Bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại - Xuất nhập khẩu của Việt Nam: Phần 2
lượt xem 5
download
Nối tiếp nội dung phần 1, Ebook Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại: Phần 2 cung cấp những kiến thức như: Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2019 dưới tác động của tự do hóa và bảo hộ thương mại; bối cảnh và khuyến nghị đối với xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại - Xuất nhập khẩu của Việt Nam: Phần 2
- CHƯƠNG III XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2019 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA VÀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI 1. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 1.1. Chủ trương chung về tự do hóa thương mại Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới. Trong xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại”. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ gắn bó với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu (ADB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB). Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Ngày 28/7/1995, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ ngày 01/01/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, tháng 3/1996, Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến ngày 115
- 14/01/1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 11/01/2007, tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015... Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Việt Nam ngày càng chủ động và tích cực hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, ủng hộ tự do hóa thương mại. Việt Nam thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ hợp tác với các nước. Tính đến tháng 12/2019, Việt Nam tham gia ký kết và thực thi 13 FTA song phương và đa phương và đang đàm phán 3 FTA. 1.2. Chính sách về tự do hóa thương mại Từ khi thực hiện chính sách đổi mới (1986) và hội nhập kinh tế quốc tế (1995), Việt Nam đã liên tục cải thiện cơ chế quản lý và chính sách thương mại để quản lý và phát triển thương mại phù hợp với điều kiện hội nhập. Sau khi gia nhập WTO và tham gia các FTA, Việt Nam tiến hành cải cách thể chế, giảm rào cản nhập khẩu đối với hàng nghìn dòng thuế và xóa bỏ rào cản xuất khẩu, thực hiện tự do hóa thương mại. Việt Nam đang nỗ lực điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng hội nhập, tự do hóa thương mại và khuyến khích xuất khẩu. Luật Quản lý ngoại thương đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/6/2017, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018, gồm 8 Chương 113 Điều quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương. Đây là văn bản luật quan trọng, góp phần bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước về ngoại thương, đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ 116
- tục hành chính, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động ngoại thương và tính cạnh tranh của nền kinh tế. Chính sách thương mại được ban hành ổn định, thông thoáng và minh bạch hơn, phù hợp với quy định của WTO được thể hiện ở các văn bản: Luật Thương mại năm 2005 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006; Luật Quản lý ngoại thương được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/06/2017 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018; Nghị định số 09/2018/ NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới; Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương; Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa; Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, thay thế Nghị định số 187/2013/ NĐ-CP; Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo… Về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu: Mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, cho phép doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được quyền xuất khẩu tất cả hàng hóa, không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu; Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều thực sự bình đẳng trước pháp luật và đều được quyền tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất nhập khẩu. Về chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu: Các doanh nghiệp được phép xuất khẩu, nhập khẩu tất cả các hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Điều 10 Luật Quản lý ngoại thương quy định Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. 117
- Về chính sách thuế quan: Chính sách thuế quan đã dần được điều chỉnh và hoàn thiện phù hợp với cam kết quốc tế, ngày càng rõ ràng, minh bạch. Mức thuế suất được quy định hợp lý hơn, không quá chi tiết, dàn trải. Hệ thống thuế liên tục được sửa đổi, bổ sung theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Hiện nay, thuế suất thuế xuất khẩu hầu hết các mặt hàng đều dưới 5%, những mặt hàng có mức thuế suất cao chủ yếu là những mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu, hoặc nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; Nhà nước cũng thực hiện chính sách hoàn thuế nhập khẩu cho nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Việt Nam đã gia nhập WTO vào năm 2007 và tham gia các FTA trong nhiều năm qua. Tính đến tháng 8/2020, Việt Nam đã ký kết và thực thi 13 FTA (AFTA, AIFTA, AKFTA, AHKFTA, AJCEP, ACFTA, AANZFTA, VJEPA, VCFTA, VKFTA, VN - EAEU FTA, CPTPP và EVFTA (Phụ lục 9). Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ tự do hóa sâu, rộng. - Cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO được thể hiện trong biểu cam kết về hàng hóa Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế; Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5 - 7 năm; Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế). - Cam kết thuế quan của Việt Nam trong các FTA khu vực và EPA (i) Về mức độ tự do hoá, cơ bản là cao hơn mức cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Trong đó, khoảng 90% số dòng thuế (tính theo dòng thuế của kim ngạch nhập khẩu) với khung thời gian thực hiện cắt giảm xuống 0% trong vòng 10 năm, có một số ít tỷ lệ dòng thuế được phép linh hoạt trong khoảng thời gian kéo dài thêm 2 - 6 năm. 118
- Trong đó, mức độ tự do hoá trong cam kết AFTA/CEPT/ATIGTA cao nhất (99% dòng thuế 8 số), thấp nhất là trong cam kết AJCEP (88,6% dòng thuế 10 số) và trong cam kết AIFTA/ATIGA (80% dòng thuế 6 số); (ii) Về lộ trình cắt giảm thuế, với AFTA, ACFTA, AKFTA và EVFTA, việc giảm thuế sẽ được thực hiện theo lộ trình quy định cho các bước giảm thuế hàng năm (AFTA: 1996 - 2006 - 2015 - 2018 - 2024, ACFTA: 2005 - 2016 - 2018 - 2020, AKFTA: 2007 - 2016 - 2018 - 2021- 2032). Mô hình giảm thuế đối với các FTA còn lại (AJCEP, AIFTA, AANZFTA, VJEPA, VCUFTA, CPTPP, EVFTA) sẽ cắt giảm dần đều từng năm để đạt mức thuế suất cuối cùng theo cam kết (AJCEP: 2008 - 2018 - 2025, VJEPA: 2009 - 2019 - 2015, AANZFTA: 2010 - 2018 - 2020 - 2022, AIFTA: 2010 - 2018 - 2021, VCUFTA: 2016 - 2020 - 2025 - 2027, CPTPP: 2019 - 2020 - 2022 - 2029, EVFTA: 2020 - 2022 - 2024 - 2027 - 2030). - Cam kết thuế quan của Việt Nam trong các FTA song phương (1) FTA Việt Nam - Chi lê (VCFTA), Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 87,8% số dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành (chiếm 91,22% kim ngạch nhập khẩu từ Chi lê năm 2007) trong vòng 15 năm. Trong 12,2% số dòng thuế còn lại có 4,08% số dòng thuế thuộc danh mục loại trừ (không tham gia giảm, xoá bỏ thuế), 3,37% số dòng thuế được giữ nguyên thuế suất cơ sở và 4,75% số dòng thuế được giảm thuế một phần; (2) FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 89,75% số dòng thuế trong biểu thuế hiện hành (chiếm 92,75% kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc năm 2012) trong vòng 10 năm. - Thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam theo WTO và các FTA Việt Nam đã cắt giảm toàn bộ các mặt hàng theo cam kết của WTO vào năm 2019; AFTA đã hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế quan 119
- vào năm 2018; Các FTA đang tiến gần tới năm hoàn thành lộ trình xóa bỏ thuế quan gồm ACFTA (2020), AKFTA (2021), AANZFTA (2022) đạt tỷ lệ tự do hóa cao, khoảng 90% số dòng thuế vào năm 2019; Cùng kết thúc lộ trình vào năm 2029, tỷ lệ tự do hóa năm 2019 của Việt Nam trong VKFTA đạt 85,63%, trong khi tỷ lệ này trong VCFTA mới chỉ đạt 31,73%; Các FTA khác (trừ CPTPP mới thực hiện) đạt tỷ lệ tự do hoá trung bình khoảng 60% trong năm 2019 như AJFTA, AIFTA, VJEPA, VCFTA. Bên cạnh việc hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng tự do hóa thương mại để phù hợp với các cam kết quốc tế khi gia nhập WTO và tham gia các FTA, Việt Nam ban hành, thực thi chính sách có tác động đến chuyển dịch cơ cấu thương mại nói chung, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như: Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1467/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2015 phê duyệt Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2015 phê duyệt Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020; Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; Quyết định số 1137/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2017 phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Quyết định 1851/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2018 phê duyệt đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị Quyết số 50 - NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã xây dựng và áp dụng biện pháp tự vệ thương mại bằng các hàng rào kỹ thuật, thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng vi phạm luật cạnh tranh. Bước đầu, 120
- chính sách, tổ chức thực hiện rào cản kỹ thuật được xem là giải pháp ứng phó với các quyết định của nước khác gây thiệt hại cho thương mại quốc tế của Việt Nam. Hệ thống chính sách và các văn bản pháp luật liên quan đến xuất nhập khẩu được điều chỉnh theo hướng tự do hóa và tương thích với chuẩn mực quốc tế. Kết quả là môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu được cải thiện đáng kể, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng nhanh, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhìn chung, quá trình thực hiện đổi mới chính sách thương mại đã có những bước tiến lớn và đạt được những thành tựu nhất định: (i) Chính sách quản lý xuất nhập khẩu ngày càng hoàn thiện, thông thoáng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với các cam kết quốc tế; (ii) Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được mở rộng, qua đó góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại; (iii) Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đơn giản, thuận lợi cho doanh nghiệp; (vi) Chính sách khuyến khích và mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương ở tầm vĩ mô đã và đang cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất và xuất khẩu, bảo đảm nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị và công nghệ cho sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực và hợp lý; (v) Điều chỉnh chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, phù hợp với thực tế sản xuất trong nước, góp phần hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập. 2. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI 2.1. Chủ trương chung về bảo hộ thương mại của Việt Nam Chính sách thương mại của các quốc gia thời gian qua cho thấy hai xu thế có phần trái ngược nhau. Một mặt, nhiều quốc gia đẩy mạnh tự do hóa thương mại thông qua việc ký kết, gia nhập các FTA song phương và khu vực trong bối cảnh vòng đàm phán Doha của WTO đang rơi vào bế tắc. Mặt khác, một số quốc gia có xu hướng 121
- tăng cường các biện pháp bảo hộ (sử dụng TBT, SPS…), đặc biệt thông qua công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước. Việc vừa tự do hóa thương mại vừa sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại được coi là hợp pháp để bảo hộ thị trường nội địa là điểm nhấn trong chính sách thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. Công cụ phòng vệ thương mại mà WTO và các FTA cho phép áp dụng gồm 3 biện pháp là Chống bán phá giá, Chống trợ cấp và Tự vệ. Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam ủng hộ xu hướng tự do hóa thương mại nên chủ động và tích cực tham gia các FTA. Gắn liền với tự do hóa thương mại là bảo hộ thương mại, những năm gần đây chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng. Khi hàng rào thuế quan giảm mạnh, hàng rào phi thuế quan tăng lên, đặc biệt là TBT, SPS, các biện pháp phòng vệ thương mại… để bảo vệ sản xuất, sức khỏe con người, môi trường và phát triển bền vững, đặc biệt ở các nước phát triển. Bảo hộ thương mại đang gây ra tác động tiêu cực cho nền kinh tế thế giới, các rào cản thương mại được dựng lên có thể làm giảm 5% sản lượng kinh tế toàn cầu. Việt Nam không phản đối mạnh mẽ xu hướng bảo hộ thương mại, tuy nhiên, để bảo vệ cho sản xuất và thị trường trong nước, Việt Nam cũng quan tâm thực thi chính sách và hoạt động bảo hộ và phòng vệ trong khuôn khổ những cam kết song phương và đa phương. 2.2. Chính sách về bảo hộ thương mại của Việt Nam Doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam phải đối mặt với những rào cản phi thuế quan ngày càng tăng ở các thị trường xuất khẩu như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… Do thực hiện việc mở cửa thị trường theo các cam kết FTA, để bảo vệ sản xuất và tiêu dùng trong nước, Việt Nam cũng quan tâm và thực hiện chính sách bảo hộ thương mại. Cụ thể, Việt Nam đã và đang xây dựng khuôn khổ pháp lý để thực thi Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, pháp luật về phòng vệ thương mại phù hợp với quy định của WTO về TBT, SPS, nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm để đánh giá những mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. 122
- Trước khi Luật Quản lý ngoại thương được ban hành, pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam được quy định ở các văn bản: Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam; Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 8 năm 2004 về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Sau khi Luật Quản lý ngoại thương được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, khuôn khổ pháp luật về phòng vệ thương mại tiếp tục được hoàn thiện với sự ra đời của Nghị định số 10/2018/ NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại; Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại; Quyết định số 1821/QĐ-BCT ngày 25 tháng 5 năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực phòng vệ thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương; Thông tư số 19/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2019 quy định về áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định CPTPP; Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại thay thế Thông tư số 06/2018/TT-BCT. Như vậy, hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam cơ bản đã đầy đủ, phù hợp với cam kết quốc tế để thực hiện công tác về phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước cũng như người tiêu dùng. Nhằm ứng phó với các hệ quả phát sinh, góp phần khai thác hiệu quả, bền vững các FTA, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04 tháng 07 năm 2019 phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”. Mục tiêu của Đề án bao gồm: (i) Nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tham gia các FTA thế hệ mới, bảo đảm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết trong khuôn khổ WTO, các FTA đã ký kết; (ii) Ngăn 123
- chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là gian lận xuất xứ hàng hóa, ngăn chặn hiện tượng Việt Nam bị lợi dụng làm điểm trung chuyển để xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba, theo hướng toàn diện, đồng bộ và kịp thời, giúp khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, phát triển bền vững xuất nhập khẩu; (iii) Bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế; (iv) Bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính. Việc ban hành Đề án này khẳng định quan điểm của Việt Nam quyết tâm ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh bất hợp pháp các biện pháp phòng vệ thương mại và định hướng phát triển sản xuất, xuất khẩu theo hướng bền vững. Ngay sau khi Đề án được phê duyệt, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ ngành, địa phương liên quan quyết liệt triển khai các nhiệm vụ nêu trong Đề án, cụ thể là: Thành lập Tổ công tác liên ngành về phòng chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ hàng hóa và ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ của Tổ; Ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương để triển khai Đề án 824, trong đó chú trọng vào công tác theo dõi, giám sát và cảnh báo với những mặt hàng có nguy cơ cao, đồng thời lên kế hoạch tiếp tục triển khai kiểm tra thực tế các trường hợp nghi ngờ lẩn tránh xuất xứ, thắt chặt việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (đối với các thị trường đòi hỏi C/O), tăng cường hợp tác với các nước liên quan trong các hoạt động chống lẩn tránh bất hợp pháp, gian lận xuất xứ...; Ban hành Danh mục hàng hóa cảnh báo sớm theo Đề án gồm 25 mặt hàng xuất khẩu sang 03 thị trường Hoa Kỳ, EU và Canada. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan, danh sách này sẽ được cập nhật thường xuyên. Danh sách này cũng sẽ được mở rộng cả về mặt hàng và thị trường tùy theo tình hình thực tiễn; Rà soát, xem xét sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để tăng cường quản lý, xử phạt, đặc biệt đối với một số mặt hàng có nguy cơ lẩn tránh, gian lận cao như gỗ dán, thép, nhôm…; Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp cụ thể có nghi vấn về gian lận; Chủ động cung cấp thông tin cho các đối tác thương mại lớn (như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc) về công tác phòng chống lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ và trao đổi với các cơ quan liên quan của Hoa Kỳ đề xuất xây dựng 124
- cơ chế cung cấp thông tin, phối hợp giữa hai bên trong quá trình đấu tranh với hành vi lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2019 về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp. Nghị quyết thể hiện đường lối nhất quán của Việt Nam trong việc tôn trọng các nguyên tắc và quy định trong thương mại quốc tế, coi hành vi gian lận, lẩn tránh xuất xứ và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại là trọng tâm cần được ngăn chặn, xử lý nhằm bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu chân chính. Thực hiện Luật Thương mại và triển khai thực hiện Luật Quản lý ngoại thương, các Nghị định của Chính phủ trong công tác quản lý Nhà nước về ngoại thương, đồng thời hiện thực hóa các FTA, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều quy định, chính sách về điều hành xuất nhập khẩu bảo đảm cơ quan quản lý Nhà nước có đầy đủ các công cụ điều hành một cách linh hoạt trên tinh thần cải cách thủ tục hành chính. 3. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2007 - 2019 Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 và tham gia, ký kết các FTA song phương, khu vực. Thực hiện các cam kết khi gia nhập, Việt Nam từng bước tiến hành tự do hóa thương mại, cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển. Theo đó, cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2019 dưới tác động của tự do hóa đã chuyển dịch theo các hướng sau: Thứ nhất, đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu Số lượng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh từ 3.470 mặt hàng năm 2007 tăng lên 5.711 mặt hàng năm 2019 (theo số liệu 125
- của ITC tháng 8/2020, mã HS ở cấp độ 6 số). Qua thống kê kết quả khảo sát của Nhiệm vụ, có thể thấy, mặt hàng mà doanh nghiệp đang xuất khẩu đa dạng, gồm: Nông lâm thủy sản, thực phẩm (rau củ, trái cây tươi, trái cây đóng hộp, trái cây sấy, nước ép hoa quả, gạo tấm, gạo nếp, cà rốt, sản phẩm đông lạnh, thủy sản đông lạnh, chả cá, cá tra...); Nội thất bàn ghế; Hàng may mặc; Nguyên phụ liệu, MMTB (chỉ may, sợi, vải, nhựa thông, hóa chất, giấy cuộn, bộ lọc dầu, bao bì, màng PE, lốp, linh kiện ô tô dây kéo, phụ gia hóa chất, dầu mỡ đã qua sử dụng, bột đá vôi trắng siêu mịn); Chậu hoa, đồ chơi; Bóng đèn led, loa điện thoại di động. Số lượng các mặt hàng nhập khẩu cũng tăng từ 3.876 mặt hàng năm 2007 lên 6.105 mặt hàng năm 2019 (theo số liệu của ITC tháng 8/2020, mã HS ở cấp độ 6 số). Thứ hai, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa theo nhóm hàng, mặt hàng chuyển dịch theo hướng tích cực Tự do hóa thương mại tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nội địa tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu làm cho tỷ lệ hàng xuất khẩu chế biến trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa tăng dần. Do đó, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa theo nhóm hàng, mặt hàng chuyển dịch theo hướng tích cực: (1) Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa phân loại theo bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương, tăng tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã tinh chế trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ 55,37% năm 2007 lên 86,01% năm 2019, giảm tỷ trọng hàng thô hoặc sơ chế từ 44,60% năm 2007 xuống 13,99% năm 2019 (Bảng 2); (2) Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa phân loại theo hàm lượng chế biến của sản phẩm, tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ 41,16% năm 2007 lên 84,25% năm 2019, giảm tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản và nông lâm thủy sản từ 19,54% và 20,43% năm 2007 xuống 1,68% và 9,63% năm 2019 (Bảng 3). 126
- (3) Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa theo ngành hàng, mặt hàng theo bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương chuyển dịch theo hướng tích cực: Tăng tỷ trọng của hàng chế biến hoặc đã tinh chế trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ 73,33% năm 2007 lên 80,82% năm 2019; Giảm tỷ trọng của hàng thô hoặc mới sơ chế từ 24,57% năm 2007 xuống 19,11% năm 2019 (Bảng 4). Thứ ba, mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào những thị trường truyền thống Tự do hóa thương mại đem lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào những thị trường nguyên liệu truyền thống. Do đó, thị trường xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng được mở rộng, đa dạng thể hiện ở tỷ trọng của các khu vực thị trường trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu thay đổi qua các năm trong giai đoạn 2007 - 2019 (Bảng 5 và 6). Tỷ trọng thị trường châu Á và châu Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có xu hướng tăng từ 44,39% và 23,99% năm 2007 lên 50,06%, và 27,41% năm 2015. Tỷ trọng của thị trường châu Âu, châu Phi và châu Đại Dương giảm từ 20,84%, 0,88% và 7,97% năm 2007 xuống 17,59%, 0,76% và 1,53% năm 2019 (Bảng 5). Tỷ trọng thị trường châu Á, châu Âu và châu Đại Dương trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa có xu hướng giảm từ 81,20%, 10,95% và 2,08% năm 2007 xuống 79,36%, 7,17% và 1,99% năm 2019. Tỷ trọng của thị trường châu Mỹ và châu Phi tăng từ 4,77% và 0,25% năm 2007 lên 8,77% và 0,41% năm 2019 (Bảng 6). Thứ tư, tỷ trọng nhóm nguyên phụ liệu phụ kiện trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng giảm thất thường, chưa thể hiện xu hướng giảm Giai đoạn 2007 - 2019, tỷ trọng nhóm nguyên phụ liệu phụ kiện trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng giảm thất thường, chưa thể hiện xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2007 là 127
- 19,86%, năm 2008 giảm xuống 17,37%, năm 2009 tăng lên 21,86%, năm 2010 tăng lên 23,86%, năm 2011 giảm xuống 22,68%, năm 2013 giảm xuống 21,51%, năm 2014 tăng lên 22,31%, năm 2019 giảm xuống 19,12% (Bảng 7). Điều này cho thấy, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn chậm phát triển nên xuất khẩu hàng hóa vẫn phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Thứ năm, gia tăng nhập khẩu quá nhanh và lớn ở những thị trường ký kết FTA Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ các thị trường FTA đều gia tăng trong giai đoạn 2007 - 2019 (Phụ lục 6). Điển hình là thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có xu hướng tăng từ 20,25% và 8,51% năm 2007 lên 29,80% và 18,54% năm 2019. 128
- Bảng 2. Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam theo bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương giai đoạn 2007 - 2019 Đơn vị: % 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019* 2007-2019 Tổng KNXK 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Hàng thô hoặc mới sơ chế 48,28 44,60 44,19 39,00 34,87 34,81 30,74 25,59 23,79 18,70 17,25 16,76 15,38 13,99 22,64 Lương thực, thực phẩm và 18,85 18,93 19,41 20,17 18,60 18,00 16,43 14,06 14,34 12,55 12,48 11,81 10,73 9,88 13,51 động vật sống Đồ uống và thuốc lá 0,36 0,32 0,30 0,42 0,42 0,37 0,41 0,41 0,36 0,35 0,31 0,25 0,25 0,24 0,32 NVL thô, không dùng để ăn, 4,63 4,53 3,97 3,38 4,67 4,87 3,71 3,59 2,76 2,54 2,35 2,37 2,32 2,43 2,97 trừ nhiên liệu Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn và 24,38 20,72 20,34 14,90 11,05 11,36 9,91 7,34 6,15 3,08 2,03 2,25 2,01 1,38 5,71 vật liệu liên quan Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, 0,05 0,10 0,16 0,14 0,14 0,22 0,28 0,19 0,18 0,18 0,09 0,08 0,07 0,06 0,13 thực vật Hàng chế biến hoặc đã tinh 51,70 55,37 55,24 59,56 65,08 65,12 69,19 74,35 76,20 81,29 82,74 83,24 84,61 86,01 77,28 chế Hoá chất và sản phẩm liên 1,99 2,12 2,31 2,23 2,61 2,97 3,27 2,90 2,81 2,53 2,28 2,18 2,50 2,48 2,55 quan Hàng chế biến phân loại theo 7,35 8,19 10,21 9,15 11,75 11,22 10,66 10,49 11,00 10,53 10,15 10,30 11,28 11,08 10,66 nguyên liệu Máy móc, phương tiện vận tải 10,53 11,53 11,75 12,96 15,89 19,44 26,81 32,59 32,37 37,38 39,66 41,85 42,25 43,32 34,03 và phụ tùng Hàng chế biến khác 31,84 33,53 30,96 35,23 34,84 31,50 28,45 28,38 30,03 30,86 30,66 28,92 28,58 29,13 30,05 Hàng hoá không thuộc các 0,02 0,04 0,58 1,44 0,05 0,06 0,08 0,06 0,01 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,08 nhóm trên Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và phân tích của nhóm tác giả;* Sơ bộ 129
- Bảng 3. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo hàm lượng chế biến của sản phẩm 130 giai đoạn 2007 - 2019 Đơn vị tính: % 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2007-2019 Tổng kim ngạch 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 xuất khẩu Nhóm hàng nhiên liệu, 23,05 19,54 18,74 15,15 11,17 11,58 10,01 7,29 6,02 3,02 1,97 2,23 1,94 1,68 5,66 khoáng sản Nhóm hàng 20,59 20,43 20,57 21,47 21,16 20,38 18,30 14,96 14,74 12,98 12,82 12,13 10,91 9,63 14,18 nông, thủy sản Nhóm hàng công nghiệp chế biến, 40,03 41,16 38,81 51,88 60,02 61,25 64,83 72,34 73,48 78,59 80,01 81,08 82,87 84,25 73,74 chế tạo Nhóm hàng hóa 16,33 18,87 21,89 11,50 7,65 6,80 6,86 5,42 5,76 5,41 5,20 4,57 4,28 4,44 6,41 khác Nguồn: Số liệu của Tổng cục Hải quan và phân tích của nhóm tác giả
- Bảng 4. Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam theo bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương giai đoạn 2007 -2019 Đơn vị: % 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019* 2007-2019 Tổng KNNK 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Hàng thô hoặc mới 25,58 24,57 26,97 23,36 23,53 25,87 23,64 20,99 20,73 17,72 17,05 17,50 19,35 19,11 20,46 sơ chế Lương thực, thực phẩm và động vật 5,12 5,23 5,61 6,62 7,34 6,91 6,74 6,87 7,21 7,26 7,69 7,07 7,22 6,66 6,95 sống Đồ uống và thuốc lá 0,32 0,29 0,33 0,49 0,35 0,30 0,28 0,29 0,26 0,25 0,24 0,22 0,25 0,21 0,27 Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, 4,64 4,37 4,96 4,84 5,45 6,09 5,92 5,66 5,75 5,07 4,33 4,70 5,10 5,71 5,24 trừ nhiên liệu Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên 14,92 13,93 15,28 10,72 9,60 11,74 10,07 7,66 7,00 4,73 4,40 5,16 6,47 6,24 7,53 quan Dầu, mỡ, chất béo, 0,57 0,75 0,79 0,69 0,80 0,84 0,63 0,51 0,50 0,40 0,39 0,34 0,30 0,28 0,48 sáp động, thực vật Hàng chế biến hoặc 70,24 73,33 69,65 76,09 75,33 72,18 76,27 78,92 79,18 82,21 82,87 82,43 80,59 80,82 79,07 đã tinh chế 131
- Hoá chất và sản 132 14,07 13,33 12,76 14,62 14,72 14,57 14,20 13,78 13,33 12,15 12,21 12,22 12,36 11,73 12,89 phẩm liên quan Hàng chế biến phân 27,10 27,18 24,92 25,41 26,46 23,98 23,05 22,77 23,51 22,39 22,01 20,20 20,80 19,50 22,32 loại theo nguyên liệu Máy móc, phương tiện vận tải và phụ 24,07 28,46 27,78 31,32 29,13 29,13 34,18 37,43 37,21 42,38 42,55 43,03 40,38 42,87 38,10 tùng Hàng chế biến khác 5,00 4,36 4,19 4,74 5,02 4,51 4,84 4,94 5,12 5,28 6,11 6,99 7,04 6,73 5,76 Hàng hoá không 4,19 2,10 3,38 0,55 1,14 1,94 0,09 0,09 0,09 0,08 0,08 0,07 0,06 0,06 0,46 thuộc các nhóm trên Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và phân tích của nhóm tác giả; * Sơ bộ
- Bảng 5. Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam theo thị trường, đối tác giai đoạn 2007 - 2019 Đơn vị tính: % 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019* 2007-2019 Tổng KNXK 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Châu Á 45,21 44,39 46,49 45,65 47,49 50,64 52,62 50,41 48,52 47,74 47,41 51,32 52,74 50,06 49,67 - ASEAN 16,65 16,70 16,49 15,34 14,35 14,09 15,22 14,08 12,72 11,23 9,88 10,08 10,20 9,54 11,90 - Trung Quốc 8,14 7,51 7,74 9,46 10,72 11,98 11,21 9,98 9,94 10,23 12,43 16,45 16,97 15,68 12,86 - Nhật Bản 13,16 12,54 13,51 11,10 10,70 11,45 11,41 10,26 9,77 8,70 8,31 7,81 7,73 7,73 9,23 - Hàn Quốc 2,12 2,56 2,86 3,64 4,28 5,02 4,87 5,06 4,77 5,50 6,46 6,88 7,48 7,46 5,88 - Ma-lai-xi-a 3,15 3,20 3,24 3,11 2,90 2,86 3,93 3,78 2,61 2,21 1,89 1,95 1,67 1,43 2,37 2. Châu Âu 19,89 20,84 18,69 22,25 21,47 20,60 20,38 21,09 20,89 20,78 21,07 19,67 18,69 17,58 19,92 - EU 17,81 18,73 17,38 16,47 15,76 17,07 17,73 18,42 18,57 19,09 19,26 17,80 17,23 15,73 17,63 - Đức 3,63 3,82 3,31 3,30 3,28 3,47 3,58 3,59 3,44 3,52 3,38 2,95 2,82 2,48 3,17 - Hà Lan 2,15 2,43 2,52 2,37 2,34 2,22 2,16 2,22 2,50 2,94 3,40 3,30 2,91 2,60 2,73 - Anh 2,96 2,95 2,52 2,33 2,33 2,47 2,65 2,80 2,43 2,87 2,77 2,52 2,37 2,18 2,52 - I-ta-li-a 1,64 1,68 1,60 1,41 1,36 1,58 1,64 1,73 1,82 1,76 1,85 1,27 1,19 1,30 1,52 3. Châu Mỹ 22,54 23,99 22,40 23,15 23,18 20,43 20,08 21,46 23,07 25,13 26,25 23,59 23,20 27,41 23,85 - Hoa Kỳ 19,70 20,81 18,96 19,98 19,71 17,50 17,17 18,07 19,06 20,65 21,77 19,31 19,50 23,22 19,99 - Ca-na-đa 1,11 1,11 1,05 1,12 1,11 1,00 1,01 1,18 1,38 1,49 1,50 1,26 1,24 1,48 1,29 133
- - Bra-xin 0,16 0,21 0,29 0,35 0,68 0,62 0,63 0,84 0,99 0,89 0,75 0,95 0,85 0,81 0,77 134 - Chi Lê 0,12 0,10 0,11 0,19 0,13 0,14 0,15 0,17 0,35 0,40 0,46 0,46 0,32 0,36 0,31 4. Châu Phi 0,91 0,88 1,31 1,79 1,70 2,88 1,43 1,35 1,36 1,33 1,07 0,83 0,77 0,76 1,19 - Nam Phi 0,25 0,24 0,23 0,66 0,68 1,92 0,53 0,58 0,53 0,64 0,49 0,35 0,30 0,30 0,52 - Ai Cập 0,12 0,20 0,27 0,28 0,24 0,26 0,26 0,17 0,25 0,22 0,17 0,15 0,18 0,17 0,20 - Gana 0,10 0,11 0,08 0,14 0,14 0,12 0,18 0,19 0,16 0,15 0,16 0,12 0,11 0,10 0,14 5. Châu Đại Dương 9,54 7,97 7,06 4,30 3,91 2,84 2,96 2,85 2,87 1,99 1,83 1,73 1,83 1,53 2,59 - Ô-xtrây-li-a 9,40 7,83 6,94 4,18 3,74 2,69 2,80 2,64 2,65 1,79 1,62 1,52 1,63 1,32 2,40 - Niu- Di-Lân 0,14 0,14 0,12 0,12 0,17 0,16 0,16 0,21 0,21 0,20 0,20 0,21 0,21 0,21 0,19 6. Thị trường chưa phân tổ 1,91 1,92 4,05 2,86 2,25 2,61 2,52 2,84 3,29 3,03 2,37 2,86 2,77 2,67 2,78 Nguồn: Số liệu của Cục CNTT & TKHQ, Tổng cục Hải quan và phân tích của nhóm tác giả; * Sơ bộ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Liên Hiệp Quốc - ESCAP: Hội thảo tập huấn về hỗ trợ và xúc tiến đầu tư
10 p | 360 | 84
-
CHƯƠNG 1- KINH DOANH QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
16 p | 547 | 42
-
Thương mại điện tử và khía cạnh về văn hóa
139 p | 107 | 16
-
“Thần chú” cho tăng trưởng bền vững
3 p | 92 | 11
-
Tác động của tự do hóa thương mại thế hệ mới đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
11 p | 99 | 11
-
Bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại - Xuất nhập khẩu của Việt Nam: Phần 1
115 p | 32 | 10
-
Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Campuchia - Thực trạng và giải pháp
10 p | 105 | 9
-
Thương mại và phân phối lần 2 năm 2020 - Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Phần 1
558 p | 21 | 8
-
Phân biệt đối xử về giới tại nơi làm việc – Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới
12 p | 45 | 4
-
Xu hướng marketing trực tuyến (online marketing) trong bối cảnh toàn cầu hóa
17 p | 11 | 3
-
Tình trạng kinh tế vĩ mô và tốc độ điều chỉnh đòn bẩy mục tiêu - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
18 p | 9 | 2
-
Xuất khẩu gạo của Việt Nam đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP
7 p | 9 | 2
-
Thủ tục hải quan điện tử từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hải quan hiện đại
18 p | 4 | 1
-
Sự đa dạng giới tính trong ban điều hành và vấn đề chi phí đại diện
19 p | 1 | 1
-
Quy tắc xuất xứ - Trở ngại lớn đối với ngành dệt may của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
12 p | 1 | 1
-
Thị trường lao động Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập AEC 2015
12 p | 6 | 1
-
Kiểm toán ước tính kế toán - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
12 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn