intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long”.

Chia sẻ: Ryr Ryr | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

103
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những xu thế phát triển kinh tế mạnh mẽ nhất hiện nay là xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Đây là một quá trình tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới, trong đó các hàng rào thuế quan và mậu dịch dần dần bị xóa bỏ. Với điều kiện hội nhập này thì hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra ngày càng sôi động với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ và dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long”.

  1. Báo cáo tốt nghiệp “Phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long”.
  2. MỤC LỤC trang DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH V Ẽ 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN THEO PHƯƠNG TH ỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 4 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 4 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 4 1.1.2 Hoạt động cơ b ản của ngân hàng thương mại 5 1.2 Thanh toán quốc tế 6 1.2.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 6 1.2.2 Các yếu tố cơ bản của thanh toán quốc tế 7 1.2.2.1 Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế 7 1.2.2.2 Tiền tệ chủ yếu sử dụng trong thanh toán quốc tế 8 1.2.2.3 Thời gian thanh toán quốc tế 11 1.2.2.4 Phương tiện thanh toán quốc tế: 13 1.2.2.5 Đặc điểm, vai trò của thanh toán quốc tế 14 1.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế 15 1.2.3.1 Phương thức chuyển tiền: 16 1.2.3.2 Các phương thức thanh toán (PTTT) còn lại 17 1.3 P hương thức tín dụng chứng từ 20 1.3.1 Khái niệm phương th ức tín dụng chứng từ 20 1.3.2 Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ 22 1.3.3 Nội dung chủ yếu của thư tín dụng chứng từ 23 1.3.4 Quy trình chung của thanh toán tín dụng chứng từ 25 1.3.5 Các loại thư tín dụng 26 1.3.6 Các văn bản pháp lý thông dụng của tín dụng chứng từ 28 1.3.6.1 Các quy tắc thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ UCP 29 1.3.6.2 Bản phụ trương về việc xuất trình chứng từ điện tử eUCP 30 1.3.6.3 Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng ISBP 30
  3. 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán theo 31 phương thức tín dụng chứng từ 1.4.1 Nhân tố khách quan 31 1.4.2 Nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG PH ƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THĂNG LONG 34 2.1 Giới thiệu tổng quan về Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long 34 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Thăng Long 34 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm gần đây 37 2.1.2.1 Nguồn vốn 37 2.1.2.2 Dư nợ 40 2.1.2.3 Một số hoạt động, dịch vụ khác 43 2.1.2.4 Kết quả tài chính 49 2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng 51 phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Thăng Long 2.2.1 Quy trình mở và thanh toán L/C tại Chi nhánh Thăng Long 51 2.2.2 Một số chỉ tiêu chính 53 2.3 Đánh giá hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng 57 phương thức tín dụng chứng từ 2.3.1 Kết quả đạt được 57 2.3.2 H ạn chế 60
  4. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THĂNG LONG 65 3.1 Phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2009 của Chi nhánh Thăng Long 65 3.2 Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại C hi nhánh NHNo & P TNT Thăng Lon g 66 3.2.1 Bám sát thị trường, theo dõi sự biến động tỷ giá 66 3.2.2 Tích cực marketing m ở rộng phạm vi khách hàng 67 3.2.3 Củng cố sự liên kết giữa các phòng ban trong toàn Chi nhánh 70 3.2.4 Tiếp tục công tác đào tạo và tự đào tạo cán bộ 71 3.2.5 Hiện đại hóa công nghệ trong ngân hàng 72 3.3 Một số kiến nghị 73 3.3.1 Đ ối với NHNo & PTNT Việt Nam 73 3.3.2 Đ ối với Ngân hàng Nhà nước 74 3.3.2.1 Phát triển thị trường tiền tệ và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 74 3.3.2.2 Gia tăng quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia, đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại tệ 76 3.3.3 Đ ối với Chính phủ 77 3.3.3.1 Tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động thanh toán quốc tế 77 3.3.3.2 Tạo môi trường thuận lợi cho công tác xuất nhập khẩu 78 III – K ẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 1.1: Một số nhân tố của phương thức chuyển tiền Bảng 1.2: So sánh các phương thức thanh toán quốc tế Sơ đồ 1.1 : Quy trình thanh toán L/C Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Chi nhánh Thăng Long Bảng 2.1: Tổng nguồn và cơ cấu nguồn vốn qua các năm 2006 – 2008 Bảng 2.2: Tổng d ư nợ và cơ cấu dư nợ qua các năm 2006 – 2 008 Bảng 2.3: Kết quả tài chính qua các năm 2006 – 2008 Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh ngoại tệ qua các năm 2006 – 2 008 Bảng 2.5: Thu – chi phí mua bán U SD với Trung ương Bảng 2.6: Kết quả hoạt động chuyển tiền qua các năm 2006 - 2008 Bảng 2.7: Phân loại hoạt động chuyển tiền theo mục đích Bảng 2.8: Kết quả hoạt động thanh toán nhờ thu Bảng 2.9: Kết quả hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu Bảng 2.10: Kết quả hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu Bảng 2.11: Giá trị trung bình 1 món thuộc hoạt động thanh toán L/C xuất Bảng 2.12: Tổng hợp hoạt động thanh toán L/C xuất nhập khẩu Biểu đồ 2.1: Thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế Bảng 2.13: Biểu phí của một số sản phẩm, dịch vụ ở Agribank
  6. LỜI NÓI ĐẦU Một trong những xu thế p hát triển kinh tế mạnh mẽ nhất hiện nay là xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Đây là một quá trình tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới, trong đó các hàng rào thuế quan và m ậu dịch dần dần bị xóa bỏ. Với điều kiện hội nhập này thì hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra ngày càng sôi động với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ và dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng các biện pháp để phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, hàng năm chiếm 70%GDP của cả nước. Để thực hiện được chủ trương trên, hệ thống ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo & PTNT) cần nhận thức đúng đắn vai trò và phát triển hơn nữa hoạt động thanh toán quốc tế; bởi đây là một trong những điều kiện quan trọng nhằm phát triển hoạt động thương mại quốc tế của một nước. N gay từ khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới bằng việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, NHNo & PTNT Việt Nam đã nhận thấy nhiều cơ hội lớn để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Từ đó N gân hàng đã có đề án đổi mới hoạt động dịch vụ này trên toàn hệ thống. Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long là một trong các chi nhánh lớn nhất thuộc hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, do đó nơi đây đ ã được chọn làm một trong những nơi thực hiện đề án đổi mới trên để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Trong hoạt động thanh toán quốc tế thì thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ là một hoạt động nổi bật và chiếm tỷ trọng lớn nhất tại Chi nhánh Thăng Long. V ới lý do trên em chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long”.
  7. Bằng phương pháp tổng hợp, thống kê, việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại nơi em thực tập là Chi nhánh Thăng Long. Từ đó đề xuất một vài giải pháp để giúp Chi nhánh tham khảo, hoàn thiện và phát triển hơn nữa hoạt động này trong thời gian tới. Đ ể đạt được các mục tiêu trên, bài viết gồm 3 chương: - Chương 1: Lý luận chung về thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. - Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long - Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long.
  8. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1 .1 Tổng quan về ngân hàng thương mại N gân hàng thương mại là một trong những tổ chức có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Các ngân hàng thương mại có mặt khắp nơi trên toàn thế giới, khách hàng của họ là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và thậm chí là cả Chính phủ. 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại N gân hàng thương mại là một trung gian tài chính có các nghiệp vụ chính là nhận tiền gửi, cho vay và là trung gian thanh toán của nền kinh tế. Đ ịnh nghĩa trên cho thấy 3 chức năng chính của ngân hàng thương mại là: trung gian tài chính, tạo phương tiện thanh toán và trung gian thanh toán. Các ngân hàng thương mại thực hiện vai trò trung gian tài chính thông qua hút vốn trong xã hội bằng cách phát hành các loại tiền gửi (tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn…), sau đó dùng vốn này để cho vay. Không chỉ như vậy, tổ chức này còn phát hành giấy nhận nợ, do nó có một số ưu điểm nên chúng đ ã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận. Từ đó chức năng tạo phương tiện thanh toán được thực hiện. Ngoài ra, để việc thanh toán diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện với chi phí thấp, ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, các loại thẻ… V ì vậy, họ không chỉ thanh toán được trong nước m à còn có thể thanh toán được với đối tác nước ngoài thông qua các trung tâm thanh toán quốc tế. N hư vậy, chức năng cuối cùng là làm trung gian thanh toán đã được ngân hàng thương mại thực hiện.
  9. 1.1.2 Hoạt động cơ b ản của ngân hàng thương mại N gân hàng thương mại cung cấp rất nhiều sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng trong đó có một số hoạt động chính sau: Cho vay: đây là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cho các ngân hàng. Hoạt động này giúp cho những người thiếu vốn trong nền kinh tế có tiền để tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân... Ta có thể kể đến một số hình thức cho vay sau: chiết khấu thương phiếu, tài trợ dự án, cho vay tiêu dùng... N hận tiền gửi: đ ể có tiền cho vay ngân hàng đã cho ra đời nhiều hình thức để huy động được tiền. Phương pháp phổ biến được các tổ chức tín dụng này áp dụng đó là trả lãi cho các khoản tiền gửi để b ù đắp cho khách hàng về việc họ sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng hiện tại. Mua bán ngoại tệ: ngân hàng có thể đứng ra mua bán ngoại tệ cho khách hàng ho ặc cho chính bản thân ngân hàng để đ ược hưởng phí dịch vụ và chênh lệch tỷ giá. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán hộ cho doanh nghiệp và người dân khi họ có yêu cầu với điều kiện đã mở tài khoản tại đây. Việc này không chỉ làm tăng số tiền mà ngân hàng huy động được m à còn giúp cho khách hàng được hưởng thêm các tiện ích khi không dùng tiền mặt (như an toàn, nhanh chóng, chính xác...). Tài trợ các hoạt động của Chính phủ: nhu cầu chi tiêu của Chính phủ rất lớn, trong khi đó ngân hàng thương mại lại có khả năng huy động vốn và cho vay với khối lượng lớn. Do đó , muốn được thành lập thì các ngân hàng phải chịu sự kiểm soát và cam kết tài trợ một phần cho các hoạt động của Chính phủ khi có nhu cầu. Một số hoạt động khác: bảo quản vật có giá, cho thuê, tư vấn, cung cấp dịch vụ đại lý, bảo hiểm, môi giới đầu tư chứng khoán.
  10. 1.2 Thanh toán quốc tế Mỗi quốc gia có điều kiện địa lý, tự nhiên, trình độ phát triển x ã hội và khoa học khác nhau, do đó sự phát triển kinh tế cũng như các nhu cầu của người dân về cơ sở vật chất trong các quốc gia cũng khác nhau. Trước sự đòi hỏi ngày càng phong phú về chất và đa d ạng về lượng mà chỉ giới hạn ở mỗi một quốc gia thì chắc chắn không thể đáp ứng đủ, hoạt động thương m ại quốc tế trong đó có thanh toán quốc tế đ ã ra đời. 1.2.1 Khái niệm thanh toán quốc tế X uất phát từ thực tiễn, các hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra thường xuyên và ngày càng phát triển hơn. Ban đ ầu chỉ có nhà buôn tham gia vào ho ạt động này, họ tự thống nhất với nhau địa điểm, loại tiền hoặc vật chất trao đổi... Sau đó có thêm các chủ thể khác mà có thể kể đến như các trung gian tài chính, người vận chuyển, nhà bảo hiểm... Đặc biệt việc trao đổi giữa các quốc gia với nhau làm phát sinh các khoản thu chi trong từng giao dịch, hoạt động này phụ thuộc vào quy định thống nhất giữa hai nước, đó là: thanh toán quốc tế. Vậy “thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan”. Sự khác nhau lớn nhất giữa thanh toán quốc tế và thanh toán quốc nội chính là yếu tố ngoại quốc: chủ thể tham gia thanh toán quốc tế nhất thiết phải có ít nhất một bên là người không cư trú, tiền tệ được sử dụng là ngoại tệ đối với một trong hai quốc gia; còn hàng hóa thì thông thường được luân chuyển ra khỏi biên giới một quốc gia… Hơn nữa, hoạt động thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với hoạt động thanh toán quốc nội do hoạt động này
  11. diễn ra trong một không gian lớn, thời gian thanh toán dài, liên quan đ ến nhiều bên tham gia (ít nhất là hai quốc gia), chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật. 1.2.2 Các yếu tố cơ bản của thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là một hoạt động phức tạp, bao gồm nhiều bên tham gia, nhiều cách thức, phương tiện thanh toán. Do đó để nghiên cứu kỹ hơn ho ạt động này ta cần tìm hiểu các yếu tố cơ bản có trong thanh toán quốc tế 1.2.2.1 Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế có các chủ thể sau tham gia vào quá trình này đó là: N gân hàng trung ương đóng vai trò là người thay mặt Chính phủ ký kết các hiệp định, đ iều ước quốc tế, luật quốc tế về tiền tệ và tín dụng. Đồng thời đây cũng là Ngân hàng tổ chức, điều hành, quản lý các ngân hàng thương mại trong hoạt động tiền tệ và thanh toán quốc tế. N gân hàng thương mại là một trung gian tài chính quan trọng tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế. Với mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, và có mối quan hệ ngân hàng đại lý với hầu khắp các ngân hàng khác trên thế giới, ngân hàng thương m ại đóng vai trò là trung gian thanh toán, chuyển tiền cho các bên tham gia. Ngoài ra, tổ chức tài chính này còn hỗ trợ, thúc đẩy thanh toán quốc tế được diễn ra nhanh chóng hơn do họ có thể cho các hãng buôn, doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay tiền mua hàng hóa, hoặc đứng ra bảo lãnh cho bên mua hàng để đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra thuận lợi và ít rủi ro hơn. N goài hai chủ thể trên còn có các chủ thể khác như: pháp nhân, thể nhân kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ... hãng bảo hiểm, vận tải... Tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế họ sẽ là người ủy thác cho ngân hàng thu hộ các khoản phải thu và chi hộ những khoản phải thu.
  12. 1.2.2.2 Tiền tệ chủ yếu sử dụng trong thanh toán quốc tế *) V iệc lựa chọn đồng tiền nào trong thanh toán q uốc tế sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên tham gia mua bán trao đổi hàng hóa với nhau. Tuy nhiên để thống nhất thì nhất thiết phải phân loại tiền tệ trong thanh toán. - Căn cứ vào phạm vi sử dụng tiền tệ thì chia thành: Tiền tệ thế giới (World currency): là tiền tệ được tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận làm phương tiện thanh toán quốc tế và dự trữ quốc tế, mà không cần có sự thừa nhận trong một văn bản, Hiệp định nào. Hiện nay chưa có một đồng tiền nào có thể thay thế vàng đóng vai trò tiền tệ thế giới. Tiền tệ quốc tế (International currency): là tiền tệ chung của một khối kinh tế hay tiền của hiệp định quốc tế. Ví dụ: USD, SDR, EUR... Tiền tệ quốc gia (National currency): là tiền tệ của một nước riêng biệt. V í dụ: VND, JPY, GBP... - Căn cứ vào sự chuyển đổi tiền tệ thì chia thành: Tiền tự do chuyển đổi (Free convertible currency): là đồng tiền của một quốc gia này có thể đổi sang đồng tiền của quốc gia khác qua hệ thống ngân hàng nước đó mà không cần giấy phép. Căn cứ vào 3 yếu tố: chủ thể chuyển đổi, mức độ chuyển đổi, nguồn thu nhập tiền tệ mà có thể chia tiếp thành tiền tệ tự do chuyển đổi to àn bộ và tự do chuyển đổi từng phần. Ví dụ: đồng tiền tự do chuyển đổi toàn bộ như USD, EUR, CHF..., với Việt Nam đồng tiền tự do chuyển đổi từng phần như THB, INR, KRW... Tiền tệ chuyển khoản (Tranferable currency): là tiền tệ ghi trên tài khoản, thông qua hệ thống tài khoản mở tại ngân hàng, tiền được chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác khi có yêu cầu mà không cần giấy phép. N hư vậy, tiền tệ chuyển khoản chỉ có thể chuyển nhượng quyền sở hữu từ người này sang người khác mà không thể tự do chuyển đổi sang đồng tiền khác.
  13. Tiền tệ song biên (Clearing currency): là tiền tệ ghi trên tài khoản, đ ược quy định trong hiệp định thanh toán bù trừ được ký kết giữa Chính phủ hai nước với nhau. Loại tiền này không được chuyển đổi cũng như chuyển khoản mà chỉ được ghi Nợ và ghi Có, cuối năm sẽ tiến hành bù trừ. Bên nào dư Nợ sẽ phải trả bên kia một khoản tiền, cách thức chi trả được quy định trong hiệp định đã ký kết. - Căn cứ vào hình thức tồn tại của đồng tiền thì chia thành: Tiền mặt (Cash): là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng trung ương (ho ặc Kho bạc nhà nước) của các quốc gia in ấn, phát hành. Tỷ trọng của loại tiền này trong thanh toán quốc tế không đáng kể. Tiền tín dụng (Credit currency): là tiền ghi sổ, tiền trên tài khoản. Loại tiền này chiếm tỷ trọng rất lớn trong thanh toán. - Căn cứ vào m ục đích sử dụng đồng tiền thì chia thành: Tiền tính toán (Account currency): là tiền tệ đ ược dùng để thể hiện giá cả cũng như tổng giá trị của hợp đồng mua bán giữa các bên. Tiền thanh toán (Payment currency): là tiền tệ đ ược d ùng đ ể thanh toán nợ hoặc thanh toán cho các hợp đồng đã được ký kết. *) Đ ồng tiền nào được lựa chọn sử dụng trong thanh toán quốc tế là do sự thỏa thuận giữa 2 bên mua – bán, tuy vậy còn bị phụ thuộc vào các nhân tố như: tương quan so sánh trong quan hệ ngoại thương, vị trí của đồng tiền được lựa chọn tại thời điểm giao dịch, và đ ặc biệt là tập quán sử dụng đồng tiền trong việc mua bán một số mặt hàng – ví dụ: dầu thô thường sử dụng U SD, kim loại màu sử dụng GBP... N hìn chung trong thanh toán quốc tế bên nào cũng muốn chọn đồng tiền của nước mình làm tiền tệ thanh toán bởi qua đó vị thế của đồng tiền nước mình được nâng cao trên thị trường tiền tệ quốc tế. Hơn nữa việc này
  14. còn giúp cho bên đó chủ động hơn trong việc thanh toán và giảm thiểu rủi ro khi tỷ giá ngoại tệ biến động. *) Trong bối cảnh hiện nay, giá cả các mặt hàng luôn thay đổi, cơ chế tỷ giá thả nổi được hầu hết các quốc gia thực hiện do đó các khoản phải thu, phải trả b ằng ngoại tệ bị biến động. Để giảm thiểu rủi ro tỷ giá, để tránh việc giá trị tiền tệ đ ược nhận khác với giá trị hàng hóa đã trao, các bên tham gia thanh toán có thể ký kết với nhau một trong các điều kiện đảm bảo hối đoái sau: Đ iều kiện đảm bảo bằng vàng: hình thức thông dụng nhất là lo ại tiền tệ đã được chọn để sử dụng trong thanh toán sẽ được đảm bảo bằng vàng, tức là xác định giá vàng theo đồng tiền này. Như vậy khi giá vàng thay đổi thì giá hàng hóa và tổng giá trị ghi trong hợp đồng mua bán cũng sẽ được điều chỉnh tương ứng. Đ iều kiện đảm bảo bằng ngoại hối: thay cho vàng ở trên, đồng tiền được chọn sẽ được xác định tỷ giá theo một đồng tiền khác tương đối ổn định. Trước một ngày thanh toán lấy lại tỷ giá giữa 2 đồng tiền này đ ể xem xét sự biến động. Tuy nhiên hạn chế của điều kiện này là không tránh được tình trạng cả 2 đồng tiền cùng lên giá, hoặc cùng xuống giá thì tỷ giá xác định sẽ không thay đổi. Do đó để hạn chế nhược điểm trên ta có thể sử dụng biện pháp đ ảm bảo hỗn hợp, tức là đầu tiên 2 bên cùng thỏa thuận lựa chọn ra đồng tiền để thanh toán, sau đó lựa chọn tiếp đồng tiền tương đối ổn định và xác định giá vàng theo đồng tiền này. Đ iều kiện đảm bảo theo “rổ” tiền tệ: trong điều kiện hiện nay thì b ản thân giá vàng cũng luôn biến động, do đó để hạn chế nhược điểm trên các bên tham gia thanh toán không lựa chọn một loại tiền tệ, hay vàng để đảm bảo mà thay vào đó là một “rổ” tiền tệ. Một “rổ” này sẽ bao gồm nhiều loại ngoại tệ
  15. mạnh, tương đối ổn định tại thời điểm giao dịch, sau đó sẽ xác định tỷ giá trung bình của cả “rổ” với đồng tiền ban đầu của hợp đồng ký kết. Tương tự như cách trên, trước một ngày kết thúc hợp đồng thanh toán lấy lại tỷ giá này. Đ iều kiện đảm bảo theo tiền tệ quốc tế: SDR hoặc EUR. Bản thân hai loại tiền quốc tế cũng là m ột “rổ” tiền tệ mạnh nhất thế giới (SDR) hay nhóm tiền tệ của liên minh châu Âu (EUR). Như vậy để giúp cho các b ên đối tác tránh gặp khó khăn trong việc xác định loại tiền nào đưa vào “rổ” đảm bảo, thì họ có thể chọn ngay hai loại tiền này để đảm bảo mà không cần suy nghĩ đến tỷ giá, cũng như tỷ trọng của từng loại tiền trong “rổ”. Đ iều kiện đảm bảo căn cứ vào mức biến động giá cả quốc tế: trong điều kiện này hai bên sẽ xác định tổng giá trị hợp đồng theo chỉ số giá quốc tế đối với mặt hàng hai bên đang mua – bán. Đồng thời cũng cần xác định được chỉ số giá quốc tế là giá cả hay giá thành, đối với toàn bộ hàng, hay là một phần của hàng. Do đó hình thức này thường được áp dụng đối với hàng hóa có tính chất nguyên, nhiên vật liệu. 1.2.2.3 Thời gian thanh toán quốc tế Trong thanh toán quốc tế, thời gian thanh toán có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, bên xuất khẩu m à nhận được tiền càng nhanh thì càng tăng doanh thu, bên nhập khẩu mà trả tiền càng chậm thì càng giảm được nhiều chi phí. Còn trong lĩnh vực phi thương m ại (chuyển tiền...) thì yếu tố này không có nhiều ý nghĩa quan trọng. Do đó việc xác định thời gian trả tiền sẽ là một nội dung quan trọng trong quá trình đ àm phán ký kết hợp đồng thương m ại quốc tế. Có các cách quy định sau: *) Trả tiền trước: đây là hình thức mà bên nhập khẩu trả một phần, ho ặc to àn bộ số tiền mua hàng cho bên xuất khẩu ngay sau khi ký hợp đồng mua hàng, hoặc trước một khoảng thời gian so với thời điểm giao hàng. H ình thức này có ý nghĩa:
  16. K hi hai bên đ ã quan hệ làm ăn từ trước, bên nhập khẩu có tiềm lực về tài chính và có thể cấp tín dụng cho bên xuất khẩu để họ có thêm vốn để tiến hành sản xuất hàng cho mình. Số tiền trả trước phụ thuộc vào khả năng của người nhập khẩu và nhu cầu của người xuất khẩu. Trong trường hợp này, giá hợp đồng thường thấp hơn giá hàng trả tiền ngay khi giao hàng; phần chênh lệch là số tiền lãi tính trên số ngày kể từ khi ứng trước đến ngày người xuất khẩu hoàn trả tiền ứng trước. K hi hai bên chưa có quan hệ làm ăn bao giờ, hai bên chưa tin tưởng nhau trong giao dịch, có thể do vị thế chênh lệch của hai bên (ví dụ: người bán bán mặt hàng khan hiếm trên thị trường, người bán là nhà cung cấp lớn…) mà người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu đặt cọc tiền để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, thời gian ứng trước thường ngắn và không được tính lãi trên số tiền ứng trước. *) Trả tiền ngay: gồm một trong các hình thức sau Bên nhập khẩu trả tiền ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng mà chưa đưa lên phương tiện vận tải tại nơi quy định (theo Incoterms 2000 đó là các điều kiện EXW, FAS, DAF, FCA). Bên nhập khẩu trả tiền ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng mà đã đưa lên phương tiện vận tải tại nơi quy định (theo Incoterms 2000 đó là điều kiện FOB). Bên nhập khẩu trả tiền khi nhận được bộ chứng từ đ ược hoàn thành bởi người xuất khẩu. H ọ có thể trả tiền ngay khi nhìn thấy toàn bộ chứng từ, hoặc sau 5-7 ngày kể từ khi nhìn thấy. Bên nhập khẩu trả tiền ngay khi nhận được hàng hóa tại nơi quy định trong hợp đồng hoặc tại cảng đến. *) Trả tiền sau: trên cơ sở 4 hình thức trả tiền ngay thì trả tiền sau cũng có 4 hình thức:
  17. Bên nhập khẩu trả tiền sau X ngày kể từ khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng mà chưa đưa lên phương tiện vận tải tại nơi quy đ ịnh. Bên nhập khẩu trả tiền sau X ngày kể từ khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng mà đ ã đưa lên phương tiện vận tải tại nơi quy định. Bên nhập khẩu trả tiền sau X ngày kể từ khi nhận đ ược bộ chứng từ được hoàn thành bởi người xuất khẩu. Bên nhập khẩu trả tiền sau X ngày kể từ khi nhận được hàng hóa tại nơi quy định trong hợp đồng hoặc tại cảng đến. *) Thời gian trả tiền hỗn hợp: tùy theo tính chất của hàng hóa, và cũng để hài hòa lợi ích của đôi bên mà có thể vận dụng tổng hợp các cách thanh toán trên. V í dụ: trong một hợp đồng ngoại thương có quy định: - 5% tổng giá trị hợp đồng trả cho người xuất khẩu trong thời gian 30 ngày sau khi ký được hợp đồng. - 5% tổng giá trị hợp đồng trả cho người xuất khẩu trong thời gian 10 ngày trước ngay quy định đợt giao hàng thứ nhất. - 5% tổng giá trị hợp đồng trả cho người xuất khẩu ngay sau khi giao đợt hàng cuối. - 10% tổng giá trị hợp đồng trả cho người xuất khẩu trong thời gian 20 ngày kể từ khi lắp xong máy, không chậm quá 10 tháng kể từ khi giao đợt hàng cuối. - 75% tổng giá trị hợp đồng còn lại trả cho người xuất khẩu trong thời gian 4 năm, mỗi năm một p hần bằng nhau. N hư vậy trong hợp đồng này, 2 cách trả tiền đầu là trả tiền trước, cách trả tiền thứ 3 là trả tiền ngay, 2 cách trả tiền cuối cùng là trả tiền sau. 1.2.2.4 Phương tiện thanh toán quốc tế: Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng phát triển thì số lượng các phương tiện xuất hiện ngày càng nhiều. Trong số đó, chúng ta có thể kể đến
  18. những phương tiện được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế đó là: Hối phiếu (bill of exchange): đây là một lệnh đòi tiền vô điều kiện do một bên ký phát người khác. Theo đó ngay sau khi nhìn thấy hối phiếu hoặc sau m ột số ngày nhất định trong tương lai người bị ký phát phải trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng (có th ể chính là người ký phát hoặc b ên thứ 3 hoặc người cầm hối phiếu). Lệnh phiếu – kỳ phiếu (promissory note): đây là chứng từ cam kết trả tiền của bên ký phát cho người hưởng lợi một số tiền nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Như vậy lệnh phiếu hoàn toàn trái ngược với hối phiếu. Séc (cheque): là tờ lệnh trả tiền vô điều khiện do người chủ tài kho ản ký phát, yêu cầu ngân hàng phục vụ họ trả tiền ngay khi nhìn thấy tờ séc, cho người cầm nó hoặc một người thụ hưởng được chỉ định. Thẻ thanh toán: là hình thức tiền điện tử do ngân hàng phát hành cho phép khách hàng thanh toán tiền tại những nơi chấp nhận thẻ trong phạm vi ho ặc quá số dư tài khoản của chủ thẻ (phụ thuộc sự thỏa thuận của ngân hàng với khách hàng). N goài các phương tiện trên, chúng ta có thể kể đến: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng quyền chọn, biên lai tín thác... 1.2.2.5 Đặc điểm, vai trò của thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận. V ới việc am hiểu các nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh, cũng như có mạng lưới rộng khắp trên toàn thế giới thông qua chi nhánh, văn phòng đại diện và ngân hàng đại lý... ngân hàng thương mại đã cung cấp dịch vụ này cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác; từ đó thu phí và mang về nguồn thu nhập không nhỏ cho ngân hàng.
  19. Hoạt động thanh to án quốc tế ngày càng phát triển thì thanh toán quốc tế điện tử sẽ dần dần thay thế cho các phương pháp thanh toán bằng chứng từ truyền thống. Có được đặc điểm này là do ho ạt động ngoại thương trên thế giới diễn ra càng ngày càng đa dạng, phức tạp; và cùng với nó là yêu cầu thanh toán nhanh gọn, chính xác, hạn chế rủi ro cho đôi b ên để mang lại lợi nhuận cao nhất. N guyên nhân thứ hai là hoạt động thanh toán quốc tế có sự hỗ trợ rất lớn từ phía ngành công nghệ thông tin, một khi công nghệ còn phát triển thì việc thanh toán qua biên giới trên mạng điện tử quốc tế vẫn còn tiến bộ hơn nữa. Hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế quốc gia thông qua việc thúc đẩy và mở rộng các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngo ài và các ho ạt động dịch vụ (như du lịch, hợp tác quốc tế). Đặc biệt nó còn giúp cho thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế. 1.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế Trong các giao dịch kinh tế hiện nay, việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ giữa hai bên thường không diễn ra một cách trực tiếp, mà thông thường hoạt động này sẽ được ủy thác cho ngân hàng để đảm bảo an toàn, nhanh chóng, tiện lợi. Vậy theo nghĩa rộng thì “toàn bộ nội dung, điều kiện và cách thức để ngân hàng tiến hành chuyển tiền và trả tiền giữa ng ười không cư trú với người cư trú gọi là phương thức thanh toán quốc tế”. Thanh toán quốc tế gồm hai mảng đó là: thanh toán quốc tế trong ngoại thương và thanh toán phi ngoại thương. Trong đó tỷ trọng của hoạt động thanh toán quốc tế trong ngoại thương chiếm tỷ trọng rất lớn và đóng vai trò chủ yếu trong kinh tế đối ngoại. Do đó có thể định nghĩa phương thức thanh toán quốc tế theo nghĩa hẹp sau: “phương th ức thanh toán quốc tế trong ngoại thương là toàn bộ quá trình, điều kiện quy định để người mua trả tiền
  20. và nhận hàng, còn ng ười bán thì giao hàng và nhận tiền theo hợp đồng ngoại thương thông qua h ệ thống ngân hàng phục vụ”. H iện nay có các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu sau: - Phương thức ứng trước - Phương thức ghi sổ - Phương thức chuyển tiền - Phương thức tín dụng chứng từ (được trình bày kỹ ở sau). 1.2.3.1 Phương thức chuyển tiền: Bảng 1.1: Một số nhân tố của phương thức chuyển tiền Rủi ro với Rủi ro với Trường hợp K hái niệm Đặc điểm áp dụng người bán người mua Là phương Thủ tục đơn giản Hai bên cực Rủi ro với Rủi ro với thức thanh toán nhanh gọn do đây thân tín với người bán khi người mua m à người mua là phương thức nhau (thường người mua trong trường yêu cầu ngân thanh toán trực áp dụng nhận h àng rồi hợp người h àng phục vụ tiếp giữa người trong mối nhưng cố tình mua trả tiền chuyển chuyển tiền và quan h ệ giữa chây ì từ chối trước cho m ình, một số tiền người thụ hưởng. công ty mẹ - thanh toán người bán nhất định cho Ngân ch ỉ công ty con). hoặc không nhưng người hàng b ên bán ho ặc đóng vai trò trung ch ịu thanh mua không một bên thứ 3 gian, không chịu nhận đư ợc toán. n ào khác trong trách nhiệm với cả hàng. một khoản thời hai việc bên, gian nhất định. người bán có nhận tiền đư ợc hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mua.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2