intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Biện pháp giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay trình bay các nội dung chính sau: Văn hóa học đường và Giáo dục văn hoá học đường; Biện pháp giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay

  1. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƢỜNG CHO SINH VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Thị Hà Lan1 Giáo dục văn hoá học đường (GDVHHĐ) có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách người học, cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường; góp phần xây dựng và giáo dục môi trường học tập, rèn luyện, giao tiếp... lành mạnh, văn minh. Nhờ đó, mỗi cá nhân có thể nâng cao kết quả học tập, rèn luyện; tích cực hoạt động, giao lưu để phát triển bản thân và cống hiến tích cực cho sự phát triển của nhà trường, xã hội. Vì vậy, từ năm học 2008-2009 Bộ GD & ĐT đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", đây là giải pháp góp phần GDVHHĐ cho học sinh, sinh viên (HS-SV). Bên cạnh đó, những năm gần đây, vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử của thế hệ trẻ đã và đang được các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục quan tâm. Thực tế cho thấy, với sự phát triển của xã hội trên mọi phương diện, từ kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ và đặc biệt là xu thế hội nhập toàn cầu với những tác động tích cực và tiêu cực đã có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động học tập, rèn luyện của SV. Kết quả nghiên cứu cho thấy, văn hoá ứng xử (VHƯX), văn hóa giao tiếp (VHGT), kỹ năng sống (KNS) của một bộ phận HS - SV ngày nay đang có biểu hiện xuống cấp; không ít bạn trẻ có những hành vi thiếu văn hoá, thậm chí vi phạm pháp luật, đạo đức ngay trong môi trường học đường (MTHĐ) - nơi các em học tri thức khoa học, học làm người. Do dó, GDVHHĐ càng có ý nghĩa cấp thiết để giúp thế hệ trẻ có nhận thức, hành vi, nếp sống đúng đắn trong MTHĐ; hình thành nền tảng văn hoá phù hợp với chuẩn mực của xã hội cũng như xu thế hội nhập và phát triển hiện nay. 1. Văn hóa học đƣờng và Giáo dục văn hoá học đƣờng 1.1. VHHĐ là toàn bộ yếu tố vật chất (không gian, cảnh quan…); nội quy của nhà trường và những biểu hiện của cán bộ (CB), giảng viên (GV) và HS-SV trong trường phù hợp với chuẩn mực văn hóa chung của xã hội, phù hợp với nội quy, quy định của MTHĐ đảm bảo cho các hoạt động trong trường học diễn ra lành mạnh, đạt mục tiêu giáo dục. VHHĐ được thể hiện ở việc bố trí, xây dựng và giữ gìn cảnh quan, MTHĐ (khuôn viên, cảnh quan, phòng học, giảng đường...) đảm bảo tính thẩm mỹ, giáo dục, góp phần tạo nên môi trường và phương tiện giáo dục HS - SV; biểu hiện thông qua ý thức, hành vi… của CB, GV, HS-SV trong nhà trường phù hợp với chuẩn mực văn hóa xã hội (VHXH) và nội quy, quy định của nhà trường. 1 TS – Giảng viên Trƣờng Đại học Hồng Đức 218
  2. Như vậy, VHHĐ của SV là nhận thức, thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực VHXH và những nội quy, quy định của nhà trường. 1.2. Giáo dục văn hoá học đƣờng là các hoạt động có mục đích, có kế hoạch của các cấp QLGD, các tổ chức, tập thể, cá nhân có chức năng và nhiệm vụ giáo dục để góp phần hình thành MTHĐ có văn hóa lành mạnh, văn minh; hình thành được nhận thức, thái độ và hành vi của CB, GV và HS - SV phù hợp với chuẩn mực VHXH và nội quy, quy định của nhà trường. 2. Biện pháp GDVHHĐ cho SV trong giai đoạn hiện nay 2.1. Xây dựng môi trƣờng học đƣờng (trƣờng học) văn minh, thân thiện Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới. Việc xây dựng môi trường học đường văn minh, thân thiện đã được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực chú trọng và quả thực đã mang lại hiệu quả giáo dục cao. Ví như Singapore, Nhật Bản là những nước có nền giáo dục phát triển. Ở đấy, học sinh của họ được chăm lo từng chút về không gian, môi trường học đường. Trường học thường có sân chơi rộng rãi, thoáng mát và nhiều cây xanh, giúp cho các hoạt động của HS diễn ra một cách thoải mái, lành mạnh. Việc xây dựng một môi trường học đường văn minh, thân thiện sẽ tạo hứng thú, xúc cảm cho người học để tích cực học tập, rèn luyện đạo đức. * Mục tiêu: Giúp cho SV được học tập, rèn luyện trong môi trường học đường an toàn và thân thiện. Hình thành ý thức và thái độ, hành vi xây dựng môi trường học đường văn minh; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. * Nội dung: Xây dựng môi trường “tự nhiên” và “xã hội” mang tính văn hóa, thẩm mỹ trong khuôn viên trường học để nâng cao hiệu quả giáo dục VHHĐ, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho SV. Cụ thể: + Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn + Cơ sở vật chất khang trang, đáp ứng các hoạt động dạy học, giáo dục, vui chơi, giải trí cho người học + Dạy và học có hiệu quả + Rèn luyện kỹ năng sống cho SV 219
  3. + Tổ chức các hoạt động Chính trị - xã hội lành mạnh + Chú trọng thiết lập và duy trì mối quan hệ thầy- trò, bạn bè, đồng nghiệp đoàn kết, thân ái. 2.2. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động GD VHHĐ cho sinh viên GDVHHĐ cho SV phải đảm bảo giúp cho việc cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường giáo dục (cơ sở vật chất, môi trường học tập, giao tiếp...). Bên cạnh đó cần tập trung trang bị và giáo dục cho SV những kiến thức và kỹ năng về VHGT, VHƯX, KNS, Đạo đức học đường, ý thức và hành vi thói quen văn hóa trong môi trường học đường. Kết quả điều tra thực trạng cho thấy, SV vẫn còn yếu về KNS nói riêng, về VHHĐ nói chung. Qua trao đổi, trò chuyện thì đa số các em đều cho rằng, chưa có hiểu biết đầy đủ, đúng đắn về VHHĐ, chưa được tham gia nhiều hoạt động để hình thành VHHĐ và GDVHHĐ cho bản thân. Điều kiện giao tiếp hạn chế nên các em thấy tự ti, nhút nhát trong quan hệ, giao tiếp và mong muốn Đoàn trường, Hội SV tổ chức nhiều hoạt động gắn với GDVHHĐ để các em có điều kiện học tập, rèn luyện. * Mục tiêu: Tổ chức các hoạt động phong phú, hấp dẫn để hình thành và giáo dục cho SV những kiến thức và hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về VHHĐ; các yêu cầu và nội dung VHHĐ, biện pháp giáo dục VHHĐ để từ đó các em tự định hướng, tự giáo dục cho bản thân. * Nội dung: - Thông qua giảng dạy một số môn học liên quan - Tổ chức các câu lạc bộ, diễn đàn, cuộc thi tìm hiểu - Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tham quan, thực tế 2.3. Xây dựng, triển khai tập huấn cho sinh viên những chuyên đề riêng về văn hóa học đƣờng, giáo dục văn hóa học đƣờng Bên cạnh việc lồng ghép các nội dung về VHHĐ, GDVHHĐ, nhà trường cần chú trọng phối hợp với các tổ chức giáo dục trong và ngoài trường để triển khai, tập huấn cho SV những chuyên đề riêng về VHHĐ, GDVHHĐ. Thực tế kết quả điều tra cho thấy phần lớn SV chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ và nội dung, tầm quan trọng của VHHĐ, sự cần thiết của tự giáo dục bản thân để thực hiện VHHĐ. Vẫn còn không ít những biểu hiện hạn chế của VHHĐ thông qua các mối quan hệ ứng xử và 220
  4. các hoạt động trong trường. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách của SV nói chung, ảnh hưởng đến cơ hội hòa nhập vào xã hội sau khi ra trường. Khi được hỏi "Bạn hiểu thế nào về VHHĐ?", nhiều SV đã tỏ ra lúng túng vì thiếu thông tin hoặc không có khái niệm gì. Một số SV khác trả lời "Sống xa nhà phải tự lo mọi việc từ học tập đến chi tiêu nên chúng em chưa dành thời gian học hỏi và tham gia các hoạt động để trang bị cho bản thân những kiến thức VHHĐ, những kiến thức cần cho cuộc sống khác". Có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân quan trọng chính là do các em chưa có nhận thức đúng đắn, chưa có hiểu biết đầy đủ về các nội dung, cách thức thực hiện VHHĐ trong nhà trường. Vì vậy, việc tổ chức tập huấn cho SV các chuyên đề riêng về VHHĐ, GDVHHĐ là cần thiết không chỉ giúp các em rèn luyện bản thân, thực hiện tốt nội quy của trường mà quan trọng là hình thành cho các em các kỹ năng sống lành mạnh, văn minh và tự chủ trong các môi trường khác nhau. * Mục tiêu: Giúp SV có nhận thức đúng đắn và đầy đủ các nội dung của VHHĐ, cách thức thực hiện trong môi trường học đường để từ đó định hướng tự giáo dục cho bản thân. * Nội dung: - Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về VHHĐ, GDVHHĐ, tầm quan trọng của VHHĐ, GDVHHĐ trong giai đoạn hiện nay. Các vấn đề bồi dưỡng có thể tập trung: VHGT, VHƯX, kỹ năng sống, giáo dục và định hướng giá trị... 2.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục văn hóa học đƣờng cho sinh viên Bên cạnh việc triển khai các hoạt động giáo dục thì công tác kiểm tra đánh giá là vô cùng quan trọng. Nhờ việc kiểm tra- đánh giá kịp thời, nghiêm túc sẽ giúp cho các nhà quản lý giáo dục, các cán bộ giáo dục, các giảng viên nắm bắt kịp thời tình hình và kết quả tự giáo dục của SV trong từng giai đoạn nhất định. Từ đó, giúp cho các nhà giáo dục điều chỉnh các hành vi của SV đáp ứng yêu cầu giáo dục và yêu cầu phát triển nhân cách. * Mục tiêu: Giúp cho CBQL các khoa, giảng viên, SV thấy được những ưu điểm, nhược điểm, rút kinh nghiệm, tìm ra những nguyên nhân, biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục VHHĐ cho SV. 221
  5. * Nội dung: - Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại VHHĐ để thực hiện. - Tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá khác nhau để kịp thời nắm vững kết quả rèn luyện VHHĐ của SV. 2.5. Xây dựng hệ thống nội quy, quy định của nhà trƣờng về văn hóa học đƣờng và hệ giá trị riêng của trƣờng Để việc dạy học ở mỗi trường học đạt hiệu quả cao, thiết nghĩ trước hết phải trang bị cho người học những kiến thức về giáo dục, tự giáo dục để họ hình thành ý thức và hành vi thực hiện tự giác các nội quy, quy định của nhà trường. Tuy nhiên thực tế hiện nay, HS - SV vi phạm nội quy, qui định và vi phạm các giá trị đạo đức ngày càng nhiều. Qua điều tra thực trạng cho thấy, một trong những nguyên nhân khiến các em vi phạm VHHĐ là do thiếu quy định và yêu cầu rõ ràng về VHHĐ cũng như các hình thức tuyên truyền phổ biến các nội quy đó; thiếu hệ giá trị của trường để định hướng cho SV tiếp nhận để phấn đấu, rèn luyện. Theo GS. TS Phạm Minh Hạc [4], mỗi trường học, không phân biệt cấp học nên xây dựng hệ giá trị, nội quy riêng để mọi thành viên đồng thậun, lấy đó là mục tiêu phấn đấu. Đặc biệt là hệ giá trị. Trong gần một thập kỷ trở lại đây, UNICEF, UNESCO đã đưa ra chương trình giáo dục giá trị và đã mạng lại kết quả giáo dục có ý nghĩa ở nhiều nước. Singapore là một nước đi đầu trong khu vực về chất lượng giáo dục, là nước đã sớm xác định và xây dựng hệ giá trị riêng cho ngành giáo dục, cho các trường học và điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng học tập, rèn luyện của HS và công tác của cán bộ, giáo viên nhà trường. Hệ giá trị của giáo dục nước này là: + Chính trực: Lấy chính trực làm cơ sở cho sự rèn luyện của người học (tức là có tinh thần dũng cảm, đạo đức và thẳng thắn, nói và làm đúng đắn. + Con người: Lấy con người làm mục tiêu, phát huy mặt tốt của mỗi người. + Học tập: Đam mê học tập, lấy học tập làm đường đời, luôn sẵn sằng đón tương lai. * Mục tiêu: Giúp cho SV nhận thức đúng và đầy đủ các nội quy, quy định về VHHĐ ở trường ĐH, hệ giá trị của trường dể có ý thức thái độ nghiêm túc thực hiện. * Nội dung: Xây dựng nội quy, qui định về VHHĐ cho SV trường ĐHHĐ 222
  6. Xây dựng hệ giá trị của trường Thông báo đến các đơn vị để triển khai đến từng SV 2.6. Bồi dƣỡng kiến thức và năng lực tập huấn về văn hóa học đƣờng cho cán bộ QLSV, cán bộ đoàn, giáo viên chủ nhiệm - Cố vấn học tập Trong công tác giáo dục nói chung và GDVHHĐ nói riêng, việc trang bị cho SV những kiến thức về VHHĐ và sự cần thiết, tầm quan trọng của VHHĐ và GDVHHĐ trong các trường đại học là vô cùng quan trọng. Những kiến thức về VHHĐ ít có điều kiện để SV tiếp nhận một cách đầy đủ, đúng đắn và thẩm thấu một cách tự giác, tích cực trong bản thân mỗi người. Công việc đó cần phải được các cán bộ làm công tác giáo dục như: Cán bộ CTHSSV, cán bộ QLSV, GVCN-CVHT và cán bộ Đoàn trong nhà trường đảm nhiệm và thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay việc tập huấn cho các cán bộ giáo dục về các vấn đề của VHHĐ, GDVHHĐ vẫn chưa được chú trọng; chưa thống nhất và chỉ rõ được nội dung của VHHĐ cũng như các biện pháp để GDVHHĐ cho SV hiện nay. Thực tế giáo dục cho thấy, việc tuyên truyền, tập huấn các vấn đề liên quan đến công tác giáo dục là rất quan trọng bởi vì qua đó, giúp SV có những chuyển biến trong nhận thức, thái độ và hành vi của bản thân trong việc thực hiện các yêu cầu giáo dục của nhà trường. Do đó, các cán bộ giáo dục của nhà trường cần có những kỹ năng tập huấn cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về công tác GDVHHĐ cho SV trong giai đoạn hiện nay. * Mục tiêu: Nhằm trang bị cho bộ phận cán bộ, giảng viên trong trường có những kỹ năng dể tổ chức tập huấn về VHHĐ và GDVHHĐ cho SV hiện nay; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. * Nội dung: - Tập huấn về các nội dung của VHHĐ - Cách thức thực hiện VHHĐ trong trường đại học 3. Kết luận Nghiên cứu các biện pháp GDVHHĐ cho SV nói chung, SV trường ĐH Hồng Đức nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, góp phần giáo dục thế hệ trí thức tương lai phát triển hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần, về phẩm chất và năng lực. Đó không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà phải là trách nhiệm chung của mọi lực lượng giáo dục. Vì vậy, việc thực hiện, triển khai các biện pháp GDVHHĐ đã 223
  7. nghiên cứu, đề xuất cần được tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể SV cùng với các lực lượng giáo dục để tạo môi trường và tác động giáo dục thống nhất giúp SV hình thành VHHĐ và phát triển nhân cách thuận lợi, hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Minh Hạc (2009), Văn hóa học đường: Khái niệm và việc xây dựng thông qua giáo dục giá trị, Tạp chí Nghiên cứu con người số 2 (41). 2. Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc (2009), Văn hóa học đường - Lý luận và thực tiễn, Hội khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam. 3. Đào Thị Oanh (2008), Một khía cạnh xây dựng văn hóa học đường nhìn từ góc độ Tâm lý học, Tạp chí Tâm lý học, số 10 (115). 4. Nguyễn Quang Uẩn (2007), Quan niệm về hành vi giao tiếp có văn hóa của tuổi trẻ, Tạp chí Tâm lý học, số 6 (99). 5. http://en.wikipedia.org/wiki/School_psychology 224
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2