báo cáo y học: "Thực phẩm chức năng với sức khỏe con người(tổng quan)"
lượt xem 31
download
Thực phẩm chức năng (TPCN) đã được sử dụng từ lâu đời, nhưng ngành khoa học về TPCN mới phát triển gần đây. Loài người đang có xu hướng quay trở về sử dụng các sản phẩm thiên nhiên, thị trường TPCN phát triển không ngừng vì TPCN có tác dụng chống oxy hoá, chống lão hoá, tăng cường sinh lực tạo sức khoẻ sung mãn, hỗ trợ dự phòng và điều trị bệnh tật, kể cả bệnh ung thư. TPCN còn giúp giảm cân, chống béo phì, làm đẹp da. Nếu Việt Nam quan tâm, đầu tư, phát...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: báo cáo y học: "Thực phẩm chức năng với sức khỏe con người(tổng quan)"
- Thực phẩm chức năng với sức khỏe con người(tổng quan) Lê Bách Quang* Hoàng Văn Lương** Tãm t¾t Thực phẩm chức năng (TPCN) đã được sử dụng từ lâu đời, nhưng ngành khoa học về TPCN mới phát triển gần đây. Loài người đang có xu hướng quay trở về sử dụng các sản phẩm thiên nhiên, thị trường TPCN phát triển không ngừng vì TPCN có tác dụng chống oxy hoá, chống lão hoá, tăng cường sinh lực tạo sức khoẻ sung mãn, hỗ trợ dự phòng và điều trị bệnh tật, kể cả bệnh ung thư. TPCN còn giúp giảm cân, chống béo phì, làm đẹp da. Nếu Việt Nam quan tâm, đầu tư, phát triển ngành TPCN vừa tận dụng
- được nguồn tài nguyên thiên nhiên sản xuất ra các sản phẩm chức năng phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, vừa góp phần phát triển một ngành kinh tế, tạo công ăn việc làm, giúp xoá đói, giảm nghèo. * Từ khóa: Thực phẩm chức năng; Sức khỏe con người. Functional foods for human health (Review) Le Bach Quang Hoang Van Luong Summary Functional foods has been used for very long time, however the science for functional foods is only on the emerging. Human beings are prone to turn back
- to use natural products, the functional food market is non-stop-developing market because functional foods has antioxydant effects, anti-aging effects, enhances human health in general, it is used in combination with drugs for diseases prevention and treatment, including cancer. Functional foods helps reduce weight, obesity, and beautify skin. If Vietnam takes care of, makes investment on and develops the Functional food industry, she not only can take advantage of her natural resources to produce Functional foods for public health but also contribute to develop the economy, create jobs, eradicate hungry and reduce poverty. * Key words: Functional foods; Human health. Việc sử dụng thực khoẻ, phòng chống bệnh phẩm để bảo vệ sức tật đã được các nước
- Phương Đông sử dụng từ trọng về lý tính hơn cảm hàng ngàn năm trước tính, không chỉ đòi hỏi công nguyên. Ở Phương ẩm thực đáp ứng nhu cầu Tây, 2500 năm trước no, ngon mà còn đòi hỏi đây, Hypocrate đã nói: cao hơn ở ẩm thực. “Hãy để thực phẩm là Người ta cần đến thực thuốc của bạn và thuốc là phẩm vừa đảm bảo đủ thực phẩm của bạn”. calo, ngon, sạch, có chứa Người xưa tin rằng: các hoạt chất sinh học tự “Bệnh do miệng ăn nhiên cần cho sức khỏe, vào…”, ẩm thực gắn liền sắc đẹp, có khả năng với đời sống và sức khỏe phòng chống lão hóa và con người. Con người một số bệnh tật. Các sản của hiện tại và tương lai phẩm TPCN ra đời, * ViÖn Nghiªn cøu Khoa häc C«ng nghÖ TPCN ** Häc viÖn Qu©n y
- t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 4-2009 chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong đời sống, góp phần bảo vệ sức khỏe con người. Năm 2007, trên thế giới sử dụng 70 tỷ USD cho TPCN, năm 2008 tăng lên khoảng 80 tỷ USD. Theo Nutraceuticalo World - Dự báo tới 2010 tổng chi phí cho TPCN của thế giới là 187 tỷ USD. Ở Việt Nam, tuy khái niệm TPCN còn mới mẻ, nhưng TPCN hiện chiếm khoảng 1/3 các sản phẩm thuốc. Kh¸i niÖm vÒ TPCN 1. Khái niệm - định nghĩa. Cho tới nay, chưa có một định nghĩa đầy đủ về TPCN. + Theo hiệp hội thông tin thực phẩm quốc tế 2004 (International Food Information Council): TPCN là thực phẩm cung cấp các lợi ích cho sức khỏe cao hơn mức dinh dưỡng cơ bản. 120
- t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 4-2009 + Các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đưa ra định nghĩa: TPCN có hai chức năng là cung cấp chất dinh dưỡng và thỏa mãn nhu cầu cảm quan, còn có chức năng giảm các yếu tố bệnh (giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống táo bón, cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột...). + Hiệp hội nghiên cứu thực phẩm châu Âu - Leatherhead cho rằng: TPCN là thực phẩm được chế biến từ thức ăn thiên nhiên, được sử dụng như một phần của chế độ ăn hàng ngày, có khả năng được sử dụng cho một tác dụng sinh lý nào đó. + Bộ Y tế Việt Nam đưa ra định nghĩa: TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể con người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo c1 cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và 8 ho 1 giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Mặc dù có rất nhiều định nghĩa về TPCN nhưng đều thống nhất rằng: 121
- t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 4-2009 TPCN là thực phẩm hoặc sản phẩm dùng để hỗ trợ, phục hồi, duy trì hoặc tăng cường chức năng của các bộ phận trong cơ thể con người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng cường sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật. TPCN là thực phẩm hoặc sản phẩm nằm giữa giới hạn thực phẩm truyền thống (food) và thuốc (drug), nên người ta còn gọi TPCN là thực phẩm - thuốc (food - drug). 2. Các thuật ngữ - tên gọi TPCN. Khái niệm TPCN xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản, họ đã cho ra đời các sản phẩm TPCN từ lúa mạch nảy mầm có chứa nhiều vitamin và hoạt chất sinh học (HCSH), sản phẩm từ nấm shitake, maitake có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Sau Nhật Bản, Canada, Mỹ đã nhanh chóng phát triển ngành khoa học công nghệ sản xuất các chất bổ sung dinh dưỡng. Sự phát triển nhanh chóng ấy đã 122
- t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 4-2009 bùng nổ nhiều sản phẩm và các thuật ngữ tên gọi của TPCN. - TPCN: funcional foods. - Thực phẩm bổ sung vi chất: food supplement. - Chất bổ sung dinh dưỡng: dietary supplement. - Nutritional Supplement: còn gọi là food supplement. - Thực phẩm bổ sung tăng cường sức khỏe: health supplement. - Sản phẩm bảo vệ sức khỏe: health produce. - Sản phẩm dinh dưỡng y học: medical supplement. 3. Các tiêu chí phân biệt TPCN với thực phẩm truyền thống và TPCN với thuốc. TPCN là sản phẩm từ cây cỏ, từ động vật tự nhiên, có cùng nguồn gốc với thuốc y học cổ truyền của các nước châu Á. Các nước Âu, Mỹ không có nền y học 123
- t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 4-2009 cổ truyền, nhưng họ hiện đại hóa các sản phẩm từ cây, con thuốc tự nhiên thành TPCN. TPCN không thay thế thuốc chữa bệnh nhưng nằm ở ranh giới, ở miền giao thoa giữa thực phẩm và thuốc. - Các tiêu chí phân biệt TPCN với thực phẩm truyền thống (TPTT): + Về chức năng: TPCN: cung cấp các chất dinh dưỡng, thỏa mãn nhu cầu cảm quan, duy trì sự sống, sức khỏe, sắc đẹp, có chức năng bảo vệ sức khỏe (giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống táo bón, cải thiện hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, điều hòa nhịp sinh học, tăng đáp ứng miễn dịch, chống oxy hóa, chống lão hóa...). TPTT: chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng và thỏa mãn nhu cầu cảm quan, duy trì sự sống, sức khỏe. + Về chế biến: 124
- t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 4-2009 TPCN: được chế biến theo công thức tinh, bổ sung thành phần có lợi, loại bỏ thành phần bất lợi, được chứng minh khoa học và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. TPTT: chế biến theo công thức thô, không loại bỏ được chất bất lợi. + Về năng lượng: TPCN: ít tạo ra năng lượng. TPTT: tạo ra năng lượng cao. + Về liều dùng: TPCN: liều dùng thấp, số lượng nhỏ. TPTT: liều dùng tuỳ thuộc khoái khẩu, số lượng lớn. + Về đối tượng sử dụng: TPCN: mọi đối tượng, có định hướng cho người già, trẻ em, phụ nữ. TPTT: mọi đối tượng. 125
- t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 4-2009 + Về nguồn gốc nguyên liệu: TPCN: là hoạt chất, chất chiết từ động vật, thực vật tự nhiên. TPTT: là nguyên liệu thô từ thực vật (rau, củ, quả, thịt, cá, trứng, sữa...) có nguồn gốc tự nhiên. + Về thời gian, phương thức sử dụng: TPCN: thường xuyên, suốt đời, dễ sử dụng cho người ốm, già, bệnh lý đặc biệt. TPTT: thường xuyên, suốt đời, khó sử dụng cho người ốm, già, bệnh lý đặc biệt. - Tiêu chí phân biệt TPCN với thuốc: + Về định nghĩa: Thuốc: là chất hoặc hợp chất bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu thuốc, vacxin, sinh phẩm y tế có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh, hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể. 126
- t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 4-2009 TPCN: là thực phẩm hoặc sản phẩm có tác dụng hỗ trợ, phục hồi, tăng cường, duy trì chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ gây bệnh. + Về công bố trên nhãn mác: TPCN: là TPCN, sản xuất theo luật thực phẩm. Thuốc: là thuốc, sản xuất theo luật dược. + Hàm lượng: TPCN: không quá 3 lần mức nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Thuốc: cao. + Ghi nhãn: TPCN: là TPCN hỗ trợ chức năng của các bộ phận cơ thể. Thuốc: là thuốc, có chỉ định, công dụng, liều dùng, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn. 127
- t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 4-2009 + Điều kiện sử dụng: TPCN: tự mua ở chợ, siêu thị. Thuốc: có chỉ định sử dụng, theo đơn của bác sĩ. + Đối tượng dùng: TPCN: người bệnh, người bình thường, khỏe mạnh. Thuốc: người bệnh. + Điều kiện phân phối: TPCN: bán lẻ, siêu thị, trực tiếp, đa cấp. Thuốc: tại hiệu thuốc do dược sĩ bán, cấm bán hàng đa cấp. + Cách dùng: TPCN: thường xuyên, liên tục, không hạn chế. Thuốc: từng đợt, có nguy cơ biến chứng, tai biến. + Nguồn gốc nguyên liệu: TPCN: nguồn gốc tự nhiên. Thuốc: nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc tổng hợp. 128
- t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 4-2009 TPCN víi søc kháe con ng-êi Hiện có hàng chục nghìn sản phẩm TPCN lưu hành trên thị trường quốc tế, được sản xuất chủ yếu từ cây cỏ, động vật. Thị trường sản phẩm TPCN sôi động, tăng trưởng rất nhanh, nhiều hợp chất thiên nhiên được dùng làm nguyên liệu sản xuất TPCN đứng đầu là các vitamin, tiền vitamin, nước ép hoa quả, các hợp chất có hoạt tính sinh học như carotenoid, steroid, flavonoid, các tiền hormon… Tác dụng của TPCN rất đa dạng tới sức khỏe con người. Có thể khái quát một số tác dụng chính: 1. Tác dụng hỗ trợ chống oxy hóa, chống lão hóa. Nhiều sản phẩm TPCN có tác dụng khử các gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, kích hoạt các enzyme kháng oxy hóa trong cơ thể, 129
- t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 4-2009 hỗ trợ chống oxy hóa, kéo dài tuổi thọ. Những sản phẩm chống oxy hóa, chống lão hóa được chế từ các hoạt chất sinh học như: selen hữu cơ từ nấm men, polyphenol từ chè xanh, pycnogenol từ Thông biển, proanthocyanin từ Việt quất, procyanidin từ nho đỏ, quercetin từ Hoa hòe… Trong cơ thể, flavonoid đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó cản trở sự phát triển của các gốc tự do, làm giảm tỷ lệ LDL, triglycerid, tăng cholesterin bảo vệ, tăng ổn định của thành mạch, có tác dụng chống lại khối u, hỗ trợ tái tạo vitamin E, tăng mức vitamin C và beta caroten… Vì là các chất chống oxy hoá lấy từ thiên nhiên, nên có tác dụng bảo vệ gan. Các nghiên cứu ở Italy cho thấy trong cơ thể càng có nhiều flavonoid càng làm giảm bệnh tim mạch. Ngoài flavonoid còn một hoạt chất khác là resveratrol. Năm 2001, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã thông báo resveratrol có tác dụng ngăn cản sự phát triển của các 130
- t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 4-2009 tế bào ung thư và chứng minh trên động vật resveratrol làm kích thước khối u phổi giảm 40%, khối lượng khối u giảm 44%. Các nhà bác học ở New York thông báo resveratrol cản trở COX2 trong các tế bào ung thư vú. Các nhà nghiên cứu Italy cho biết apigenin và quercetin thuộc nhóm flavonoid ngăn cản sự tăng trưởng và di căn của u da. Với kết quả mỹ mãn, người Italy đã đưa flavonoid vµo điều trị ung thư da. Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết flavonoid ngăn cản sự phát triển của P21-RAS trong chuỗi tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, trong cơ thể có càng nhiều flavonoid càng ít bị ung thư phổi. 2. Tác dụng tăng cường sức khỏe, tạo sức khỏe sung mãn. Gồm các sản phẩm có tác dụng tăng cường đáp ứng miễn dịch, tăng sức đề kháng, làm giảm nguy cơ 131
- t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 4-2009 bệnh tật. Các chế phẩm bào chế từ hoạt chất sinh học như: - Sunforaphan từ cây mầm hoa súp lơ xanh (broccoli), sunforaphan có hoạt tính tăng cường đáp ứng miễn dịch, dự phòng và điều trị một số bệnh, trong đó có cả ung thư. - Indol 3 - carbinol có trong bắp cải, cải xoăn, hàm lượng hoạt chất cao ở các cây mầm. Hoạt chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do, có khả năng bảo vệ tốt tế bào tuyến vú, tuyền tiền liệt. - Icariin trong cây Dâm dương hoắc, chrysin trong cây Pinus monricola có tác dụng cường dương, làm tăng tiết hormon sinh dục nam. Saponin steroid trong cây tật lê có tác dụng tăng tiết hormon sinh dục cho cả nam và nữ. - Dipeptid (Ile - Tyr) từ cá cơm, cá mòi có tác dụng ức chế ACE (enzyme chuyển hóa angiotensin), chế 132
- t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 4-2009 phẩm này có tác dụng tăng lực giúp người làm việc lâu dưới nước biển vào mùa đông mà vẫn ấm áp, không tăng huyết áp. - Chế phẩm Khang - Thai (của Mỹ và Trung Quốc) được Việt Nam nhập để sử dụng cho vận động viên, tăng lực, tăng sức bền bỉ, dẻo dai. 3. Tác dụng hỗ trợ, phòng và điều trị bệnh. Nhiều hoạt chất sinh học từ động vật, cây cỏ, vi sinh vật, nấm được bào chế thành các sản phẩm TPCN, có tác dụng điều khiển được chức năng của từng bộ phận trong cơ thể, phòng chống một số bệnh kể cả bệnh hiểm nghèo. Các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng tăng tạo máu, tăng trí nhớ, tăng hoạt động cơ bắp, tăng đáp ứng miễn dịch, chống lão hóa, chống bất lực, chống thụ thai, cắt cơn nghiện, hạn chế phát triển tế bào ung thư… 133
- t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 4-2009 - Curcumin từ cây nghệ - có tác dụng chống viêm, kích thích tăng sinh tổ chức hạt, giúp chữa liền vết thương, vết bỏng. - Mangoshin từ cây măng cụt - có tác dụng chống viêm, khử các gốc tự do. - Bromelain từ quả dứa - cũng có tác dụng chống viêm tốt. - Hypericin từ nọc sởi châu Âu: chống vi khuẩn, virut. - Silymarin từ cây cúc gai: trị viêm gan. - Bioflavonoid từ vỏ cam, vỏ bưởi: chống oxy hóa bảo vệ thành mạch. - Omega - 3, Omega - 6 từ dầu cá, dầu lanh, mỡ đà điểu - dưỡng não, tăng cường tuần hoàn não. - Chondroitin từ sụn động vật - trị thấp khớp, làm sáng mắt. 134
- t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 4-2009 Nhiều acid amin như: tacorin, lysin, carnitin, methionin, creatin và các yếu tố vi lượng như: selen hữu cơ, kẽm, crom, sắt… từ động vật, cây cỏ tự nhiên được bào chế thành các sản phẩm TPCN, có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị nhiều bệnh. Các nước phát triển Âu - Mỹ đang có xu hướng ưa chuộng TPCN để phòng bệnh hơn là dùng thuốc theo quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nhiều tập đoàn sản xuất thuốc đã và đang chuyển sang sản xuất TPCN, họ tìm được nguồn tiêu thụ tốt hơn, doanh thu tăng cao hơn. Thuật ngữ - thực phẩm thuốc (alicaments) đang thịnh hành rộng rãi. 4. Tác dụng thẩm mỹ - làm đẹp. Công ty Sakyo (Nhật Bản) đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm thức ăn làm đẹp như nước uống chống nếp nhăn colagien, keo canxi phomat aloevera làm mịn da… Viện thực phẩm và dinh dưỡng Balan cho ra đời một loại bánh ngọt chế từ nhiều loại rau 135
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo y học: "CôNG NGHỆ CHIẾT XUẤT DÙNG DUNG MôI CO2 SIêU TỚI HẠN "
5 p | 490 | 95
-
Báo cáo hóa học thực phẩm: Quy định của Bộ y tế về sử dụng chất phụ gia thực phẩm
25 p | 310 | 68
-
Báo cáo khoa học: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác huyện đông anh - hà nội
10 p | 261 | 65
-
BÁO CÁO KHOA HỌC: "HÂN LẬP CHỦNG VI KHUẨN SINH TỔNG HỢP LIPASE TỪ NƯỚC THẢI VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH LIPASE CỦA 102 CHỦNG PSEUDOMONAS"
18 p | 211 | 53
-
Báo cáo khoa học : 3-MCPD trong thực phẩm và tác hại của nó đến con người
7 p | 149 | 40
-
Báo cáo y học: "PHâN TíCH MỘT Số YẾU TỐ NGUY CƠ Ô NHIỄM THỰC PHẨM VÀ GIẢI PHÁP CAN THIỆP ĐẢM BẢO An toÀn vệ sinh thực phẩm"
9 p | 80 | 31
-
Báo cáo khoa học: Xử lý, kỷ luật cán bộ, Đảng viên vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ
24 p | 213 | 24
-
Báo cáo khoa học: THIẾT KẾ VECTOR MANG CẤU TRÚC GEN HA1 BIỂU HIỆN KHÁNG NGUYÊN BỀ MẶT VIRUS CÚM A/H5N1 Ở THỰC VẬT
8 p | 262 | 20
-
Báo cáo khoa học : Nghiên cứu qui trình nhân nhanh in vitro cây đu đủ (Carica papaya)
8 p | 110 | 20
-
Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ: Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng chủng lợi khuẩn probiotic trong y học và thực phẩm chức năng
61 p | 56 | 17
-
Báo cáo khoa học: Ảnh hưởng của canxi đến độ bền kết hợp của nhũ tương được làm từ natri caseinat
9 p | 99 | 15
-
Báo cáo khoa học: Khảosát tình trạng ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn sữa,
7 p | 115 | 14
-
Báo cáo khoa học: Cơ sở khoa học của việc sử dụng ong đất (Bombus terrestris) trong ẩm thực và y học
7 p | 158 | 14
-
Báo cáo y học: "đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Ban Trườn (creeping eruption) được phát hiện, chẩn đoán và điều trị tại khoa Da Liễu, bệnh viện 103"
21 p | 111 | 13
-
Báo cáo y học: "NGHIêN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG OXY HOÁ CỦA CHẾ PHẨM PANTOGIN"
27 p | 319 | 12
-
Báo cáo khoa học: Biến Động của một số chỉ tiêu vật lý và hoá học trong n-ớc ở một số ao nuôi trồng thuỷ sản thuộc huyện Gia lâm, Hà Nội
5 p | 86 | 9
-
Báo cáo y học: "Đánh giá tính an toàn và hiệu lực bảo vệ của kháng huyết thanh khán Bacillus Anthracis tinh chế trên động vật thực nghiệm"
7 p | 76 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn