CÁC PHƢƠNG PHÁP PHẪU THUẬT TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI TRONG GAN<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Xuất phát từ mục đích nhằm lấy được sỏi trong đường mật một cách tối đa, đảm<br />
bảo lưu thông dịch mật xuống đường tiêu hóa và tránh ứ đọng dịch mật, cho đến nay đã<br />
có nhiều phương pháp khác nhau áp dụng điều trị sỏi trong gan.<br />
II. CÁC PHƢƠNG PHÁP LẤY SỎI TRONG GAN<br />
2.1. Lấy sỏi bằng phƣơng pháp mổ mở kinh điển<br />
2.1.1. Mở ống mật chủ lấy sỏi, dẫn lƣu Kehr:<br />
Đây là một kỹ thuật kinh điển mà những người đầu tiên mô tả về kỹ thuật này là<br />
Thorton và Able từ năm 1889[19] và sau đó chính Ludwing Courvoisier thực hiện thành<br />
công kỹ thuật này vào năm 1890. Kỹ thuật này càng được phát triển kể từ năm 1897 khi<br />
Hans Kehr sáng tạo ra ống dẫn lưu hình chữ T để dẫn lưu giảm áp sau mổ.<br />
Về kỹ thuật: sau khi mở bụng, bộc lộ ống mật chủ thì tiến hành mở một lỗ ở mặt<br />
trước của ống mật chủ (mở ngang hoặc mở dọc). Tuy nhiên với sỏi trong gan, nên mở<br />
dọc vì có thể kéo dài lên tận rốn gan giúp cho việc lấy sỏi thuận lợi hơn. Qua chỗ mở của<br />
ống mật chủ, người ta có thể dùng các dụng cụ: kìm Mirizzi hoặc kìm Randall với các độ<br />
cong khác nhau để lấy sỏi, bơm rửa để lấy sỏi ra. Sau khi lấy sỏi tối đa, bao giờ cũng<br />
kiểm tra sự lưu thông qua cơ Oddi bằng Mirizzi hoặc bằng bộ nong Béniqué. Cuối cùng<br />
đặt ống dẫn lưu Kehr và khâu kín OMC bằng chỉ tiêu.<br />
Áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho tất cả các trường hợp có sỏi đường mật<br />
chính (trong và ngoài gan), trừ những trường hợp sỏi mật có chít hẹp, tắc ở phần thấp ống<br />
mật chủ và Oddi vì trong những tường hợp này nế chỉ lấy sỏi, dẫn lưu Kehr đơn thuần thì<br />
không đủ mà phải kết hợp thêm những kỹ thuật khác như nối mật ruột hoặc mở tạo hình<br />
cơ Oddi.<br />
Ưu nhược điểm: Đây là kỹ thuật không quá phức tạp, dễ làm và có thể áp dụng<br />
cho tất cả các trung tâm phẫu thuật có mổ sỏi mật, không những giúp cho việc lấy sỏi tức<br />
thì mà đối với những trường hợp có sỏi trong gan nhiều thì việc đặt Kehr còn là tiền đề<br />
cho những lần lấy sỏi qua đường hầm Kehr về sau. Tuy nhiên phương pháp này cũng có<br />
những khó khắn nhất định: những trường hợp bệnh nhân nặng, sốc nhiễm trùng, rối loạn<br />
<br />
đông máu do quá trình tắc mật...thì kỹ thuật này là một can thiệp nặng nhất là đối với các<br />
tuyến phẫu thuật viên ít kinh nghiệm và điều kiện gây mê hồi sức còn chưa tốt. Khi đó có<br />
lẽ chỉ cần một phương pháp giảm áp tạm thời như dẫn lưu túi mật, chọc dẫn lưu mật qua<br />
da hoặc nội soi tá tràng để đặt dẫn lưu từ đường mật xuống tá tràng.<br />
2.1.2. Mở ống mật chủ lấy sỏi kết hợp mở nhu mô gan lấy sỏi, đặt dẫn lƣu trong gan<br />
Đây là một trong những kỹ thuật kinh điển để điều trị sỏi trong gan mà người đầu<br />
tiên thực hiện là Goetle.O vào năm 1951, sau đó là một loạt các tác giả khác như<br />
Munor.R năm 1959, Gleen và Moddy năm 1960...<br />
Chỉ định: Sỏi trong gan lan tỏa và sỏi nằm sâu, kẹt chặt trong các nhánh hạ phân<br />
thùy có khi sát bề mặt của nhu mô gan mà các dụng cụ qua đường dưới không thể thực<br />
hiện được.<br />
Về kỹ thuật: được Gleen và Moddy hoàn thiện và mô tả kỹ thuật: sau khi chụp<br />
đường mật xác định vị trí sỏi, chỗ có đường mật trong gan giãn to. Đưa dụng cụ thăm dò<br />
đường mật qua đường dưới, mở nhu mô gan trên dụng cụ thăm dò lấy sỏi, đặt dẫn lưu<br />
vào đường mật trong gan, khâu lại chỗ mở, cố định dẫn lưu ở chỗ mở nhu mô.<br />
Ưu điểm: là một kỹ thuật tốt giúp cho việc lấy sỏi tối đa, hạ thấp sót sỏi và tránh<br />
cho bệnh nhân mổ lại nhiều lần. Ống dẫn lưu trong gan có tác dụng giảm áp đường mật,<br />
nong chỗ chít hẹp, ngoài ra còn giúp bơm rửa tống sỏi xuống.<br />
Nhược điểm: Đây là một kỹ thuật khá phức tạp, thường chỉ được phẫu thuật bởi<br />
bác sỹ chuyên khoa, có kinh nghiệm. Tuy nhiên những biến chứng thường gặp là chảy<br />
máu, xì mật gây viêm phúc mạc, ápxe dưới hoành hoặc dò mật sau rút dẫn lưu, hoại tử<br />
<br />
nhu mô[3], [4].<br />
2.1.3. Mở ống mật chủ lấy sỏi kết hợp cắt gan<br />
Ở Việt Nam năm 1960 GS Tôn Thất Tùng là người đầu tiên thực hiện cắt<br />
gan do sỏi và các bệnh lý đường mật nhiệt đới nói chung [10],[11].<br />
Chỉ định cắt gan do sỏi được Tôn Thất Tùng đặt ra khi sỏi trong gan khu trú<br />
ở một phân thùy hoặc hạ phân thùy kèm theo chít hẹp đường mật ở dưới chỗ có<br />
<br />
sỏi. Khi sỏi trong gan gây biến chứng như áp xe gan, chảy máu đường mật, ung thư<br />
đường mật.<br />
Theo GS Tôn Thất Tùng và Đỗ Kim Sơn [1] chỉ định cắt gan trong sỏi mật<br />
phải rất chặt chẽ và chỉ nên cắt gan nhỏ, tiết kiệm bởi lẽ bệnh nhân thường trong<br />
trạng thái nặng, nhiễm trùng, nhiễm độc và thường có rối loạn đông máu...Hơn<br />
nữa, sỏi trong gan có thể gặp ở nhiều vị trí và rất hay tái phát nên thường phải mổ<br />
lại nhiều lần do vậy việc cắt gan phải chặt chẽ và tiết kiệm.<br />
Kỹ thuật cắt gan trong sỏi mật: các tác giả trên thế giới đã thừa nhận hai<br />
phương pháp cắt gan kinh điển đó là: phương pháp Lortat Jacob và phương pháp<br />
Tôn Thất Tùng. Trên nguyên tắc kiểm soát các cuống mạch và đường mật trực tiếp<br />
trong nhu mô gan, cắt gan theo phương pháp Tôn Thất Tùng đã tránh được các bất<br />
thường giải phẫu đường mật và nguy cơ mất máu. Chính vì vậy phương pháp này<br />
rất có ưu điểm trong những trường hợp cắt gan nhỏ, phù hợp với các chỉ định và<br />
nguyên tắc cắt gan trong sỏi mật [10].<br />
Ưu điểm của cắt gan trong sỏi mật đã được nhiều tác giả trên thế giới<br />
khẳng định: cắt gan cho phép lấy sỏi một cách tối đa trong các trường hợp mà lấy<br />
sỏi đường dưới không thể thực hiện được, loại bỏ được các tổn thương hẹp đường<br />
mật mà đây chính là nguyên nhân hình thành sỏi mật. Cắt gan trong sỏi mật còn<br />
loại trừ được một số yếu tố nguy cơ của ung thư biểu mô đường mật [7],[16].<br />
Nhược điểm: đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm, nắm chắc giải phẫu<br />
cũng như kỹ thuật cắt gan. Tuy nhiên vẫn có tỷ lệ tử vong trong cắt gan và một số<br />
biến chứng có thể gặp như chảy máu mỏm cắt, xì mật gây viêm phúc mạc, áp xe<br />
dưới hoành, dò mật...<br />
2.1.4. Mở ống mật chủ lấy sỏi và nối mật - ruột<br />
Phẫu thuật nối đường mật với đường tiêu hóa đã được thực hiện lần đầu tiên<br />
vào năm 1882 tại Đức bởi A.V. Winiwater, sau đó kỹ thuật này được áp dụng<br />
nhiều cho điều trị bệnh nhân sỏi mật vào những năm 1889 tại Pháp từ thông báo<br />
<br />
của Louis Félix Terrier[8]. Kể từ đó đã có rất nhiều tác giả khác nhau đã cải tiến<br />
cà đưa ra những kỹ thuật khác nhau trong nối mật ruột như: nối túi mật – tá tràng,<br />
nối ống mật chủ - tá tràng ( trực tiếp hoặc gián tiếp), nối ống mật chủ - hỗng tràng<br />
trên quai Y hoặc Omega, trên quai Y chống trào ngược hoặc trên quai Y có đầu<br />
ruột dưới da [2], [8]...<br />
Chỉ định: Phẫu thuật nối mật - ruột được chỉ định đối với sỏi trong gan khi:<br />
sỏi mật có kèm theo chít hẹp phần thấp ống mật chủ, chít hẹp Oddi, nang ống mật<br />
chủ phối hợp mà không có điều kiện cắt bỏ và khi sỏi trong gan nhiều không thể<br />
lấy hết được. Các tác giả chủ trương nối mật - ruột nhằm tạo ra đường lưu thông<br />
nhân tạo rộng rãi để sỏi có thể được đào thải qua miệng nối, góp phần điều trị sỏi<br />
sót, giúp dịch mật lưu thông dễ dàng tránh ứ đọng dịch mật nên hạn chế được tái<br />
phát sỏi và mổ lại nhiều lần.<br />
<br />
H1: Nối OMC-Tá tràng<br />
<br />
H2: Nối mật ruột Omega<br />
<br />
H3: Nối mật ruột Roux-en-y, dẫn lưu<br />
<br />
H4: Nối mật ruột với đầu ruột dưới da<br />
<br />
H5: Nối mật ruột với đường mật rốn gan (sau cắt gan)<br />
<br />
2.2. Lấy sỏi bằng phƣơng pháp mổ nội soi<br />
Năm 1987 tại Pháp – Mouret.P là người đầu tiên thực hiện thành công cắt túi<br />
mật nội soi, mở ra một bước ngoặt trong phẫu thuật gan mật. Kể từ đó phẫu thuật<br />
này phát triển mạnh mẽ trên nhiều nước khắp thế giới. Trong bệnh lý đường mật,<br />
thời gian đầu người ta chủ yếu mổ nội soi đối với bệnh lý túi mật. Những trường<br />
hợp có kèm theo sỏi ống mật chủ (chụp CPRE hoặc chụp đường mật trong mổ)<br />
thường được lấy qua ống cổ túi mật hoặc bằng phẫu thuật cắt cơ thắt qua nội soi tá<br />
tràng.<br />
Về sau này các phẫu thuật viên có kinh nghiệm hơn, nhất là khi khâu trong<br />
mổ nội soi tốt hơn, việc lấy sỏi đường mật ít phải lệ thuộc vào kỹ thuật cắt cơ thắt<br />
qua nội soi mà có thể lấy sỏi bằng việc mở trực tiếp vào ống mật chủ khi đường<br />
kính ống mật chủ lớn hơn 8 mm.<br />
Các tác giả chủ trương mở ống mật chủ, sau đó luồn ống soi mềm để soi<br />
đường mật. Sỏi sẽ được lấy bằng các dụng cụ như Dormia, bóng Forgaty hoặc<br />
được tán sỏi điện thủy lực hoặc tán sỏi Laser. Kỹ thuật này cho phép lấy sỏi ống<br />
mật chủ rất tốt. Với các trường hợp sỏi trong gan hoặc sỏi ở ngã ba thì việc lấy sỏi<br />
khó khăn hơn nên các tác giả chủ trương lấy sỏi tối đa, bơm rửa đường mật rồi đặt<br />
Kehr vào ống mật chủ, khâu kín ống mật chủ bằng nội soi. Sỏi mật sót (không lấy<br />
<br />