intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Buông

Chia sẻ: Pham Thong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

86
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tháng Chín vừa qua là tròn sáu mươi năm ngày cưới của ông bà ngoại tôi. Sáu mươi năm – một đời người. Trên giấy tờ là vậy, nhưng thực tế, ông bà sống với nhau vỏn vẹn chưa tới ba mươi năm. Tôi nghe mẹ tôi kể rằng, ngày ấy, ông bà thương nhau nhiều lắm, nhất là bà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Buông

  1. Tháng Chín vừa qua là tròn sáu mươi năm ngày cưới của ông bà ngoại tôi. Sáu mươi năm – một đời người. Trên giấy tờ là vậy, nhưng thực tế, ông bà sống với nhau vỏn vẹn chưa tới ba mươi năm. Tôi nghe mẹ tôi kể rằng, ngày ấy, ông bà thương nhau nhiều lắm, nhất là bà. Vì thương ông, bà luôn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho ông. Mẹ nói có lần, bà xem phim, trong phim có đoạn người chồng bị ốm rồi qua đời, bà đã khóc sưng cả mắt, vì nghĩ đến nếu có một ngày ông xa bà vĩnh viễn như thế, chắc là bà cũng chết theo ông. Nhưng – cuộc sống vốn dĩ luôn phức tạp bởi từ “nhưng” này. Ông đã không xa bà, mà chính bà lại quyết định rời xa ông. Tôi còn nhớ như in, ngày tôi tựu trường vào lớp Một, cũng là ngày bà dọn nhà ra sống riêng. Mẹ tôi và các cậu dì đã hết sức cản ngăn nhưng vẫn không thể thay đổi được cái quyết định ấy của bà. Và cho đến bây giờ, những người lớn trong nhà cũng chỉ lờ mờ biết rằng ông đã làm một việc có lỗi với bà nhưng cũng không ai biết được lý do cụ thể, chính xác cái lỗi đó là gì?! Ông không giải thích, bà cũng lặng thinh. Và cứ thế, ông - bà vẫn đi song song bên cạnh cuộc đời của nhau, không ràng buộc cũng chẳng tự do.
  2. Minh họa.vnzoom.com Ba mươi năm rồi, ba mươi năm – khoảng thời gian đủ dài để dòng chảy cuộc đời cuốn trôi đi nhiều thứ nhưng trong dòng nhớ của bà, nỗi niềm ấy vẫn không thể nguôi ngoai. Bà vẫn dửng dưng trước những lời xin lỗi của ông. Bà không thể tha thứ cho ông hay cố tình không cho phép mình cái quyền được tha thứ ấy?! Mẹ tôi thường chép miệng thở than: “Ngoại bây, vì thương quá hóa hận”. Có lẽ vậy. Nhiều lúc, nhìn bà, tôi có cảm tưởng, bà đang mang một “tảng đá” lớn lắm trong lòng. Mà “tảng đá” ấy chính là sự kết tinh giữa thương và hận; giận và yêu. Còn ông, tôi cũng rất thương ông. Chỉ vì nỗi oán giận của bà quá sâu đã khiến ông phải sống trong sự ray rứt suốt nửa quãng đời còn lại. Tuổi già, bà đã bắt đầu lẫn lảng. Chuyện đời lúc nhớ lúc quên. Con cháu đứa quên, đứa nhớ. Nhưng bà vẫn “cương quyết” không “buông” cái lỗi của ông.
  3. Bà bệnh, nằm đấy yếu xìu, mọi người vây quanh lo lắng, đỡ đần. Nhưng khi ông xuống thăm, chưa thấy mặt, chỉ cần nghe tiếng ông ở phía trước nhà là ngay lập tức bà quay mặt vào trong vách. Tôi quay quắt với chính mình: “Chẳng lẽ, bà định mang “tảng đá” này sang tận thế giới bên kia?”. Đêm ấy, ngồi bên ngoại, tôi thầm thì: “Ngoại ơi, con biết, quên thì không quên được nhưng nhớ lại càng thêm đau. Cho nên nếu ngoại không quên được thì con xin ngoại, ngoại cũng đừng nhớ nữa!”. Bất giác, tôi thấy một giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt già nua của ngoại… Giọt nước mắt ấy ngoại khóc cho ai? Cho bà? Cho ông? Hay cho cái Duyên và Nghiệp mà cả ông và bà đã trót đeo mang? … Không ai có thể níu dòng sông trở về bến cũ, cũng không thể bắt dòng đời trở ngược gót thời gian. Cho nên: “… Thôi thì xin hãy buông nhau Trả ta trở lại một bầu trời không”. Tôi ước cho ngoại và có phải chăng tôi cũng đang tự nhắc nhở với chính mình?!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2