BÁO CÁO: "TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC"
lượt xem 61
download
Tham khảo luận văn - đề án 'báo cáo: "tự do hóa thị trường chứng khoán việt nam các vấn đề chủ yếu đối với cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và các công ty chứng khoán trong nước"', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO: "TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC"
- Tầ ng 9, Tòa nhà Minexport, 28 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam Tel: 04 62702158 Fax: 04 62702138 Email: mutrap@mutrap.org.vn; Website: www.mutrap.org.vn B ÁO CÁO TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC MÃ HOẠ T ĐỘNG: SERV -2 Nhóm chuyên gia: Andrew Capon Federico Lupo Pasini Dương Thị Phượng Nguyễn Thị Thục Anh Nguyễn Vân Chi Báo cáo này được lập với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu. Những quan điểm trình bày trong Báo cáo này là quan điểm của các tác giả, không phải ý kiến chính thức của Liên minh Châu Âu hay Bộ Công Thương.
- MỤC LỤC MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁO 1. 4 Phương pháp lu ận 1.1 4 Cấu trúc 1.2 4 TỔNG QUAN 2. 5 KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3. 7 Khuôn khổ giám sát 3.1 7 3.1.1 Cơ quan qu ản lý Nhà nước về chứ ng khoán 7 3.1.2 Lu ật Chứ ng khoán 9 Chu ẩn b ị khung pháp lý cho gia nhập WTO 3.2 9 Cơ cấu thị trường 3.3 10 TỰ DO HÓA LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN 4. 14 Tự do hóa thị trường chứ ng khoán ở Việt Nam 4.1 14 4.1.1 Giới thiệu 14 4.1.2 Chứ ng khoán là một phân ngành của “Dịch vụ tài chính” – Các cam kết WTO củ a Việt Nam 15 4.1.3 Tự do hóa dịch vụ tài chính theo GATS – Khuôn khổ p háp lý 17 4.1.4 Tác dụ ng của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế 21 4.1.5 Tự do hóa thị trường vốn: Các vấn đề đáng lo ngại 23 Tự do hóa dịch vụ tài chính trong các thị trường chứng khoán ASEAN 4.2 28 4.2.1 Tổng quan về Sở Giao d ịch chứ ng khoán và nhà đầu tư Malaysia 28 4.2.2 Tổng quan về Sở Giao d ịch chứ ng khoán và nhà đầu tư Thái Lan 30 4.2.3 Tổng quan về Sở Giao d ịch Chứng khoán và nhà đầu tư Indonesia 33 4.2.4 Kết luận về công ty chứng khoán nước ngoài ở các thị trường ASEAN 34 2
- Nhữ ng thách thứ c đố i với cơ quan quản lý do sự phát triển và mở cửa thị trường 4.3 34 4.3.1 Giới thiệu – Thích ứng vớ i tự do hóa thị trường 34 4.3.2 Rà soát thẩm quyền quản lý và hiệu quả hoạt động 35 Thách thứ c đối vớ i các công ty chứng khoán trong nước từ sự p hát triển và mở cử a thị 4.4 trường 51 4.4.1 Điều kiện thị trường trong nước 51 4.4.2 Phát triển do sức ép bên ngoài: Tự do hóa tài chính theo WTO 53 4.4.3 Liên doanh với công ty chứ ng khoán nước ngoài 53 4.4.4 Nhữ ng đố i tượng có tiềm năng gia nhập vào thị trư ờng chứng khoán Việt Nam 54 4.4.5 Công ty chứng khoán trong nước: Tăng cường tuân thủ quy định 54 4.4.6 Cơ hộ i cho những công ty trong nước 58 4.4.7 Các bước hành động cho các công ty chứng khoán Việt Nam 59 KHUYẾN NGHỊ 5. 65 Khuyến nghị đố i với UBCKNN trong việc mở cửa thị trường 5.1 65 5.1.1 Khuyến nghị đố i với các công ty chứng khoán trong nước khi mở cửa thị trường 70 5.1.2 Khuyến nghị để tăng cường tuân thủ bởi các công ty chứ ng khoán 72 5.1.3 Các khuyến nghị khác 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 6. 75 3
- 1. MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁO Căn cứ Điều khoản tham chiếu và trên cơ sở trao đổi với chuyên gia của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (“UBCKNN”), mục tiêu của Báo cáo là đánh giá những thách thức mà UBCKNN và các công ty chứng khoán trong nước phải đối mặt trong q uá trình tự do hóa thị trường chứng khoán hậu gia nhập WTO của Việt Nam, từ đó đ ưa ra những khuyến nghị về thay đổi chính sách và đ ề xuất hành động để UBCKNN và các công ty chứng khoán chu ẩn bị tốt cho việc đ ối phó với những thách thức đặt ra. Đối với UBCKNN, chúng tôi đ ề xuất một số thay đ ổi chính sách đ ể nâng cao khả năng đối phó với thách thức của mở cửa thị trường nói chung và đ ể tăng cường chức năng giám sát qu ản lý, xử lý vi phạm nói riêng. Đối với các công ty chứng khoán, chúng tôi đề xuất cách thức chuẩn bị tốt nhất để cạnh tranh với nước ngo ài và tuân thủ quy định trong nước. 1.1 Phương pháp luận Báo cáo được xây dựng dựa trên nội dung trao đổi với các chuyên gia trong nước của UBCKNN, trao đổi với các công ty chứng khoán, người hành nghề chứng khoán và các bên tham gia thị trường khác; tham khảo kinh nghiệm, quy định của ASEAN và các thị trường chứng khoán quốc tế, kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO), Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á. 1.2 Cấu trúc Sau phần Tổng quan, chúng tôi sẽ bắt đầu với việc trình bày b ối cảnh, khuôn khổ pháp lý, thể chế và cơ cấu thị trường chứng khoán Việt Nam. Tại Phần 4, chúng tôi sẽ phân tích các cam kết WTO của Việt Nam trong lĩnh vực chứng khoán và khuôn khổ pháp lý của GATS; p hân tích các tài liệu liên quan về lợi ích của một thị trường chứng khoán vận hành tốt, những tác động kinh tế của tự do hóa thị trường chứng khoán trong khuôn khổ cam kết WTO và trong bối cảnh những thuận lợi, khó khăn của tự do hóa dịch vụ tài chính. Từ phân tích chung về tự do hóa, chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét những cơ hội và mối đe dọa đối với UBCKNN và các công ty chứng khoán trong nước khi mở cửa thị trường. Trước hết, chúng tôi sẽ tham khảo kinh nghiệm tại một số thị trường các nước thuộc ASEAN có điều kiện tương tự Việt Nam khi mở cửa thị trường và cạnh tranh với nước ngoài. Cuối cùng, chúng tôi sẽ xem xét tác động của mở cửa thị trường Việt Nam cho đ ến nay, cụ thể là tác động của cạnh tranh bởi các đối thủ nước ngo ài bao gồm hơn 20 công ty liên doanh chứng khoán đang hoạt động và các công ty chứng khoán 100% vốn nước ngo ài sẽ được phép thành lập, ho ạt động theo cam kết WTO kể từ tháng 1/2012. Về các công ty chứng khoán trong việc 4
- tuân thủ quy định trong nước, chúng tôi sẽ đ ánh giá hiệu quả tuân thủ , xem xét những thách thức đặt ra và nghiên cứu cách thức đ ể các công ty này nâng cao khả năng tuân thủ, chuẩn bị cho mở cửa thị trường và d ự phòng đối phó với các tiêu chu ẩn tuân thủ cao hơn của các công ty chứng khoán nước ngoài. Tại Phần 5 , sau khi p hân tích những thách thức và rủi ro của mở cửa thị trường, chúng tôi sẽ khuyến nghị cho UBCKNN đ ể thích ứng và cải thiện hiệu quả của hệ thống giám sát và xử lý vi phạm hiện nay. Chúng tôi sẽ thảo luận một số b ước quan trọng mà các công ty chứng khoán trong nước có thể (nếu chưa) thực hiện để triển khai một chiến lược chuẩn bị đối phó với sự gia tăng cạnh tranh của các công ty chứng khoán nước ngo ài và cải thiện khả năng tuân thủ quy định trong nước. Lưu ý rằng Báo cáo này chỉ tập trung vào thị trường cổ phiếu, không xem xét thị trường trái phiếu vì hai chủ đề chính của Báo cáo là giám sát, xử lý vi phạm và tương lai của các công ty chứng khoán trong nước chủ yếu liên quan đ ến thị trường cổ phiếu (trong khi thị trường trái phiếu phần lớn hạn chế ở trái phiếu Chính phủ ). Tuy nhiên, sự phát triển hơn nữa của thị trường trái phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chuyển đổi là một phần không thể tách rời trong yêu cầu phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm đa dạng hóa các sản phẩm thị trường tài chính. 2. TỔNG QUAN Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chuyển biến đáng kể từ năm 2 000, đặc biệt năm 2 005. Khuôn khổ pháp lý, thể chế đã đ ược xác lập và thị trường chứng khoán đ ã có hơn 600 công ty niêm yết, đạt trên 30 tỷ USD tổng vốn hóa thị trường. Những thành tựu đáng ghi nhận này có được một phần nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ quan có thẩm quyền trong việc phát triển thị trường vốn Việt Nam. Triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ trung hạn đến d ài hạn cũng rất khả quan: theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP dự kiến từ 6,5% đến 7 ,5 % mỗi năm cho tới năm 2015. Việt Nam có dân số đông vào khoảng 87 triệu người, lực lượ ng lao đ ộng trẻ, số lượng lãnh đạo doanh nghiệp tài năng và các công ty niêm yết ngày càng nhiều ; các đ ịa phương, đặc biệt là các đô thị trẻ ngày càng phát triển. Các nhà đ ầu tư quốc tế đ ã có sự quan tâm đáng kể đối với Việt Nam với tổng mứ c đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 7 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bị chậm lại do ảnh hưởng củ a cuộc khủ ng ho ảng tài chính toàn cầu và mộ t số lo ngại hiện nay về môi trường kinh tế vĩ mô củ a Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào triển vọ ng hấp dẫn củ a Việt Nam trong dài hạn. Ngu ồn vốn đầu tư nước ngoài đ ã mang lại lợi ích cho các công ty củ a Việt Nam và trong mộ t số trường hợp, nhà đ ầu tư nước ngoài đã giúp cải thiện tiêu chuẩn bằng cách giới thiệu những thông lệ tốt trong việc xây d ựng giá trị công ty được đầu tư. 5
- Sự tham gia của nước ngoài vào thị trường chứng khoán ngày càng gia tăng nhờ mở cửa thị trường và gia nhập của các công ty chứng khoán nước ngoài. Theo cam kết WTO của Việt Nam năm 2007, các công ty chứ ng khoán nước ngoài được phép thành lập liên doanh kể từ năm 2007 và được thành lập công 1 00% vốn nước ngoài tại Việt Nam kể từ tháng 1/2012. UBCKNN p hải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Mở cửa thị trường đ òi hỏi năng lực quản lý các công ty chứng khoán nước ngoài, khả năng phối hợp với các cơ quan qu ản lý nước ngo ài và phát triển một thị trường lành mạnh với những công ty trong nước đủ sức đối phó với cạnh tranh của nước ngoài. Vì thế, UBCKNN cần cải thiện một số lĩnh vực sau: nâng cao năng lực xử lý bằng việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, có đội ngũ nhân viên đủ trình độ, tăng cường hợp tác chính thức với các cơ quan quản lý trong nước và nước ngo ài, rút ngắn thời gian tham vấn và phê duyệt các q uy đ ịnh và chính sách mới áp dụng cho thị trường chứng khoán, khuyến khích hợp nhất và sáp nhập số lượng quá đông các công ty chứng khoán trong nước hiện nay. UBCKNN cũng phải đối phó với những thách thức đáng kể trong việc giám sát và xử lý vi phạm. UBCKNN không có đủ quyền hạn trong điều tra và xử lý vi phạm, dẫn đến việc không thể thực hiện đầy đủ chức năng giám sát và xử lý vi phạm. Hơn thế, các công ty chứng khoán cũng chưa hiểu và thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ của mình một cách đầy đủ. Vì thế, việc đào tạo cho đội ngũ nhân viên của các công ty chứng khoán, sự kiểm tra chặt chẽ hơn của cơ quan bên ngoài và gán trách nhiệm cho các cấp quản lý cần được thực hiện. Các mức phạt hành chính hiện quá thấp, không đạt hiệu quả ngăn chặn vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng này có thể bắt đầu cải thiện với những thay đổi gần đây về mức phạt và kế hoạch thu hồi lợi nhuận bất chính. UBCKNN cần theo dõi việc thực hiện các nội dung này và xem xét các biện pháp tăng cường khác nếu thấy không hiệu quả. Phần 5 Báo cáo b ao gồm các khuyến nghị cho UBCKNN trong việc mở cửa thị trường và tăng cư ờng giám sát, xử lý vi phạm. Đối với các công ty chứng khoán trong nước, mở cửa thị trường đ em lại cả cơ hội lẫn mối đe dọa. Cơ hội bao gồm chuyển giao bí quyết sản phẩm, công nghệ, chất lượng dịch vụ, cải thiện kỹ năng và kinh nghiệm cho đội ngũ nhân viên Việt Nam, hợp danh với công ty nước ngoài. Các công ty chứng khoán nước ngo ài sẽ mang lại nhiều khách hàng mới là nhà đ ầu tư nước ngoài, đồng thời đóng vai trò làm chất xúc tác thúc đ ẩy đổi mới cho thị trường trong nước, chẳng hạn như giới thiệu các sản phẩm mới, cung cấp kinh nghiệm kinh doanh những sản phẩm phức tạp như chứng khoán phái sinh, qua đó sẽ hỗ trợ p hát triển thị trường. Kinh nghiệm của các nước khác cho thấy sự tham gia của các công ty chứng khoán nước ngoài tăng cường cạnh tranh, qua đó nâng cao tiêu chuẩn và hiệu quả của toàn bộ thị trường. Cạnh tranh ở mức độ cao hơn đồng thời là mối đe dọa đối với các công ty chứng khoán trong nước. Các công ty này đ ứng trước những lựa chọn chiến lược, cần đánh giá và ra quyết định phù hợp . Những câu hỏi đặt ra đối với các công ty này như nên tìm kiếm đối tác nước ngo ài hay duy trì hiện trạng hay cổ đông nên bán cổ phần và tìm kiếm người mua mới. Kinh nghiệm 6
- của các nước ASEAN và các nước khác cho thấy khi mở cửa thị trường chứng khoán cho nước ngoài, trong một số trường hợp các công ty trong nước sẽ hợp danh với công ty nước ngoài, trong một số trường hợp khác họ sẽ theo đuổi chiến lược riêng dưới sự kiểm soát của cổ đông trong nước. Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy thị trường có đủ chỗ cho cả công ty trong nước và nước ngo ài, tuy nhiên một chiến lư ợc chủ động vẫn tốt hơn một chiến lược thụ động. Vì thế, các công ty trong nước cần quyết định cách thức tốt nhất để hoạt động trong thị trường cạnh tranh và mở cửa hơn. Họ cần xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình, bao gồm xem xét và đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu phát triển trung hạn, quyết định nên hợp tác với một công ty chứng khoán nước ngo ài hay không, và nếu hợp tác thì cần chọn hình thức nào, ví dụ như tham gia cổ phần hay không tham gia cổ phần... Đồng thời, họ cần củng cố nền tảng kinh doanh bằng cách cải thiện qu ản trị doanh nghiệp và tuân thủ, quản lý và kiểm soát rủi ro, xây dựng bộ quy tắc ứng xử để xây dựng nền móng ổ n định cho doanh nghiệp, giảm rủi ro phải đối mặt với thua lỗ không lường trước được hay mất sự tin tưởng của khách hàng hoặc danh tiếng doanh nghiệp. Việc thực hiện những khía cạnh này b ao gồm nâng cao sự tuân thủ pháp luật trong nước và quy định nội bộ để xây dựng thương hiệu và danh tiếng. Về việc tuân thủ, lãnh đ ạo doanh nghiệp cần khởi xướng và đi đầu trong việc thực hiện, đảm bảo đội ngũ nhân viên được đào tạo đầy đủ đ ể họ hiểu thế nào là tuân thủ, có hiểu biết chung về các nghĩa vụ tuân thủ của công ty cũng như hiểu biết cụ thể về các trách nhiệm của bộ phận và cá nhân. Phần 5 Báo cáo cũng bao gồm các khuyến nghị của chúng tôi đối với các công ty chứng khoán trong nước để đối phó với thách thức của mở cửa thị trường và nâng cao tuân thủ pháp lu ật. 3. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1 Khuôn khổ giám sát 3.1.1 Cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) là cơ quan chủ chốt trong việc qu ản lý các thị trường vốn và các đ ối tượng tham gia thị trường. Được thành lập vào tháng 11/1996, nhiệm vụ của UBCKNN là tổ chức, phát triển và giám sát thị trường chứng khoán trong nước. Lịch sử phát triển của UBCKNN không thuộc p hạm vi nghiên cứu của Báo cáo này và đ ã được đề cập trong b áo cáo MUTRAP “Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ đến năm 2020 (CSSSD) và tầm nhìn tới năm 2025”. Luật Chứng khoán (đ ề cập dưới đây) quy định UBCKNN là cơ quan thuộc Bộ Tài chính (BTC) chứ không phải một tổ chức độc lập. Với mô hình ho ạt động này, các chức năng chính 7
- của UBCKNN được quy định như sau (theo Quyết định 63/2007/QĐ-TTg ngày 10/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ ): Các chức năng chính của UBCKNN (theo Quyết định 63/2007/QĐ-TTg ngày 10/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ ) b ao gồm: Xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch, chính sách và d ự án p hát triển thị - trường chứ ng khoán Việt Nam; So ạn thảo và ban hành các quy định và hướ ng dẫn liên quan đ ến chứ ng khoán và thị - trường chứ ng khoán; Tổ chức thực hiện các quy đ ịnh về thành lập và ho ạt động củ a thị trường giao dịch - chứng khoán có tổ chức tại Việt Nam; Cấp phép và xử lý vi phạm quy đ ịnh đ ối với ho ạt độ ng củ a các công ty chứng khoán, - các công ty tư vấn đ ầu tư chứng khoán, các qu ỹ đầu tư chứng khoán, các trung tâm lưu ký và ủ y thác chứ ng khoán; và nhữ ng người hành nghề chứ ng khoán; Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý vi phạm các quy định về chứng - khoán củ a các tổ chức phát hành chứ ng khoán, các công ty niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các đơn vị cung cấp dịch vụ và nhà đ ầu tư trên thị trường chứng khoán… Bồi dưỡng đào tạo và cấp phép cho những người hành nghề kinh doanh chứ ng khoán. - Về chức năng giám sát, UBCKNN nhận đ ược sự hỗ trợ của Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) là các đơn vị quản lý trực tiếp sàn giao d ịch chứng khoán và các trung gian thị trường chứng khoán. Chức năng và nhiệm vụ của UBCKNN cũng có thể tham khảo trong Luật Chứng khoán và các văn bản dưới luật khác. Một số văn bản quy định chức năng và nhiệm vụ cụ thể của UBCKNN b ao gồm: Quyết định 112 tháng 09/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ - chức củ a UBCKNN; Quyết định 127 tháng 12/2008 b an hành Quy chế giám sát giao d ịch chứng khoán trên - thị trường chứ ng khoán; Quyết định 27 tháng 04/2007 ban hành Quy chế tổ chức và ho ạt độ ng công ty chứng - khoán, sửa đổi và bổ sung bởi Quyết đ ịnh 126/2008/QĐ-BTC ngày 26/12/2008 ; 8
- 3.1.2 Luật Chứng khoán Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong suốt một thập kỷ qua, đặc biệt từ năm 2005 trở lại đây. Số lượng cổ phiếu được niêm yết và giao d ịch tăng nhanh đ i kèm với những thách thức về quản lý để đảm bảo sự phát triển trật tự và chuyên nghiệp của thị trường. Trong b ối cảnh đó, với mục tiêu tăng cường qu ản lý trên thị trường chứng khoán và chuẩn bị đ áp ứng các yêu cầu của WTO, Chính phủ Việt Nam đ ã ban hành Lu ật Chứng khoán năm 2006, b ắt đầu có hiệu lực thi hành năm 2007. Khung pháp lý cho thị trường chứ ng khoán Việt Nam bao gồ m Luật Chứng khoán và các văn bản pháp lý khác (tổng cộ ng 37 văn bản tính đ ến năm 2010). Luật Chứng khoán là cơ sở p háp lý chủ chố t để điều tiết thị trường chứng khoán Việt Nam. Khung pháp lý bao gồm 37 văn bản. Qua trao đổ i, nhìn chung các luật sư và người hành nghề chứ ng khoán đ ều nhận định khung pháp lý này đ ã tiến b ộ đ áng kể so với trước đây và tạo d ựng cơ sở pháp lý vữ ng chắc hơn cho lĩnh vự c chứng khoán. Luật Chứng khoán vận d ụng các nguyên tắc củ a IOSCO, nhấn mạnh công tác giám sát và quản lý thị trường, minh b ạch hóa và b ảo vệ nhà đ ầu tư. Nhằm t heo kịp sự phát triển của thị trường, UBCKNN đã dự thảo một số sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, có tham vấn các bên tham gia thị trường, chẳng hạn như các nội dung về phát hành riêng lẻ (private placement) và chào mua công khai (tender offer), và qua Bộ Tài chính đ ã trình lên Chính phủ xem xét. Các sửa đổi và b ổ sung này đối với Lu ật Chứng khoán đã đ ược thông qua trong phiên họp Quốc hội ngày 24/11/2010. 3.2 Chuẩn bị khung pháp lý cho gia nhập WTO Thông qua các báo cáo trước đ ây của chuyên gia và qua thảo luận với UBCKNN, chúng tôi được biết Lu ật Chứng khoán đ ã đáp ứng những cam kết của Việt Nam khi gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Luật Chứng khoán được xây dựng với tinh thần đón đầu những đòi hỏi của WTO, do đó đ ã đáp ứng những đ òi hỏi này. Báo cáo MUTRAP “Hỗ trợ Bộ T ư pháp và các b ộ, ngành hữu quan rà soát khung pháp lý trong nước so với các cam kết, nghĩa vụ của GATS” tháng 6/2008 đã khẳng định các quy định trong nước trong lĩnh vực chứng khoán về nguyên tắc phù hợp với các cam kết WTO của Việt Nam và không cần sửa đổi thêm. Quyết định 27 về Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán và Quyết định 35 về Quy chế tổ chức và ho ạt động của công ty quản lý quỹ đã hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 14. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của những văn bản này chỉ giới hạn ở việc tổ chức và hoạt động của các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ trong nước. Vì thế, để đảm bảo tính minh bạch cũng như sự thận trọng trong công tác quản lý lĩnh vực này, Báo cáo cũng trình bày khuyến nghị do các chuyên gia trong nước nêu ra về sự cần thiết phải ban hành văn bản hướng dẫn thành lập và hoạt động của các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài, chi nhánh của các công ty chứng khoán và công ty qu ản lý quỹ nước ngoài bắt đầu có 9
- hiệu lực vào ngày 11/01/2012 vì khuôn khổ pháp lý hiện nay chưa hoàn chỉnh. Ví dụ một số khía cạnh cần được làm rõ như việc dịch thuật, chứng thực và chứng nhận của Đại sứ quán ho ặc Lãnh sự quán đối với các giấy tờ trong hồ sơ cấp phép. Văn b ản hướng dẫn này sẽ giúp thực hiện cam kết tiếp cận thị trường theo Phương thức 3. 3.3 Cơ cấu thị trường Thị trường cổ phiếu được xây dựng với hạt nhân là HOSE và HNX, hỗ trợ bởi Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (TTLKCK) cho thanh toán, bù trừ các giao d ịch chứng khoán. Các trung gian chủ chốt của thị trường chứng khoán bao gồm: 105 công ty chứng khoán (103 công ty môi giới chứng khoán và 2 công ty chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư) và 46 công ty qu ản lý quỹ. Số lượng công ty chứng khoán tương đ ối nhiều so với các thị trường khác cũng như so với tổng vốn hóa thị trường. Nhiều công ty trong nước mới gia nhập và nộp hồ sơ cấp giấy phép thành lập công ty chứng khoán do bị thu hút bởi thời kỳ phát triển mạnh mẽ của thị trường. Số lượng các công ty chứng khoán mới thành lập tăng mạnh nhất trong năm 2006 (số công ty chứng khoán đăng ký thành lập nhiều nhất trong năm này). Nhìn lại sự tu ột dốc thảm hại của chỉ số VN INDEX đầu năm 2007 và cu ộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sau đó thì đây là một sự lựa chọn thời điểm hết sức sai lầm. Hình 1: Số lượng các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ CK QLQ Nguồn: UBCKNN tháng 7/2010 10
- Ghi chú: (*) 1 công ty chứng khoán bị thu hồi giấy phép Hiện nay, nhiều công ty chứng khoán nước ngoài đã liên doanh với các công ty trong nước. Các liên doanh có vốn góp của nước ngo ài hạn chế ở mức 49% cổ phần đ ược phép thành lập và hoạt động kể từ năm 2007 theo cam kết WTO. Phần sau của Báo cáo sẽ đi sâu hơn về các công ty chứng khoán nước ngoài cũng như những cơ hội và thách thức mà các công ty này tạo ra. Công ty chứng khoán có thể nộp hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh một số nghiệp vụ, kể cả bảo lãnh phát hành chứng khoán với yêu cầu về cơ sở vốn lớn. Tổng vốn yêu cầu đối với việc kinh doanh tất cả các nghiệp vụ là 300 tỷ đồng. Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đ ầu tư tăng mạnh từ gần 3,000 lên gần 1 triệu từ năm 2000 đến 2010 nhưng t ỷ lệ p hần trăm so với dân số 87 triệu người vẫn còn ở mức thấp, do đó hứa hẹn khả năng p hát triển tốt trong tương lai. Biểu 2: Số lượng tài khoản của nhà đầu tư tính đến 31/12 (hàng năm) 2005 2006 2007 2008 2009 30/9/2010 Năm Tổng tài khoản tại các công ty 31.241 86.184 305.298 531.428 822.914 1.003.297 chứng khoán Nguồn: UBCKNN tháng 11/2010 Trong các loại hình nghiệp vụ cung ứng, môi giới chứng khoán là nghiệp vụ chủ chốt của các công ty chứng khoán. Một số công ty có tỷ trọng tự doanh (proprietary trading) tương đ ối cao trong khi một số khác phát triển các dịch vụ ngân hàng đầu tư như phát hành riêng lẻ, tư vấn phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (initial public offering - IPO), hợp nhất và sáp nhập (mergers and acquisitions - M&A). Đối với những công ty này, chiến lược đ ịnh hướng vào dịch vụ tư vấn là nhằm thu hút khách hàng mới, đa dạng hóa doanh thu hướng tới mô hình “dịch vụ trọn gói” và xây d ựng thương hiệu , cho dù doanh thu từ các dịch vụ này đóng góp ở mức tương đối thấp (thường chỉ ở mức một con số phần trăm). Về đổi mới lĩnh vực tài chính, các đối tượng tham gia thị trường không ngừng thúc đẩy việc khai thác các sản phẩm mới và đ ổi mới thị trường, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh như cho vay đầu tư chứng khoán (hay cho vay ký quỹ - marginal lending), mua bán cùng ngày và cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản giao dịch. UBCKNN đã đ iều phối thảo luận và làm các thủ tục phê duyệt, tuy nhiên, quy trình mất nhiều thời gian hơn mong đợi của thị trường do b ản chất của quy trình phê duyệt. 11
- Ngoài ra, các bên cũng kêu gọi cho phép các sản phẩm mới như chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh có thể mất vài năm mới được phép giao dịch để chờ xây dựng năng lực chuyên môn, đầu tư công nghệ và cơ sở hạ tầng cần thiết, đ ào tạo chuyên môn cho những người hành nghề chứng khoán, cũng như soạn thảo, phê duyệt luật và quy đ ịnh liên quan. Số lượng công ty niêm yết đ ã tăng trưởng nhanh chóng. Tính đến tháng 7/2010, HOSE và HNX có 547 công ty niêm yết, bao gồm 245 công ty trên HOSE và 302 công ty trên HNX. Biểu 3: Số lượng công ty niêm yết TỔNG SỐ HOSE HNX Nguồn: UBCKNN tháng 7/2010 Xét đến quy mô tương đối nhỏ của thị trường chứng khoán Việt Nam, sự tồn tại đồng thời hai Sở Giao dịch Chứng khoán HOSE và HNX là m ột hiện tượng bất thường. Điều này gây ra một số điểm bất lợi, chẳng hạn cạnh tranh giữa hai Sở Giao d ịch đ ể thu hút khách hàng mới niêm yết và tốn kém chi phí hơn cho các công ty chứng khoán đ ể duy trì giao dịch trên cả hai Sở Giao dịch. Tuy nhiên, dường như hai Sở Giao dịch vẫn tiếp tục cùng tồn tại trong thời gian tới và kế hoạch của UBCKNN là tăng cường HOSE với vai trò thị trường cho các cổ phiếu có quy mô lớn (trên 80 tỷ đồng) và HNX với vai trò thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 80 tỷ đồng), UPCOM và trái phiếu chính phủ. Ranh giới này hiện chưa được phân rõ vì cả HOSE và HNX đang cạnh tranh với nhau để niêm yết cho một số công ty. UPCOM là một thị trường mới, khởi đầu từ năm 2009 dành cho các công ty nhỏ. Đây là sự phát triển tốt và mục tiêu của thị trường là khuyến khích các cổ phiếu OTC (Over-The- Counter) niêm yết trên UPCOM. Niêm yết trên thị trường này, các cổ phiếu sẽ được đăng ký và thanh toán bù trừ bởi TTLKCK, được quản lý trong một môi trường đầu tư an toàn và minh bạch hơn, giảm bớt rủi ro cho các nhà đ ầu tư và nâng cao uy tín thị trường so với thị trường OTC không có sự quản lý và bảo vệ của Nhà nước. Thị trường OTC tại Việt Nam thường lớn và năng đ ộng, vì vậy khuyến khích các công ty tốt tham gia thị trường chứng khoán có sự quản lý của Nhà nước sẽ thúc đẩy sự phát triển thị trường có trật tự. Giao dịch 12
- các cổ phiếu UPCOM hoặc cổ phiếu niêm yết sẽ bớt rủi ro cho nhà đầu tư. Giá trị vốn hóa thị trường của HOSE, sau bước khởi động chậm chạp từ năm 2000 đến năm 2005, đ ã gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2006. Giá trị vốn hóa thị trường của HNX năm 2005 chỉ chiếm khoảng 20% tổng giá trị vốn hóa thị trường, đến tháng 07/2010 là 650 nghìn t ỷ đ ồng (tương đương với 33 tỷ USD) như thể hiện trong biểu dưới đây: Biểu 4: Giá trị vốn hóa thị trường Tỷ VNĐ Vốn hóa thị trường Tổng vốn hóa thị Năm GDP trường HOSE HNX 2000 441646 1046 1046 2001 481295 1605 1605 2002 535762 2540 2540 2003 613443 2408 2408 2004 715307 3913 3913 2005 839211 7472 1884 9356 2006 974266 147967 73189 221156 2007 1143275 364425 130122 494547 2008 1477717 169346 55174 224520 2009 1645481 495094 123547 618641 Nguồn: UBCKNN tháng 7/2010 Hiện tại, tổng giá trị vốn hóa thị trường chiếm khoảng 38% tổng sản lượng quốc nội (GDP) trong năm 2009 như thể hiện trong b iểu đồ dưới đây. Biểu 5: Tỉ lệ vốn hóa thị trường/ Tổng sản lượng quốc nội (GDP) VỐN HÓA / GDP Nguồn: UBCKNN tháng 7/2010 13
- Lượng giao dịch đ ã tăng đáng kể từ năm 2006-2009, b ất kể sự suy giảm năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Biểu 6: Lượng giao dịch trên HOSE và HNX Nguồn: UBCKNN tháng 7/2010 Lượng giao dịch bình quân khoảng 120 triệu USD/ngày. Tuy nhiên, trong các tháng gần đây đôi khi lượng giao dịch hàng ngày giảm ở mức độ lớn d o những quan ngại về kinh tế vĩ mô và áp lực p há giá tiền đồng. Chỉ số VN Index duy trì quanh mức 450 vào giữa tháng 11. Chỉ số PE của thị trường vào giữa tháng 11/2010 ở dưới mức 10x và theo nhiều quan sát viên thị trường là rất hấp dẫn trên cơ sở dự đoán tăng trưởng lợi nhuận tới mức 2 con số của nhiều tập đoàn trong nước trong năm 2011, so với chỉ số PE cao hơn của các thị trường ASEAN khác như Thái Lan, Indonesia và Philippines. Trước khi chuyển sang xem xét những thách thức đối với UBCKNN và các công ty chứng khoán trong nước, Báo cáo sẽ rà soát cam kết WTO của Việt Nam và xét đ ến bối cảnh tự do hóa tài chính nói chung vì đ ây là vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến các kế hoạch phát triển của UBCKNN và của các công ty chứng khoán trong nước. 4. TỰ DO HÓA LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN 4.1 Tự do hóa thị trường chứng khoán ở Việt Nam 4.1.1 Giới thiệu Cho đến gần đây hầu hết các tài liệu học thu ật về lợ i ích của tự do hóa dịch vụ tài chính tập trung chủ yếu vào p hân tích tác độ ng gia nhập thị trường của các ngân hàng nước ngoài và mộ t phần hạn chế vào tác đ ộng củ a mở cửa thị trường d ịch vụ b ảo hiểm. Các công ty chứng 14
- khoán không phải là đối tượng nghiên cứu một cách toàn diện và thường chỉ được đề cập trong khuôn khổ d ịch vụ tài chính nói chung. Tương tự, chỉ có một số tương đố i ít tài liệu nghiên cứu tập trung vào lợi ích của thị trường vố n so với số lượng nghiên cứu về tác đ ộng trong lĩnh vực ngân hàng. Qu ả thực, trong khi nghiên cứu về tác động củ a mở cửa thị trường ngân hàng đ ã đ ược thực hiện kể từ đầu nhữ ng năm 50 thì chỉ tới gần đây mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường chứng khoán, cũng như tác độ ng củ a mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài đ ối với nền kinh tế mới được xem xét. Để hiểu tự do hóa thị trường chứng khoán trong nước bao gồ m những nội dung gì, trước hết cần xác định mộ t khuôn khổ dẫn dắt người đ ọc tìm hiểu bối cảnh kinh tế và pháp lý củ a quá trình tự do hóa. Cần lưu ý rằng tự d o hóa là một quá trình b ao gồm 3 mặt, trong đó, mặc dù các vấn đề kinh tế đóng vai trò chủ chốt quyết định kết qu ả quá trình, khuôn khổ p háp lý và kinh tế chính trị quyết định phạm vi và đường lố i cải cách trong nước. Phần này được chia thành nhiều đoạn. Đoạn thứ nhất sẽ p hân tích các cam kết WTO củ a Việt Nam và khuôn khổ p háp lý củ a GATS cho lĩnh vực chứng khoán. Đoạn thứ hai sẽ phân tích ngắn gọn những tài liệu liên quan mô tả lợi ích của một thị trường chứng khoán vận hành tốt. Đoạn thứ ba sẽ p hân tích những tác đ ộng kinh tế của tự do hóa thị trường chứ ng khoán theo cam kết WTO và thảo luận rộng hơn trong bố i cảnh nhữ ng thuận lợi và thách thức của tự do hóa dịch vụ tài chính. 4.1.2 Chứng khoán là một phân ngành của “Dịch vụ tài chính” – Các cam kết WTO của Việt Nam Vấn đề đ ầu tiên là xác đ ịnh chính xác các dịch vụ dưới tên gọi “chứ ng khoán” trong biểu cam kết của Việt Nam ngày 1 2/01/2007. Theo Danh mụ c phân lo ại ngành dịch vụ củ a Ban Thư ký WTO, chứng khoán không được tách riêng thành một ngành trong Dịch vụ tài chính. Thay vào đó, tất cả các dịch vụ thường gắn với lĩnh vự c chứng khoán được đưa vào Ngân hàng và các dịch vụ tài chính, phản ánh phương thức kinh doanh hiện đ ại củ a các tập đoàn tài chính hiện nay là không hạn chế ở việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng mà cung cấp cả các d ịch vụ qu ản lý, giao d ịch và tư vấn về tài sản. Trong bối cảnh phân loại như vậy của GATS, biểu cam kết củ a Việt Nam khá đ ặc biệt, cho thấy Việt Nam là mộ t trong số ít các nước tách biệt các cam kết củ a mình về Dịch vụ tài chính theo phân loại Bảo hiểm, Ngân hàng và Chứng khoán. Trong khi một số dịch vụ trong biểu cam kết không chồng chéo, mộ t số p hân ngành Ngân hàng và Chứ ng khoán được nêu cả ở mụ c Ngân hàng cũng như Chứng khoán. 15
- Biểu 7: Cam kết GATS của Việt Nam về Chứng khoán Phương thức cung cấ p (1) Cung cấp qua biên giới (2) Tiêu dùng ở nước ngoài (3) Hiện diện thương mại (4) Hiện diện của thể nhân Ngành và phân ngành Hạn chế tiếp cận thị Hạ n chế Cam trường đ ối x ử k ết quốc gia bổ sung (1) Chưa cam kết, trừ các (1) Chưa C. Chứng khoán d ịch vụ C(k) và C(l). cam kết. (f) Giao d ịch cho tài kho ản củ a mình ho ặc tài khoản củ a khách hàng tại (2) Không hạn chế. (2) Không SGDCK, thị trường giao dịch trực tiếp hạn chế. (OTC) hay các thị trường khác những (3) Ngay khi gia nhập, các nhà cung cấp d ịch vụ chứng (3) Không sản phẩm sau: khoán nước ngoài được hạn chế. (4) - Các công cụ phái sinh, bao gồm cả thành lập văn phòng đại Chưa cam hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền d iện và công ty liên doanh kết, trừ các lựa chọ n; với đ ối tác Việt Nam trong cam kết đó tỷ lệ vố n góp củ a phía chung. - Các chứng khoán có thể chuyển nước ngoài không vượt quá nhượ ng; 49%. - Các công cụ có thể chuyển nhượng Sau 5 năm kể từ khi gia khác và các tài sản tài chính, trừ vàng nhập, cho phép thành lập khối. doanh nghiệp chứ ng khoán (g) Tham gia các đ ợt phát hành mọi loại 100% vốn nước ngoài. chứng khoán, bao gồm bảo lãnh phát Đối vớ i các dịch vụ từ C(i) hành, và làm đại lý bán (chào bán ra tới C(l), sau 5 năm kể từ khi công chúng ho ặc chào bán riêng), cung gia nhập, cho phép các nhà cấp các d ịch vụ liên quan đến các đợt cung cấp dịch vụ chứng phát hành đó. khoán nước ngoài thành lập (i) Qu ản lý tài sản như qu ản lý danh chi nhánh. mụ c đầu tư, mọi hình thức quản lý đ ầu (4) Chưa cam kết, trừ các tư tập thể, quản lý qu ỹ hưu trí, các d ịch cam kết chung. vụ lưu ký và tín thác. 16
- (j) Các dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, các công cụ p hái sinh và các sản phẩm liên quan đ ến chứng khoán khác (k) Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp d ịch vụ chứng khoán. (l) Tư vấn, trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đ ến chứ ng khoán, ngoại trừ các hoạt độ ng tại tiểu mụ c (f), bao gồm tư vấn và nghiên cứu đầu tư, danh mụ c đầu tư, tư vấn về mua lại công ty, lập chiến lược và cơ cấu lại công ty (Đối với các dịch vụ khác tại tiểu mụ c (l), tham chiếu tiểu mụ c (l) trong phần cam kết về d ịch vụ ngân hàng). 4.1.3 Tự do hóa dịch vụ tài chính theo GATS – Khuôn khổ pháp lý Quá trình mở cửa thị trường trong nước cho cạnh tranh củ a nước ngoài được gọi là tự do hóa. Mặc dù sự lựa chọ n kinh tế này hoàn toàn độc lập với bất k ỳ cam kết pháp lý nào ở cấp độ quốc tế, khi mộ t nước quyết định khởi xướng quá trình tự do hóa trong khuôn khổ thành viên WTO, quá trình này sẽ chịu sự đ iều chỉnh củ a nhiều quy tắc và điều kiện ràng b uộ c. Trước hết, cần xác định rằng lu ật của WTO áp dụ ng cho ngành d ịch vụ được quy định tại Hiệp định chung về Thương mại d ịch vụ (GATS). Việt Nam đã cam kết đơn phương mở cửa thị trường dịch vụ theo những điều kiện và thời hạn nhất định. Ngoài ra, là thành viên WTO, Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ chung và nghĩa vụ cụ thể theo quy đ ịnh của GATS. Các nghĩa vụ này được giải thích ngắn gọn như sau : Trong GATS, việc cung ứng d ịch vụ đ ược thực hiện qua 4 phương thức (4 phương thức cung ứng) độc lập với nhau và phân theo các cam kết về Tiếp cận thị trường và Đối xử quốc gia. Điều này nghĩa là khi việc cung ứng môt dịch vụ theo Phương thức 1 bị cấm thì việc cung ứng theo Phương thức 3 có thể không bị cấm. Phương thức cung ứng dịch vụ được phân biệt dựa vào cách thức cung cấp d ịch vụ cho khách hàng. 4 phương thức này được mô tả tại Điều I.2 GATS như sau : 17
- Phương thức 1 (Cung cấp qua biên giới): Trong trường hợp này, dịch vụ đ ược cung cấp b ởi nhà cung ứng dịch vụ tại quố c gia A cho người tiêu dùng tại quố c gia B. Trong lĩnh vực chứng khoán, phương thứ c này có thể d iễn ra dưới hình thức mộ t công ty chứng khoán ở Hà Nội cung cấp dịch vụ quản lý tài sản cho một khách hàng ở Malaysia. Phương thứ c 2 (Tiêu dùng ở nước ngoài): Trường hợp mộ t người tiêu dùng ở quốc gia B sang quốc gia A để mua d ịch vụ cung cấp bởi mộ t nhà cung cấp ở quố c gia A, chẳng hạn như mộ t người tiêu dùng Malaysia sử dụng d ịch vụ tài chính của mộ t công ty chứng khoán Việt Nam khi sang Việt Nam. Phương thứ c 3 (Hiện diện thương mạ i): Đây là phương thức phổ biến nhất trong các phương thức cung ứ ng dịch vụ, cụ thể là mộ t công ty củ a quốc gia A thiết lập hiện diện thương mại tại quốc gia B để cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như một công ty chứng khoán của Malaysia quyết định gia nhập thị trư ờng Việt Nam và thiết lập một chi nhánh ho ặc công ty con tại Việt Nam. Phương thức 4 (Di chuyển của thể nhân): Một người cung cấp d ịch vụ củ a quốc gia B sang quố c gia A để cung cấp d ịch vụ, chẳng hạn như mộ t nhà tư vấn từ một ngân hàng ở London sang Hà Nội để cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong nước. Điều khoản Tố i huệ quố c (MFN - Most Favoured Nation) Không giống điều kho ản Tố i hu ệ quốc trong thương mại hàng hóa không áp dụng đ ối với trợ cấp1, Điều II GATS quy định các Thành viên có nghĩa vụ p hải “ngay lập tức và không điều kiện dành cho d ịch vụ và các nhà cung cấp d ịch vụ củ a bất k ỳ Thành viên nào khác, sự đ ối xử không kém thu ận lợi hơn sự đố i xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của b ất kỳ nước nào khác”2, nếu không có quy định miễn trừ nghĩa vụ này trong biểu cam kết d ịch vụ. Nghĩa vụ MFN chỉ b ị hạn chế bởi Đoạn 3 Phụ lục GATS về các dịch vụ tài chính cho phép miễn áp dụng MFN đối vớ i thỏa thuận công nhận lẫn nhau về dịch vụ tài chính. Những thỏ a thu ận này bao gồ m các Hiệp định thư về q uy định đủ vố n, giám sát dịch vụ ngân hàng qua biên giới, hệ thống lưới an toàn và thủ tụ c phá sản3. Minh bạ ch hóa và Quy định trong nước Điều XVI GATS q uy đ ịnh về Tiếp cận thị trường. Điều khoản này, tương tự Đối xử quố c gia, chỉ áp dụ ng cho các lĩnh vực và theo những hạn chế q uy định tại biểu cam kết. Điều kho ản về 1 Trợ cấp là các biện pháp trong nước ngoài phạm vi điều chỉnh của điều khoản MFN. Điều khoản MFN chỉ quy định về các biện pháp tại biên giới liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu. Tham khảo GATT, Điều I. 2 GATS, Điều II 3 S. J. Key, “Vòng đàm phán Đôha và Đàm phán dịch vụ tài chính”, AEI Press, Washington D.C, 2003, trang 51 18
- Tiếp cận thị trường cấm 6 loại biện pháp sau, trừ trường hợp có quy đ ịnh khác trong b iểu cam kết: (a) Hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ dù dưới hình th ức hạn ngạch theo số lượng, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế; (b) Hạn chế tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dư ới h ình th ức hạn ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế; (c) Hạn chế tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính theo số lượng đơn vị dư ới h ình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế[9]; (d) Hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới h ình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế; (e) Các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các h ình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ; (f) Hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nư ớc ngoài bằng việc qu y định tỷ lệ phần trăm tối đa cổ phần của bên nước ngoài hoặc tổng trị giá đầu tư nước ngoài tính đơn hoặc tính gộp. Đối xử quốc gia Đối xử quố c gia chỉ áp dụng đ ối với các ngành và phương thức cung ứng quy định tại biểu cam kết củ a mỗi Thành viên và ràng b uộ c Thành viên “phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đ ối xử không kém thuận lợi hơn sự đố i xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp d ịch vụ của mình”. 4 Đo ạn 3 quy đ ịnh rõ: “Sự đối xử tương tự ho ặc khác biệt về hình thức được coi là kém thu ận lợi hơn nếu nó làm thay đổ i điều kiện cạnh tranh có lợi cho dịch vụ hay nhà cung cấp dịch vụ của Thành viên đó so với d ịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ tương tự của b ất kỳ Thành viên nào khác”. Theo quy đ ịnh này, mỗi Thành viên phải áp dụ ng các thủ tụ c đối với các công ty nước ngoài như đố i với các công ty chứng khoán trong nước. Chú giải bổ sung tại Điều XXVIII nêu rõ đối xử quốc gia không nhất thiết phải mở rộng cho các nhà cung c ấp dịch vụ khác ở ngoài phạm vi lãnh thổ d ịch vụ đó được cung cấp 5. Quy đ ịnh này hạn chế áp dụ ng đ ối xử q uố c gia chỉ trong phạm vi lãnh thổ củ a Thành viên. Vì thế, điều khoản này chỉ ảnh hưởng đ ến các công ty nước ngoài hiện diện trong lãnh thổ của nước sở tại (Tự do hóa phương thức 3). 4 GATS, Điều XVII.(1) 5 Chú giải của Điều XXVIII. 19
- Quyền được đưa ra một số b iện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho lĩnh vự c tài chính (the Prudential Carve-Out) Phụ lụ c về các Dịch vụ tài chính là mộ t bộ p hận củ a GATS, làm rõ nhữ ng quy tắc của GATS áp dụng đ ối với các lĩnh vực dịch vụ tài chính cụ thể. Qu ả thực, trong một số trường hợp, tự do hóa dịch vụ tài chính thiếu kiểm soát gây ra tác độ ng tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô vì Thành viên mất sự chủ độ ng cần thiết trong qu ản lý để duy trì sự lành mạnh của hệ thống tài chính và đ ối phó với những thất b ại củ a cơ chế thị trường. Vì thế, những hạn chế d ự đoán được trong công tác quản lý thương m ại các sản phẩm dịch vụ tài chính thu ộc sự đ iều chỉnh củ a GATS đòi hỏi các nhà đàm phán p hải đưa vào Phụ lụ c mộ t điều kho ản ngăn ngừa trường hợp việc tuân thủ chặt chẽ theo các quy tắc của GATS có thể gây tổn hại đến sự ổn định củ a hệ thống tài chính. Vì lý do đó, Phụ lụ c có một điều kho ản đảm bảo sự chủ độ ng củ a các Thành viên trong việc áp dụng bất k ỳ b iện pháp nào nhằm duy trì sự lành mạnh của hệ thống tài chính b ất kể khả năng trái với các quy đ ịnh của GATS. Điều khoản này thường được biết đến với tên gọ i “prudential-carve out”, quy đ ịnh như sau: “Bấ t kể các quy định khác trong Hiệp đ ịnh này, một Thành viên không bị cản trở trong việc thự c hiện những biện pháp vì lý do thận trọng, bao gồ m các biện pháp đ ể bảo hộ nhà đầu tư, người gử i tiền, người nắm giữ hợp đồng bảo hiểm hoặc những người nắ m chứng từ tài chính đáo hạn thuộ c sở hữu của mộ t người cung cấp d ịch vụ tài chính, hoặ c để đảm bảo tính thống nhất và ổn định của hệ thống tài chính. Khi các biện pháp nói trên trái với các quy định của Hiệp định này, thì các biện pháp đó không được sử dụng như một phương tiện để lẩn tránh các cam kết hoặc ngh ĩa vụ theo Hiệp định này”6. Theo đó, một biện pháp trong nước trái với Điều XVI ho ặc Điều VI GATS có thể được biện minh vì lý do thận trọng một khi có thể chứ ng minh rằng biện pháp này được áp dụ ng cho mụ c đích thận trọng nêu trên. Tóm lại, điều kho ản này như một điều kiện giải thoát khỏi việc tuân thủ nghĩa vụ của GATS trên cơ sở đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng cũng đồ ng thời đánh đ ổi với tác độ ng tích cực củ a tự do hóa thương mại. Vì thế, khi đánh giá tính chính đáng của một biện pháp áp dụng với các ngân hàng ho ặc công ty chứ ng khoán, đ iều kho ản “prudential carve-out” đ ược xem như mộ t nguyên tắc đ òi hỏi phải đánh giá sơ bộ mục tiêu kinh tế đằng sau biện pháp. Mặc dù cách tiếp cận theo quy định này xem ra đơn giản, nhiều vấn đề đ ặc biệt phức tạp có thể nả y sinh. Trên thực tế, như mộ t số tác giả đã chỉ ra7, đ iều kho ản “prudential carve-out” b ị ảnh hưởng b ởi sự không rõ ràng xu ất 6 Phụ lục về các Dịch vụ tài chính, Đoạn 2(a) 7 Joel Trachtman, “Giải quyết sự khác biệt pháp lý thông qua tiêu chuẩn quốc tế: Dịch vụ tài chính” Sauvé & A. Mattoo (eds), Quy định trong nước và Tự do hóa thương mại dịch vụ, Ngân hàng Thế giới, Washington DC, 2003, trang 30. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Chính sách tỷ giá hối đoái và những điều kiện tự do hoá tỷ giá ở Việt nam ”
28 p | 8627 | 2501
-
Tiểu luận "Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nước ngoài"
43 p | 995 | 357
-
Báo cáo thực tập: “Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ”
80 p | 375 | 112
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư Trung tâm thương mại Minh Cầu – phường Phan Đình Phùng – thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên
67 p | 396 | 98
-
Tiểu Luận Tự do hoá lãi suất
31 p | 205 | 85
-
Luận văn: “Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hoá Việt Nam"
182 p | 184 | 65
-
Đề tài “Quan điểm và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại trong ASEAN”
40 p | 126 | 37
-
Quá trình hình thành và phương pháp kết toán tỷ giá hối đoái và những điều kiện tự do hóa tỷ giá ở Việt Nam
37 p | 139 | 28
-
Đề tài khoa học: Tự do hóa tài chính và lợi nhuận ngân hàng-phân tích dữ liệu bảng đối với ngân hàng Việt Nam
47 p | 164 | 24
-
Nghiên cứu tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN_Trung Quốc
142 p | 141 | 23
-
Luận văn: Phân tích thực trạng ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại đến công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP
23 p | 146 | 22
-
Báo cáo môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chiến lược kinh doanh của Cafe Trung Nguyên
26 p | 113 | 20
-
Báo cáo Kỷ yếu hội thảo Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016-2025
171 p | 104 | 19
-
Luận văn tốt nghiệp :Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hóa Việt Nam
70 p | 106 | 17
-
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào quản lý cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa
0 p | 164 | 14
-
Ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại
28 p | 92 | 12
-
Báo cáo " Tự do hóa thương mại dịch vụ trong vòng Doha và các nước đang phát triển "
11 p | 101 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn