Bảo đảm tính thực chất trong chủ động, tích cực hội nhập kinh tế thế giới phức tạp và bất định giai đoạn 2021-2030
lượt xem 5
download
Bài viết "Bảo đảm tính thực chất trong chủ động, tích cực hội nhập kinh tế thế giới phức tạp và bất định giai đoạn 2021-2030" phân tích những biến động phức tạp, bất định của kinh tế thế giới giai đoạn 2021 - 2030 ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn và sự chủ động, tích cực hội nhập cũng như sự chuyển dịch từ quốc gia thu nhập trung bình thấp lên thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Quá trình này đòi hỏi phải cải thiện đáng kể sức chống chịu nội tại, tăng cường năng lực của nền kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bảo đảm tính thực chất trong chủ động, tích cực hội nhập kinh tế thế giới phức tạp và bất định giai đoạn 2021-2030
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 04. BẢO ĐẢM TÍNH THỰC CHẤT TRONG CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI PHỨC TẠP VÀ BẤT ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng * Tóm tắt Bài viết phân tích những biến động phức tạp, bất định của kinh tế thế giới giai đoạn 2021 - 2030 ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn và sự chủ động, tích cực hội nhập cũng như sự chuyển dịch từ quốc gia thu nhập trung bình thấp lên thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Quá trình này đòi hỏi phải cải thiện đáng kể sức chống chịu nội tại, tăng cường năng lực của nền kinh tế. Do đó, trong giai đoạn này, cùng với sự kiên định phương thức hội nhập chủ động, tích cực đã hình thành từ 20 năm trước và được thực tiễn khẳng định tính đúng đắn, Việt Nam cần bổ sung thêm cách tiếp cận hội nhập mới với yêu cầu tăng cường tính thực chất. Từ khóa: chủ động, hội nhập, kinh tế thế giới, tích cực, thực chất 1. GIỚI THIỆU Nền kinh tế thế giới là một thực thể bao gồm tổng thể các nền kinh tế quốc gia và vùng lãnh thổ có mối quan hệ qua lại thông qua quan hệ kinh tế quốc tế, trực tiếp là giao dịch thương mại và đầu tư. Hình thành sau thị trường thế giới, kinh tế thế giới ra đời được đánh dấu bằng dòng đầu tư quốc tế xuất hiện từ cuối thế kỷ 19. Đây là thời điểm hình thành mạng sản xuất quốc tế và chuỗi giá trị xuyên quốc gia được dẫn dắt chủ yếu bởi các công ty xuyên quốc gia. Nền kinh tế thế giới vận động không ngừng dựa trên sự dịch chuyển liên tục của thương mại và đầu tư quốc tế với quy mô ngày càng lớn, tạo động lực phân bổ nguồn lực hiệu quả, theo đó tiềm năng được khai thác, giá trị mới được sáng tạo, tăng trưởng kinh tế thế giới tăng * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 77
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA lên không ngừng. Thương mại quốc tế được gia tăng bởi quá trình tự do hóa thương mại với việc loại bỏ rào cản cùng với nỗ lực tạo thuận lợi thương mại được các quốc gia đồng thuận thực hiện thông qua cơ chế Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, 1995) mà tổ chức tiền thân là Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT, 1947). Đầu tư quốc tế được mở rộng nhờ các biện pháp thúc đẩy tự do di chuyển vốn và bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế trùng, cạnh tranh giữa các công ty xuyên quốc gia (UNCTAD, 2023). Các thể chế thương mại và đầu tư quốc tế như: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cam kết áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% từ năm 2024 đóng vai trò ổn định nền tảng tăng trưởng thương mại và đầu tư trên nguyên tắc tự do, minh bạch và công bằng. Thêm vào đó, các cuộc cách mạng công nghiệp tạo động lực đổi mới sáng tạo đối với các quá trình và mô hình tổ chức phát triển. Đến năm 2023, GDP thế giới đạt 105 nghìn tỷ đô-la Mỹ (IMF, 2024), kỷ lục mới sau gần 150 năm phát triển. Việt Nam hội nhập chủ động, tích cực vào nền kinh tế thế giới (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011). Chủ trương hội nhập này là đúng đắn, tạo sự đồng thuận tư duy, thống nhất hành động, khai thác hiệu quả thương mại và đầu tư quốc tế; kết quả là độ mở nền kinh tế khá cao (gần 200%), làm tăng sự phụ thuộc kinh tế Việt Nam vào kinh tế thế giới. Giai đoạn 2021 - 2030, thế giới có nhiều biến động bất lợi như: đại dịch Covid-19 (2020 - 2023), xung đột Nga - Ukraine (2022), xung đột Biển Đỏ, lạm phát toàn cầu làm tăng mức độ đứt gãy chuỗi cung ứng và biến động khó lường. Nhiều biện pháp kỹ thuật mới, yêu cầu chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, kinh tế tuần hoàn và cam kết carbon thấp, giảm phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 cùng với mục tiêu đưa Việt Nam từ quốc gia thu nhập trung bình thấp sang nước thu nhập trung bình cao tạo áp lực lớn trong phát triển. Những biến động bất định của kinh tế thế giới chắc chắn còn hiện hữu và tính dễ bị tổn thương hay sức chống chịu kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với không ít thử thách. Do đó, cần điều chỉnh phương thức hội nhập để vừa kiểm soát sự bất định từ sớm, từ xa, vừa tăng sức chống chịu, cải thiện năng lực và chuyển hóa từ áp lực thành động lực phát triển, thực hiện thành công mục tiêu. Để thực hiện mục tiêu trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh với dữ liệu được thu thập từ các tổ chức quốc tế như: WTO, WB, IMF, UNCTAD, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các nghiên cứu chuyên sâu. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan nghiên cứu Chủ trương hội nhập quốc tế chủ động, tích cực lần đầu tiên được hình thành từ Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế (Bộ Chính trị, 2001). Tiếp theo, chủ trương này được phát triển lên thành đường lối hội nhập quốc tế chủ động, tích cực (Văn kiện Đảng XI, 2011). Đó là khuôn khổ quan điểm cốt lõi và nhận thức quan trọng để hình thành hàng loạt quy định, chính sách cụ thể cũng như các nghiên cứu về 78
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI hội nhập được xây dựng. Hội nhập cần thực hiện thông qua thỏa thuận có hệ thống gắn với đàm phán, ký kết hiệp định thương mại song phương, đa phương và khu vực (World Bank1, 2020). Đây là quá trình nhận thức lợi ích thu được từ hội nhập, theo đó, chủ động, tích cực là phương thức cần phát huy triệt để. Nghiên cứu về chính sách đối ngoại chủ động, tích cực của Việt Nam trước hết về kinh tế được thực hiện chủ yếu từ góc độ vĩ mô. Chủ động, tích cực là sự thể hiện quan niệm đúng về xu hướng hội nhập nói chung và lợi ích thu được ngày càng lớn từ hội nhập, giảm thiểu rủi ro nói riêng thông qua đa dạng hóa đối tác (Thayer, 2016). Tính chủ động, tích cực của Việt Nam là một nhận thức đúng, song có thể dẫn đến trạng thái “tiến thoái lưỡng nan” giữa khả năng tự chống chịu với chủ động, tích cực hội nhập; do đó, cần tăng sức tự chống chịu tương xứng với tính chủ động, tích cực (Huong Le Thu, 2018). Quá trình hội nhập của Việt Nam cần tránh căn bệnh Hà Lan (International Labour Organization, 2016) và tránh bẫy thu nhập trung bình (Ohno, 2024). Hội nhập của Việt Nam cần thực hiện theo chiều sâu khi thực hiện hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) (World Bank, 2020). Các nghiên cứu hầu như đều nhấn mạnh đến khía cạnh hội nhập sâu, tăng tính chống chịu của Việt Nam trong điều kiện thế giới luôn luôn biến động. Tính chủ động, tích cực hội nhập của Việt Nam được coi như là phương thức vận hành phù hợp; vẫn có cảnh báo về mức độ phụ thuộc của Việt Nam đáng kể vào phần còn lại của thế giới. Do đó, cần chú ý tính thực chất của hội nhập để tạo được vị thế vững chắc trước tính phức tạp và bất định của thế giới. 2.2. Cơ sở lý thuyết Cơ sở của hội nhập kinh tế quốc tế là sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế dựa trên sự phân công lao động quốc tế (Mac K., 1848). Hội nhập kinh tế quốc tế được đưa ra trong lý thuyết hội nhập kinh tế quốc tế (Balassa B., 1961) có các cấp độ khác nhau gồm: khu vực thương mại tự do, đồng minh hải quan, thị trường chung, liên minh tiền tệ, liên minh kinh tế. Các tác động của hội nhập gồm có tác động tĩnh (tạo lập và chuyển hướng mậu dịch) và tác động động (thúc đẩy cạnh tranh, tiết kiệm chi phí giao dịch, đơn giản hóa thủ tục hành chính). Thực tế, hội nhập quốc tế gắn với các giao dịch buôn bán hình thành từ trước Công nguyên. Đến thế kỷ 15 và thời gian sau đó, các quan điểm về hội nhập được giải thích trong chủ nghĩa trọng thương, lợi thế tuyệt đối (A. Smith, 1776), lợi thế so sánh (D. Ricarrdo, 1817), chi phí cơ hội (G. Harberler, 1938), sự dồi dào của các yếu tố (Hecskcher-Ohlin, 1970) và các cách tiếp cận gắn với sự tương đồng của cầu (Linbert, 1961), khoảng cách công nghệ (Vernon, 1966) (Krugman P., Obstfel M, 2003). Các lý thuyết này đều khẳng định việc gia tăng thương mại tự do, thực chất là hội nhập, mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Các quốc gia cần chủ động, tích cực tham gia thương mại quốc tế để thu lợi ích thương mại và các bên đều có lợi. Bên cạnh đó, việc di chuyển vốn đầu tư, lao động giữa các quốc gia dựa trên sự chênh lệch năng suất biên của chúng tạo lợi ích cho các bên (Krugman P., và Obstfel M., 2003). Việc di chuyển các yếu tố phản ánh sự hội nhập yếu tố với động lực thị trường, các yếu tố này kết nối tự do. 79
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Sự hội nhập kinh tế quốc tế gia tăng cả về chiều rộng và chiều sâu góp phần hình thành nền kinh tế thế giới. Theo đó, các thể chế bảo vệ sự vận hành ổn định của nền kinh tế thế giới được hình thành với tư cách là hệ thống thống nhất về thương mại (WTO), đầu tư phát triển (WB), hệ thống tiền tệ quốc tế (IMF), cũng như các tổ chức chuyên sâu khác của Liên hợp quốc (UN) và các định chế khu vực như: Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các tổ chức ở các châu lục khác. Như vậy, cả tổng quan nghiên cứu và lý thuyết đều khẳng định hội nhập quốc tế là quá trình khách quan, có thể vận hành tự động nếu được tạo đủ điều kiện để vận hành. Vai trò của nhà nước là thúc đẩy tự do hóa để thương mại và đầu tư diễn ra không gặp rào cản thông qua việc tuân thủ cam kết thương mại tự do, điều chỉnh chính sách, công cụ, biện pháp và kết nối rộng nhất, tăng cường chiều sâu nhất tác động hội nhập và cần có phương thức chủ động, tích cực hội nhập để lợi ích thu được tối đa. Hội nhập có nhiều lợi ích và không ít chi phí, nhiều cơ hội và cũng nhiều rủi ro, cho nên cần chủ động, tích cực hội nhập cũng như sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Các chủ thể cần đánh giá đúng thực chất của hội nhập và tìm phương thức phát triển. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nền kinh tế thế giới vận động theo những xu hướng chủ yếu khá phức tạp và bất định Kinh tế thế giới được xem xét trong giai đoạn 30 năm gần đây, từ thời điểm hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sụp đổ. Bối cảnh đã chi phối đáng kể đến nhận thức và phương pháp luận hoạch định chính sách các cấp và chiến lược phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, bối cảnh này gắn với việc huy động nguồn lực toàn cầu, khai thác thị trường toàn cầu và đây là nguồn lực lớn nhất có thể tạo ra thay đổi đột phá chiến lược phát triển. Thứ nhất, xu hướng “thay thế” và “chuyển dịch” diễn ra bao trùm và nhanh chóng chưa từng có, như thay thế năng lượng, công nghệ, vật liệu truyền thống bằng năng lượng, công nghệ và vật liệu mới. Xu hướng này thể hiện khá rõ khi có tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với yếu tố cơ bản là dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo. Mức độ tác động của Cách mạng công nghiệp sâu sắc, bao trùm và lâu dài. Quốc gia nào tận dụng hiệu quả tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có những bước phát triển vượt bậc. Đồng thời, sự chuyển dịch nguồn lực đang diễn ra nhanh chóng gồm chuyển dịch vốn đầu tư vào các thị trường có khả năng sinh lợi cao nhất trong chuỗi giá trị, di chuyển lao động trực tiếp hoặc trực tuyến bằng cách dịch chuyển chất xám quốc tế thông qua gia công hoặc các hoạt động sáng tạo giá trị kinh tế xuyên biên giới. Điểm đặc biệt là với sự hỗ trợ của thành tựu Cách mạng công nghiệp 4.0, dịch chuyển được thực hiện gắn với thay thế và thay thế gắn với dịch chuyển. Trung tâm kinh tế thế giới chuyển dịch dần sang châu Á - Thái Bình Dương với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN. Theo đó, những cơ hội xuất hiện gắn với thay thế và chuyển dịch này sẽ rất lớn đối với các chủ thể, kể cả các địa phương. Những cách tiếp cận theo hướng tạo thuận lợi cho sự 80
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI dịch chuyển và thay thế gia tăng tốc độ, quy mô cũng như có thể làm chuyển hướng hoặc đảo chiều dịch chuyển. Tư tưởng bảo hộ sản xuất và bảo vệ việc làm trong nước cũng như giảm phụ thuộc lớn vào bên ngoài thúc đẩy điều chỉnh chính sách thương mại, đầu tư và các chính sách liên quan với tốc độ nhanh chóng. Thứ hai, tính bất ổn, khó lường của thế giới ngày càng cao, cuộc cạnh tranh chiến lược để tranh giành vị thế lãnh đạo thế giới giữa Mỹ - Trung vừa ngấm ngầm, vừa công khai gây ra những xung đột cục bộ. Nguy cơ cạnh tranh thiếu kiểm soát dẫn đến xung đột từ quy mô và phạm vi hẹp sang quy mô và phạm vi lớn dần hiện hữu. Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 bùng phát toàn cầu từ năm 2020, xung đột quân sự xảy ra bất ngờ: Nga - Ukraine (từ ngày 24/02/2022), Israel - Hamas (từ ngày 07/10/2023) gây đứt gãy chuỗi cung ứng, giá dầu tăng đột ngột, tình trạng lạm phát toàn cầu làm tăng tính bất ổn kinh tế và tính bất định giao dịch kinh tế toàn cầu. Việc tăng sức chống chịu của nền kinh tế trước những biến động bất lợi được đề cao và các quốc gia đều mong muốn tìm kiếm tối đa cơ hội hợp tác để giảm thiểu xung đột. Thêm vào đó, các chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch, hỗ trợ khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng thực hiện bởi các quốc gia gây trạng thái bất định cho thương mại tự do, minh bạch và công bằng. Để thích ứng với điều kiện bất định, tăng tích chủ động, tích cực, các quốc gia hoặc địa phương cần có nhiều kịch bản phát triển cũng như cần có giải pháp giảm thiểu, phòng tránh rủi ro có nguy cơ làm tăng thiệt hại. Có thể thấy tình hình tăng trưởng GDP của thế giới giai đoạn 1960 - 2030 có sự thay đổi khá lớn với xu hướng suy giảm tăng trưởng (Hình 1). Giai đoạn 2024 - 2030 có khả năng nền kinh tế thế giới chưa tận dụng triệt để tiềm năng phát triển nên có xu hướng suy giảm nhẹ tăng trưởng. Điều này đòi hỏi phải phát hiện và khai thác triệt để tiềm năng phát triển để tạo bước chuyển đột phá. Hình 1. Tăng trưởng năm GDP thế giới, giai đoạn 1960 - 2030 (%, Lagn) Nguồn: WB 81
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Thứ ba, xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, cam kết giảm phát thải ròng về 0 đến những năm 2050 (United Nations), giảm thiểu tác động tiêu cực và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn tạo ra những tiêu chuẩn mới cũng như mở rộng tiềm năng mới trong phát triển. Chuỗi cung ứng xanh tạo ảnh hưởng lan tỏa lớn đến tất cả các khâu và các tác nhân. Tăng trưởng bền vững và bao trùm trở thành hướng phát triển ưu tiên. Điều này một mặt tăng chi phí tuân thủ; mặt khác mở rộng tiềm năng sáng tạo giá trị và đòi hỏi thay đổi cơ bản tư duy phát triển, thay đổi chuẩn mực và giá trị phát triển. Đầu tư vào các xu hướng này là đầu tư theo chiều sâu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và những thay đổi quan niệm về chất lượng, nguồn lực và phương thức tăng trưởng. Thứ tư, có sự thay đổi quan trọng trong sử dụng công cụ thuế với xu hướng chung là giảm thuế quốc tế và thống nhất mức thuế tối thiểu toàn cầu. Các hiệp định thương mại tự do hầu như cố gắng giảm thuế về 0% trong thời gian ngắn nhất, thậm chí ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Đây là động lực cạnh tranh, giảm gánh nặng về thuế và tiết kiệm chi phí giao dịch. Đồng thời, cam kết mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% được 130 quốc gia và vùng lãnh thổ cam kết triển khai áp dụng từ năm 2024 (Bunn D. và Bray S., 2023) đang tạo ra khuổn khổ mới của chính sách phát triển của các chính phủ và triệt tiêu hoàn toàn việc sử dụng ưu đãi thuế để cạnh tranh trong thu hút đầu tư. 3.2. Bảo đảm yêu cầu thực chất trong hội nhập quốc tế chủ động, tích cực của Việt Nam 3.2.1. Tình hình hội nhập chủ động, tích cực Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh theo chủ trương hội nhập quốc tế tích cực và chủ động kể từ khi thực hiện đổi mới kinh tế vào năm 1986. Đến năm 2001, Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị chính thức khẳng định chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã cụ thể hóa chủ trương và lần đầu tiên đề cập đến “hội nhập quốc tế chủ động, tích cực”. Tiếp theo, chủ trương chủ động, tích cực hội nhập được tiếp tục khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII, XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành tư tưởng hội nhập xuyên suốt và lợi ích quốc gia được khẳng định có vai trò tối thượng. Các trạng thái hội nhập quốc tế hiện tại của Việt Nam thể hiện ở ma trận có cột chỉ trạng thái và dòng chỉ tác động. Trạng thái hội nhập có chủ động và bị động. Tác động hội nhập có tích cực và tiêu cực. Kết hợp các trạng thái và tác động thu được ma trận với 4 lựa chọn: (1) chủ động - tích cực, (2) chủ động - tiêu cực, (3) bị động - tích cực, và (4) bị động - tiêu cực (Bảng 1). Lựa chọn chủ động, tích cực là lựa chọn tốt nhất trong bốn lựa chọn của đường lối hội nhập quốc tế Việt Nam. Lựa chọn này có thể được hiểu là, Việt Nam đang chủ động khai thác tác động tích cực trong hội nhập; giảm thiểu, thậm chí loại bỏ lựa chọn bị động hay tiêu cực. 82
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Bảng 1. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế Trạng thái Chủ động Bị động Tác động Tích cực (1) (3) Tiêu cực (2) (4) Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ động được hiểu là, trên cơ sở nhận thức đầy đủ và phù hợp với xu hướng, quy luật vận động chung của khu vực và thế giới, các chủ thể đề xuất chiến lược, kế hoạch thực hiện, tận dụng nguồn lực bên ngoài và huy động nguồn lực bên trong. Nó thể hiện ở việc phát huy tính tự chủ, độc lập, sáng tạo của chủ thể, các ngành, các cấp, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để vận hành hiệu quả. Đồng thời, chủ động đòi hỏi dự phòng kịch bản khác nhau để có giải pháp phù hợp với thay đổi bất định và không để trạng thái bị động chi phối, bỏ lỡ cơ hội, không để thách thức gia tăng, thậm chí lấn át cơ hội. Chủ động còn được thể hiện ở việc nắm giữ quyền sở hữu tài sản hữu hình và vô hình trong hội nhập có thể được huy động vào bất kỳ thời điểm nào. Tích cực được hiểu là quá trình nhận dạng đầy đủ và đánh giá sâu sắc tác động tích cực của hội nhập để phát huy và giảm thiểu tiêu cực. Nó thể hiện nỗ lực cao nhất trong việc huy động triệt để nguồn lực và lợi thế hội nhập cũng như có quan điểm tích cực, lạc quan đối với hội nhập. Tích cực đòi hỏi khai thác đa dạng công cụ, biện pháp, quy trình, thực tiễn tốt để hội nhập sâu, rộng vào đúng thời điểm. Bên cạnh đó, tích cực còn thể hiện ở sự tăng cường đầu tư nguồn lực để tìm kiếm đối tác, tự điều chỉnh cơ chế, chính sách, chiến lược, bộ máy, tiêu chuẩn, mô hình, sẵn sàng kết nối và phát triển đa dạng quan hệ đối tác trên nguyên tắc tự do, bình đẳng và cùng có lợi. Cả chủ động và tích cực có mối quan hệ biện chứng và đều tối đa hóa lợi ích quốc gia, phát huy sứ mệnh dân tộc trong hội nhập, và đặc biệt, tuyệt đối không để quốc gia rơi vào trạng thái “bị bỏ lại phía sau”, thậm chí tụt hậu so với xu hướng vận động chung của khu vực và thế giới. Chủ động, tích cực là tiêu chuẩn đánh giá trạng thái cân bằng giữa chuẩn bị điều kiện trong nước để khai thác triệt để lợi ích hội nhập. Chủ động, tích cực hội nhập, do đó, cần nhận thức đầy đủ, toàn diện và thực hiện quyết liệt từ tích lũy nội lực, ứng phó hiệu quả với tác động bên ngoài đến quyết tâm hướng ngoại hiệu quả. Từ cách nhìn nhận trên, có thể thấy, tính chủ động, tích cực hội nhập của Việt Nam được thực hiện từ khi mở cửa đầu thế kỷ 20 (như chuyến đi sang Nhật Bản của cụ Phan Bội Châu). Trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), đã nhấn mạnh đến sự hỗ trợ của các nước lớn đến sự phát triển của cả khu vực Đông Dương sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ. Trong giai đoạn chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hội nhập tiếp tục chủ động, tích cực để huy động nguồn hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế vào giải phóng dân tộc. Sau khi thống nhất đất nước (1975), hội nhập chủ động, tích cực được thực hiện với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1986, 83
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA với việc thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, việc chuẩn bị điều kiện hội nhập cũng thể hiện tính chủ động, tích cực cao, mặc dù còn hạn chế so với mong đợi. Sau khi gia nhập WTO (2007), tính chủ động, tích cực được nhận dạng rõ ràng hơn và được thể chế hóa trong nghị quyết để triển khai thực hiện. Tính đến năm 2023, những kết quả của hội nhập, trước hết về kinh tế, được thể hiện ở sự thay đổi toàn diện vị thế, tiềm lực và uy tín kinh tế quốc tế của đất nước. Về tăng trưởng, GDP tăng trưởng bình quân trong gần 40 năm đổi mới được duy trì ở mức trung bình, khoảng 5 - 6%/năm. Đến năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp (1.068 đô-la Mỹ/người) (Văn kiện Đại hội Đảng XI, 2011) và đặt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao năm 2030 và nước công nghiệp thu nhập cao năm 2045 (Văn kiện Đại hội Đảng XIII, 2021). Trong hai năm chịu tác động của đại dịch Covid-19 (2020 và 2021) đã gây tình trạng tăng trưởng âm đối với nhiều quốc gia, trong khi Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng dương 2 - 3% (Tổng cục Thống kê). Trong giai đoạn 2024 - 2030, theo xem xét của tác giả, có ba kịch bản tăng trưởng. Kịch bản 1, tăng trưởng GDP theo đúng kế hoạch do Quốc hội đề ra từ cuối năm 2023, đạt con số bình quân năm 6,5%. Kịch bản 2, tăng trưởng GDP đạt 7,5%/năm để trở thành nước thu nhập trung bình cao năm 2030 như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Kịch bản 3, tăng trưởng GDP bình quân năm đạt 8,5% (Hình 2). Đây là kịch bản lạc quan nhất tạo nền tảng cất cánh để Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao trước thời hạn. Thực tế cho thấy, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam theo tính toán ban đầu đạt 8,02% nhưng khi tính toán lại bởi Tổng cục Thống kê, con số này đạt 8,12%. Nói cách khác, khả năng tăng trưởng cao (trên 8%) vẫn hoàn toàn có khả năng xảy ra với Việt Nam. Hình 2. Tăng trưởng GDP năm của Việt Nam, giai đoạn 1985 - 2030 (%) Nguồn: WB và tác giả giả định 84
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Động lực tăng trưởng GDP chịu tác động đáng kể của đầu tư nước ngoài và xuất nhập khẩu, cùng với đầu tư công, đầu tư tư nhân và tiêu dùng nội địa. Việc thúc đẩy hội nhập chủ động, tích cực là cách thức thu hút nguồn lực bên ngoài phục vụ tăng trưởng. Nguồn lực bên trong được tích lũy đáng kể dựa vào khai thác tác động toàn diện nguồn lực bên ngoài. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), năm 1985, quy mô vốn FDI thu hút (-) 80 nghìn đô-la Mỹ. Đến năm 2023, FDI thực tế di chuyển vào 23,18 tỷ đô-la Mỹ, mức cao nhất trong 36 năm thu hút FDI. Đến năm 2030, theo Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về FDI, có hai kịch bản: Kịch bản 1, FDI đạt con số 30 tỷ đô-la Mỹ/năm, vốn FDI thực hiện đạt 443 tỷ đô-la Mỹ, (2); FDI đạt con số 25 tỷ đô-la Mỹ/năm, vốn FDI thực hiện đạt 403 tỷ đô-la Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP 6,5%/năm (Hình 3). Hình 3. Tăng trưởng GDP và hai kịch bản FDI đến năm 2030 Nguồn: WB, GSO, Quốc hội và Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị Về xuất nhập khẩu, năm 1990, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 5,1 tỷ đô-la Mỹ; đến năm 2023, con số này là 683 tỷ đô-la Mỹ, nghĩa là tăng lên 134 lần sau 34 năm. Theo Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2030, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt con số 1.034 tỷ đô-la Mỹ (Hình 4). Những thị trường trọng điểm của Việt Nam đang là trung tâm kinh tế thế giới như: Bắc Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN đang được khai thác triệt để. Đây là những thị trường thu nhập cao, tổng cầu lớn nên nhập khẩu hàng hóa Việt Nam với số lượng nhiều. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1990 - 2023. Đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào xuất khẩu của cả nước tăng liên tục trong giai đoạn 1995 - 2023. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, xét riêng giai đoạn 1995 - 2023, tăng lên liên tục. Năm 1995, tỷ trọng này là 25% và đến năm 2023, con số này cao hơn 73% (Hình 4). Điều này cho thấy sự phụ thuộc rất cao của kim ngạch xuất khẩu Việt Nam vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cũng có dự báo, nếu 85
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA FDI dịch chuyển ra khỏi Việt Nam có thể làm sụt giảm tỷ trọng này; hay nói cách khác, việc chủ động duy trì tỷ trọng cao kim ngạch xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không dễ dàng như việc tăng tính thực chất của hội nhập; nghĩa là tỷ trọng xuất khẩu cao này cần thuộc về khu vực trong nước. Hình 4. Tỷ trọng xuất khẩu khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê Do kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh nên độ mở tăng lên đáng kể trong giai đoạn 1990 - 2030. Năm 1990, độ mở này là 79%, năm 2023 là 159% và dự báo đến năm 2030, theo Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, độ mở này khoảng 150% (Hình 5). Độ mở càng lớn, khả năng chịu tác động bất ngờ hay các cú “sốc” đối ngoại càng lớn và điều này đòi hỏi cải thiện sức chống chịu hay “tính kiên cường” của nền kinh tế. Do đó, tăng tính thực chất của hội nhập cũng đồng nghĩa với điều chỉnh độ mở của nền kinh tế phù hợp và cải thiện mức độ chống chịu của nền kinh tế. Hình 5. Độ mở kinh tế Việt Nam, giai đoạn 1990 - 2030 Nguồn: WB, GSO và tính toán của tác giả 86
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Về thu nhập thuần túy từ nước ngoài, trong giai đoạn 1990 - 2022, thâm hụt ngày càng tăng. Năm 1990, mức thâm hụt này là 2.671 tỷ đồng Việt Nam. Năm 2022, con số thâm hụt này là 453.434,53 tỷ đồng Việt Nam, nghĩa là khoảng 20 tỷ đô-la Mỹ di chuyển ra nước ngoài, chiếm khoảng 19% GDP (Hình 6). Nguồn thu nhập này chuyển ra nước ngoài càng nhiều càng làm giảm lượng tài sản trong nước, theo đó, làm giảm tính chủ động huy động nguồn lực. Hình 6. Thu nhập thuần túy từ nước ngoài, giai đoạn 1990 - 2022 (Tỷ đồng) Nguồn: Tổng cục Thống kê Bên cạnh đó, thương mại - dịch vụ chịu thâm hụt đáng kể mặc dù dịch vụ bưu chính viễn thông, du lịch quốc tế, tài chính - ngân hàng, vận tải quốc tế, bảo hiểm cũng có sự phát triển nhất định. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1995 - 2023, cán cân thương mại - dịch vụ bị thâm hụt. Năm 2021, mức thâm hụt lớn nhất là 15,425 tỷ đô-la Mỹ; năm 2006, mức thâm hụt thấp nhất là 22 triệu đô-la Mỹ (Hình 7). Một trong những yếu tố gây thâm hụt lớn nhất là nhập khẩu dịch vụ vận tải và dịch vụ du lịch tăng mạnh do tác động của đại dịch Covid-19 buộc Việt Nam phải thực hiện giãn cách xã hội và đứt gãy chuỗi cung ứng. Hình 7. Cán cân thương mại - dịch vụ Việt Nam, giai đoạn 2005 - 2023 (Triệu đô-la Mỹ) Nguồn: Tổng cục Thống kê 87
