Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn của Hải Dương hiện nay
lượt xem 3
download
Bài viết Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn của Hải Dương hiện nay trình bày khái niệm và vai trò của thực hiện bình đẳng giới trong gia đình; Thực trạng bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn của Hải Dương hiện nay; Một số giải pháp mang tính gợi mở nhằm thực hiện bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn của Hải Dương những năm tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn của Hải Dương hiện nay
- LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn của Hải Dương hiện nay Gender equality in families in rural Hai Duong today Trần Thị Hồng Nhung Email: nhungkien1979@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 06/7/2022 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 25/9/2022 Ngày chấp nhận đăng: 30/9/2022 Tóm tắt Đóng góp cho quá trình phát triển của Hải Dương những năm qua, vai trò của nữ giới, đặc biệt là nữ giới nông thôn đã tích cực tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội và xây dựng gia đình văn hóa và họ có sự đóng góp lớn cho phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, nữ giới chưa được đánh giá đúng sự cống hiến của mình, một bộ phân nữ giới còn bị phân biệt đối sử bất bình đẳng, còn chịu nhiều thiệt thòi trong phát triển so với nam giới. Để thúc đẩy sự phát triển của nữ giới đảm bảo sự bình đẳng giới trong gia đình, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương trong những năm tới là vấn đề xã hội cấp bách. Trong bài này với nguồn dữ liệu thứ cấp từ báo cáo của một số địa phương và số liệu của Cục thống kê Hải Dương công bố gần đây, bằng các phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích,... tác giả đã có những đánh giá nhất định về thực trạng bình đẳng giới trong gia đình qua đó đưa ra một số giải pháp mang tính gợi mở nhằm thực hiện bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn của Hải Dương trong những năm tiếp theo. Từ khóa: Bình đẳng; bình đẳng giới; gia đình; Hải Dương; nông thôn Hải Dương; gia đình của Hải Dương. Abstract Contributing to the development of Hai Duong over the years, the role of women, especially rural women, has actively participated in socio-economic activities and built a cultural family, and they have great contribution to the development of the province. However, women have not been properly appreciated for their contributions, a segment of women is still discriminated against and unequal, and suffers from many development disadvantages compared to men. To promote the development of women, ensure gender equality in the family, and contribute to the socio-economic development of Hai Duong in the coming years is an urgent social issue. In this article, with secondary data sources from reports of some localities and recently published data of Hai Duong Statistics Department, by statistical methods, synthesis and analysis,... The author has made certain assessments about the status of gender equality in the family, thereby offering some suggestive solutions to realize gender equality in the rural family in Hai Duong in the following years. Keywords: Equality; gender equality; family; Hai Duong; rural Hai Duong; family of Hai Duong. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ tạo ra rào cản cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển gia đình văn hóa của Hải Dương là một tỉnh với bề dày lịch sử của văn hóa tỉnh nói riêng. Đây là vấn đề bức thiết đặt ra cho các xứ Đông, nơi còn bảo lưu khá đậm nét nền văn hóa nhà hoạch định chiến lược phát triển của tỉnh nhằm truyền thống của đất nước. Truyền thống và hiện đại phát triển phụ nữ phục vụ quá trình phát triển gia đình đang được phản ánh trong cuộc sống của mỗi gia đình, văn hóa ở nông thôn cũng như quá trình công nghiệp đặc biệt trong quan hệ giữa vợ - chồng, cha mẹ - con, hóa, hiện đại hóa của tỉnh những năm tiếp theo. cháu. Trong quá trình phát triển, phụ nữ Hải Dương, đặc biệt là phụ nữ nông thôn đã có những đóng góp 2. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC HIỆN BÌNH không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH xây dựng gia đình văn hóa. Mặc dù có sự đóng góp 2.1. Một số khái niệm cơ bản lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhưng phụ nữ chưa được đánh giá đúng cống hiến của mình, họ * Khái niệm giới, bình đẳng giới còn bị phân biệt đối sử bất bình đẳng, còn chịu nhiều Ở Việt Nam, nghiên cứu về giới và bình đẳng giới thiệt thòi trong phát triển cá nhân so với nam giới, đặc được nhiều tác giả đề cập và nghiên cứu ở các khía biệt là khu vực nông thôn. Sự phát triển năng lực của cạnh: Đóng góp cho gia đình, xã hội, từ đó có một số phụ nữ còn gặp nhiều trở ngại ngay từ trong gia đình khái niệm. - Khái niệm giới Người phản biện: 1. PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình Điều 5, Luật Bình đẳng giới (2007) đã định nghĩa: 2. TS. Vũ Văn Đông 1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022 107
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC tất cả các mối quan hệ xã hội. 2. Giới tính chỉ các đặc Hướng tới việc xây dựng gia đình bền vững, tổ chức điểm sinh học của nam, nữ [8]. UNESCO khẳng định: gia đình là một yếu tố tự nhiên và cơ bản, một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì giới tính (Sex) được coi như một giá trị vô cùng quý báu của nhân còn gọi là giống đực và giống cái. Y - sinh học nghiên cứu sự khác biệt giữa nam và nữ về giới tính [9]. loại, cần được gìn giữ và phát huy. Trên tinh thần đó, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về gia đình: “Gia đình Như vậy, giữa nam và nữ có những đặc trưng hết sức là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống khác nhau cả về mặt tự nhiên và mặt xã hội. Sự khác chung và có ngân sách chung” [10]. biệt tự nhiên giữa nam và nữ mang tính bẩm sinh, không thể thay đổi đó là sự hài hòa mà tạo hóa đã Theo tác giả Tương Lai, “Gia đình là một khái niệm ban cho loài người để bảo tồn nòi giống. Ngược lại, mới, được hình thành từ ba thành phần, gồm những sự khác biệt xã hội giữa nam và nữ do xã hội đã tạo “đại lượng khác tên” là bố, mẹ và con cái” [4]. ra, sự khác biệt đó đã đưa tới sự bất bình đẳng giữa Từ một số khái niệm về Luật hôn nhân và gia đình có nam và nữ. thể hiểu gia đình là một nhóm xã hội được hình thành Qua các phân tích khái niệm giới được tác giả hiểu: trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống, những Giới là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc mặt tự nhiên và xã hội. Sự khác biệt này thể hiện qua với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính các mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội giữa hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. phụ nữ và nam giới cũng như quan hệ về giống đực và giống cái. - Khái niệm bình đẳng giới trong gia đình: - Khái niệm bình đẳng và bất bình đẳng giới: Điều 5, Luật Bình đẳng giới (2007) đã quy định: “1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và Điều 5, Luật Bình đẳng giới (2007) đã định nghĩa: các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang 2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát trong gia đình. 3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong triển đó” [8]. việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì: “Bình đẳng pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời (chính trị) là sự được đối xử như nhau về các mặt chính gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp trị, kinh tế, văn hóa,... không phân biệt thành phần và luật. 4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo địa vị xã hội, trong đó trước tiên và cơ bản nhất là bình dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, đẳng trước pháp luật” [9]. Theo đó, bình đẳng giới sẽ vui chơi, giải trí và phát triển. 5. Các thành viên nam, được hiểu là sự đối xử như nhau giữa nam và nữ trên nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia mọi phương diện, không phân biệt, hạn chế, loại trừ đình” [8]. quyền của bất cứ giới nam hay giới nữ. Quan hệ giữa gia đình với xã hội là quan hệ giữa cái - Khi đề cập về nam nữ bình quyền Chủ tịch Hồ Chí bộ phận với cái toàn thể. Vì vậy, xã hội muốn đạt tới Minh đã viết: “Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ bình đẳng về giới phải chú ý giải quyết tốt mối quan hệ chỉ: hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau về giới ngay từ trong gia đình. Từ quy định của Luật em quét nhà, nấu cơm, rửa bát, thế là bình đẳng, bình Bình đẳng giới theo tác giả bình đẳng giới trong gia quyền. Lầm to! Đó là một cuộc cách mạng to và khó. đình được thể hiện qua quan hệ giữa nam và nữ trên Vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm một số vấn đề như: để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội. Vì không thể dùng vũ lực - Phân công lao động giữa nam và nữ trong sản xuất. mà tranh đấu được” [7]. Như vậy, bình đẳng giới không - Trách nhiệm, sự đóng góp của nam và nữ trong sinh chỉ là việc thực hiện sự đối xử như nhau giữa nam và sản, nuôi dưỡng, làm công việc nội trợ. nữ trên mọi lĩnh vực xã hội, theo phương châm phụ nữ - Trách nhiệm, quyền hạn của nam và nữ khi tham gia có thể và có quyền làm tất cả những gì nam giới có thể công việc cộng đồng. và có quyền làm. - Tương quan giữa nam và nữ trong hưởng thụ phúc Từ những khái niệm trên đây, theo tác giả: Bình đẳng lợi vật chất và tinh thần, học tập, giải trí. giới là khi mà phụ nữ và nam giới có được vị trí xã hội - Quyền quyết định thuộc về giới nào trong gia đình. như nhau, các khác biệt tự nhiên giữa họ đều được - Bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ. tôn trọng. Sự phát triển toàn diện của mỗi người (nam cũng như nữ) được xem là điều kiện phát triển, tiến bộ Như vậy, từ các nội dung này đã đưa ra những nhận của xã hội. diện sự bình đẳng giới trong gia đình, đồng thời tìm ra các nguyên nhân căn bản của tình trạng đó, từ đó giúp * Khái niệm gia đình và bình đẳng giới trong gia đình. chúng ta đưa ra các giải pháp tác động làm giảm dần, - Khái niệm gia đình: tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng giới trong gia đình. 108 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022
- LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 2.2. Vai trò thực hiện bình đẳng giới trong gia đình như thế nào giữa con trai và con gái, giữa vợ và chồng tùy thuộc vào giới tính của mình được trao quyền đến Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội đâu, kỳ vọng của cha mẹ đối với con trai, con gái, của và các thành quả tạo ra, bao gồm sự bình đẳng trong vợ, chồng có khác nhau hay không. Định kiến giới đã việc tiếp cận nguồn lực, cho thù lao trong công việc, dẫn đến người vợ và trẻ em gái ít có cơ hội được đầu trong việc hưởng thụ các thành quả, trong việc quyết tư cho sự phát triển hơn. Do vậy, tình trạng thất học, định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và không được chăm sóc sức khỏe ở trẻ em gái luôn cao xã hội. Do đó, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình hơn so với trẻ em trai. Trong quan hệ vợ chồng cũng đóng vai trò: tương tự, người vợ ít được đầu tư cho giáo dục và - Bình đẳng giới trong gia đình góp phần nâng cao chăm sóc sức khỏe hơn so với người chồng. Gia đình nhận thức về bình đẳng giới trong toàn xã hội. Gia là nơi đầu tiên xóa bỏ định kiến giới, làm thay đổi các đình là môi trường tuyên truyền, giáo dục tốt nhất về quyết định đầu tư không bình đẳng giữa nam và nữ. bình đẳng giới. Gia đình đóng vai trò cơ bản trong việc Việc đầu tư các nguồn lực của gia đình bình đẳng giữa định hình mối quan hệ giới ngay từ những buổi đầu vợ và chồng, giữa con trai và con gái sẽ tạo cơ hội cho của cuộc sống con người và truyền tải chúng từ thế nam giới và nữ giới cùng được học tập nâng cao trình hệ này sang thế hệ khác. Gia đình là nơi xã hội hóa độ văn hóa, nghề nghiệp, tiếp cận thông tin, khoa học vấn đề giới, truyền lại các kiến thức và kỹ năng về giới. kỹ thuật và chăm sóc sức khỏe. Do vậy, nhận thức về bình đẳng giới của các thế hệ đi - Bình đẳng giới trong gia đình góp phần xóa bỏ bạo trước trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ,… tác động lực gia đình, bạo lực giới. Sự kỳ vọng vào vai trò trụ rất lớn đến nhận thức của các thế hệ kế tiếp. cột của đàn ông trong việc đảm bảo cuộc sống của Vai trò tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới trong các thành viên gia đình và là người quyết định các vấn gia đình còn thể hiện trong việc làm gương của cha đề trong gia đình đã gây áp lực cho nam giới. Khi nền mẹ, ông bà và các thành viên trong gia đình. Cách đối kinh tế chuyển đổi hoặc có sự thay đổi trực tiếp trong xử của ông, bà, cha, mẹ với nhau thể hiện sự bình công việc dẫn đến không còn hoặc giảm khả năng thu đẳng giữa nam giới và nữ giới sẽ là tấm gương sáng nhập thì nam giới cảm thấy bất lực, rơi vào tình trạng cho con cháu học tập. Ngược lại, sẽ tác động tiêu cực nghiện rượu, hành hạ vợ, con,… Quan niệm về vai trò đến hành vi và nhận thức về bình đẳng giới đối với thế là người “nối dõi tông đường” của nam giới đã dẫn đến hệ trẻ và trực tiếp ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong tình trạng “trọng nam, khinh nữ” tồn tại dai dẳng. Điều xã hội. đó dẫn đến hệ quả là phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, hành hạ, ngược đãi con gái,… Trong bối cảnh - Bình đẳng giới trong gia đình góp phần xóa bỏ bất mà nạn bạo lực gia đình diễn ra không phải là hiếm mà bình đẳng trong phân công lao động theo giới. Phân nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái thì có thể công lao động theo giới là việc phân công các công thấy gia đình là nơi tập trung chủ yếu nhất của bạo lực việc, các trách nhiệm khác nhau giữa nam và nữ. Sự đối với phụ nữ và trẻ em gái. phân công này là do xã hội gán cho mỗi giới và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được mọi Do vậy, hướng tới gia đình không còn bạo lực là mục thành viên của từng cộng đồng thừa nhận. tiêu của bình đẳng giới. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi thành viên trong gia đình phải tôn trọng các quyền cá Do nhận thức về vai trò giới nên nhiều người cho rằng nhân của các thành viên khác đã được pháp luật công công việc nội trợ là thiên chức của phụ nữ. Điều này nhận. Mỗi thành viên gia đình phải được đối xử công dẫn đến thực tế là phụ nữ bị hạn chế trong việc lao bằng, mọi hành vi phân biệt dựa trên cơ sở giới đều động trực tiếp tạo thu nhập cho gia đình. Hệ quả là địa phải được xóa bỏ. vị của họ bị đánh giá thấp và không có tiếng nói trong gia đình của mình. Những phụ nữ được tham gia vào 3. THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG VỀ GIỚI TRONG GIA thị trường lao động thì luôn phải đối mặt với áp lực ĐÌNH Ở NÔNG THÔN CỦA HẢI DƯƠNG HIỆN NAY công việc ngoài xã hội và công việc gia đình. Khi nam * Bình đẳng giới trong gia đình về phát triển kinh tế. giới sẵn sàng chia sẻ việc nhà, thì phụ nữ có cơ hội tham gia vào thị trường lao động, phát huy khả năng Ở Hải Dương chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm và sở thích của mình, trực tiếp tạo thu nhập. Từ đó, qua trực tiếp tác động tới phân công lao động trong các gia đình ở nông thôn, đặc biệt giữa lao động nam phụ nữ có khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn và lao động nữ. Xu hướng di chuyển từ nông nghiệp lực, có tiếng nói trong gia đình. Điều đó, mang lại cho sang kinh doanh các ngành nghề khác hoặc di chuyển phụ nữ sự tự tin và địa vị của họ trong gia đình được ra các thành phố kiếm việc làm, song những người di nâng cao. chuyển lao động, chủ yếu là nam giới. - Bình đẳng giới trong gia đình góp phần quyết định đến Trong sản xuất nông nghiệp: Một số nơi khi nam giới đầu tư các nguồn lực một cách bình đẳng giữa nam và chuyển sang làm các nghề khác hoặc đi xa để kiếm nữ. Con người đưa ra hầu hết những quyết định cơ việc làm thì tỷ lệ phụ nữ làm nông nghiệp luôn cao hơn bản của cuộc sống trong phạm vi gia đình, trong đó nam giới: Trong trồng trọt lao động nữ là 73%, chăn có việc đầu tư cho tương lai. Nguồn lực được phân bổ nuôi là 71%, trong khi nam giới trồng trọt chỉ chiếm Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022 109
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 27% và chăn nuôi chỉ chiếm 29% [2]. Điều này cho của lao động nữ như tính cơ động, trình độ năng lực, thấy căn bản các hộ gia đình ở nông thôn của Hải sức khỏe,... lẽ ra cần được xem xét, tạo điều kiện quan Dương người đảm nhiệm chính công việc nhà nông tâm đặc biệt, nhưng trong thực tế nó vẫn là những lý là phụ nữ. do cản trở tới cơ hội kiếm việc làm, việc làm có thu nhập cao cũng như khả năng cải thiện điều kiện làm Sự tham gia của vợ và chồng trong các làng nghề: việc của phụ nữ. Phân công lao động cho thấy nam và nữ thường tập trung với tỷ lệ cao ở những ngành nghề được xem là Sự phát triển kinh tế, quá trình phân công lao động phù hợp với giới mình, cụ thể ngành mây tre đan có trong bước chuyển đổi chưa thực sự tạo cơ hội, điều 70% lao động là nữ, dệt len 98%, làm bánh đa, bánh kiện phát triển tiến bộ như nhau giữa nam và nữ trong gai, bánh đậu xanh phụ nữ chiếm 98%, trong nghề mỗi gia đình, nhìn chung phụ nữ còn gặp nhiều khó khâu nón 95% lao động là nữ; nam giới chiếm 99% khăn thách thức hơn nam giới. Phụ nữ nông thôn luôn trong nghề nề, mộc và vận tải [1]. Mặt khác do phải lo thực hiện vai trò kép cả sản xuất và việc nhà, điều này việc nhà, chăm sóc con cái hoặc do tay nghề, tính cơ cũng đang ảnh hưởng tới vấn đề lao động, việc làm động thấp, phụ nữ thường phải lựa chọn nghề có thể cũng như sức khỏe và sự tiến bộ của phụ nữ. làm được tại nhà hoặc gần nhà hơn là lựa chọn nghề * Bình đẳng giới trong gia đình về chăm sóc sức khỏe phù hợp với khả năng, nghề có thu nhập cao. sinh sản và nuôi dạy con. Trong buôn bán dịch vụ: Các hộ buôn bán lớn phải đi - Về sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình: xa, dám phiêu lưu mạo hiểm có thu nhập cao thường là nam giới. Những người buôn bán nhỏ, ít vốn, gần Trong hoạt động sinh đẻ, quá trình mang thai, sinh đẻ, nhà, lãi ít nhưng an toàn hầu hết là phụ nữ chiếm 86%, nuôi con bằng dòng sữa mẹ là thiên chức của người nam giới là 14%. Những người phụ nữ buôn bán nhỏ phụ nữ. Trước đây do tư tưởng muốn có nhiều con, mục đích của họ chỉ là kiếm thêm thu nhập để chi tiêu đặc biệt phải có con trai, các ông chồng hầu như không hàng ngày. muốn thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, Trong lao động làm thuê: Phụ nữ có xu hướng làm thậm chí còn cản trở vợ thực hiện. thuê gần nhà theo mùa vụ chiếm 60%, số người đi Với sự phát triển của công tác thông tin, tuyên truyền, làm xa hàng tháng chủ yếu là nam chiếm trên 95%. nam nữ đều được tiếp nhận những thông tin về phương Làm gần nhà, phụ nữ chấp nhận làm đủ các công việc, tiện kỹ thuật kế hoạch hóa, chăm sóc sức khỏe sinh miễn là có thu nhập, từ cấy, làm cỏ, rọn nhà thuê, tham sản thì thậm chí nam giới còn có ưu thế hơn, nhưng gia các công đoạn phụ trong các làng nghề,... [1]. Một khi thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình số ít phụ nữ đi làm xa ở các thành phố cũng vậy, nếu chủ yếu lại là phụ nữ. Theo báo cáo về công tác y tế như nam giới có thể làm thợ nề, thợ mộc, vận tải,... và chăm sóc sức khỏe người dân của Hải Dương cho thì phụ nữ chủ yếu là bán hàng rong, giúp việc gia thấy, tỷ lệ phụ nữ dùng biện pháp tránh thai và đi khám đình,... nhìn chung thu nhập của họ thường thấp hơn thai đủ 3 lần thai kỳ là 90%, tuy nhiên số phụ nữ không nam giới. đi khám phụ khoa của nông dân chiếm trên 70% [1]. Như vậy, trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều thấy sự tham gia của cả nam và nữ, tuy nhiên, sự phân - Về hoạt động chăm sóc nuôi dạy con: công lao động giữa nam và nữ trong gia đình ở nông Chăm sóc nuôi dạy con để chúng phát triển toàn diện thôn của Hải Dương có thể thấy cả những tích cực và cả thể lực, trí tuệ và nhân cách gồm nhiều công việc hạn chế: liên quan chặt chẽ với nhau: Chăm sóc con cái, cho ăn, tắm rửa, vệ sinh, quan tâm đến đời sống tâm lý, Mặt tích cực: Khi kinh tế hộ gia đình ngày càng phát tình cảm đứa trẻ, dạy chúng về lối ứng xử hàng ngày, triển thì các hộ có thể chủ động sắp xếp, bố trí lao dạy học văn hóa... động sao cho hợp lý để tối đa hóa lợi ích kinh tế, mọi lao động đều được tận dụng, kể cả người già và trẻ Ở nông thôn, phụ nữ rất hạn chế về trình độ và thời em. Phụ nữ chủ động hơn trong bố trí công việc sản gian để nuôi dạy con, họ rất cần đến sự quan tâm của xuất cũng như việc gia đình. người chồng, song tỷ lệ chia sẻ của người chồng chưa cao. Quan niệm cũ thường tách bạch giữa nuôi và dạy Mặt hạn chế: Trong bước chuyển đổi nền kinh tế nông con, người chồng thường quan tâm đến dạy con hơn thôn nói chung, kinh tế hộ gia đình nói riêng, với mục đích tối đa hóa lợi ích kinh tế, thì vấn đề việc làm, môi là nuôi con. Theo số liệu của Hội liên hiệp phụ nữ Hải trường lao động không được nhìn nhận đúng mức. Dương cho thấy: Trong công việc chăm sóc con, vợ Phụ nữ vẫn phải làm việc nặng nhọc trong môi trường đảm nhiệm 60%, chồng 6%; dạy con học: Vợ 20%, độc hại như phun thuốc sâu, thu gom rác, môi trường chồng 40% [1]. làm việc thiếu vệ sinh ở các làng nghề,… điều này trực * Bình đẳng giới trong gia đình về phân công lao động. tiếp ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của phụ nữ và trẻ em. Phân công lao động truyền thống giữa người Công việc nội trợ bao gồm: Dọn dẹp, giặt giũ, đi chợ, vợ và người chồng trong gia đình có vẻ “rất hợp lý”, nấu cơm các công việc liên quan đến sản xuất như nhưng thực chất lại chứa đựng những bất hợp lý về chăn nuôi, chuẩn bị công cụ, vật liệu cho sản xuất,... cơ hội và điều kiện lao động giữa họ. Những khó khăn do vậy khối lượng công việc rất lớn và đều không được 110 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022
- LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC coi là công việc quan trọng, người đàn ông không việc, người ta phải trả tiền công cho người đó, nhưng muốn làm bởi vì nó nhàm chán, dư luận xã hội nông người phụ nữ làm việc nhà thì không lượng hóa công thôn lại chưa mấy người ủng hộ khi họ làm,... điều này việc của họ và quy ra thu nhập. Việc nhà không tạo ra khiến cho tỷ lệ chia sẻ của họ với vợ con rất thấp. Do tiền và hiện vật nhưng giá trị của nó chính là đảm bảo đó, ở hầu hết các gia đình, việc nội trợ do người vợ các điều kiện chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần đảm nhiệm. Cụ thể, người vợ làm 71% việc giặt giũ, hàng ngày cho các thành viên. 81% việc đi chợ, 78% việc dọn dẹp. Công việc người Nếu lượng hóa được mọi đóng góp của vợ và chồng, đàn ông quan tâm và thực hiện nhiều hơn cả là sửa khi tính đến các công việc hiện chưa được trả công chữa nhà cửa, chuồng trại. Họ cho rằng đây là công nhưng rất có ích, rất cần thiết cho phúc lợi gia đình thì việc quan trọng, là việc thực sự với 90% người chồng đóng góp của người vợ sẽ cao hơn so với đóng góp làm [1]. Có điều công việc này không tiêu tốn nhiều của người chồng ở hầu hết các gia đình. thời gian, sức lực của người chồng bởi đây không phải là công việc thường xuyên trong gia đình. * Bình đẳng giới trong gia đình về đầu tư phúc lợi các nguồn lực. Về tương quan giữa vợ và chồng khi tham gia các hoạt động trong gia đình cho thấy, sự phân công lao động Đầu tư phúc lợi các nguồn lực trong gia đình được hiểu theo giới rất chênh lệch. Phụ nữ phải đảm đương hầu là thành quả lao động mà người lao động và các thành hết hoạt động phi kinh tế như: Chăm sóc, nuôi dưỡng, viên trong gia đình được hưởng thụ, nhằm đáp ứng các nội trợ, trong khi họ cũng phải đảm nhiệm một khối nhu cầu vật chất và tinh thần, duy trì và nâng cao chất lượng không nhỏ công việc trong hoạt động kinh tế tạo lượng lao động và chất lượng cuộc sống của họ. ra thu nhập. Khi thực hiện các chức năng của gia đình Phân phối phúc lợi gia đình thuộc chức năng tổ chức sự phân công lao động giữa nam và nữ vẫn còn mang đời sống vật chất và tinh thần nhằm phát triển cá nhân nặng quan điểm truyền thống. Điều này khiến cho phụ của gia đình. Phân phối phúc lợi gia đình không thể nữ càng tăng thêm gánh nặng công việc, hạn chế các cao hơn điều kiện hiện có, nhưng nó luôn vươn tới điều kiện phát triển cá nhân. việc nâng cao chất lượng lao động và chất lượng cuộc Trước hết là các đóng góp của vợ và chồng trong hoạt sống của các thành viên. Phân phối phúc lợi trong gia động kinh tế. Mặc dù tổng thời gian làm việc trong đình hiện nay chưa thực sự đảm bảo được tính công ngày của người vợ thường cao hơn người chồng ở bằng và tính hiệu quả, điều này đã làm hạn chế sự hầu hết mọi gia đình, nhưng thời gian giành cho hoạt phát triển của một số thành viên trong gia đình, đặc động kinh tế tạo thu nhập của họ lại thấp hơn chồng, biệt là phụ nữ và trẻ em gái. đây là điều bất lợi cho phụ nữ khi tính thu nhập. Khi Trong gia đình, một mặt do điều kiện kinh tế còn nhiều tham gia hoạt động tạo ra thu nhập, người phụ nữ tiếp khó khăn, mặt khác do sự hy sinh, nhường nhịn của tục chịu các thiệt thòi khác: Nghề chính của người vợ người phụ nữ cho chồng con, cho nên họ thường trong các gia đình nông dân là làm nông nghiệp, sản là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất trong việc phẩm mà họ làm ra là lúa gạo, rau màu, gà, lợn,... hưởng thụ phúc lợi. Sự thiệt thòi trong việc đảm bảo phần lớn chỉ để tiêu dùng trong gia đình, ít bán ra thị nhu cầu vật chất hàng ngày, trong việc được chăm trường cho nên khi tính thu nhập bằng tiền mặt người sóc sức khỏe, được giáo dục, đào tạo, được giải trí, vợ thường thấp hơn chồng. Ngoài nông nghiệp, người thưởng thức các giá trị tinh thần và văn hóa,... của phụ vợ cũng tham gia nhiều nghề: Thủ công, buôn bán, dịch vụ, làm thuê,... nhưng lại không có các cơ hội và nữ và trẻ em gái không chỉ là sự thiệt thòi cho sự phát điều kiện tìm kiếm việc làm có thu nhập cao như người triển của cá nhân họ mà còn hạn chế sự phát triển của chồng, cho nên thu nhập của họ trong lĩnh vực này gia đình và xã hội. cũng thường thấp hơn chồng. Chính vì vậy, khi hỏi ai Theo báo cáo thống kê về chi tiêu cho đời sống người là người có thu nhập cao nhất trong gia đình thì phổ dân của tỉnh cho thấy 54,8% số gia đình có chế độ biến chị em trả lời là người chồng. Mặc dù thu nhập ưu tiên trong ăn uống, trong đó: 44,5% cho con nhỏ, có thấp hơn chồng song sự chênh lệch lại không quá 12,9% cho người già, 3,1% cho người chồng; chỉ có lớn: 1,5 triệu - 5 triệu đồng/tháng so với 1,7- 5,5 triệu 1,7% cho người vợ [2]. Ăn uống thiếu thốn, làm việc đồng/tháng của nam giới [3], điều này chứng tỏ người quá căng thẳng trong môi trường độc hại, thiếu chất chồng không phải người duy nhất tạo ra thu nhập cho dinh dưỡng là nguyên nhân làm giảm sút sức khỏe gia đình. của phần lớn phụ nữ ở nông thôn, làm gia tăng các Trong hoạt động phi kinh tế, lâu nay người ta chỉ nhìn bệnh về mắt, đường ruột, bệnh phổi, tâm thần, đặc biệt nhận sự đóng góp của người vợ và người chồng thông là bệnh phụ khoa. qua hoạt động kinh tế, các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, nội trợ,… hầu như không được tính đến. Thực Phúc lợi gia đình không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo tế các hoạt động này trong gia đình chủ yếu do phụ nữ cuộc sống tối thiểu của con người như ăn, mặc, chữa đảm nhiệm, nó tiêu tốn khá nhiều thời gian, công sức bệnh mà còn hướng vào nâng cao chất lượng cuộc của họ mỗi ngày, chỉ có điều mọi người thường cho sống. Đó là nâng cao trình độ giáo dục, trình độ thưởng rằng nó không tạo ra thu nhập. Khi thuê người giúp thức các giá trị của cuộc sống cho mỗi thành viên, kể Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022 111
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC cả nam và nữ, đây được xem là tiêu chí về phát triển chứ không có chuyện vợ ngược đãi chồng. Ở nông con người và bình đẳng giới, thể hiện tính ưu việt của thôn đôi khi cũng xảy ra chuyện vợ đánh chửi chồng, một chế độ xã hội. những người phụ nữ như vậy rất khó sống trước dư luận cộng đồng, làng xóm. Dư luận xã hội sẽ cho rằng Trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng lao động đó là “chuyện ngược đời”, vi phạm luân thường đạo lý. của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người nông dân Chẳng ai khuyến khích phụ nữ làm việc đó, song có đã coi trọng hơn đến việc học hành. Do đó, tỷ lệ trẻ điều đối với nam giới người ta có thể chấp nhận, dễ đến trường ở Hải Dương thuộc những tỉnh cao nhất tha thứ, còn với phụ nữ lại là điều tối kỵ. cả nước, năm học 2021-2022, tỷ lệ trẻ đến trường ở bậc tiểu học là 100%, trung học cơ sở 99,9% [2]. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực trong gia đình Nhìn chung, trình độ về mọi mặt thì cả nam và nữ đều đối với phụ nữ như kinh tế gặp khó khăn, trình độ học được nâng cao hơn so với trước đây, nhưng so sánh vấn, rượu chè, cờ bạc, ngoại tình,... song nguyên nhân giữa họ thì khoảng cách vẫn còn, khoảng cách này bắt sâu xa chính là tư tưởng trọng nam khinh nữ, đó là đầu từ khi trẻ cắp sách đến trường và lớn dần ở các những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, bậc học cao hơn. Khi các khoản bao cấp về giáo dục phong tục tập quán, chuẩn mực đạo đức xã hội. không còn, việc đóng góp cho con cái học hành nhiều khi vượt quá khả năng của người nông dân. Cùng với 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MANG TÍNH GỢI MỞ NHẰM khó khăn về kinh tế, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH Ở nên tỷ lệ nữ nghỉ học chiếm 60% cao hơn so với nam NÔNG THÔN CỦA HẢI DƯƠNG NHỮNG NĂM TỚI là 40% ở cùng lứa tuổi [2]. * Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm thay đổi nhận Đối với hoạt động văn hóa tinh thần như: Vui chơi giải thức, hành vi và thái độ ứng xử với phụ nữ trong gia trí, thưởng thức các giá trị văn hóa,... thì một nghịch đình ở nông thôn của Hải Dương. lý là mặc dù xã hội đang bùng nổ thông tin, đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú nhưng rất ít phụ nữ có Làm chuyển biến nhận thức và hành vi, thái độ ứng cơ hội, điều kiện để tiếp nhận thông tin, còn xa lạ với xử với phụ nữ trong gia đình ở nông thôn là giải pháp chuyện đọc báo, đi xem văn nghệ hoặc tham gia các rất quan trọng và cấp thiết vì trọng nam khinh nữ là hoạt động xã hội. So với nam giới, phụ nữ rất ít khi xa thói quen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. nhà để thăm viếng gia đình, bạn bè, lễ hội, quan hệ Nhiều người, ngay cả phụ nữ hầu như đã chấp nhận của họ hầu như bó gọn trong gia đình, địa phương. một trật tự bất bình đẳng giới từ trong gia đình đến Việc này ảnh hưởng đến suy nghĩ của họ trong cuộc ngoài xã hội. sống đồng thời góp phần duy trì tư tưởng xem thường Đối tượng cần được vận động tuyên truyền được phụ nữ của nam giới. Theo số liệu cho thấy: Số người chia làm ba nhóm chính: Thứ nhất là đội ngũ cán bộ thường xuyên có điều kiện đi tham quan, lễ hội xa nhà chủ chốt của Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các địa của nữ chỉ là 35% [1]. phương; thứ hai là các thành viên nam nữ trong các * Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình gia đình, gia tộc; thứ ba là các đối tượng trực tiếp có hành vi coi thường, ngược đãi phụ nữ, trẻ em gái. ở nông thôn. Bạo lực trong gia đình có thể là bạo lực xảy ra trong các Nội dung cần tập trung vào việc nâng cao nhận thức mối quan hệ giữa cha mẹ đối với con cái, chồng đối với về sự bất bình đẳng giới để mọi người thấy được bất vợ,... các hành vi bao gồm: Ngược đãi về thân thể và bình đẳng giới để lại hậu quả không tốt cho sự phát lời nói như đánh đập, hành hạ, mắng nhiếc,... ngược triển của phụ nữ, của gia đình và cả xã hội. Nguyên đãi về tinh thần như thái độ đối xử lạnh lùng với vợ, nhân của tình trạng trên từ đâu, mỗi người cần làm gì ngược đãi về tình dục khi người chồng ép buộc quan để xóa bỏ sự bất bình đẳng giới trong gia đình. hệ tình dục khi người vợ không có nhu cầu. Chuẩn Về hình thức tuyên truyền qua đài truyền hình, đài phát mực đạo đức truyền thống coi phụ nữ phải phục tùng thanh, hệ thống loa đài ở cơ sở. Qua các loại sách chồng thậm chí cả trong quan hệ tình dục. Bạo lực báo, tạp chí về gia đình và phụ nữ,... Mở các lớp tập trong gia đình là một nguy cơ lớn nhất đe dọa sự bền huấn nâng cao nhận thức về giới kết hợp với những vững của gia đình. Theo báo cáo Điều tra quốc gia về vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa... Thông qua sinh bạo lực đối với phụ nữ ở 63 tỉnh, thành phố của Việt hoạt của các câu lạc bộ tại mỗi địa phương. Nam nói chung và Hải Dương nói riêng năm 2019 trên gần 6.000 phụ nữ trong độ tuổi 15 - 64 cho thấy, cứ 3 * Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nông phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc hơn thôn Hải Dương có tính tới yếu tố giới. một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và Chính sách kinh tế phải hướng tới mục tiêu xã hội, bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng tạo điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội, gây ra trong cuộc sống và gần 32% phụ nữ bị bạo lực trong đó có giải quyết vấn đề bình đẳng giới trong gia hiện thời [1]. đinh, cụ thể Hải Dương cần tập trung các vấn đề: Hầu hết mọi người quan niệm rằng, theo truyền thống - Chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn văn hóa chỉ có chuyện chồng đánh đập, ngược đãi vợ cần hướng vào giải quyết vấn đề lao động, việc làm, 112 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022
- LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC việc làm có thu nhập cao và cải thiện điều kiện làm - Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về giới cho việc cho phụ nữ. đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp. Mỗi cán bộ, cơ quan, ban ngành cần có sự nhạy cảm về giới, quan tâm đúng - Thực hiện chiến lược phát triển con người hướng mức và có kỹ năng lồng ghép giới vào hoạch định, vào ưu tiên phát triển phụ nữ như: Chiến lược đầu tư triển khai chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phát triển giáo dục và đào tạo cho phụ nữ nông thôn; phương cũng như lĩnh vực mình phụ trách. tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe phụ nữ nông thôn; nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần - Nâng cao hơn nữa hiệu quả của Ban vì sự tiến bộ cho phụ nữ nông thôn thông qua các hoạt động văn của phụ nữ ở cơ sở với chương trình hành động, mục hóa, văn nghệ, các câu lạc bộ thể dục thể thao,... tiêu cụ thể về bình đẳng giới mang tính định lượng, có tính khả thi, có thời gian hoàn thành cụ thể. * Thực hiện chính sách và pháp luật vì sự bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn. * Phát triển nâng cao vị trí của phụ nữ nông thôn trong gia đình và xã hội. Giải phóng phụ nữ phải được thể chế hóa và cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật, chế độ, chính sách của Ở điểm xuất phát thấp hơn nam giới, lại đặt trong môi Đảng và Nhà nước. Trong những năm tới Hải Dương trường xã hội nông thôn có những chuyển biến mạnh cần đẩy mạnh triển khai thực hiện chính sách và pháp mẽ, đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao của xã luật đối với phụ nữ tại nông thôn với nội dung như: hội, phụ nữ nông thôn ở Hải Dương cần phải nỗ lực vươn lên cả trong nhận thức và hành động: - Khi tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật cần xác định đối tượng, nội dung cụ thể để họ nắm - Về nhận thức phụ nữ cần thấy vị thế của họ so với được toàn bộ quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp nam giới không phải là “điều tự nhiên” mà là kết quả đến mình về bình đẳng giới để họ bảo vệ được quyền sự phân biệt đối xử với phụ nữ theo một hệ thống. và nghĩa vụ của mình. Sự hạn chế của phụ nữ là kết quả của sự phân biệt đối xử, nó đang được xem là cái cớ để duy trì sự bất - Khi tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật cần cụ bình đẳng. Do đó, phụ nữ cần phải đấu tranh chống lại thể hóa các quy định của hiến pháp, pháp luật bằng những phong tục tập quán lạc hậu, áp bức, coi thường, các văn bản dưới luật nhằm giải quyết tốt các vấn đề trói buộc phụ nữ, họ cũng phải chiến thắng chính bản liên quan tới đấu tranh thực hiện quyền bình đẳng giới, thân mình bằng sự tự tin và phấn đấu vươn lên trong nhu cầu thực hiện quyền của phụ nữ và trẻ em đang cuộc sống. đặt ra hiện nay. - Về hành động phụ nữ phải tự tạo quyền cho mình, * Tạo dựng mối quan hệ gia đình, cộng đồng ủng hộ trước tiên họ phải nhận biết được quyền của mình và cho bình đẳng giới. khẳng định được quyền của mình. Muốn khẳng định Bình đẳng giới trong gia đình không phải là việc riêng được quyền của mình, phụ nữ cần am hiểu và hoàn của mỗi gia đình, nó chỉ có thể được tạo lập trên cơ thành tốt những công việc mà mình đảm nhận. Với tư sở nếp sống cộng đồng. Để làm được điều này Hải cách người lao động, phụ nữ không thể chỉ biết cần cù Dương cần giải quyết tốt mối quan hệ giới trong gia chịu khó mà phải năng động, tháo vát dám nghĩ, dám đình, cộng đồng ở từng cấp độ cụ thể: làm, chịu khó học hỏi, nhạy bén với cái mới. Với trách nhiệm làm mẹ, làm vợ trong mỗi gia đình, ngày nay - Xây dựng gia đình mang bản sắc văn hóa dân tộc trách nhiệm đó đòi hỏi rất cao về trình độ năng lực của Việt Nam, văn hóa xứ Đông với các chuẩn mực “No phụ nữ. Người mẹ vừa là nhà tâm lý học, nhà giáo dục ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Các chuẩn mực học của con mình, luôn giành được sự yêu thương, được nêu ra thể hiện hai vấn đề cơ bản trong cuộc kính trọng của con cái. Là người vợ trong gia đình, sống gia đình đó là mức sống và lối sống - nhân tố người phụ nữ phải xác định vị trí của mình là người đảm bảo cho sự phát triển mỗi con người. bạn đồng hành của chồng. - Đẩy mạnh xây dựng nếp sống mới. Để triển khai sâu 5. KẾT LUẬN rộng hơn nữa nếp sống mới trong nông thôn, trước hết phải tập trung bài trừ các phong tục tập quán lạc hậu Trong các hình thức bất bình đẳng xã hội thì bất bình trong ma chay, cưới xin, các kiêng kỵ vô lý mà phụ nữ đẳng về giới xuất hiện sớm nhất, nó cũng tồn tại dai là nạn nhân đầu tiên. Giải phóng phụ nữ khỏi các định dẳng nhất. Hậu quả của nó không chỉ hạn chế sự phát kiến để họ bước vào cuộc sống một cách tự chủ, thoát triển của phụ nữ mà còn cản trở tiến trình phát triển khỏi mặc cảm về thân phận phụ thuộc. của địa phương, của mỗi gia đình. Mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải phóng nhân loại, Bên cạnh việc đánh giá cao các đóng góp của phụ nữ, đương nhiên nó bao hàm cả giải phóng phụ nữ. Đấu cần mở rộng quyền dân chủ để họ được bàn bạc các tranh thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội đương công việc quan trọng của gia đình, họ hàng. nhiên phải bao hàm cả công bằng, bình đẳng giữa * Tăng cường vai trò của các tổ chức chính quyền, nam và nữ. đoàn thể ở cơ sở trong việc thúc đẩy quá trình bình Nông thôn Hải Dương được xem là điển hình của khu đẳng giới. vực Đồng bằng Bắc bộ, còn bảo lưu trong nó truyền Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022 113
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC thống văn hóa của người Việt suốt hàng ngàn năm TÀI LIỆU THAM KHẢO lịch sử, ngày nay cũng là mảnh đất hội đủ các yếu tố tác động của công cuộc đổi mới. Sự tác động đan xen [1]. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (2020), Tổng kết giữa các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội,... giữa lịch công tác bình đẳng giới năm 2020. sử và hiện tại đang làm biến đổi quan hệ về giới trong [2]. Cục Thống kê Hải Dương (2021), Niên giám gia đình ở nông thôn của Hải Dương. Quan hệ về giới thống kê tỉnh Hải Dương năm 2015-2020. trong gia đình ở nông thôn của Hải Dương có sự tiến bộ đáng kể, người phụ nữ dần thoát khỏi sự mặc cảm, [3]. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương (2021), Báo tự chủ hơn trong cuộc sống, vị trí, vai trò của họ ngày cáo của ban chấp hành Hội LHPN tỉnh Hải Dương càng được đề cao. Tuy nhiên, sự biến đổi quan hệ về lần thứ XVII nhiệm kỳ 2021-2026. giới trong gia đình ở nông thôn của Hải Dương diễn ra [4]. Tương Lai (1994), Lại bàn về gia đình từ hướng còn chậm, khoảng cách phát triển các năng lực cơ bản tiếp cận xã hội học, Xã hội học, (2), tr. 56-58. của phụ nữ so với nam giới còn cao. Đây thực sự là [5]. C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, những thách thức lớn đối với phụ nữ ở nông thôn của NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hải Dương trong quá trình hòa nhập với sự phát triển. [6]. C. Mác - Ph. Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập I, Để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình ở nông NXB Sự thật, Hà Nội. thôn, Hải Dương cần xem xét và có những giải pháp [7]. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 6, NXB Chính giải quyết một loạt các mối quan hệ. Quan hệ giữa phụ trị quốc gia, Hà Nội. nữ với nam giới, giữa gia đình và xã hội; quan hệ giữa [8]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt chiến lược phát triển phụ nữ với chiến lược phát triển Nam (2006), Luật Bình đẳng giới. kinh tế, phát triển con người, phát triển quốc gia. Để [9]. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), tập I, Trung đạt được mục tiêu phát triển bền vững Hải Dương cần tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, phải đảm bảo các điều kiện phát triển cho cả nam và Hà Nội. nữ một cách bình đẳng. [10]. en.UNESCO.org THÔNG TIN TÁC GIẢ Trần Thị Hồng Nhung - Năm 2012: Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên, Tổ trưởng Tổ công đoàn khoa Giáo dục chính trị và Thể chất, Trường Đại học Sao Đỏ. - Lĩnh vực quan tâm: Triết học, kinh tế chính trị, Khoa học xã hội - nhân văn. - Điện thoại: 0974588423 Email: nhungkien1979@gmail.com 114 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bình đẳng giới trong giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp
7 p | 195 | 25
-
Bình đẳng giới trong gia đình người dân tộc Ê Đê ở Đăk Lăk - Nguyễn Minh Tuấn
9 p | 133 | 16
-
Bất bình đẳng giới trong gia đình và những ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ ở đồng bằng Sông Cửu Long
8 p | 157 | 11
-
Lao động nội trợ của phụ nữ trong gia đình nông thôn - Trần Qúy Long
0 p | 135 | 10
-
Bài thuyết trình Bình đẳng giới trong gia đình người Sán Chỉ (Qua khảo sát tại xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn)
20 p | 150 | 10
-
Lựa chọn giá trị bình đẳng giới trong gia đình nông thôn - một vài phân tích ở xã nông thôn mới Tân Thạnh Tây và Trung An
8 p | 24 | 6
-
Bài giảng Sự tham gia vào chính trị của phụ nữ trên thế giới: Tổng quan - Kinh nghiệm - So sánh
17 p | 90 | 6
-
Bình đẳng giới trong thu nhập lao động của người Việt Nam
15 p | 38 | 5
-
Cấu trúc giới trong gia đình và cộng đồng ở nông thôn tỉnh Tiền Giang
26 p | 60 | 5
-
Sự thay đổi quyền quyết định trong gia đình mẫu hệ (Nghiên cứu trường hợp người Raglai ở tỉnh Khánh Hòa)
7 p | 49 | 5
-
Tài liệu hướng dẫn sử dụng Bảng kiểm về giới trong công tác cán bộ
35 p | 97 | 4
-
Tiến triển về bình đẳng giới ở Việt Nam sau 20 năm đổi mới (Một phân tích từ các số liệu tổng điều tra dân số 1989, 1999, 2009)
18 p | 61 | 4
-
Mối quan hệ giới trong gia đình người sán chỉ
5 p | 96 | 3
-
Nhận thức về bạo lực giới trong gia đình trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
14 p | 21 | 3
-
Lịch sử phụ nữ: Nghiên cứu sự bất bình đẳng về địa vị pháp lí của phụ nữ Mỹ thời cận đại (thế kỉ XVI – XIX)
8 p | 46 | 2
-
Bình đẳng giới trong gia đình người Sán Chỉ qua khảo sát tại xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn
7 p | 23 | 2
-
Tác động của việc thực hiện bình đẳng giới đến những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay
9 p | 77 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn