intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Viêm Gan Siêu Vi B

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

148
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Bệnh viêm gan siêu vi B (VGSV B) là gì? Vì sao nó lại là mối lo âu của người Việt? Tôi có thể làm gì để trút đi mối lo sợ này? Viêm gan còn gọi là sưng gan là một tình trạng bệnh lý có thương tổn ở tế bào gan. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm gan như vi khuẩn, rượu, hóa chất, một vài loại thuốc và nhất là các loại siêu vi trong đó có con siêu vi gan B. Trước đây người ta chỉ biết có 2 loại siêu vi tấn công...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Viêm Gan Siêu Vi B

  1. Bệnh Viêm Gan Siêu Vi B 1. Bệnh viêm gan siêu vi B (VGSV B) là gì? Vì sao nó lại là mối lo âu của người Việt? Tôi có thể làm gì để trút đi mối lo sợ này? Viêm gan còn gọi là sưng gan là một tình trạng bệnh lý có thương tổn ở tế bào gan. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm gan như vi khuẩn, rượu, hóa chất, một vài loại thuốc và nhất là các loại siêu vi trong đó có con siêu vi gan B. Trước đây người ta chỉ biết có 2 loại siêu vi tấn công tế bào gan, đó là siêu vi A và B. Sau này người ta phát hiện thêm nhiều chủng loại khác, vì vậy lại có thêm những bệnh VGSV C, VGSV D (hay Delta) và VGSV E, các bệnh này ít xảy ra cho người Việt. Vậy VGSV B là bệnh gan do siêu vi gan B gây ra và sở dĩ người Việt chúng ta quan tâm nhiều đến bệnh này vì những lý do sau đây: Mặc dù VGSV B có trên khắp thế giới nhưng lại có rất nhiều ở châu Phi, đông nam châu Á (trong đó có Việt Nam). Người ta ước tính khoảng 20% dân số trong vùng mang siêu vi B trong nhiều năm mà không hề có triệu chứng của bệnh (ở Mỹ con số này dưới 1%) Khác với bệnh VGSV A, VGSV B diễn tiến nặng hơn, kéo dài hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn và đặc biệt hơn hết là một số bệnh nhân sau khi lành bệnh vẫn còn mang mầm bệnh trong người một thời gian dài, một số khác trở thành viêm gan mãn tính (kinh niên) kéo dài nhiều năm hay suốt đời, dẫn đến xơ gan hay ung thư gan. Hai loại bệnh nhân trên đều có thể truyền bệnh cho người khác. Trong khi VGSV A được lan truyền qua đường tiêu hóa do ăn uống phải đồ ăn thức uống nhiễm VGSV A thì VGSV B lây bệnh qua tiếp xúc với máu, các dịch cơ thể (nước miếng, tinh dịch, dịch âm đạo), qua đường tình dục, từ mẹ lây
  2. sang con trong lúc sanh, và người cùng nhà cũng có thể lây bệnh cho nhau (bằng cách nào chưa rõ). Muốn trút đi mối lo âu trên, chỉ có một cách đi khám bác sĩ và thử máu để biết rõ tình trạng của mình đối với VGSV B. Sau khi thử máu, bác sĩ cho biết bạn đang ở trong trường hợp nào trong 4 trường hợp sau: • Chưa hề bị siêu vi B xâm nhập (phải chích ngừa) • Đã bị bệnh hay đã bị nhiễm SVB nhưng đã lành, và được miễn nhiễm đối với bệnh (không còn lo gì nữa) • Mang mầm bệnh VGSV B, mặc dù không có triệu chứng (phải được theo dõi và có biện pháp ngăn ngừa không để lan truyền cho người khác) • Bệnh đang tiến triển hay ở dạng VGSV B mãn tính (phải được theo dõi điều trị chặc chẽ) Đối với tất cả trường hợp trên, bác sĩ đều có hướng giải quyết, hoặc chích ngừa, hoặc theo dõi điều trị và cho bạn những lời khuyên về ăn uống, về vệ sinh cá nhân và các biện pháp chống lây bệnh cho người khác. (Xin trả lời chi tiết hơn ở các câu hỏi sau). 2. Triệu chứng của bệnh VGSV B ra sao? Vài tuần đến vài tháng (thời gian ủ bệnh) sau khi nhiễm VSB thì gan sưng lên (viêm gan) và có thể có những triệu chứng của bệnh gan như sau: • Mệt mỏi • Buồn nôn • Chán ăn
  3. • Đau bụng • Ói Mửa • Sốt nhẹ • Phân có màu vàng lợt (bạc màu) • Nước tiểu có màu đậm • Vàng mắt, vàng da • Ngứa ngáy, nổi mận (rash) • Đau khớp xương Bác sĩ chẩn đoán bệnh VGSV B qua các triệu chứng và thử máu bệnh nhân – Thử máu giúp xác định loại SV nào, và đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh. 3. Bệnh VGSV B lây lan bằng cách nào? Siêu vi VG được tìm thấy trong máu, tinh dịch, dịch âm đạo, và nước miếng của người bệnh (nước miến”g không phải là cách truyền bệnh đáng kể, trừ phi có máu trong đó). Từ đó, bệnh lây truyền bằng nhiều cách: Tiếp xúc với máu hay các sản phẩm của máu bị nhiễm khuẩn: Sự lan truyền có thể xảy ra do truyền máu (ở Mỹ, truyền bệnh qua tiếp máu rất hiếm thấy vì máu luôn luôn được xét nghiệm vi khuẩn trước khi sử dụng) do tiếp xúc với máu người bệnh (trường hợp các nhân viên y tế) bị máu văng vào miệng, vào mắt, qua chỗ trầy sướt trên da. Dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng và kim chích (người dùng ma túy) có thể lây bệnh VGSV B.
  4. Siêu vi B có trong tinh dịch, dịch âm đạo, do đó bệnh có thể lan truyền qua tiếp xúc sinh lý. Khi mang thai, người mẹ bị bệnh có thể truyền siêu vi B cho con nhất là trong lúc sanh. Bệnh cũng có thể lây lan cho những người ở chung nhà với người bệnh, bằng cách nào người ta chưa rõ. 4. Có thuốc hay phương pháp nào để chữa được bệnh VGSV B hay không? Cho đến nay chưa có thuốc đặc trị. Trong thời kỳ bộc phát của bệnh, nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, bổ dưỡng và quân bình. Hỏi ý kiến bác sĩ về các thức ăn gây tác hại đến gan như rượu, dầu mỡ và một số thuốc men. Tùy trường hợp, bác sĩ có thể cho các loại thuốc nhằm nâng cao thể trạng, điều hòa chức gan và làm giảm độc tính của tác nhân gây bệnh. 5. Người mang mầm bệnh VGSV B là gì? Nếu tôi là người mang mầm bệnh, tôi phải làm gì? Khoảng 6-10% bệnh nhân bị VGSV B. siêu vi B vẫn ở lại trong cơ thể trong một thời gian dài, có khi suốt đời. Sáu tháng sau khi bắt đầu bị bệnh, nếu siêu vi B vẫn còn hiện diện trong máu bạn thì bạn được xem như là người mang mầm bệnh VGSV B nghĩa là bạn có thể truyền bệnh cho người khác mặc dù bên ngoài bạn có vẻ bình thường. Một số người bị nhiễm SV B mà không có triệu chứng, họ có thể trở thành người người mang mầm bệnh mà không hề hay biết. Một số vùng trên thế giới như châu Á, Nam Phi, các đảo Thái Bình Dương, Alaska, một phần Trung Đông, lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ) có nhiều người mang mầm bệnh VGSV B. Nếu chẳng may bạn là người mang mầm bệnh, bạn phải đi khám bác sĩ định kỳ để được theo dõi tình trạng của bạn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về cách ăn uống, sinh hoạt và điều trị thuốc men nếu thấy cần thiết. Ngày nào bạn còn là người mang mầm bệnh, bạn cần phải có những biện pháp phòng ngừa lây bệnh cho người xung
  5. quanh. Những người cùng nhà với bạn phải được thử máu và bác sĩ sẽ thẩm định xem họ có cần phải chích ngừa VGSV B không. 6. Nếu tôi mang thai mà lại bị VGSV B thì phải làm sao? Nếu bạn là người mang mang mầm bệnh hay bị VGSV B vào 3 tháng cuối của thai kỳ, con bạn cần được chích ngừa từ khi mới sinh cho đến khi được 6 tháng. Việc chính ngừa này rất cần thiết và có hiệu quả tránh cho trẻ sơ sinh khỏi trở thành người mang mầm bệnh – Trẻ sơ sinh bị lây bệnh lúc mới ra đời thường không có bác sĩ nhưng có nhiều nguy cơ mang mầm bệnh VGSV B. 7. Nếu tôi bị VGSV B, tôi có thể nuôi con tôi bằng sữa mẹ không? Nếu em bé được chích ngừa đúng cách như đã nói ở trên, thì việc cho con bú bằng sữa mẹ có thể có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, cũng nên thảo luận với bác sĩ của bạn về việc này. 8. Nếu tôi đang mắc bệnh VGSV B hay là người mang mầm bệnh, tôi phải làm gì để tránh lây cho người khác? Sau đây là những biện pháp giúp bạn đề phòng sự lan truyền bệnh VGSV B: • Đừng hiến máu, các bộ phận trong cơ thể. • Không nên dùng chung các vật dụng như dao cạo, bàn chải răng, đồ dùng làm móng tay, móng chân. • Nếu bị các vết thương hay vết cắt trên da, nên băng bó hay che kín lại. • Đừng để máu của mình dính vào miệng, vào mắt, các vết thương trên da của người khác.
  6. • Nếu bạn có khuynh hướng chảy máu nướu răng, bạn không nên dùng chung chén đũa, ly tách với người chung nhà. • Gặp trường hợp máu của bạn vấy vào một chỗ nào đó, dùng thuốc tẩy (bleach) pha với nước với tỷ lệ 1/10 để rửa lại chỗ đó, rồi để cho khô. • Giặt riêng quần áo bị dính máu với thuốc tẩy – Những đồ dính máu hoặc các dịch cơ thể (khăn giấy, băng vệ sinh) nên bỏ vào bao plastic, cột kín lại, trước khi bỏ vào thùng rác. • Khi khám bệnh hoặc khám răng, bạn nên cho bác sĩ hay nha sĩ biết tình trạng nhiễm bệnh của bạn. • Đối với người phối ngẫu hay người bạn tình, nên có những biện pháp phòng ngừa khi giao tiếp sinh lý (như dùng bao cao su). • Khuyên những người ở chung nhà đi thử máu để biết tình trạng của họ đối với VGSV B để được chích ngừa hay điều trị. Nếu bạn sinh con, con bạn phải được chích ngừa VGSV B sau khi sanh (chích 3 lần: khi mới sanh, tháng thứ 2, và tháng thứ 6).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2