và quan trọng nhất phục vụ cho đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử phát triển từ hàng ngàn năm qua. Ngày nay, nhu cầu đời sống của người dân ngày càng cao, nhưng họ lại muốn một không gian xanh với các sản phẩm làm từ tự nhiên. Vì vậy, đồ nội HỘ KINH DOANH SẢN XUẤT HÀNG MỘC GIA DỤNG VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ BÀNG MỸ NHI 3
- KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG thất gỗ rất được ưa chuộng. Điều đó kéo theo sự phát triển ngày càng mạnh của nghề mộc. Công việc chủ yếu của người thợ mộc là đóng đồ, phân phối, thiết kế thi công nội thất… Đó là công việc cần sự tỉ mỉ cao. Tuy nhiên, nghề này cũng cần sự sáng tạo và một tay nghề thành thạo từ những người đã học thiết kế đồ gỗ nội thất. Nếu bạn có kiến thức về thiết kế đồ gỗ nội thất cộng với sự sáng tạo chắc chắn những sản phẩm bạn làm ra sẽ đem lại cho bạn nguồn lợi nhuận cao. Với sự phát triển của nghề mộc nước ta hiện nay, những sản phẩm đồ nội thất không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Đức, Ý. 2.2. Khái quát về hiện trạng môi trường của hàng mộc hiện nay. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh (cuối tk 18-đầu tk 19) đã tác động mạnh mẽ đến nền sản xuất toàn thế giới, mở đầu cho bước phát triển vượt bậc của con người về công cụ sản xuất. Nó tác động mạnh mẽ, làm thay đổi tư liệu lao động từ thủ công sức người sang máy móc, cơ giới hóa mọi hoạt động. Những ngành nghề truyền thống trong đó có ngành mộc nhanh chóng tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật thời đại mới, vươn lên trở thành những nghành mang lại lợi ích kinh tế cao, khẳng định ngôi vị làm chủ của mình trong xã hội ngay từ những ngày đầu của cuộc cách mạng. Các hoạt động kĩ nghệ ngành càng nâng cao, dụng cụ ngành mộc không những lấy từ tự nhiên mà còn nhanh chóng áp dụng khoa học nâng cao sức sản xuất, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng hiện nay với nhiều kiểu mẫu đa dạng. Tại Việt Nam, nghề mộc đang ngày càng được ưa chuộng hơn, vị thế nghề mộc đang ngày càng nâng cao, hình thành các làng nghề truyền thống ở miền bắc, ở miền nam hình thành các khu xưởng sản xuất, hình thức tự kinh doanh ở các hộ gia đình. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của nghề mộc ở miền nam đã dẫn đến hiện trạng phát triển tự phát, vô hình chung đã tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, đặc biết là ô nhiễm không khí. Các khu xưởng sản xuất chưa có khu xử lý nước thải tập trung cũng như chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh; nước mưa, nước thải sinh hoạt HỘ KINH DOANH SẢN XUẤT HÀNG MỘC GIA DỤNG VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ BÀNG MỸ NHI 4
- KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG và nước thải sản xuất được thu gom chung, không qua xử lý mà thải trực tiếp ra kênh, mương, ao, hồ,.... Hiện nay, tất cả các hộ sản xuất có phát sinh khí thải đều chưa quan tâm đến công tác giảm thiểu, xử lý khí thải trong quá trình sản xuất. Khí thải phát sinh do đốt than và các hơi hóa chất độc hại như hơi axít, dung môi, hơi kim loại... gây ô nhiễm không khí cục bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động và người dân sống trong khu vực. Theo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường không khí hàng năm trên toàn tỉnh thì hầu hết các hộ sản xuất đều không đầu tư hệ thống xử lý khí thải nên gây ô nhiễm môi trường không khí cục bộ. Hầu hết các làng nghề đều chưa có khu xử lý chất thải rắn riêng mà vẫn thu gom, xử lý chung tại khu xử lý rác thải sinh hoạt của xã, tiềm ẩn nhiều mối nguy cho môi trường và cộng đồng vì việc thu gom, bảo quản, xử lý chất thải rắn nguy hại của nhiều cơ sở sản xuất trong làng nghề chưa đúng quy định. 2.3. Nguồn gây ô nhiễm 2.3.1. Nguồn tiếp nhận khí thải Do đặc trưng ngành nghề sản xuất hàng mộc là bụi và tiếng ồn, nếu bụi không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nhận thấy được những tác động từ bụi, từ đó nên thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ, bụi kim loại phát sinh trong quá trình sản xuất Hầu hết các công đoạn chế biến gỗ đều phát sinh ra bụi. Tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể về kích cỡ hạt bụi và tải lượng bụi sinh ra ở từng công đoạn khác nhau. Tại những công đoạn gia công thô như cưa, bào tiện, phay,…phần lớn các chất thải sinh đều có kích thước lớn có khi tới hàng ngàn µm với thải lượng bình quân từ 30-300kg/tấn gỗ nguyên liệu. Tại những công đoạn như gia công, chà nhám, đánh bóng tuy tải lượng không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ nằm trong khoảng 2 – 20µm cho nên khó thu hồi dễ phát tán trong không khí. Khí thải chủ yếu phát sinh từ những nguồn cơ bản sau: + Lò hơi: Phát sinh ra hơi – khói – bụi do nhiệt độ cao giải phóng hơi nước, đốt mùn cưa. + Cưa, xẻ phát sinh bụi mùn cưa. HỘ KINH DOANH SẢN XUẤT HÀNG MỘC GIA DỤNG VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ BÀNG MỸ NHI 5
- KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG + Quá trình chà nhám phát sinh các bụi mịn. + Phương tiện giao thông: khí thải từ động cơ các phương tiện ra vào nhà máy như: xe máy công nhân, xe tải chở hàng và bốc hàng,… Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các máy móc thiết bị gây tác động đến các công nhân làm việc trực tiếp và môi trường xung quanh, vì vậy cũng cần thực hiện các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn. Đặc điểm chung của các máy móc công nghệ của ngành này là có mức ồn cao. • Máy cưa • Máy chà nhám • máy phay • máy phay • máy bào • máy cắt 2.3.2. Hệ thống thoát nước Hệ thống thu gom và thoát nước mưa: Nước mưa rơi xuống mái của nhà xưởng sẽ được thu gom bằng hệ thống máng thu và cuối các máng có đặt ống nhựa PVC dẫn nước xuống hệ thống thoát nước mưa bằng BTCT chạy dọc các nhà xưởng. Hệ thống thoát nước mưa xây dựng bằng các cống BTCT, sau đó nước mưa sẽ được dẫn về hầm tự thấm có trong khuôn viên Hệ thống thu gom và thoát nước thải: Nước thải phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân. Toàn bộ nước thải từ nhà vệ sinh được thu gom về bể tự hoại ba ngăn để xử lý nước thải sau đó sẽ cùng với nước thải từ bồn rửa tiếp tục theo đường ống PVC, dẫn về hệ thống xử lý nước thải để xử lý đạt QCVN40:2011/BTNMT. Sau đó chảy về hầm tự thấm trong khuôn viên. Hệ thống thoát nước thải được xây dựng riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa. 2.3.3. Nguồn tiếp nhận chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn chủ yếu là rác thải từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, thành phần gồm các loại rác vô cơ (bao bì, giấy, nylon, nhựa...) và các rác hữu cơ (lá cây, rau quả thừa...). Rác thải sinh hoạt được phân loại tại nguồn, sau đó bố trí các thùng ở các khu vực sản xuất để HỘ KINH DOANH SẢN XUẤT HÀNG MỘC GIA DỤNG VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ BÀNG MỸ NHI 6
- KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG lưu trữ. Sau đó các đơn vị có chức năng sẽ đến thu gom và xử lý rác theo đúng quy định Chất thải rắn thông thường: Chủ yếu là dăm bào, gỗ vụn, bao bì hỏng,… sẽ được thu gom, phân loại và đưa về kho chứa chất thải thông thường, sau đó các đơn vị có chức năng sẽ thu gom và đem đi xử lý theo đúng quy định. Chất thải nguy hại: Chủ yếu là dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt, bao tay dính dầu nhớt, bóng đèn huỳnh quang thải, hộp mực in thải, pin ắc quy thải, keo thải,… Cơ sở lưu chứa tất cả chất thải rắn nguy hại trong kho chứa chất thải nguy hại sau đó các đơn vị có chức năng sẽ thu gom và đem đi xử lý theo đúng quy định. 2.3.4. Nguồn ô nhiễm do nhiệt Nhiệt độ cao trong các khu vực sản xuất là do tập trung nhiều máy móc có nhu cầu tiêu thụ điện lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực lò sấy gỗ. Ngoài ra tùy vào cấu tạo mái nhà xưởng mà lượng nhiệt tăng lên trong nhà xưởng còn do thu nhiệt từ bức xạ mặt trời. Ô nhiễm do nhiệt làm cho quá trình phản ứng các chất trong cơ thể tăng cũng như ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, sinh lý của con người và thực vật 2.4. Các tác động đến môi trường do ô nhiễm 2.4.1. Tác động đến môi trường không khí xung quanh Nguồn gây ô nhiễm chủ yế là bụi phát sinh từ các công đoạn sản xuất, hơi dung môi từ khâu phun sơn, khí thải từ lò sấy và tiếng ồn còn các ô nhiễm khác tuy nhiên ảnh hưởng không đáng kể. Nếu tất cả chúng không được xử lí thì sẽ gây hậu quả, ảnh hưởng xấu đến không khí xung quanh. Như khối bụi, NOx sẽ làm chất lượng không khí xung quanh đi xuống 2.4.2. Tác đông đến môi trường không khí trong nhà máy, xí nghiệp Trong quá trình đô thị hóa, công trình xây dựng mọc lên hàng loạt, các hoạt động duy tu, sửa chữa, làm mới cơ sở hạ tầng,… phát sinh rất nhiều bụi, bao gồm cả bụi nặng và bụi lơ lửng. HỘ KINH DOANH SẢN XUẤT HÀNG MỘC GIA DỤNG VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ BÀNG MỸ NHI 7
- KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Các hoạt động sản xuất của các nhà máy xí nghiệp cũng góp phần gia tang đáng kể lượng khói, bụi. Trong quá trình sản xuất cũng thải ra không ít khói thải, khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy rồi thải ra ngoài môi trường không khí. Có thể nói môi trường lao động ở đây bị tác động xấu bởi bụi, khói thải, hơi dung môi tiếng ồn .v.v. 2.4.3. Tác động đến hệ sinh thái Bụi là những nhân tố gây ảnh hưởng xấu cho thực vật biệu hiện dễ thấy nhất cây trồng bị phủ một lớp bụi gây ảnh hưởng xấu đến quá trình quang hợp, hô hấp của thực vật, ngăn cản quá trình phát triển dẫn đến cây xấu còn cọc. Hoạt động của nhà máy ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong vùng. Tuy nhiên do tải lượng của các khí thải (COx, NOx...) là khá nhỏ ảnh hưởng không đánh kể nên chưa được đánh giá. 2.4.4. Tác động đến sức khỏe cộng đồng Các chất gây ô nhiễm đáng kể nhất trong chế biến gỗ là bụi, nhiệt và tiếng ồn. Các tác nhân này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, người dân trong khu vực ảnh hưởng của nhà máy đặc biệt là công nhân trực tiếp lao động làm việc trong nhà máy. Tùy thuộc vào nồng độ, thời gian tiếp xúc và mức độ độc hại của các chất gây ô nhiễm khác nhau có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cho cộng đồng khác nhau. Ô nhiễm không khí nói chung sẽ tác động trước đến cơ thể con người và động vật qua hệ hô hấp và trực tiếp qua da cơ thể và lên mặt. Chúng thường gây các bệnh như ngạt thở, viêm phù phổi, ho, lao, hen xuyễn.... 2.4.5. Ô nhiễm nhiệt thừa Nhiệt độ cao trong các khu vực sản xuất là do tập trung nhiều máy móc có nhu cầu tiêu thụ điện lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực lò sấy gỗ. Ngoài ra tùy vào cấu tạo mái nhà xưởng mà lượng nhiệt tăng lên trong nhà xưởng còn do thu nhiệt từ bức xạ mặt trời. Ô nhiễm do nhiệt làm cho quá trình phản ứng các chất trong cơ thể tăng cũng như ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, sinh lý của con người và thực HỘ KINH DOANH SẢN XUẤT HÀNG MỘC GIA DỤNG VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ BÀNG MỸ NHI 8
- KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2.4.6. Ô nhiễm tiếng ồn Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn gây nên những tổn thương của cơ quan thính giác tiếp xúc với tiếng ôn lâu có thể làm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. Tiếng ồn có thể gây nên rôi loạn thần kinh, rối loạn tim mạch và các bệnh về rối loạn hệ tiêu hóa 2.5. Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sự ô nhiễm 2.5.1. Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hóa các chất trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm trong không khí càng nhỏ. Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự bay hơi của các dung môi hữu cơ, các chất gây mùi hôi là các nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân trong quá trình lao động. Do đố quá trình dự báo ô nhiễm không khí và thiết lập các hệ thống sự lí cần phải chú ý đến nhiệt độ 2.5.2. Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình phát tán và chuyển hóa không khí trong môi trường và cũng ảnh hưởng đén sức khỏe người láo động 2.5.3. Bức xạ mặt trời Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhiệt đọ trong vùng qua đó ảnh hưởng đến thời gian lưu và quá trình phát tán-biến đổi của chất ô nhiễm. Bức xạ mặt trời sẽ làm thay đổi trực tiếp nhiệt độ của vật thể tùy thuộc vào khả năng phản xạ và hấp thụ của nó như bề mặt lớp phù, màu sơn,tính chất bề mặt của nó... 2.5.4. Sự bốc hơi Sự bốc hơi làm tăng độ ẩm không khí mang theo dung môi hữu cơ và các chất có mùi hôi vào không khí. 2.5.5. Gió và hướng gió Gió là nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền chất không khí vào khí quyển. Khi vận tốc gió càng lớn khả năng lan truyền bụi và chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn. HỘ KINH DOANH SẢN XUẤT HÀNG MỘC GIA DỤNG VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ BÀNG MỸ NHI 9
- KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Chương 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG, CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. 3.1. Các tác động ô nhiễm và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Các nguồn gây ô nhiễm được nhận diện và phân loại như sau: Bảng 3.1. Tác động xấu đến môi trường do chất thải Vùng có Loại STT Quy mô, tính chất thể bị tác chất thải động - Bụi từ quá trình san lấp mặt bằng, đào móng thi công xây dựng: Thành phần gây ô nhiễm chủ yếu là TSP, bụi, … Khu vực - Bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển nguyên khuôn viên Bụi và vật liệu xây dựng: Phát sinh các thành phần ô nhiễm 1 nhà máy và khí thải chủ yếu như bụi, SO2, NOx, CO, VOC, … môi trường - Khí thải từ các hoạt động cơ khí: Phát sinh từ quá xung quanh trình hàn chủ yếu là khói hàn, CO, NOx. => Quy mô tác động: Không đáng kể, chỉ ảnh hưởng cục bộ trong thời gian ngắn. - Nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường. Nước thải sinh hoạt chứa các chất cặn bã, chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ sinh học dễ phân hủy, vi Khu vực Nước 2 khuẩn,… khuôn viên thải - Nước thải từ quá trình xây dựng: Phát sinh chủ yếu nhà máy từ quá trình rửa bánh xe, lượng nước này phát sinh không nhiều chủ yếu chứa các chất lơ lửng bùn đất. - Chất thải rắn sinh hoạt: Chủ yếu là thức ăn thừa, rác Khu vực Chất thải vô cơ vỏ chai, hộp đựng thức ăn,… 3 khuôn viên rắn - Chất thải xây dựng: Bao gồm sắt thép vụn, xi măng, nhà máy xà bần, nhựa vụn,…. HỘ KINH DOANH SẢN XUẤT HÀNG MỘC GIA DỤNG VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ BÀNG MỸ NHI 10
- KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Vùng có Loại STT Quy mô, tính chất thể bị tác chất thải động - Chất thải nguy hại: Lượng chất thải phát sinh như giẻ lau, cọ sơn, thùng đựng sơn,…. Bảng 3.2. Tác động xấu đến môi trường không do chất thải Loại chất Vùng có thể STT Quy mô, tính chất thải bị tác động Nước mưa chảy tràn có thể cuốn trôi vật liệu san nền, rác thải, dầu mỡ thải và các chất thải khác Khu vực Nước trên mặt đất nơi chúng chảy qua gây tắc nghẽn hệ khuôn viên 1 mưa chảy thống thoát nước và gây ô nhiễm môi trường nước nhà máy và tràn mặt, đất, nước ngầm và hệ thủy sinh, khi nước môi trường mưa có hàm lượng chất lơ lửng rất cao sẽ ảnh xung quanh hưởng rất lớn đến chất lượng nước mặt khu vực. Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đắp đất thì việc vận hành các phương Khu vực tiện và thiết bị thi công như xe ủi, xe lu, máy đào, khuôn viên máy xúc, cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bê 2 Tiếng ồn nhà máy và tông,… cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn môi trường động khá lớn gây ra những ảnh hưởng xấu đối với xung quanh con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn ồn Trong quá trình thi công xây dựng, các máy móc thiết bị thi công có sử dụng nguồn nhiên liệu như xăng, dầu DO,... Quá trình lưu trữ, bảo quản Khu vực Sự cố hỏa 3 nguồn nhiên liệu này không tốt có thể xảy ra các khuôn viên hoạn sự cố rò rỉ, dễ dẫn đến những tác hại lớn, như hơi nhà máy xăng dầu gây độc cho con người, động thực vật, gây cháy nổ HỘ KINH DOANH SẢN XUẤT HÀNG MỘC GIA DỤNG VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ BÀNG MỸ NHI 11
- KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Loại chất Vùng có thể STT Quy mô, tính chất thải bị tác động Khi xảy ra sự cố tai nạn lao động sẽ ảnh hưởng lớn Khu vực An toàn đến sức khỏe của người lao động và tiến độ thực 4 khuôn viên lao động hiện công trình. Do vậy, trong quá trình thi công nhà máy phải hạn chế sự cố này tới mức thấp nhất. 3.1.1. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 3.1.1.1. Công trình, biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt. Để đảm bảo nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân trong quá trình thi công xây dựng không gây tác động xấu đến chất lượng môi trường nên bố trí 1 nhà vệ sinh di dộng cho công nhân xây dựng và hợp đồng với đơn vị có chức năng chuyên bơm hút chất thải từ bể chứa vận chuyển và đem đi xử lý định kỳ cho tới khi hoàn thành giai đoạn xây dựng. - Quy định nội quy cho công nhân tại công trường không được phóng uế bừa bãi tại công trường xây dựng 3.1.1.2. Công trình, biện pháp xử lý khí thải Thực hiện một số các biện pháp giảm thiểu như sau: - Xây dựng tường rào chắn kín xung quanh khu vực thi công, để hạn chế bụi phát sinh từ quá trình thi công theo gió phân tán ra khu vực xung quanh. - Bố trí riêng khu vực tập kết nguyên vật liệu và che phủ bạt kín nhằm giảm thiểu bụi phát sinh trong bốc dỡ, lưu chứa nguyên vật liệu xây dựng. - Tổ chức tưới nước thường xuyên khu vực cổng ra vào, phun xịt nước tại khu vực sân bãi tập kết nguyên vật liệu, khu vực thi công nhằm giảm thiểu lượng bụi phát sinh tại khu vực này; - Các xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng như cát, sỏi, xi măng,… được phủ kín trong quá trình vận chuyển. Yêu cầu các phương tiện giảm tốc độ khi di chuyển trong khu vực thi công, tắt máy trong quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu. HỘ KINH DOANH SẢN XUẤT HÀNG MỘC GIA DỤNG VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ BÀNG MỸ NHI 12
- KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - Không được đốt thành phần chất thải phát sinh từ hoạt động thi công - Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân để hạn chế ảnh hưởng của bụi và khí thải. 3.1.1.3. Công trình, biện pháp xử lý chất thải rắn a. Chất thải rắn sinh hoạt Các biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: - Trang bị các thùng chứa rác có nắp đậy để thu gom, lưu trữ chất thải sinh hoạt của công nhân. Bố trí khu vực lưu chứa chất thải tạm thời gần khu vực tập kết nguyên vật liệu xây dựng. - Nhắc nhở công nhân bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi trên công trường. - Hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển đưa đi xử lý theo đúng quy định. b. Chất thải rắn xây dựng Đối với các loại có thể tái sinh, tái sử dụng như vụn sắt thép, bao bì xi măng,… sẽ được tập trung trong khu vực lưu chứa chất thải tạm thời của công trường sẽ được thu gom, tái sử dụng hoặc bán phế liệu. Các thành phần còn lại được tập trung lại được hợp đồng thu gom, vận chuyển đến bãi rác để xử lý theo đúng quy định. Trong quá trình thi công, tùy thuộc vào lượng chất thải phát sinh hàng ngày, hàng tháng để có các biện pháp thu gom, vận chuyển sớm tránh hiện tượng ùn tắc và chiếm chỗ trên công trường. 3.1.1.4. Giảm thiểu các tác động đến môi trường không do chất thải a. Nước mưa chảy tràn Xây dựng các rảnh thoát nước mưa tạm thời tại khu vực Khai thông các vũng nước tồn đọng nước mưa trong khu vực công trường sau khi mưa. Quản lý tốt chất thải trong khu vực thi công, tránh để dầu nhớt, nguyên vật liệu rơi vãi trong quá trình thi công xây dựng. HỘ KINH DOANH SẢN XUẤT HÀNG MỘC GIA DỤNG VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ BÀNG MỸ NHI 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp “Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Phú Thái”
78 p | 5364 | 4193
-
Báo cáo tốt nghiệp: "Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần và Xây dựng Thái Nguyên"
81 p | 581 | 286
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP:" HOẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP ĐÀ NẴNG TẠI QUẢNG NAM"
51 p | 417 | 146
-
Báo cáo tốt nghiệp "Tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm ở công ty rau quả Việt Nam"
68 p | 242 | 88
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng “
81 p | 249 | 54
-
BÁO CÁO CUỐI KHÓA: " BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CỦA PHÒNG GIÁO DỤC TRONG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC Ở CÁC TR¬ƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH"
43 p | 212 | 32
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội”.
88 p | 132 | 31
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may Việt Tiến
65 p | 68 | 25
-
Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao hoạt động bán hàng trong công ty du lịch Đất Việt chi nhánh Bình Dương
106 p | 46 | 21
-
Báo cáo tốt nghiệp: "Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp& phát triển quận Thanh Xuân".
93 p | 85 | 20
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM THỜI KỲ 2004-2005
31 p | 149 | 19
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH MTV Toyoda
84 p | 57 | 18
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường và sức khoẻ ở xí nghiệp may Việt Tiến
57 p | 25 | 14
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch quản lí an toàn sức khỏe môi trường cho Công ty TNHH Phương Thanh Sang
105 p | 27 | 13
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch quản lí an toàn sức khỏe môi trường trong sản xuất ghế sofa tại Công Ty TNHH Thương Mại Nhân Hoàng
132 p | 22 | 12
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường và sức khoẻ xí nghiệp may Việt Tiến
57 p | 21 | 12
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án Nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu ngành giày dép, tấm film TPU công suất 300 tấn/năm, tấm film EVA công suất 600 tấn/năm
95 p | 23 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn