Bộ 8 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020-2021 (Có đáp án)
Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35
lượt xem 12
download
Gửi đến các bạn học sinh Bộ 8 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 (Có đáp án) được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham khảo giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé, chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 8 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020-2021 (Có đáp án)
- BỘ 8 ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 12 NĂM 2020-2021 (CÓ ĐÁP ÁN)
- 1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm 2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến 3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Phú 4. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Văn Can 5. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự 6. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển 7. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Sào Nam 8. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Trung Giã
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm có 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Sau sự hỗn loạn của mùa đông là mùa xuân, mùa của hành động và cơ hội. Đó là mùa để gieo những hạt giống, kiến thức, lòng tận tuỵ, sự quyết tâm xuống những mảnh ruộng màu mỡ của cuộc đời. Đó không phải là lúc để chần chừ, hay băn khoăn về khả năng thất bại. Những người để cho mùa xuân qua đi trong khi đắm mình vào ký ức về vụ mùa bội thu hay thất thu của mùa thu năm ngoái, dù mùa xuân trước đã vô cùng cố gắng, là những người ngu ngốc. (…) Mùa xuân đơn giản chỉ nói rằng: “Tôi ở đây!” Mùa xuân gửi đến sự sống và hơi ấm của nó. Nó không ngừng gửi cho chúng ta những thông điệp về sự xuất hiện của mình – chim cổ đỏ, sóc, én bay về, những quả mọng trên đồng cho những người đã dùng hết thực phẩm dự trữ. Mùa xuân trao nụ cười cho những người đáp lại sự xuất hiện của nó, và nước mắt cho những ai cứ ngồi đó, hoặc chỉ nỗ lực nửa vời. Một số sẽ chỉ làm việc một chút – đủ để biện hộ cho mình vì kết quả xoàng xĩnh khi mùa thu tới. Một số người sẽ câu cá, hoặc vui chơi, hoặc ngủ, hoặc nằm ườn giữa đám hoa dại, quên đi lời nhắn nhủ rằng “niềm tin không có hành động là niềm tin chết”. (Jim Rohn, Bốn mùa cuộc sống, NXB Lao Động, 2016, tr.19, tr.21) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0.5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, vào mùa xuân, con người làm gì trên mảnh ruộng màu mỡ của cuộc đời? (0.5 điểm) Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về lời nhắn nhủ rằng “niềm tin không có hành động là niềm tin chết”? (1.0 điểm) Câu 4. Qua nội dung đoạn trích, anh/chị rút ra được thông điệp nào mà mình tâm đắc? Vì sao? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập Một, NXB Giáo dục, trang 88, 89) …………… Hết ………… Họ và tên thí sinh:………………………………Phòng thi:…………SBD:………
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Thầy cô giáo cần chủ động nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lí Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: phương thức nghị luận/nghị luận 0,5 2 Mùa xuân, con người gieo những hạt giống, kiến thức, lòng tận 0,5 tuỵ, sự quyết tâm xuống những mảnh ruộng màu mỡ của cuộc đời. 3 * Học sinh có thể diễn đạt ý bằng nhiều cách khác nhau những 1,0 cần đảm bảo nội dung sau đây: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, tin vào cuộc sống mà không có hành động thực tế để tạo nên thành quả thì niềm tin đó hoàn toàn không có ý nghĩa. 4 - Học sinh nêu được một thông điệp rút ra từ văn bản. 0,5 Sau đây là những gợi ý: + Trước cơ hội, con người không nên chần chừ, băn khoăn. + Nếu tận dụng tốt cơ hội thì con người sẽ đạt được kết quả như mong muốn. + Niềm tin phải đi liền với hành động. … - Học sinh có lí giải hợp lí, thuyết phục. 0,5 II LÀM VĂN 7,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận * Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ “Tây Tiến” 0,5 và đoạn trích. * Nội dung
- - Nỗi nhớ về một đêm lửa trại nơi trú quân: 1,5 + Đêm hội rực rỡ ánh sáng, rộn ràng âm thanh, không khí náo nhiệt, tưng bừng. + Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến hào hoa, lãng mạn. - Nỗi nhớ về cảnh sắc và con người miền Tây: + Bức tranh sông nước vừa huyền ảo, nên thơ vừa nguyên sơ, có sức lay động hồn người. 1,5 + Con người miền Tây vừa cứng cỏi, kiên cường trên con thuyền độc mộc vừa mềm mại duyên dáng hòa vào cảnh vật. *Nghệ thuật: Những kí ức đẹp được thể hiện qua bút pháp lãng 0,5 mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. * Đánh giá 1,0 - Đoạn trích thể hiện tâm hồn hào hoa, lãng mạn của người lính Tây Tiến. - Thể hiện cái nhìn riêng về vẻ đẹp của người lính trong thơ ca cách mạng. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,5 Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0,5 cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM I+ II 10,0 ---------Hết--------
- SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: Ngữ văn lớp 12 Đề kiểm tra có 01 trang Thời gian làm bài: 90 phút, khhông kể thời gian phát đề Họ và tên………………………………Lớp………. Số báo danh………………… PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm) Anh/chị hãy đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: “…Thị thơm thị giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì Tôi nghe truyện cổ thầm thì Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. Đậm đà cái tích trầu cau Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người Sẽ đi qua cuộc đời tôi Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi Nhưng bao truyện cổ trên đời Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.” (Trích Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thơ tình Việt Nam chọn lọc, NXB Văn học, 2014, tr.36 - 37) Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Câu 2: Những truyện cổ nào được gợi ra từ đoạn thơ? Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ: “Đẽo cày theo ý người ta / Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”? Câu 4: Nhận xét của anh/chị về tình cảm, thái độ của tác giả đối với “Truyện cổ nước mình” thể hiện trong đoạn thơ trên. (trình bày trong 5-7 dòng) PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp dữ dội và hung bạo của con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân (Ngữ Văn 12, tập I, NXBGD Việt Nam, 2017) .......................Hết.......................... Học sinh không được sử dụng tài liệu . Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
- ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 12 PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I ĐỌC - HIỂU 4.0 1 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. 0.5 2 Những truyện cổ được gợi ra từ đoạn thơ: Tấm Cám, Đẽo cày giữa 0.5 đường, Trầu Cau. 3 Có thể hiểu về nội dung hai câu thơ: Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì: ý nói nếu cứ nghe theo lời khuyên 1.5 của người khác một cách máy móc thì sẽ không thành công. 4 Nhận xét của anh/chị về tình cảm, thái độ của tác giả đối với “truyện cổ nước mình” thể hiện trong đoạn thơ: - Tình cảm, thái độ của tác giả: yêu quý, biết ơn, tự hào. 1.5 - Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả: đây là thái độ đúng đắn, đáng được trân trọng, có ý nghĩa nhắc nhở thế hệ hôm nay phải biết trân quý những giá trị tốt đẹp mà cha ông đã tạo ra... II LÀM VĂN 6,0 Cảm nhận về vẻ đẹp dữ dội và hung bạo của con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân. 1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, 0,25 thân bài, kết luận. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp dữ dội và hung bạo của 0,5 con Sông Đà 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: học sinh lựa 4,5 chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý sau: a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận 0.5 b. Vẻ đẹp dữ dội và hung bạo của sông Đà. 3.5 * Nội dung 3,0 - Sông Đà có hướng chảy độc đáo, bất thường: “Chúng thuỷ giai Đông tẩu - Đà giang độc Bắc lưu” (mọi con sông đều chảy theo 0.25 hướng Đông, chỉ có sông Đà theo hướng Bắc) - Cảnh đá hai bên bờ sông dựng đứng, cao vút: “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành” “lúc đúng ngọ mới có mặt trời” “vách đá thành 0,5 chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu” “có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia”… “ngồi trong khoang đó quãng ấy đang mùa hè mà cũng thấy lạnh” => Nguyễn Tuân khắc sâu ấn tượng về độ cao của những vách đá, sự lạnh lẽo, u tối của đoạn sông và sự nhỏ hẹp của dòng chảy bằng những liên tưởng độc đáo, những so sánh mới mẻ táo bạo. Gợi lên sự hiểm trở, hùng vĩ của quãng lòng sông hẹp và sức chảy ghê gớm của thác lũ. - Những ghềnh sông với sự hợp sức của gió, sóng, đá để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: “Mặt ghềnh Hát Loóng dài 0,5 hàng cây số….qua đấy” => Câu văn diễn đạt theo lối điệp từ và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp giống như sự chuyển vận của sóng to, gió lớn, của thác lũ rùng rợn. - Những hút nước khủng khiếp: “Trên sông bỗng có những cái hút
- nước…móng cầu”. Tác giả đã nhân cách hóa để tô đậm sự nguy hiểm 0,5 của những cái hút nước: “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”; “nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào; “Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống…” => Đó là những hình ảnh đầy chất hiện thực, khiến người đọc hình dung ra sự tàn nhẫn, độc ác của những cái hút nước trên sông Đà. - Âm thanh tiếng nước cũng rất ghê gớm: Réo gần mãi, réo to mãi; nghe như oán trách, van xin, khiêu khích,… ; rống lên như tiếng một 0,5 ngàn con trâu mộng … => Âm thanh tiếng thác nước khiến người đọc hình dung ra sông Đà như một con người xảo quyệt, ranh ma, độc ác, nham hiểm… - Đá trên sông hòn chìm, hòn nổi cả “một chân trời đá”, “bày thạch trận trên sông”… phối hợp các luồng nước lập thành ba phòng tuyến 0,5 với cả tập đoàn cửa tử đầy những tướng đá, quân nước hung dữ…để bẫy con người vào chỗ chết. => Đá trên sông Đà như những tên lính thủy hung tợn, tên nào cũng sẵn sàng giao chiến. Nhận xét: Với vẻ đẹp dữ dội và hung bạo, sông Đà mang “Diện mạo và tâm địa như kẻ thù số một” của con người. Miêu tả sự hung dữ của 0,25 con sông Đà chính là thừa nhận nó là một dòng sông có nhiều tiềm lực mà con người có thể khai thác. Đó là “vàng trắng” quý báu của đất nước cùng với vai trò, vị trí của sông Đà trong sự nghiệp xây dựng đất nước. * Nghệ thuật: - Vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa, liên tưởng, so 0,5 sánh… - Vận dụng ngôn ngữ, kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để miêu tả sự dữ dội và hung bạo của con sông Đà. - Câu văn, hình ảnh giàu chất tạo hình, đoạn văn giàu tính nhạc… c. Đánh giá chung: - Vẻ đẹp dữ dội và hung bạo của Sông Đà tiêu biểu cho một nét đẹp của thiên nhiên Tây Bắc: hùng vĩ, dữ dội. 0,5 - Thể hiện rõ quan điểm thẩm mĩ, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân (tài hoa, uyên bác) cũng như tình yêu quê hương đất nước của ông. 4. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, có những kiến 0,5 giải mới mẻ về nội dung và nghệ thuật của vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng điểm toàn bài: Câu I + II = 10 điểm
- SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT LƯƠNG PHÚ Môn: Ngữ Văn lớp 12 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh: ……………………………………; Số báo danh: ………………. I. Đọc hiểu (2,0 điểm) Lãnh tụ người da đen nổi tiếng Ma-tin Lu-thơ King đã nói: “Mỗi sự việc được thực hiện trên thế giới này đều được làm nên từ sự hi vọng”. Điều này nói lên rằng, con người ta dựa vào nhận thức đối với hoàn cảnh để tìm mục tiêu của chính mình. Khi thực hiện mục tiêu nên xét đến nhu cầu, nhu cầu sẽ dẫn đến ước vọng. Ước vọng chính là muốn có được một điều gì đó hoặc đạt được một loại yêu cầu nào đó của mục tiêu. Ước vọng của con người càng mãnh liệt, mưu cầu giành được mục tiêu càng đến gần, cũng giống như dây cung kéo càng căng thì mũi tên sẽ bay càng xa. Mục tiêu rõ ràng, xa rộng, với nguyện vọng cháy bỏng, không gì lay chuyển được thì mới nảy sinh hành động kiên quyết. Một người không ngại khó khăn, không sợ thất bại, có lòng tin, quyết không từ bỏ mục tiêu mới có những năm tháng tràn đầy sinh lực để đi tiếp đến thành công. Ước vọng thực hiện mục tiêu càng mãnh liệt, khả năng thành công càng lớn. Ngược lại, không có ước vọng thành công thì mục tiêu sẽ mãi mãi không thể đạt được. (Trích 10 suy nghĩ không bằng một hành động, Hoàng Văn Tuấn, NXB Văn hoá thông tin, 2012, tr 1) Các Anh (Chị) hãy đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2. Theo tác giả, con người cần có những yếu tố nào để đi đến thành công? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Ước vọng của con người càng mãnh liệt, mưu cầu giành được mục tiêu càng đến gần, cũng giống như dây cung kéo càng căng thì mũi tên sẽ bay càng xa. II. Làm văn (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của ước vọng trong cuộc sống. Câu 2. (6.0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân. ---------------- HẾT----------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu!
- TRƯỜNG THPT LƯƠNG PHÚ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I, NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Ngữ văn lớp 12 Câu/ Phần Nội dung Điểm Ý I Đọc hiểu 2.0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5 Theo tác giả, con người cần phải có những yếu tố để đi đến thành công là: 0.5 2 có ước vọng mãnh liệt, mục tiêu rõ ràng, hành động kiên quyết, khôn ngại khó khăn, không sợ thất bại, có lòng tin, quyết không từ bỏ mục tiêu. -Biện pháp tu từ: điệp từ càng và biện pháp so sánh (“Ước vọng của con 1.0 người” so sánh với “dây cung”) -Tác dụng: 3 Khẳng định và nhấn mạnh ước mơ và khát vọng của con người càng mãnh liệt thì khả năng thành công sẽ càng lớn. Đồng thời gợi hình ảnh cụ thể, dễ hiểu, giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động. II Làm văn 8,0 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn 2.0 văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về giá trị của ước vọng trong cuộc sống. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0.25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: giá trị của 0.25 ước vọng trong cuộc sống. c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị 1.0 luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giá trị của ước vọng trong cuộc sống.Có thể triển khai theo hướng sau: -Ước vọng chính là những mơ ước và khát vọng vươn tới những điều lớn lao, cao đẹp trong cuộc sống với sự thôi thúc mãnh liệt đến từ sâu thẳm trái tim con người. 1 -Những giá trị của ước vọng trong cuộc sống: +Cho ta lí do để phấn đấu và cống hiến hết mình nhằm đạt được mục đích đề ra. +Giúp chúng ta có thể sống có ý nghĩa hơn, có nhiều hoài bão trong cuộc sống. +Giúp chúng ta ngày càng mạnh mẽ, cứng rắn, dám đương đầu với những khó khăn thử thách trong cuộc sống; +Những người có ước vọng luôn là người có ước mơ và niềm hi vọng, có trái tim say mê, sống hết mình cho đời, luôn tỉnh táo tránh được những rủi ro không đáng có. +Ước vọng luôn mang đến cho người ta sự lạc quan và hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại. -Bài học nhận thức và hành động: +Về nhận thức: Nhận thức được trong mỗi con người ai cũng cần có
- Câu/ Phần Nội dung Điểm Ý ước vọng. Hãy cố gắng tìm ra giá trị của bản thân, ước mơ của chính mình từ đó quyết tâm đạt được mục tiêu ấy. +Về hành động: Hãy đặt cho mình một mục tiêu để hướng tới, cố gắng, kiên trì, cống hiến hết mình để đạt được thành công. d. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Đà 6,0 Câu a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 2 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng sông Đà c.Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm 0,5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều các cần đảm bảo những các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm * vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng sông Đà được thể hiện trong tác phẩm: + Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. 4,0 từ ngữ đầy màu sắc gợi cảm thể hiện vẻ đẹp dịu dàng thơ mộng. + Nước sông Đà thay đổi theo mùa: mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa II thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. dòng sông đa màu sắc + Sông Đà gợi cảm như một cố nhân: con sông Đà gợi cảm…đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra sông Đà, đúng thế nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân mặc dầu người cố nhân ấy lắm bệnh lắm chứng chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính gắt gỏng thác lũ ngày đấy. Sông Đà như một tình nhân trong trái tim nghệ sĩ + Cảnh ven sông lặng tờ...cỏ gianh đang ra những nõn búp, đàn hươu thơ cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm…bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa…tiếng cá quẫy nước cũng khiến đàn hươu vụt biến. bờ bãi sông Đà dịu dàng, thơ mộng và nguyên sơ, trong lành + Dòng sông thương nhớ: lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. dòng sông thủy chung, tình nghĩa
- Câu/ Phần Nội dung Điểm Ý * Đánh giá về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ d. chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0,5 thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 12. - Từ kết quả kiểm tra, HS tự đánh giá mình trong việc học tập, qua đó điều chỉnh hoạt động học tập. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ HS theo các chuẩn sau: + Về kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, những vấn đề về xã hội, về văn NLXH, NLVH. + Về kĩ năng: Kĩ năng tạo lập văn bản: biết làm bài văn NLXH, NLVH, hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức về văn NLXH, NLVH để viết một đoạn văn,bài văn cụ thể. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: cho HS toàn khối làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút. III.THIẾT LẬP MA TRẬN: MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 12 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Đọc hiểu Học sinh hiểu Hiểu nội dung, ý Viết đoạn - Ngữ liệu: Văn bản được nội dung nghĩa các câu văn (khoảng nghệ thuật/nhật của văn bản; hiểu thơ, câu văn, lí 200 chữ) dụng. nghĩa của từ; giải ý nghĩa câu trình bày suy - Tiêu chí lựa chọn Nhận diện được văn, quan điểm nghĩ về 1 vấn ngữ liệu: phong cách ngôn tác giả. đề XH xuất 01 đoạn văn bản ngữ, phương thức Chỉ ra và nêu tác phát từ văn Độ dài: 8 -20 dòng biểu đạt, thao tác dụng của biện bản. lập luận. pháp tu từ trong câu thơ, câu văn. Số câu: 4 2 1 1 4 Số điểm: 4 1.0 1.0 2.0 4.0đ Tỉ lệ: 40% 10% 10% 20% 40%
- II. Làm văn . - Vận dụng kết (Nghị luận văn hợp kiến thức, kỹ học) năng, năng lực đọc hiểu văn bản và - Tuyên ngôn độc cách làm bài văn lập (Đoạn 1)- nghị luận văn học Nuyễn Ái Quốc. - Vận dụng linh hoạt các thao tác - Tây Tiến (Đoạn lập luận, phân tích, 1,2)- Quang Dũng. chứng minh - Tích hợp với -Người lái đò Sông những kiến thức về Đà (Nguyễn Tuân). tiếng Việt và Làm văn để viết một bài -Sóng (Xuân văn nghị luận văn Quỳnh) học hoàn chỉnh. Số câu: 1 1 1 Số điểm: 6,0 6,0 60 % Tỉ lệ: 60% 60% 6,0 đ Tổng cộng. Số câu: 2 1 1 1 5 Số điểm: 1.0 1.0 2.0 6.0 10 Tỉ lệ: 10% 10% 20% 60% 100%
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 120 phút Họ tên học sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………… I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là thay đổi tư duy. Từ việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học là để làm. Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. Khi ta học đúng cái xã hội cần thì ta sẽ thành công. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc trau dồi kỹ năng. […] Khi ta tư duy học để làm ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm thực tế thay vì lý thuyết đơn thuần. Các bạn sinh viên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn. Và khi đó tự các bạn đã làm thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được. Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau này. (https://sites.google.com/site/giatricuocsongquanhta/home/y-nghia-cuoc-song) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, các bạn sinh viên sẽ làm gì để “thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được”? Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn sau: “Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. Câu 4. (1,0 điểm) Trong ba thông điệp: “học để biết”, “học để thi”, “học để làm”, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của việc học để làm. Câu 2 (5.0 điểm) Con sóng dưới lòng sâu Dẫu xuôi về phương bắc Con sóng trên mặt nước Dẫu ngược về phương nam Ôi con sóng nhớ bờ Nơi nào em cũng nghĩ Ngày đêm không ngủ được Hướng về anh – một phương Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở (Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, trang 155, 156, NXB. Giáo dục Việt Nam) Phân tích đoạn thơ trên để thấy “tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người” của Xuân Quỳnh. HẾT
- ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM Môn: NGỮ VĂN - Khối 12 NĂM HỌC 2020 – 2021 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 2 Theo tác giả, để “thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái 0,5 làm được”, các bạn sinh viên “sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn”. 3 - Các biện pháp nghệ thuật: 1,0 + Liệt kê: “Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học”, “những cái ta học và những cái xã hội cần”. + So sánh: “Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học” + Điệp từ “khi” / điệp cấu trúc “Khi … ta sẽ” Tác dụng: Làm tăng tính thuyết phục, tính chặt chẽ cho lập luận, làm cho văn bản thêm sinh động, cụ thể. Nhằm nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng, giá trị của tư duy học để làm và chúng ta cần học tập như thế nào nhằm phục vụ cho nhu cầu của xã hội. 4 - Học sinh lựa chọn 01 thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. 1,0 - Học sinh có cách lý giải phù hợp, thuyết phục. (Giám khảo linh hoạt chấm điểm dựa trên lựa chọn và cách giải thích của học sinh) II LÀM VĂN 7.0 1 NLXH 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn 0,25 Có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Giá trị của việc học để làm c. Lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách 1,0 nhưng cần làm rõ nội dung - GD-ĐT chính là chìa khoá, động lực quan trọng để xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức của mỗi quốc gia, dân tộc. - Học để làm là ta xác định rõ ràng, nhất quán và thống nhất mục đích, mục tiêu của việc học tập: đó là học để thực hành, để lao động, sản xuất, tạo ra sản phẩm phục vụ cho xã hội và đáp ứng nhu cầu của bản thân. - Khi xác định được mục đích của học tập “học để làm gì?”, “học để phụng sự ai?” sẽ giúp chúng ta: + Lựa chọn con đường đi đúng đắn cho bản thân, tránh sai lầm, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức. + Có thái độ nghiêm tục trong học tập và việc làm… + Không ngừng nỗ lực cố gắng vươn lên, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách và có đủ sức mạnh, nghị lực để vượt qua vấp ngã, thất bại… + Luôn kiên trì, nhẫn nại, đồng thời không ngừng tìm tòi, sáng tạo không chỉ trong học tập mà trên hết là trong làm việc, lao động. + Biết trân trọng những thành quả, công sức của bản thân và mọi người xung quanh,… 1
- + Hình thành nhiều kỹ năng cơ bản, cần thiết cho con người, đặc biệt có cách ứng xử đúng đắn với bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên... Từ đó hình thành lớp người giao tiếp văn hoá, ứng xử tốt. + Thúc đẩy sự phát triển của bản thân, là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công cho mỗi người. + Học để làm mang tính ứng dụng, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của cộng đồng, nên nó có đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng, phát triển của đất nước… + Học để làm việc chính là một phương pháp học tập hiệu quả giúp chúng ta từng bước trưởng thành, vững vàng trong hành trình “học để làm người” - Dẫn chứng: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người có quan điểm và hành động chiến lược vượt tầm thời đại. Một trong những quan điểm và hành động của Người có tính xuyên suốt từ buổi thiếu thời cho đến lúc đi xa là xác định rõ ràng, nhất quán mục đích của việc học tập, đó là: Học để giúp dân cứu nước,học để làm việc. Chính nhờ xác định rõ ràng mục đích của học tập, đã giúp Người thực hiện được ước mơ, lý tưởng, khát vọng giải phóng dân tộc, đạt được thành công,… - Phê phán - Bài học nhận thức d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 2 NLVH 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 “Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người” của Xuân Quỳnh được thể hiện qua đoạn thơ. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp theo trình 3,0 tự, sử dụng tốt các thao tác lập luận, biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng, có cảm nhận sâu sắc. - Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ “Sóng” và đoạn 0,5 trích. - Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người thể hiện trong đoạn trích: + Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy của người phụ nữ được cụ thể hóa bằng nỗi nhớ. Nỗi nhớ mãnh liệt trong tình yêu vượt mọi khoảng cách thời gian, xâm nhập vào tiềm thức, vô hồi vô hạn, thể hiện khao khát hạnh phúc chân thành, tình yêu giản dị, trong sáng, thủy chung (khổ 5) + Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy của người phụ nữ thể hiện trong nỗi nhớ da diết, cháy bỏng vượt khoảng cách không gian. Nỗi nhớ tăng cấp thành “nghĩ”, khẳng định sự gắn bó thủy chung với tình yêu (Khổ 6) 2
- + Sức mạnh của tình yêu giúp người phụ nữ dám đối mặt và đủ dũng khí để vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người (khổ 7) 0,5 - Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người được thể hiện bằng giọng điệu trữ tình, thiết tha sâu lắng; thể thơ ngũ ngôn; phép ẩn dụ, nhân hóa, điệp, đối; hình ảnh giản dị, vận dụng sáng tạo các ngôn từ, hình anh. - Đánh giá: + Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người được Xuân Quỳnh thể hiện chân thực, sinh động, gợi cảm, … trong đoạn thơ + Tình yêu thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính nhân văn của nhân loại. + Quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ hôm nay và mai sau về một tình yêu chân chính, nhân văn. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo 0,5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm 3
- sO crAo DUC vA DAo r4o DE KIEM TRA, OAXU GIA CUOI KV I oAr lAr xAvt HQC 2o2o - 2o2t Mdn ki6m tra: NGfl VAN - kfp 12 oe cgft ut rHLIc Thdi gian ld * Phdt di (DA cd 02 trang) Hq vd t€n hgc sinh:......... ..... SO b6o danh: I. DQC HIEU (3,0 tli6m) Dgc do4n trich: "Trong gi6 n6ng nhtmg trua hi nggt ngqt Mg ru t6i hqt cdt sqn hdm rdng Vira l6n khdn t6i da bit ddo him DuAi bom dsn gi6 Ldo vdn th6i Vd ffAn cdt lqi th\m c6n cdt mdi 'r:"Xu;#';';2y:;;:;: ruA aann gific cdt bui ldm c6ng sq ... Gifta gi6 cdt, giiia nhting ngay dc ligt T6i ngh|vi tha thtiit mlt mduxanh Mpt rintg cdy tr\u qud tr1n cdnh T6i vun giic vd tay t6i sd hdi Nhd cila t6i, t6i sd vi dwg lqi Anh ngdi hdng nhibng khu6n m(t mai sau Em mdi vi chua thiiy gi ddu "m Chi cd cdt vd gi6 Ldo quat l*q Ngon gi6 Q6ng khi di thdnh n6i nh6 Cdt khi cdn 0 mdi h6a yAu thuong." (Trich Gi6 Ldo ctft trdng, XuAn Qui,nh, Tho ViEt Nam 1945 - 1985) Thgc hiQn c6c y6u ciu sau: Cffu 1. Do4n trich tr6n duo. c viiSt theo th6 tho gi? Cil2. Chi ra 02 tu ngfr, hinh anh th6 hiQn sU knac nghiQt cta cuQc s6ng 0 qu6 huong trong do4n trich. Cau 3. Anh/Chi hiriu nhu thi5 ndo v€ nQi dung hai ddng tho cudi cirng cta do4n trich: Ngon gi6 bdng khi di thdnh ndt nh6 Cdt kh6 ciin o mdi h6a yOu thuong. Ciu 4. Th6ng diQp ndo trong dopn trich c6 y nghia ntr5t OOi vtri anh/chi? Vi sao? II. LAM VAN (7,0 tli6m) Ciu 1 (2,0 ifiAm'1 Tt nQi dung do4n trich o phAn Egc hitiu, anh/chi h6y viiSt mQt do4n vin (khoing 150 cht) trinh bdy suy nghi rd ,U cdn thiiSt cria b6n linh c6 nhdn trong cuQc s6ng.
- Ciu 2 (5,0 iti6@ M& ddu bhn TuyAn ngdn DQc lQp tdc gih HO Chi Minh vi6t: "Hdi d6ng bdo cd nndc, "TAt cd m7i ngudi diu sinh ra cd quyin binh diing. Tqo h6a cho h9 ryhiin7 Ayy€n khdng ai c6 thd xdm phqm duqc; trong nhibng quyin dy, c6 quyin duqc t6ng, qttyin tU do vd attyAn mru cdu hanh philc". Ldi b6t hri 6y 0 trong bin TuyAn ng6n D\c lqp ndm 1776 cria nudc Mi. Suy rQng ra, cdu 6y c6 y nghia le: t6t ch cdc ddn tQc tr0n thiS gi6i tl6u sinh ra binh tldng, ddn tQc nio lrl, cf,ng c6 quy6n s6ng, quy6n sung sudng vi quy6n tg do. Bin hryAn ngdn Nhdn quy€n vd Ddn quyAn cria C6ch mAng Ph6p ndm 1791 ctng n6i: ']!S"4ro ttlh.ro..! do vd binh ddng ui qrryi, lqi; vd phdi lu6n lu6n duqc 4r do vd binh ddngvA quyAn lqi' . D6 le nhiing lC phii khdng ai chdi c5i dugc." (Theo Ngii vdn 12,TQ4p mQt, NXB Gi6o dUc ViQt Nam, 2016, tr.39) Anh/Chi h6y phdn tich do4n v6n tr0n Oe tam rO nQi dung tu tuong vd nghQ thuat lfp luQn cta thc giit. HET - Hoc sinh kh6ng duqc s* dqng tdi lieu. - Gidm thi kh6ng gidi thlch gi thlm.
- t so crAo DVC vA DAo rAo xrnu rRA, oAwn cra cuor xi I xAwt HQC 2020 -2021 DAK LAK Mdn: Ngi? vln, l6tq 12 Thdi gian: 90 philt (kh6ng tinh thdi gian phdt dA) csiNu rHuc OAP AN V^I HTIONG NAN CHAM (Ddp dn vd huhng ddn chiim c6 03 trang) A. HI.IONG OAN CHUNG - Nim vimg y€u ciu ctra Ddp dn vd hudng ddn chiim aC Aann gi6 t&)S qu6t bii lim ctra hgc sinh' Do d{c tnmg, ctra mOn Ngfi vln, .a], tint ho4t trJng qu6 trinh ch6m, trann aiSm f cho di6m, khuy6n khich nhirng bdi vi6t s6ng t4o. - ViQc chi ti6t h6a C6ch xa thi nh6,1hi mong duoc trd l4i; o gAn thi thdry y€u thuong cinh sic, con ngudi. D6 le bi6u hiQn cria tinh y6u qu6 huong. * Cdch cho ifr6m: - Tri loi thing: 1,0 djtim - Hoc sinh c6 ttr6 di6n dat kh6c nhau nhtmg dring f v5n cho tti6m tOi Aa. 4 Eay la c0u h6i mo, hoc sinh nit ra m6t thOng tligp c6 i ngtri: nh6t tl6i voi bin 1'0 thAn vd li gini ngin gon vC th6ng diQp mn minh lua chon, dudi tl6y ln mQt vii gqi y: - Ban linh, ki6n cudrng; - CAn cir, chiu kh6; . .). - L4c quan, giiu ni6m tin; - Y6u qu6 hucrng, d6t nu6c.." * Cdch cho ifiAm: - N€u dugc th6ng tliQp: 0,5 di6m - Li ei6i hsp lf, thuv6i phsc: 0,5 rli6m; (n6u li gi6i so lu-o. c: 0,25 di6m). Tt rq@ilffn Dgc hi6u, anh/chi hay vi6t mQt 2r0 IL I doln vln (khoing 150 cht) trinh biry suy nghi vG sg cfln thi6t cria LAM bin linh ci nhfln trong cu0c s6ng a. Ddm bdo y€u vi hinh thtic thtlc iloqn vdn; H1c sinh c6 th6g,n! ftl 0,25 "du
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
27 p | 171 | 9
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 44 | 7
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2021 (Có đáp án)
165 p | 453 | 7
-
Bộ 8 đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 93 | 6
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2019-2020 có đáp án
33 p | 128 | 6
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 204 | 5
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 4 năm 2019-2020 (Có đáp án)
32 p | 95 | 5
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
40 p | 46 | 5
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
41 p | 193 | 4
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
23 p | 145 | 4
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
30 p | 29 | 4
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
48 p | 33 | 3
-
Bộ 8 đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 85 | 3
-
Bộ 8 đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
41 p | 55 | 3
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
27 p | 96 | 2
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2019-2020 có đáp án
27 p | 63 | 2
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
48 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn