Các bệnh viện và trung tâm điều trị đau
lượt xem 6
download
Những thay đổi lớn trong cuộc đời đôi khi cần sự hướng dẫn cá nhân. Học cách xử trí đau mạn tính là một ví dụ về những khác biệt mà sự giúp đỡ trực tiếp có thể mang lại. Nếu bạn cảm thấy có thể được lợi từ việc chăm sóc có tính cá thể hơn, thì hãy xem xét việc đi khám ở một cơ sở chuyên khoa về điều trị đau. Ở đó, bạn có thể được lợi từ những kiến thức của các thày thuốc chuyên khoa đang hằng ngày phải đối phó với đau...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các bệnh viện và trung tâm điều trị đau
- Các bệnh viện và trung tâm điều trị đau Những thay đổi lớn trong cuộc đời đôi khi cần sự hướng dẫn cá nhân. Học cách xử trí đau mạn tính là một ví dụ về những khác biệt mà sự giúp đỡ trực tiếp có thể mang lại. Nếu bạn cảm thấy có thể được lợi từ việc chăm sóc có tính cá thể hơn, thì hãy xem xét việc đi khám ở một cơ sở chuyên khoa về điều trị đau. Ở đó, bạn có thể được lợi từ những kiến thức của các thày thuốc chuyên khoa đang hằng ngày phải đối phó với đau mạn tính. Bệnh viện điều trị đau là cơ sở với một hoặc nhiều thầy thuốc chuyên khoa trong điều trị các bệnh gây đau. Ví dụ, họ có thể là chuyên gia trong điều trị đau lưng hoặc đau đầu. Một trung tâm điều trị đau là một nhóm đa ngành gồm những thầy thuốc có chuyên môn có thể xử trí nhiều dạng đau khác nhau. Ví dụ, một trung tâm điều trị đau có thể xử trí tất cả các loại đau,
- thường có những chương trình nghiên cứu và tham gia đào tạo thầy thuốc điều trị đau Nơi bắt đầu Trong quá trình điều trị đau, bước đầu tiên là có được chẩn đoán đúng. Bạn phải đảm bảo rằng đau không phải là dấu hiệu của một bệnh khác, nhiễm trùng hoặc ung thư. Quá trình này thường bắt đầu với thầy thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu, người có thể chuyển bạn tới một hoặc nhiều bác sĩ chuyên khoa. Thường thì một số xét nghiệm chẩn đoán sẽ được thực hiện và những bước đi ban đầu được tiến hành để làm giảm đau. Nếu đau vẫn dai dẳng và điều trị ban đầu không làm giảm đau, thì bạn có thể nghĩ tới bệnh viện hoặc trung tâm điều trị đau. Ở đó các thầy thuốc sẽ khai thác bệnh sử và khám thực thể kỹ lưỡng. Các xét nghiệm chẩn đoán bổ sung sẽ được thực hiện. Những xét nghiệm này có thể không xâm nhập, như chụp X-quang, hoặc có xâm nhập, như phong bế dây thần kinh để chẩn đoán. Khi đã có chẩn đoán, phương án điều trị sẽ được đề xuất. Các chương trình phục hồi chức năng giúp bạn tận hưởng phần lớn cuộc sống ngay cả khi chứng đau mạn tính không giảm. Các chương trình phục hồi chức năng cho người bị đau
- Các chương trình phục hồi chức năng cho người bị đau ủng hộ quan điểm cho rằng đau mạn tính tác động đến nhiều mặt của cuộc sống và, vì vậy, cần một cách tiếp cận rộng. Các chương trình này sử dụng nhiều cách khác nhau để giúp bạn kiểm soát đau. Trong quá trình thực hiện, chúng cũng giúp bạn nhận biết các yếu tố trong cuộc sống góp phần gây đau, hoặc làm cho đau khó điều trị hơn. Thông thường, các chương trình phục hồi chức năng cho người bị đau có liên kết với các trường y hoặc các trung tâm y tế lớn, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trong nhiều chương trình phục hồi chức năng cho người bị đau, các bác sĩ chuyên khoa tích hợp các thay đổi hành vi và lối sống với lý liệu pháp và liệu pháp nghề nghiệp và sử dụng có chọn lọc các thuốc uống hoặc tiêm. Tùy theo vị trí hoặc nguyên nhân gây đau, các liệu pháp khác, như phản hồi sinh học hoặc kích thích dây thần kinh bằng điện qua da, cũng có thể được đưa vào kế hoạch điều trị. Nghiên cứu về các chương trình phục hồi đau cho kết quả lạc quan. Nó cho thấy những người tham gia chương trình nói chung giảm đau được nhiều hon và cải thiện cách nhìn cuộc sống hơn so với những người chỉ áp dụng một loại liệu pháp đơn thuần hoặc không áp dụng liệu pháp nào. Bệnh nhân trong các chương trình phục hồi chức năng cho người bị đau cũng dễ
- trở lại làm việc hơn, ít phải đi khám bác sỹ hơn, và thường duy trì được tiến triển tốt qua thời gian dài. Nhóm điều trị đau Các thành viên trong nhóm hợp thành chương trình phục hồi chức năng cho người bị đau rất khác nhau. Nhưng hầu hết các chương trình gồm một vài hoặc tất cả những thầy thuốc chuyên khoa chính sau: Bác sỹ nội. Bác sỹ nội được đào tạo tăng cường về lĩnh vực đau mạn tính thường đứng đầu nhóm, có vai trò điều phối và chỉ đạo. Người này có thể là bác sỹ gia đình hoặc được đào tạo một trong nhiều chuyên khoa, như thần kinh, tâm thần, gây mê hoặc lý liệu pháp (phục hồi chức năng). Chỉ có một hoặc một nhóm bác sỹ làm việc tại trung tâm hoặc bệnh viện. Bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý học giúp sắp xếp và xử lý nhiều vấn đề về hành vi và cảm xúc có thể đi kèm đau mạn tính, như trầm cảm, tức giận và sợ hãi. Họ cũng giúp chỉ ra những vấn đề góp p hần làm bạn đau, như quan hệ căng thẳng với người thân hoặc stress trong công việc. Ngoài ra bác sĩ tâm lý còn dạy những kỹ năng quan trọng như kỹ thuật làm giảm stress và thư giãn.
- Y tá. Các y tá giúp theo dõi việc sử dụng thuốc hoặc ngừng thuốc. Họ cung cấp thông tin về những biện pháp điều trị khác nhau và theo dõi tiến triển của bạn. Trong nhiều chương trình, các y tá làm việc như những người quản lý ca bệnh, hướng dẫn cho bạn và gia đình bạn và là cầu nối giữa các thành viên trong nhóm. Y tá cũng có thể là thành viên nhóm mà bạn gặp gỡ thường xuyên nhất. Bác sỹ lý liệu pháp. Bác sỹ lý liệu pháp đóng vai trò rất quan trọng với nhiệm vụ bồi đắp lại sức mạnh, sức bền và sự tự tin của bạn vào khả năng thực hiện các hoạt động hằng ngày. Bác sĩ lý liệu pháp làm điều này thông qua hướng dẫn cụ thể về một chương trình thể lực hoàn chỉnh, nâng cao sự độc lập của bạn bằng cách chú trọng làm tăng khả năng thực hiện các công việc cụ thể hằng ngày. Chỉ dẫn về các cơ chế đúng của cơ thể và cách tự chăm chữa cho tình trạng nhức cơ và cứng khớp cứng cũng là mục đích của lý liệu pháp và liệu pháp nghề nghiệp. Những người khác. Những người có chuyên môn khác có thể tham gia nhóm điều trị đau gồm:
- Bác sĩ dinh dưỡng giúp bạn ăn đủ dinh dưỡng hơn và kiểm soát cân nặng. Nhân viên xã hội giúp bạn giải quyết các vấn đề về tài chính, công việc, giáo dục hoặc gia đình. Nhân viên tư vấn hướng nghiệp giúp bạn phát triển các kỹ năng cần để trở lại làm việc hoặc để tiếp tục công việc. Chuyên gia giải trí giúp bạn tha m gia an toàn vào các hoạt động giải trí khác nhau Giáo sỹ giúp trong các vấn đề về tôn giáo và gia đình. Mong đợi điều gì Không phải tất cả các chương trình phục hồi chức năng cho người bị đau đều hoàn toàn giống nhau, nhưng cách tiếp cận thường khá tương đồng. Khi bạn vào viện, bạn sẽ được khám cẩn thận. Các thành viên trong nhóm có thể xem xét tình trạng tâm lý và thể chất của bạn, việc sử dụng thuốc, tình hình công việc và mối quan hệ với gia đình. Việc đánh giá giúp nhân viên đề ra phương án điều trị và các mục tiêu riêng nhằm vào những vấn đề cụ thể của bạn. Các mục tiêu này có thể gồm giúp bạn ngừng dùng
- thuốc, trở lại với công việc, hoạt động thể chất tích cực hơn và học cách thư giãn. Trong một số chương trình, liệu pháp và sự chú ý mà bạn nhận được là rất tích cực. Bạn ở hầu như cả ngày tại trung tâm trong khoảng 2 đến 4 tuần. Trong thời gian này bạn làm việc với bác sỹ lý liệu pháp và liệu pháp nghề nghiệp và tham gia các buổi học nhóm. Bạn cũng gặp gỡ hằng ngày với người phụ trách ca của bạn để trao đổi về tiến triển và những mặt mà bạn vẫn còn thấy khó khăn. Với các chương trình khác, lịch làm việc có thể thoải mái hơn. Bạn chỉ cần đến một vài giờ mỗi tuần trong một vài tuần. Xác định cơ sở điều trị đau như thế nào Ðể tìm một chương trình điều trị đau đáng tin cậy phù hợp với nhu cầu của bạn, hãy nói với bác sỹ. Một số chương trình cần thư giới thiệu chuyển bệnh nhân từ bác sỹ và bản sao hồ sơ bệnh án của bạn. Nếu bạn ở gần trường y, hãy kiểm tra xem trường có mở trung tâm hoặc bệnh viện điều trị đau hay không. Hoặc nếu bạn đang tham gia một nhóm hỗ trợ, bạn có thể hỏi các thành viên của nhóm xem họ có điều trị tại một cơ sở nào đó hay không và nghe xem họ nói gì về chương trình đó.
- Tìm kiếm điều gì Có khá nhiều trung tâm và bệnh viện điều trị đau. Nhưng do các cơ sở và nhân viên rất khác nhau về trình độ chuyên môn và mục tiêu, nên hãy xem xét các yếu tố sau khi đánh giá lựa chọn của bạn: Mục tiêu của cơ sở đó là gì? Chương trình chỉ tập trung vào việc giảm đau, hay bao gồm cả các dịch vụ giúp xác định nguyên nhân gây đau hoặc các vấn đề cá nhân có thể có liên quan với chứng đau. Cơ sở đó chủ trương phương pháp gì? Đặc biệt thận trọng trong đánh giá các chương trình chủ trương sử dụng lâu dài những thuốc gây nghiện, như opioid , hoặc thường bao gồm phẫu thuật hoặc dựa vào các liệu pháp chưa được chứng minh, như liệu pháp vi lượng đồng căn hoặc thảo dược. Các nhân viên có thân thiện và sẵn sàng lắng nghe không? Việc bạn cảm thấy thoải mái với những người xung quanh là rất quan trọng. Các nhân viên cần quan tâm tới bạn và bệnh trạng của bạn cũng dành thời gian lắng nghe bạn. Chương trình có được chứng nhận hoặc công nhận không? Các trung tâm và bệnh viện điều tị đau không nhất thiết phải được công nhận
- hoặc chứng nhận để hoạt động. Tuy nhiên, một số nơi yêu cầu phải có sự công nhận để được bồi hoàn bảo hiểm. Chứng nhận cũng giúp đảm bảo rằng chương trình đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của điều trị y tế thích đáng. Cơ sở đó có tỷ lệ thành công cao không? Hãy hỏi về tỷ lệ thành công lâu dài của chương trình. Không có chương trình nào có tỷ lệ thành công 100%. Tuy nhiên, nói chung khoảng một nửa số người điều trị tại các trung tâm điều trị đau toàn diện có thể trở lại làm việc. Chương trình có bao gồm các dịch vụ tiếp theo hay không? Nếu bạn cần chăm sóc thêm khi đã hoàn tất liệu trình điều trị, nên có số điện thoại hoặc người để liên lạc. Tránh những chương trình không có dịch vụ chăm sóc tiếp tục. Chi phí bao nhiêu? Tiền luôn là một vấn đề. Hãy đảm bảo là bạn biết trước chi phí của việc điều trị. Và hỏi cơ quan bảo hiểm xem những chi phí nào sẽ được chi trả. Một số cơ quan bảo hiểm chi trả cho việc điều trị trong một chương trình điều trị đau toàn diện, một số khác thì không. Và tùy theo dạng điều trị yêu cầu, các dịch vụ đi kèm với những cơ sở điều trị đau cụ thể có thể có hoặc không được chi trả.
- Vai trò của bạn Các bệnh viện và các trung tâm điều trị đau giống với nhiều thứ khác trong cuộc sống - bạn chỉ nhận được từ chương trình những gì mà bạn sẵn sàng cho nó. Nếu bạn không muốn học những kỹ năng mới và tiếp tục giữ thái độ tiêu cực, chương trình sẽ không giúp ích gì nhiều cho bạn. Nhưng nếu bạn tham gia chương trình với thái độ tích cực và những dự kiến thực tế, thì bạn có thể hiểu rõ hơn về những gì cần làm để trị chứng đau, và tự tin vào khả năng làm được điều đó của mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam
8 p | 592 | 27
-
Vắc-xin phòng bệnh cúm
5 p | 122 | 21
-
Bài giảng Đánh giá kết quả hỗ trợ cảm xúc cho bà mẹ theo mô hình đào tạo cha mẹ về can thiệp sớm trẻ tự kỷ tại khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018
25 p | 55 | 6
-
Một số bệnh viện và trung tâm điều trị đau
8 p | 80 | 4
-
Nơi cần đến khi nghi ngờ nhiễm HIV
4 p | 81 | 4
-
Kiến thức, thái độ và hành vi của nhân viên y tế về nghề Công tác xã hội tại bệnh viện Nhi Trung ương - ThS. Dương Thị Minh Thu
32 p | 13 | 4
-
Những tiến bộ mới trong chẩn đoán & điều trị rối loạn nhịp tim tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định
37 p | 74 | 4
-
Bài giảng Thiết kế Trung tâm Kiểm soát Nhiễm khuẩn Nguyên tắc và Tiêu Chuẩn
36 p | 46 | 3
-
Bài giảng Chăm sóc bệnh nhân thở máy dự phòng VAP theo mô hình trung tâm quốc gia về sức khỏe và y tế toàn cầu (NCGM) Nhật Bản
41 p | 28 | 3
-
Báo cáo về huấn luyện giảng viên tại trung tâm tiền lâm sàng Bộ môn ngoại
25 p | 92 | 3
-
Bài giảng Tổng kết tình hình tạo nhịp vĩnh viễn tại trung tâm tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế - Th.S BS Hoàng Văn Quý
29 p | 24 | 2
-
Truyền hóa chất tĩnh mạch trung tâm qua buồng tiêm
3 p | 1 | 1
-
Truyền hóa chất tĩnh mạch trung tâm qua Catheter
3 p | 4 | 1
-
Kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân có catheter tĩnh mạch trung tâm
11 p | 3 | 0
-
Nghiên cứu áp dụng thang điểm HEART trong phân tầng nguy cơ bệnh nhân đau ngực vào Trung tâm Cấp cứu - đột quỵ, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
8 p | 1 | 0
-
Động lực làm việc của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Trung tâm y tế Huyện Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hòa năm 2023
8 p | 3 | 0
-
Kết quả tự chủ tài chính khối bệnh viện tại trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2019-2021
8 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn