intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Sởi & biến chứng

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

68
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan +Được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ X do y sĩ Persan Rhazes. +Vi rút sởi - thuộc họ Paramyxovirus influenzae. - có chứa ngưng kết tố hồng cầu. - dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt. Ở 560C nó bị phá huỷ trong 30 phút. - bị bất hoạt bởi ánh sáng, siêu âm và một số tác nhân lý hoá khác. - tự sống sót được trên 5 năm ở nhiệt độ + 700C. II. Dịch tễ học +Sởi là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền rất mạnh, xảy ra quanh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Sởi & biến chứng

  1. Bệnh Sởi & biến chứng I. Tổng quan +Được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ X do y sĩ Persan Rhazes. +Vi rút sởi - thuộc họ Paramyxovirus influenzae. - có chứa ngưng kết tố hồng cầu. - dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt. Ở 560C nó bị phá huỷ trong 30 phút. - bị bất hoạt bởi ánh sáng, siêu âm và một số tác nhân lý hoá khác. - tự sống sót được trên 5 năm ở nhiệt độ + 700C. II. Dịch tễ học +Sởi là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền rất mạnh, xảy ra quanh năm, cao nhất vào mùa xuân và có khắp mọi nơi trên thế giới. Bệnh hay gây thành dịch, chu kỳ 3 + 4 năm 1 lần. Trước thời kỳ có vắc xin, bệnh phổ biến ở tuổi từ 2+6.
  2. +Hiện nay những nước sử dụng vắc xin ROR thì tỷ lệ mắc sởi giảm xuống 99%. Bệnh sởi có khuynh hướng chuyển dịch sang trẻ lớn. Năm 2000 ở miền Bắc bệnh sởi xảy ra ở 25/28 tỉnh thành, tăng hơn năm 1999 là 1.091 trường hợp. Xét nghiệm huyết thanh (-) là 81,2%. +Hàng năm toàn thế giới có khoảng 50 triệu trẻ bị sởi, trong đó ước tính khoảng 722.000 trẻ < 5 tuổi tử vong do các biến chứng từ sởi và 40% tử vong do suy dinh dưỡng. Bệnh thường xảy ra ở các nước châu Phi và Đông Nam Á +Cách gây bệnh Vi rút sởi gây bệnh cho người qua đường hô hấp trên, ngoài ra đường kết mạc cũng rất quan trọng. Với con đường truyền bệnh trực tiếp qua những hạt nước bọt có chứa vi rút, nó sẽ tấn công vào niêm mạc mũi miệng, hầu hoặc khu trú ở niêm mạc, kết mạc mắt. Vi rút tự nhân lên trong biểu mô đường hô hấp và hệ thống lympho, sau đó qua hệ tuần hoàn và lan toả vào các cơ quan.
  3. III. Lâm sàng 1.Giai đoạn ủ bệnh Kéo dài 10 + 12 ngày. Chưa có triệu chứng đặc hiệu, có thể có sốt nhẹ và dấu hiệu về đường hô hấp không rõ ràng. 2.Giai đoạn tiền triệu + Thường kéo dài 3 đến 5 ngày - đặc trưng bởi sốt mức độ nhẹ đến vừa, - ho khan, chảy mũi nước, viêm kết mạc mắt. + Dần dần các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng hơn: - xuất tiết ở mũi + mắt - kết mạc mắt có thể bị viêm đỏ và có dấu hiệu sợ ánh sáng. - thường có ho khan, tức ho không có đàm. - các triệu chứng này hầu như luôn luôn xảy ra trước khi nội ban xuất hiện. + Xuất hiện dấu nội ban : - đó là hạt Koplik rất có giá trị để chẩn đoán. - hạt Koplik là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh.
  4. - xuất hiện ở khẩu cái cứng hoặc khẩu cái mềm (vòm họng). - là những hạt nhỏ bằng hạt cát, màu trắng ngà, xung quanh có viền đỏ. - thường xuất hiện và biến mất nhanh trong vòng 12 đến 24 giờ. + Phối hợp với những dấu hiệu không thường xuyên : - hạch lớn, ban thoáng qua, chán ăn, buồn nôn. - đôi khi biểu hiện bằng sốt cao, co giật hoặc thậm chí viêm phổi. 3.Giai đoạn phát ban +Ban dạng dát sẩn - Ban thường xuất hiện đầu tiên ở vùng chân tóc phía sau tai, sau đó xuất hiện ở mặt và lan dần xuống phía dưới trong vòng 24 đến 48 giờ. - Là những ban dạng dát-sẩn hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn như nhung và không đau, không hoặc ít ngứa, không sinh mủ. - Trường hợp nhẹ, ban thường đứng gần nhau nhưng riêng rẽ. - Trường hợp nặng, ban có xu hướng hợp với nhau làm thành những ban lớn hơn, thậm chí từng mảng xuất huyết (sởi đen). - Thể đặc biệt nặng, ban có thể có dấu hiệu xuất huyết.
  5. - Khi ban lan đến chân thì sốt cũng đột ngột giảm đi nếu không có biến chứng. - Sau đó ban cũng nhạt dần và mất đi đúng theo tuần tự nó đã xuất hiện, nghĩa là cũng từ trên xuống dưới. +Phân biệt ban sởi với ban thủy đậu +Từ lúc ban xuất hiện cho đến khi ban bay kéo dài từ 5 + 6 ngày 4.Giai đoạn tróc vảy da +Khi ban sởi bay, trên da bong vảy và để lai những nốt thâm đen không đồng đều, có hình ảnh giống da báo. +Sau 7 + 10 ngày da trở lai bình thường. IV. Chẩn đoán 1. Chủ yếu dựa vào + yếu tố dịch tễ (tiếp xúc nguồn lây) và + biểu hiện lâm sàng với những dấu hiệu và triệu chứng đã miêu tả. trong đó việc phát hiện nội ban và ngoại ban tuần tự có ý nghĩa quyết định. + xét nghiệm cận lâm sàng chỉ có ý nghĩa nghiên cứu hơn là phục vụ cho công tác điều trị. 2. Giai đoạn tiền triệu, có thể phát hiện các tế bào khổng ồ đa nhân từ bệnh phẩm ngoáy mũi họng.
  6. 3. Công thức máu +có thể cho thấy giảm tế bào đa nhân trung tính và tăng tương đối tế bào lympho. +khi bội nhiễm vi khuẩn gây viêm tai giữa hay viêm phổi thì tế bào đa nhân trung tính có thể tăng cao. +đây cũng là dấu hiệu có ích trong phát hiện biến chứng bội nhiễm. 4. Dịch não tủy +chỉ thực hiện khi trẻ có biểu hiện tổn thương thần kinh. +Trong trường hợp này, protein tăng cao, tế bào ít tăng và chủ yếu là các tế bào lympho, glucose dịch não tủy bình thường. 5. Kháng thể có thể phát hiện được khi xuất hiện ban trên lâm sàng. +Kháng thể IgM cho biết tình trạng nhiễm trùng cấp tính. +Kháng thể IgG cho biết bệnh nhân đã được miễn dịch do tiêm chủng hay mắc bệnh trước đó. +IgG cũng là kháng thể duy nhất mẹ truyền cho con qua nhau thai và có tác dụng bảo vệ trẻ trong khảng 4 đén 6 tháng đầu đời. 6. Phân lập virus bằng cách cấy trên tế bào phôi người hoặc tế bào thận khỉ. Những thay đổi bệnh lý tế bào thường xảy ra trong khoảng 5+10 ngày với sự xuất hiện các tế bào khổng lồ đa nhân cùng với các hạt vùi trong nhân tế bào.
  7. V. Chẩn đoán phân biệt 1. Sởi Đức (rubella): Ban ít hơn sởi, sốt cũng nhẹ nhàng hơn. 2. Đào ban ấu nhi (roseola infantum) do HHV 6: thường gặp ở trẻ nhũ nhi. Ban có hình dạng giống ban sởi nhưng thường xuất hiện khi sốt giảm đột ngột và thường xuất hiện đầu tiên ở bụng. Kết mạc mắt không viêm còn trong sởi kết mạc viêm đỏ gây nên biểu hiện mắt kèm nhèm trên lâm sàng. 3. Nhiễm virus như echovirus, Coxackievirus và adenovirus: ban c ũng không đặc trưng như ban sởi. 4. Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng do Epstein Barr virus: ban ít hơn nhưng cũng có thể xuất hiện dày lên khi dùng thuốc ampicilline. Bệnh thường kèm theo viêm họng đôi khi có mủ, sưng hạch cổ, gan lách to... 5. Toxopalasmosis. 6. Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: bệnh thường nặng nề với bối cảnh sốc trụy mạch, ban lan nhanh và không theo tuần tự, ban thường có hình sao, xuất huyết màu tím thẫm (tử ban). 7. Sốt tinh hồng nhiệt. 8. Các bệnh do rickettsia.
  8. 9. Bệnh Kawasaki. 10. Nổi ban do dị ứng thuốc: tiền sử dùng thuốc. 11. Các bệnh huyết thanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2