intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường

Chia sẻ: Battu_1 Battu_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

85
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh thận đái tháo đường thường đi sau tình trạng tăng đường huyết, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và hút thuốc. Bệnh thận cũng thường đi kèm với tổn thương võng mạc đái tháo đường, cũng như tổn thương mạch vành và mạch máu não.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường

  1. Biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường Bệnh thận đái tháo đường thường đi sau tình trạng tăng đường huyết, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và hút thuốc. Bệnh thận cũng thường đi kèm với tổn thương võng mạc đái tháo đường, cũng như tổn thương mạch vành và mạch máu não. ThS.BS. Đoàn Hữu Hậu, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết thêm:
  2. (Ảnh Minh họa) Biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường là tình trạng suy giảm chức năng thận do tổn thương các cấu trúc giải phẫu và chức năng của thận. Dày màng đáy cầu thận làm thay đổi áp lực các mao mạch thận làm chức năng lọc thay đổi, mất albumin qua nước tiểu. Diễn tiến kéo dài làm xơ hóa cầu thận, mất chức năng không hồi phục được. Bệnh được chẩn đoán ra sao? Một số yếu tố gợi ý: bị đái tháo đường type 1 trên 5 – 10 năm, đạm niệu kéo dài (vi đạm niệu: tiểu đạm từ 30 – 300 mg/ngày, bệnh thận lâm sàng: khi
  3. tiểu đạm trên 300 mg/ngày), huyết áp tăng dần, thận lớn trên siêu âm, có bệnh lý võng mạc. Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị căn bệnh này? Đường huyết cao, chủng tộc, di truyền, điều trị không đúng, hút thuốc, phái nam (đái tháo đường type 1). Tiểu đạm vi thể sẽ diễn tiến đến bệnh thận như thế nào? Từ tiểu đạm vi thể sẽ chuyển sang đại thể và sau cùng là suy thận thực sự theo tỷ lệ như sau: Tiểu đạm vi thể: 2% mỗi năm. Tiểu đạm đại thể: 2,8%/năm. Suy thận thực sự: 2,3%/năm. Làm sao phát hiện bệnh thận đái tháo đường? Thử nước tiểu để tìm vi đạm niệu ngay khi có chẩn đoán và mỗi năm. Nên kiểm tra chức năng thận mỗi năm vì có trường hợp suy thận không tiểu đạm. Có thể phòng ngừa bệnh thận đái tháo đường không? Hoàn toàn có thể được: nếu giảm 1% chỉ số HbAlC thì giảm nguy cơ bệnh thận 33%. Giảm 10 mmHg huyết áp thì giảm 12% nguy cơ bệnh thận. Điều trị thế nào là tốt nhất? Cần giảm huyết áp từ 125 – 130/75 – 80 mmHg. Giảm đường huyết.
  4. Bỏ thuốc lá. Việc điều trị thường cần kết hợp nhiều thuốc. Điều trị rối loạn lipid máu chống kết tập tiểu cầu bằng aspirin. Khi nào cần đi khám bác sĩ chuyên khoa? Khi kết quả xét nghiệm creatinin trên 150 μmol/l; không rõ chẩn đoán; tiểu đạm diễn tiến nhanh; khó kiểm soát đường huyết và huyết áp. Khi nào cần điều trị thay thế thận? Khi bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng suy thận thậm chí là sớm hơn.
  5. Tiên lượng bệnh nhân có bệnh thận đái tháo đường? Nguy cơ tử vong chính là bệnh mạch vành chứ không phải suy thận. Do đó cần điều trị triệt để các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Bác sĩ có nói tới một số bệnh nhân có bệnh thận không có tiểu đạm? 23% bệnh nhân suy thận không có tiểu đạm có thể do xơ hóa cầu thận. Điều trị những bệnh nhân này cũng tương tự bệnh nhân có tiểu đạm. Triển vọng trong chẩn đoán sớm, điều trị căn bệnh này ra sao? Ngày nay nhờ bệnh nhân hiểu biết nhiều hơn nên hợp tác và chấp nhận kiểm soát đường huyết, huyết áp tốt hơn. Bệnh có thể được phát hiện sớm nhờ test về di truyền; có nhiều thuốc mới hơn; phương pháp lọc thận tốt hơn; phẫu thuật ghép thận tốt hơn hay thậm chí là nuôi cấy thận tự thân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1