intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh U não

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

118
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

U não có nhiều triệu chứng khác nhau từ đau đầu cho tới thần kinh. Chúng thường có dạng rất giống rối loạn thần kinh. Đôi khi sẽ rất khó để quyết định cho bệnh nhân chụp CT hay MRI nếu như họ có những triệu chứng, dấu hiệu như được chỉ ra dưới đây, nhưng quan trọng cần phải biết được sau những triệu chứng này liệu có u não hình thành không.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh U não

  1. U não U não có nhiều triệu chứng khác nhau từ đau đầu cho tới thần kinh. Chúng thường có dạng rất giống rối loạn thần kinh. Đôi khi sẽ rất khó để quyết định cho bệnh nhân chụp CT hay MRI nếu như họ có những triệu chứng, dấu hiệu như được chỉ ra dưới đây, nhưng quan trọng cần phải biết được sau những triệu chứng này liệu có u não hình thành không. Những triệu chứng dưới đây sẽ ngay lập tức trả lời câu hỏi về u não: - Những cơn động kinh mới ở người lớn - Dần dần mất khả năng vận động hoặc cảm giác của chân tay - Run rẩy, mất cân bằng cơ thể, đặc biệt nếu những dấu hiệu này liên quan tới đau đầu - Thị lực suy giảm ở một hoặc cả 2 mắt, đặc biệt nếu họ bị giảm tầm nhìn ngoại vi hơn.
  2. - Rối loạn ăn uống giống trẻ nhỏ - Nhìn không rõ (một thành 2) đặc biệt nếu liên quan tới đau đầu - Nói khó - Thính giác giảm kèm hoặc không kèm triệu chứng hoa mắt chóng mặt. Những triệu chứng dưới đây sẽ không phải do hậu quả của u não mà có thể là một số bệnh khác: - Đau đầu thường là triệu chứng phổ biến nhất của u não. Hầu hết những người bị đau đầu, thậm chí bị những cơn đau đầu nặng hay dai dẳng thì không có u. Tuy nhiên một vài loại đau đầu thực sự gây lo ngại. Thường xuyên đau đầu vào buổi sáng hơn vào buổi chiều, đau đầu liên tục kèm buồn nôn hay nôn mửa, hoặc đau đầu kèm theo loạn thị giác, đau ốm hoặc bị tê liệt chính là những khả năng của u. - Sự thay đổi trong thái độ tính cách chính là nguyên nhân của u não. Sự phát triển của thái độ “Tôi không quan tâm”, mất trí, mất tập trung, rối loạn nói chung có thể là những dấu hiệu khó phát hiện, đánh giá này do một nhà
  3. thần kinh học tìm ra là một bước quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh, tuy nhiên chụp CT hay MRI cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều. - Vô sinh hoặc mất kinh( Trường hợp bị dừng bất thường của kinh nguyệt) - Có một vài rắc rối mà dường như là những chứng bệnh khác có thể có nguy cơ là một khối u: đột quỵ, thậm chí khi nó trông giống như một cơn đột quỵ khi nhìn trên CT, có thể đưa ra kết luận llà u. Thỉnh thoảng sự quỵ ngã có thể tới do một cơn động kinh bị gây ra bởi khối u. Một khối u tuyến yên có thể gây ra xuất huyết dưới màng nhện, một dạng của đột quỵ. Có hơn 120 loại u não khác nhau. Nhiều loại u có những kiểu phụ khác nữa. Ví dụ, u não hình sao có thể là một khối u não hình sao màu vàng, u nguyên bào hình đệm nhiều thể hay u thần kinh biểu mô. U não thường gắn liền với các giai đoạn bệnh khác nhau, từ giai đoạn I(ít độ ác tính nhất) đến giai đoạn IV(ác tính nhất). Nếu như không có nhiều sự rối loạn thì những khối u giống nhau thỉnh thoảng có tên khác nhau và thậm chí thậm chí các bác sĩ cũng không phải luôn gọi được đúng tên khối u. Một điều quan trọng khác nữa đó
  4. là cần xem xét kỹ rõ đó là u lành tính hay dạng nhẹ., các khối u não chỉ khó điều trị khi nó là u ác tính. Dưới đây là hướng dẫn đối với những loại u phổ biến nhất. Tuy nhiên cần nhớ rằng cách tốt nhất để tìm hiểu thông tin về dạng u cụ thể của bạn là thông qua bác sĩ. U tế bào hình sao U tế bào hình sao mang đặc trưng của u thần kinh đệm. Chúng phát triển từ những tế bào hỗ trợ não, đây là những tế bào thần kinh đệm dạng sao. U tế bào hình sao là dạng u não chủ yếu ở trẻ. Hầu hết những u não này ở trẻ là giai đoạn nhẹ trong khi với phần lớn người lớn nó ở giai đoạn nặng hơn. Loại u này thâm nhập vào hầu hết các khu vực của não bao gồm cả cuống não. Các bác sĩ sử dụng hệ thống phân cấp đối với u tế bào hình sao, được sắp xếp từ mức độ xâm lấn ít nhất -cấp I đến mức độ xâm lấn mạnh nhất, cấp IV. Bốn loại u tế bào hình sao là:
  5. U tế bào hình sao sợi(Giai đoạn I), U tế bào hình sao(giai đoạn (II), U tế bào hình sao biến thoái và đa dạng u nguyên bào đệm. U tế bào hình sao mức độ nhẹ có khuynh hướng phát triển chậm và thường tập trung tại một khu vực của não. U tế bào hình sao mức độ nặng có thể xâm lấn quanh mô, phát triển nhanh chóng và luôn yêu cầu biện pháp chữa trị tấn công hơn. Triệu chứng Triệu chứng của u tế bào hình sao liên quan tới cỡ và vị trí của khối u. Các triệu chứng thường là kết quả của sự chèn ép bị gia tăng trong não, được gọi là khối chèn ép trong sọ, bị gây ra bởi chỗ sưng tấy trong mô quanh khối u. Sư chèn ép gia tăng này có thể gây ra buồn nôn, nôn, dễ cáu kỉnh và đau đầu. Những cơn đau đầu liên quan đến khối u thường đau dữ dội vào buổi sáng. Những cơn động kinh cũng là một triệu chứng phổ biến. Tuy nhiên, thỉnh thoảng không có triệu chứng rõ ràng và các khối u có thể được phát hiện ra trong qua trinh chụp đầu vì một nguyên nhân nào đó khác(ví dụ: để đánh giá tổn thương ở đầu sau tai nạn giao thông)
  6. Biện pháp chữa trị Biện pháp chữa trị đối với u tế bào hình sao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí khối u trong não hoặc tuỷ sống, giai đoạn phát triển của khối u và xem xét nó có xâm lấn các mô xung quanh hay không. Việc thực hiện sinh thiết sẽ được làm khi có thể để quyết định mức độ và bệnh lý của khối u- những yếu tố này đóng vai trò chủ chốt trong việc quyết định kế hoạch chữa trị. Phẫu thuật thường là biện pháp đầu tiên được cân nhắc trong chữa trị u tế bào hình sao với mục địch loại bỏ tối đa khối u. Thông thường, U tế bào hình sao giai đoạn cao hơn thường có các tua quấn quanh giống như cấu trúc xâm lấn quanh mô. Điều này gây khó khăn cho việc phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối u. Phương pháp chụp MRI có thể được yêu cầu vài ngày sau khi mổ để cân nhắc khối u còn tồn tại chừng nào, nếu vẫn còn thi biện pháp chữa trị lựa chọn xa hơn cần được cân nhắc là gì. Thậm chí nếu chup MRI cho thấy toàn bộ khôi u đã được loại bỏ thì phương pháp điều trị sau mổ vẫn cần được duy trì. X ạ trị thường được thực hiện sau mổ đối với thanh niên và người lớn để tiêu diệt tế bào u chưa được loại bỏ trong quá trình mổ. Những bệnh nhân xạ trị sau mổ có cơ hội sống sót dài hơn. Nêu mổ không phải là một lựa chọn vì khối u nằm ở khu vực nguy hiểm thi xạ trị đưựoc thực hiện thay thế. Tia xạ
  7. được kiểm soát theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của khối u. Nếu khối u đã lan rộng, tia xạ cần được chiếu toàn bộ não. Độ tuổi, sức khoẻ và vị trí khối u la những yếu tố quan trọng cần được cân nhắc bởi đội ngũ bác sĩ khi họ lên kế hoạch điều trị cho bạn. Vì tia xạ có thế gây ra những hệ quả không tốt cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ nhỏ nên hoá trị thường được áp dụng đối với trẻ để tránh việc dùng tia xạ. U lympho hệ thống thần kinh trung ương(CNS) U lympho CNS giai đoạn chớm phát triển thường xuất hiện ở dạng u não hoặc u tuỷ sống, nhưng nó thường liên quan tới mắt và dịch tuỷ. Loại u não ác tính này thường bắt nguồn từ những tế bào bạch huyết, hoặc bạch cầu, đây là thành phần của hệ thống miễn dịch tự nhiên trong cơ thể người. Mặc dù vị trí của u lympho CNS thông thường là ở bán cầu não nhưng các u nhỏ có thể sẽ sản sinh trong toàn bộ não cùng các u lớn, có thể thấy trên hình ảnh đã được scan. Nó cũng có thể lan rộng khắp hệ thần kinh trung ương trong dịch tuỷ,nhưng nó thường không thấy được trên phim scan MRI. Mặc dù u lympho có thể phát hiện bằng máy CT hoặc MRI nhưng để chẩn đoán chính
  8. xác thì cần thực hiện sinh thiết. Việc chọc tuỷ cũng có thể cần đ ược thực hiện để có được hình ảnh của tế bào u. U lympho CNS thường không di căn ra các khu vực khác của cơ thể. U lympho CNS giai đoạn chớm phát triển ảnh hưởng ko nhiều tới sức khoẻ của người bệnh những mức ảnh hướng sẽ tăng đối với những người có hệ miễn dịch kém, hoặc do ghép một bộ p hần nào đó trong cơ thể hoặc do nhiễm AIDS và có thể do những nguyên nhân khác. Phạm vi ảnh hưởng của u Lympho sẽ tăng dần lên đối với tất cả người bệnh dù hệ miễn dịch tốt hay không. Triệu chứng Triệu chứng của U lympho CNS giai đoạn chớm phát triển thường liên quan đến kích cỡ và vị trí của nó trong não. Một khối u lympho trong não hoặc tuỷ sống có thể gây ra những cơn động kinh, vấn đề về thị giác, liệt nửa người, những thay đổi về tính cách, mất trí nhớ. Nếu có sự gia tăng áp suất trong sọ thì nó có thể gây ra tình trạng hôn mê, mất trí, những thay đổi về mặt tinh thần, rối loạn, động kinh, yêu cơ. Chữa trị
  9. Thông thường, bước đầu tiên là phẫu thuật hoặc làm sinh thiết để xác nhận chẩn đoán có u lympho CNS. Khi chẩn đoán được thực hiện, steoit có thể được sử dụng để kiểm soát phù nề não. Tuy nhiên, phẫu thuật không phải là biện pháp luôn được lựa chọn nếu khôi u nhỏ và có mầm mống khắp trong não. U lympho có khả năng phái sinh mạnh hơn nhiều khi chúng nằm ở trung tâm hệ thần kinh. Tóm lại, bác sĩ của bạn sẽ lựa chọn những loại thuốc cần thiết để truyên qua vách ngăn máu não với liều lượng đủ để nó có thể đi qua vách ngăn được. Trong nhiều năm, u lympho CNS được điều trị bằng phương pháp xạ trị vì nó có thể triệt phá tốt các khối u. Ngày nay người ta thấy rằng chỉ cần dùng hoá trị cũng rất hiệu quả. Tất cả đều nhất trí rằng việc sử dụng thuốc ngăn cản sự tăng trưởng của tế bào là phương pháp hoá trị rất quan trọng đối với u lympho CNS. Bác sĩ sẽ cần cân nhắc tuổi, sức khoẻ, vị trị khối u trong não bện nhân để có thể đưa ra kế hoạch điều trị hiệu quả nhất. U tế bào màng não thất U tế bào màng não thất là một dạng u thần kinh đệm phát sinh do các tế bào nằm trên não thất và ống tuỷ sống. U tế bào màng não thất thường xảy ra nhất với trẻ nhỏ, khoảng 10% trẻ bị u não, thường phát sinh trong hố thường được biết tới như não thất 4. Ở người lớn, chủ yếu phát sinh trong tuỷ sống.
  10. Như các dạng u não khác, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ sử dụng hệ thống phân cấp giai đoạn bệnh đối với u tế bào màng não thất. Hệ thống phân cấp giai đoạn bệnh cho biết mức độ tấn công của các tế bào u ra sao và nó giống các tế bào u não thất thế nào, với các tế bào u giai đoạn 1 thì mức độ xâm lấn ít nhất và giai đoạn 4 là nhiều nhất. Cấp độ I có 2 giai đoạn, hoawjc lành tính, u tế bào màng não: U tế bào màng não thất cơ nhú thường nằm ở vùng xương sống hoặc u dưới màng ống nội tuỷ, thường nằm ở não thất IV. Các khối u ở giai đoạn 2 thường xảy ra ở não thất 4 và khu vực đường giữa, bao gồm u tế bào màng não thất thể nhú, thể tế bào và tế bào sang. U tế bào màng não thất thể nhú cũng được gọi là U giai đoạn 2, đây là dạng u hiếm và nằm ở góc tiểu não. Các khối u giai đoạn 3 được gọi là u tế bào màng não thất thoái biến, là dạng u ác tính và nằm ở 2 bán cầu não. Các khối u giai đoạn 4 được gọi là U nguyên bào tế bào màng não thất, đây cũng là dạng hiếm và thường gặp ở trẻ em. Triệu chứng Các triệu chứng của u tế bào màng não thất luôn liên quan tới kích cỡ và vị trí của nó trong náo. Ví dụ, hiện tượng úng dịch tủy não có thể là kết quả của sự chèn ép bị gia tăng trong não. Các triệu chứng có thể bao gồm buồn nôn, nôn, dễ cáu kỉnh, động kinh và các cơn đau đầu. Các cơn đau đầu có thể
  11. nặng hơn vào buổi sáng. Ở trẻ có u tế bào màng não thất thì đầu thường phát triển to hơn bình thường, đây cũng được xem như một triệu chứng bề ngoài. Các khối u nằm trong tủy sống có thể gây ra các cơn đau, chứng đau nhói dây thần kinh, tê liệt hoặc yếu vùng lưng, tay hoặc chân. U tế bào hình sao thể nhú niêm trong cột sống thường gây đau chân, tê liệt, ngoài ra có những trường hợp gây ra triệu chứng mất kiểm soát trong tiểu tiện. Điều trị Thường phương pháp điều trị đối với u tế bào não thất bao gồm phẫu thuật kèm theo xạ trị. Nếu vị trí của khối u cho phép, phẫu thuật được thực hiện với mục đích loại bỏ tới mức tối đa khối u. Khả năng phẫu thuật loại bỏ khối u phụ thuộc vào vị trí và mức độ ảnh hưởng tới các mô lành. Vì chứng tăng áp trong sọ thường xảy với dạng u này nên có thể cần đặt một ống (shunt) để giúp áp trong não. Thậm trí nếu toàn bộ khối u có thể cắt bỏ, thì phương pháp điều trị sau mổ vẫn được yêu cầu. U tế bào não thất thể nhú niêm không cần điều trị điều trị hơn nũa sau khi cắt bỏ hoàn toàn, tuy nhiên, sẽ cần theo dõi với các kết quả chẩn đoán hình ảnh.
  12. Sau phẫu thuật đối với trẻ thành niên và người lớn, Xạ trị có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào u không thể loại bỏ trong quá trình phẫu thuật. Nếu không thể phẫu thuật, có thể chỉ sử dụng một mình xạ trị. Hóa trị và một dạng xạ trị cục bộ đôi khi cũng được sử dụng kết hợp đặc biệt đối với trường hợp các khối u tái phát. Ở trẻ dưới 3 tuổi, hóa trị có thể được sử dụng thay cho xạ trị. U nguyên bào tủy U nguyên bào tủy là dạng u ngoại bì thần kinh nguyên phát (PNET) phát sinh trong não bộ. Đây là dạng u não ác tính phổ biến nhất ở trẻ, chiếm 25% các loại u não ở trẻ. Đây là dạng u xâm lấn và không xâm lấn, thường di căn trong toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương bởi dịch cột sống. Mặc dù u nguyên bào tủy thường xảy ra ở trẻ nhưng ở các bé trai mức độ ảnh hưởng nhiều hơn ở bé gái và người lớn cũng có thể mắc loại u này. Triệu chứng Phần lớn bệnh nhân có u nguyên bào tủy thường có triệu chứng nôn và nôn nhiều vào buổi sang và bị đau đầu. Ngoài ra còn các triệu chứng khác bao
  13. gồm bệnh nhân trở nên vụng về, yếu, và gặp vấn đề với việc viết. Ở trẻ, chúgn thường cảm thấy mệt, yếu, cáu kỉnh và việc học tập ở trường giảm sút. Điều trị Nếu vị trí của khối u có thể phẫu thuật thì phương pháp điều trị đầu tiên sẽ là phẫu thuật để loại bỏ khối u tới mức tối đa. Những khối u nguyên phát cũng có thể đáp ứng với xạ và hóa trị. Ví khôi u có thể di căn thông qua dịch tủy tới tủy sống nên toàn bộ não và tủy sống thường được chiếu tia xạ sau phẫu thuật. Ở trẻ dưới 2 tuổi, phương pháp điều trị thường là hóa trị. Nếu khối u bị tái phát, bệnh nhân có thể được yêu cầu phẫu thuật lại và tiếp tục điều trị bằng hóa trị. Ngoài ra còn có một số dạng u não phổ biến khác như: - U màng não - U não di căn - U tuyến yên - U tế bào thần kinh đệm ít gai U bao sợi thần kinh tiền đình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2