Báo cáo tốt nghiệp: Quy trình sản xuất cấu kiện thép tại Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel
lượt xem 16
download
Báo cáo "Quy trình sản xuất cấu kiện thép tại Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu hiện trạng quy trình sản xuất cấu kiện thép của Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel. Đánh giá quy trình sản xuất cấu kiện thép của Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel. Đề xuất một số biện pháp cải thiện quy trình sản xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Quy trình sản xuất cấu kiện thép tại Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CẤU KIỆN THÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MINH VIỆT SƠN STEEL Sinh viên thực hiện: Trần Thị Mỹ Kiều Lớp: D17QC01 MSSV: 1725106010045 Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Xuân Trang Bình Dương, tháng 11 năm 2020
- LỜI CẢM ƠN Sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu thực tập và làm báo cáo đến nay, tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Xuân Trang và các anh chị trong Công ty cổ phần Minh Việt Sơn Steel. Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất từ đáy lòng đến cô và các anh chị trong công ty đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho tôi vốn kiến thức quý báu suốt thời gian thực tập ở công ty. Nhờ có những sự chỉ dẫn đó, bài báo cáo của tôi đã hoàn thành. Vì vốn kiến thức còn hạn hẹp nên vẫn còn nhiều thiếu xót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Trần Thị Mỹ Kiều
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................................ v PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do hình thành đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2 3.1. Đối tượng: Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel. .................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 2 5. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................ 2 5.1 Ý nghĩa lý luận ............................................................................................................. 2 5.2 Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 3 6. Kết cấu của đề tài ............................................................................................................. 3 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MINH VIỆT SƠN STEEL ............... 4 1.1. Thông tin chung về Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel........................................... 4 1.2. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................................. 5 1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự.............................................................................................. 6 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty ................................................................................... 6 1.3.2. Tổ chức nhân sự ....................................................................................................... 8 1.4. Giới thiệu sản phẩm, thị trường, đối thủ cạnh tranh....................................................... 9 1.4.1. Sản phẩm .................................................................................................................. 9 1.4.2. Thị trường ................................................................................................................. 9 1.4.3. Đối thủ cạnh tranh .................................................................................................. 10 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CẤU KIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MINH VIỆT SƠN STEEL ......................................................................................... 11 2.1 Cơ sở lý thuyết............................................................................................................... 11 2.1.1 Khái niệm sản xuất .................................................................................................. 11 2.1.2. Khái niệm thép xây dựng ....................................................................................... 11 2.1.3 Khái niệm cấu kiện và kết cấu thép......................................................................... 13 2.1.4. Nhà thép tiền chế .................................................................................................... 13 ii
- 2.2 Giới thiệu về phòng điều hành sản xuất và nhà máy..................................................... 15 2.2.1 Phòng điều hành sản xuất ........................................................................................ 15 2.2.2 Nhà xưởng ............................................................................................................... 15 2.3. Tìm hiểu quy trình sản xuất .......................................................................................... 17 2.3.1. Quy trình sản xuất .................................................................................................. 17 2.3.2. Phân tích quy trình sản xuất ................................................................................... 18 2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá quy trình ..................................................................................... 26 2.4. Mô tả công nghệ ........................................................................................................... 27 2.4.1. Máy cắt lớn ............................................................................................................. 27 2.4.2. Máy cắt nhỏ ............................................................................................................ 27 2.4.3 Máy hàn cổng .......................................................................................................... 28 2.4.4 Máy đính gá ............................................................................................................. 28 2.4.5 Máy hàn cổng ngang ............................................................................................... 29 2.4.6 Máy nắn dầm ........................................................................................................... 29 2.4.7 Máy sửa bản mã ...................................................................................................... 30 2.4.8 Máy CNC đột lỗ ...................................................................................................... 30 2.4.9 CNC Plasma make hole machine (Máy CNC Plasma tạo lỗ bản mã) .................... 31 2.4.10 Máy phun bi........................................................................................................... 31 2.5. Đánh giá chung về quy trình sản xuất .......................................................................... 32 2.5.1. Lỗi xảy ra ở quy trình sản xuất cấu kiện thép ........................................................ 32 2.5.2. Các nguyên nhân làm sản phẩm bị khuyết tật ........................................................ 33 2.6 Khắc phục các lỗi xảy ra ............................................................................................... 38 2.6.1 Hàn bị lỗi ................................................................................................................. 38 2.6.2 Ráp sai so bản vẽ khi thiết kế .................................................................................. 38 2.6.3 Chiều dày sơn không đủ .......................................................................................... 39 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT VÀI GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT, NĂNG XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN HẨM ...................................................... 38 3.1. Phân tích SWOT ........................................................................................................... 39 3.2. Giải pháp ...................................................................................................................... 40 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................... 42 4.1. Kết luận ........................................................................................................................ 42 4.2. Kiến nghị ...................................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 43 iii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tổ chức nhân sự 8 Bảng 2.1 Nguyên liệu 17 Bảng 2.2 Tiêu chuẩn hàn thép 25 Bảng 2.3 Bảng thể hiện tần suất các khuyết tật trong 3 31 tháng điều tra của sản phẩm Bảng 2.4 Bảng thể hiện phần trăm khuyết tật trong 3 32 tháng điều tra của sản phẩm iv
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Tên Nội dung Trang Hình 1.1 Công ty Cổ Phần Minh Việt Sơn Steel 5 Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 6 Hình 2.1 Quá trình sản xuất 11 Hình 2.2 Thép ống 12 Hình 2.3 Thép tấm 12 Hình 2.4 Quy trình sản xuất cấu kiện thép 16 Hình 2.5 Máy cắt thép 18 Hình 2.6 Máy hàn cổng ngang 19 Hình 2.7 Máy hàn cổng 19 Hình 2.8 Máy đính gá 20 Hình 2.9 Công đoạn hàn cấu kiện 20 Hình 2.10 Máy nắn dầm 21 Hình 2.11 Chuẩn bị ráp 22 Hình 2.12 Ráp hoàn thiện 22 Hình 2.13 Máy phun bi 23 Hình 2.14 Hoàn thiện sơn 24 Hình 2.15 Máy cắt lớn 26 Hình 2.16 Máy cắt nhỏ 26 Hình 2.17 Máy hàn cổng 27 Hình 2.18 Máy đính đá 27 Hình 2.19 Máy hàn cổng ngang 28 Hình 2.20 Máy nắn dầm 28 Hình 2.21 Máy sữa bản mã 29 Hình 2.22 Máy CNC đột lỗ 29 Hình 2.23 Máy CNC Plasma tạo lỗ bản mã 30 Hình 2.24 Máy phun bi 30 Hình 2.25 Biểu đồ Pareto thể hiện các lỗi khuyết 33 tật ở sản phẩm v
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do hình thành đề tài Ngày nay với chính sách mở cửa của nhà nước đã thu hút rất mạnh mẽ sự đầu tư kinh tế của các nước trên thế giới cộng với sự phát triển kinh tế, xã hội trong nước ngày càng gia tăng nhanh dẫn đến sự hình thành các khu công nghiệp, các khu chế xuất ngày càng nhiều tại các tỉnh, thành, địa phương trong cả nước. Nhu cầu xây dựng các nhà xưởng, các kho ngày càng tăng nhanh. Xây nhà thép tiền chế cũng giúp hạn chế tối đa những thiệt hại từ các loại mối mọt hao mòn như khi sử dụng vật liệu bằng gỗ cho nhà xưởng của mình. Nhà thép tiền chế rất đa dạng với nhiều lựa chọn khác nhau, với thiết kế có thể tiết kiệm thêm được không gian xây dựng, lưu trữ và nguồn năng lượng sử dụng. Do tất cả các thành phần cấu tạo là cấu kiện của kết cấu nhà thép tiền chế đều được chế tạo sẵn ngay nên khi đưa đến công trình chỉ cần thực hiện khâu lâu ráp là xong, do đó loại khi xây nhà xưởng bằng khung thép tiền chế sẽ giúp tiết kiệm thời gian xây dựng nhiều hơn so với xây dựng những kiểu nhà xưởng truyền thống. Cũng chính điều này đã cắt giảm được rất nhiều chi phí, nhờ đó có thể sử dụng nguồn tiền này để đầu tư vào nhiều hạng mục khác hoặc tiết kiệm phần nào các khoản vay không cần thiết khác. Với cấu tạo bằng thép, nhà xưởng bằng khung thép tiền chế có khả năng chống chọi được các tác động đến từ môi trường ngoài, trong đó nguy hiểm nhất là các loại vi sinh vật như nấm mốc. Một nhà xưởng được xây từ thép tiền chế có tuổi thọ cao và không phải tốn công dọn dẹp và làm mới hàng tháng mà vẫn có thể kiểm soát chất lượng công trình. Tính thân thiện với môi trường của nhà xưởng tiền chế còn được thể hiện ở việc dễ dàng bắt gặp chúng trong những công trình công cộng như nhà thi đấu thể thao, trường học, nhà thờ, bệnh viện… Một công trình được làm từ thép tiền chế sẽ tốn ít thời gian bảo trì, tức là nhà xưởng sẽ được tồn tại lâu hơn và mang nhiều lợi ích kinh tế hơn. Đặc biệt với nhà xưởng được làm bằng khung thép tiền chế sẽ mang lại một không gian ấm áp về mùa đông và thoáng mát vào mùa hè vì những những nhà xưởng này đều có khả năng chịu nhiệt rất tốt bất kể khí hậu ở đó nơi xây dựng khắc nghiệt đến đâu. Để hình thành được một nhà thép tiền chế cần phải có các cấu kiện thép lắp ráp lại với nhau thành kết cấu thép tạo thành một công trình hoàn thiện. Chính vì lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Quy trình sản xuất cấu kiện thép tại Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel” làm đề tài nghiên cứu. 1
- 2. Mục tiêu của đề tài Tìm hiểu hiện trạng quy trình sản xuất cấu kiện thép của Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel. Đánh giá quy trình sản xuất cấu kiện thép của Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel. Đề xuất một số biện pháp cải thiện quy trình sản xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng: Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel. Thời gian: 2020 – 2021 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Để nghiên cứu về đề tài này tôi đã tìm hiểu và phân tích các tư liệu liên quan đến chủ đề quy trình sản xuất kết cấu thép tiền chế của công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel, thông qua các tạp chí, sách báo, qua các văn bản và một số phương tiện tài liệu khác. - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Thu thập những dữ liệu chưa có sẵn từ việc đi nghiên cứu thực tế tại công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel, giúp giải quyết những vấn đề về quy trình sản xuất kết cấu thép tiền chế còn hạn chế nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm được tốt hơn. - Nguồn dữ liệu: Các tài liệu được thu thập từ các phương tiện truyền thông đại chúng như: Interner, báo chí,... 5. Ý nghĩa của đề tài 5.1 Ý nghĩa lý luận Việc nghiên cứu về đề tài “Quy trình sản xuất kết cấu thép tiền chế tại Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel” cho tôi nhận thấy được những mặt thực tiễn của công tác sản xuất và sự phát triển của công ty cũng như sản phẩm. Qua đó giúp tôi phần nào đó đánh giá được những mặt tích cực và phát triển vượt bậc về công tác sản xuất của doanh nghiệp và cũng là những 2
- bất cập chưa được hoàn thiện trong công tác sản xuất của doanh nghiệp nhằm rút ra bài học dành cho bản thân. 5.2 Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu về một thương hiệu lớn và quy trình sản xuất sản phẩm luôn đứng hàng đầu như Minh Việt Sơn Seel đó là một cơ hội cho tôi tiếp cận đến 1 quy trình sản xuất nghiêm ngặt và phát triền lớn mạnh. Đó là một nguồn cung cấp thông tin bổ ích cho tôi về kiến thức cũng như tầm quan trọng của nó ảnh hưởng lớn đến như thế nào đối với sự phát triển về lâu dài và bến vững của một doanh nghiệp. 6. Kết cấu của đề tài Chương 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel. Chương 2: Giới thiệu và phân tích quy trình sản xuất cấu kiện thép tại Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel. Chương 3: Đề xuất một vài giải pháp nhằm cải thiện quy trình sản xuất, năng xuất và chất lượng sản phẩm. Chương 4: Kết luận và kiến nghị. 3
- CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MINH VIỆT SƠN STEEL 1.1. Thông tin chung về Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel Tên công ty: Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel Giám đốc: Ông Lê Văn Lợi Đại diện pháp luật: Ông Lê Văn Lợi Địa chỉ: Thửa đất số 779, khu phố 1B, phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Số điện thoại: 06503714437 Lĩnh vực: gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại. Tiêu chí: “Chất lượng - Tiến độ - Giá cả cạnh tranh hợp lý”. Công ty sẵn sàng phục vụ yêu cầu của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân các cơ sở liên doanh trong và ngoài nước về việc cung cấp các loại sản phẩm kết cấu thép theo hình thức chìa khóa trao tay từ khảo sát, thiết kế đến vận chuyển lắp đặt và bảo hành sản phẩm. Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel đã tư vấn thiết kế công trình và cung cấp cho mọi miền đất nước các sản phẩm thép tiền chế với kết cấu thép siêu trường siêu trọng phục vụ các dự án lớn. Với chiến lược phát triển toàn diện, vững mạnh về sản phẩm kết cấu thép công nghiệp và dân dụng với chính sách chất lượng tiêu chuẩn hóa, chuyên nghiệp, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, đáp ứng các sản phẩm có chất lượng cao. Công ty là đơn vị sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thép theo Tiêu chí: “Chất lượng - Tiến độ - Giá cả cạnh tranh hợp lý”. Tầm nhìn: Đến năm 2020 nâng công suất sản xuất nhà máy lên 12.000 tấn/ năm và tham gia mạnh các thị trường xuất khẩu quốc tế. Sứ mệnh: - Cung cấp giải pháp toàn diện về kỹ thuật xây dựng và kết cấu thép tốt nhất cho nhà đầu tư một cách hiệu quả. - Ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, liên tục đổi mới từ Ban Giám đốc đến nhân viên. - Tuân theo những tiêu chuẩn cao về đạo đức kinh doanh. 4
- Hình 1.1: Công ty Cổ Phần Minh Việt Sơn Steel Nguồn: Phòng điều hành công ty (2020) 1.2. Quá trình hình thành và phát triển 1992 – 2004: Tiền thân của công ty là các tổ đội, đơn vị vệ tinh cho công ty Investco (XNI), công ty Phú Sĩ. 2004: Công ty Cổ phần Cơ Khí – Tư Vấn – Xây Dựng – Dịch vụ Minh Việt Sơn được thành lập từ 100% vốn của các cổ đông trong nước, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dân dụng và công nghiệp. 2005: Nhận thấy thị trường có nhu cầu về nhà thép – kết cấu tép tiền chế, Ban lãnh đạo công ty với tầm nhìn dài hạn đã quyết tâm đầu tư sang lĩnh vực Cơ khí – Kết cấu, Tập trung thực hiện những dự án Công nghiệp. Xây dựng nhà máy sản xuất kết cấu thép & thiết bị cơ khí đầu tiên tại Thuận An, Bình Dương với diện tích 3.000 m2, công xuất 3.000 tấn/ năm. 2010: Khánh thành trụ sở văn phòng mới Minh Việt Sơn tại số 79A Thích Bửu Đăng, Phường 01, Quận Gò Vấp, TP.HCM. 2013: Đầu tư góp vốn vào công ty cổ phần Jesco Asia, bao gồm các đối tác từ Nhật Bản và một số đối tác lớn ở Việt Nam như Hòa Bình, Vĩnh Tường,… 2014: Mở rộng quy mô sản xuất, khánh thành nhà máy sản xuất kết cấu thép và thiết bị cơ khí thứ 2 tại Thuận An, Bình Dương với diện tích hơn 5.000 m2. Đầu tư dây chuyền máy móc đầy đủ và hiện đại, nâng tổng công suất của công ty lên hơn 6.000 tấn/năm – đón đầu làn song đầu tư rất mạnh từ nước ngoài 07/2015. Hợp tác liên kết với một số doanh nghiệp bạn, cùng ngành nghề (hội kết cấu thép Thắng Lợi) để mở rộng năng lực sản xuất và cung cấp dịch vụ. 2016: HĐQT công ty quyết định thăm dò thị trường Ấn độ, Myanma – Sản xuất và xuất khẩu kết cấu thép tiền chế. 5
- 1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐỐC BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG GIÁM QUẢN TRỊ ĐỐC P. KỸ THUẬT P. ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT P. TỔ CHỨC- HÀNH HỘIP.ĐỒNG GIÁMQUẢN ĐỐC TRỊ CHÍNH NHÀ MÁY 1 QL- BẢO GIÁM TRÌ THIẾT BỊ NHÀ MÁY 2 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ P. GIÁM ĐỐC ĐỐC NHÀ MÁY 1 (QUY MÔ: 5000M2) BAN KIỂM GIÁMSOÁT NHÀ MÁY 2 HỘI (QUYĐỒNG QUẢN MÔ: TRỊ M2) 3.000 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔ 7 HỘI ĐỒNG QUẢN TỔTRỊ8 TỔ 1 TỔ 2 TỔ 3 TỔ 4 TỔ 5 TỔ 6 ĐỐC VỆ SINH SƠN RA SẢN GIÁM TỔ HÀN GÁ GIÁM HÀNBAN KIỂM SOÁT SẮT XUẤT HỢP ĐỊNH P. KỸ THUẬT ĐÍNH HOÀN P. GIÁM ĐỐC P. KIỂM TRA VÀ XUẤT HÀNG ĐỐC ĐIỀU HÀNH SẢN ĐỐCXUẤT GIÁM CHI ĐỊNH HÌNH HOÀN THIỆN P. TỔ CHỨC-H.CHÍNH GIÁM GIÁM GIÁM TIẾT HÌNH THIỆN P. KỸ THUẬT P. ĐỐC P. GIÁM ĐỐC RỜIĐỐC ĐIỀU HÀNH ĐỐCSẢN XUẤT ĐỐC P. TỔ CHỨC-H.CHÍNH BAN KIỂM P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM SOÁT ĐỐC QL-BẢO TRÌ TỔ TỔ THIẾT BỊ NHÀ MÁY 2 P. GIÁM ĐỐC HỢP HỢP TỔ TỔ NHÀ MÁY BAN1KIỂM SOÁT P.MÁY GIÁM ĐỐC MÁY P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC 5A 5B P. KỸ THUẬT QL-BẢO TRÌ 3A BAN KIỂM SOÁT 3B THIẾT BỊ BAN KIỂM P. NHÀ MÁY 2 SOÁT NHÀ MÁY 1 P. KỸ THUẬT ĐIỀU HÀNH Hình 1.2: SơSẢN đồ cơ cấu P.XUẤT ĐIỀU HÀNHtổ chức BAN KIỂM SOÁT SẢN XUẤT BAN KIỂM SOÁT Nguồn: Phòng BAN điều hành công tyKIỂM SOÁT (2020) P.BAN KIỂM SOÁT KỸ THUẬT P. KỸ THUẬT P. TỔ CHỨC- P. TỔ P. ĐIỀU P. ĐIỀU HÀNH HÀNH SẢN XUẤT H.CHÍNH CHỨC- P. TỔ CHỨC- SẢN XUẤT H.CHÍNH H.CHÍNH P. KỸ THUẬT P. ĐIỀU P. TỔ CHỨC- HÀNH SẢN XUẤT P. TỔ P. KỸ THUẬTH.CHÍNH P. ĐIỀU P. KỸ THUẬT P. ĐIỀU P. KỸ THUẬT P. ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT P. TỔ CHỨC-H.CHÍNH HÀNH SẢN XUẤT P. TỔ NHÀ HÀNH SẢN XUẤT P. TỔ CHỨC-H.CHÍNH CHỨC-H.CHÍNH MÁY 2 (QUY MÔ: 3.000 M2) CHỨC-H.CHÍNH 6NHÀ QL-BẢO MÁY QL-BẢO 1 TRÌ THIẾT BỊ (QUY TRÌ MÔ:THIẾT 5000M2 ) MÁY 2 BỊ NHÀ NHÀ
- Chức năng: Hội đồng Cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, có quyền quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật háp và Điều lệ Công ty quy định. Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, nhân danh công ty để đưa ra các quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty và các quyền và nghĩa vụ này không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Cổ đông. Ban kiểm soát: Thẩm định báo cáo tài chính hàng nằm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Hội đồng Cổ đông hoặc theo yêu cầu của Cổ đông lớn.Ban kiểm soát báo cáo Hội đồng Cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Giám đốc: Là người quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của công ty, do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm. Giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc. Phó Giám đốc: Phó Giám đốc làm công việc là giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc. Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động. Phòng kỹ thuật: Quản lý, thực hiện kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn công ty. Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn công ty. Phòng điều hành sản xuất: Chỉ đạo và điều hành các chỉ tiêu công nghệ hằng ca, ngày trong quá trình sản xuất. Thực hiện công tác báo cáo theo quy định của công ty. Phòng Tổ chức- Hành chính: Là bộ phận giúp việc cho Giám đốc công ty thực hiện các chức năng quản lý công tác tổ chức, công nghệ thông tin, công tác hành chính và lao động. Phòng quản lý và bảo trì thiết bị : Là bộ phận chịu trách nhiệm về việc bảo trì hệ thống, máy móc liên quan đến việc sản xuất. 7
- 1.3.2. Tổ chức nhân sự Bảng 1.1: Tổ chức nhân sự PHÒNG TÊN CHỨC VỤ Lê Việt Sơn Chủ tịch Lê Văn Lợi Phó chủ tịch HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Bùi Anh Tuấn Uỷ viên Lê Văn Lợi Giám đốc Lê Kim Triệu BAN GIÁM ĐỐC Đào Thanh Hải Phó giám đốc Lê Duy Thảo Phó giám đốc Phòng quản lý thi công Trịnh Trần Công Hiệp Phòng thiết kế - kỹ thuật Đào Thanh Hải Phòng M&E Lê Duy Thảo Nhà máy Nguyễn Hữu Thịnh QL Nhà máy Phòng vật tư Lê Văn Hoàng Trưởng phòng Phòng tổ chức hành chính Trần Thị Lương Trưởng phòng Phòng kinh doanh Lê Duy Cương Trưởng phòng Phòng kế toán Võ Thị Kim Phấn Trưởng phòng Nguồn: Phòng điều hành công ty (2020) Nhân sự hiện tại của nhà máy: Trưởng ban: Trần Văn Ngôn Nhiệm vụ: Phân tích số liệu đã thu thập và đưa ra định mức chính xác. Xác định nguyên nhân gốc và khắc phục, đưa ra các dự báo hổ trợ phòng điều hành sản xuất. Là tài liệu hổ trợ điều hành và phát triển. Phó ban: Nguyễn Hữu Tín Nhiệm vụ: Hướng dẫn và kiểm tra số liệu mà các thành viên ghi chép. Đảm bảo số liệu thực và chính xác. Phó ban: Trần Văn Lợi 8
- Nhiệm vụ: Hướng dẫn và kiểm tra số liệu mà các thành viên ghi chép. Đảm bảo số liệu thực và chính xác. Thành viên: Nguyễn Như Ngọc Thành viên: Phan Văn Cúc Thành viên: Cù Thanh Thái Thành viện: Lê Công Luân Thành viên: Nguyễn Ngọc Hưng Thành viên: Lê Công Thiện Thành viên: Lê Hoàn Linh Nhà máy 1: Công nhân (bao gồm tổ trưởng) gồm 41 người. Nhà máy 2: Công nhân (bao gồm tổ trưởng) gồm 12 người. Quản lý, bảo trì, văn phòng, bảo vệ, TV gồm 17 người. 1.4. Giới thiệu sản phẩm, thị trường, đối thủ cạnh tranh 1.4.1. Sản phẩm Hiện nay thị trường có nhu cầu về nhà thép - kết cấu thép tiền chế, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Minh Việt Sơn Steel với tầm nhìn dài hạn đã quyết tâm đầu tư lĩnh vực Cơ khí - Kết cấu, sản phẩm chính của công ty là sản phẩm kết cấu thép tiền chế, sản xuất kết cấu thép công nghệ cao phục vụ ngành xây dựng, công nghiệp mũi nhọn trọng điểm quốc gia như: sân bay, các khu công nghiệp, siêu thị, nhà tháp cao tầng bằng kết cấu thép,… từ đơn giản đến phức tạp, với các dòng sản phẩm tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn, siêu trường siêu trọng. Ngành nghề chính của công ty gồm có: - Tư vấn và thiết kế cho khách hàng trong xây dựng công trình công nghiệp. - Sản xuất, lắp dựng nhà thép tiền chế, kết cấu thép chất lượng cao tại Việt Nam. - Tổng thầu, thiết kế, xin phép xây dựng và hoàn công các công trình nhà máy công nghiệp và lắp đặt máy móc thiết bị cho các dây chuyền sản xuất. 1.4.2. Thị trường Theo ông Lê Văn Tới – Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng), khuynh hướng sử dụng kết cấu thép trong các tòa nhà cao tầng và xây dựng đô thị tại nước ngoài rất phổ biến và đang được triển khai và khá phổ biến tại Việt Nam. Một trong những lý do sử dụng kết cấu 9
- thép trong xây dựng là có thể tiết kiệm được chi phí vì loại kết cấu này tốn rất ít chi phí trong việc sản xuất, lắp đặt và bảo hành so với các phương tiện truyền thống. Ngoài việc tiết kiệm được chi phí thì lý do để chọn kết cấu thép là do dễ kiểm soát, quản lý và có tính bền vững. Kết cấu thép được chế tạo tại nhà máy và nhanh chóng lắp dựng tại công trường bởi đội ngũ nhân viên lành nghề. Điều này giúp cho quá trình xây dựng diễn ra an toàn tuyệt đối. Kết cấu thép có thể chịu được các lực cực mạnh hoặc điều kiện thời tiết khắc nghiệt, như gió mạnh, động đất, bão và tuyết rơi. Kết cấu này cũng không dễ bị gỉ và không giống như khung gỗ, chúng không bị ảnh hưởng bởi mối, bọ và nấm mốc. Khi sử dụng kết cấu thép trong xây dựng cần có kỹ thuật cơ bản, việc nâng cao sức mạnh kỹ thuật cơ bản mang đến việc mở rộng hoạt động của kinh tế công nghiệp đặc biệt là mở rộng việc sử dụng kết cấu thép trong xây dựng. Vì vậy xu hướng sử dụng kết cấu thép trong xây dựng sẽ phát triển mạnh trong 10 đến 20 năm tới. 1.4.3. Đối thủ cạnh tranh Đối với ngành sản xuất kết câu thép tại Việt Nam, ngoài việc cạnh tranh với các công ty trong nước như Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Vega, Công Ty TNHH Cơ Khí Xây Dựng Thương Mại Tuấn Nam Phát,...công ty phải cạnh tranh với những công ty nước ngoài. 10
- CHƯƠNG II GIỚI THIỆU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CẤU KIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MINH VIỆT SƠN STEEL 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Khái niệm sản xuất Sản xuất là một quá trình là sự kết hợp của các loại nguyên liệu đầu vào vật chất và phi vật chất (kế hoạch, bí quyết…) khác nhau để nhằm tạo ra thứ gì đó cho tiêu dùng (sản phẩm). Đó là hoạt động tạo ra sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ, có giá trị sử dụng và mang lại ích lợi cho người sử dụng. Hiện nay theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất (Production) được hiểu là một quá trình (Process) tạo ra sản phẩm (Goods) hoặc dịch vụ (Services). Các yếu tố đầu vào Quá trình sản xuất Kết quả đều ra Đất đai Sản phẩm hữu hình: Lao động Thông qua quá trình Tivi, tủ lạnh, máy Vốn sản xuất các doanh móc, thiết bị,.. Trang thiết bị nghiệp hóa các yếu Dịch vụ: bữa tiệc, Nguyên vật liệu tố đầu vào thành kết chăm sóc sức khỏe, Tiến bộ khoa học quả đầu ra du lịch, khách sản.. Nghệ thuật quản trị Hình 2.1: Quá trình sản xuất- Nguồn[6] 2.1.2. Khái niệm thép xây dựng Thép và gang là hợp kim đen của sắt (Fe) và cacbon (C), ngoài ra còn một số các chất khác có tỉ lệ không đáng kể, như oxy (O), phôtpho (P), silic (Si),.. Thép cacbon, với lượng cacbon dưới 1,7%, không có các thành phần hợp kim khác. Tùy theo hàm lượng cacbon, lại chia ra: thép cacbon cao, thép cacbon vừa và thép cacbon thấp. Thép xây dựng là loại thép cacbon thấp, với lượng cacbon dưới 0,22%, đó là loại thép mềm, dẻo, dễ hàn. Thép cacbon vừa và cao là loại thép sử dụng trong các ngành công nghiệp khác. 11
- Thép hợp kim, có thêm các thành phần kim loại khác như crôm (Cr), kền (Ni), mangan (Mn),… nhằm nâng cao chất lượng thép như tăng độ bền, tăng tính chống gỉ. Thép hợp kim thấp là thép có tỉ lệ của tổng các nguyên tố phụ thêm dưới 2,5% đây là loại thép được dùng trong xây dựng. Thép hợp kim vừa và hợp kim cao không dùng làm kết cấu xây dựng. Trên thị trường Việt Nam, thép xây dựng chủ yếu được phân loại theo kết cấu Thép. Những loại kết cấu Thép chủ yếu là nhà công nghiệp, khung và trần khẩu độ lớn của nhà công cộng, cầu vượt, tháp, trụ, trần treo, khuôn của sổ và cửa đi,... Chúng ta có những loại: thép ống, thép tấm, thép hình… Hình 2.2: Thép ống Nguồn: Tác giả tổng hợp (2020) Hình 2.3: Thép tấm Nguồn: Tác giả tổng hợp (2020) 12
- 2.1.3 Khái niệm cấu kiện và kết cấu thép Cấu kiện thép là vật liệu xây dựng thép được chế tạo với hình dạng và thành phần hoá học cụ thể, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của từng dự án. Tùy thuộc vào chi tiết kỹ thuật áp dụng cho từng dự án, cấu kiện thép có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, cách chế tạo khác nhau (cán nóng, hàn các tấm thép với nhau hoặc uốn cong tấm thép)[1]. Cấu kiện thép là bộ phận hay tổ hợp thép đã được xử lý trước đó dùng để cấu tạo nên một chỉnh thể như máy móc hay công trình. Được sản xuất dùng để tạo nên một kết cấu công trình, tùy theo mục đích sử dụng trong kết cấu của một công trình. Kết cấu thép là doanh từ chỉ môn khoa học chuyên nghiên cứu việc dùng thép để làm các công trình xây dựng, đồng thời kết cấu thép cũng là doanh từ để chỉ những công trình xây dựng làm bằng vật liệu thép. Ưu điểm: - Kết cấu bền, chắc, đáng tin cậy trong quá trình sử dụng. - Vật liệu phù hợp với các giả thiết tính toán công trình. - Là loại kết cấu nhẹ mặc dù trọng lượng riêng của thép là lớn nhất trong các loại vật liệu xây dựng. - Là loại kết cấu dễ dàng công nghiệp hóa trong quá trình chế tạo cũng như dựng lắp. - Kết cấu thép dễ tạo được những công trình kín. Nhược điểm: - Dễ bị rĩ, do vậy phải tốn chi phí nhiều trong quá trình sử dụng như phải sơn, mạ,.. - Phòng hỏa, chống cháy rất kém. 2.1.4. Nhà thép tiền chế Nhà tiền chế hay còn gọi là nhà thép tiền chế là loại hình nhà thường thấy trong xây dựng công nghiệp. Nhà tiền chế được lắp dựng một cách đồng bộ dựa trên các kết cấu thép được thiết kế, tổ hợp và gia công sẵn theo bản thiết kế chỉ định sẵn từ trong nhà máy. Sau đó những cấu kiện thành phẩm đó mới được vận chuyển đến công trường để lắp dựng. Về mặt hình thức nhà thép tiền chế hay nhà lắp ghép đều được tạo thành giống với trò chơi xếp hình dành cho trẻ em. Các cấu kiện (cột, giằng, dầm…) được chế tạo sẵn giống như 13
- các mảnh ghép trong trò chơi đó, sau đó thì được lắp ghép lại thành nhà thép tiền chế giống như một hình được ghép hoàn chỉnh. Ưu điểm: - Tính hữu dụng cao: Kết cấu thép với đặc điểm linh hoạt trong khâu gia công, chế tạo có thể áp dụng cho mọi công năng công trình và mọi hình dáng mong muốn. Ngoài ra kết cấu thép còn rất dễ dàng sửa chữa, nâng cấp hay thay thế vì tính cơ động của nó. - Giá thành thấp: Tổng chi phí để đầu tư một dự án bằng thép thấp hơn so với sử dụng hệ kết bê tông cốt thép. - Chất lượng cao: Được thiết kế theo tiêu chuẩn mới nhất của Việt Nam và nước ngoài. Sản xuất theo một dây truyền hiện đại và đảm bảo chất lượng. Công tác lắp dựng chuyên nghiệp và chính xác. - Thi công nhanh: Kết cấu thép tiền chế được gia công sản xuất trước trong nhà máy. Vì thế khi đưa cấu kiện ra công trường lắp dựng chỉ mất 5-10 ngày. Tiết kiệm được rất nhiều thời gian của chủ đầu tư. - Chi phí bảo hành thấp. Nhược điểm: - Chịu lửa kém. - Chịu sự ăn mòn bởi tác động của môi trường, độ ẩm… Tuy vậy, kết cấu thép thường được sơn chống rỉ, sơn màu để cách biệt với môi trường bên ngoài. 2.1.5 Lý thuyết về pareto Nguyên lý Pareto nói rằng trong nhiều sự kiện, khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra. Nhà tư tưởng quản trị doanh nghiệp Joseph M. Juran đề xuất quy luật này và đặt theo tên của nhà kinh tế người Ý Vilffredo Pareto, người đã quan sát được 80% đất ở Ý là thuộc sở hữu của 20% dân số. Thông thường, quy tắc Pareto sẽ chỉ ra rằng, một bộ phận nhỏ dân số sẽ nắm được phần lớn tài sản của cả thế giới Mấu chốt ở đây là, bạn sẽ tập trung giải quyết chỉ 20% công việc nhưng đem lại sự khác biệt, thay vì tốn tài nguyên để xử lý 80% công việc khác. Trong thuật ngữ kinh tế, chúng ta có quy luật hữu dụng biên giảm dần. Nói chung, nó sẽ góp phần tăng “hiệu suất” lên mộ. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp " quy trình sản xuất của công ty "
47 p | 1859 | 567
-
Báo cáo tốt nghiệp "Quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính"
39 p | 1331 | 457
-
Báo cáo tốt nghiệp:"Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán và tư vấn tài chính SGN"
59 p | 877 | 359
-
Báo cáo tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực của Công ty Cổ Phần May 10
84 p | 712 | 299
-
Báo cáo tốt nghiệp: Quy trình sản xuất lạp xưởng tại Xí nghiệp chế biến thực phẩm Nam Phong
69 p | 1024 | 283
-
Báo cáo tốt nghiệp: Qúa trình sản xuất rượu Whisky
24 p | 995 | 217
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty công trình đường thủy
52 p | 494 | 172
-
Hướng dẫn làm Báo cáo tốt nghiệp (hoặc báo cáo đồ án môn học) - BM. Điện tử Viễn thông
9 p | 1026 | 134
-
Hướng dẫn viết báo cáo tốt nghiệp
187 p | 399 | 113
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: ”QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC AISC - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG”
55 p | 295 | 95
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình công nghệ xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Tân Bình
65 p | 246 | 56
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích quy trình bán hàng và đề xuất nâng cao hiệu quả bán hàng tại công ty cổ phần ô tô JAC Việt Nam
95 p | 86 | 25
-
Báo cáo tốt nghiệp: Quy trình phát triển sản phẩm trong sản xuất tại Công ty TNHH r-pac
76 p | 50 | 19
-
Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty TNHH Plasticolors Việt Nam
64 p | 33 | 17
-
Báo cáo tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Nội Thất Mê Kông
92 p | 27 | 14
-
Báo cáo tốt nghiệp: Hoàn chỉnh quá trình tiếp cận truyền thông và khách hàng của Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng Đất Thủ
103 p | 24 | 13
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng nội thất nguyên container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH TM&DV XNK Phát Khang, Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 13 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn