intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo chí với công chúng

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

241
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo chí phải góp phần cung cấp tri thức cho công chúng, định hướng dư luận xã hội, tăng cường sự nhất quán về chính trị, tư tưởng trong khối đại đoàn kết toàn dân; biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, các biểu hiện tiêu cực; giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo chí với công chúng

  1. Báo chí với công chúng Báo chí phải góp phần cung cấp tri thức cho công chúng, định hướng dư luận xã hội, tăng cường sự nhất quán về chính trị, tư tưởng trong khối đại đoàn kết toàn dân; biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, các biểu hiện tiêu cực; giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Báo chí chỉ thực sự hữu ích khi vừa là công cụ trực tiếp của một cơ quan, tổ chức nào đó, đồng thời trở thành công cụ của đại chúng. Xã hội và báo chí có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, báo chí có sứ mệnh thoả mãn nhu cầu xã hội về tiếp nhận thông tin, sự tồn tại và phát triển của xã hội lại rất cần đến báo chí.
  2. “Công chúng nói chung có thể được hiểu là những người tiếp nhận và được các sản phẩm báo chí (SPBC) tác động hoặc hướng vào để tác động”(1). Công chúng báo chí (CCBC) là những người đọc, người nghe, người xem các sản phẩm của báo in, phát thanh, truyền hình và internet. Đây có thể là toàn thể xã hội hay một nhóm đối tượng và cũng có thể là một người nhất định trong một thời điểm nào đó khi họ tiếp nhận thông tin từ các loại hình báo chí. Thông tin báo chí mang tính phổ biến, nhanh nhạy. Khi tác động
  3. hoặc hướng tới tác động đến công chúng, bao giờ nó cũng có mục đích cụ thể hoặc làm thay đổi nhận thức, quan niệm hoặc khơi nguồn cảm hứng,… Trong thời gian vừa qua, do người chăn nuôi nắm được thông tin về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống nên tránh được ảnh hưởng xấu. Ví dụ như ông Trần Trung An ở xã Thượng Vũ, ông Ninh Văn Mai ở xã Tuấn Hưng (Kim Thành, Hải Dương) có trang trại nuôi lợn, bò, gà, cá,… do nắm được thông tin kịp thời từ báo chí đã áp dụng các biện pháp phòng tránh được dịch tai xanh, lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm,... Nhiều người dân truyền tai nhau về những lời đồn đại của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng về sập cầu Bãi Cháy, cầu Long Biên, bị Nhà nước quản thúc,… khi có thông tin từ báo chí về những đề nghị của bà đối với cơ quan chức năng điều tra làm rõ kẻ tung tin đồn nhảm làm tổn hại thanh danh, uy tín của công
  4. dân, người dân đã được định hướng dư luận kịp thời. Hay như vụ việc Công ty Tung Kuang (xã Cẩm Phúc, Cẩm Giàng, Hải Dương) đã xả chất thải chưa qua xử lý ra sông Ghẽ, gây ô nhiễm môi trường, bị phát hiện ngày 13/4/2010. Qua thông tin báo chí, mà người dân biết chất thải mà Tung Kuang xả trộm chứa nhiều độc tố có sự nguy hại như thế nào, xả gần với khu vực thu gom nước mặt của nhà máy nước sạch phục vụ nhân dân nên tính chất càng nghiêm trọng ra sao, biết việc cố tình dùng thủ đoạn tinh vi của Tung Kuang ở mức độ nào,... Thực tiễn lao động, sản xuất, đời sống nhân dân vô cùng phong phú và sinh động; có biết bao những kiểu mẫu điển hình về các cá nhân, tập thể; có rất nhiều những nhân tố mới, những phát kiến nảy sinh trong quá trình học tập, lao động, sản xuất. Sự đa
  5. dạng của các thông tin trên báo chí không phải chỉ được thực hiện từ những nhà báo chuyên nghiệp mà còn từ sự đóng góp của đông đảo quần chúng nhân dân. CCBC là lực lượng cộng tác đắc lực, hiệu quả cho mỗi cơ quan báo chí, mỗi tờ báo, mỗi chương trình. Những cây bút nghiệp dư ấy đã góp phần làm cho đời sống báo chí thêm sinh động, làm cho báo chí thực sự là diễn đàn của nhân dân. V.I. Lênin đã từng chỉ ra rằng: “Cơ quan báo sẽ sinh động, đầy sức sống khi nào cứ 5 nhà văn lãnh đạo và thường xuyên viết sách thì lại có 500 và 5000 nhân viên cộng tác không phải là nhà văn”(2). Cuộc sống sôi động và đầy phức tạp, bản thân mỗi nhà báo chuyên nghiệp dù có yêu nghề, hăng say, năng nổ, linh hoạt đến đâu chăng nữa cũng không thể nắm bắt được mọi vấn đề. Do đó, nếu không có sự tham gia của đông đảo quần chúng thì báo chí không thể phản ánh được thực tế một
  6. cách toàn diện; cũng không thể kịp thời phát hiện những nhân tố mới, những hạn chế, tiêu cực trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Trên thực tế hoạt động báo chí ở nước ta rất coi trọng thông tin từ mạng lưới thông tin viên, cộng tác viên. Các chuyên mục Cùng suy ngẫm, Ý kiến bạn đọc (Báo Nhân Dân), Cùng bàn luận, Ý kiến chiến sĩ (Báo Quân đội nhân dân), Bạn đọc và dư luận, Bạn đọc viết, Ý kiến bạn đọc (Báo Hải Dương), Ý kiến bạn xem truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam), Tiếp chuyện bạn nghe đài (Đài Tiếng nói Việt Nam),… thu hút được đông đảo công chúng; bởi vì nó tôn trọng công chúng là người tiêu thụ và thưởng thức SPBC, là yếu tố cơ sở quyết định sự tồn tại của hoạt động báo chí. Thông tin báo chí khi chưa được công chúng tiếp nhận mới chỉ là
  7. thông tin khả năng; công chúng không tiếp nhận các văn bản thông báo, không mua và đọc báo, không nghe phát thanh, không xem truyền hình, không tiếp nhận thông tin trên mạng internet sẽ phá vỡ mối quan hệ nhà báo – tác phẩm – công chúng; khi đó, thành quả lao động báo chí của toàn thể cơ quan báo chí nói chung và từng phóng viên, nhà báo nói riêng chưa được đón nhận và thưởng thức. Như thế, báo chí mới thực hiện được một nửa chức năng của mình. Việc đánh giá các tác phẩm báo chí đúng hay sai, có ý nghĩa hay chưa có ý nghĩa,... cũng là một điều không thể thiếu. Do đó, công chúng cũng chính là người tham gia vào việc góp ý, đồng tình hay không đồng tình, biểu dương hay phê bình khi họ đã thẩm định được những giá trị đích thực của thông tin báo chí.
  8. Thước đo kết quả của báo chí không phải ở số lượng tin, bài đăng trên báo; số lượng phát hành báo chí mà cốt yếu ở chỗ bạn đọc, bạn xem, bạn nghe tiếp nhận và làm theo như thế nào. Bản thân công chúng là người hiểu rõ hơn ai hết nội dung mà báo chí đã đáp ứng đầy đủ hay chưa đầy đủ, kịp thời hay chưa kịp thời, những yêu cầu thiết thực của mình; đồng thời mới khẳng định được những vấn đề báo chí nêu ra có phù hợp với chân lý hay không, chính họ mới đánh giá được cách diễn đạt của báo chí có sát với trình độ của công chúng hay không. “Truyền thông đại chúng cách mạng không chỉ là công cụ sắc bén của Đảng mà còn là diễn đàn rộng rãi, dân chủ của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân”(3). Trước đây, truyền thanh cơ sở chưa được chú trọng, hoạt động
  9. không đều, nay ở tất cả các xã, phường, thị trấn đều đầu tư xây dựng truyền thanh cơ sở, được coi là hình thức truyền tải thông tin rất hữu hiệu; vì nó có nhiều lợi thế như: lan toả được đến mọi gia đình ở xóm, thôn, khu dân cư; tranh thủ được thời điểm có nhiều người nghe (thời điểm đầu giờ làm việc buổi sáng và cuối giờ làm việc buổi chiều hằng ngày). Truyền thanh cơ sở đều xây dựng chương trình riêng thông tin về tình hình hoạt động mọi mặt của địa phương, công tác chỉ đạo điều hành của cấp uỷ, chính quyền cơ sở; đồng thời tiếp âm đài các cấp huyện, tỉnh và trung ương. Ông Nguyễn Trọng Hậu, Trưởng đài Phát thanh Kim Thành (Hải Dương) cho rằng: “Cần phải đầu tư cho truyền thanh cơ sở. Bởi vì, nó vẫn là hình thức cung cấp thông tin hiệu quả, dù đài trung ương, tỉnh, huyện có làm chương trình hay đến đâu nhưng không có người nghe thì không phát huy tác dụng, bởi vì
  10. hiện nay rất ít người dân tự động mở đài nghe tại gia đình”. Đồng quan điểm này, Bà Nguyễn Thị Hương, Trưởng Đài Phát thanh Thanh Hà (Hải Dương) cho biết: “Truyền thanh luôn được thính giả quan tâm, nhiều vấn đề được người nghe gọi điện phản hồi. Nếu không có truyền thanh cơ sở tiếp âm thì hoạt động của đài các cấp trên bị ảnh hưởng nhiều”. Theo kết quả cuộc Điều tra dư luận thính giả (2001) của Đài Tiếng nói Việt Nam và Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương tiến hành trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có "48% số người được hỏi cho biết họ nghe đài hằng ngày; trong đó, tỷ lệ nghe đài hằng ngày trong nhóm cư dân nông thôn là 88%, nhóm cư dân thành thị là 37%. Một số giải pháp kích thích nhu cầu và cải thiện điều kiện tiếp nhận SPBC của công chúng
  11. 1- Các cấp uỷ, chính quyền, tổ chức quần chúng,… cần quan tâm định hướng, kích thích, hướng dẫn nhu cầu và thị hiếu tiếp nhận SPBC của công chúng. Các tổ chức có trách nhiệm này mà cụ thể, trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc với nhân dân là đội ngũ cán bộ cơ sở cần phải tìm phương pháp hữu hiệu để định hướng cho công chúng có động cơ, mục đích đúng đắn trong việc tìm kiếm, tiếp nhận SPBC. Cần nhất quán quan điểm của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức quần chúng về vai trò, vị trí của thông tin báo chí và việc cập nhật thông tin báo chí trong công việc, lao động sản xuất và cuộc sống thường ngày của nhân dân. Trên cơ sở điều kiện thực tế về đặc điểm nếp sống, sinh hoạt của dân cư, đặc trưng văn hoá, điều kiện lao động sản xuất,... của từng địa bàn cụ thể mà tổ chức sinh hoạt có lồng ghép các nội dung, tạo
  12. điều kiện cho công chúng trao đổi về các vấn đề, sự kiện, các gương người tốt, việc tốt,... gần gũi với họ do báo chí nêu. Tạo điều kiện giúp đỡ công chúng trong việc trao đổi SPBC, giới thiệu những thông tin bổ ích trên báo chí. Mỗi chi bộ, chi hội, chi đoàn,... cần xây dựng quỹ để mua báo chí, vừa trang bị thông tin hiểu biết cho các thành viên vừa góp phần lôi cuốn quần chúng xây dựng tổ chức. Mở các câu lạc bộ có các hoạt động liên quan đến báo chí (câu lạc bộ độc giả, khán giả, thính giả; câu lạc bộ những người tham gia viết báo,...). Từ đó, có thể tổ chức các buổi sinh hoạt giúp công chúng nhận thức được vai trò của báo chí; đồng thời có thể tạo ra một lớp công chúng tích cực, chủ động, có các đánh giá mang tính xây dựng về các SPBC và trở thành những công chúng trung thành của báo chí.
  13. Có chính sách tín chấp vay vốn, trợ giá (mua máy tính, phí thuê bao và viễn thông), hướng dẫn kỹ năng và cơ chế giúp công chúng truy cập thông tin qua internet được thuận lợi. Nâng cao vai trò của cán bộ cơ sở trong việc định hướng nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí đối với công chúng thông qua các cuộc tập huấn, các cuộc sinh hoạt chi bộ, chi hội, chi đoàn,... Giáo dục ý thức chính trị, vì cộng đồng, tự giác thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định của địa phương, vì sự nghiệp CNH, HĐH. Sử dụng báo chí như một công cụ giáo dục, bồi dưỡng về nhận thức, tư tưởng, đạo đức, cập nhật tri thức, ứng xử trong cuộc sống đi liền với việc định hướng và kích thích nhu cầu tiếp nhận các SPBC cho công chúng.
  14. 2.Cải tiến nội dung và hình thức các SPBC. Báo chí phải phát triển về số lượng, thường xuyên đổi mới, cải tiến về chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Công chúng không ưa những thông tin trùng lặp, sáo rỗng, theo lối mòn, không gắn với thực tế. Do đó, để thu hút được công chúng, báo chí phải tự đổi mới cách thức sáng tạo sao cho hấp dẫn, linh hoạt. Tuy nhiên, nội dung và hình thức bao giờ cũng phải có sự tương ứng, có chung tiếng nói, tránh phô trương hình thức, gọt giũa câu chữ để che lấp đi nội dung thông tin tẻ nhạt,... Hoạt động báo chí phải đạt được mục đích là trang bị cho công chúng về nhận thức hiểu biết, hình thành và củng cố thế giới quan đúng đắn về cách mạng, chế độ, lợi ích của đất nước trong quan hệ quốc tế, giúp công chúng an tâm về tư tưởng, sống có ích. Đây là
  15. một công việc khó khăn vì nó rất dễ trở nên khô cứng, đơn điệu, đòi hỏi phương pháp giáo dục phải thường xuyên đổi mới, linh hoạt, sinh động, nội dung giáo dục phải phong phú, không áp đặt, tạo điều kiện cho công chúng tự tạo ra hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm của mình. Báo chí phải là người dẫn đường cho công chúng trước thực tế phức tạp, trước các vấn đề chính trị - xã hội nảy sinh. Bên cạnh việc thông tin, báo chí cần phải phân tích những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch, những sai lầm, khuyết điểm. Phải giải đáp kịp thời những vướng mắc về tư tưởng của công chúng nhằm tạo ra môi trường giáo dục chính trị- tư tưởng lành mạnh, trang bị cho họ vốn kiến thức hiểu biết về mọi mặt. Cần thường xuyên mở các diễn đàn, các cuộc toạ đàm, trao đổi ý kiến,... để hiểu thêm về công chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu và chính đáng của
  16. họ. 3.Đẩy mạnh công tác quản lý báo chí. Làm phong phú, đa dạng các SPBC đi đôi với quản lý thật tốt sẽ là điều kiện tiên quyết để báo chí phát huy vai trò trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết, định hướng tư tưởng đối với công chúng. Trong hoạt động quản lý, muốn điều chỉnh hợp lý hoạt động của hệ thống báo chí cần phải nhận thức đầy đủ nhu cầu và điều kiện tiếp nhận SPBC. Cần khuyến khích sự phát triển của nhóm báo chí nhằm thoả mãn nhu cầu của công chúng theo các địa bàn cư trú khác nhau là nhiệm vụ mang tính cấp bách. Bên cạnh đó, cần thiết phải hạn chế các SPBC chạy theo xu hướng “lạm dụng việc thoả mãn” nhu cầu của công chúng.
  17. 4.Xây dựng Tủ sách dòng họ, Tủ sách gia đình. Hình thức này giúp công chúng nông thôn thường xuyên được đọc miễn phí sách, báo, tạp chí,...; từ đó có thể nắm bắt, cập nhật kiến thức về đường lối, pháp luật (còn hiệu lực), kỹ năng ngành nghề, nông nghiệp, y học, lịch sử, đạo đức, văn học, toán, lý, hoá, ngoại ngữ và các kiến thức khoa học khác nhằm tạo ra các tác động đa chiều khuyến khích công chúng học tập; thu hút sự quan tâm của nhân dân sống ở thành thị đối bà con họ hàng ở nông thôn; giảm thiểu sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị; nâng cao đời sống tinh thần cũng như góp phần vào việc nâng cao hiệu quả trong lao động, sản xuất và kỹ năng sống. Đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng Tủ sách dòng họ, Tủ sách gia đình để kích thích các dòng họ sử
  18. dụng quỹ khuyến học tự xây dựng tủ sách phục vụ chính nhu cầu của mình. Tác động đến ý thức của nhiều cá nhân đối với dòng họ, nhằm huy động kinh phí để làm tủ sách. Thu hút nhiều cán bộ, công chức, giáo viên, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, người có tâm huyết… ủng hộ sách báo cho nông thôn. Tận dụng nguồn nhân lực tự nguyện làm thủ thư miễn phí, có tính tự quản và trách nhiệm với bản thân cao; đó là đội ngũ cựu giáo chức, cựu chiến binh, người nghỉ hưu... Kết nối cộng đồng thông qua việc trao đổi, cho mượn sách giữa các dòng họ, gia đình. Từ đó, nông thôn sẽ có một hệ thống thư viện do chính quần chúng tự xây dựng, bảo quản và phục vụ, đóng góp vào tiến trình xây dựng một xã hội nông thôn phát triển bền vững. Ví dụ sinh động về Tủ sách gia đình của ông Phạm Chí Thiện (Khu Hạ, xã Tráng Liệt, Bình Giang, Hải Dương) đã thu hút hơn 4 nghìn lượt nhà nghiên cứu,
  19. giảng viên, học sinh, sinh viên... Tại Hội sách lần 6 tổ chức tháng 3/2010 tại TP Hồ Chí Minh (hội chợ lớn nhất của ngành xuất bản, TP Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức 2 năm một lần), Tủ sách này được Ban Tổ chức cuộc thi Tủ sách gia đình lần 3 trao giải Nhất. 5.Đối với cơ quan báo chí và những người làm báo. Hiện nay, các cơ quan báo chí, nhà báo và các chuyên gia nghiên cứu đã và đang quan tâm hơn đến vai trò của báo chí đối với công chúng. Song từ nhận thức đến việc làm vẫn còn một khoảng cách nhất định; do đó, cần phải đẩy mạnh việc hiện thực hoá những nhận thức này. Nên thường xuyên quan tâm tiến hành nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu và tìm hiểu điều kiện tiếp nhận của công chúng, để tìm ra phương hướng tiếp cận tốt nhất và sáng tạo SPBC thực sự phù hợp, bổ ích cho họ. Các cơ quan báo chí phải
  20. luôn “làm mới” các sản phẩm của mình bằng cách thường xuyên nâng cao chất lượng thông tin, tránh tình trạng thông tin “quá nguội”, phiến diện, thiếu tính định hướng,... Thấu hiểu, tôn trọng và đáp ứng nhu cầu chính đáng của công chúng nhằm cung cấp cho họ những tinh tuý của món ăn tinh thần phong phú, đa dạng, chính là mục đích mà mỗi người làm báo cần hướng tới để tăng cường sự hấp dẫn và hiệu quả tiếp nhận SPBC của công chúng. Những người làm báo phải không ngừng trau dồi tri thức, vốn sống và trải nghiệm thực tế nhằm tạo ra các tác phẩm báo chí hấp dẫn công chúng. 6.Kích thích sự chủ động trong tiếp nhận SPBC của công chúng. Các giải pháp tác động đồng bộ vào hoàn cảnh khách quan thì chính hoàn cảnh khách quan đều nhằm vào việc hình thành yếu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2