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Trong vòng 40 năm qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia vào xu hướng tự do hóa thương mại như: gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1997, ngay sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (1994), tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) (1998), ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ (2001), gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (2007), đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do và hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với nhiều đối tác, trong đó có hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và gần đây là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Các hiệp định này khẳng định sự hình thành tư duy pháp lý quốc tế của nhà hoạch định chính sách thương mại và đầu tư quốc tế Việt Nam. Đây cũng là căn cứ của quá trình đánh giá khách quan năng lực chủ động, tích cực hội nhập để hiểu cụ thể và thực chất quá trình hội nhập của Việt Nam. Các hiệp định thương mại và đầu tư này đặt nền tảng pháp lý để kết nối và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và đầu tư, tạo động lực gia tăng thương mại và đầu tư quốc tế đáng kể đối với tăng trưởng. Thực tế cho thấy, động lực khai thác tác động trực tiếp từ các cam kết hiệp định được ký kết, mặc dù được coi trọng, nhưng chưa đạt kết quả mong đợi, nhất là đối với doanh nghiệp nội địa. Một trong những khía cạnh cho thấy tác động của hiệp định đến doanh nghiệp chưa cao là mức độ tận dụng ưu đãi của hiệp định để thu lợi ích khá hạn chế. Chẳng hạn, tỷ lệ tận dụng ưu đãi hiệp định EVFTA của doanh nghiệp nội địa chỉ có 26% sau ba năm triển khai thực hiện các cam kết (Chính phủ, 2023). Từ góc độ vi mô, hội nhập thể hiện ở việc tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các khâu trong chuỗi giá trị này có tầm quan trọng khác nhau đối với quá trình tạo ra giá trị trong chuỗi. Các ngành có lợi thế so sánh cao gồm lợi thế so sánh tự nhiên và lợi thế so sánh tự tạo có khả năng sinh lợi cao. Trong ngành sản xuất chế tạo, Việt Nam tham gia liên kết ngược tăng nhưng liên kết xuôi ở mức thấp; ngoại trừ đầu vào nhập khẩu và các loại thuế, lệ phí, người lao động và nhà cung cấp trong nước, kể cả nhà cung cấp FDI tạo được 44,5% tổng giá trị trong chuỗi và nhà xuất khẩu tạo được 11,1%. Tỷ trọng giá trị tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam là 55,6% nhưng phần lớn khoản lợi này thuộc về nhà đầu tư nước ngoài (Ohno, 2024). Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu dựa trên đổi mới sáng tạo, yêu cầu cải thiện quyết liệt năng lực cạnh tranh, cần tham gia sâu vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao của chuỗi giá trị; việc sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm công nghệ cao là xu hướng mang tính “sống còn”. Điều này đòi hỏi đầu tư lớn vào chương trình, dự án nghiên cứu và phát triển (R&D). Chí phí này khá cao, rủi ro lớn và khó xác định đúng thời hạn nhưng sẽ tạo nền tảng phát triển dựa vào đổi mới sáng tạo. Để thực hiện thúc đẩy R&D, kể cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, cần huy động và sử dụng nguồn đầu tư công để khắc phục hạn chế đầu tư tư nhân về tài chính, nhân lực, hay khu vực đầu tư nước ngoài chỉ chủ yếu vì lợi ích nhà đầu tư, giữ bí quyết công nghệ; tạo tiềm lực khoa học, công nghệ quốc gia lan tỏa đến doanh nghiệp và tất cả thành phần kinh tế. Đầu tư công, do đó, là động lực đặc biệt quan trọng thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, dẫn dắt đổi mới sáng tạo toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế. 88
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Tỷ trọng chí phí R&D so với GDP của Việt Nam giai đoạn 1993 - 2021 khá thấp với tỷ trọng bình quân năm 0,3 - 0,5% (Bảng 2) so với các nước phát triển kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc). Điều này giải thích nguyên nhân số lượng sản phẩm đổi mới sáng tạo trực tiếp là các đối tượng sở hữu công nghiệp trong kinh tế nhà nước còn khiêm tốn. Kinh nghiệm các quốc gia phát triển theo mô hình đổi mới sáng tạo cho thấy, chi phí R&D có thể tới 3 - 4% GDP, thậm chí cao hơn, trước hết từ đầu tư công vào công nghệ mũi nhọn và công nghiệp nền tảng, then chốt, tạo tác động lan tỏa lớn đến các lĩnh vực khác. Các lĩnh vực mũi nhọn về khoa học và công nghệ quyết định vị thế chiến lược khoa học và công nghệ quốc gia, trước hết, cần thực hiện bằng đầu tư công. Chi phí R&D hạn chế cho thấy nhận thức tầm quan trọng tự phát triển năng lực nội sinh và tính độc lập, tự chủ bí quyết công nghệ, kể cả công nghệ lõi chưa được chú trọng tương xứng với vị trí chiến lược của nó. Chính vì thế, việc đổi mới mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, nếu không dựa trực tiếp vào đổi mới sáng tạo, sẽ khó đạt được thực chất, nếu chưa nói là không thể. Bảng 2. Tỷ trọng chi phí R&D so với GDP giai đoạn 2002 - 2023 Năm 2002 2011 2013 2015 2017 2019 2021 2023 R&D (%) 0,19 0,15 0,3 0,36 0,42 0,42 0,42 0,5 Nguồn: WB, OECD và ước tính Từ các nhận định trên đây có thể thấy, Việt Nam quyết tâm thực hiện hội nhập chủ động, tích cực nhưng phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư, công nghệ, mô hình quản lý, chuỗi giá trị do đối tác nước ngoài nắm giữ và phụ thuộc đáng kể vào thị trường nước ngoài. Điều này cho thấy tính thực chất của hội nhập hay mức độ hội nhập thực chất của Việt Nam chưa cao. Do đó, rủi ro từ hội nhập sẽ rất lớn nếu thiếu cải thiện mức độ thực chất trong hội nhập để tăng sức chống chịu và tăng cường năng lực thích ứng chủ động, tích cực trước những biến động bất định của nền kinh tế thế giới, cũng như những yêu cầu mới của sự phát triển trong giai đoạn mới. 3.2.2. Bảo đảm tính thực chất của hội nhập Quá trình mở cửa, hội nhập chủ động, tích cực cho thấy định hướng đúng đắn, kết quả đạt được đáng kể nhưng bộc lộ hạn chế nhất định về tính thực chất hội nhập, hay nói một cách đầy đủ là chưa hoàn toàn “bảo đảm chất lượng thực sự của hội nhập”. Đây là một trạng thái thể hiện chất lượng cao hay sự phát triển theo chiều sâu với yêu cầu ngày càng cao của hội nhập. Để bảo đảm tính độc lập, tự chủ trong hội nhập, cần cải thiện tính thực chất hay tăng cường sức chống chịu, tích lũy năng lực thích ứng hiệu quả với biến động bất lợi, tính bất định của kinh tế thế giới trong mọi hoàn cảnh. Điều đó cần có các giải pháp sau: Thứ nhất, nâng cao nhận thức về mức độ hội nhập thực chất cùng với quá trình chủ động, tích cực hội nhập, theo đó cần mở rộng nhận thức về hội nhập chủ động, tích cực với nội dung bao trùm lớn hơn là chủ động, tích cực và thực chất. Cần hiểu rõ tính độc lập, tự chủ trong hội nhập có mối quan hệ chặt chẽ với bảo đảm tính thực chất của hội nhập. Hội nhập càng tuân 89
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA thủ yêu cầu thực chất bao nhiêu, càng góp phần thực hiện đúng mục tiêu bảo đảm tính độc lập, tự chủ bấy nhiêu. Để nâng cao nhận thức về hội nhập thực chất, cần phát triển hệ thống lý luận về hội nhập chủ động, tích cực và thực chất trong bối cảnh mới nhất là gắn với bối cảnh quốc tế phức tạp, bất định, phù hợp với hệ thống quan điểm hội nhập thống nhất, tăng cường tổ chức các diễn đàn, hội thảo, trao đổi, thảo luận, tranh luận, tọa đàm để hình thành nhận thức mới về tính thực chất của hội nhập. Đây là bước thúc đẩy hội nhập bước sang giai đoạn mới với trình độ cao hơn, phạm vi lớn hơn và cường độ mạnh hơn. Thứ hai, xây dựng bộ chỉ số đo lường, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu thực chất trong hội nhập. Tận dụng các bộ chỉ số quốc tế để đánh giá tính thực chất của hội nhập theo hướng xây dựng hệ sinh thái khoa học và hiệu năng cao. Các chỉ số đánh giá bao gồm: chỉ số cạnh tranh toàn cầu, môi trường kinh doanh, đổi mới sáng tạo, GDP, FDI, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thu nhập thuần túy từ nước ngoài… Bổ sung thêm các chỉ số đánh giá mức độ minh bạch, cảm nhận thành công hội nhập thực chất, rủi ro, tương lai hội nhập thực chất. Thứ ba, thiết kế quy trình khoa học và áp dụng vào đánh giá thực chất hội nhập với các bước khác nhau có mối quan hệ qua lại như: nhận thức đầy đủ thực chất hội nhập, bảo đảm tính đầy đủ của yêu cầu hội nhập thực chất, đánh giá mức độ thực chất và xây dựng giải pháp hội nhập thực chất. Quy trình này cần tuân thủ các nguyên tắc hội nhập thực chất như: bảo vệ, gia tăng quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể Việt Nam, tăng tỷ lệ sở hữu các tài sản cốt lõi trong hội nhập như các loại tài sản vật chất, tài sản tài chính, bí quyết công nghệ, mô hình kinh doanh, tài sản thương hiệu. Thứ tư, ban hành bộ giải pháp tăng cường tính thực chất trong hội nhập từ các cấp độ khác nhau. Bộ giải pháp này cần được xây dựng cả cấp quốc gia, từng ngành cụ thể, lĩnh vực, doanh nghiệp để chuyển hóa từ quan điểm, chủ trương thành kế hoạch hành động cụ thể đối với từng chủ thể. Bộ giải pháp này có thể được chủ thể xây dựng và hoàn thiện thường xuyên để huy động và phát huy tính sáng tạo của các chủ thể thuộc các cấp, các ngành. Đồng thời, tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá, phản hồi giải pháp được xây dựng để đánh giá hiệu năng giải pháp nhằm tạo điều kiện cho giải pháp hiệu năng cao hơn ra đời. Các giải pháp bao gồm về pháp lý, tài chính, tổ chức, nhân lực, công nghệ và thể chế vận hành. Thứ năm, nghiên cứu và tổng kết mô hình, kinh nghiệm và thực tiễn tốt về hội nhập thực chất của các nước để áp dụng chọn lọc vào Việt Nam. Các mô hình đó bao gồm mô hình gia tăng liên tục lợi ích đối tác trong nước trước bối cảnh hội nhập, bảo vệ và phát triển giá trị quốc gia cốt lõi, gia tăng khả năng sở hữu các yếu tố cốt lõi và phát huy giá trị quốc gia xuyên biên giới. Những khía cạnh liên quan đến việc cải thiện vị thế, thứ hạng và thương hiệu quốc gia được công bố bởi các tổ chức và định chế quốc tế có uy tín cần được coi trọng và học hỏi để có giải pháp cải thiện tính thực chất của hội nhập. 90
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 4. KẾT LUẬN Tính chất phức tạp và bất định của nền kinh tế thế giới khẳng định chủ trương hội nhập chủ động, tích cực là hoàn toàn đúng đắn. Những kết quả to lớn đã đạt được về thương mại, đầu tư, tăng trưởng kinh tế và vị thế kinh tế nói chung của Việt Nam trong khu vực và thế giới tăng lên chưa từng có. Trong 20 năm thực hiện chủ trương hội nhập chủ động, tích cực, yêu cầu tăng tính thực chất để thích ứng với bối cảnh phát triển mới được đặt ra để khai thác nguồn lực và cơ hội mới của hội nhập cũng như vượt qua những thách thức. Hội nhập thực chất bảo đảm tính chủ động, tích cực hội nhập được đầy đủ, góp phần gia tăng tính độc lập, tự chủ, bảo vệ nguyên tắc tối cao là lợi ích quốc gia tối thượng và tối đa hóa lợi ích hội nhập. Để tăng tính thực chất của hội nhập, bên cạnh việc bảo đảm chủ trương hội nhập chủ động, tích cực, gần như là quan điểm “nền tảng”, cần coi trọng việc đánh giá khách quan mức độ hội nhập thực chất về thương mại và đầu tư, cũng như các lĩnh vực khác trong từng thời kỳ để nhận dạng đầy đủ tác động tích cực, tiêu cực, phân tích rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan, định hướng và giải pháp tăng hội nhập thực chất. Các giải pháp cần áp dụng đồng bộ và hiệu quả là nâng cao nhận thức về hội nhập thực chất, tăng sức mạnh thực sự, tăng năng lực phản ứng với thay đổi bất định để có công cụ và biện pháp hợp lý. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá, điều kiện thực hiện và phương thức hội nhập thực chất ở cấp độ quốc gia, ngành, doanh nghiệp, tổ chức và thậm chí đến từng cá nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Balassa, B. (1961), The Theory of Economic Integration. Richard D. Irwin. Homewood, Illinois. 2. Ban Chấp hành Trung ương (2019), Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. 3. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. 4. Bộ Chính trị (2001), Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Bunn D. & BrayS. (2023), The Latest on the Global Tax Agreement,
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006, 2011, 2016, 2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII, XIII. NXB Chính trị quốc gia Sự thật. 8. Huong Le Thu (2018), Vietnam’s Persistent Foreign Policy Dilemma-Caught between Self-Reliance and Proactive Integration, Asia Policy, Volume 13, Number 4, 9. International Labour Organization (2016), The integration of Vietnam in the global economy and its effects for Vietnamese economic development, 10. Krugman P.& Obstfel M, (2016), International Economics, http://course.sdu.edu.cn/g2s/ ewebeditor/uploadfile/21713_590081573385.pdf> 11. Mac K. (1848), The Manifesto of the Communist Party, https://www.marxists.org/ archive/marx/works/1848/communist-manifesto>/ 12. Ohno K. (2024), Thực hiện giai đoạn công nghiệp hóa tiếp theo: Kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực và gợi ý chính sách cho lãnh đạo, nhà kỹ trị và hoạch định chính sách. Bài thuyết trình tại Hội thảo khoa học quốc tế: “30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức, ngày 22/02/2024. 13. Thayer (C.A., 2016), Vietnam’s Proactive International Integration: Case Studies in Defence Cooperation, VNU Journal of Science, Vol. 32, No. 1S (2016) 25 - 48. 14. Thủ tướng Chính phủ (2022), Quyết định số 493-QĐ/TTg ngày 19/4/2022 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030. 15. Tổng cục Thống kê, Số liệu về GDP, GNP, FDI, xuất nhập khẩu, 16. United Nations, COP26: Together for our planet, < https://www.un.org/en/climatechange/ cop26> 17. World Bank (2020), Handbook of Deep Trade Agreemants, 18. World Bank (2020), Vietnam: Deepening international integration and implementing the EVFTA, 92
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
36 p | 1645 | 200
-
Phương thức quản lý chất lượng
7 p | 259 | 80
-
VAI TRÒ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ VỚI HÌNH THỨC TRỰC TIẾP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG THỦY LỢI
6 p | 284 | 61
-
LẬP VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN VỚI PROJECT 2002 BÀI 1: “CÁC KHÁI NIỆM VỀ LẬP KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ, CÁC TÍNH NĂNG”
6 p | 211 | 53
-
ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ MUỐI TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011-2015
36 p | 132 | 26
-
Tiểu luận: Điều tra viên thực hiện sai phương án trong Tổng điều tra kinh tế năm 2021. Trách nhiệm xử lý thuộc về ai?
20 p | 50 | 9
-
Hình thức của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015
5 p | 37 | 8
-
Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách
28 p | 60 | 4
-
Khái niệm, bản chất, vai trò của công chứng ở Việt Nam - pháp luật hiện hành và định hướng hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới
9 p | 39 | 4
-
Giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự
5 p | 53 | 3
-
Tình hình giá cả thị trường năm 2017 và dự báo năm 2018
3 p | 71 | 3
-
Thể chế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam giai đoạn 2010-2022
20 p | 6 | 3
-
Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại cho người bị buộc tội tài pháp luật trong tố tụng hình sự
8 p | 43 | 2
-
Quyền phụ nữ trong những quyền mang tính chất tình cảm riêng tư giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
7 p | 34 | 2
-
Kết hợp linh hoạt chính sách tiền tệ, tài khóa là mấu chốt thúc đẩy kinh tế phát triển
10 p | 2 | 1
-
Hoàn thiện các quy định về công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài
4 p | 49 | 1
-
Nâng cao công tác quản lí nhà nước đối với phát triển bền vững môi trường không khí ở tỉnh Quảng Trị
16 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn