intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các giai đoạn trong quá trình phát sinh loài người (di tích người cổ)

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

173
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vài dẫn liệu về di tích người cổ Nói chung, các quan điểm của Lamarck và Darwin về nguồn gốc loài người dược nhiều nhà khoa học công nhận. Tuy nhiên, vấn đề là cần có bằng chứng để chứng minh, đó chính là các hoá thạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các giai đoạn trong quá trình phát sinh loài người (di tích người cổ)

  1. Các giai đoạn trong quá trình phát sinh loài người (di tích người cổ) Vài dẫn liệu về di tích người cổ Nói chung, các quan điểm của Lamarck và Darwin về nguồn gốc loài người dược nhiều nhà khoa học công nhận. Tuy nhiên, vấn đề là cần có bằng chứng để chứng minh, đó chính là các hoá thạch. Hoá thạch là bất kỳ dấu vết nào của sinh vật cổ xưa còn lại trên vỏ sò, xương hay dấu vết in trên đất đá. Các mẫu hoá thạch
  2. đã soi sáng và cụ thể hoá quá trình xuất hiện loài người. Mẫu hoá thạch thường được đặt tên dựa vào tên địa điểm tìm thấy nó.Ví dụ, mẫu xương người tìm thấy ở vùng Neanderthal của Đức, được gọi là người Neanderthal. Có thể kể ra những phát minh chủ yếu đến năm 1965 như sau: + Năm 1856 tìm thấy di tích người Neanderthal (Đức) + Năm 1868 - người Cro-Magnon (Pháp) ... + Năm 1981-1893: Tìm thấy di tích người Java. + Năm 1907 - người Heidelberg.
  3. + Năm 1925 - người vượn Australopithecus ở Thung (Nam Phi). + Năm 1927 - người Bắc Kinh. + Năm 1961 - 1964: Tìm thấy di tích người khéo léo Homo habilis ở Onduvai (Tanzania). Như vậy đến năm 1965, khá nhiều hoá thạch người cổ đã được tìm thấy góp phần làm sáng tỏ vấn đề nguồn gốc loài người. Trong đó nhiều dấu vết của người cổ tìm thấy sau năm 1965 ở Đông Phi và Nam Phi có ý nghĩa rất quan trọng. 4. Sự tiến hoá của bộ Primates Bộ Primates gồm khoảng 180 loài. Tìm hiểu bộ này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ nguồn gốc loài người. Nghiên cứu các hoá thạch cho thấy bộ
  4. Primates được tiến hoá từ dòng thú nhỏ giống chuột, có tập tính leo trèo sống trên cây, ăn côn trùng. Chúng xuất hiện vào kỷ Thứ Ba của đại Tân Sinh cách đây 70 triệu năm, sau đó tiến hoá theo nhiều hướng theo nhiều hướng khác nhau, nhưng vẫn giữ một số đặc điểm chung: (l) Xương đòn không bị thoái hoá; (2) Khớp vai phát triển làm cho cận động được tự do theo các hướng và có khuỷu tay thuận tiện cho vận động quay; (3) Giữ khả năng hoạt động 5 ngón của bàn chân; (4) Sự vận động độc lập của mỗi ngón được tăng cường, đặc biệt ngón cái thường đối diện với các ngón khác; (5) Biến đổi vua thành móng phẳng; (6) Phát triển súc giác nhậy cảm ở đầu ngón; (7) Thu ngắn mõm; (8) Thị giác lộ ra và phát triển khả năng nhìn nổi; (9) Bộ não phát triển, đặc biệt là vỏ não ; (10) Thường
  5. chỉ có hai vú và (11) Mỗi lứa thường chỉ đẻ một con. Phần lớn các đặc điểm đó đều liên quan tới đời sống trên cây. Bộ Primates xuất hiện cách đây 67 triệu năm và ít nhất là 37 triệu năm trước khi tách ra thành 2 nhánh chủ yếu: Prosimian (Vượn Nguyên thuỷ) và dòng tổ tiên của người. Hiện nay vẫn tồn tại một số loài vượn thuột dòng Prosimian, như vượn cáo (Lemur). Có lẽ dòng vượn tổ tiên của người đã tách khỏi nhánh chung của Primates cách ngày nay khoảng 50 triệu năm. Những mẫu hoá thạch thu thập được gần đây xác nhận các tổ tiên của Primates có mặt trên lục địa Á - Âu (eurasia) và tổ tiên của loài người thì ở châu Phi. Năm 1994, các nhà khoả cổ học phát hiện được hai mẫu hoá thạch Primates
  6. nhỏ có khối lượng khoảng 200gr, đó là (l) eosimias sinensis ở Trung Quốc cách nay khoảng 45 triệu năm, được xem là Primates cổ nhất đã tìm thấy, và (2) Algeripithecus minutus tồn tại cách thời nay khoảng 45-50 triệu năm được tủn thấy trên sa mạc Sahara. Trước đó, mẫu hoá thạch Aegytopithecus tủn thấy ở Ai Cập có niên đại 32 triệu năm được xem là mẫu vật cổ nhất. Proconsul là đại diện đầu tiên đáng lưu ý trong nghiên cứu tổ tiên xa xưa dẫn tới phát sinh loài nghĩnh. Năm 1927, H. Gordon đã phát hiện răng và xương của một loài vượn cổ có niên đại 18 triệu năm ở châu Phi. Năm 1931, A. Hopwood cho rằng đó là một loài vượn tổ tiên của hắc tinh tinh (chimpanze) và ông đặt tên loài mới này do ông phát hiện thêm một
  7. mẫu vật là Proconsul africanus. Sau đó nhiều mẫu xương của Proconsul được tìm thấy. Đến năm 1980, nhà khoa học Mĩ A. Walker tình cờ phát hiện xương của Proconsul trong đống xương động ở bảo tàng cổ sinh học của Kenya. Sau đó, năm 1984 các nhà chuyên môn tìm thấy nhiều mẫu xương đủ để lắp ráp bộ xương Proconsul khá hoàn chỉnh. Proconsul có tập tính di chuyển chậm trên cây có thể chuyển từ cây này sang cây khác, đu đưa trên cành cây nhờ có tay và không có đuôi. Có thể Proconsul là tổ tiên chung của cả người và vượn người, chứ không phải chỉ là tổ tiên của hắc tinh tinh và khỉ đột. Proconsul tồn tại ít nhất khoảng 18 triệu năm trước đây.
  8. Một sự kiện rất quan trọng là tìm thấy các mẫu hoá thạch của Kenyapithecus trong các lớp địa tầng có niên đại 10,5 triệu năm. Một số mẫu xương và răng có tuổi địa chất từ 9 đến 6 triệu năm được xem là tiền thân của loài người. Các dẫn liệu khảo cổ cho phép mô tả khái quát sơ đồ tiến hoá dẫn đến loài người như sau: khoảng 45-50 triệu năm trước đây, người và vượn khỉ có nguồn gốc chung là một loài linh trưởng cổ. Các nhánh tiến hoá của các loài khỉ có đuôi và không đuôi đã tách nhau cách nay khoảng 25-30 triệu năm, trong đó nhánh tiến hoá thành người tách ra vào khoảng 5-10 triệu năm. Do vậy xét về quan hệ họ hàng thì hắc tinh tinh gần với người hơn cả. Vấn đề đặt ra là cần xác định thời điểm xuất hiện những dạng người đầu tiên.
  9. Các mẫu hoá thạch tìm kiếm được cho thấy Dryopithecus rất giống Kenyapithecus châu Phi. Hoá thạch của chúng tìm thấy ở châu Âu từ Thổ Nhĩ Kì đến Tây Ban Nha trong những địa tầng niên đại từ 1,5 đến 12 triệu năm. Theo quan điểm ngày nay, Dryopithecus không phải tổ tiên của loài người và cũng không phải tổ tiên của đười ươi (Orangutan). Mẫu hoá thạch Ramapithecus được tìm thấy năm 1934 ở phía bắc Ấn Độ, sau đó thấy ở Pakistan. Tuy vậy, các hội nghị quốc tế về nguồn gốc loài người vào năm 1981 và 1982 đều xác nhận Ramapithecus không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người. Mấu răng và hàm của Ramapithecus giống với đười ươi nhiều hơn hắc tinh tinh. Phân tích hoá sinh bằng cách thử hoạt tính protein và phản ứng kháng nguyên cũng
  10. chứng minh điều nói trên. Ramapithecus không phải là tổ tiên của người và cả đười ươi. Trong khi đó, các bằng chứng sinh học phân tử và khảo cổ học cho thấy các dạng tổ tiên của con người chỉ xuất hiện ở châu Phi. Về sự phân hoá, có thể nói quá trình phát triển của Primates từ 25 triệu năm trở lại ngày nay được mô tả trên sơ đồ hình 21. Điều đáng chú ý là dòng vượn phát triển thành người được bắt nguồn từ Proconsul vào khoảng 20 triệu năm, và tiếp sau đó là Kenyapithecus trong khoảng 15 đến 11 triệu năm trước đây. Australopithecus được coi là dạng đầu tiên của loài người, mặc dầu còn nhiều nét giống vượn. Khi mới phát hiện người cổ Java, các nhà nghiên cứu cho rằng sự ra đời dạng người đầu tiên được tính cách đây
  11. khoảng 500 000 năm. Tuy vậy, các nhà khảo cổ học dựa trên nhiều mẫu hoá thạch lại xác định rằng con người xuất hiện cách đây khoảng 15 triệu năm, các nhà sinh học phân tử cho là khoảng 3 triệu năm. Sau khi tranh luận, họ tạm thời thống nhất khoảng 7,5 triệu năm. Ngày nay đa số quan niệm dạng người đầu tiên ra đời khoảng 8-10 triệu năm trước đây. Địa điểm xuất hiện loài người là ở châu Phi, cụ thể là trên các vùng đất của Ethiopia, Kenya, Tanzania và Nam Phi. Khi xem xét bản đồ châu Phi, Y. Coppens nhận thấy các địa điểm thu mẫu hoá thạch người cổ chỉ nằm ở Đông Phi, còn hắc tinh tinh và khỉ đột hiện đang sống chỉ tìm thấy ở phía Tây châu Phi. Trong khi đó mẫu hoá thạch người cổ không tìm thấy ở phái Tây, và mẫu hoá thạch hắc tinh tinh và khỉ đột không tìm
  12. thấy ở Đông Phi. Sự khác nhau giữa hai vùng này của châu Phi thể hiện rõ ở chỗ Đông Phi là đồng cỏ (savanna), còn Tây Phi là rừng rậm cây to. Như vậy giữa họ Panidae (hắc tinh tinh và khỉ đột) và họ người đã có sự cách li địa lý trong quá trình hình thành loài. Có lẽ, khoảng 8 triệu năm trước đây có một biến cố kiến tạo địa chất rất lớn xảy ra đã tạo thành dãy núi ngăn cách Đông và Tây Phi là một nhân tố tác động dẫn đến sự xuất hiện loài người ở phía Đông. Sự tiến hoá của các nhóm Primates có liên quan đến các biến đổi địa chất, địa lý,...như các biến động tạo sơn, sự nối liền lục địa châu Phi và Âu-A khoảng 15 triệu năm trước đây, và sự xuất hiện bình nguyên do đứt gãy lục địa chạy Phi. Sự biến đổi địa lý đó kéo theo thay đổi khí
  13. hậu, làm cho Đông Phi trở nên khô hạn hơn. Những biến đổi đó có ý nghĩa quan trọng đối với sự xuất hiện loài người. Sự cách địa lý và các điều kiện môi trường biến đổi sâu sắc là một tiền đề đưa đến những thay đổi căn bản vật chất di truyền (thay đổi bộ NST), tạo điều kiện cho sự phát sinh loài người. Năm 1995, tại nước cộng hoà Tchad thuộc Trung Phi, mẫu hoá thạch xương hàm dưới của một Australopithecus được phát hiện đã cho thấy cái nôi loài người không chỉ là Đông Phi. Một dạng vượn có thể gọi là người vượn đã sống cách thời nay ít nhất 3- 4, có thể từ 8-10 triệu năm được gọi là Australopithecus - vượn phương Nam. Có thể xem Australopithecus là một dạng quan trọng trên con đường hình thành dạng người.
  14. Mẫu hoá thạch của nhiều loài australopithecus khác nhau tìm thấy ở Đông Phi cũng sống trong thời gian cách thời nay khoảng 5 triệu năm. Năm 1924, Raymond Dart tìm thấy một mẫu xương sọ hoá thạch ở Taung thuộc vùng Đông Nam châu Phi, đó là sọ của một đứa bé chừng 5-6 tuổi R. Dart khẳng định rằng đó là một mẫu người nguyên thuỷ và đặt tên là Australopithecus africanus (Vượn phương Nam). Phát hiện này được công bố trên báo Sau của Johannesburg ngày 25/02/1925. Đến năm 1936, Robert Broom nhận định ý kiến của R. Dart đưa ra trước đó là đúng và cũng năm đó ông đã tìm thấy một hoá thạch nữ của Australopithecus. Năm 1948, R. Broom phát hiện Australopithecus robustus ở Kromdraii
  15. và nghiên cứu hoá thạch của nhiều dạng Australopithecus, rồi nhấn mạnh Australopithecus là một giống (genus) gồm ít nhất hai loài: A. Africanus nhỏ hơn và A. Robustus to hơn. Theo R. Broom, A. Africanus xuất hiện sớm hơn, đã đi bằng hai chân, sống cách thời nay khoảng 2 triệu năm và tổ tiên của loài người. Sau 23 năm, đến năm 1959, hai vợ chồng nhà khảo cổ nhân học người Anh là Louis và Mary Leakey đã phát hiện ở hẻm vực Onduvai (Bắc Tanzania) các dấu vết hoá thạch của một cá thể tương tự Australopithecus. Vào một buổi trưa, bà Mary Leakey tìm được một mẫu sọ não hoá thạch, đó là sọ của một vượn người độ 18 tuổi, được đặt tên là Zinjanthronus boisei, về sau mẫu này được đặt tên lại là A. Boisei. Các kết quả khai quật của hai vợ chồng Louis và
  16. Mary Leakey thu nhận được ở Kenya và Onduvai đã khẳng định sự tồn tại của Australopithecus. Mẫu hoá thạch Zinjanthropus boisei, về sau được sửa lại là Australopithecus boisei, có niên đại cách thời nay là 1750 000 năm. Như vậy, người ta đã tìm thấy hoá thạch của 3 loài Australopithecus. Từ năm 1973 đến 1977, các nhà nghiên cứu đã thu thập hàng trăm mẫu hoá thạch tương ứng với ít nhất 65 cá thể, tất cả đều thuộc Australopithecus, có niên đại khoảng 3,8 đến 2,5 triệu năm, chúng sống trên các đồng cỏ, ẩm, có cây bụi, cạnh những sông và hồ lớn. Ngày 30/11/1974, nhà nghiên cứu người Mĩ Donald Johanson may mắn tìm thấy mẫu xương vượn người Australopithecus, gồm 52 xương không
  17. trùng lặp của một cá thể khoảng 20 tuổi, cao khoảng một mét và nặng gần 30 kg, đó chính các mẫu xương hoá thạch của Lucy, có ký hiệu AL 288-1. Việc xác định niên đại cho thấy Lucy đã từng sống cách thời nay khoảng 3,5 triệu năm, được đặt tên loài loài A. Afarensis (Hình 27: Hình tái tạo của Lucy). Kết quả nghiên cứu thu nhận được cho thấy người vượn đã sống cách đây khoảng 4 đến 6 triệu năm: Suốt một thời gian dài sau đó, Lucy được coi là tổ tiên của loài người. Về sau đã được thay đổi bằng loài A. Africanus. Các dấu vết hoá thạch của Australopithecus được phát hiện nhiều ở Đông Phi, trong đó một số mẫu vật đáng chú ý là:
  18. + Năm 1994, phát hiện được dạng "con trai của Lucy", đó là mẫu A. Afarensis có niên đại 2,9 triệu năm. + Năm 1993, Tim White tìm thấy hoá thạch bậc tiền bối của Lucy ở Aramis, với hơn 50 mẫu từ 17 cá thể có niên đại 4,4 triệu năm. Đó là loài mới A. Ramidus. + Năm 1995, tại nước cộng hoà Tchad thuộc Trung Phi, người ta phát hiện xương hàm dưới của một australopithecus, được đặt tên là Abel chứng tỏ cái nôi của loài người không phải chỉ là Đông Phi. Có thể nói Australopithecus có ít nhất 8 loài, sống trong thời gian khá dài và đã có sự phân hoá giới tính về hình thái, như con đực cao trung bình 1,3 mét, nặng gần 45 kg,
  19. con cái không cao quá 1,2 mét và mang không quá 30 kg. Các Australopithecus là dạng trung gian giữa tổ tiên xa xưa và người Homo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1