Báo cáo " Viết bằng ngôn ngữ thứ hai trong kỷ nguyên công nghệ: hướng tới một thể loại xử lý mới "
lượt xem 3
download
Nghiên cứu này lập luận rằng dạy viết bằng ngôn ngữ thứ hai cần xem xét nhiều hơn tới tác động bắt nguồn từ những công cụ kỹ thuật và các nguồn lực trực tuyến (trên mạng). Trong khi những dịch chuyển trong các phương pháp tiệp cận từ sản phẩm tới quá trình tới thể loại đã được nghiên cứu một cách đầy đủ, có ít nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng tổng thế được tạo ra bởi những tiến bộ trong công nghệ....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo " Viết bằng ngôn ngữ thứ hai trong kỷ nguyên công nghệ: hướng tới một thể loại xử lý mới "
- Tech-era L2 writing: towards a new kind of process ELT Journal, Volume 64, Issue 2, Pp. 175-183, 2009. Viết bằng ngôn ngữ thứ hai trong kỷ nguyên công nghệ: hướng tới một thể loại xử lý mới Paul Stapleton and Pavlina Radia Nghiên cứu này lập luận rằng dạy viết bằng ngôn ngữ thứ hai cần xem xét nhiều hơn tới tác động bắt nguồn từ những công cụ kỹ thuật và các nguồn lực trực tuyến (trên mạng). Trong khi những dịch chuyển trong các phương pháp tiệp cận từ sản phẩm tới quá trình tới thể loại đã được nghiên cứu một cách đầy đủ, có ít nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng tổng thế được tạo ra bởi những tiến bộ trong công nghệ. Bài báo này lập luận rằng những phát triển trong các nguồn lực trực tuyến và phần mềm đang dẫn đường tới những hoàn thiện trên rất nhiều lĩnh vực viết của sinh viên, cả trên mức độ ngôn ngữ lẫn nội dung. Hơn thế, sử dụng hiệu suất công nghệ này có thể có tác động đáng kể lên cách thức các giáo viên đưa ra phản hồi. Tóm lại, những tiến bộ này chỉ ra một khía cạnh mới đã thâm nhập vào quá trình viết. Giới thiệu Kể từ khi xuất hiện hướng dẫn ngôn ngữ giao tiếp, giáo dục học trong việc viết ngôn ngữ thứ hai đã trải qua nhiều thay đổi phản ánh những nguồn lực bên ngoài. Sự dịch chuyển từ giáo dục học định hướng sản phẩm, tập trung vào bài viết thoát ý yêu cầu việc gắn chặt với những kỳ vọng NS, tới viết định hướng quy trình trong đó hướng dẫn tập trung vào khám phá người học, phản ánh một phong trào của việc định hướng hành vi học trước đây, cho tới một quan điểm ngôn ngữ hậu hiện đại, mang tính mô tả (Silva và Leki, 2004). Trong khi sự tập trung trong phương pháp xử lý được hướng về người viết, trong những năm gần đây, phương pháp tiếp cận thể loại trong EAP đã dịch chuyển sự tập trung này trở về người đọc với mục tiêu đưa người học thâm nhập vào cộng đồng diễn thuyết học thuật của họ (Hyland 2003). Bài bình luận ngắn này về các phương pháp tiếp cận đối với các hình thức viết bằng ngôn ngữ thứ hai nhấn mạnh những xu hướng được công nhận trong giảng dạy viết ngôn ngữ thứ hai. Tuy nhiên, trong khi đó, những phát triển bên ngoài các xu hướng được phát hiện bởi lý thuyết “tiếp cận” đã diễn ra một cách nhanh chóng. Đặc biệt, việc máy tính cá nhân, xử lý văn bảnors, và internet được sử dụng cùng nhau như các phương tiện viết đã có một tác động sâu sắc lên quá trình viết. Tài liệu này lập luận rằng trong khi các lý thuyết tiếp cận đã thống trị các cuộc thảo luận về cách thức người viết ngôn ngữ thứ 2 sáng tác, một tác động quan trọng tương tự đã nổ ra và được nuôi dưỡng bởi công nghệ mới cũng xứng đáng có được nhiều sự quan tâm hơn trên lĩnh vực này. Rõ ràng, tác động gần đây của công nghệ lên việc viết lách không phải là không được nhìn nhận. Trước đây, ngay từ sau khi các máy xử lý chữ bắt đầu được sử dụng trên quy mô lớn, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu những tác động khác nhau lên cả việc viết bằng tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai (xem Pennington, 1993). Kết quả của cải tiến công nghệ là việc sử dụng các bộ xử lý
- chữ ngày nay đã được coi như đương nhiên, tuy nhiên, chúng chỉ đại diện cho một trong rất nhiều công cụ sáng tạo của người viết hiện nay. Tương tự như vậy, nhưng gần đây hơn, việc sử dụng concordancer (phần mềm máy tính giúp kiểm tra tính phù hợp của các từ đi kèm nhau, người dịch để nguyên bản từ tiếng Anh (người dịch)) trực tuyến như công cụ giảng dạy trên các lớp dạy viết đã được quan sát trên diện rộng. Tuy nhiên, mặc dù rất nhiều trong số những công cụ mới bắt nguồn từ công nghệ hiện đại này là đối tượng nghiên cứu, tác động tổng hợp của chúng ít khi được thảo luận. Do đó, bài báo này kiến nghị việc thảo luận về những công cụ này đưới đây, bao gồm khong chỉ những công cụ tăng cường khả năng viết ở mức độ cú pháo và từ vựng mà còn bao gồm yếu tố tăng cường hàm lượng, đại diện chung cho một hướng mới trong quá trình viết ngôn ngữ thứ hai, có thể đóng vai trò quan trong như những cuộc dịch chuyển phương pháp được thảo luận ở trên. Một cách tự nhiên, một giả định lớn treo phía trên một tuyên bố như vậy. Công nghệ mới chỉ đạt được mức độ như vậy trong thế giới ngôn ngữ thứ hai. Rất nhiều người viết ngôn ngữ thứ hai tại những khu vực ít thuận lợi hơn vẫn chưa được hưởng lợi từ những công cụ này. Tuy nhiên, số lượng những người được hưởng lợi từ sự giàu có của cộng nghệ là rất lớn và (họ) xứng đáng được hưởng sự quan tâm. Những tiện ích với từ, câu và đoạn văn Các công cụ nâng cao bài viết là có sẵn trong các phần mềm xử lý ngôn ngữ và trên mạng. Các ví dụ là gạch chân màu xanh và đỏ, giờ đây đã trở thành dấu hiệu phổ biến khi đánh máy vào một bộ xử lý văn bản. Gạch chân màu đỏ và máy tính điện tử bỏ túi đã cũng nhau khiến những lối chính tả trở thành vấn đề ít đáng quan ngại hơn trong viết bằng ngôn ngữ thứ hai. Khi một dòng đỏ cảnh báo người viết về một từ không tồn tại trong từ điển của bộ xử lý văn bản, người viết sinh viên có một số lựa chọn: click chuột phải vào từ đó và hy vọng rằng từ được đánh gần giống với các phiên bản chính xác trong từ điển của bộ xử lý văn bản. Thông tường, từ chính xác được tìm thấy. Nếu việc này không thành công, người viết có thể đánh từ gốc bằng tiếng mẹ đẻ vào trong máy tính bỏ túi (hoặc trên mạng) và thường tìm thấy cách đánh vần đúng. Tương tự, dòng kiểm tra ngữ pháp màu xanh, mặc dù còn chưa hoàn hảo, đã tối thiểu hóa rất nhiều các lỗi thông thường như sự tương đồng chủ ngữ- động từ, số ít- số nhiều và câu gồm nhiều mệnh đề nhưng không có chấm câu hoặc liên kết phù hợp (run-on sentence). Mặc dù ít được để ý trong các nghiên cứu trước đây, cả chỉnh sửa lỗi chính tả và ngữ pháp, những vấn đề tiêu tốn nhiều thời gian để giáo viên phản hồi, ở bất kỳ cấp độ viết nào bắng ngôn ngữ thứ hai, đã được giảm đi một cách đáng kể. Xử lý văn bản đã được gắn liền với từ điển điện tử từ lâu (Shift- F7 trong Word). Trong khi từ điển giấy có nguồn gốc từ giữa thế kỷ 19, sử dụng tử điển này cần có một số bước nhằm xác định một từ trong quyển từ điển và sau đó tra từ đồng nghĩa một cách mệt mỏi tới khi từ mong muốn được xác định. Từ điển điện tử làm toàn bộ những thao tác này bằng cái click chuột, bao gồm việc nhập tự động từ muốn tra vào văn bản mà không cần phải đánh máy. Mặc dù các bộ xử lý văn bản đã bao gồm tiện ích này, tầm quan trọng của nó đối với người viết bằng ngôn ngữ thứ hai cần thiết phải được xem xét. Người viết ngôn ngữ thứ hai, mặc dù có năng lực từ vựng vào khoảng vài nghìn từ và khả năng viết thấp hơn nhiều (so với số từ họ biết), đã tiếp cận được với
- ngân hàng từ vựng trong từ điển điện tử nơi các từ đồng nghĩa được liên kết với nhau và có thể tiếp cận ngay lập tức. Để minh họa, trong một lớp học viết gần đây của tác giả hàng đầu được tổ chức trong một phòng máy, các sinh viên đang phê bình một đoạn văn. Trong các phản hồi của họ với tác giả, rất nhiều sinh viên bắt đầu các câu bằng “tác giả nói rằng…” (The author says…) Với việc khuyến khích sử dụng từ điển, tuy nhiên, sinh viên khám phá ra rất nhiều biến thể, bao gồm “tuyên bố”, “khẳng định”, “công bố” (state, claim and declare). Rõ ràng, tiềm năng văn học-công nghệ, những người viết ngôn ngữ thứ hai dịch chuyển từ ngôn ngữ ở mức độ khả năng sang cấp độ hiệu quả hoạt động (performance realm) được hỗ trợ bởi công cụ này. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu tính toán tác động của tiện ích này lên chất lượng nói chung hoặc sự đa dạng ngôn ngữ lên việc viết của người học ngôn ngữ thứ hai. Trong khi tử điển dựa trên một thực thể các từ vựng nhằm tạo ra các kết quả, các nhà ngôn ngữ học khối liệu đưa ra một khía cạnh mới của năng lực người viết ngôn ngữ thứ hai đã được khám phá gần đây. Thay vì chỉ đưa ra những từ đồng nghĩa, như công việc của từ điển, các concordancer trên mạng (như http://www.lextutor.ca/concordancers/concord_e.html) hé lộ cách thức các từ được sử dụng trên thực tế văn bản viết bằng cách tạo ra các cụ từ hoặc concordances. Người viết ngôn ngữ thứ hai đánh một từ vào concordancer, thường cho ra hàng tá các ví dụ về các câu nơi từ đó được sử dụng. Concordancer ở trên cũng cho phép người sử dụng lựa chọn từ một số khối liệu (corpora). Concordancer cũng được nhìn nhận trong việc hỗ trợ người viết ngôn ngữ thứ hai vượt qua các cấp độ năng lực. Ví dụ, Gaskell và Cobb (2004) thực hiện một nghiên cứu trong đó những người học trung cấp mức độ thấp sử dụng một concordancer nhằm luyện tập việc chỉnh sửa sau khi một số lỗi sắp xếp từ và ngữ pháp nhất định được chỉ ra với họ. Nhằm minh họa, họ tìm ra một ví dụ về một lỗi thông thường trong việc viết của sinh viên là “in New Year’s Eve”. Khi cụm từ “New Year’s Eve” được đánh vào một concordancer, nó tạo ra những ví dụ về các cách sử dụng ngữ pháp chính xác mà người học được đào tạo một cách phù hợp phải nhận ra và áp dụng được. Ở cấp độ cao hơn, Lee và Swales (2006), đã giới thiệu với các nghiên cứu sinh tiến sĩ sử dụng các concordancer, đã phát hiện rằng những sinh viên đang sử dụng chúng, thay vì tham khảo các NS hay các sách tham khảo khi gặp vấn đề về việc sử dụng. Thói quen này giúp sinh viên tự mình tìm kiếm được về những sự sắp xếp từ và ngữ pháp thay vì phụ thuộc vào một tài liệu tin cậy. Concordancer cũng có thể được hạn chế vào các lĩnh vực cụ thể. Hafner và Candlin (2007) đã yêu cầu các sinh viên luật của họ sử dụng một khối liệu được tạo ra từ những vụ án. Những kết quả chỉ ra rằng công cụ khối liệu là có lợi cho một vài sinh viên thường áp dụng chúng trong quá trình viết, mặc dù những sinh viên khác ưa thích các công cụ như Google (xem ở dưới) hoặc không sử dụng bất kỳ công cụ nào. Dường như trong khi các công cụ khối liệu có thể mang tới những lợi thế rõ ràng cho việc sáng tác đối với một số sinh viên ngôn ngữ thứ hai, cả việc đào tạo và động lực nhằm thực hiện những bước tiesp theo nhằm sử dụng các công cụ này đều đóng vai trò quan trọng. Các bộ tìm kiếm cũng có thể được sử dụng cho những mục tiêu tương tự như concordancer do, ví dụ, Google có một trong những khối liệu lớn nhất thế giới với việc tìm kiếm 100,000 trong số
- 1 tỷ website mà nó quét trong suốt quá trình tìm kiếm (Guo và Zhang 2007). Conroy (2008) gợi ý rằng trong suốt quá trình viết, sinh viên kiểm tra các cụm từ nghi ngờ mà họ đã viết thông qua số kết quả tìm được (frequency) trên Google (công cụ tìm kiếm cao cấp với cụm từ trong dấu ngoặc kép). Số kết quả trùng lặp thấp chỉ ra rằng cụm từ viết có thể không phải tiếng Anh chuẩn mực. Một ví dụ là, một sinh viên Mỹ có thể có xu hướng viết cụm “heavy illness” (ốm nặng) nếu dịch trực tiếp từ tiếng mẹ đẻ. Một công cụ tìm kiếm cao cấp, với cụm từ này cho ra khoảng 2000 đường dẫn có kết quả tương tự trong Google, có nghĩa là một tính từ khác sẽ phù hợp hơn. Sự lựa chọn khác này, đương nhiên, là “serious” (nghiêm trọng) là gợi ý đầu tiên thay thế cho từ “heavy” trong từ điển. “Serious sickness” cho ra khoảng 1.5 triệu đường dẫn trong công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ “heavy illness” thấp là một đầu mối quan trọng cho người viết ngôn ngữ thứ hai nhận ra điều bất ổn, việc nhận ra ngay từ đầu rằng “heavy” không phù hợp với “illness” có thể là một thách thức. Trên thực tế, trong khi rất nhiều công cụ được miêu tả ở trên chỉ ra các cách thức mới và hiệu quả nhằm nâng cao bài viết (bằng văn xuôi) của người viết bằng ngôn ngữ thứ hai, thực tế có thể ít tích cực hơn. Bộ kiểm tra từ đôi khi không nhận biết được các từ đồng âm khác nghĩa bị viết sai. Bộ kiểm tra ngữ pháp màu xanh vẫn quả qua một tỷ lệ lớn các lỗi hoặc không đưa ra những hỗ trợ hữu ích cho những lỗi được xác định. Từ điển không giúp gì đối với việc sắp xếp ngôn ngữ hay sắc thái ngôn ngữ. Và các giá trị của concordancer bị hạn chế bởi khả năng của sinh viên trong việc tiếp cận sự phù hợp của những giải pháp thay thế. Không cần nghi ngờ, trong rất nhiều trường hợp, sẽ chỉ có sinh viên tham vọng nhất cố gắng sử dụng một cách nghiêm ngặt tất cả những công cụ được nêu ở trên. Không tính tới những quan ngại này, vẫn còn có những Add-ins (phần mềm phụ trợ- người dịch để nguyên bản) mới kết hợp và thanh lọc rất nhiều các đặc điểm được nêu ở trên, cung cấp cho người viết bằng ngôn ngữ thứ hai sự độc lập nhiều hơn nữa từ các giáo viên và NS. Một chương trình mẫu mực được gọi là Check My Words (http://mws.ust.hk/cmw/index.php) là một thanh công cụ của MS Word. Được tạo ra bởi John Milton và miễn phí khi sử dụng bản dùng thử, công cụ này đi thêm một bước so với các bộ kiểm tra ngữ pháp và concordancer. Ví dụ, một trong những đặc điểm chủ yếu của công cụ đa diện này là thanh “Word Combination” mà, không chỉ cung cấp những ví dụ về sự kết hợp từ, mà còn chỉ ra những sự sắp xếp hiệu quả của một từ được lựa chọn. Điều này cho phép sinh viên xác định các cách sắp xếp nhanh hơn và ít bị phân tâm hơn so với việc lướt qua các dòng trong đó các từ phù hợp được sắp xếp. Xem xét câu sau đây từ bài viết của một sinh viên: I have a rigid grasp of the problem Rõ ràng, “rigid” không ăn nhập lắm với “grasp”. Khi di chuyển chuột tới từ “grasp” và click vào nút Word Combination, sinh viên này sẽ thấy một danh sách các tính từ và động từ đi cùng với từ này, bao gồm tính từ “firm”. Tương tự, khi ví dụ “heavy illness” ở trên được kiểm tra, cả “serious” và “severe” đều được gợi ý làm giải pháp thay thế, trong khi không có từ “heavy” trong danh sách có nghĩa là từ này là phi chuẩn. Tiện ích này bao gồm hàng nghìn từ, và ít khi
- các từ đi cùng không sẵn có đối với một từ, chương trình tự động để chế độ Web concordancer, Word Neighbors, cung cấp cho sinh viên cả các từ đi cùng và nhóm từ (các bối cảnh cú pháp) đối với mọi từ trong tiếng Anh. Một Add-In như thế cũng bao gồm rất nhiều các tính năng khác, như một nút “Check” trong đó chỉ ra những từ trong một đoạn văn thường bị sử dụng sai bởi người viết ngôn ngữ thứ hai, và, với một cái bấm chuột khác, cung cấp những giải thích sâu sắc và những câu hỏi cho các vấn đề tiềm năng. Một chương trình hướng dẫn, Mark My Words (http://mws.ush.hk/mmw/index.php), cho phép các giáo viên nhập “các bình luận từ nhiều nguồn khác nhau” với mục tiêu khuyến khích sự chính xác và trôi trảy của sinh viên đối với việc sử dụng nguồn lực trong thanh công cụ Check My Words (xem Milton, 2006). Về bản chất, cả hai công cụ này, mặc dù (giống rất nhiều các công cụ khác được miêu tả ở đây) yêu cầu sự đào tạo đáng kể của giáo viên và động lực của sinh viên, minh họa cho sức mạnh và định hướng của công nghệ giờ đây đã sẵn có đối với người viết bằng ngôn ngữ thứ hai. Cuối cùng, trong lĩnh vực cú pháp và từ vựng, các bộ xử lý văn bản trên mạng có thể cung cấp một đánh giá ngay lập tức về một bài viết sau khi được hoàn thành. Những công cụ này, ví dụ như http://www.usingenglish.com/resource/text-statistics.php, cung cấp đánh giá thống kê về các tiêu chí như độ dài trung bình của câu, “các từ khó” (những từ có nhiều hơn hai âm tiết), và mật độ từ vựng (lexical density). Để minh họa, sử dụng công cụ này, đoạn đầu tiên trong phần ở trên (bắt đầu bằng “Các công cụ để giúp…”), có mật độ từ vựng (lexical density) là 61.7%. Con số này nằm trong mức 60-70% cho văn bản khoa học. Giáo viên có thể giới thiệu công cụ này cho sinh viên, những người có thể sử dụng những kết quả nhằm so sánh các bài viết của họ so với những bài viết trước đó họ đã viết trước đó cũng như những tiêu chuẩn trong cộng đồng học thuật. Mặc dù những điểm này dường như có ít giá trị giảng dạy, và các phương pháp tính toán là tương đối thô sơ, chúng thực sự đưa ra những mục tiêu cung cấp cho người viết là sinh viên một số thông tin về khả năng của họ. Gáo viên có thể gợi ý sinh viên sử dụng chúng nhằm điều chỉnh sự phát triển của họ như những người viết trong một quá trình. Tiện ích với nội dung viết Trong khi những công cụ được miêu tả ở trên hỗ trợ người viết bằng ngôn ngữ thứ hai tro trong việc sáng tác xét trên khía cạnh sử dụng ngôn ngữ, mạng Internet hỗ trợ như một nguồn lực mới cho nội dung hay các ý tưởng thực sự được đưa ra trong bài viết. Công cụ truyền thống để tìm kiếm thông tin đã thay đổi một cách nhanh chóng từ cơ sở dữ liệu thư viện tới công cụ tìm kiếm Internet. Mặc dù Google tạo ra những kết quả từ những từ khóa bằng việc tìm kiếm trên hầu như toàn bộ mạng, các công cụ tìm kiếm đặc thù hơn, như Web of Science, Scopus và Google Scholar, giới hạn những tìm kiếm của chúng tới các nguồn học thuật. Bất kể những kết quả được tạo ra từ công cụ tìm kiếm nào ở trên, giáo viên phải xây dựng nhận thức từ sinh viên nghiên cứu về nhu cầu có kỹ năng phê bình cần thiết nhằm phân biệt liệu những trang web có thể được sử dụng cho bài viết của họ hay không.
- Liên quan tới việc sử dụng các nguồn Web của sinh viên như tài liệu nghiên cứu bắt nguồn từ cuối những năm 1990, khi việc trích dẫn từ trang web lần đầu tiên được đưa ra trong các bài viết của sinh viên. Sorapure, Inglesby và Yatchsin (1998), trong một trong số những nghiên cứu sớm nhất, đã thu hút sự chú ý tới nhu cầu dạy “xóa mù” Web như một kỹ năng viết. Kể từ đó, có rất nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu cách thức các sinh viên sử dụng trang web, thường theo cách pha tạp (Burton và Chadwick 2000) nhằm cùng lúc tìm thông tin và hỗ trợ cho ý tưởng của họ. Trong khi hầu hết nội dung của nghiên cứu này tập trung vào mặt trái của internet với vai trò là nguồn nghiên cứu, ví dụ, việc sinh vien sử dụng các nguồn có chất lượng thấp, thì trang Web không thể bị bỏ qua với tư cách là một ngân hàng tiêm năng với vốn tài liệu giàu có, miễn là cần có sự thận trọng trước khi trích dẫn một nguồn được tìm thấy ở đó. Sự thận trọng này được thể hiện ở dưới dạng biets được cách đánh giá một trang web trên tiêu chí nghiêm ngặt, khách quan, tin cậy, và minh bạch (Stapleton và Helms-Park, 2006). Miễn là sinh viên áp dụng những kỹ năng đánh giá này khi nghiên cứu trang Web, rất nhiều dạng thông tin phi truyền thống, bao gồm các tổ chức, như tổ chức Phi chính phủ (NGO) và các Think tank (nơi tổng hợp ý kiến của nhiều thành phần), và các trang web hợp tác, trong đó nổi tiếng nhất là Wikipedia, cung cấp thông tin hữu ích tiềm năng có thể được trích dẫn trong các bài luận học thuật. Mặc dù có một số xu hướng nhằm tách riêng các nguồn thông tin không chính thống trên mạng là nhóm “không được trích dẫn”, nghiên cứu chỉ ra rằng điều này không nhất thiết là không ngoan. Lankshear và Knoble (2007) tuyên bố rằng việc sáng tạo là có tính lỏng (liquid) về bản chất và không nhất thiết phải thông qua các bài viết trên tạp chí hoặc sách giáo khoa được công nhận và được sàng lọc bởi các nhà chức trách cấp cao. Các trang web cộng tác (chia sẻ (collaborative)) (nơi mọi người có thể post comment), ví dụ, mặc dù không bị kiểm soát bởi các chuyên gia, vẫn duy trì quyền lực của đám đông (Tapscott và Williamsh, 2006). Mặc dù người viết sinh viên luôn cần phải sáng suốt trong việc lựa chọn nguồn của họ, điểm quan trọng ở đây là tìm kiếm trên mạng đối với các nội dung yêu cầu một hệ thống kỹ năng cao hơn nhiều với tính sẵn có và sự giàu có của thông tin điện tử. Nâng cao nhận thức về vấn đề này và giảng dạy các chiến lược đánh giá phê bình về các trang web là nhiệm vụ của người giáo viên dạy viết. Các nguồn để viết không truyền thống cũng bao gồm các trang web có thể cùng gắn liền với sự tham gia sáng tạo, được biết đến với tên các ứng dụng web 2.0. Mặc dù, xét một cách truyền thống, các trang mạng xã hội và từ điển bách khoa trực tuyến có thể được cho là phi học thuật,và do đó không có giá trị như những nguồn học tập, tác động của chúng lên việc học tập không nên bị đánh giá thấp. Tiềm năng mà các trang web đó có nhằm thúc đẩy, trao quyền lực và thậm chí thay đổi mối quan hệ của sinh viên với việc sản xuất thông tin có thể được phát triển thông qua khóa đào tạo viết bằng ngôn ngữ thứ hai. Thay vì việc giáo viên hoặc sinh viên là những người nhận duy nhất của một sản phẩm viết cuối cùng, sinh viên có thể được khuyến khích tham gia vào những “cuộc thảo luận” trên trang web 2.0 rộng hơn thông qua việc đăng lên các trang web chia sẻ (collaborative). Ví dụ, Mak và Coniam (2008) miêu tả một dự án wiki địa phương nơi các học sinh cấp hai cùng hỗ trợ nhằm tạo ra một cuốn sách mỏng cho trường học mà họ theo học.
- Không chỉ các nguồn không truyền thống là đang tac động lên nội dung viết của người học. Sự dễ dàng tiếp cận các nguồn truyền thống, đặc biệt là các tờ tạp chí điện tử và tài liệu chính phủ, theo một số cách, đóng vai trò trong việc hình thành khái niệm kỷ nguyên kỹ thuật mới bởi vì thayvì yêu cầu học viên phải đến thư viên để xem tạp chí in với hy vọng tìm thấy chúng, lưu trữ điện tử cho phép tiep cận ngay lập tức và truyền tải. Trong khi sự tiện lợi này đã sẵn có trong rất nhiều năm, tầm quan trọng của nó có lẽ chỉ mới được làm rõ gần đây. Ví dụ, lấy những người viết tại các quốc gia đang phát triển, những người mà trong thế giới báo in, bị tách biệt khỏi việc tham gia vào nghiên cứu do hạn chế tiếp cận đối với tạp chí chuyên ngành. Giờ đây với truy cập internet, thậm chí những bài báo được bảo vệ bởi mật khẩu cũng thường sẵn có trên trang web của tác giả hoặc thông qua việc yêu cầu tác giả thông tin. Chỉ cách đây có 1 thâp kỷ, một yêu cầu như vậy có thể yêu cầu gửi thư bưu điện, khiến việc hợp tác trở nên khó khăn. Thậm chí tại các quốc gia phát triển, sự dễ dàng trong việc tiếp cận các tạp chí đã được nâng cao một cách tương tự trong điều kiện một số ít thư viện có các bản sao của toàn bộ các bài báo trên một khía cạnh nhất định. Thảo luận Với tác động mà công nghệ mới đang cung cấp giờ đây, một lập luận cso thể được đưa ra là, trên thực tế, chúng ta đã tham gia vào đế chế của một “kỷ ngueyen được hỗ trợ bởi công nghệ của việc viết bằng ngôn ngữ thứ hai”. “Phương pháp tiếp cận xử lý” hiện nay đối với việc viết khuyến khích các hoạt động như: khởi tạo ý tưởng (brainstorming), danh mục viết (porfolios), phác họa đa hướng (multiple drafts), và đánh giá đồng cấp (peer reviews), tất cả các biện pháp đó đều hợp lý. Tuy nhiên, một cách tổng thể, tác động của các phương tiện và nguồn điện tử đa chức năng được miêu tả ở trên chỉ ra rằng, song song với các nhân tố truyền thống của tiếp cận quá trình, một hình thức khác của xử lý đang nổi lên. Dưới đây, một số đặc tính khác biệt của kỷ nguyên giáo dục viết bằng ngôn ngữ thứ hai được miêu tả. Tác động của công nghệ lên giảng dạy viết Những công cụ mới được miêu tả ở trên, nếu được tận dụng đầy đủ bởi sinh viên, không chỉ giúp người viết ngôn ngữ thứ hai có sự độc lập, chúng còn loại bỏ một trong số những nhiệm vụ nhàm chán của giáo viên và biên tập viên ở tất cả các cấp độ khả năng viết. Với các lỗi ngữ pháp và từ vựng được giảm một cách đáng kể, giáo viên xem một bài viết có nhiều thời gian hơn tập trung vào những khía cạnh khác của sản phẩm viết cần nhiều sự tập trung hơn. Ví dụ, sự tập trung này có thể chuyển tới cấu trúc đoạn văn hay vào các khía cạnh nội dung: nếu bài viết có xu hướng thuyết phục, sự tập trung cần được đặt nhiều hơn vào sức mạnh của lập luận, tính hợp lý của tuyên bố và chất lượng của bằng chứng. Trong suốt quá trình sửa và bình luận (giả sử giáo viên nhận được bài viết dưới dạng file điện tử), thêm một lần nữa, công nghệ mới có thể đóng vai trò với những chức năng như “Track changes” và “Comment” thay thế cho mực đỏ (đôi khi không thể đọc được). Tương tự, ở các cấp độ cao hơn của viết, nơi các công cụ khối liệu và phân tích bối cảnh có thể được áp dụng, người viết bằng ngôn ngữ thứ hai có được sự phụ thuộc lẫn nhau như Lee và Swales (2006) đã nhấn mạnh.
- Liên quan tới việc sử dụng thông tin trên các websites, đặc biệt là những trang nằm ở mục không tuyền thống, việc nghiên cứu và viết trong “kỷ nguyên kỹ thuật” yêu cầu một dạng đánh giá phề bình và quá trình ra quyết định nâng cao liên quan tới chất lượng của nguồn. Yêu cầu này thêm một lần nữa đánh dấu sự dịch chuyển quan trọng vào quá trình viết trong đó sinh viên phải thực hiện các bước đánh giá bổ sung trước khi xem xét liệu có tin tưởng và sử dụng thông tin được tìm thấy trong một trang web không. Tương tự, những nguồn thông tin mới, vì chúng xuất hiện dưới dạng không truyền thống hoặc thậm chí không có bối cảnh, có thể đôi khi dẫn tới những ý tưởng và cách thức xem xét các vấn đề theo một hướng mới. Phương pháp tiếp cận này nhằm khám phá ra những ý tưởng đại diện cho một phương pháp khác trong đó công nghệ mới tác động lên sản phẩm viết. Một cách tự nhiên, với bất kỳ bước nhảy nào lên phí trước cũng có những khó khăn và cạm bẫy tiềm năng. Công nghệ có thể được sử dụng theo cách thức quanh co cũng như tích cực. Khả năng sinh viên dễ dàng đạo văn giờ đây đã được thảo luận nhiều. May mắn thay, những biện pháp phòng tránh, ví dụ như sử dụng các công cụ tìm kiếm cao cấp và các trang web thương mại (ví dụ, turn it in (http://turnitin.com/static/index.html]), cũng tồn tại. Tương tự, các công cụ dịch trực tuyến, như Babel Fish (http://babefish.yahoo.com/), mặc dù vẫn chưa hoàn chỉnh và đôi khi là có hại, vẫn có thể được áp dụng như một sự hỗ trợ trong việc sáng tác nếu được sử dụng một cách phù hợp. Một lần nữa, tiếp cận được tới công cụ trực tuyến như vậy phản ánh rõ hơn mức độ mà công nghệ có thể cải thiển việc viết đối với người học ngôn ngữ thứ hai Ý nghĩa sư phạm Tổng thể, khi sử được sử dụng hợp lý và lặp đi lặp lại, tất cả các công nghệ được nhắc tới ở đây có thể hỗ trợ như các công cụ củng cố. Nếu học viên được giới thiệu lần đầu với những công cụ, websites, và chiến lược này và sau đó phát triển một thói quen sử dụng thường xuyên như một phần của quá trình sáng tác của họ, những tiến bộ sẽ được nhận thấy. Tuy nhiên, việc hướng dẫn sử dụng những công cụ và nguồn lực trực tuyến này cần được đưa vào các khóa dạy viết một cách có hệ thống, và phản hồi đối với sinh viên cần nhìn nhận những công cụ này là các thành phần quan trọng. Nhằm minh họa điều này có thể được thực hiện thé nào, những bình luận sau đây là ví dụ của những phản hồi có thể được đưa ra bởi một giáo viên quen với những công cụ và nguồn lực trực tuyến được đề cập đến ở đây. - Em đã sử dụng từ “show” rất nhiều lần trong đoạn văn này. Hãy sử dụng từ điển nhằm tìm các biến thể có thẻ thay thế. - Em sử dụng từ “agree” và “disagree” mà không có giới từ đi theo. Kiểm tra concordancer hay Add-In và lựa chọn giới từ phù hợp. - Trang web em trích dẫn dường như thiếu tính khách quan. Em có thể tìm một trang web ít thành kiến hơn nhằm hỗ trợ cho lập luận của mình không? - Bài viết chủ yếu gồm các câu ngắn và từ dơn giản. Nó đạt mật độ từ vựng là 40. Điều chỉnh điểm của em sau mỗi bài viết trong năm nay và xem liệu em có thể tăng điểm của mình với câu dài hơn không.
- - Các ý tưởng của em tương đối thuyết phục. Em đã xem xét việc đăng các ý tưởng này lên trang web chia sẻ (collaborative) chưa? - Em nói là không thể tìm bài báo có tên “XXX”. Tại sao em không tìm thông tin tác giả và liên hệ trực tiếp với bà? Kêt luận Mặc dù bài viết có tính lạc quan, rõ ràng là rất nhiều các công cụ điện tử được miêu tả trong tài liệu này vẫn đang trong quá trình phát triển. Đôi khi chúng bỏ qua những lỗi hoặc yêu cầu nhiều nỗ lực hơn những gì sinh viên sẵn sàng bỏ ra. Tuy nhiên, với những Add-In đang xuất hiện, corpora đang phát triển ngày một nhanh, và các nguồn thông tin cho cả việc thu thập và chia sẻ đang phát triển nhanh chóng, sức mạnh và sự thuận tiện đối với người dùng của những công cụ này trong việc nâng cao khả năng viết của người học chỉ ra rằng chúng ta đã tham gia vào một kur nguyên mới của giảng dạy viết. Giwos viên rõ ràng cần có kiến thức về cách lợi dụng những công cụ này và giới thiệu chúng tới sinh viên của họ. Nhu cầu này đặc biệt rõ ràng trong kỷ nguyên của Netbook với giá cả thấp khiến nó có thể được mua bởi rất nhiều sinh viên. Liệu ngày này có còn xa khi các bài viết về nhà từ hầu hết các sinh viên viết ngôn ngữ thứ hai ở các cấp độ đều có dưới dạng bản đính kèm không có dấu đỏ và xanh và đầy các đường siêu liên kết (hyperlink)? Bài viết này đã xem xét rất nhiều công cụ và nguồn lực đã trở nên sẵn có do những tiến bộ công nghệ gần đây. Trong khi danh sách vẫn còn rát dài, và việc sử dụng tất cả các tính năng được gợi ký có thể hoặc không cần thiết hoặc không phù hợp, rõ ràng rằng cách thức xử lý mới trong viết bằng ngôn ngữ thứ hai đang nổi lên. Những giáo viên viết đưa vào bài giảng của mình việc khuyến khích sử dụng các công nghệ được thảo luận ở đây là những người tham gia vào quá trình mới này. Các bài viết của sinh viên có được từ việc này chắc chắn sẽ là có lợi. Bản cuối nhận được vào tháng 3/2009 Tài liệu tham khảo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: phân tích và thiết kế hệ thông quản lý thuốc được viết bằng ngôn ngữ lập trình C#.
59 p | 330 | 108
-
THUYẾT MINH ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG: MATLAB TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG
60 p | 335 | 86
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo: Sử dụng các module ADC và MCPWM của dsPIC
6 p | 307 | 33
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÍNH TOÁN TỐI ƯU TUYẾN THÔNG TIN SỢI QUANG SỬ DỤNG KHUẾCH ĐẠI HFA TỐC ĐỘ BIT CAO"
6 p | 163 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cảm thức về cái chết trong tiểu thuyết của Y. Kawabata"
6 p | 140 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học:" KHẢO SÁT SỰ PHỤ THUỘC CÁC ĐẶC TRƯNG KHUẾCH ĐẠI CỦA BỘ KHUẾCH ĐẠI QUANG SỢI PHA TẠP "
6 p | 90 | 20
-
Báo cáo "Xây dựng mô hình mưa – dòng chảy để khôi phục số liệu dòng chảy tại An Khê trên lưu vực sông Ba "
9 p | 167 | 19
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Sơn Nam và những truyện ngắn về đề tài Nam Bộ "
7 p | 133 | 17
-
BÁO CÁO " NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CỦA HIỆN TƯỢNG VIẾT TRONG THƯ ĐIỆN TỬ TIẾNG ANH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆ "
8 p | 142 | 15
-
Báo cáo khoa học: So sánh truyện cổ tích Việt Hàn
11 p | 102 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " So sánh sự hình thành cách diễn đạt về từ kiêng ky " tử vong " trong tiếng Trung và tiếng Việt "
8 p | 80 | 10
-
Báo cáo khoa học:Ngôn ngữ trong nhà trường lỗi trong sử dụng mạo từ tiếng Anh
10 p | 93 | 9
-
Đề tài: "Hệ Thống Tìm Kiếm Thông Tin Bằng Ngôn Ngữ Việt Anh Hoa "
0 p | 78 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG"
9 p | 62 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TÌM HIỂU TIỀN DẪN NHẬP CHO LỜI NÓI YÊU CẦU TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT"
9 p | 82 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT CẤU TRÚC CÓ LIÊN TỪ “ПОТОМУ ЧТО” VÀ “ОТТОГО ЧТО” TRONG TIẾNG NGA VÀ CẤU TRÚC CÓ LIÊN TỪ CẶP “SỞ DĨ … VÌ/LÀ VÌ” TRONG TIẾNG VIỆT"
5 p | 63 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn