Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CÁC NHÁNH <br />
ĐỘNG MẠCH NGỰC NÔNG CẤP MÁU CHO NHU MÔ TUYẾN VÚ <br />
Hồ Nguyễn Anh Tuấn*, Lê Quang Tuyền*, Phạm Đăng Diệu* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm giải phẫu các nhánh động mạch ngực nông cấp máu bờ ngoài tuyến vú <br />
Phương pháp: Mô tả, thực hiện trên 60 vú (30 thi hài) người Việt Nam được lưu trữ tại Bộ môn Giải phẫu <br />
trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y Dược từ tháng 7/2011 đến tháng 9/2012. <br />
Kết quả: 60 vú, 42 vú nữ ‐ 18 vú nam. Tuổi trung bình: 66 (21 – 91) tuổi. Tỉ lệ xuất hiện Động mạch ngực <br />
nông (80%). Đường kính trung bình là 1,55mm. Thường nằm dưới các cơ ngực. Động mạch ngực nông chủ <br />
yếu cho các nhánh vú ngoài xuyên cơ ngực lớn. Vị trí vào tuyến của các nhánh trực tiếp thường tập trung ở ¼ <br />
dưới ngoài. 80,7% các nhánh vú ngoài xuyên cơ tập trung trong vòng tròn, 84,2% các nhánh vú ngoài xuyên cơ <br />
tập trung đoạn 3/16 ngoài. <br />
Kết luận: ĐM ngực nông có 4 dạng nguyên ủy. Các nhánh vú ngoài từ các động mạch này có 2 dạng trực <br />
tiếp vào tuyến hoặc xuyên cơ. 2 cách phân chia xác định vị trí nhánh xuyên cơ: theo vòng tròn 11cm, 6,5cm, bán <br />
kính 2,5cm hoặc đoạn 3/16 ngoài theo bề ngang cơ ngực lớn. <br />
Từ khóa: Động mạch ngực ngoài, Động mạch ngực nông, Nhánh vú ngoài, Nhu mô tuyến vú, Nguồn <br />
cung cấp máu. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
ANATOMIC FEATURES OF THE SUPERFICIAL THORACIC ARTERIES SUPPLYING TO THE <br />
MAMMARY GLAND <br />
Ho Nguyen Anh Tuan, Le Quang Tuyen, Pham Dang Dieu <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 145‐ 152 <br />
Objective: To describe the anatomic features of the superficial thoracic arteries supplying to mammary gland. <br />
Method: A descriptive study of 60 breasts (30 cadavers) in Anatomy Department of The Pham Ngoc <br />
Thach university of medicine and The university of medicine and pharmacy at HCM city from July 2011 <br />
and September 2012. <br />
Results: 60 breast: 42 breasts women – 18 breasts men, the mean age is 66 (range: 21 – 91) years old. The <br />
prevalence of the superficial thoracic arteries are 80%. The mean diameter was 1,55mm. They lie beneath the <br />
pectoral muscles. Most of the superficial thoracic arteries gives the major muscle perforators to the breast. The <br />
direct branches are used to locate to inferolateral quadrant of the breast. 80,7% the muscle entering points are in <br />
the circle of 2,5cm radius (distant from 11cm lateral to midline and 6,5cm below the sternal notch) or 84,2% ones <br />
are in 3/16 range. <br />
Conclusions: The superficial thoracic artery has 4 variations of the origin. The lateral mammary arteries are <br />
two patterns: direct branches and perforator ones. Two kinds of division: basing on the circle or region 3/16 based <br />
on the width of the major pectoral muscle. <br />
Key words: The axillary artery, superficial thoracic artery, lateral mammary branches, mammary gland, <br />
Blood supply. <br />
* Bộ môn giải phẫu ‐ Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. <br />
Tác giả liên lạc: ThS BS Hồ Nguyễn Anh Tuấn <br />
ĐT: 0988436380 <br />
<br />
Email: hnat1503@yahoo.com <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
145<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Hệ thống cấp máu cho vú có nguồn gốc từ <br />
các phân nhánh của động mạch nách rất phong <br />
phú và đa dạng, trong đó 2 nguồn chính kinh <br />
điển là từ động mạch ngực ngoài, động mạch <br />
cùng vai ngực được mô tả trong y văn(17). Bên <br />
cạnh đó, các nhánh động mạch ngực nông, hay <br />
động mạch ngực ngoài phụ từ động mạch nách <br />
đã được các tác giả trên thế giới như Carl <br />
Manchot (1889), Anson (1937) ghi nhận và nhận <br />
thấy chúng đóng vai trò quan trọng trong việc <br />
cấp máu cho tuyến vú và phức hợp quầng núm <br />
vú(1,2,7). Các nhánh động mạch này có vai trò <br />
quan trong ứng dụng lâm sàng đặt túi độn ngực <br />
qua đường nách hay thu gọn vú trong các <br />
trường hợp vú phì đại, vú sa trễ(5,6,7). Trên thế <br />
giới, rất ít tại liệu mô tả về loại mạch này. Tại <br />
Việt Nam, bước đầu đã có một số đề tài nghiên <br />
cứu của Trần Thiết Sơn và Trần Thị Thanh <br />
Huyền có đề cập đến động mạch ngực nông và <br />
các nhánh vú ngoài cung cấp máu cho phần <br />
ngoài tuyến vú dọc bờ cơ ngực lớn (9,15,16). Tuy <br />
nhiên vẫn chưa có công trình nghiên cứu có hệ <br />
thống về loại mạch trên. Với mục đích nhằm <br />
khảo sát đặc điểm của các nhánh động mạch <br />
này và cung cấp các kiến thức giải phẫu ứng <br />
dụng cho các nhà lâm sàng, đặc biệt là các bác sĩ <br />
trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình, chúng tôi <br />
tiến hành nghiên cứu: “Bước đầu khảo sát đặc <br />
điểm giải phẫu các nhánh động mạch ngực <br />
nông cấp máu cho nhu mô tuyến vú trên thi <br />
hài người Việt Nam”. <br />
<br />
‐ Thi hài còn nguyên vẹn vùng nách, vùng <br />
ngực. <br />
‐ Tuổi lớn hơn 18. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Thi hài đã phẫu tích, phẫu thuật ảnh hưởng <br />
đến các mốc giải phẫu cũng như các nhánh bên <br />
của động mạch nách cần khảo sát. Thi hài có <br />
khối u hoặc hạch to bất thường ở vùng nách <br />
hoặc vùng vú phẫu tích. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Đặc điểm mẫu khảo sát <br />
‐ Cỡ mẫu: 30 thi hài (60 vú: 30 Phải – 30 <br />
Trái): 9 Nam (30%) ‐ 21 Nữ (70%) <br />
‐ Tuổi trung bình: 66 (nhỏ nhất 21, lớn nhất <br />
91). <br />
‐ Đường kính ĐM nách trung bình 6,61mm <br />
(nam: 7,37mm, nữ: 6,27mm). <br />
<br />
Đặc điểm giải phẫu động mạch ngực nông <br />
Đặc điểm nguyên ủy <br />
Đặc tính<br />
- Tách trực tiếp<br />
+ Đoạn D3<br />
+ ĐM cánh tay<br />
- Thân chung:<br />
+ Cùng vai ngực<br />
+ Dưới vai<br />
<br />
Phải (%)<br />
25 (83,3)<br />
21<br />
18<br />
3<br />
4<br />
1<br />
3<br />
<br />
Trái (%)<br />
23 (76,7)<br />
21<br />
17<br />
4<br />
2<br />
0<br />
2<br />
<br />
Chung (%)<br />
48 (80)<br />
42 (87,5)<br />
35 (83,3)<br />
7 (16,7)<br />
6 (12,5)<br />
1 (16,7)<br />
5 (83,3)<br />
<br />
Nhận xét: 80% trường hợp (Nữ: 76,2% ‐ <br />
Nam: 88,9%) xuất hiện ĐM ngực nông, chủ yếu <br />
tách trực tiếp (87,5% ‐ từ đoạn D3: 83,3%). 12,5% <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
trường hợp có thân chung, trong đó có 83,3% <br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
<br />
thân chung với ĐM dưới vai. Có 7 trường hợp <br />
<br />
Mô tả cắt ngang mô tả <br />
<br />
1 trường hợp ở nữ, ĐM ngực nông chung thân <br />
<br />
Cỡ mẫu <br />
60 vú (30 thi hài) người Việt Nam <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu và kiểu chọn mẫu <br />
Chọn thuận tiện 60 vú (30 thi hài) được xử lý <br />
bằng formalin tại Bộ môn Giải phẫu trường Đại <br />
học y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y <br />
Dược thỏa tiêu chuẩn nhận: <br />
<br />
146<br />
<br />
(14,6%) ĐM ngực nông tách từ ĐM cánh tay. Có <br />
với ĐM cùng vai ngực bên Phải. Không có sự <br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 bên Phải và <br />
Trái ở nữ (p>0,05). <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
Đường kính ‐ Khoảng cách nguyên ủy <br />
Tính chất<br />
Đường kính nơi nguyên ủy<br />
- Tách trực tiếp: Nam<br />
Nữ<br />
- Thân chung:<br />
+ Chung thân cùng vai ngực Nam<br />
Nữ<br />
+ Chung thân dưới vai Nam<br />
Nữ<br />
Khoảng cách từ vị trí xuất phát tới khớp<br />
ức đòn<br />
- Tách trực tiếp<br />
Nam<br />
Nữ<br />
- Thân chung:<br />
+ Chung thân cùng vai ngực<br />
Nam<br />
Nữ<br />
+ Chung thân dưới vai<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Khoảng cách từ nguyên ủy đến vị trí cho<br />
nhánh vú ngoài tới tuyến vú<br />
- Tách trực tiếp<br />
Nam<br />
Nữ<br />
- Thân chung:<br />
+ Chung thân cùng vai ngực<br />
Nam<br />
Nữ<br />
+ Chung thân dưới vai<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
1,77 ± 0,46<br />
1,46 ± 0,38<br />
<br />
1,23<br />
1,35<br />
1,43 ± 0,4<br />
<br />
ĐM cùng vai ngực <br />
<br />
TKGCCT ‐ TK giữa <br />
<br />
Cơ ngực bé <br />
<br />
105,57 ± 6,97<br />
76,88 ± 18,96<br />
<br />
ĐM Ngực nông <br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Động mạch ngực nông tách trực tiếp từ ĐM <br />
nách <br />
52,47<br />
108,24<br />
96,91 ± 22,86<br />
<br />
Tính chất các loại nhánh vú ngoài <br />
Giới<br />
<br />
Nữ<br />
59,83 ± 29,85<br />
63,51 ± 26,95<br />
<br />
91,19<br />
81,26 ± 46,60<br />
<br />
Chung (%)<br />
19 (76)<br />
38 (35,8)<br />
57 (43,5)<br />
<br />
Nhận xét: 43,5% Động mạch ngực nông cho <br />
nhánh vú ngoài. Không có sự khác biệt có ý <br />
nghĩa thống kê giữa 2 bên Phải và Trái ở nữ <br />
<br />
Nguyên ủy<br />
<br />
Nhánh trực tiếp<br />
<br />
Nhánh xuyên<br />
cơ ngực lớn<br />
<br />
Phải Trái Chung Phải Trái Chung<br />
<br />
Nam<br />
<br />
102,56<br />
<br />
Trái<br />
10<br />
19<br />
29<br />
<br />
ĐM nách <br />
ĐM Ngực ngoài <br />
<br />
Số lượng nhánh vú ngoài <br />
Phải<br />
9<br />
19<br />
28<br />
<br />
Cơ ngực lớn <br />
<br />
Số đo (mm)<br />
<br />
Đặc điểm các nhánh vú ngoài tới tuyến vú <br />
Giới<br />
Nguồn gốc<br />
Nam - đm ngực nông<br />
Nữ - đm ngực nông<br />
Chung - đm ngực nông<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chung<br />
<br />
- Động mạch<br />
ngực nông<br />
- Động mạch<br />
ngực nông<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
19<br />
<br />
4<br />
<br />
3<br />
<br />
7<br />
<br />
15 16<br />
<br />
31<br />
<br />
- Động mạch<br />
ngực nông<br />
<br />
4<br />
<br />
3<br />
<br />
7 (9,5) 24 26<br />
<br />
50<br />
(87,7)<br />
<br />
Tổng Cộng<br />
<br />
41<br />
<br />
33<br />
<br />
74 26 31<br />
(100)<br />
<br />
57<br />
(100)<br />
<br />
Nhận xét: ĐM ngực nông chủ yếu cho <br />
nhánh xuyên cơ ngực lớn vào tuyến (87,7%). <br />
<br />
Vị trí vào tuyến các nhánh trực tiếp <br />
Bảng: Vị trí vào tuyến các nhánh vú ngoài từ ĐM <br />
ngực nông <br />
Vị trí<br />
¼ trên ngoài<br />
¼ trên trong<br />
¼ dưới trong<br />
¼ dưới ngoài<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Nam<br />
Phải Trái<br />
(%) (%)<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Nữ<br />
Phải<br />
Trái (%)<br />
(%)<br />
1 (25) 1 (33,3)<br />
0<br />
1 (33,3)<br />
0<br />
1 (33,3)<br />
3 (75)<br />
0<br />
4<br />
3<br />
<br />
Chung<br />
Phải<br />
Trái (%)<br />
(%)<br />
1 (25) 1 (33,3)<br />
0<br />
1 (33,3)<br />
0<br />
1 (33,3)<br />
3 (75)<br />
0<br />
4<br />
3<br />
<br />
(p>0,05). <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
147<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Trái). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê <br />
giữa 2 bên Phải và Trái ở nữ (p>0,05). <br />
<br />
Tro<br />
ng <br />
<br />
Ng<br />
oài <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
1 <br />
(25%) <br />
<br />
0 <br />
(0%) <br />
<br />
3 <br />
(75%) <br />
<br />
1 <br />
(33,3<br />
%) <br />
<br />
0 <br />
(0%) <br />
<br />
Đặc điểm giải phẫu Động mạch ngực nông <br />
<br />
1 <br />
(33,3<br />
%)<br />
<br />
1 <br />
(33,3%<br />
) <br />
<br />
Tác giả Kodama cho rằng ĐM ngực nông <br />
có thể là gợi ý trong việc xuất hiện các trường <br />
hợp ĐM cánh tay nông – Động mạch cánh tay <br />
tách sớm(14). Trong mẫu khảo sát của mình, <br />
chúng tôi cũng ghi nhận được sự xuất hiện của <br />
loại mạch trên. <br />
<br />
0 <br />
(0%) <br />
<br />
Bảng : Tần suất xuất hiện ĐM cánh tay nông <br />
NỮ <br />
P<br />
<br />
T<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1: Vị trí vào tuyến các nhánh vú ngoài từ <br />
ĐM ngực nông <br />
Nhận xét: ĐM ngực nông cho nhánh trực <br />
tiếp vào tuyến ở nữ thường phân bố ở góc ¼ <br />
trên ngoài và ¼ dưới ngoài. Không khác biệt về <br />
ý nghĩa thống kê về sự phân chia các nhánh theo <br />
4 phân khu trên, ở cả 2 bên Phải và Trái ở nữ <br />
(p>0,05). <br />
<br />
Tọa độ của các nhánh xuyên cơ <br />
<br />
Nghiên cứu về ĐM<br />
cánh tay nông<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
(chi)<br />
<br />
Adachi (1928)<br />
Mc Cormack (1953)<br />
Rodriguez (2001)<br />
Tomakazu (2006)<br />
Kachlik (2010)<br />
NC Chúng tôi<br />
<br />
1198<br />
750<br />
168<br />
312<br />
130<br />
60<br />
<br />
Giá trị p (2tailed) của<br />
2<br />
phép kiểm X<br />
3,1<br />
0,0660<br />
0,12<br />
0,0090<br />
7,7<br />
0,8833<br />
3,42<br />
0,1823<br />
5<br />
0,6485<br />
8,3<br />
%<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương <br />
đồng với nghiên cứu của Rodriguez nhưng khác <br />
với các nghiên cứu của Adachi, Cormack, <br />
Tomakazu và David(2,3,14). Sự khác biệt này có thể <br />
do cở mẫu, chủng tộc, tỉ lệ nam/nữ của mẫu <br />
khảo sát. <br />
Chúng tôi cũng nhận thấy việc xuất hiện <br />
ĐM cánh tay nông không làm thay đổi vị trí <br />
cũng như tần suất các nhánh của ĐM nách. <br />
Điều này được thể hiện ở tỉ lệ xuất hiện các <br />
nhánh ĐM ngực ngoài và ngực nông khá cao <br />
(>50%). Quan điểm trên cũng giống tác giả <br />
Tomakazu (2004) khi nghiên cứu về các dạng <br />
ĐM cánh tay nông(14). <br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2: Định vị tọa độ xuyên cơ của ĐM vú <br />
ngoài <br />
Nhận xét: Vị trí các nhánh xuyên cơ phân bố <br />
trên bề mặt cơ ngực lớn trong hệ trục tọa độ <br />
mẫu tập trung chủ yếu (80,8% ‐ Phải, 74,2% ‐ <br />
<br />
148<br />
<br />
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: 80% <br />
trường hợp (Nữ: 76,2% ‐ Nam: 88,9%) xuất <br />
hiện ĐM ngực nông, chủ yếu tách trực tiếp <br />
(87,5% ‐ từ đoạn D3: 83,3%). Kết quả này khá <br />
tương đồng với các nghiên cứu của T.T.Sơn, <br />
Harii nhưng khác với kết quả của Lu Ying và <br />
Rowsell(10,9,13,15). Đặc biệt, theo Hwang (2005) <br />
thì ĐM ngực nông xuất hiện 100% các mẫu <br />
khảo sát(10). <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
Tỉ lệ xuất hiện ĐM ngực nông (%)<br />
NC Chúng tôi Harii<br />
Lu Rowsell Hwan O’Dey T.T.Sơ<br />
g (2007)<br />
n<br />
(2012)<br />
(1978) Ying (1984)<br />
(1983)<br />
(2005)<br />
(2010)<br />
80<br />
70<br />
95<br />
82<br />
100<br />
28<br />
50<br />
Giá trị p (2- 0,551 0,2192 0,7386 0,073 0,0001 0,1506<br />
tailed)<br />
0<br />
7<br />
<br />
Khi đối chiếu với nghiên cứu của Hwang <br />
chúng tôi nhận thấy còn có nhiều điểm khác biệt <br />
tương đối lớn như: <br />
‐ Trong nghiên cứu của mình: 12,5% trường <br />
hợp có thân chung, trong đó có 83,3% thân <br />
chung với ĐM dưới vai. <br />
‐ Trong nghiên cứu của Hwang: 81% trường <br />
hợp có thân chung: 39% có thân chung với ĐM <br />
cùng vai ngực, 42% thân chung với ĐM ngực <br />
ngoài(10). <br />
Nguyên nhân của sự khác biệt là do trong <br />
nghiên cứu của mình, chúng tôi đã có sự điều <br />
chỉnh về đặc điểm nhận dạng của ĐM ngực <br />
nông. Cụ thể, chúng tôi quy ước như sau: <br />
‐ ĐM ngực nông được ghi nhận khi tách trực <br />
tiếp từ ĐM nách. <br />
‐ Các trường hợp có thân chung với ĐM <br />
ngực ngoài thì chúng tôi xếp vào nhóm các <br />
nhánh vú ngoài tách từ ĐM ngực ngoài. <br />
Bảng: Tần suất và nguyên ủy ĐM ngực nông <br />
Tần suất nguyên ủy (%) Rowsell Sato Hwang<br />
NC này<br />
ĐM ngực nông<br />
(1984) (1992) (2005)<br />
Ngực nông + Ngực lưng<br />
47<br />
Ngực nông + Dưới vai<br />
28<br />
10,4<br />
Ngực nông + Cùng vai<br />
17<br />
39<br />
2,1<br />
ngực<br />
Ngực nông + Ngực ngoài<br />
10<br />
42<br />
-<br />
<br />
Lý do có sự điều chỉnh này: <br />
‐ Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi <br />
nhận thấy có hơn 9 trường hợp ĐM ngực ngoài <br />
có nhánh tương tự như nhánh ĐM ngực nông <br />
cùng xuất hiện đồng thời với các nhánh ĐM <br />
ngực nông (15%). <br />
‐ Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung <br />
quanh tên gọi và đặc điểm của ĐM này. <br />
Điều này được ghi nhận trong bài viết của <br />
Marios khi nhận xét về kết quả nghiên cứu của <br />
Hwang, tác giả cũng chỉ ra tính chưa phù hợp về <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tên gọi, tần suất xuất hiện, phân loại nguyên ủy <br />
các nhánh ngực nông tách từ ngực ngoài và <br />
cùng vai ngực. <br />
Theo Marios, ĐM ngực nông kinh điển là: <br />
‐ Chỉ tính các nhánh tách trực tiếp từ ĐM <br />
nách <br />
‐ Chỉ lấy các nhánh tách trực tiếp từ ĐM <br />
dưới vai, chạy nông xuyên cơ ngực lớn vào <br />
tuyến vú <br />
Tác giả Mehtap cho rằng ĐM ngực ngoài cấp <br />
máu cho vùng của ĐM ngực cao, và ngược lại <br />
nên cần được đặt tên lại cho phù hợp. Chính vì <br />
vậy, có hay chăng việc nhầm lẫn về tên gọi và <br />
cần phân biệt rõ 2 nhánh ĐM ngực ngoài và ĐM <br />
<br />
ngực nông(11). <br />
Trong Gray’s Anatomy ghi nhận nguồn gốc <br />
của ĐM ngực nông này chưa rõ ràng, đặc biệt là <br />
phần gần bờ ngoài cơ ngực lớn. Còn Agarwal và <br />
Anson (1939): ĐM ngực nông hay ngực ngoài <br />
phụ xuất phát trực tiếp từ ĐM nách mặt dưới <br />
hoặc từ ĐM cánh tay. Theo Manchot (1889): ĐM <br />
ngực nông là nhánh tách ra trực tiếp từ ĐM <br />
nách đến tuyến vú, nên được gọi là là ĐM ngực <br />
nông của Manchot(2,17). <br />
Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất cách điều <br />
chỉnh trên để thuận tiện trong việc mô tả và <br />
nghiên cứu dựa trên định nghĩa ĐM ngực nông <br />
của Manchot. <br />
Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình, <br />
chúng tôi cũng ghi nhận có 2 dạng đặc biệt là <br />
thân chung cùng vai ngực và dưới vai. Chúng <br />
tôi vẫn thống kê 2 dạng trên thuộc ĐM ngực <br />
nông vì kết quả này tương tự nghiên cứu <br />
Mehtap (1997) với tỉ lệ xuất hiện ĐM ngực <br />
nông từ thân chung cùng vai ngực là 7%. Mặc <br />
dù tác giả Marios cho rằng các nhánh ngực <br />
nông có nguồn gốc từ ĐM cùng vai ngực được <br />
xem như nhánh ngực của ĐM cùng vai ngực, <br />
nhưng theo Hwang thì nhánh ngực của ĐM <br />
cùng vai ngực theo kinh điển phải đi giữa lớp <br />
cơ và mạc dưới của cơ ngực lớn, chứ không bắt <br />
chéo và cho nhánh ra da. <br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
<br />
149<br />
<br />