intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Xiao Gui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo và luyện tập với “Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)” dưới đây để chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới. Đề thi có đi kèm đáp án giúp các bạn so sánh kết quả bài làm và đánh giá được năng lực của bản thân, từ đó có kế hoạch ôn tập phù hợp để đạt kết quả cao trong kì thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Đề Thi Học Kì 2 Môn Sinh Học Lớp 6 Năm 2020-2021 (Có Đáp Án)

1. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 - Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Ninh

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Rêu sinh sản bằng hình thức nào?

A. Sinh sản bằng bào tử           B. Sinh sản bằng hạt          C. Sinh sản bằng cách phân đôi          D. Sinh sản bằng cách nảy chồi

Câu 2. Lá của cây nào dưới dây được sử dụng làm thức ăn cho con người?

A. Lá mồng tơi.                 B. Lá chuối.                 C. Lá lúa.                 D. Lá xà cừ.

Câu 3. So với dương xỉ, cây Hạt trần có đặc điểm nào ưu việt?

A. Có rễ thật                 B. Sinh sản bằng hạt                 C. Thân có mạch dẫn                 D. Có hoa và quả

Câu 4. Hiện tượng hạt được bao bọc trong quả ở cây hạt kín có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

A. Giúp hạt được bảo vệ tốt hơn, tăng cơ hội duy trì nòi giống

B. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng nuôi hạt khi chúng nảy mầm

C. Giúp các chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt không bị thất thoát ra ngoài

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 5. Sau khi thụ tinh, bầu nhụy của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành

A. Hạt chứa noãn.                 B. Noãn chứa phôi.                 C. Quả chứa hạt.                 D. Phôi chứa hợp tử.

Câu 6. Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là:

A. Ngừng sản xuất công nghiệp.                                  B. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải.

C. Trồng cây gây rừng.                                                 D. Di dời các khu chế xuất lên vùng núi.

Câu 7. Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn nào dưới đây?

A. Bánh gai                 B. Giả cầy                 C. Giò lụa                 D. Sữa chua

Câu 8. Trong nhóm cây sau nhóm nào toàn cây hạt kín

A. Cây mít, cây rêu, cây ớt.                                                 B. Cây thông, cây ổi, cây đào.

C. Cây dừa, cây mận, cây cà chua.                                     D. Cây đu đủ, cây dương xỉ, cây nhãn

Câu 9. Bộ phận nào của cơ thể thực vật có khả năng ngăn bụi hiệu quả nhất?

A. Thân                 B. Hoa                 C. Tán lá                 D. Hệ rễ

Câu 10. Để bảo quản thực phẩm trước sự tấn công của vi khuẩn hoại sinh, chúng ta có thể áp dụng phương pháp nào sau đây?

A. Sấy khô                 B. Ướp muối                 C. Ướp lạnh                 D. Tất cả các phương án trên

Câu 11. Khi nói về virut, nhận định nào dưới đây là không chính xác?

A. Có lối sống kí sinh                                                  C. Có cấu tạo tế bào

B. Kích thước nhỏ hơn vi khuẩn                                 D. Có hình thái và cấu trúc đa dạng

Câu 12. Loại nấm được sử dụng làm rượu là

A. Nấm rơm.                 B. Nấm von.                 C. Nấm hương.                 D. Nấm men.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Thế nào là phân loại thực vật? Nêu các bậc phân loại theo trật tự từ cao đến thấp?

Câu 2: (3,0 điểm) Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

Câu 3: (2,0 điểm) Nêu tác hại của vi khuẩn đối với tự nhiên và đời sống con người?


2. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 - Phòng GD&ĐT Thành phố Hội An

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?

A. Đầu nhụy.                 B. Bầu nhụy.                 C. Cánh hoa.                 D. Noãn.

Câu 2. Đặc điểm của loại quả khô khi chín là:

A. vỏ khô, cứng và mỏng.                                                           B. vỏ khô, cứng và rất dày.

C. vỏ mềm, chứa nhiều thịt quả.                                                 D. vỏ dày, cứng, không tách ra được.

Câu 3. Tảo là thực vật bậc thấp vì

A. cơ thể có cấu tạo đơn bào.                                                 B. sống ở dưới nước.

C. trong cơ thể chứa diệp lục.                                                 D. chưa có rễ, thân, lá thật sự.

Câu 4. Đặc điểm của hoa tự thụ phấn là:

A. Hoa đơn tính, bao hoa tiêu giảm.                                            B. Hoa lưỡng tính, nhụy và nhị chín đồng thời.

C. Hoa lưỡng tính, nhụy và nhị chín không đồng thời.                D. Hoa có màu sắc sặc sỡ, có mật ngọt.

Câu 5. Rêu được xếp vào nhóm

A. Thực vật bậc thấp.                 B. Vi sinh vật.                 C. Thực vật bậc cao.                 D. Thực vật dưới nước.

Câu 6. Cấu tạo của cây thông có sự khác biệt so với dương xỉ là

A. có rễ chính thức.                 B. thân có mạch dẫn.                 C. thân gỗ có nhiều cành.                 D. lá có chất diệp lục.

Câu 7. Điều kiện bên trong cần cho hạt nảy mầm là

A. nước.                 B. độ ẩm không khí.                 C. nhiệt độ môi trường.                 D. chất lượng của hạt giống.

Câu 8. Cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín là:

A. túi bào tử.                 B. nón.                 C. hoa, quả, hạt.                 D. rễ, thân, lá.

Câu 9. Cây nào sau đây thuộc lớp 2 lá mầm?

A. Lúa.                 B. Ổi.                 C. Ngô.                 D. Dừa.

Câu 10. Nhóm cây nào sau đây đều là thực vật hạt trần?

A. Thông, dừa, ổi, phượng.                                                 B. Thông, bách tán, trắc bách diệp, pơmu.

C. Xoài, mít, mận, chanh.                                                    D. Lúa, ngô, bằng lăng, bàng.

Câu 11. Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với

A. đầu nhụy.                 B. đầu nhị.                 C. vòi nhụy.                 D. bầu nhụy.

Câu 12. Thông được xếp vào nhóm Hạt trần là vì

A. chưa có hạt chính thức.            B. hạt nằm trong quả.           C. hạt nằm lộ trên lá noãn hở.            D. lá hình kim.

Câu 13. Cây thông thuộc loại thân

A. gỗ                 B. leo                 C. bò                 D. cột.

Câu 14. Đặc điểm của dương xỉ tiến hóa hơn so với rêu là

A. có quả.                 B. có rễ thật.                 C. có bào tử.                 D. có hoa.

Câu 15. Nhóm quả nào sau đây toàn là quả thịt?

A. Đu đủ, dưa hấu, cà chua, chuối.                                            B. Dừa, đậu xanh, ổi, chôm chôm.

C. Đậu xanh, cải, đậu bắp, chò.                                                 D. Đậu Hà Lan, mít, chôm chôm, cải.

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Nêu những đặc điểm phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín, trong đó đặc điểm nào là quan trong nhất.

Câu 2. (2,0 điểm) Hạt gồm những bộ phận nào? Điểm khác biệt giữa hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm là gì?

Câu 3. (1,0 điểm) Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hòa khí hậu?


3. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6- Trường THCS Nguyễn Hiền

I. Trắc nghiệm: (5.0đ) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Khi chín, vỏ quả không có khả năng tự nứt ra là

A. quả bông                     B. quả me             C. quả đậu đen                D. quả cải

Câu 2. Quả nào thuộc loại quả hạch?

A. Quả đu đủ                    B. Quả xoài              C. Quả cam               D. Quả  chuối

Câu 3. Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở:

A. thân mầm hoặc rễ mầm                                  B. phôi nhũ hoặc chồi mầm

C. lá mầm hoặc rễ mầm                                      D. lá mầm hoặc phôi nhũ

Câu 4. Loại quả có khả năng tự phát tán:

A. quả chò              B. thông              C. ké đầu ngựa              D. đậu xanh

Câu 5. Quả trâm bầu phát tán chủ yếu theo hình thức

A. phát tán nhờ nước                B. phát tán nhờ gió                C. phát tán nhờ động vật                D. tự phát tán

Câu 6. Nhóm gồm những quả phát tán nhờ gió là

A. quả bông, quả cam                             B. quả cải, quả ké đầu ngựa

C. quả bồ công anh, quả chò                  D. quả chuối, quả nhãn

Câu 7. Nhóm cây nào thuộc lớp Hai lá mầm?

 A. Cây mít, cây xoài.                                          B. Cây rẻ quạt, cây dừa cạn.                                

 C. Cây lúa, cây mía.                                            D. Cây ngô, cây bàng.

Câu 8. Ba điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự nảy mầm của hạt là

A. không khí, nhiệt độ và độ pH thích hợp.                B. không khí, độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.

C. ánh sáng, nhiệt độ và độ pH thích hợp.                 D. ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

Câu 9. Những cây sống ở râm mát thường có đặc điểm:

A. Thân thường vươn cao, cành lá tập trung ở phần ngọn                B. Thân nhỏ bé, mềm yếu                       

C. Thân thấp, phân nhiều cành, lá có lông hoặc sáp                          D. Lá có kích thước nhỏ hoặc biến thành gai

Câu 10. Tảo thường sống ở:

A. nơi ẩm ướt.                B. môi trường nước.                C. nơi khô hạn.                D. vừa ở nước vừa ở cạn

Câu 11. Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết các cây thuộc loài dương xỉ?

  A. Có rễ, thân, lá                                         B. Sinh sản bằng bào tử

  C. Lá non cuộn tròn                                    D. Có mạch dẫn

Câu 12. Cây dương xỉ sinh sản bằng:

A. nảy chồi                B. Hoa              C. bào tử             D. hạt

Câu 13. Cây nào thuộc nhóm Quyết?

A. rau má                B. rau bợ               C. rau ngót        D. rau dền

Câu 14. Cơ quan sinh sản của thông là

A. hoa                      B. túi bào tử        C. quả              D. nón

Câu 15. Đặc điểm không có ở thực vật Hạt kín

A. có rễ, thân, lá phát triển                    B. có hoa và quả

C. sinh sản bằng bào tử                        D. thân có mạch dẫn

II. Tự luận (5.0đ)

Câu 1. So sánh sự khác nhau về đặc điểm cấu tạo của cây rêu và cây dương xỉ. (2.0đ)

Câu 2. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường như thế nào? Em cần làm gì để bảo vệ và phát triển thực vật? (2.0đ)

Câu 3. Tại sao chúng ta không nên hút thuốc lá, nhất  là lứa tuổi học sinh? (1.0đ)


4. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 - Trường THCS Trung Sơn Trầm

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả, có thể chia quả thành hai nhóm quả chính là:

A. Quả khô và quả nẻ.           B. Quả khô và quả không nẻ.           C. Quả nẻ và quả không nẻ.            D. Quả khô và quả thịt.

Câu 2: Loại quả khô nẻ có ở cây:

A. Đậu xanh                 B. Lúa                 C. Cà chua                 D. Xoài

Câu 3: Môi trường thuận lợi cho sự phát triển của rêu là.

A. Vùng đồi núi.                 B. Nơi ẩm ướt.                 C. Nơi ngập nước.                 D. Vùng khô hạn.

Câu 4: Sự phát tán là gì?

A. Hiện tượng quả và hạt có thể bay đi xa nhờ gió.                       B. Hiện tượng quả và hạt được mang đi xa nhờ động vật.

C. Hiện tượng quả và hạt được chuyên đi xa chỗ nó sống.           D. Hiện tượng quả và hạt có thể tự vung vãi nhiều nơi.

Câu 5. Ở cây chò, hình thức phát tán của quả và hạt là:

A. Nhờ động vật                 B. Nhờ gió                 C. Tự phát tán                 D. Phát tán nhờ con người

Câu 6. Các bộ phận của hạt gồm có:

A. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ                                 B. Vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ

C. Vỏ và phôi.                                                                    D. Phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

Câu 7. Dương xỉ sinh sản bằng:

A. Bào tử.                 B. Tiếp hợp.                 C. Phân đôi.                 D. Quả.

Câu 8: Sinh sản bằng hạt là đặc điểm của ngành:

A. Hạt trần.                 B. Hạt kín.                 C. Hạt trần và hạt kín.                 D. Dương xỉ

Câu 9. Thực vật góp phần điều hoà khí hậu thông qua việc điều hoà các yếu tố trong tự nhiên là:

A. Lượng khí oxi.           B. Lượng khí cacbonic.          C. Nhiệt độ và độ ẩm không khí.            D. Tất cả đều đúng.

Câu 10. Cơ thể của tảo có cấu tạo như sau:

A. Tất cả đều đơn bào.           B. Tất cảc đều đa bào.           C. Có dạng đơn bào và đa bào.           D. Tất cả đều sai.

Câu 11. Tính chất đặc trưng nhất của cây hạt kín là:

A. Sống trên cạn.           B. Có rễ thân lá.           C. Có sự sinh sản bằng hạt            D. Có hoa, quả, hạt nằm trong quả.

Câu 12. Đâu không phải là nguyên nhân khiến đa dạng thực vật ở việt Nam bị suy giảm?

A. Chặt phá rừng làm rẫy.             B. Khoanh nuôi rừng.             C. Đốt rừng.              D. Chặt phá rừng để buôn bán.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. Nêu những điều kiện cần cho hạt nảy mầm? (1,5 điểm)

Câu 2: Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín? Vì sao hạt kín là ngành tiến hoá nhất? (3 điểm)

Câu 3: Đa dạng thực vật là gì?Cần có những biện pháp gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật? (2,5 điểm)


Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!

>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2