Các giai đoạn trong quá trình phát sinh loài người (người Homo)Sự phát triển
lượt xem 64
download
Các giai đoạn trong quá trình phát sinh loài người (người Homo) Sự phát triển của giống người Homo Các loài thuộc giống người Homo có những tính chất khác biệt so với các vượn người, có thể xem đó là những đại diện đầu tiên của người hiện đại (Homo sapiens sapiens). Sự tiến hoá của giống người Homo có lẽ diễn ra theo trình tự lịch sử như sau: người khéo léo Homo habilis, người đứng thẳng Homo erectus, người thông minh (người cận đại) Homo sapiens và người hiện đại Homo sapiens sapiens (Chữ sapiens sapiens có nghĩa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các giai đoạn trong quá trình phát sinh loài người (người Homo)Sự phát triển
- Các giai đoạn trong quá trình phát sinh loài người (người Homo) Sự phát triển của giống người Homo Các loài thuộc giống người Homo có những tính chất khác biệt so với các vượn người, có thể xem đó là những đại diện đầu tiên của người hiện đại (Homo sapiens sapiens). Sự tiến hoá của giống người Homo có lẽ diễn ra theo trình tự lịch sử như sau: người khéo léo Homo habilis, người đứng thẳng Homo erectus, người thông minh (người cận đại) Homo sapiens và người hiện đại Homo sapiens sapiens (Chữ sapiens sapiens có nghĩa là rất thông minh, cực kỳ thông minh,...để
- nhấn mạnh khả năng trí tuệ của người hiện đại). + Người khéo léo (Homo habilis): Năm 1961-1964, những mẫu hoá thạch quan trọng tìm thấy ởOnduvai (Tanzania) có những đặc điểm gần giống với Australopithecus, nhưng cũng có một số đặc điểm vượt trội hơn, đặc biệt là sọ não đạt tới 650 cm3. Tại những địa điểm tìm thấy các mẫu này thường có các công cụ đồ đá thô sơ. Có thể các cá thể đó biết sử dụng các công cụ, vì thế Leakey xếp vào họ người Homo và đó là những con người đầu tiên. Đến năm 1964, vợ chồng Leakey gọi chúng là người khéo léo Homo habilis. Sau đó mẫu Homo habilis còn tìm thấy ở Omo thuộc Ethiopia và ở hồ Turkana (Kenya) có niên đại 1,9 đến 1,8 triệu năm. Theo Leakey và các đồng
- nghiệp, H. habilis đã sống cùng thời với Australopithecus ở Đông Phi khoảng 2 đến 1 triệu năm trước đây. Homo habilis có thể là một dòng tiến hoá độc lập dẫn đến hình thành con người biết chế tạo công cụ và có thể chúng là dòng tiến hoá thẳng đến con người Homo, chứ không phải là Australopithecus. Về hình thái, sinh lý, Homo habilis nhỏ và mảnh dẻ, người lớn cao khoảng một đến 1,5 mét, nặng từ 25-50 kg, có sự phân hoá hình thái giới tính rõ ràng, các cá thể đực có thể lớn gấp đôi một số cá thể cái. Tuổi thọ không cao, đa số mẫu hoá thạch thu được khoảng 20 tuổi, những cá thể 30 tuổi là đã già. Não bộ đạt tới 600-800 cm3, to hơn não của australopithecus, mặt thu hẹp và có những thay đổi theo hướng người hiện
- đại, như trán nhô, gờ mắt ít nổi rõ, mặt tròn hơn, hàm nhỏ và răng nhỏ hơn. Các chi trước còn dài, các ngón tay có khả năng cầm nắm chặt,...nhưng các bàn chân đã giống người hiện đại. Homo habilis có dấu hiệu ít lông, da đen hay màu nâu (có lẽ do thường xuyên phơi nắng). Phần lớn các mẫu H. Habilis được tìm thấy trong các vũng nước, có lẽ chúng có nhu cầu nước khá lớn trong cuộc sống của mình. Về tập tính hoạt động sống, những H. Habilis đầu tiên thường sống dưới các bóng cây to, hái lượm củ, quả, hạt, hoa, chồi cây non,...hoặc săn bắt động vật, như côn trùng, giun, ốc sên, cá, trứng chim,...Người H. Habilis sống thành bầy đàn, thường vài mươi cá thể hoặc đông hơn, nhưng chưa phải là đời sống xã hội. Ngươi khéo léo đã biết dùng cành cây,
- gai nhọn, đá,...để làm một số công cụ cách đây khoảng 2,6 triệu năm, thâm chí lâu hơn. Đó là những dấu hiệu cổ nhất của nền văn minh sơ khai loài người. Homo habilis bắt đầu biết quan sát, ghi nhận các âm thanh, mùi, tập tính các loài vật khác, nhận biết các mùa, các hiện tượng thay đổi của môi trường xung quanh,...và hiểu biết của họ dần dần được tích luỹ. Nhờ biết quan sát, họ có thể săn bắt tết, nên thức ăn thịt có nhiều hơn. Nguồn thức ăn giàu protein đã góp phần đáng kể cho sự tăng cường hoạt động trí não. Trong cuộc sống như thế dần dần xuất hiện phân công lao động sơ khai, như các cá thể nam to khoẻ hơn thì đi săn bắt, còn cá thể nữ ở "nhà" nuôi con. Việc phân chia thức ăn kiếm được, cũng như phối hợp trong săn bắt là cơ sở đầu tiên tiến tới hình thành đời sống xã hội. Thời
- gian nuôi con kéo dài, bắt đầu biết hướng dẫn, kiểm soát các hoạt động của con cái, truyền đạt các hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Mối quan hệ phức tạp dần dần đòi hỏi phát triển âm thanh giàu âm tiết hơn (hay ngôn ngữ) cần thiết cho sự giao tiếp. Các nghiên cứu giải phẫu học trên các mẫu hoá thạch cho thấy H. Habilis chưa thể nói tốt. Nhưng họ có thể dùng các cử chỉ của tay và nét mặt để truyền đạt các thông khác nhau. Người khéo léo H. Habilis sông cách đây khoảng 3,0 đến 1,5 triệu năm ở châu Phi. + Người đứng thẳng (Homo erectus). Người đứng thẳng H. erectus có niên đại khoảng 1,8 đến 0,2 triệu năm, các mẫu hoá thạch được tìm thấy không những ở châu Phi, mà còn thấy ở châu Á và châu Âu. Một số mẫu hoá thạch cần nói tới, đó
- là người Java (1891-1893), người Heidelberg (1907) và người Bắc Kinh (1927). Bác sĩ người Hà Lan Eugène Dubois đã phát hiện người cổ Java (trên đảo Java - Indonesia). Hiện nay ở làng Trinil, nơi phát hiện mẫu hoá thạch người Java còn có bia đá ghi dòng chữ "P.E. 175 m. ONO - 1891- 1893", có nghĩa là mẫu hoá thạch người vượn đi thẳng Pithecanthropus erectus, được tìm thấy cách 175 mét Đông-bắc-đông , năm 1891 - 1893. Tháng 10/1907, người ta tìm thấy một cái xương hàm to có răng ở Mauer gần vùng Heidelberg của nước Đức. Người vượn Heidelberg, được coi là loài Homo erectus có lẽ đã sống trên vùng đất châu âu khoảng 600 000 năm trước thời nay.
- Nói về người vượn Bắc Kinh, vào năm 1927, bác sĩ người Canada là D. Black cùng một số nhà địa chất người Thuỵ Điển đã khai quật được các mẫu xương người vượn ở đồi Chu Khẩu Điếm cách Bắc Kinh 40 km về phía Đông Nam. Nghiên cứu các chỉ số nhân chủng học, người ta xác định các mẫu hoá thạch đó là dạng người Homo erectus và được gọi là người Bắc Kinh (Sinanthropus pekinensis), gọi đúng hơn là Pithecanthropus pekinensis. Đến năm 1930, cũng ở đó lại tìm thấy thêm những di cốt và những mảnh công cụ, đã khiến cho D. Black làm việc ngày đêm không cảm thấy mệt mỏi và ông đã chết khi trên tay vẫn còn đang cầm cái sọ người Sinanthropus.
- Năm 1935, bác sĩ Fr. Weidereich là người tiếp tục công việc của D. Black mới đủ cơ sở xác định đúng Sinanthropus thuộc giống Homo. Người Bắc Kinh có niên đại khoảng 500 000 năm trước đây, có lẽ đây là một dạng người cổ, mắt xích trung gian giữa người và vượn. Theo Fr. Weidereich, người Bắc Kinh di chuyển bằng hai chi sau, răng khác với răng vượn người, sọ não khoảng 1000 cm3 lớn hơn sọ vượn người (400 cm3), nhưng lại bé hơn sọ người hiện đại (1300 cm3). Các di tích công cụ tìm thấy chứng tỏ người Bắc Kinh đã có trình độ văn minh sơ khai đáng chú ý. G. V. Koenigswald (1937) tiếp tục khai quật ở Java đã tìm thấy một cái sọ mới có đặc điểm giống với cái sọ, mà Dubois tìm được, nhưng hình thái cấu tạo phức tạp hơn có niên đại hoá thạch khoảng 500 000 năm.
- Nghiên cứu so sánh cho thấy người Java và người Bắc Kinh có các đặc tính chủ yếu giống nhau, và có thể có quan hệ trực tiếp với người Heidelberg. Nhưng dù thế nào thì ngày nay khoa học cũng khẳng định cả 3 dạng người nói trên đều thuộc loài Homo erectus. Về đặc điểm hình thái, sinh lý và tập tính hoạt động sống, Homo erectus có chiều cao từ 1,4 - 1,8 m, sọ não khoảng 750- 1400 m3 (lớn hơn người H. habilis nhưng nhỏ hơn người hiện đại), lỗ chậm và cột sống thể hiện rõ khả năng đi thẳng đứng. Vị trí thấp và cấu tạo của thanh quản cho thấy có khả năng phát ra những âm thanh phức tạp (tiếng nói). Có lẽ cách đây khoảng 0,5 triệu năm, người H. erectus có số lượng cá thể không đông,
- chỉ khoảng vài trăm nghìn sông phân tán theo nhóm đàn trên phạm vi rộng. Tuổi thọ trung bình của H. erectus khoảng 20- 25 năm. Mỗi nhóm khoảng 30 cá thể, các hoạt động chính là săn bắt động vật, hái lượm quả cây,...nên khu vực sống khá rộng và địa điểm sống của nhóm thường không ổn định. Người H. erectus đã bắt đầu chinh phục thiên nhiên, săn bắt,... Các di tích cho thấy họ tấn công tất cả các loài động vật, nhưng chủ yếu là động vật nhỏ và đã biết dồn con mồi vào bẫy. Nhiều công cụ bằng đá đã được chế tạo bằng những tác động đơn giản, như đập vỡ để dùng những mảnh đá nhọn sắc, ghè hoặc mài những hòn đá lên nhau,... Một sự kiện cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa lớn mang tính quyết định tới sự chuyển hoá thực sự trong cuộc sống loài người nguyên thuỷ, đó là sự kiện người Homo
- erectus biết dùng lửa. Các loại công cụ mới do người H. erectus chế tạo đã thay thế các công cụ ban đầu còn quá thô sơ của người Homo habilis. Có thể nhận thấy dấu hiệu chung là cả hai loài người này đều thích đi xa, phân tán rộng, "lang bạt kiếm ăn, chinh phục thiên nhiên" ở khắp nơi trên thế giới. + Người cận đại (Homo sapiens): Những mẫu hoá thạch khai quật được đều chỉ rõ rằng người Homo erectus có những dấu hiệu điển hình đã biến mất trong khoảng từ 200 000 đến 150 000 năm trước đây, và nhường chỗ cho những hoá thạch người cận đại Homo sapiens vào cuối thời kỳ băng hà Riss. Một sự kiện quan trọng là phát hiện hoá thạch người Neanderthal. Đã biết ngay từ
- năm 1856, trước khi S. R. Darwin công bố tác phẩm "Nguồn gốc các loài", ở thung lũng Neanderthal của nước Đức người ta đã phát hiện được một số xương chỏm sọ, xương vai và các chi của người hoá thạch, được đặt tên là người Neanderthal, có thể xem là đại diện đầu tiên của H. sapiens. Các mẩu xương hoá thạch người Neanderthal phân bố ngẫu nhiên, và khác với người hiện đại ở chỗ là có cung trên lông mày phát triển, trán do, hộp sọ dẹt phía trước và do phía sau. Về sau nhiều mẫu hoá thạch được tìm thấy ở châu âu. Về đặc điểm hình thái sinh lý, người Neanderthal trưởng thành cao khoảng 1,65 m, thường dao động trong khoảng 1,55 ở nữ và 1,70 m ở nam... Não bộ có kích thước gần với người hiện nay. Một
- số sự kiện đáng chú ý, như: (1) Những năm 1950, hầu hết các tác giả cho rằng người hiện đại có nguồn gốc châu âu là xuất phát từ dạng người Cro- Magnon, rồi di cư sang châu Á và châu Phi; (2) Từ những năm 1970, các bằng chứng khảo cổ học cho thấy tổ tiên trực tiếp của loài người hiện đại tồn tại ít nhất 60000 năm ở vùng Cận-Đông; (3) Đến những năm 1980, các dẫn liệu khoa học xác nhận rằng người Neanderthal không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người hiện đại, mà chỉ cùng tồn tại trong một thời gian dài, sau đó nhường chỗ cho người hiện đại. Về đời sống xã hội, công cụ lao động và văn hoá, thì những người cận đại Homo sapiens quần tụ thành nhóm nhỏ từ 30 đến 50 cá thể và có biểu hiện cố ý ngăn cách với các nhóm khác. Thường các
- nhóm khác nhau cố tránh những cuộc va chạm, và đi đến thiết lập sở hữu lãnh thổ riêng do đất còn rộng. Tuy nhiên giữa các nhóm đã hình thành "ngôn ngữ" để có thể thông tin, giao tiếp với nhau, và như thế bắt đầu hình thành các "bộ lạc" sơ khai. Họ đã biết phối hợp nhau trong hoạt động săn bắt, tìm kiếm thức ăn và dự trữ thức ăn. Các loại dụng cụ đồ đá khác nhau đã được chế tạo để dùng cho săn bắt , mổ xẻ con mồi hay chế biến thức ăn,... Đa số các công cụ được làm bằng gỗ. Người cận đại Homo sapiens đã bắt đầu có tín ngưỡng, có lễ nghi mai táng khi có người bị chết. Tất cả những tập tính hoạt động đó chứng tỏ họ đã bắt đầu có đời sống văn hoá tinh thần. Tóm lại, trong thời gian khá dài, chúng ta vẫn hiểu người Neanderthal là tổ tiên trực tiếp của người hiện đại H. sapiens
- sapiens, song những dẫn liệu xác đáng gần đây lại chứng tỏ cá hai loài cùng tồn tại song song trong một thời gian, rồi người cận đại Neanderthal biến mất. Những nguyên nhân nào đã tác động để dẫn tới tình trạng đó, đến nay vẫn chưa có lời giải đáp mạch lạc. + Người hiện đại (Homo sapiens sapiens): Cần nhắc lại rằng mẫu người Neanderthal cuối cùng tìm thấy ở Palestine có niên đại cách đây 45 000 năm và người hiện đại H. sapiens sapiens mà đại diện là người Cro-Magnon đã xuất hiện và thay thế vị trí người cận đại trong khoảng 40 000 - 35000 năm gần đây. Năm 1868, tại làng Cro- Magnon thuộc vùng Dordogne (nước Pháp), phát hiện được bộ xương hoá thạch người
- Cro-Magnon rất giống người hiện nay và được xếp vào loài H. sapiens sapiens. Người Cro-Magnon đã thay thế người Neanderthal và đã biết chế tạo các công cụ ngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn. Các công cụ có niên đại 20 000 năm trước đây đã có các dấu hiệu nghệ thuật thẩm mĩ, thể hiện tính truyền thống và huyền bí. Đã biết trồng trọt và chăn nuôi cách nay khoảng 10000 năm, cũng từ thời gian đó, nền văn minh loài người phát triển và hoàn thiện với tốc độ càng nhanh. Tóm tắt: Tốc độ tiến hoá của loài người diễn ra ngày càng nhanh, đặc biệt do tác động của các nhân tố xã hội. Trong khoảng 10 000 năm trở lại đây, những tiến bộ của xã hội loài người đã tác động trở lại làm biến đổi và chinh phục thiên
- nhiên, còn sự biến đổi của con người về mặt sinh học là không đáng kể. Điều đó nói lên rằng tiềm năng trí tuệ của bộ óc con người hiện đại từ khi xuất hiện đã rất lớn, mà đến nay chính con người vẫn còn chưa biết hết. Nói về sự vận động của các lục địa, vài chục triệu năm trước đây châu Phi còn nối liền với Nam và Bắc Mĩ , trong khi đó vùng Địa Trung Hải chưa xuất hiện nên sự liên hệ từ châu Phi sang châu Á qua Cận Đông cũng dễ dàng. Do vậy quan điểm cho rằng loài người được hình thành ở châu Phi là có cơ sở, để từ đó những người cổ đại trong quá trình phát triển, tiến hoá đã đi đến phân bố khắp nơi trên thế giới. Quá trình phát triển của con người từ cách đây 4 triệu năm có thể mô tả như
- sau: Bốn triệu năm trước đây (có thể 5- 10 triệu năm), tổ tiên của loài người là người vượn australopithecus, đã biết đi bằng 2 chân nhưng còn lom khom, thể tích bộ não khoảng 450-750 cm3. Đến thời gian cách đây khoảng 1,5 triệu năm đã xuất hiện người Homo erectus có thể tích bộ não khoảng 850-1100 cm3, gần với não người ngày nay, có dáng đứng thẳng. Và khoảng 100 000 năm trước đây, xuất hiện người cận đại Homo sapiens, đại diện là Neanderthal có bộ não gần như người ngày nay (1400 cm3). Còn người hiện đại Homo sapiens sapiens đã xuất hiện khoảng 35 000-40 000 năm gần đây.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quá trình lên men etylic
6 p | 2092 | 123
-
Các giai đoạn trong quá trình phát sinh loài người
15 p | 612 | 50
-
Các giai đoạn trong quá trình phát sinh loài người (di tích người cổ)
19 p | 172 | 38
-
Tiến hóa ( phần 3 ) Các giai đoạn trong quá trình phát sinh loài người
11 p | 163 | 20
-
Bài giảng Sinh học phân tử - Chương 5: Phiên mã
20 p | 127 | 11
-
Các giai đoạn ăn mòn của thép cacbon thấp, kẽm nhúng nóng trong môi trường đất
6 p | 65 | 6
-
Quá trình phân hủy chất thải hữu cơ giàu dầu mỡ trong điều kiện kỵ khí
11 p | 108 | 4
-
Bài giảng Lý thuyết thống kê - Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê
13 p | 86 | 4
-
Cụ thể hóa nội dung các giai đoạn trong lôgic tiến trình khoa học hình thành kiến thức về khái niệm vật lí
10 p | 75 | 4
-
Công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi công kè đê biển
8 p | 56 | 4
-
Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cho quá trình hoàn nguyên tại mỏ than Hồng Thái, tỉnh Quảng Ninh
8 p | 40 | 3
-
Ứng dụng mô hình học sâu trong xác định các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa lưới trồng trong nhà màng
5 p | 32 | 3
-
Ảnh hưởng của độ mặn lên quá trình giải phóng Cu, Pb, và Zn trong trầm tích cửa sông Soài Rạp, sông Sài Gòn- Đồng Nai
6 p | 78 | 2
-
Đặc điểm hình thái tế bào ở các giai đoạn khác nhau trong chu trình sống của vi tảo biển dị dưỡng Schizochytrium mangrovei PQ6
9 p | 78 | 2
-
Ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình sinh trưởng và phát triển lan thạch hộc tía (dendrobium officinale kimura et migo) trong nuôi cấy in vitro và ex vitro
15 p | 22 | 2
-
Thay đổi hàm lượng lipít và tỷ lệ a xít béo trong cơ, gan và trứng của cá chẽm lates calcarifer (bloch, 1790) theo giai đoạn thành thục
17 p | 53 | 1
-
Sự biểu hiện gen và cấu trúc nhiễm sắc chất trong quá trình kích hoạt bộ gen hợp tử
8 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn