Bình luận bài Về luân lý xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh
lượt xem 3
download
Với phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc lại kiên quyết đanh thép đầy sức thuyết phục, đồng thời với tầm nhìn sâu rộng và suy nghĩ sắc sảo tiến bộ của mình, Phan Châu Trinh đã cho chúng ta thấy thực trạng về luân lí xã hội ở nước ta hiện nay, đồng thời như một lời nhắc nhở mọi người hãy nêu cao tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm với quốc gia, dân tộc mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bình luận bài Về luân lý xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh
VĂN MẪU LỚP 11 BÌNH LUẬN BÀI VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA CỦA PHAN CHÂU TRINH BÀI MẪU SỐ 1: Phan Châu Trinh sinh năm 1872 và mất năm 1926, là một nhà chiến sĩ yêu nước nổi tiếng. Ông luôn ý thức được dùng văn chương để làm cách mạng, chính vì thế mà những tác phẩm của ông đều mang tính chất hùng biện và lập luận chặt chẽ ,đanh thép,thấm nhuần được tư tưởng yêu nước.Một trong những tác phẩm chính của Phan Châu Trinh đó là đạo đức lí luận đông tây và lí luận về xã hội ở nước ta. Nổi bật lên trong đoạn trích là dũng khí của một người yêu nước. Qua đó có thể vạch trần được tình trạng đen tối của xã hội,và đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ , hướng đến một tương lai tươi sáng hơn. Với đoạn trích này thì tác giả muốn hướng tới cho toàn thể con người Việt Nam ,khôi phục được ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với sự phát triển của đất nước. Vậy qua đó chúng ta hãy tìm hiểu xem cái lí luận xã hội được tác giả nhắc tới đó là gì? Đó có nghĩa là lí luận của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ là quan tâm tới từng gia đình hay quốc gia mà còn đến cả một thế giới. Theo như Phan Chu Trinh thì trong xã hội Việt Nam đương thời thì gia đình nào biết gia đình nấy và lí luận quốc gia thì quốc gia nào lo cũng cố, phát triển quốc gia nấy. Ông cho rằng hai lí luận này đều tiêu vong và đó chính là nguyên nhân dẫn tới mất nước. Phan Chu Trinh đã chỉ rõ : ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội. Ông đã viết : “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều. Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì”. Ý của tác giả thì luân lí xã hội chẳng qua là tình cảm bạn bè giữa người này với người này . Tiếp đó tác giả đã so sánh quan điểm và nhận thức của người Châu Âu đối với người Việt Nam để nhấn mạnh rõ tình trạng trên. Ông cho rằng ở Châu Âu thì họ có ý thức đoàn thể và sẵn sàng làm việc chung sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau còn ở Việt Nam thì tác giả cho rằng nước chúng ta không có luân lí xã hội. Thứ nhất là dân ta chỉ biết lo cho bản thân mà không quan tâm tới người khác “Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình”. Tiếp đến, tác giả đã viết: “ đã biết sống thì phải bênh vực nhau, biết góp gió thành bão, giụm cây làm rừng không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lì như ngày nay” và còn dùng một số câu thành ngữ như “không ai bẻ đũa cả nắm” hay “Nhiều tay làm nên bộp” để chỉ rõ trước kia dân tộc Việt Nam cũng biết đến đoàn thể, công ích, biết đến sức mạnh của tình đoàn kết nhưng hiện nay thì không còn nữa. Không dừng lại ở đây, ông còn nhấn mạnh cả chính quyền phong kiến thối nát ,là nguyên nhân gây ra tình trạng này, tác gải còn nêu ra cả tình trạng của vua quan ra sức bóc lọt, vơ vét của dân chúng mà không hề quan tâm tới đến lợi ích của nhân dân “Dẫu trôi nổi cùng cực thế nào, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghì năm như thế cũng xong”. Bên cạnh phê phán bọn tham quan thì tác giả cũng đã chỉ ra được sự hèn kém của dân mình đó là “dầu tham, dầu nhũng dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không ai bình phẩm; dầu lấy lúa của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai”. Cuối cùng đó là thái độ gió chiều nào thì xoay chiều ấy, thấy được quyền thế thì chạy theo quỵ lụy và dựa dẫm, nào lo cho quan rồi lót cho quan, nào chạy ngược rồi chạy xuôi : Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có chút gì gọi là luân lí đạo đức cả”. Theo tác giả thì muốn có luân lí xã hội thì phải gây dựng đoàn thể để có thể giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống của chúng ta. Đồng thời thì xóa bỏ chế độ phong kiến đã mục nát để xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa theo đúng như nghĩa của nó, nâng cao được ý thức của dân trí , hướng cho dân tới mục tiêu để giành được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc. Với phng cách chính luận độc đáo khi thì từ tốn, khi thì mềm mỏng, khi thì đánh thép đầy sức thuyết phục .Phan Châu Trinh đã cho chúng ta thấy được thực trạng về luân lí ở nước ta hiện nay, đồng thời đó còn là một lời nhắc nhở mọi người hãy nêu cao tinh thần đoàn kết và có ý thức trách nhiêm với quốc gia của mình. BÀI MẪU SỐ 2: Phan Châu Trinh (1872-1926) là nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới mọi mặt, làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia, đây chính là chủ trương cứu nước của ông. Phan Châu Trinh luôn ý thức dùng văn chương để làm cách mạng vì vậy những tác phẩm của ông đều đậm tính chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép, thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thật dân chủ. Một trong những tác phẩm chính của Phan Châu Trinh là “Đạo đức và luân lý Đông Tây” và bài “Về luân lý xã hội ở nước ta” là một đoạn trích nằm trong phần ba của tác phẩm này. Nổi bật lên trong đoạn trích là dũng khí của một người yêu nước, qua đó vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước. Với nội dung đoạn trích này, tác giả muốn hướng tới toàn thể nhân dân Việt Nam nhằm khôi phục ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Trong tác phẩm, Phan Châu Trinh nói về luân lí xã hội . Vậy cái luân lí xã hội mà tác giả nhắc đến là cái gì? Luân lí xã hội tức là luân lí của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn đến cả thế giới. Cũng theo Phan Châu Trinh thì trong xã hội Việt Nam đương thời, cả luân lí về gia đình – tức là gia đình nào biết gia đình nấy, và luân lí quốc gia – tức là quốc gia nào thì lo củng cố, phát triển quốc gia nấy, mà phần cốt lõi của luân lí quốc gia là ý thức nghĩa vụ đối với quốc gia, cả hai luân lí này đều đã tiêu vong, ông cho rằng đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất nước. Riêng về luân lí xã hội là thứ luân lí đang được cổ vũ ở các nước phương Tây thì người dân ta chưa có ý niệm gì. Phan Châu Trinh chỉ rõ: Ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội , ông viết: “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều. Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì”. Ý của tác giả là không thể hiểu đơn giản rằng luân lí xã hội chẳng qua chỉ là tình cảm bạn bè giữa người này với người khác. Tiếp đến, tác giả so sánh quan điểm, nhận thức về luân lí xã hội của người châu Âu với người Việt Nam để nhấn mạnh tình trạng trên. Ông cho rằng người châu Âu có đoàn thể, có ý thức sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau và tôn trọng quyền lợi của người khác bằng minh chứng: “bên Pháp, mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay một hội nào thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng cho đến được công bình mới nghe”. Còn ở Việt Nam thì sao? Tác giả đã chứng minh được ở nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội. Thứ nhất, dân ta chỉ biết lo cho bản thân, không quan tâm đến người khác, ông chứng minh bằng cách đưa ra các biểu hiện: “Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình”. Tiếp đến, tác giả viết: “ đã biết sống thì phải bênh vực nhau, biết góp gió thành bão, giụm cây làm rừng không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lì như ngày nay” và còn dùng một số câu thành ngữ như “không ai bẻ đũa cả nắm” hay “Nhiều tay làm nên bộp” để chỉ rõ trước kia dân tộc Việt Nam cũng biết đến đoàn thể, công ích, biết đến sức mạnh của tình đoàn kết nhưng hiện nay thì không còn nữa. Ông còn nhấn mạnh sự phản động, thối nát của xã hội phong kiến chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Không dừng lại ở đó, tác giả còn nêu ra tình trạng vua quan ra sức bóc lột, vơ vét của nhân dân, không hề quan tâm đến lợi ích của dân chúng: “Dẫu trôi nổi cùng cực thế nào, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghì năm như thế cũng xong”, ông còn chỉ rõ bọn quan tham ấy là ai? “Ngày xưa thì bọn ấy là bọn Nho học đã đỗ được cái bằng cử nhân, tiến sĩ. Ngày nay thì bọn ấy là bọn Tây học đã được cái chức kí lục thông ngôn, có khi bồi bếp dựa vao thân thế của chủ cũng ra làm quan nữa. Những bọn quan lại đã nói ở trên này chỉ còn một tiếng đúng hơn là lũ ăn cướp có giấy phép vậy”. Bên cạnh sự phê phán bọn quan tham, tác giả cũng chỉ ra sự hèn kém của dân mình, “dầu tham, dầu nhũng dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không ai bình phẩm; dầu lấy lúa của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai”. Cuối cùng là thái độ gió chiều nào theo chiều ấy, thấy quyền thế thì chạy theo, quỵ lụy, dựa dẫm: “Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược, chạy xuôi dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng chỉ cần được lấy một cái chức xã trưởng hoặc cai tổng […]. Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có chút gì gọi là luân lí đạo đức cả”. Vậy nếu muốn có luân lí xã hội thì cần phải làm gì? Theo tác giả thì cần phải gây dựng đoàn thể để giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến đã thối nát để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa của nó, nâng cao dân trí và ý thức dân chủ của người dân, hướng dân chúng tới mục tiêu giành độc lập tự do cho dân tộc, như ông đã kết luận: “Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do, độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã. Mà muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này”. Với phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc lại kiên quyết đanh thép đầy sức thuyết phục, đồng thời với tầm nhìn sâu rộng và suy nghĩ sắc sảo tiến bộ của mình, Phan Châu Trinh đã cho chúng ta thấy thực trạng về luân lí xã hội ở nước ta hiện nay, đồng thời như một lời nhắc nhở mọi người hãy nêu cao tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm với quốc gia, dân tộc mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
6 p | 1312 | 58
-
Các dạng toán về bảo toàn electron và phương pháp giải nhanh
2 p | 284 | 52
-
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
6 p | 767 | 41
-
Tổng hợp hàng trăm đề thi hóa học THPT và nhiều E-Books hóa học THPT
2 p | 117 | 16
-
Bình giảng văn học - 1
7 p | 157 | 16
-
Quan niệm về thơ trong Lý luận Phê bình văn học đô thị miền Nam 1954-1975
8 p | 165 | 16
-
Văn thuyết minh: Thuyết minh về một món ăn dân tộc ( bánh ít gai)
9 p | 728 | 12
-
Bài thơ "Con quạ" và "Triết lý về soạn tác"
10 p | 380 | 11
-
Tài liệu: Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại
8 p | 154 | 10
-
BÀI MƯỜI CHÍN SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
7 p | 159 | 7
-
Học trực tuyến tiếp tay cho viết luận thuê?
5 p | 76 | 6
-
Đ4. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC
6 p | 102 | 6
-
BÀI HAI MƯƠI SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
7 p | 168 | 6
-
Tài liệu về khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít ở đô thị miền Nam 1954-1975
9 p | 89 | 6
-
Đ4. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA HÌNH THANG
8 p | 154 | 4
-
Giáo án Vật lý 10 chương trình phân ban hệ nâng cao (Phòng GD ĐT Đà lạt) - 3
7 p | 87 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Thăng Bình
4 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn