intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố của quá trình lãnh đạo

Chia sẻ: Haithanh Haithanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

131
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có bốn nhân tố chủ yếu tham gia vào quá trình lãnh đạo. Đó là: Người ủng hộ, người lãnh đạo, quá trình truyền thông và các tình huống thực tiễn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố của quá trình lãnh đạo

  1. Các nhân tố của quá trình lãnh đạo Có bốn nhân tố chủ yếu tham gia vào quá trình lãnh đạo. Đó là: Người ủng hộ, người lãnh đạo, quá trình truyền thông và các tình huống thực tiễn. Người ủng hộ Với những nhân viên khác nhau lại đòi hỏi các phong cách lãnh đạo khác nhau. Chẳng hạn, một nhân viên mới cần tới sự giám sát nhiều hơn so với nhân viên đã có kinh nghiệm. Một người thiếu động lực để phấn đấu cần tới một biện pháp khác với những người có động lực cao. Bạn phải hiểu rõ nhân viên của mình! Điểm khởi đầu có tính chất nền tảng đó là: sự hiểu biết về bản chất con người, chẳng hạn như các nhu cầu, các cảm xúc, và động lực. Người lãnh đạo Bạn phải hiểu rõ rằng bạn là ai, bạn biết cái gì, và bạn có thể làm những gì. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng, chính những người ủng hộ mới là người quyết định tới sự thành công của lãnh đạo. Nếu như họ nghi ngờ hoặc thiếu sự tin tưởng vào lãnh đạo của họ, họ sẽ bị nhụt chí. Để thành công, bạn phải thuyết phục được những người đi theo bạn rằng: bạn xứng đáng để họ đi theo. Truyền thông Bạn lãnh đạo thông qua quá trình truyền thông hai chiều. Quá trình truyền thông đó phần nhiều không dựa trên văn bản hoặc bằng lời. Chẳng hạn, khi bạn "làm mẫu", điều đó nói với các nhân viên của bạn rằng: bạn sẽ không yêu cầu họ làm bất kỳ điều gì mà bạn không sẵn sàng. Nội dung và cách thức truyền đạt của bạn có thể xây dựng hoặc hủy hoại mối quan hệ giữa bạn và các nhân viên của mình. Tình huống Các tình huống trên thực tế rất đa dạng. Cách thức mà bạn đối phó với tình huống này có thể không áp dụng được trong tình huống khác. Bạn phải sử dụng óc phán đoán để quyết định cách giải quyết tốt nhất và phong cách lãnh đạo cần thiết cho mỗi tình huống. Chẳng hạn, bạn có thể
  2. cần phải đối mặt với một nhân viên nào đó vì một hành động không thích đáng, nhưng nếu sự đối mặt đó là quá muộn hay quá sớm, quá gay gắt hoặc quá nhu nhược thì kết quả đều vô tác dụng. Ngoài ra, có một số yếu tố sẽ tác động lên các nhân tố này. Đó là mối quan hệ của bạn với các lãnh đạo cấp cao hơn, kỹ năng của các nhân viên, các lãnh đạo không chính thức trong tổ chức, và cách thức cấu tạo của cả tổ chức. K.Minh Theo Nwlink
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2